Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Tư bản thân hữu ở Việt Nam- "Thái tử đảng" ở Việt Nam

-Nhiều cuộc chiến ngầm đã được tiến hành nhằm vào thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
-Việt Nam cài cắm 'thái tử đảng' vào ghế tốt
SÀI GÒN 15-4 (NV) - Con cháu của những người từng có nhiều quyền hành hoặc đương quyền được cài cắm vào những chỗ ngồi tốt, chuẩn bị cho đường tiến thân lên vị trí cao hơn ở kỳ họp đảng sắp đến.

Bí thư Thành ủy Sài Gòn Lê Thanh Hải “chúc mừng” tân phó bí thư thành ủy Võ Văn Thưởng. (Hình: VietnamNet)
Theo các báo ở Việt Nam loan báo, ông Võ Văn Thưởng, 44 tuổi, bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi, vừa được “cơ cấu” vào ghế phó bí thư thành ủy Sài Gòn. Ở cái ghế này, ông Thưởng là cấp ủy trẻ nhất của thành phố lớn nhất nước và rất có nhiều tương lai. Nhiều người ra Hà Nội làm thủ tướng hay chủ tịch nước đều từ ghế bí thư hay phó bí thư thành ủy Sài Gòn như Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang. 
Võ Văn Thưởng, quê quán Vĩnh Long, mà một số trang mạng nói là cháu của cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, được đưa từ Quảng Ngãi vào Sài Gòn trong một quyết định ngược lại với những gì được loan báo trước đây. Khi đưa ra kế hoạch luân chuyển 44 cán bộ đảng viên cấp cao trong đó có 22 thứ trưởng và cấp vụ từ trung ương về các địa phương, người ta được cho biết ghế phó bí thư thành ủy Sài Gòn được chuẩn bị giao cho ông Nguyễn Khắc Định, 50 tuổi.
Ông Định vốn là phụ tá của thủ tướng từ năm 2008 đến nay. Trước đó, ông từng có nhiều năm công tác tại Văn phòng Chính Phủ như vụ trưởng Vụ thư ký – Biên tập, chưa phải là ủy viên trung ương đảng. Trong khi đó, ông Võ Văn Thưởng, trước khi làm bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi, đã được 'cơ cấu' vào trung ương đảng khi còn là bí thư Trung ương đoàn thanh niên Cộng Sản và là đại biểu Quốc Hội.
Việc đẩy một người đã có tin “cơ cấu” vào ghế phó bí thư thành ủy Sài Gòn để trao cho một người khác có thể cho thấy sự sắp xếp nhân sự cấp cao của chế độ Hà Nội hay đúng hơn là của những người có quyền quyết định trên cao ở Hà Nội tranh giành ảnh hương, tiếp theo một Hội nghị bất thường của ban chấp hành đảng bộ thành phố Sài Gòn.
Tháng trước, ông Nguyễn Thanh Nghị, 38 tuổi, con trai đương kim Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, được điều chuyển từ ghế thứ trưởng Bộ Xây Dựng về làm phó bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, quê của cha mẹ ông. Ít ngày sau thì “trúng cử chức vụ phó chủ tịch tỉnh Kiên Giang.”.
Không những vậy, ông Nghị lại còn được cơ cấu để “cùng với ông Lê Văn Thi, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, chỉ đạo khối kinh tế, trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị Đề án thành lập “Đặc khu Hành chính Kinh tế Phú Quốc” và chỉ đạo đầu tư phát triển Phú Quốc.” Tỉnh Kiên Giang chẳng có cơ sở kỹ nghệ , nông nghiệp thì không xuất sắc, chỉ có “đặc khu kinh tế Phú Quốc” với các dự án mở sòng bài quốc tế cả chục tỉ đô la, mới là chỗ hái ra tiền.
Trong số những “thái tử đảng” được cơ cấu vào những ghế tốt kỳ “luân chuyển cán bộ” này, ông Bạch Ngọc Chiến, Trưởng ban Truyền hình đối ngoại, Đài truyền hình Việt Nam (con rể Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị), được “cơ cấu” vào ghế Phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định.
Em trai Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang là thiếu tướng Công an Trần Quốc Tỏ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, được “cơ cấu” chức Phó bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.
Ông Vũ Đại Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và là con rể Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng Ngô Văn Dụ, được cài cắm làm chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam.
Ông Lê Anh Tuấn, con trai cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Ngọc Hoàn, Trưởng ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công tư, Bộ Giao thông Vận tải, được cài cắm làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. (TN)

-Con Nguyễn Bá Thanh làm Bí thư Đoàn

- Tư bản thân hữu ở Việt Nam (BBC). “Khó mà nói được lý do nào sẽ khiến những người đã tư lợi quá nhiều từ hệ thống muốn từ bỏ nó. Tuy nhiên, nếu họ không làm điều đó, tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam sẽ trở nên đáng thất vọng”. Tóm lược bài đã điểm hôm qua: Vietnam must ditch state-sponsored crony capitalism (Financial Times).

Báo Anh Financial Times ngày 15/5 có đăng tải bài viết về chủ nghĩa tư bản thân hữu tại Việt Nam và những thiệt hại mà nó gây ra cho sự phát triển của nước này.


Bài bình luận của cây bút David Pilling cho rằng, với một đất nước trong thời kỳ có nhiều lợi thế do dân số mang lại, nền kinh tế Việt Nam dường như không tăng trưởng đủ nhanh.

Các bài liên quan

Sắp ghế cho dàn nhạc chính trị VN
Bầu Bộ Chính trị 'còn thiếu một ghế'
Đảng tìm cách thu phục lòng dân

Theo quan sát của Pilling, bao trùm đất nước này là những câu chuyện về các tập đoàn khổng lồ hoạt động kém hiệu quả nhưng lại được sự bảo bọc từ "các nhóm lợi ích đầy quyền lực", các vụ chiếm đoạt đất đai, những tù nhân lương tâm và sự phẫn uất trước quyền lợi mà con cái những lãnh đạo đảng cầm quyền đang được hưởng.
Giống với Trung Quốc?



"Tất cả những đấu đá chính trị này luôn được cải trang dưới dạng xung đột tư tưởng về tương lai đất nước"

Tác giả bài viết cho rằng đây là những hiện tượng nghe thì khá giống Trung Quốc bởi lẽ Việt Nam cũng là một thể chế độc đảng, nơi mà "nền kinh tế cũng như dư luận đang phải kêu ca vì một hệ thống chính trị cứng nhắc và nhiều lỗ hổng", dù ông cho rằng người Việt Nam không muốn bị so sánh với Trung Quốc vì thái độ phản kháng lâu năm dành cho người láng giềng phương Bắc.

Dưới góc nhìn của Pilling, Việt Nam và Trung Quốc có quá nhiều điểm tương đồng.

"Dù có sự khác biệt về quy mô và độ phát triển, nhưng những sự so sánh quá sức hấp dẫn để có thể bỏ qua," ông viết.

Giống với vụ Bạc Hy Lai ở Trung Quốc, tác giả cho rằng bản thân Việt Nam cũng đang trải qua một thời kỳ đấu tranh nội bộ khốc liệt, lộ liễu đến nỗi người dân có thể có được cơ hội hiếm hoi để thấy được những gì đang xảy ra bên trong bộ máy điều hành.

Tiêu biểu trong số này là, theo Pilling, là những động thái chống lại thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người mà ông cho là "nhân vật quyền lực nhất của nước này."

"Cũng giống như Trung Quốc, những cuộc chiến ở Việt Nam chủ yếu đều là nhằm vào những người đại diện," trích bài viết.

Bài viết dẫn ra rằng nạn nhân của những trận chiến như vậy tiêu biểu gồm có giám đốc Vinashin (chịu 20 năm tù) - tập đoàn đóng tàu gánh khối nợ 4,4 tỷ đôla mà ông Dũng đứng sau lưng hay như Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), người đồng sáng lập Ngân hàng thương mại Á Châu, vốn có nhiều mối quan hệ rộng rãi.

"Tất cả những đấu đá chính trị này luôn được cải trang dưới dạng xung đột tư tưởng về tương lai đất nước, tuy nhiên, nó giống với một cuộc tranh chấp quyền lợi một cách đáng nghi ngờ," Pilling viết.


Tác giả bài viết nói ở Việt Nam, người dân tin đồng đôla và vàng hơn cả giấy bạc của nước mình

Kết quả của việc này: Thủ tướng Dũng đã phải nhiều phen "lao đao", và mặc dù "sống sót", nhưng phải "tỏ ra nhún nhường", ví dụ như hồi tháng Mười, khi ông này phải xin lỗi trước Quốc hội về sai phạm trong việc sử dụng ngân quỹ quốc gia.

Một điểm tương đồng nữa với Trung Quốc, theo bài viết đó là việc chính phủ có những động thái tỏ vẻ mình đã rút kinh nghiệm, tiêu biểu trong số đó là lời hứa cải tổ khu vực quốc doanh (không phải lần đầu tiên), trưng cầu dân ý về việc thay đổi hiến pháp, sửa đổi luật đất đai cho đến quyền bình đẳng cho người đồng tính.

"Dân chủ và quyền lãnh đạo đảng, không nằm trong số đó," trích bài viết.
Thiệt hại kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam đang hứng chịu những hậu quả từ sự đấu đá nội bộ, theo tác giả.

"Ở một đất nước mà hiếm việc gì có thể được tiến hành nếu không có sự chấp thuận của những người môi giới quyền lực, cả hệ thống bị tắt nghẽn," Pilling viết.

Những số liệu mà ông dẫn ra bao gồm chỉ số tăng trưởng chỉ ở mức dưới 5% trong thời điểm hiện tại, so với mức trung bình 8% trong 5 năm trước 2007, lạm phát và thâm hụt tài khoảng vãng lai cũng đã giảm, nhưng chủ yếu do sự suy yếu đối với nhu cầu nội địa thay vì khả năng quản lý vĩ mô tốt của chính phủ.

Theo quan sát của tác giả, những lần mất giá của tiền đồng ở Việt Nam khiến người dân trong nước "tin vào đôla và vàng hơn cả chính giấy bạc của nước mình."

Bên cạnh đó, khu vực ngân hàng cũng đang ngập nợ xấu bởi tăng trưởng tín dụng nóng và sự sụp đổ của thị trường bất động sản.



"Khó mà nói được lý do nào sẽ khiến những người đã tư lợi quá nhiều từ hệ thống muốn từ bỏ nó"

Tất cả những vấn đề này đang khiến Việt Nam, một nước đang trong thời kỳ "có lợi thế tốt nhất về nhân khẩu, với những người dân đầy nhiệt huyết và máu kinh doanh", không "phát triển đủ nhanh."

Tác giả nhận định Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Hoa Kỳ đang đàm phán với các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, vốn quy định các quy tắc chung đối với các thành viên, từ việc gọi thầu công khai cho đến các doanh nghiệp Nhà nước có thể trên lý thuyết bắt Việt Nam phải cải tổ.

Thế nhưng, theo ông, chỉ chính Đảng Cộng sản mới khả năng cải tổ nền kinh tế bị thống trị bởi doanh nghiệp nhà nước.

"Khó mà nói được lý do nào sẽ khiến những người đã tư lợi quá nhiều từ hệ thống muốn từ bỏ nó," Pilling viết.

"Tuy nhiên, nếu họ không làm điều đó, tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam sẽ trở nên đáng thất vọng." - Tư bản thân hữu ở Việt Nam (BBC).



Việt Nam 'nuôi' 80 ngàn 'tuyên truyền viên miệng'Nguoi Viet Online-Một hệ thống “tuyên truyền miệng” được tổ chức theo hình tháp, quy tụ đến 80,000 người, được đảng cộng sản cầm quyền tại Việt Nam coi là “lực lượng” đông đảo nhất của “mặt trận tư tưởng” hiện nay.

Bà Nguyễn Thanh Phượng tạm thôi Chủ tịch Bản Việt Bank (VnEx 7-5-13) -- Báo này (và hầu hết báo khác trong nước) sợ gì đến độ không dám nói bà này là con ông Nguyễn Tấn Dũng? Con Thủ tướng tạm thôi chức ở ngân hàng (BBC 7-5-13)Khó kiếm lời từ sân golf (TT 7-5-13) -- Con trai cố TBT Lê Duẫn là phó chủ tịch hiệp hội golf Việt Nam. (Nghe đâu dân Nga có câu: Những gì Marx nói về chủ nghĩa cộng sản đều là sai, song những gì ông nói về chủ nghĩa tư bản đều đúng!)

"Thái tử đảng" ở Việt Nam: Chuẩn bị vai trò lãnh đạo cho thế hệ "thái tử đảng" (TL 10-5-13) -- Bạn nào thích những bài như Bài viết tặng người đẹp Lý Nhã KỳCác người đẹp lấy chồngNông Đức Mạnh từ con,Chuyện về gia đình phò mã và sui gia với TT sẽ cực kỳ thích thú với bài này! ◄◄

Hiện tượng lãnh đạo ba nước cộng sản Châu Á (Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Triều Tiên) chuẩn bị và củng cố vai trò lãnh đạo cho con cháu, gọi là "thái tử đảng" (princelings), bất chấp sự bất mãn hay nghèo khó chung của xã hội đã trở thành phổ biến và công khai.
Tại Việt Nam, người Việt trong và ngoài nước không còn xa lạ gì với hiện tượng con cháu những vị công thần đánh Pháp chống Mỹ được cất nhấc lên nắm những chức vụ lãnh đạo cao cấp nhất nước. Nhưng lần này sự xuất hiện một cách công khai và thách đố con cháu của những cấp lãnh đạo mang tiếng tham nhũng và bất tài vào những chức vị béo bở và đầy quyền lực nhất nước chất vấn lương tâm mọi người Việt Nam. Ngoài lợi thế xuất thân gia đình, những cấp lãnh đạo trẻ này nói chung đều được học hành, đào tạo có bài bản, hoặc từ trong nước hoặc được đưa đi du học nước ngoài. Những "con cháu các cụ" (CCCC) này có gì xứng đáng hơn họ để nắm những địa vị lãnh đạo đất nước ?
Cuộc chơi này không sòng phẳng, chính quyền cộng sản đang gian lận với tương lai. Hiện nay hàng triệu thanh niên khác, cũng tốt nghiệp từ những trong đại học danh tiếng trong nước, có trình độ học thứccao, được đào tạo có bài bản, nhiều người còn đi du học tại các trường nổi tiếng thế giới, nhiều người khác tỏ ra năng động, nắm bắt được cơ hội nhưng vì không phải là CCCC nên không có may mắn đó. Họ tiếp tục sống trong lầm than, xoay sở vặt để được tồn tại, nếu không thì vay tiền để được đi lao động nước ngoài. Tình trạng này không thể tiếp tục, giới trẻ trong nước không phải là đàn cừu, ngoan thì cho ăn, không ngoan thì bị đánh đập, bắt bỏ tù.
Gia đình thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Theo công bố mới nhất từ Ngân hàng cổ phần Bản Việt (Vietcapital Bank) với số vốn 142 triệu USD, bà Nguyễn Thanh Phượng tạm dừng chức vụ chủ tịch để chuyển sang chế độ nghỉ thai sản từ ngày 03/05/2013. Bà Nguyễn Thanh Phượng là con gái của đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sinh năm 1980, bà Nguyễn Thanh Phượng tốt nghiệp cử nhân ngành tài chính-ngân hàng Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) ; bà đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) chuyên ngành quản trị tài chính Đại học Quốc tế tại Geneva (International University in Geneva), Thụy Sĩ. Bà Nguyễn Thanh Phượng được bổ nhiệm chức chủ tịch Ngân hàng Bản Việt (trước kia là Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, hay còn được gọi là Gia Định Bank) từ ngày 1/2/2012, trước đó bà được bầu làm thành viên Hội đồng quản trị tháng 11/2011 sau khi nắm giữ gần như toàn bộ cổ phần của tổ hợp Bản Việt. Mặc dù rời ghế chủ tịch, bà Phượng vẫn tiếp tục đảm nhiệm chức danh thành viên Hội đồng quản trị Bản Việt nhiệm kỳ 2010-2014. Trước đó, bà Phượng từng là chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Vietnam Holding Asset Management, một quỹ đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán London với số vốn khoảng 40 triệu USD, có khả năng vận động vốn nóng lên đến 100 triệu USD từ các nhà đầu tư ngoại quốc nhờ uy tín và quan hệ với thủ tướng chính phủ. Hiện nay bà Phượng còn là chủ tịch của ba công ty thuộc tổ hợp Bản Việt (Vietcapital) khác : Chứng khoán Bản Việt và Quản lý quỹ đầu tư Bản Việt và Công ty bất động sản Bản Việt. Nói tóm lại, tuy còn rất trẻ (33 tuổi) và không tham gia bộ máy nhà nước, bà Nguyễn Thanh Phượng là một trong những nhân vật quyền lực nhất nước hiện nay.
Chồng bà Nguyễn Thanh Phượng là ông Henry Nguyen (Nguyễn Bảo Hoàng), một người Mỹ gốc Việt, thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt. Hiện nay ông Nguyễn Bảo Hoàng là tổng giám đốc của Quỹ đầu tư IDG Ventures (International Data Group) tại Việt Nam (5.000 nhân viên trong 50 tỉnh thành), chuyên đầu tư vào các công ty thuộc lĩnh vực tiêu dùng, truyền thông và công nghệ kể từ năm 2004.
Bà Phượng có hai anh em đang nắm giữ những vị trí quan trọng trong chính quyền. Anh trai, ôngNguyễn Thanh Nghị, 36 tuổi, có bằng tiến sĩ ở Mỹ, được bầu làm ủy viên Trung ương đảng dự khuyết và được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ xây dựng vào cuối năm 2012. Em út của bà, ông Nguyễn Minh Triết, 24 tuổi, thạc sỹ với đề tài Kỹ thuật động cơ siêu thanh, hiện làm cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản và là giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam.
Những hạt giống đỏ thuộc những dòng họ khác
Người tạm thay thế bà Phượng trong vai trò chủ tịch Ngân hàng Bản Việt là ông Lê Anh Tài, thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Bản Việt. Sinh năm 1972, ông Lê Anh Tài đã hoàn tất chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế TP/HCM năm 2000 và một số chứng chỉ đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ tài chính, kế toán, ngân hàng. Từ sau ngày đó, ông Tài đã không ngừng được đưa lên các chức vị cao cấp nhất thuộc lãnh vực ngân hàng trong một thời gian ngắn không thua gì bà Phượng, như giám đốc kinh doanh, phó tổng giám đốc và thành viên Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc các Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (Ngân hàng Tân Việt), Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nam Á, Ngân hàng Kiên Long và Ngân hàng Bản Việt. Ông Lê Anh Tài là con cháu tập đoàn Lê Duẩn, Lê Kiên Thành, Lê Kiên Trung và Lê Hãn, Lê Thị Diệu Muội.
Ngày 14/04/2012, cô Tô Linh Hương, 25 tuổi, được bầu làm chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC (PVV) trong nhiệm kỳ bốn năm 2012-2016. PVV là công ty liên kết giữa hai Tổng Công ty nhà nước là Vinaconex và PVC, chuyên xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, san lấp mặt bằng, xử lý nền móng công trình, đầu tư, kinh doanh bất động sản... Doanh thu năm 2012 của PVV ước tính 950 tỷ đồng. Công ty có gần 2.000 cán bộ công nhân viên, lương trung bình được nói vào khoảng tám triệu đồng/tháng. Cô Tô Linh Hương, sinh năm 1988, là con gái ông Tô Huy Rứa, trưởng ban tổ chức trung ương đảng cộng sản, ủy viên bộ chính trị. Tốt nghiệp cử nhân ngành Quan hệ Quốc tế tại Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền, cô Linh Hương tiếp tục tham gia tích cực công tác Đoàn Thanh niên cộng sản, bàn đạp để tiến xa hơn vào những chức vụ lớn trong các cơ quan chính quyền. Tháng 7/2012, cô Tô Linh Hương rút lui, ông Trương Quốc Dũng, cũng là một người rất trẻ (sinh năm 1988) lên thay.
Ông Trương Quốc Dũng thuộc Tập đoàn họ Trương ở Quảng Bình, cùng với Trương Gia Bình, 57 tuổi (sinh năm 1956), một trong những người giàu nhất nước Việt Nam, là chủ tịch hội đồng quản trị Đại học FPT, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam, chủ tịch Hội đồng các nhà doanh nghiệp Trẻ Việt Nam (1998-2005).
Ngày 26/03/2013, con trai cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An (2001-2006), ông Nguyễn Sỹ Hiệpđược bổ nhiệm giữ chức trợ lý thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trước khi bổ nhiệm vị trí này, ông Nguyễn Sỹ Hiệp giữ chức thư ký thủ tướng chính phủ kiêm vụ trưởng Vụ thư ký biên tập Văn phóng chính phủ. Sự bổ nhiệm này để tranh thủ sự ủng hộ của phe cựu chủ tịch quốc hội đồng thời vô hiệu hóa phe chống tệ nạn tham nhũng và vây cánh của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Một số người khác có thề̉ kể đến là ông Nguyễn Xuân Anh, 35 tuổi (sinh năm 1976), là con trai lớn của ông Nguyễn Văn Chi, cựu ủy viên bộ chính trị khóa X, nguyên chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Nguyễn Xuân Anh từng có thời gian du học ở Canada, sau khi về nước, ông công tác tại ban quốc tế của báo Thanh Niên. Năm 2006, ông chuyển công tác, nhanh chóng được trao các chức vụ quan trọng như phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thuộc Sở Kế hoạch - Đầu tư Đà Nẵng, sau đó là phó chủ tịch, phó bí thư rồi bí thư Quận ủy Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Vào tháng 10/2010 ông Nguyễn Xuân Anh được bầu vào Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng. Tháng 01/2011, ông Nguyễn Xuân Anh được bầu chọn làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng XI và cùng với một người đồng niên khác, ông Nguyễn Thanh Nghị, con ông Nguyễn Tấn Dũng, là hai ủy viên trẻ nhất từ trước tới nay. Ngày 20/06/2011, ông Nguyễn Xuân Anh được Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng bầu giữ chức phó chủ tịch thành phố, đây là bước dọn đường cho ông lên chức chủ tịch trong tương lai. Với tư cách là ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, bí thư Quận ủy Liên Chiểu, ông Nguyễn Xuân Anh được nêu tên đứng đầu trong danh sách bốn phó chủ tịch Đà Nẵng. Nói tóm lại, Nguyễn Xuân Anh là một nhân vật đang lên trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Một nhân vật đang lên khác, ông Lê Trương Hải Hiếu, 32 tuổi (sinh năm 1981), là con trai đầu của ông Lê Thanh Hải, bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) và bà Trương Thị Hiền, hiệu trưởng Trường Cán bộ TP HCM, em gái cựu phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa.Ông Lê Trương Hải Hiếu là người được đào tạo theo chương trình đào tạo 300 tiến sĩ, thạc sĩ của Thành ủy. Từ 2005 đến 2007, ông được thành phố cử đi học cao học ngành Quản trị kinh doanh ở Hoa Kỳ, ông còn có bằng cử nhân luật và cao cấp lý luận chính trị. Gia nhập đảng cộng sản năm 2004, ông Lê Trương Hải Hiếu được bầu là quận ủy viên, bí thư Đảng ủy phường Bến Thành, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 2/2010 tới nay, trước đó ông là Bí thư Đoàn Quận 1. Phường Bến Thành có 5.000 hộ với 18.000 dân, được cho là một trong các phường trọng điểm, nằm ở trung tâm Sài Gòn.
Con trai đầu của ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban Nội chính, là Nguyễn Bá Cảnh, 30 tuổi (sinh năm 1983), vừa được bầu làm bí thư Thành đoàn Đà Nẵng hồi tháng 02/2013.
Con trai cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh, ông Nông Quốc Tuấn, 50 tuổi (sinh năm 1963) là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và là đại biểu Quốc hội khóa XII. Những chức vụ này không do tài năng mà do thân phụ ông thương lượng với những đồng nhiệm để được sự ủng hộ của cộng đồng người Tày.
Đặc điểm chung của những thái tử đảng này là tất cả đều phải trải qua giai đoạn đoàn viên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản để tiến thân theo đúng quy luật, mặc dù không ai trong những thái tử đảng này tin vào chủ nghĩa cộng sản. Đoàn Thanh niên Cộng sản là tổ chức thanh niên của Đảng Cộng Sản Việt Nam có khoảng sáu triệu đoàn viên. Đoàn là tổ chức hậu bị của Đảng, nơi con cháu các cấp lãnh đạo đương thời được huấn luyện để thay thế cha anh trong tương lai. Năm 2012, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký nghị định đặc biệt trợ cấp 200 triệu USD "để thực hiện kế hoạch phát triển".  
Trong quân đội có ông Nguyễn Chí Vịnh, 56 tuổi (sinh năm 1957), con út của đại tướng Nguyễn Chí Thanh cũng là con đỡ đầu của đại tướng Lê Đức Anh, chính thức nhảy ra cầm đầu Tổng Cục 2 với cấp hàm đại tá rồi thiếu tướng, hiện là trung tướng, thứ trưởng bộ quốc phòng, một nhân vật đang lên trong quân đội và đảng cộng sản Việt Nam.
Ngoài ra phải kể thêm những người ở lứa tuổi cao hơn (khoảng trên dưới 60) như ông Lê Nam Thắng, con trai ông Lê Đức Thọ, nắm Bộ Bưu chính viễn thông ; ông Lê Mạnh Hà, con trai đại tướng Lê Đức Anh, nắm Sở Bưu chính viễn thông thành phố Sài Gòn ; ông Trương Gia Bình, con rể (cũ - đã ly dị vợ) tướng Võ Nguyên Giáp, làm tổng giám đốc công ty FPT ; Ngô Hoàng Hải, con rể Nông Đức Mạnh, là trưởng phòng tư vấn PMU18 (trung gian đấu thầu bằng "phong bì" các dự án xây dựng hay hiện đại hóa với viện trợ ODP),  v.v.
Những liệt kê trên chỉ là một phần nổi nhỏ của tảng băng gia đình trị trong Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Tập doàn Nguyễn Tấn Dũng
Trong thư ngỏ ngày 17/08/2012, ông Nguyễn Thứ Lữ, bí danh Hồng-Hà, cựu chính trị viên Trung Đoàn Tây-Bắc, 50 tuổi Đảng, viết "kể từ ngày Đảng Cộng Sản Việt Nam nắm chính quyền đến nay cộng lại là 65 năm, chưa có vị thủ tướng nào có đầy quyền uy như Nguyễn Tấn Dũng, người đã tóm thâu tất cả các công ty quốc doanh về một mối, đặt dưới quyền kiểm soát của thủ tướng". Ông Hồng Hà cho biết mồ hôi nước mắt và tiền bạc của nhân dân Việt Nam đã và đang chảy vào túi tham của "Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng".
Theo ông Hồng Hà, hiện nay Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng đang nắm giữ và điều khiển 20 doanh nghiệp quốc doanh quan trọng cốt lõi, do quân đội, công an và đảng ủy cai quản, gồm : 1-Tập đoàn Dệt May, 2- Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, 3-Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam, 4-Tập đoàn Công nghiệp Than (Khoáng sản Việt Nam), 5-Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, 6-Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, 7-Tổng công ty Xăng Dầu Việt Nam (đổi thành Tập đoàn Xăng Dầu Quốc gia Việt Nam), 8- Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, 9-Tổng công ty Giấy Việt Nam, 10-Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (đổi thành Tập đoàn Thuốc lá Việt Nam), 11-Tổng công ty Sông Đà, 12-Tổng công ty Thép Việt Nam (đổi thành Tập đoàn Thép Việt Nam), 13-Tổng công ty Hàng Không Việt Nam, 14-Tổng công ty Công nghiệp Xi-măng Việt Nam, 15-Tổng công ty Lương thực miền Bắc (đang kế hoạch sát nhập Tổng công ty Lương thực miền Nam làm một), 16-Tổng công ty Lương thực miền Nam, 17-Tổng công ty Cà phê Việt Nam, 18-Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam, 19-Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (đổi thành Tập đoàn Hàng Hải Việt Nam-Vinashin), 20-Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel. Nói tóm lại, tập đoàn này đang tóm thâu toàn bộ tài lực và sức mạnh kinh tế của đất nước vào trong tay.
Không ai biết rõ tổng số tài sản của Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng là bao nhiêu, nhưng chắc chắn không dưới 100 tỷ USD. Đó là chưa kể tài sản của những cá nhân và tập đoàn nhỏ hơn, từ quân đội đến công an và tư sản đỏ, hợp tác với Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng. Chỉ nhìn những cơ ngơi của gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng và nhân sự lãnh đạo của tập đoàn này trên khắp nước thì rõ. Những cơ ngơi và tài sản này do những cộng sự thân tín của họ cung cấp, đó là chưa kể những trương mục kín trong những ngân hàng nằm trong những thiên đường thuế khóa.
Cũng nên biết, dưới quyền của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xảy ra nhiều vụ thất thoát tiền lớn nhất nước từ trước đến nay, như vụ Vinashin làm thất thoát số tiền kếch sù lên đến hơn 4 tỷ USD và vụ Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp thất thoát một số tiền lớn lên đến 3 tỷ USD. Thật ra những số tiền thất thoát từ những đại công ty này được phân tán thành những món tiền nhỏ đổ vào các công ty manh mún và chia đều cho đàn em. Tất cả những người trong cuộc, ai cũng được chia phần đồng đều ; điều này cho thấy uy tín và ảnh hưởng của đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất lớn trong nội bộ đảng, quân đội và công an. Theo dự trù, nếu không gặp bất ngờ ngoài kế hoạch, năm 2016 ông Nguyễn Tấn Dũng có thể trở thành chủ tịch nước kiêm tổng bí thư đảng và chủ tịch quân ủy trung ương, nghĩa là người có quyền lực cao nhất nước.
Còn lại gì cho những người khác?
Chẳng còn gì, và nếu có chỉ là những mảnh vụn để mua chuộc sự trung thành hay sự im lặng, cam chịu để hy vọng tiến thân. Những tập đoàn quốc doanh lớn hiện nay đều do con cháu những chức sắc cao cấp nhất trong chính quyền và quân đội nắm giữ. Muốn có một chỗ làm trong những công ty do những thành phần CCCC nắm giữ, người đi xin phải biết đưa "phong bì" đúng chỗ, nếu sai thì mất cả chì lẫn chài. Những ai dám ngẩng cao đầu đòi quyền sống hay phản kháng đều bị đánh gục.
Quan sát kỹ, người ta có cảm tưởng chính quyền cộng sản đang áp dụng đúng theo câu phong dao :"con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa", bất chấp tài năng, trình độ học vấn hay đạo đức. Nếu cha hoặc mẹ giữ những chức vụ cao trong chính quyền thì con cháu được đưa lên nắm giữ những chức vụ cao trong chính quyền như cha hoặc mẹ. Nếu cha hoặc mẹ nắm những chức vụ cao trong quân đội thì con cháu khi vào quân đội cũng được đưa lên giữ những chức vụ cao trong quân đội y như vậy.
Một nhận xét khác là những thành viên "thái tử đảng" này không tha thiết gì đến chủ nghĩa cộng sản hay mác-xít. Phần lớn đều tốt nghiệp các ngành quản trị, tài chánh và truyền thông, một số được tu nghiệp và trở về từ các quốc gia tư bản lớn, do đó có trình độ khá về kỹ thuật kinh doanh cơ bản. Do không có truyền thống sinh hoạt dân chủ, những chủ nhân trẻ này hành xử với đồng loại như giới tư bản rừng rú thời sơ khai, nghĩa là bất chấp quyền con người và khoe khoan sự giàu sang một cách thách đố trước sự nghèo khó chung của xã hội.
Hiện nay, gần như tất cả những quyền lợi quốc gia đều nằm trong tay Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng. Sức mạnh về quyền lực và tài chánh của ông Nguyễn Tấn Dũng không dễ gì bị suy yếu một cách dễ dàng, cho dù có bị công kích từ đủ mọi phía. Con đường thăng tiến của ông vào chức vị chủ tịch nước kiêm tổng bí thư đảng và quân ủy trung ương vào năm 2016 gần như chắc chắn. Để duy trì quyền lực của mình, ông Nguyễn Tấn Dũng đã thành công trong việc chuẩn bị thế hệ "thái tử đảng" để kế tục.
Những người đang tranh đấu cho dân chủ, đang xuống đường đòi quyền con người và chống bất công xã hội hãy sáng mắt ! Nếu không ai dám làm gì để thay đổi thì không hy vọng gì có chỗ đứng, tất cả chỉ là con sãi ở chùa quét lá đa.


- Hôm nay tham nhũng đã trở thành hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền (Argumenti/Kichbu).



Lâm Văn Bé: CON CHÁU CÁC CỤ (4C) Ở VIỆT NAM (2011)

NGƯỜI DÂN CẦN BIẾT:

Chúng tôi nhận được bài saư đây từ Việt Nam, xin phổ biến để người dân khắp nơi cùng đọc cho biết:

***

Con của nguyên Chủ tịch Lê Đức Anh (1992-1997)

Lê Đức Anh hiện là «bố già» trong đảng cộng sản mafia, là người lãnh đạo quân sự và chính trị cộng sản từ hơn nửa thế kỷ qua, cực kỳ thân Trung Quốc. Cả 2 ông đại tướng tên Anh (Lê đức Anh và Lê hồng Anh) đều là hai cây dù của Nguyễn Tấn Dũng (Đức Anh là dù to, Hồng Anh là dù bọc hậu) và cả hai đều xuất thân là phu cạo mủ cao su ở Hớn Quản.

Con trai của Lê Đức Anh là Lê Mạnh Hà hiện là Phó Chủ Tịch Ùy Ban Nhân dân TP HCM. Ông Hà được học bổng Fulbright du học ở Harvard từ 1998 đến 2000. Con dâu là Nguyễn thị Đoan là Phó Chủ tịch nước (thay Trương Mỹ Hoa) từ 2007. Bà Đoan có tiến sĩ ở Bulgarie và có tu nghiệp ở Pháp.

Những tân ủy viên Trung ương đảng trong kỳ đại hội đảng lần thứ XI (2010)

Được vào ủy viên Trung ương đảng là bảo đảm một chức vụ cao cấp, béo bở trong chánh phủ nên cuộc chạy đua vào chức vụ nầy thường diễn ra trong hậu trường với nhiều cuộc liên kết phe nhóm, tranh chấp ác liệt và đòn phép bẩn thỉu. Ngoài các nhân vật vừa kể, trong đại hội đảng lần thứ XI còn có các tân ủy viên sau đây :

- Nguyễn Xuân Anh sinh năm 1976 là con của Nguyễn Văn Chi, Ủy viên Bộ Chính Trị, Trưởng Ban Kiểm Tra trung ương. Nguyễn Xuân Anh nhảy vọt từ Bí thư huyện Liên Châu (Đà Nẳng) đi thẳng vào Trung ương đảng. Tháng 7/2011, Anh được bổ nhiệm Phó chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẳng và chắc chẳng bao lâu sẽ là chủ tịch, nắm giữ thành trì của miền Trung

- Trần Sĩ Thanh, sinh năm 1972. Phó bí thư tỉnh ủy Darlac là cháu của Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ Tướng (Nguyễn Sinh Hùng là cháu của Hồ Chí Minh). Darlac hiện nay là một vùng béo bở, có nhiều tài nguyên và nhiều cơ sở kỹ nghệ của ngoại quốc đã và sẽ thành lập tại đây.

- Trần Bình Minh : Phó Tổng giám đốc đài truyền hình VN là con trai của Trần Lâm, nguyên Tổng giám đốc đài Tiếng nói VN.

- Nguyễn thị Kim Tuyến, Thứ trưởng Bộ Y tế là cháu ngoại của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập.

Điểm đáng lưu ý là Cộng Sản đặt chỗ cho con cháu trước tiên vào ghế số 2 ở mỗi cơ quan bằng các chức vụ như phó (Phó Tổng Cục, Phó Cục, Cu Phó Giám đốc, Phó ban..), hay thứ (Thứ Trưởng) để chờ khi các ông số 1, vốn đang có những dù lộng cũng to để chiếm chỗ khi các ông số 1 về hưu, được điều động đi nơi khác để nhường chỗ, hay bị hất chân khi cái gốc không còn đứng vững.

Những hình thức «truyền ngôi» cho con cháu, hàng họ trong chế độ Cộng Sản

Không thể nào kể hết chi tiết các tên họ những 4C, bởi lẽ chế độ con ông cháu cha cộng sản chằng chịt ngang dọc từ trung ương đến địa phương như những dây leo, hay đúng ra như những tế bào độc hại của bịnh ung thư tràn lan khắp cơ thể, chúng tôi xin tóm tắt tổng quát cách truyền ngôi, tập quyền và tản quyền của hệ thống 4C theo như tổ chức mafia dưới 3 hình thức chính yếu là: tham chính, lập công ty kinh doanh, kết thông gia và bè đảng.

*Tham chính

Thông thường, những người có học, có khả năng thường được đề cử, bổ nhiệm vào các chức vụ chỉ huy trong các cơ quan của đảng hay chính phủ. Ngoài những nhân vật kể trên, cần kể thêm một số nhân vật đang tại chức hay vừa rời chức vụ gần đây.

- Nguyễn Thiện Nhân: Phó thủ tướng là con của y sĩ Đông Dương Nguyễn Thiện Thành, gốc người tỉnh Trà Vinh (có tài liệu ghi là Biên Hòa) một cán bộ cao cấp cộng sản đã tham gia từ phong trào Việt Minh. Mặc dù Nguyễn Thiện Nhân đậu tiến sĩ ở Đông Đức và có tu nghiệp ở Harvard, đã bị mất chức Bộ Trưởng bộ Giáo Dục vì bất tài nhưng lại thích phô trương, đã đưa nền giáo dục VN đến chỗ lạc hậu, nhưng vẫn được tiếp tục lưu nhiệm chức vụ Phó thủ tướng, đúng như lời mỉa mai của giáo sư Hoàng Tụy, một nhà giáo dục được trong nước và ngoại quốc nể trọng : Bộ giáo dục (ý nói ông Nhân) trơ như đá, vững như đồng.

- Phạm Bình Minh: hiện là Bộ Trưởng Bộ ngoại giao, con của Nguyễn Cơ Thạch (tên thật là Phạm Văn Cương), phụ tá cho Lê Đức Thọ trong hội nghị hòa đàm Paris và là Bộ Trưởng bộ ngoại giao sau đó (1980-1991). Có tin là con của Phạm Bình Minh cũng đang du học ngành ngoại giao hi vọng nối nghiệp cha ông.

- Trần Tuấn Anh: nguyên lãnh sự Việt Nam tại Hoa Kỳ (San Francisco) là con của chủ tịch Trần Đức Lương.*

* Lập công ty

Những con cháu cán bộ cao cấp không có khả năng học vấn hay thiếu đạo đức (thực ra ông cha cũng đã thiếu đạo đức, nhưng thành phần các ông con nầy trác táng, lêu lỏng, không thể đảm nhiệm vai trò chỉ huy) thì quay ra kinh doanh, lập công ty. Thực ra những công ty nầy chỉ là bình phong để lợi dụng danh nghĩa của ông cha mà làm giàu phi pháp. Số 4C loại nầy thì kể sao cho hết bởi tràn lan khắp nơi ăn chịu với khắp các cơ quan. Chỉ đan kể vài tên con cháu của các cấp lãnh đạo ở Trung ương đảng.

Con rể của Võ Nguyên Giáp

Tên là Trương Gia Bình, là một tỷ phú, giám đốc công ty FPT, là một trong những công ty lớn nhất nước cung cấp dịch vụ internet, truyền thông.

Con rơi của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt

Võ văn Kiệt tên thật là Phan Văn Hòa, người được xem là cấp tiến, mở đầu cho phong trào đổi mới kinh tế. Nhân nói đến đứa con rơi của Võ văn Kiệt tên Phan Thành Nam, tưởng cần nói qua về đạo đức tồi tệ của các nhà lãnh đạo đảng cộng sản.

Ông Hoàng Dũng, Thư ký Văn phòng Trung Ương đảng đã viết về lai lịch của Phan Thành Nam như sau: Theo cụ Nguyễn Văn Linh kể thì Bộ chính trị lúc bấy giờ biết rằng cụ Hồ gặp những khó khăn và thiếu thốn về tình cảm cá nhân, như chuyện muốn nối lại mối tình với người vợ cũ ở Trung Quốc nhưng bị phản đối, do vậy bộ Chính trị có bí mật sắp xếp nhiều người phụ nữ khác để chăm sóc và phục vụ cụ Hồ về mặt sinh hoạt tình dục. Đặc biệt từ thuở còn thanh niên, cụ Hồ đã có một mối tình rất đẹp với một người con gái miền Nam (sự thật nầy đã được nhà văn Sơn Tùng sưu tầm và công bố trong bài viết «Đi tìm Út Huệ»). Biết thế nên lúc nầy Nguyễn Văn Linh là Bí thư Trung ương cục miền Nam phải kín đáo tìm kiếm trong số những cán bộ, du kích miền Nam một số cô gái còn trẻ đẹp để đưa ra miền Bắc phục vụ cụ Hồ và các vị trong bộ Chính trị (đứng đầu là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ). Thời điểm đó thì Võ Văn Kiệt đang là ủy viên Trung ương cục được cụ Linh tin tưởng tuyệt đối và giao cho trực tiếp phụ trách nhiệm vụ đặc biệt nầy. Trong số vài cô gái tuyển lựa được lúc đó chuẩn bị bố trí bí mật đưa ra miền Bắc có một cô còn trẻ và sắc sảo họ Phan. Giữa lúc đó thì tình hình chiến sự đang diễn ra khá ác liệt nên không thể đưa các cô đi ngay được và rồi không hiểu thế nào mà ông Kiệt lại quan hệ dan díu với chính cô gái họ Phan kia. Đến lúc sự việc vỡ lỡ thì cô gái đã có thai mấy tháng, thế là cô ta phải ở lại và cái bào thai đó chính là Phan Thành Nam.

Phan Thanh Nam hiện nay là một tỷ phú đỏ, Tổng Giám Đốc Công Ty quốc doanh Tracodi, chuyên về «xuất khẩu lao động», xuất cảng hàng hóa, xây cất và du lịch.

Điều cần nói thêm là ông Kiệt cũng có chính thức 2 vợ: bà vợ cả tên là Trần Kim Anh và 3 đứa con đã chết trong chiến tranh, chỉ còn lại đứa con gái tên là Võ Hiền Dư. Ông lấy vợ kế là Phan Lương Cầm nổi tiếng tham nhũng được các công ty đặt tên là Bà Mười Cầm vì tất cả các dự án đầu tư đều phải đóng «hụi chết » cho bà ít nhứt 10%.

Con của nguyên thủ tướng Phan Văn Khải

Tên là Phan văn Tỵ tục danh là Hoàng Tỵ là một tay du đảng chọc trời khuấy nước, có lần vì tranh giành địa bàn buôn lậu đã bắn chết Phạm Văn Hưng là sĩ quan công an, con của Phạm Thế Duyệt cũng là đảng viên trong Trung ương đảng, chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc. Về kinh doanh, Hoàng Tỵ lợi dụng thế lực của cha và của các đồng chí của cha, nhập cảng lậu xe hơi cũ rồi tân trang lại bán sang Trung Đông, nhập cảng xe đạp mới nguyên chiếc từ Thái Lan, Singapore đem tháo ra từng bộ phận rồi lắp ráp lại (bởi luật VN lúc ấy chỉ cho phép bán xe đạp lắp ráp ở VN), bán với giá gấp đôi gấp ba. Hoàng Tỵ cũng là chủ nhân của hai đại khách sạn Hoàng Gia và Planet ở Saigon và HàNội, cho du khách ở tại hai khách sạn nầy được ưu tiên khỏi bị xét hỏi khi đến và khi rời phi trường. Nhờ tất cả mánh khoé và thế lực, Hoàng Tỵ cũng là một tỷ phú.

Con của Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng bộ Quốc Phòng

Phùng Quang Thanh xuất thân là một bộ đội không có học thức nhưng nhờ phe cánh thân Trung Cộng trong đảng nên được phong quân hàm đại tướng, giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng từ nhiều năm nay. Con trai của Phùng Quang Thanh là Phùng Quang Hải, lý lịch cũng không ghi học lực và trường đào tạo, nhưng mang cấp bậc Thượng tá, là Tổng giám đốc Công ty xây dựng 319 là một công ty quốc doanh bao gồm hơn mươi công ty hoạt động trong lãnh vực xây cất, cung cấp vật dụng cho quân đội và các cơ quan chính phủ trên địa bàn khắp nước. Đây là một nguồn lợi khổng lồ cho gia đình họ Phùng và các phe cánh trong đảng để tham nhũng và độc quyền các lãnh vực béo bở.

Nếu cần phải kể thêm thành tích của những 4C vì ăn chia không đồng đều bị tố cáo hay bị ra tòa, hay bị làm vật tế thần thì có mấy vụ gần đây như Mai Văn Dậu, Thứ trưởng Bộ Thương Mại bị ra tòa cùng với con là Mai Thanh Hải vì tham nhũng trong việc xuất nhập cảng, Đoàn Văn Kiểm, chủ tịch Hội đồng Quản Trị Tập đoàn Than - Khoáng sản bị bãi chức vì cho phép em là Đoàn Duy Thức khai thác quặng mỏ trái phép, Phạm Thanh Bình, chủ tịch Hội Đồng Quản trị Tổng đoàn Công nghiệp Tàu Thủy VN bị bắt giam vì bổ nhiệm con trai là Phạm Bình Minh (một Bình Minh khác, không phải là Bình Minh con Nguyễn cơ Thạch) vào công ty Vinashin, Đỗ Trung Tá, Bộ trưởng bộ Bưu Chính Viễn Thông, bị cảnh cáo vì cho con rể là Hoàng Minh gian lận trong việc trúng thầu.

Đảng Cộng Sản Việt Nam cai trị bằng bạo lực và áp dụng luật mafia ngay trong hàng ngũ đảng viên cao cấp của họ theo kiểu mạnh được yếu thua. Trong sự phá sản hàng tỷ mỹ kim của công ty Vinashin, người chịu trách nhiệm là Nguyễn Tấn Dũng thì không hề hấn gì trong khi bộ trưởng Phạm Thanh Bình bị bắt giam vì một sự bổ nhiệm. Vụ ăn hoa hồng trong việc in giấy bạc polymer ở Úc (12 triệu Úc kim) liên hệ đến nguyên Thống đốc ngân hàng Lê đức Thúy đã có bằng chứng rõ ràng thì chẳng ai bị tù tội.

Lãnh đạo Việt Nam hôm nay làm trò hề và gây ô nhục cho đất nước mà không biết nhục. Vũ Văn Hiến, Ủy viên trung ương đảng, Tổng giám đốc Truyền hình VN gởi con gái tên Kiều Trinh sang Thụy Điển tu nghiệp bị cảnh sát Thụy Điển bắt vì ăn cắp trong siêu thị, bị báo chí trong nước phanh phui nhưng vẫn được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Văn hóa – Du Lịch của đài truyền hình, chưa kể Hiến đưa bè đảng vào cơ quan để tham nhũng, bị nhân viên các cấp tố cáo nhưng vẫn bình chân như vại.

*Kết thông gia và bè đảng

Người Việt Nam ta có câu Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, những cán bộ cao cấp gian manh thường tìm gần nhau để hợp quần gây sức mạnh trong công cuộc trấn áp, bóc lộ lương dân. Những cuộc liên kết giữa các cán bộ qua các cuộc hôn nhân là một hình thức lưu chuyển quyền hành và tham nhũng theo hàng ngang và hàng chéo đến độ hệ thống tham nhũng Việt Nam hôm nay là những loại ung thư đang tàn phá một cơ thể chỉ chờ ngày bị tiêu hủy toàn diện. Dĩ nhiên không sao kể hết loại liên kết nầy, chỉ cần đan kể vài thông gia gần đây tạo nhiều tai tiếng to lớn.

Tại Việt Nam, nhắc đến tướng công an Nguyễn Đức Nhanh là người dân kinh sợ và khinh bỉ vì chánh sách đàn áp lương dân và tham nhũng của tên trùm công an nầy (đàn áp giáo dân Thái Hà). Nhanh đảm nhiệm 2 chức vụ: Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2 (tổng cục 1: lo về tình báo hải ngoại, tổng cục 2: lo về an ninh quốc nội) kiêm Giám Đốc Công An TP HàNội. Nguyễn Đức Nhanh kết thông gia với Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng bộ ngoại giao, Chủ tịch Ủy Ban nhà nước về người VN ở nước ngoài. Như vậy hai gia đình thông gia nầy đảm nhiệm vai trò chiến lược của đảng Cộng Sản và chánh phủ Việt Nam.

Trương Mỹ Hoa, Phó chủ tịch Quốc hội (2002-2007) là con của Trương Văn Đẩu, Tỉnh ủy viên Gò Công (cũng gốc là phu cạo mủ cao su) có em là Trương thị Hiền, Hiệu trưởng trường Cán bộ TPHCM, kết hôn với Lê Thanh Hải, Ủy Viên Trung ương đảng, Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Lê Thanh Hải làm sui với Huỳnh Ngọc Sỹ nổi tiếng trong vụ tham nhũng xây xa lộ Đông Tây nối liền từ Bình Chánh đến Saigon, qua Thủ Thiêm chạy đến Cát Lái trên đường về miền Tây. Xa lộ nầy do Nhật viện trợ và giao cho công ty Nhật PCI xây cất, Huỳnh Ngọc Sỹ làm quản lý. Lúc đầu, Sỹ đòi hối lộ 15%, sau sụt xuống 10% và đã nhận 2.6 triệu MK thì bị báo chí Nhật phanh phui, 4 người đại diện công ty Nhật bị Nhật bắt giữ vì đưa hối lộ. Chánh phủ Nhật đòi Việt Nam phải có biện pháp chế tài với người nhận hối lộ là Huỳnh ngọc Sỹ nhưng VN vẫn binh vực Sỹ khiến Nhật trả đủa bằng cách ngưng tất cả tiền cho vay ODA và đòi lại 30 triệu tiền viện trợ, điều hiếm có trong lịch sử bang giao quốc tế. Trước áp lực của các quốc gia viện trợ cho VN và Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đành phải miễn cưởng đưa Sỹ ra tòa với án chung than khổ sai, sau giảm xuống 20 năm tù. Thì ra Sỹ chỉ là vật tế thần của một tập đoàn tham nhũng, mà những án vụ tham nhũng như thế chỉ là hãn hữu trong số ngàn ngàn vụ tham nhũng chẳng bao giờ bị phanh phui bởi được bao che từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài và 700 cơ quan truyền thông trong nước chỉ là bầy két lập lại luận điệu của nhà cầm quyền. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có một vài ngoại lệ khi báo chí đăng tin tham nhũng liên quan đến 4C, hoặc vì nhà báo có lương tâm, hoặc vì thanh toán nội bộ bởi chia phần không sòng phẳng. Thí dụ như trường hợp khi báo chí đăng tin tiền in của công ty TechBank của Lê Đức Minh là con của nguyên thống đốc ngân hàng Lê Đức Thúy không có phẩm chất thì hai tờ báo Thời Đại và Công Lý bị đình bản, và 6 tờ báo khác như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, An Ninh Thủ Đô, Công Luận...bị cảnh cáo.

Về chuyện nhà báo bị khủng bố vì dám đá động đến việc tham nhũng của các 4C, tưởng cũng nên nhắc lại một vụ tham nhũng lớn bị phanh phui cách đây 5 năm, nhưng vụ án đã bị ém nhẹm vì liên quan đến các thủ phạm ở chóp bu, nhưng hai phó tổng biên tập của báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ bị bắt giam và 5 phóng viên bị thu hồi thẻ hành nghề vì tội phá hoại an ninh quốc gia. Vụ tham nhũng bị vở lở khi công an bắt được 2 cầu thủ cá độ ngày 13/12/2005 và cuộc điều tra cho biết Bùi Tiến Dũng, Tổng Giám Đốc Đơn vị Quản Lý các dự án PMU-18 đã chi tiêu 2.6 triệu trong trò chơi cờ bạc nầy. PMU-18 (Project Management Unit) trực thuộc bộ Giao Thông Vận Tải (GTVT) là cơ quan phụ trách thực hiện xây cất các dự án cầu đường với số vốn 20 tỷ gồm ngân sách quốc gia và quỹ tài trợ ODA của Nhật, Tây Âu và Ngân hàng Quốc Tế (World Bank). Bùi Tiến Dũng là con trai của Bùi Thiện Ngộ, Bộ trưởng Bộ Công An, cấu kết với Nguyễn Việt Tiến (Thứ trưởng Bộ GTVT), Phạm Tiến Dũng (Trưởng phòng tài chánh), rể của Nguyễn Việt Tiến cùng với Phạm Hoàng Hải, rể của Nông Đức Mạnh, Nguyễn Việt Bắc, rể của Đào Đình Binh (Bộ trưởng Bộ GTVT) cùng với nhiều bạn bè hàng họ lập ra hàng chục công ty để trúng thầu dù các công ty nầy không khả năng và không vốn. Tài sản tham nhũng của Nguyễn Việt Tiến, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Việt Bắc, mỗi người trên trăm triệu MK. Báo Thanh Niên tiết lộ là có ít nhất 40 quan chức cao cấp liên quan đến vụ tham những khổng lồ nầy. Bị gọi ra thẩm vấn trước tòa án, Bộ trưởng Đặng Đình Binh tuyên bố «Tôi thuộc diện Trung ương quản lý» có nghĩa là chỉ trả lời với trung ương đảng mà thôi. Ngoài ra, 2 đảng viên cao cấp là tướng Cao ngọc Oánh, Cục trưởng Cục điều tra C15, Phạm Xuân Quấc, Cục trưởng Cục điều tra C14 cũng bị dính líu, nhưng được miễn truy tố, rốt cuộc chỉ có Bùi Tiến Dũng và các « tép riu» bị lãnh án.

Một vụ tham nhũng khác gần đây còn to tát hơn là vụ Vinashin liên quan đến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm thất thoát 5 tỷ mỹ kim, nhưng rút kinh nghiệm đau thương vụ PMU-18, không một tờ báo nào dám hé môi. Trên thế giới, có quốc gia nào tham nhũng và ngang ngược như Việt Nam cộng sản hay không ?

Ngoài việc cấu kết quyền lực bằng kết thông gia, các cán bộ cộng sản các cấp đều kết nạp đàn em hàng họ làm vây cánh để chia chác lợi nhuận tham nhũng và bao che lẫn nhau. Điển hình như khi Nguyễn Tấn Dũng về trung ương thì kéo theo Lê Hồng Anh vào bộ Công An, Huỳnh Vĩnh Ái vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Thể Thao quốc gia (như Thứ trưởng), Trần Chí Liêm, Thứ trưởng Bộ Y Tế. Đọc lý lịch các cán bộ trong các cơ quan nhà nước và công ty quốc doanh, từ trung ương đến làng xã đều thấy bóng dáng của nguời chỉ huy. Một người bạn của người viết khi về thăm quê hương ở một quận lỵ thuộc tỉnh Long An gặp rất nhiều nhân viên trong quận, thậm chí đến người phu quét chợ, nói tiếng giọng «trọ trẹ» như ông huyện ủy. Trong khi đó, đồng chí Giải phóng miền Nam thì phải trở về cái chòi lá xiêu vẹo bên bờ kinh để chờ chết trong nghèo đói, và bà mẹ chiến sĩ răng rụng quần áo tả tơi đứng trước cơ quan xỉa xói «phải chi hồi đó tao kêu lính Quốc Gia bắt nhốt hết cái bọn khốn nạn nầy !».

Cái «bọn khốn nạn» nầy đã dùng mọi mưu chước xão quyệt để cai trị với chánh sách bạo ngược miền Bắc trong 66 năm và cả nước trong 36 năm qua và hôm nay run sợ phủ phục trước bọn đàn anh láng giềng để «dựa hơi» tiếp tục kềm kẹp 90 triệu dân Việt Nam hầu tiếp tục vơ vét bóc lột mà viễn ảnh cuộc cách mạng mùa xuân Á Rập làm chúng vừa hoảng hốt, vừa càng hung hản hơn.

Thay lời kết

Khi Việt Nam bắt đầu mở cửa với chánh sách gọi là «đổi mới» vào cuối thập niên 80, khi sinh viên Việt Nam lũ lượt ra nước ngoài du học hay tu nghiệp, nhiều người Việt Nam trong nước và nhất là ở hải ngoại hi vọng nước Việt Nam sẽ lần lần thoát khỏi được chế độ độc tài, nghèo đói và chậm tiến. Họ hi vọng với sự tiếp cận tinh thần tự do và kỹ thuật Tây phương, đất nước Việt Nam sẽ được khai phóng hơn. Nhưng đó chỉ là ảo vọng. Trong 20 năm qua, hàng ngàn sinh viên Việt Nam du học và tu nghiệp ở các nước dân chủ và kỹ nghệ đã trở về nước, chẳng những không giúp gì cho đất nước khả quan hơn mà còn đồng lỏa với những người lãnh đạo bất tài, vô lương để gia tăng thêm guồng máy tham nhũng, đưa đất nước mỗi ngày mỗi tồi tệ hơn. Hãy nhìn vài ủy viên trung ương đảng như Nguyễn Thiện Nhân, Cao Đức Phát, Lê Mạnh Hà, Lê Đức Thúy, Nguyễn Thị Đoan, Phạm Bình Minh, Nguyễn Thanh Nghị ...và biết bao Bộ trưởng, Tổng giám đốc, Giám đốc cơ quan là những sinh viên tốt nghiệp từ Mỹ, Canada, Úc, Anh, Đức, Pháp, họ chỉ lợi dụng cái nhãn hiệu du học ngoại quốc để vinh thân phì gia, làm tay sai hay tác nhân trong hàng ngũ quỷ đỏ. Họ chỉ là những cái lọ bằng đất sét được tráng men và một đất nước bị cai trị bằng những cái đầu nhồi nhét đất sét thì làm sao khá lên được.

Khi cuộc «cách mạng mùa xuân» lần lượt bùng nổ tại các quốc gia Á Rập, nhiều người Việt Nam ở hải ngoại và một ít người Việt Nam trong nước hớn hở. Họ hớn hở bởi họ hi vọng khi thấy những chế độ độc tài đã thống trị ngót mấy mươi năm tại những vùng đất mà không ai nghĩ dân chúng có thể nổi dậy thì bỗng chốc lại bốc lên khói lửa, dân chúng đồng loạt xuống đường để lật đổ chế độ độc tài, thanh toán bè lũ ác ôn. Người Việt hải ngoại hi vọng những biến cố nầy sẽ lan tràn đến Việt Nam. Nhưng hi vọng ấy chóng đi qua để trở về với nỗi thất vọng bởi lẽ Việt Nam hôm nay chưa hội tụ đủ những yếu tố của một cuộc «cách mạng mùa xuân Á Rập ».

Trước tiên phải kể đến chế độ kiểm soát, kềm kẹp người dân VN quá tinh vi và nghiệt ngã. Tuy những thống kê của nhà nước mang bản chất phô trương, khoác lác, với con số 3 triệu đảng viên, 2 triệu cảnh sát công an và nửa triệu quân nhân, tuy vẫn biết có nhiều đảng viên bất mãn vì bị lừa dối hay bị bạc đãi, và không phải cảnh sát công an nào cũng có được chức vụ để có thể tham nhũng trong một xã hội có nền văn hóa phong bì, nhưng phải hiểu là thành phần trung kiên, cúc cung tận tụy cho chế độ, chiến đấu cho chế độ đến giọt máu cuối cùng để cùng chia sẻ và bảo vệ quyền lợi cũng rất đông đảo. Bị nhuộm đỏ khối óc và đánh mất lương tri, nhóm đảng viên lớn nhỏ nầy đang chia chác các đặc quyền đặc lợi trong một hệ thống quyền lực mafia, dùng mọi biện pháp sắt máu để cai trị và bóc lột người dân còn thậm tệ hơn thời Pháp thuộc.

Trong lịch sử, cuộc cách mạng nào cũng bắt đầu bằng sự nổi dậy của khối người bị áp bức. Nhưng muốn cảm nhận được sự áp bức, người dân cần được thông tin những quyền lợi căn bản của con người, những cảnh sống tự do, no ấm để từ đó cảm nhận thân phận mà đòi hỏi. Dưới chế độ độc tài, công an trị của cộng sản Việt Nam, mọi thông tin từ bên ngoài, bên trong có mảy may bất lợi cho chế độ đều bị kiểm duyệt và ngăn chận, mọi hành động đối kháng đều bị tiêu diệt từ trong trứng nước. Người dân chỉ được quyền nghe biết những gì chánh phủ nói. Từ khi có truyền thông qua trang mạng, thông tin tuy có lưu hành nhiều hơn, nhưng luôn bị bức tường lửa ngăn chận. Internet vẫn còn là phương tiện truyền thông của lớp thị dân trung lưu hay giàu có, vốn là thành phần bằng lòng với cuộc sống, với chế độ, trong khi 80% dân số là những nông dân, thợ thuyền nghèo khổ, ít học, phải vật vã với bữa no bữa đói thì thời giờ tim óc đâu mà nghe tin tức, mà nghĩ đến đấu tranh trong cảnh giành giựt giữa những người đồng cảnh ngộ và trạng thái kềm kẹp thường xuyên của hệ thống cán bộ, công an .

Ngoài chuyện thông tin từ thế giới bên ngoài và trong nước bị bưng bít, bị kiểm duyệt, cơ cấu dân số VN hiện nay còn là một yếu tố giải thích phần nào lý do cuộc «cách mạng mùa xuân» chưa đến VN. Nếu tính với người dân VN sinh ra sau 1975 thì thành phần nầy nay đã 35 tuổi và nếu phải kể thêm những đứa trẻ khoảng 5 tuổi vào năm 1975 thì đến nay họ cũng đã đến tuổi 40. Đó là thế hệ người Việt chẳng biết gì về chiến tranh Việt Nam, chẳng có ý niệm gì về chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Năm 2008, số người VN đưới 40 tuổi chiếm đến 66% dân số. Ngoài ra, lớp trẻ sinh ra sau 1986 là năm cộng sản bắt đầu chánh sách đổi mới kinh tế thì đến nay lớp người nầy đã hơn 20 tuổi. Như vậy, trên đất nước VN hiện nay có hơn phân nửa dân số chưa biết thế nào là kinh tế «xếp hàng cả ngày» và chế độ «Mỹ Ngụy» để họ có thể xác định một lập trường chính trị rõ rệt chống Cộng hay theo Cộng. Dĩ nhiên, sanh ra và lớn lên trong nền giáo dục bác đảng và văn hóa phong bì, đa số người Việt Nam trong nước hiện nay không có chọn lựa nào khác là phải sống theo những bản chất của người cộng sản. Tuy nhiên, đó cũng là một sức mạnh vô song để hi vọng lật đổ chế độ bạo tàn cộng sản nếu khát vọng tìm tự do và no ấm được huy động.

Khi 36 người tự xưng là trí thức gởi thư ngỏ cho chánh phủ bạo quyền, nhiều chống đối và mỉa mai vì «quá khứ» của người chủ xướng và cung cách, ngôn từ sử dụng trong thư ngỏ đã khiến một số người có thành tín, ưu tư với đất nước đồng ký tên bị vạ lây. Phải hiểu rằng những người bỏ xứ ra đi là những người không chấp nhận sống với chế độ Cộng Sản và sự trở về, thỏa hiệp với chế độ là hành động thiếu lương tri. Vã chăng, với 66 năm cầm quyền bằng phản bội, dối trá và bạo lực của chế độ cộng sản đã quá đủ để cho người có chút suy nghĩ hiểu rằng thỏa hiệp với cộng sản đồng nghĩa với khuất phục hay đầu hàng. Với cộng sản, biên giới bạn và thù họ đã vạch rõ. Trừ một thiểu số người, chỉ vì ham danh ham lợi, ngụy trang dưới lớp son phấn thương nước thương dân, đã ra đi trong nhục nhã năm xưa rồi hôm nay quay về hợp tác với bạo quyền, cộng đồng 3 triệu người Việt tỵ nạn trên thế giới tự do trong 36 năm qua, mỗi người, mỗi cách đã kiên quyết chống chế độ cộng sản. Những cuộc biểu tình, tuyên ngôn, bài viết, bài nói chuyện của cộng đồng người Việt tỵ nạn qua các phương tiện truyền thông phổ biến khắp năm châu là một sức mạnh mà cộng sản khiếp sợ bởi lẽ đó là tiếng nói của người Việt tự do nói cho Thế giới tự do biết được những xấu xa của chế độ cộng sản Việt Nam, và do đó chánh quyền cộng sản tìm mọi cách ngăn chận tiếng nói nầy vang dội trong nước làm thức tỉnh 90 triệu người dân đang bị họ bịt mắt bịt tai.

Hàng năm, vào dịp Tết, dịp hè, hàng triệu người Việt, trước đây đã bị bạo quyền đày ải trong các trại tù, trại cải tạo, hay nín thở trong các đám lau sậy chờ giờ lên ghe, đi tìm cái sống trong cái chết, thì nay họ đã sớm quên những ngày ngục tù, nhục nhã khi xưa, nhởn nhơ trở về du hí trên cái đất nước mà đồng bào họ không có cơ may vượt thoát được. Sự có mặt của những du khách Việt kiều nầy cũng là một nguyên nhân khiến cho «cuộc cách mạng mùa xuân» chậm đến. Họ hằn sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo và niềm cay đắng giữa những người đồng cảnh ngộ khi xưa, và dưới mắt của người bất hạnh, có gì khác biệt trong sự phản bội giữa người bạn cũ và người thù mới. Người bạn cũ phải ngoảnh mặt để khỏi bị tủi nhục mà kẻ thù mới còn khinh rẻ họ nhiều. Tuy nhiên, không phải ai trở về cũng là những du khách bị «mất trí». Có những người, phải nói là hiếm hoi, trở về quê để xây lại mồ mả tổ tiên đã bị cộng sản đào xới vì hận thù, vì chiếm đất, hay mang về những món quà mà họ đã chắt chiu dành dụm trong những ngày lao tâm lao lực ở xứ người để tiếp sức cầm hơi cho thân nhân đói khổ, thông tin cho người bị bịt tai biết được những quyền tự do, bình đẳng ở thế giới bên ngoài để như vết dầu thắp sáng ngọn nến cách mạng. Nếu cứ mỗi năm, hai triệu du khách Việt kiều trên các nẽo đường du hí, thay vì nhi nhô tiếng Tây tiếng Mỹ, khoe khoang nhà cao cửa rộng, thực hay láo, làm cho đồng bào nghèo khổ càng thêm bi phẩn, thì hãy mang về cho đồng bào những bản tin, những tấm ảnh, đại loại như cha Lý bị bịt miệng trước tòa án, công an đánh đập giáo dân Thái Hà, công ty Vinashin bị tập đoàn lãnh đạo tham nhũng hàng tỷ mỹ kim, để cho người dân biết được sự thật bị bít kín, khơi động mối hận thù cộng sản, thì cuộc cách mạng mùa xuân Việt Nam có cơ may sẽ đến nhanh hơn.

Nghĩ cho cùng, lịch sử chỉ là sự lập lại những biến cố giống nhau trong những thời điểm và địa điểm khác nhau. Mọi chế độ độc tài rồi cũng bị tiêu diệt. Hình ảnh cha con Kadhafi phơi thây sình thúi trong cái nhà kho, Moubarak nằm im bất động trên cái «băng ca» trước tòa án, phải chăng đó cũng là hình ảnh ngày tàn của những bạo chúa cộng sản Việt Nam một ngày nào, xa hay gần

Tổng số lượt xem trang