Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

GIA TĂNG ÁP LỰC BUỘC VIỆT NAM CẢI THIỆN NHÂN QUYỀN : “QUYẾT ĐỊNH 20” LÀM IM BẶT 16 ĐÀI TRUYỀN HÌNH NƯỚC NGOÀI


Rupert Abbott (Amnesty International) tại buổi lễ Ngày nhân quyền VN, Capitol Hill, 9/5/2013. (Shar Adams/The Epoch Times)
EpochTimesBản dịch của Hoàng Kim Phượng(Defend the Defenders)
Shar Adams, ngày 20-5-2013
WASHNGTON— Vào năm 1994, Tổng thống Bill Clintoncông bố Ngày Nhân quyền Việt Nam 11-5 với hy vọng rằng điều này sẽ làm dịu bớt tình hình đàn áp về chính trị, dân sự và tôn giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên, gần hai thập niên sau, bức tranh nhân quyền vẫn đáng thất vọng như thế, khiến các thành viên  của Quốc hội Mỹ và các nhóm nhân quyền phải gia tăng áp lực buộc chính quyền Việt Nam thay đổi.

“Chúng ta có mặt ở đây, trong Quốc hội Mỹ này, để gửi một thông điệp tới chính quyền mà đặc biệt là đảng cộng sản ở Việt Nam, rằng họ phải tôn trọng các quyền con người cơ bản của nhân dân Việt Nam, cụ thể là trong các vấn đề tự do tôn giáo và nhà nước pháp quyền” – Thượng nghị sĩ John Corny(đảng Cộng hoà, bang Texas), người dẫn chương trình và có bài diễn văn chính tại Ngày Nhân quyền Việt Nam, phát biểu hôm 9/5 ở Capitol Hill [toà nhà Quốc hội Mỹ - ND]
.
Thượng nghị sĩ Alan Lowenthal (đảng Dân chủ, bang California) cho rằng đã đến lúc phải gắn kết chuyện giao dịch thương mại với tiến bộ của Việt Nam trong vấn đề nhân quyền, coi tiến bộ nhân quyền là động cơ. Ông nói đất nước này không thể được “tưởng thưởng” vì lối hành xử đàn áp của họ.
“Nếu chúng ta muốn tham gia vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, thì điều đó phải diễn ra cùng những thay đổi trong sinh hoạt nhân quyền của quốc gia này” – ông Alan Lowenthal nói.
Mặc dù cải cách kinh tế đã giúp Việt Nam lọt vào danh sách những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới và giúp họ có được tư cách thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, nhưng Nhà nước CHXHCN Việt Nam, cùng với Trung Quốc, Cuba, và Lào, làm thành bốn quốc gia xã hội chủ nghĩa độc đảng còn lại trên thế giới, bị chi phối bởi ý thức hệ cộng sản.
Theo tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch, HRW), số các vụ bắt bớ và kết tội người bất đồng chính kiến ở Việt Nam, bao gồm cả chức sắc tôn giáo, blogger lẫn công dân hoạt động chính trị, đã tăng đều đều hàng năm trong vòng bốn năm qua, bất chấp tăng trưởng kinh tế.
“Thật đáng báo động, lại vừa có thêm 40 người bị kết án trong các phiên toà chính trị chỉ trong vòng sáu tuần đầu năm 2013, gần bằng tổng số của năm 2012” – quan chức của HRW, ông John Sifton, báo cáo như vậy tại một phiên điều trần tháng trước của Quốc hội Mỹ.
Ngột ngạt tự do ngôn luận
Trước sự xuất hiện của mạng xã hội, giới chức Việt Nam đặc biệt đàn áp mạnh đối với blogger và nhà báo.
Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã có báo cáo về vụ bắt giữ 14 nhà hoạt động dân chủ hồi năm ngoái, khép họ vào tội lật đổ chính quyền. Trong số này, có 5 người là blogger và từng có bài viết về quyền tự do biểu đạt.
“Tôi chẳng làm gì trái với lương tâm cả” – blogger Đặng Xuân Diệu nói khi toà tuyên án. Chính quyền Việt Nam đang chà đạp lên đạo đức của dân tộc Việt Nam” – một báo cáo trên trang web của Ân xá Quốc tế trích lời anh.
Rupert Abbott, một chuyên gia về Việt Nam và là đại diện của Ân xá Quốc tế trong buổi lễ hôm 9/5, cũng nhắc đến việc tuần trước Việt Nam bắt một nhóm blogger và nhà hoạt động vì họ tổ chức dã ngoại ở công viên để nói về nhân quyền. Họ bị đánh, bị thẩm vấn, bị công an và côn đồ do chính quyền thuê bắt giữ.
“Việt Nam tiếp tục là một trong những nước xâm phạm quyền tự do ngôn luận tệ hại nhất thế giới” – ông nói.
Là một nước phi dân chủ, Việt Nam ngày một bị cô lập trong khu vực, bởi vì Miến Điện cũng đã tiến hành cải cách dân chủ. Việt Nam đang trông đợi vào sự ủng hộ của Mỹ để có thể đẩy mạnh thương mại và giải quyết tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Sự kết hợp các yếu tố này “tạo ra một cơ hội tốt để thúc đẩy họ thay đổi” – ông Abbott nói.
Tự do tôn giáo
Thượng nghị sĩ Frank Wolfe (đảng Cộng hoà, bang Virginia) tuyên bố, tự do tôn giáo “gần như không tồn tại” ở Việt Nam.
Ông lưu ý rằng Việt Nam đã bị đưa vào danh sách “quốc gia gây lo ngại” (country of concern) vì những việc tệ hại họ đã làm trong vấn đề tự do tôn giáo, trong bản Báo cáo Thường niên 2013 của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ.
“Tóm lại mọi chuyện đang rất xấu” – ông nói.
Vào hôm thứ tư, Thượng nghị sĩ Ed Royce (đảng Cộng hoà, bang California), Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Mỹ, đã kêu gọi chấm dứt viện trợ nhân đạo cho Việt Nam trừ phi có tiến bộ trong vấn đề nhân quyền ở đây.
“Giới chức Việt Nam đã nâng việc hạch sách của họ đối với các chức sắc tôn giáo, nhà bất đồng chính kiến, và sinh viên, lên một tầm mới, tàn bạo hơn” – ông Royce phát biểu trong một diễn văn.
Trong bài diễn văn này, Royce tuyên bố ông là người cổ vũ cho Đạo luật Nhân quyền Việt Nam – luật này sẽ cấm viện trợ nhân đạo nếu Việt Nam không có tiến bộ nào về nhân quyền.
“Mỹ phải tiếp tục lên tiếng” – ông Royce kêu gọi. “Im lặng không phải là lựa chọn”.
Phát biểu trước cộng đồng người Việt trong buổi lễ hôm 9/5, ông Daniel Baer, Phó Thứ trưởng Mỹ phụ trách về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, đã đưa ra một danh sách các mối quan tâm về nhân quyền ở Việt Nam mà Báo cáo Quốc gia của Mỹ về Thực thi Nhân quyền năm 2012 đã đề cập. Ông khẳng định, các kỹ thuật đàn áp của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực quyền tự do ngôn luận, dứt khoát sẽ kéo lùi đất nước lại.
Tháng trước, Baer bị chính quyền ngăn chặn, không cho gặp một nhà đấu tranh dân chủ, bằng một biện pháp rất kỳ quặc là tuyển mộ bà già để chắn đường vào cổng nhà người này. Lúc đó ông Baer đang ở Hà Nội để dự Đối thoại Nhân quyền thường niên Mỹ-Việt, và cũng bị ngăn trở, không được gặp một nhà hoạt động khác đang bị bắt ở đồn công an, cho đến khi ông rời Việt Nam.
“Điều đã có thể làm nền tảng cho một sự vận động vững vàng” – ông nói – “thì bây giờ đã bị làm hỏng bởi các hành vi và lối ứng xử khiến cho người ta phải nghi ngờ về độ chân thật của những cam kết Việt Nam từng tham gia”.
(Defend the Defenders)-GIA TĂNG ÁP LỰC BUỘC VIỆT NAM CẢI THIỆN NHÂN QUYỀN 


“QUYẾT ĐỊNH 20” LÀM IM BẶT 16 ĐÀI TRUYỀN HÌNH NƯỚC NGOÀI



K+
Bản dịch của Phạm Minh Hoàng
(Defend the Defenders)
Reporters Sans Frontières, 21/5/2013
Kể từ ngày 15/5/2013, một quyết định mới mang tên Quyết định 20/2011/QD-TTG bắt buộc bốn loại đài truyền hình nước ngoài phải dịch toàn văn trong chương trình phát sóng của họ. Đài Truyền Hình Kỹ Thuật Số VN (VSTS), được thành lập bởi tập đoàn truyền thông Pháp Canal + và Đài Truyền Hình Quốc Gia (VTV), đã ngay lập tức ngưng 21 đài truyền hình, trong đó có CNN, BBC và Star World. 
Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giói (Reporters Sans Frontières) nói: “Chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền VN hủy bỏ tức khắc quyết định này, vì rõ ràng văn kiện này bắt buộc các đài truyền hình nước ngoài rút khỏi VN. Việc áp dụng quyết định này sẽ tạo ra các khoản chi tiêu cực kỳ tốn kém cho các đài truyền hình, mà không phải ai cũng có thể tuân thủ. Tuy nhiên, ngoài rào cản tài chính, và khó thực hiện, quyết định này còn cho phép nhà cầm quyền mở một cánh cửa kiểm duyệt đủ thứ”.
“Chúng tôi cực kỳ quan ngại quyết định này dẫn đến biện pháp giới hạn dòng chảy thông tin tại VN nếu các đài truyền hình quốc tế cũng như các công ty phát sóng cho họ không thể làm mọi cách để tiếp tục hoạt động”.
Bốn loại đài sẽ bị ảnh hưởng gồm các đài chiếu phim, tin tức, khoa học giáo dục cũng như các phim tài liệu, giải trí, thể thao và âm nhạc.
Đài Truyền Hình Kỹ Thuật Số VN bao gồm – dưới tên K+, các đài địa phương và quốc tế sử dụng đường truyền vệ tinh, là cơ quan đầu tiên áp dụng quyết định này. Phát ngôn viên của K+, Mai Nguyễn, đã cho AFP biết đài sẽ tiếp tục phát hình các kênh nào đã sẵn sàng tuân thủ quyết định này.
 Vì để có thể tiếp tục phát sóng, các đài quốc tế này phải đăng ký tại Bộ Thông Tin và Truyền Thông để đưọc cấp giấy phép về việc các bản dịch tiếng Việt sẻ được cung cấp bởi một cơ quan do chính phủ chỉ định.
Ngay ngày 17/5/2013, 5 giấy phép đã được cấp cho Cinemax, AXN SD, STAR  MOVIES HD, AXN, và FOX SPORT PLUS để họ tái phát sóng hợp pháp tại VN.
16 đài khác phát hình qua trung gian K+ hiện nay đã ngưng hoạt động do quyết định này là các đài  : Eurosport, Channel V, Eurosport News, CNBC, NGC HD, Star World, MGM, CNN, Discovery World HD, Diva Universal, Luxe TV, Channel News Asia, NHK World, Arirang, BBC, và TLC.

***

LA “DÉCISION 20” PROVOQUE LA SUPPRESSION DE 16 CHAÎNES DE TÉLÉVISION ÉTRANGÈRES

Publié le mardi 21 mai 2013.
Depuis le 15 mai 2013, un nouveau décret, la Décision 20/2011/QD-TTG, impose à quatre catégories de chaînes de télévision étrangères la traduction intégrale et simultanée de leurs programmes. La société Vietnam Satellite Digital Television Company (VSTV), co-créée par le groupe français Canal +, a immédiatement cessé la diffusion de 21 chaînes, parmi lesquelles CNN, la BBC et Star World.
“Nous réclamons auprès des autorités vietnamiennes le retrait immédiat de ce décret, qui vise clairement à contraindre les chaînes étrangères à se retirer du pays. Se conformer à cette loi provoquerait des coûts trop élevés pour les chaînes, qui ne pourront toutes s’y soumettre. Mais au-delà des frais engendrés, cette mesure, difficile à mettre en œuvre, ouvre surtout la porte à toutes les censures”, a déclaré Reporters sans frontières.
“Nous sommes très préoccupés par la réduction de l’offre d’information que peut entraîner ce décret si les chaînes internationales concernées et les groupes responsables de leur diffusion ne mettent pas tout en œuvre pour poursuivre leurs activités”, a ajouté l’organisation.
Les quatre catégories concernées par ce nouveau décret sont les chaînes cinématographiques, d’informations, contenant des programmes scientifiques et éducatifs, et consacrées aux documentaires, aux divertissements, au sport et à la musique.
La société Vietnam Satellite Digital Company, co-créée en 2010 par le groupe français Canal+ et la télévision nationale vietnamienne (VTV), qui propose un bouquet satellite de chaînes locales et internationales nommé K +, a été la première à appliquer la Décision 20. Mai Nguyen, porte-parole du groupe, interrogé par l’AFP, a déclaré qu’il reprendrait la diffusion des chaînes qui décideraient de se plier au décret, et donc de payer. Car pour pouvoir poursuivre leur diffusion, ces dernières doivent s’enregistrer auprès du ministère de l’Information et de la Communication et se voir délivrer une licence, leur permettant de bénéficier des traductions d’une agence assermentée par le gouvernement.
Dès le 17 mai 2013, cinq licences ont été accordées à CinemaxAXN SDSTAR MOVIES HDAXN, et FOX SPORT PLUS, leur permettant d’être diffusées légalement au Vietnam. Les 16 autres chaînes diffusées par K + et concernées par ce décret demeurent pour l’heure inactives : Eurosport, Channel V, Eurosport News, CNBC, NGC HD, Star World, MGM, CNN, Discovery World HD, Diva Universal, Luxe TV, Channel News Asia, NHK World, Arirang, BBC, et TLC.

Tổng số lượt xem trang