Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Nền kinh tế đang suy kiệt

-Nền kinh tế đang suy kiệt
(Cảm ơn bác 1nxx mách bài)
(VEF.VN) - Việt Nam dường như đang lựa chọn cho mình một con đường đi nhỏ bé, gập ghềnh, chậm chạp... để tránh con đường lớn bằng phẳng nhưng phải vượt đèo cao.

Đây là nhận xét về hướng đi của nền kinh tế Việt Nam hiện tại và trong tương lai trong Báo cáo kinh tế thường niên 2013 của nhóm soạn thảo thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội.
Thất bại về chính sách
Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2013 mang tên "Trên đường gập ghềnh tới tương lai" cho rằng, những vấn đề trọng tâm của chính sách năm 2012 chưa đạt như kỳ vọng, có thể nói, đây là năm không thành công về thực thi những ý tưởng chính sách đã đề ra trong năm 2011 và trước đó. Tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hầu như không đạt được bước tiến nào đáng kể.
Các đề án quan trọng như tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, xử lý nợ xấu đã không được thông qua. Các biện pháp tài khóa chưa đạt được hiệu quả vì do dự trong quyết định chính sách. Điều này làm mất đi cơ hội quý báu và năm 2013 đang phải trả giá. Có lẽ hết 2013 kinh tế vẫn chưa đạt được những hiệu quả tích cực.
{keywords}
Sức mua thấp khiến hàng hóa tồn kho nhiều, DN hết sức khó khăn
Lạm phát tương đối thấp, nhưng nguy cơ về giảm phát đang hiển hiện. Toàn bộ nền kinh tế đang ở trạng thái suy kiệt, khi cả đầu tư và tiêu dùng cá nhân tiếp tục bị thu hẹp. Trên thị trường các điểm nghẽn như nợ xấu, hàng tồn kho chưa được khai thông, khu vực bất động sản đông cứng và suy giảm, môi trường kinh doanh suy yếu buộc hàng vạn DN rời bỏ thị trường, cuốn đi thành quả của nhiều năm cải cách.
Các giải pháp chính sách không đủ mạnh, môi trường truyền dẫn chính sách kém hiệu quả làm biến dạng mục tiêu mong muốn là những nhân tố cản trở sự hồi phục, vì vậy tăng trưởng GDP khó đạt mức đề ra 5,5% mà sẽ thấp hơn.
Các vấn đề dễ xảy ra, đó là lãi suất thực âm do ngân hàng dư thừa vốn không cho vay được khiến cho lãi suất huy động hạ và thấp hơn lạm phát làm cho người gửi tiền gặp khó khăn, trong khi các kênh đầu tư khác không hiệu quả và tác động lên tỷ giá ngoại tệ.
Nhiều chương trình cải cách được đặt ra nhưng thời gian cứ trôi và có nhiều lý do để ngày càng hoài nghi về khả năng đất nước có thể thực hiện những ý tưởng cải cách cấp bách đã đặt ra.
Có thể nói cho đến nay chúng ta vẫn chưa đưa ra mục tiêu thực sự về kinh tế Việt Nam, cái gì là chủ đạo, hình dung về tương lai không rõ ràng, dẫn đến các kế hoạch cũng không rõ ràng và phương pháp thực hiện không hiệu quả.
{keywords}
Những lo ngại
Sự phát triển của Trung Quốc đang đòi hỏi một nguồn lực đầu vào khổng lồ mà riêng Trung Quốc không thể cung cấp được. Do vậy đang tạo ra nhu cầu lớn về nguyên liệu, nhiên liệu. Điều này gián tiếp làm thay đổi khuynh hướng sản xuất của nhiều nước, khiến một số nước bị hấp dẫn bởi xuất khẩu tài nguyên, hàng hóa thô, sơ chế sang Trung Quốc. Nguồn lực sẽ bị rút khỏi khu vực sản xuất công nghiệp khiến đất nước mất dần khả năng cạnh tranh trong dài hạn. Các quốc gia giàu tài nguyên sẽ bị phân ly khỏi quỹ đạo công nghiệp hóa truyền thống và dần lệ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên. Sự gần gũi về địa lý, giàu tài nguyên và trình độ sản xuất thấp hơn có thể khiến Việt Nam dần bị hút vào vòng xoáy này.
Ngoài ra, xuất siêu tăng mạnh là một nỗi lo mới, do cơ cấu xuất khẩu không đổi, chủ yếu là nhóm có giá trị thấp, dính vào nấc thang công nghệ thấp. Trong khi đó lại không có khả năng thoát bẫy công nghệ vì tốc độ bứt phá của nền kinh tế thấp.
Theo tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, cần phải xem xét nhiều vấn đề cho tương lai, nếu không khi giải quyết nợ xấu, tiền tệ xong quay lại thì công nghiệp Việt Nam chẳng còn gì. Các lĩnh vực sản xuất như chế biến thức ăn gia súc, hóa mỹ phẩm... đang bị các DN có vốn đầu tư nước ngoài ( FDI) thôn tính, nguy cơ bị xóa sổ trên bản đồ công nghiệp Việt Nam.
Phá băng tín dụng, làm cách nào là điều rất đáng xem xét. Tại Mỹ phải mất 5 năm và tốn kém nhiều tiền của, tại Nhật mất 15 năm với lãi suất 0%, còn Việt Nam quan niệm hết sức ngây thơ, chỉ cần hạ lãi suất là có thể phá băng tín dụng, mang đến những sai lầm trong cách thức giải quyết vấn đề.
Theo ông Nghĩa, Việt Nam gia nhập WTO, lạm phát cao hơn, tăng trưởng thấp hơn, có thể thấy đó là hiệu quả của sự "phởn phơ". Thấy FDI vào nhiều, giàu lên quá dễ nên phởn phơ trong xây dựng, ban hành chính sách; tất cả mục tiêu đề ra nằm trên hội chứng phởn phơ. Đây là kiểu tư duy trưởng giả, mới nổi, ảo tưởng đang gây ra rất nhiều tác hại.
Cuối cùng, báo cáo viết: Việt Nam cần nghiêm túc xem xét lại mô hình kinh tế và sớm định hướng một mô hình mới. Nếu tiếp tục né tránh nhận thức một cách dứt khoát và rõ ràng về mô hình mới cho phát triển kinh tế cùng những thể chế hỗ trợ phù hợp, thì cuộc cải cách sẽ không có mục tiêu thực sự và sẽ bỏ lỡ cơ hội đi tới tương lai trên con đường bằng phẳng.

Nền kinh tế đang suy kiệt




Khi làm đúng (rất hiếm) thì tôi là "ngôi sao cô đơn", khi làm sai thì trách nhiệm là ở Đảng vì đã bổ nhiệm tôi: Thống đốc Bình cảm động vì “không còn đơn độc nữa” (Infonet 30-5-13) "Chúng tôi rất cảm động vì Ngân hàng không còn đơn độc nữa" (GD 30-5-13) -- Y chang "bài ca con cá' của "thầy" chàng ta (đồng chí X). (Bàn thêm: Thống đốc NHNN là chuyện quốc gia cực kỳ nghiêm trang, thế mà ăn nói sướt muớt không khác gì với ... người yêu! Em "cảm động" lắm anh à! Ben Bernanke mà ăn nói kiểu này thì báo chí sẽ nghi là ông ta bị bệnh tâm thần, cho ngay vào dưỡng trí viện!)

Lý luận giá vàng nghe sao giống xăng dầu! (PN Today 30-5-13) -- Đến báo của quý bà cũng không xem ông Bình ra gì! (He is a joke!)Thống đốc: Chênh lệch cao giữ giá vàng trong nước ổn định (NLĐ 30-5-13) -- The guy is babbling again! What the hell is he talking about?

Sẽ có “tranh luận nảy lửa” trong hội đồng Tiền lương quốc gia (SGTT 30-5-15) -- Tức là hội đồng mà khi đi họp thì thành viên sẽ nhận thêm tiền luơng của quốc gia?

“Tái cơ cấu DNNN chậm vì… sợ thua thiệt” (SM 30-5-13)

Thành viên Chính phủ thừa nhận số liệu thiếu chính xác (ĐV 30-5-13)

Mua bán nợ xấu: mấu chốt vẫn là tiền đâu? (SGTT 30-5-13)

Một phát giác động trời: Đã chống tham nhũng thì phải 'sạch' (VNN 30-5-13)

Nỗi buồn trên sạp báo (Blog Khổng Loan 22-5-13) -- Khóc cho Sái Gòn Tiếp Thị

Nghịch lý ở Việt Nam: Một quốc gia nhỏ chỉ ăn rồi chơi (xahoi 18-5-13)

Nhân dân cần một lời giải trình thuyết phục (DT 30-5-13) -- Bài Bùi Hoàng Tám

Hạ tầng Hà Nội chưa cho phép dùng trực thăng chữa cháy (PN Today 30-5-13) -- Đáng lẽ phải xây hạ tầng sau khi mua trực thăng?

Những Đóng góp và Hạn chế của ‘Xã hội hóa’: Khía cạnh Kinh tế Chính trị về các Dịch vụ Thiết yếu ở Việt Nam (Jonathan London Blog 30-5-13) ◄

Bơ vơ 4,5 vạn người Việt tại Angola: Nhiều chuyện tế nhị, khó nói (TP 30-5-13)

- Đại biểu TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA: “Lo lắng kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc” (TT).

Nợ công chiếm 55% GDP (DV). - Có khả thi việc giải quyết 40-70 nghìn tỷ nợ xấu trong năm nay? (SM). - “Điều hành kinh tế như đang trên dây” (VnEco). - Tái cơ cấu kinh tế: “Thực sự chúng tôi thấy chậm” (VnEco). - Thảo luận tại Quốc hội: Nới bội chi, tháo gỡ tồn kho (TN). - Sẽ xem xét thận trọng khi phát hành trái phiếu (TN). - “Thu hẹp chênh lệch giá vàng có thể gây tác động ngược” (TN). - Thảo luận để nâng cao niềm tin của doanh nghiệp(DV). - Bệnh nặng nói nhẹ làm sao bốc đúng thuốc? (LĐ). – Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Hiến: “Người dân phải được biết điều gì đang xảy ra” (SGTT).

- QH thảo luận về kinh tế-xã hội: Lo ngại nhóm lợi ích chi phối nền kinh tế (PLTP). - Hãy đọc lại lời Đức Thánh Trần! (PT).

- Chính sách sai, chưa ai bị giáng chức! (TP).

- Phiếm: Lái xe – nạn nhân bôxít (LĐ).


- Thống đốc “cảm động” vì không đơn độc xử lý nợ xấu (ĐT). – Nợ xấu đang được giải quyết tích cực (CP). – Chính phủ: Nợ công 55,5% GDP “vẫn an toàn”(VnEco). – Phó thủ tướng: Nợ công “vẫn an toàn” (VnEco). – Đại biểu băn khoăn về xử lý nợ xấu (TBKTSG). – Chủ tịch VietinBank: Nợ xấu là vấn đề phức tạp (ĐT). – Con đường chông gai (TBKTSG).

- Nguy cơ rửa tiền từ tiền ảo (NLĐ). – Dân buôn tiền ảo trắng tay vì ‘đại gia’ Liberty Reserve (VNE).

- Thống đốc: Chênh lệch cao giữ giá vàng trong nước ổn định (NLĐ). - Phải thu hẹp chênh lệch giá vàng nội – ngoại (PNTP). - Khởi động thanh tra kinh doanh vàng miếng trên cả nước(VnM). =>

- Tồn kho tiền, hàng và vốn – vấn đề nan giải của nền kinh tế hiện nay(ĐBND). – Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Tiếp tục giảm lãi suất cho vay (TT).

- ‘Doanh nghiệp phá sản ít ảnh hưởng đến thất nghiệp’ (VNE).

- DOC áp thuế sơ bộ đối với tôm nhập khẩu quá cao (TN). – Hoa Kỳ khẳng định tôm Việt Nam được trợ giá (RFI). – Tôm xuất vào Mỹ có thể bị thuế chống trợ cấp (TBKTSG). – Mức thuế chống trợ cấp đối với tôm Việt Nam là vô lý(TTXVN).

- Video: Giá lúa gạo thấp, có nên tăng sản lượng? (VTV). – ĐBSCL: Được mùa lúa, nặng nỗi lo (GD&TĐ).- Thống đốc ngân hàng nên nhờ sao Việt huy động vàng (PNT).

- Chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính Vũ Viết Ngoạn: Có cơ sở để giảm lãi suất cho vay xuống nữa (SGTT).

- Vốn rẻ, doanh nghiệp vẫn thờ ơ – Bài 2: Mở điều kiện vay, tăng kích cầu (SGGP).

- Cẩn trọng ‘bẫy’ lãi suất từ cho vay ưu đãi (TP).

- Hà Nội bàn giải pháp hỗ trợ thị trường (PLTP).

- Khối ngoại đổ tiền mạnh vào chứng khoán Việt Nam (VnEco/TP).

- Triển khai gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng: Công bố cụ thể dự án, giá bán (SGGP). - Gói hỗ trợ 30.000 tỷ mua nhà: Thành phố sẽ xét hồ sơ chứ không phải ngân hàng! (PT). - Gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng: Không vay được, cứ kiến nghị NHNN (PLTP). - Sẽ có nhà xã hội 8 triệu đồng/m2 (TN). - TPHCM tập trung giải quyết bất động sản tồn kho (SGGP). - TP.HCM: 34 dự án nhà ở thương mại xin chuyển đổi công năng (Infonet). - Khách mua nhà tố Tập đoàn Nam Cường nuốt cam kết (Infonet).

- Sửa đổi Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu: Giá xăng dầu sẽ không cào bằng (DV). - Bất ngờ “góc nhìn” của TGĐ Petrolimex về minh bạch giá xăng dầu (PLVN).

- Tôm bị áp thuế chống trợ giá (PLTP). - Mỹ áp thuế chống trợ cấp cao đối với tôm đông lạnh Việt Nam (VOV).

- Thương nhân Trung Quốc lập trại cá tại VN để “rửa” cá tầm nhập lậu (TN).-
Vào lò sản xuất mỡ bẩn cho quán phở Hà Nội
-
Rau muống ngâm nước thải, 'ướp' thuốc độc ở Hà Nội
-

Rùng mình về hạt trân châu trong trà sữa

Dùng hóa chất tẩy bồn vệ sinh làm trắng... dừa

Sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu: Chủ yếu giả và rởm

-
Người Hà Nội: Sáng phở thịt thối, trưa bún chả hóa chất

(VEF.VN) - Nước phở chế biến từ thịt ôi, bún chả tẩm hóa chất, phao bơi trẻ em nhiễm độc… là những thông tin thị trường được dư luận chú ý tuần qua.

Nước phở chế biến từ thịt ôi thiu
Khi ăn những bát phở thởm ngon, ít người biết rằng nhiều quán phở, quán bún trên địa bàn Hà Nội chỉ cần bỏ ra 50.000 là có vài chục lít nước phở chế sẵn từ nước luộc và ép các loại thịt ôi thiu làm ruốc.
Nước phở loại này được lấy từ nước luộc các loại thịt ôi, thối được chế làm ruốc. . Theo đó, các loại thịt ôi, thối được đưa vào luôc, rồi ép để lấy bã làm ruốc, các loại nước ép luộc thịt, nước ép thịt, thậm chí là loại nước rửa chảo xào thịt được tận dụng đế bán làm nước phở.

Cuối mỗi ngày, các loại thịt nhập về chế biến chủ yếu là các loại thịt ế, ôi thiu tại các chợ lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội, rồi thịt lợn xề, lợn bột, lợn ốm, lợn chết được mang về, luộc lên là có các loại thịt trắng muốt, làm ruốc trông rất bắt mắt. Loại nước luộc chỉ cần để lắng, gạn ra là có thể bán cho các cửa hàng phở ngon lành.
Thậm chí, những hôm khách đông cơ sở bán nước phở còn không có hàng để bán, họ phải pha với đường hóa học, gia vị để tạo mùi vị.
Bún chả vàng thơm nhờ tẩm hóa chất
Tại khu vực quầy hương liệu trong chợ Đồng Xuân, Hà Nội có thể dễ dàng để mua được loại hương liệu mà các hàng bún chả thường dùng để để tạo mùi, tạo màu cho món chả nướng giúp chả có màu đẹp và thơm ngon, cuốn hút.
Để làm món nướng như vịt nướng, thịt nướng các hàng quán không thể thiếu 2 loại phụ gia đó là một lọ hỗn hợp như dạng sa tế và một gọi bột màu trắng. Những lọ phụ gia như thế chi chít chữ Trung Quốc, không có lấy một dòng phụ đề nào bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, chất bột trắng được đựng trong túi nilon, không nhãn mác.
Người bán hàng cho biết "Làm bún chả gia đình ăn thì người ta ít sử dụng đến công cụ hỗ trợ này, nhưng làm hàng bán thì cần phải có. Mỗi lọ có thể dùng cho 30kg thịt. Chỉ cần ướp qua thịt trước khi nướng là chả có màu vàng ngon, thay vì màu trắng nhờ nhờ. Hầu hết các quán bún chả đều phải dùng đến loại này vì thịt họ dùng để làm chả toàn là thịt ế, thịt ôi từ hôm trước hoặc thịt lợn bệnh và chất này sẽ loại bỏ hết mùi ôi, thiu của thịt".
Bún cua - 8 phần đậu 2 phần cua
Phần riêu cua trong bún cua thường được các hàng quán chế biến theo công thức 8 phần đậu phụ dầm nát, 2 phần cua. Bún riêu cua thường được bán với giá khoảng 15.000 - 20.000 đồng một bát khá đầy đặn, gạch cua rất nhiều. Trong khi, hiện trên thị trường, giá cua giao động từ 100- 150 nghìn/kg. Vậy mà một bát cún cua chỉ có giá từ 15.000- 20.000 đồng, với rất nhiều gạch cua và đậu rán.

Lý giải điều này người bán hàng cho biết: cái bát gạch cua to tổ chảng kia chả có mấy là gạch cua thật đâu. Đến 8 phần là đậu phụ dầm nát, trộn thêm 2 phần gạch cua, một ít hành khô rồi đem xào lẫn để vị cua ngấm vào phần đậu phụ dầm. Quán nào cũng thế cả thôi, họ mà dùng thịt cua nguyên chất thì phải bán 40.000- 50.000/ bát mới có lãi. Với giá chưa tới 20.000/bát thì chỉ ăn được hàng pha trộn.
Còn nước dùng chế từ... phẩm màu công nghiệp. Người bán hàng thường sử dụng loại phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế giá 50.000 đồng/kg. Chỉ một chút chấm vào đầu đũa là cả một nồi bún riêu nổi váng gạch cua. Đây là điều hết sức nguy hiểm có thể gây tổn thương cho hệ thống thần kinh và tiêu hóa của người ăn, dẫn tới nguy cơ rối loạn về thần kinh cũng như mắc các chứng bệnh ung thư.
Trứng bẩn tràn ngập thị trường
Tại TP.HCM, thị trường tiêu thụ sản phẩm gia cầm lớn nhất khu vực phía Nam đang tràn lan trứng gia cầm chưa qua kiểm dịch. Cơ quan thú y TP không thể kiểm soát được tình trạng vi phạm này.
Một người bán trứng dạo ở P.Bình Thuận cho biết, trung bình mỗi ngày hai vợ chồng bà bán hết 3.000 quả trứng có đóng hộp mang thương hiệu Vĩnh Thành và Thanh Tùng. Những hộp trứng này đều có thương hiệu và được giới thiệu có giấy kiểm dịch của thú y, nhưng khi nhặt từng quả ra mới thấy giật mình. Trứng còn dính nguyên phân gà, phân vịt, lông, thậm chí có hộp trứng bị vỡ bốc mùi hôi thối.

Tại chợ trứng Phú Hữu (Q.5), là chợ bán sỉ trứng lớn nhất ở TP.HCM, dù đang có dịch cúm gia cầm, nhưng hoạt động buôn bán trứng ở đây vẫn nhộn nhịp, thậm chí có sạp còn đóng hộp ngay trên... vỉa hè. Cứ thế, trứng không hề được xử lý, không qua một khâu kiểm dịch nào và được bán dạo khắp Sài Thành.
Phao bơi trẻ em Trung Quốc nhiễm chất độc
Phao bơi có nguồn gốc Trung Quốc đang được nhiều người sử dụng để làm dụng cụ tập bơi cho con em mình rất có thể chứa các chất gây ung thư, ảnh hưởng đến tinh hoàn giống như thú nhún và rất dễ làm bị thương trẻ.
Theo các chuyên gia, phao bơi hiện nay đa số được làm bằng nhựa, đặc biệt là những loại phao bơi tròn quanh cổ được làm bằng loại nhựa dẻo có thể bơm khí vào trong để giúp dể dàng vận chuyển và có thể dử dụng được lâu hơn.

Các loại phao bơi bằng nhựa khi sản xuất rất có thể đã sử dụng loại hóa chất dẻo. Trong loại hóa chất đó có nhiều độc tố. Như chất BBP - một chất phthalate - có thể gây độc cho tinh hoàn và gây ra một số dị tật bẩm sinh nếu tiếp xúc với nó hay chất hóa dẻo TOCP (Triorthocresylphosphat) là loại hóa chất rất độc hại, nó sẽ làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống. Ngoài ra còn một số lại hợp chất khác cũng có thể gây độc cho trẻ tồn tại trong phao bơi và đồ chơi Trunb Quốc.

Tổng số lượt xem trang