Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

SỞ HỮU TOÀN DÂN

-SỞ HỮU TOÀN DÂN

Tô Văn Trường

GS Nguyễn Lang viết bài “Về chế độ sở hữu đối với đất đai” đăng trên Tầm nhìn, có ý kiến cho rằng phải xem lại khái niệm sở hữu toàn dân vì nghĩ đó là quan điểm không thể thực hiện được (non-operational concept).

Trong bài viết của GS Nguyễn Lang có nói đến lịch sử nhân loại bắt đầu bằng đất đai công hữu, rồi đất đai thuộc nhà vua như ở Việt Nam, vua tạm ban cho quan lại có công, nhất là khi vua không có chính sách thu thuế để trả lương. Như vậy, đất đai sơ khởi là của tập thể, vì lúc đầu của nhân loại phải hợp quần săn bắt, hái trái nên phải hoạt động chung. Nhưng khi có thặng dư thì rõ ràng đất đai thuộc về kẻ có quyền lực và nắm được quyền lực. Công hầu bá tước ở Trung Quốc và ở châu Âu đều có đất đai riêng. Họ cho nông nô cấy rẽ. Ở Việt Nam thì chủ yếu đất đai thuộc làng xã, hay thuộc vua, không có công hầu bá tước. Quan hay vương thời nhà Trần cũng chỉ được tạm chia quyền xử dụng để lấy tô mà sống.


Theo chúng tôi hiểu, dù ở châu Âu, Trung Quốc hay Việt Nam đó là mầm mống của tư hữu. Quyền tài sản tư thuộc một nhóm người. Hoàn toàn không có cái quan điểm là đất đai là của toàn dân. Khi xã hội phát triển thêm, có công nghiệp và cần tôn trọng tư hữu thì quan điểm tư hữu cá nhân ra đời. Từ đó nó nối liền với quyền con người, quyền được bảo vệ cái mình làm ra, tức là bảo vệ tư hữu. Như vậy xã hội hiện nay, ở mọi nơi đều có quyền tư hữu cá nhân, tư hữu tập thể và tư hữu nhà nước (hay gọi là công hữu cũng được). Không thể có cái gọi là tư hữu toàn dân. Và đặc biệt là không thể đi ngược lại lịch sử để bảo rằng quyền tư hữu là phản tiến hóa.


Ở Mỹ đối với người da đỏ thì khi giữ quyền tư hữu tập thể thì là có lợi nhất cho họ. Hiện nay do việc Hiến pháp Mỹ cho phép họ tự lập và tự làm ra luật của họ, họ đã đem đất cho thuê làm sòng bạc. Họ không thể phân chia vì không biết làm gì với đất. Như vậy không có tư hữu cá nhân vì nó chẳng lợi gì, đất của họ so với dân thì thừa mứa.


Trao đổi ý kiến trên với GS Nguyễn Lang được ông giải thích cần phân biệt sở hữu cá nhân đối với tư liệu tiêu dùng và đối với tư liệu sản xuất chủ yếu. Sở hữu cá nhân về tư liệu tiêu dùng không có ai phủ nhận. Với sở hữu cá nhân đối với những tư liệu sản xuất không phải là chủ yếu như xe máy của người làm nghề xe ôm, vận chuyển hàng hóa, không ai phủ nhận quyền sở hữu cá nhân. Phạm trù sở hữu với các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt được xác nhận ngay từ đời chế độ nô lệ, qua Luật La mã và tới nay vẫn được vận dụng.


Hiến pháp và đường lối của Đảng đều công nhận ba chế độ sở hữu là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân (ngay cả đối với tư liệu sản xuất). Vấn đề sở hữu của toàn dân là một thực thể đã hình thành trong các nước, tuy cách gọi có khác nhau. Đơn giản là các tài sản được xây dựng bằng vốn ngân sách là thuộc sở hữu toàn dân chứ không phải thuộc sở hữu nhà nước. Sở dĩ như vậy vì ngân sách là do toàn dân góp để hình thành và giao cho Nhà nước (thực ra là hệ thống cơ quan hành pháp) quản lý và sử dụng chứ không giao cho hệ thống cơ quan này quyền sở hữu đối với tài sản đó. Mặt khác, những di sản văn hóa lịch sử, những thắng cảnh, những khu bảo tồn sinh thái (chùa Một cột, đền thờ vua Hùng, Vịnh Hạ Long, khu rừng quốc gia Cát Tiên vv....) cũng thuộc sở hữu toàn dân. Trước dó, các tài sản này thuộc về sở hữu của các cộng đồng. Khi nhà nước ngày càng phát triển thì vai trò của cộng đông ngày càng bị thu hép để thay bằng vai trò của nhà nước. Do đó, không có vấn đề tranh cãi là có sở hữu toàn dân không vì đó là điều tất yếu. Công hầu, bá tước phương Tây có quyền sở hữu đất đai mà họ chiếm hữu nhưng tại VN không có tình hình đó. Tại VN, vua giao đất phong hầu nhưng không có nghĩa là đất đó thuộc quyền sở hữu của nhà vua mà đất đó vẫn thuộc quyền sở hữu của cộng đồng làng xã.. Đây cũng là một vấn đề liên quan đến đặc điểm của phương thức sản xuất Á đông mà Mác-Ăng ghen có đề cập đến nhưng lại không có điều kiện nghiên cứu làm rõ. Bản báo cáo “Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai” do Bộ Tài nguyên & Môi trường soạn thảo tháng 9/2012 có giới thiệu chế độ sở hữu Nhà nước về đất đai tại một số nước như Israel, Nam phi, chế độ sở hữu hoàng gia tại Anh, Nhật, Brunay, Campuchia, Indonêxia, Malaxia. Như vậy, giữa chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, bên cạnh sự dị biệt cụ thể, vẫn có sự tương đồng với chế độ sở hữu Nhà nước và chế độ sở hữu hoàng gia với tư cách là “chế độ sở hữu chung về đất đai”.

Vấn đề rắc rối là muốn không công nhận quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai chứ không phải là phủ nhận quyền sở hữu toàn dân nói chung, cũng không phải là quay ngược lại lịch sử mà thể hiện quá trình vận động ít nhiều có tính quy luật đối với chế độ sở hữu. Sở dĩ như vậy vì đòi hỏi phải thực hiện quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai. Trong thực tế, quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai vẫn được xác nhận dưới hình thức quyền sở hữu hạn chế, một hình thức sở hữu được luật pháp các nước công nhận, trước hết là qua bộ Luật hình sự. Do đó, cần làm rõ quyền sở hữu hạn chế của tư nhân đối với đất đai là như thế nào ?


Đối với đất đai, ngoài chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, còn có chế độ sở hữu hạn chế của tư nhân đối với đất đai qua việc giao cho tư nhân quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất nói riêng, quyền sử dụng tài sản nói chung là một lọai hàng hóa được lưu hành trên thị trường từ dưới chế độ nô lệ (nên có thể đó là nguyên nhân dẫn đến việc Luật La Mã phải đề cập đến chế độ sở hữu và ba quyền liên quan). Việc mua-bán quyền sử dụng tài sản được hợp thức hóa và Luật hóa trong bộ Luật hình sử của tất cả các nước, trong đó có VN. Khi một người cụ thể đã mua (hoặc được giao) quyền sử dụng tài sản đó thì người đó có quyền chiếm hữu quyền sử dụng tài sản (không phải là chiếm hữu quyền sở hữu tài sản), quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản đó. Phương Tây xác định đó là quyền sở hữu hạn chế của người chỉ có quyền sử dụng tài sản để phân biệt với quyền sở hữu của người có quyền sở hữu đối với tài sản đó.


Ở Mỹ, không có ý niệm sở hữu toàn dân. Chỉ có đất đai thuộc về: 1) Nhà nước trung ương (Liên bang) 2) Nhà nước địa phương (bang, tỉnh, thành phố). Thuộc về ai thì nơi đó được sử dụng hoặc được quyền bán hẳn sở hữu hay bán quyền sử dụng trong một thời hạn, được hưởng lợi tức cũng như chịu mọi trách nhiệm về chi phí bảo tồn, quản lý. Địa chỉ trách nhiệm như vậy hết sức rõ ràng. Nếu chỉ bán quyền sử dụng thì người sở hữu đất vẫn chịu trách nhiệm cuối cùng (nếu như để người sử dụng làm ô nhiễm môi trường chẳng hạn), và không thể đổ lỗi cho người sử dụng.


Về tư hữu của hoàng gia thì hoàng gia được toàn quyền thu món lợi cho gia đình họ (thí dụ như hoàng gia Anh). Rõ ràng đó là tư hữu tập thể. Ngay ở VN, có đất thuộc vua, có đất thuộc làng và có đất thuộc cá nhân. Đó cũng là hình thức tư hữu (của vua, của tập thể hoặc cá nhân). Của vua hay hoàng tộc thì không ai được động đến và không thể nhân danh "toàn dân".


Quốc hội đã và đang thảo luận về sửa Luật đất đai, cần thấu hiểu bản chất của khái niệm sở hữu toàn dân, hình thức tư hữu. Không thể có cái gọi là tư hữu toàn dân. Và đặc biệt là không thể đi ngược lại lịch sử để bảo rằng quyền tư hữu là phản tiến hóa. Cần phân biệt rõ ràng thấu đáo các chính sách thu hồi đất đai dưới các danh nghĩa khác nhau với trưng mua theo thị trường để không đẩy người dân vào các cuộc khiếu kiện liên miên gây bất ổn xã hội như vừa qua.

Về chế độ đa sở hữu đối với đất đai. (Kỳ 1)


Quá trình phát triển chế độ sở hữu chung về đất đai.

Chế độ sở hữu nguyên thủy về đất đai là chế độ sở hữu chung của các cộng đồng xã hội nguyên thủy. Chế độ sở hữu nguyên thủy về đất đai là chế độ sở hữu chung của các cộng đồng nguyên thủy và lúc đó chưa có sở hữu tư nhân cũng như sở hữu chung của nhà nước về đất đai. Đến ngày nay, chế độ sở hữu chung đối với đất đai nói riền vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu là :


Tại Việt nam

Dấu vết của chế độ sở hữu chung của xã hội cộng đồng nguyên thủy đối với đất đai thể hiện dưới mấy hình thức chủ yếu sau đây :
- Hình thức ruộng phong gồm thác đao điền cấp cho người có và ruộng đất cấp cho các vương hầu quốc thích thì có quyền thừa kế, nhưng các vương hầu quốc thích. Ruộng được cấp này vẫn thuộc sở hữu công của làng xã. Người nhận đất phong hầu, đất thác đao không có quyền sở hữu đất được giao nhưng có quyền sở hữu đối với một phần hoa lợi do đất đó dem lại.

Ngoài ra còn có “cuốn sổ đỏ 400 năm tuổi” bằng đá tại đình làng Trung tự trả lại quyền sở hữu đất cho dân làng. Đất này vốn đã bị Thái phó Việt quận công chiếm làm đất quân phòng, đẩy người dân làng phải di dời đi nơi khác, nay được trao trả lại cho dân làng.


- Hình thức ruộng làng dùng vào những việc có tính chất chung như ruộng học điền, ruộng tế điền, ruộng binh điền, ruộng cô nhi quả phụ, quân điền, lương điền. Người nhận ruộng công chỉ có quyền sử dụng các loại ruộng đó được giao sử dụng trong một thời gian nhất định và người được giao quyền sử dụng đất không được phép bán đất đó cho người khác.

Khi hết định kỳ giao, làng xem xét và điều chỉnh việc giao quyền sử dụng đất cho những đối tượng cụ thể khác. Hình thức sở hữu chung này cũng được xác định trong bộ Luật Hồng Đức và tồn tại đến một thời gian sau Cách mạng tháng 8/1945.

- Một số vùng đất rừng của đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn được đồng bào coi đó là rừng thuộc tài sản chung của buôn làng và các thành viên của buôn làng có nghĩa vụ bảo vệ đất rừng đó.




Ở phạm vi thế giới




- Bản báo cáo Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai do Bộ TN7MT soạn thảo tháng 9/2012 có giới thiệu chế độ sở hữu Nhà nước về đất đai tại một số nước như Israel, Nam phi, …, chế độ sở hữu hoàng gia tại Anh, Nhật, Brunây, Campuchia, Indonêxia, Malaxia, …. Như vậy, giữa chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, bên cạnh sự dị biệt cụ thể, vẫn có sự tương đồng với chế độ sở hữu Nhà nước và chế độ sở hữu hoàng gia với tư cách là “chế độ sở hữu chung về đất đai”.



Vẫn có sự tương đồng với chế độ sở hữu Nhà nước và chế độ sở hữu hoàng gia. (Ảnh minh họa)

- Từ 1870, Chính phủ Mỹ thiết lập những khu riêng cho người da đỏ để qua đó chấm dứt việc các bộ tộc da đỏ tiến hành các cuộc chiến tranh dành giữ đất của họ và hứa bảo vệ đất của người da đỏ, bảo vệ quyền lợi của người da đỏ sống trong các khu đó.


Đến năm 1924, QH Mỹ thông qua một đạo luận quy định là tất cả mọi người da đỏ đều là công dân nước Mỹ. Nay có đến khoảng 300 khu vực như thế và, chẳng hạn như với bộ tộc người Apache sống tại bang New Mexico, từ máy chục năm gần đây, hàng năm họ nhận được hàng triệu đô là lợi tức lấy từ việc khai thác gỗ rừng và khoáng sản trên vùng đất của họ.

Tại Bộ nội vụ Mỹ, thành lập 1 cơ quan chuyên trách lo các dịch vụ cho người da đỏ. được giao nhiệm vụ quản lý các khu bảo tồn (đất thuộc sở hữu của bộ tộc), qua các hợp đồng thuê mướn, chuyển nhượng, khai thác tài sản trên đất của người da đỏ với tổng diện tích lên đến 230.000 km2.
Do không làm tốt trách nhiệm nên bị 41 bộ lạc đứng kiện, đòi bồi thường. Sau 15 tháng, đến 4/2012, đã phải trả 1 tỷ$ cho họ. Số tiền đó phân cho các bộ lạc căn cứ vào giá trị tài nguyên, độ phì của đất thuộc sở hữu của từng bộ lạc. Số tiền đó do Hội đồng bộ lạc quyết định cách sử dụng và phân phối cho các thành viên cửa bộ lạc.

Ngoài ra, Bộ nội vụ mỹ còn được ủy quyền quản lý 2.500 tài khoản của 250 bộ tộc da đỏ và có trách nhiệm lưu giữ tiền thuê đất thu từ các công ty khai thác khoáng sản và lâm thổ sản. Năm 2010, Chính phủ mỹ cũng đã phải trả 3,4 tỷ $ tiền bồi thường tương tự cho một số bộ tộc da đỏ đã khởi kiện. …..

Như vậy cần làm rõ mối quan hệ sở hữu đất của các bộ tộc người da đỏ với các chủ đầu tư đang khai thác, sử dụng đất đó và với Chính phủ Mỹ. Ngoài ra còn có vấn đề quan hệ giữa Hội đồng bộ tộc với các thành viên của bộ tộc đối với đất và tài sản chung của bộ tộc.


Hình thức sở hữu chung của toàn nhân loại.

Hình thức này tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, trong đó có :

- Sở hữu chung của nhân loại về vùng biển Quốc tế và về các loại tài nguyên trên đáy đại dương thuộc vùng biển quốc tế. Không một quốc gia nào được quyền áp đặt sở hữu của mình đối với loại tài sản chung này. Riêng đối với tài nguyên trên đáy đại dượng thuộc vùng viển quốc tế này, đã hình thành một số cơ quan do LHQ thành lập để quản lý việc khai thác, sử dụng các loại tài nguyên này.

Tổ chức kinh tế nào muốn khai thác loại tài nguyên này phải được sự chấp nhận của cơ quan có liên quan của LHQ và phải tuân thủ các quy định về cách tổ chức khai thác, phân phối lợi ích (lợi nhuận) thu được từ việc khai thác đó.

Không một quốc gia nào được quyền áp đặt sở hữu của mình đối với loại tài nguyên Biển


- Một số tài sản vốn thuộc sở hữu tư nhân cúng trở thành tài sản thuộc quyền sở hữu chung của nhân loại. Chủ yếu đó là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các bằng phát minh, … thuộc quyền sở hữu trí tuệ của các giả. Gia đình tác giả được hưởng quyền thừa kế đối với loại tài sản này nhưng quyền này được luật pháp giới hạn trong một khoản thời gian nhất định.

Sau thời gian đó, quyền sở hữu đối với loại tài sản này được chuyển thành quyền sở hữu chung của nhân loại và người (tổ chức) sử dụng tài sản này không phải xin phép và nộp phí sử dụng tài sản đó của tác giả (và người thừa kế).




- V.v….


Tổng kết



Nhìn chung lại, quyền sở hữu chung của cộng đồng vừa là hình thức sở hữu nguyên thủy và vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau cho đến nay. Vì chế độ xã hội cộng đồng đã tan rã để hình thành xã hội có Nhà nước nên quyền sở hữu chung của cộng đồng chuyển đổi thành hình thức sở hữu chung của toàn dân và Nhà nước là người đại diện cho toàn dân để thống nhất quản lý, bảo vệ và khai thác tài sản đó là điều hợp lý.

Tại nước Mỹ, cộng đồng người da đỏ vẫn giữ được hơn 300 khu vực đất đai là do đã phải hy sinh biết bao xương máu để giữ lại chủ quyền của cộng đồng với các khu đất đó. Tại Việt nam, chúng ta vẫn giữ được chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là nhờ biết bao nhiêu thế hệ đã hy sinh xương máu để bảo vệ giữ gìn và bảo vệ chủ quyền về đất đai nước nhà cho các thế hệ mai sau nên không thể phủ nhận chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.


Tại buổi lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh tại đảo Phú quốc (15/3/2013), Chủ Tịch Trương tấn Sang đã trích nhắc hai câu thơ thể hiện quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia của các thế hệ đi trước như sau :




" Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc.
Hồn bay lên thành linh khí Quốc gia. "


Do đó, không thể phủ nhận chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai nói riêng như Hiến pháp và chính sách của Đảng và Nhà nước đã xác định.


N.Lang






Về chế độ đa sở hữu đối với đất đai. (Kỳ 2)


Quyền sử dụng đất đai là một hình thức sở hữu hạn chế đối với đất đai


Sự hình thành và phát triển chế độ sở hữu tư nhân về đất đai.


Chế độ sở hữu tư nhân hình thành từ sự chiếm đoạt, bóc lột tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng. Có thể dẫn ra ba giai đoạn chủ yếu :




- Đến giai đoạn tan rã của xã hội cộng đồng nguyên thủy, các chức sắc được cộng đồng bầu ra để thực hiện việc quản lý một số công việc chung của cộng đồng đã lạm dụng quyền lực được giao để chiếm đoạt tài sản chung của cộng đồng, hình thành chế độ sở hữu tư nhân. Quá trình này đã được F. Ăng ghen mô tả trong tác phẩm CHỐNG DUHRING (phần thứ hai, mục II-IV) chỉ ra quá trình thay đổi vị thế của các chức sắc này là quá trình “biến người đày tớ thành người chủ của cộng đồng”.


- Liên hệ đến lịch sử cận đại thì cũng có thể khẳng định là chế độ sở hữu tư nhân về đất đai hiện nay tại Châu Mỹ có nguồn gốc từ việc chế độ thực dân của các nước châu Âu đã cướp bóc đất thuộc sở hữu cộng đồng của các bộ tộc thổ dân châu Mỹ để chuyển thành đất thuộc sở hữu tư nhân của người da trắng.

- Tại Việt nam, lịch sử cận đại cũng cho thấy rõ việc hình thành chế độ sở hữu tư nhân về đất đai của các thực dân Pháp cũng như của các địa chủ, cường hào bắt nguồn từ sự cưỡng bức, cướp đoạt bằng nhiều hình thức khác nhau.



Cưỡng chế, cướp đoạt bằng những hình thức khác nhau là
nguồn gốc của chế độ sở hữu tư nhân về đất đai. (Ảnh minh họa)


Nhìn chung lại, có thể khẳng định cưỡng chế, cướp đoạt bằng những hình thức khác nhau là nguồn gốc của chế độ sở hữu tư nhân về đất đai. Đất đai mà dân tộc chúng ta đang hưởng là thành quả đấu tranh khai phá và bảo vệ của hàng ngàn thế hệ, tuy đã bị giai cấp thống trị chiếm đoạt dưới nhiều hình thức khác nhau để hình thành chế độ sở hữu tư nhân nhưng vẫn duy trì hình thức sở hữu công, tuy chiếm một tỷ trọng nhỏ, như đã trình bày ở trên. Do đó, việc thu hồi đất đã bị giai cấp thống trị chiếm đoạt suốt cả một thời kỳ lịch sử dài để khôi phục lại chế độ sở hữu chung, xác lập chế độ sở hữu toàn dân là một điều có cơ sở lịch sử của nó chứ không phải là hành vi kiên cưỡng.




Quyền sử dụng đất đai là một hình thức sở hữu hạn chế đối với đất đai


Đất, cũng như các tài sản khác, phải được giao cho những đối tượng cụ thể quản lý, sử dụng và khai thác. Từ đó hình thành việc giao quyền sử dụng đất cho nông dân (gắn với một số quyền định đoạt) đã được xác lập từ năm 1988, qua việc thực hiện Nghị quyết 10/NQ/TƯ (được quen gọi là khoán 10). Vấn đề này liên quan đến nhận thức về hàng hóa-quyền sử dụng đất nói riêng, quyền sử dụng tài sản nói chung. Lần đầu tiên vấn đề coi quyền sử dụng đất là một loại hàng hóa được ĐH IX ghi nhận khi xác định Hình thành và phát triển thị trường bất động sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật (Văn kiện ĐH IX, tr 101, 192, 324). Về phương diện này cần lưu ý là:





Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt




- Hàng hóa-quyền sử dụng tài sản đã xuất hiện từ dưới chế độ xã hội nô lệ, tối thiểu dưới hình thức tín dụng với việc mua-bán quyền sử dụng tiền chứ không phải mua-bán quyền sở hữu tiền. Lãi suất là giá cả là giá mua bán quyền sử dụng tiền và đến nay, việc mua bán quyền sử dụng tiền vẫn là một hoạt động kinh doanh phổ biến trên thế giới. Từ chế độ nô lệ tới này, hàng hóa-quyền sử dụng tài sản đã ngày càng mở rộng về diện và quy mô. Trên thị trường lao động, hàng hóa được lưu hành đã chuyển từ mua bán sức lao động của chế độ nô lệ thành mua bán quyền sử dụng sức lao động, thông qua hình thức thuê mướn lao động. Tiền lương, tiền công là giá cả của quyền sử dụng sử dụng sức lao động. Trên thị trường lao động, hàng hóa quyền sử dụng lao động trí óc cũng là một quyền được pháp luật bảo hộ qua việc ký kết các hợp động sử dụng tác phẩm.

Trên thị trường bất động sản, việc mua bán quyền sử dụng ruộng đất được thể hiện dưới hình thức phát canh-thu tô. Giá cả của quyền sử dụng đất là mức tô mà người nhận quyền sử dụng ruộng để canh tác phải trả cho chủ ruộng. Hình thức thuê nhà cũng là biểu hiện cụ thể của việc mua bán quyền sử dụng nhà và giá thuê nhà chính là giá mua bán quyền sử dụng nhà. Thực tế đó đã dẫn đến việc luật hóa mối quan hệ giao dịch mua-bán quyền sử dụng tài sản trong các Bộ Luật dân sự của tất cả các nước, trong đó có Luật dân sự Việt nam.

- Quan điểm đòi coi việc giao quyền sử dụng tài sản là sự đồng nhất với việc giao quyền sở hữu tài sản có nguyên nhân xuất phát từ vận dụng Luật La mã trong đó xác định quyền sở hữu tài sản gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Cách lập luận đó đã bỏ qua một thực tế cũng đã xuất hiện ngay từ dưới chế độ xã hội nô lệ là quan hệ mua-bán hàng hóa quyền sử dụng tài sản cũng bao hàm việc chuyển giao quyền định đoạt kèm theo, tổi thiểu là quyền thừa kế. ….

Do đó trong việc mua-bán quyền sử dụng tiền nếu người vay tiền chết trước khi trả nợ thì người thừa kế vẫn phải chịu trách nhiệm thanh toán số tiền vay đó cho chủ nợ. Trong thực tế đời sống kinh tế, mối quan hệ giữa hàng hóa quyền sử dụng tài sản vẫn gắn liền với một số quyền định đoạt và, trong chừng mực nhất định, được thể hiện trong nội dung các bản hợp đồng giao dịch mua-bán quyền sử dụng tài sản. Nói cách khác, người chủ sở hữu, khi thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, có quyền giao quyền sử dụng tài sản của mình bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hình thức giao bán quyền sử dụng tài sản đó. Trong hoàn cảnh đó, người mua quyền sử dụng trở thành ngưới có quyền chiếm hữu loại tài sản đặc biệt là quyền sử dụng tài sản đã mua được. Từ thực tế đó, ngay giới luật gia trên thế giới cũng xác nhận việc người mua quyền sử dụng tài sản cũng có một số quyền định đoạt là thể hiện chế độ sở hữu hạn chế.




- Trong dự thảo hiến pháp 2013, chế độ sở hữu hạn chế được gián tiếp thể hiện tại điều 58, khoản 2 với quy định Quyền sử dụng đất là quyền tải sản được pháp luật bảo hộ. Do đó, chế độ đa sở hữu, cụ thể là chế độ sở hữu tư nhân đối với đất đai được thể hiện dưới hình thức sở hữu hạn chế đối với quyền sử dụng đất chứ không phải đối với quyền sở hữu tư nhân đối với đất. Do đó, phải chăng việc xuất hiện quan điểm đòi phải giao quyền sở hữu đất cho tư nhân còn mang tính chất thể hiện một khía cạnh cụ thể của xu thế phản đối chế độ sở hữu toàn dân.





N.Lang






- Về chế độ đa sở hữu đối với đất đai. (Kỳ 3) (Tầm nhìn).




Khuyết điểm, sai lầm của đội ngũ cán bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với đất đai là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khiếu nại, tố cáo về đất đai.


Sự kiện cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên lãng (Hải phòng) và tại Văn giang (Hưng yên có thể được coi là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc rộ lên sự bất bình trong dư luận xã hội. Từ đó công khai phát triển xu hướng, vốn đã tồn tại âm thầm từ nhiều năm trước, đòi phải công nhận quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai.


Xu hướng này dựa trên lập luận là sở dĩ nông dân bị cưỡng chế thu hồi đất là vì không có quyền sở hữu đối với đất mà mình đang sử dụng. Trong thực tế, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc cưỡng chế thu hồi đất trong hai trường hợp này có phải là do người dân không có quyền sở hữu đối với đất mà chỉ vì mới có quyền sử dụng đất không ? Xin có một số ý kiến chủ yếu sau đây nhằm góp phần giải đáp vấn đề này.


Vụ cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng


Đối với vụ này, Thủ tướng Chính phủ kết luận là làm sai luật đất đai. Để minh chứng cho kết luận của Thủ tướng Chính phủ, xin dẫn chứng một số điểm cụ thể sau đây :



Vụ cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng


- Luật đất đai năm 2003, điều 145 đã quy định là “thay thế Luật đất đai năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đại năm 2001”.


Do đó, theo điều 67, khoản 1 của Luật đất đai 2003 thỉ “Thời hạn giao đất, cho thuê đất được tính từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp đất được Nhà nước giao, cho thuê trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì thời hạn giao đất, cho thuê đất được tính từ ngày 15 tháng 10 nám 1993. Xuất phát từ các điều đó thì việc UBND Huyện Tiên lãng có quyết định cưỡng chế thu hồi đất là sai Luật đất đai năm 2003 vì phải đến ngày 15 tháng 10 năm 2013 thì mới hết thời hạn giao, cho thuê đất.


- Điều 23 của Hiến pháp 1992 quy định “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trương dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá của thị trường”. Như vậy UBND Huyện Tiên lãng có quyết định cưỡng chế thu hồi đất không những sai luật mà còn sai cả Hiến pháp 1992.


- Việc Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân Hải phòng và Huyện Tiêng lãng cũng vi phạm điều 126 của Hiến pháp 1992, trong đó quy định 2 hệ thống cơ quan này có nhiệm vụ “… bảo vệ … quyền làm chủ của nhân dân; …; bảo vệ tính mạng, tải sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân”.


Thế nhưng với trường hợp Ông Vươn và một số thành viên trong gia đình thực hiện hành vi chống lại quyết định sai Hiến pháp và sai Luật để cưỡng chế thu hồi đất thì, theo Luật hình sự 1999, điều 15, chỉ có thể quy những người này vào tội danh Phòng vệ chính đáng, và, theo koanr 2 của điều này thì họ đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nên phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 96 là Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.



Do đó, cũng có thể khẳng định là việc Ông Vươn và một số người trong gia đình tham gia chống cưỡng chế thu hồi đất bị quy kết vào tội danh “Giết người và chống người thi hành công vụ”là hành vi quy kết tội danh sai Luật hình sự hiện hành. Các bị cáo đã kháng cáo và đến ngày 29/7 – 2/8/2013, toàn án nhân dân Thành phố Hải phòng sẽ mở phúc thẩm công khai vụ án này.


Không rõ khi xét sử phục thẩm, có điều chỉnh lại dội danh của các bị cáo theo các điều 25 và điều 96 của Luật hình sự hiện hành hay vẫn theo việc xác định tội danh sai luật hình sự hiện hành như vừa qua ? (Xin coi thêm bài “Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Tòa án nhân dân”, Tạp chí Mặt Trận, cơ quan của UB TƯ MTTQ VN số 115, tháng 5-2013).


Vụ cưỡng chế thu hồi đất tại Văn Giang


Đối với vụ cưỡng chế thu hồi đất này, Tạp chí Mặt Trận, cơ quan của UB TƯ MTTQVN, số 105, tháng 7/2012, đã có bài “Thấy gì qua vụ cưỡng chế tại Văn giang – Hưng yên” nên trong phạm vi này chỉ nói vắn tắt là UBND Tỉnh Hưng Yên đã vi phạm điều 40, khoản 2 của Luật đất đai 2003.


Cụ thể là dự án Eopark là dự án “sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ giai đình, cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất.” Chính vì theo điều đó mà có thể khẳng định là UBND tỉnh Hưng Yên đã có quyết định sai Luật đất đai chứ không thể dựa vào các văn bản dưới luật để biện minh là UBND làm đúng quy định như trong dự thảo báo cáo của Ban Thanh tra Chính phủ.


Nhìn chung lại: từ thực tế của hai vụ cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng và tại Văn giang, có thể khẳng định là nguyên nhân chủ yếu của các vụ khiếu kiện, tố cáo về đất đai không phải bắt nguồn từ người dân không có quyền sở hữu hạn chế về đất đai mà thuộc về khuyết điểm, sai sót của đội ngũ cán bộ có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai.






Cũng vì thế nên không thể chấp nhận việc hợp thức hóa để mở rộng quyền thu hồi đất đai như trong điều 58, khoản 3 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 bằng cho phép Nhà nước thu hồi đất để thực hiện “các dự án phát triển kinh tế-xã hội mặc dù có bổ xung thêm “Các trường hợp thu hồi đất do Luật định. Việc thu hồi đất phải có bồi thường, công khai, minh bạch và do luật định.





N.Lang

-Về việc tính giá đất

-Khi tiến hành góp ý dự thảo Luật đất đai sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 của UB TV Quốc hội K XIII, vấn đề xác định giá đất là một vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau, có thể nói là xung quanh việc điều chỉnh nguyên tắc xác định giá đất tại điều 56, khoản 1a) của Luật đất đai 2003. Cần đi tới một sự thống nhất ý kiến để từ đó xác định được giá đất một cách có căn cứ khoa học và thực tiễn. Về vấn đề này, xin có một số kiến nghị chủ yếu sau đây.


1 - Về cơ bản, giữ nguyên các điều 39, 40 của Luật đất đai 2003 quy định trường hợp Nhà nước thực hiện thu hồi chuyển dịch mục đích sử dụng đất vì nhu cầu chung của xã hội và trường hợp nhà đầu tư được thực hiện các đề án chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình. Sự khác biệt đó liên quan đến việc xác định giá đền bù đất bị thu hồi để chuyển đổi mục đích sử dụng. Mặt khác, Nhà nước chỉ tham gia giải phóng mặt bằng để tạo quỹ “đất sạch” theo điều 39 và điều 40, khoản 1. Còn đối với trường hợp điều 40, khoản 2 thì việc giải phóng mặt bằng để tạo quỹ “đất sạch” là do nhà đầu tư trực tiếp thương thảo với người dân đang sử dụng đất.

2 - Bổ sung vào Chương II, mục 6, điểu 56, khoản 1a) về việc Nhà nước xác định giá đền bù đất thu hồi theo:
- Không chấp nhận điều chỉnh theo kiến nghị của dự thảo về sửa nguyên tắc xác định giá đất theo “phù hợp với giá thị trường” chủ yếu vì không thể hiện được nhiệm vụ quản lý thị trường của Nhà nước mà lại chạy theo bàn tay vô hình của thị trường. Cách sửa đổi như dự thảo gây cảm tưởng dường như kiến nghị sửa đổi đó chịu ảnh hưởng của nhóm lợi ích đang đầu cơ thao túng thị trường đất đai, tạo nên những giá ảo ngày càng tăng. Do đó nếu giá đất do Nhà nước quy định phải phù hợp với giá thị trường thì cũng có nghĩa là giá đó phải được liên tục điều chỉnh theo sự tăng giá ảo trên thị trường, dưới tác động của nhóm lợi ích, phủ nhận vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước.

- Bổ sung nguyên tắc đảm bảo cho người có đất bị thu hồi có điều kiện và mức sống tối thiểu bằng trước khi thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử dụng.

- Bổ xung nguyên tắc thực hiện điều tiết thu nhập của nhà đầu tư theo nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất, hài hòa lợi ích chính đáng giữa nhà đầu tư với người có đất bị chuyển đổi mục đích sử dụng và Nhà nước. Qua đó không để phát sinh và kéo dài lợi nhuận siêu ngạch để các nhà đầu tư đổ xô vào thị trường này dẫn đến sự mất ổn định của nền kinh tế vĩ mô, đến những bất ổn về an sinh xã hội.

Dưới đây, xin giải trình lý do chủ yếu dẫn đến kiến nghị trên.

1 – Căn cứ vào điều 4, khoản 23 của Luật đất đai 2003 thì “Giá quyền sử dụng đất (sau đây gọi là giá đất) ….” thì cần nhận thức rõ là giá đất chỉ liên quan đến giao dịch mua – bán quyền sử dụng đất chứ không liên quan đến giao dịch mua – bán quyền sở hữu đất. Có thể vì không nhận thức đúng mức đặc điểm đó nên đã dẫn đến quan điểm sai lầm là coi việc giao quyền sử dụng đất đồng nhất với giao quyền sở hữu đất.

2 – Cần nhận thức rõ hơn căn cứ khoa học và thực tiễn được sử dụng để xác định giá cả hàng hóa nói chung, giá cả của hàng hóa – quyền sử dụng đất nói riêng. Theo đó thì:

- Xuất phát từ cơ sở khoa học là “(i) chỉ khi một vật thể có giá trị sử dụng thì mới có giá trị và trở thành hàng hóa. (ii) Giá trị của hàng hóa phụ thuộc vào hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. (iii) Giá cả phụ thuộc vào mối quan hệ cung - cầu nên giá cả của hàng hóa xoay quanh giá trị nhưng tổng giá trị của loại hàng hóa đó bằng tổng giá trị của hàng hóa. Mối quan hệ cung – cầu có thể được hình thành và xác định qua con đường hoặc hình thành một cách tự phát qua bàn tay vô hình của thị trường nên là nguyên nhân dẫn đến những mất cân đối, đên các cuộc khủng hoảng. Hoặc Nhà nước phải đứng ra khắc phục tính tự phát của bàn tay vô hình của thị trường để ổn định quan hệ cung – cầu, bảo đảm sự phát triển bền vững của nền kinh tế. (iv) Nhà nước phải thực hiện vai trò quản lý đối với nền kinh tế thị trường nói chung, đối với giá cả nói riêng.

Vai trò này đã được F. Ăng ghen xác định là con đường khắc phục tính tự phát, vô tổ chức của nền kinh tế là “vô luận như thế nào, có tờ rớt hay không có tờ rớt, thì cuối cùng, đại biểu chính thức của xã hội tư bản chủ nghĩa, tức là nhà nước, cũng buộc phải đảm đương việc lãnh đạo sản xuẩt”. (Tuyển tập Mác – Ăng ghen, tập V, Nhà Xuất bản Sự Thật 1983, tr 609). Sau này, giai cấp tư sản cũng đã phải xác nhận luận điểm này của F. Ăng ghen với việc công nhận và vận dụng học thuyết cảu J. Keynes về vai trò của Nhà nước.

- Xuất phát từ thực tiễn của Việt nam. Nền kinh tế thị trường của Việt nam là nền KTTT định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước. Theo đó thì giá điện và giá đất là những giá chịu sự quản lý của Nhà nước. Theo quy định hiện hành thì giá điện được điều chỉnh khi các yếu tố đầu vào tức giá điện phải được xác định căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết, phù hợp với những cơ sở lý luận đã được nêu ở trên. Trong khi đó thì, theo dự thảo của Luật đất đai sửa đối, thì giá đất được Nhà nước xác định phù hợp với giá thị trường tức giá điện do nhà nước xác định lại phụ thuộc vào giá thị trường chứ không phụ thuộc vào các căn cứ khoa học được dẫn ở trên.

3 – Vì sao việc quản lý Nhà nước đối với giá điện và đối với giá đất lại có sự khác biệt đó? Sơ bộ, xin được gợi một số ý chính sau đây:

- Về mặt khách quan, giá trị sử dụng của đất đa dạng hơn giá trị sử dụng của điện nên giá đất không thể có sự thống nhất như với giá điện. Có thể nói là điện năng có giá trị sử dụng duy nhất là cung cấp năng lượng cho người sử dụng. Trong khi đó thì đất lại có giá trị sử dụng khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Đất sử dụng vào mục đích để làm nhà ở có giá trị sử dụng khác với đất dùng vào mục đích kinh doanh. Mặt khác, bản thân đất sử dụng vào mục đích kinh doanh cũng có giá trị sử dụng khác nhau, tùy thuộc vào nội dung kinh doanh. Chẳng hạn đất dùng vào việc kinh doanh bất động sản, khinh doanh làm sân gôn, kinh doanh xây dựng khu vui chơi giải trí,…. cũng có giá trị sử dụng, và qua đó, có giá trị, giá cả khác nhau. Theo số liệu thống kê năm 2009 thì 1 ha đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp chỉ đem lại 9,1 triệu đồng/năm trong khi cũng là 1 ha đất sử dụng vào mục đích sản xuất phi nông nghiệp lại đem lại 2,1 tỷ đồng/năm, tạo ra khoản lợi nhuận siêu ngạch.

- Thực trạng đó đòi hỏi phải có cách tính giá đất, trước và sau khi thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để từ đó xác định chênh lệch hợp lý về giá cả, loại bỏ yếu tố đầu cơ trục lợi làm tăng giá một cách không hợp lý để dẫn đến những khoản lợi nhuện siêu ngạch. Trên cơ sở đó phân phối mức chênh lệch giá cho những người tham gia vào quá trình thực hiện mục đích chuyển đổi mục đích sử dụng theo tinh thần bảo đảm kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia.

- Tuy việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rất đa dạng nên việc xác định giá trị sử dụng, giá trị và giá cả đất có khác nhau nhưng có thể quy về 2 trường hợp cơ bản, đã được thể chế hóa trong Luật đất đai 2003 là : (i) Theo điều 39 và điều 40, khoản 1, chuyển dịch mục đích thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế, với các bên liên quan là Nhà nước và người đang có quyền sử dựng đất bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong trường hợp này, Nhà nước đứng ra thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và giá cả đền bù phải theo nguyên tắc đảm bảo cho người dân có đất bị thu hồi phải có được điều kiện và mức sống tối thiểu ngang bằng mức sống hiện tại của người đó.

Nói cách khác, Nhà nước xác định giá cả đền bù đất bị thu hồi để chuyển đổi mục đích sử dụng theo nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất lợi ích giữa Nhà nước với người dân. (ii) Theo điều 40, khoản 2, các nhà đầu tư thực hiện việc chuyển dịch mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án đã được phê duyệt và các bên liên quan là nhà đầu tư và người đang có quyền sử dụng đất bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong trường hợp này, giá đền bù để thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất là phải được sự thỏa thuận giữa đôi bên, theo nguyên tắc như đã nêu ở trường hợp trên. Nhưng vì có lợi nhuận siêu ngạch nên cần bổ xung thêm nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích chính đáng, hợp pháp của chủ đầu tư, người bị thu hồi đất và Nhà nước. Sở dĩ phải thêm nguyên tắc đó vì chênh lệch thu nhập có được do chuyển đổi mục đích sử dụng đất có thể lên đến 230 lần như trường hợp đã dẫn ở trên.

Mức chênh lệch này dẫn đến việc hình thành lợi nhuận siêu ngạch nên Nhà nước phải đứng ra điều tiết thu nhập này để vừa đảm bảo không cho các nhà đầu tư đổ xô vào hoạt động kinh doanh này, dẫn đến các mất cân đối vĩ mô, đến các bong bóng trên thị trường làm cho nền kinh tế đi vào con đường phát triển không ổn định, vừa dẫn đến sự bất bình đẳng về lợi ích, dẫn đến khiếu kiện về đất đai và những hệ quả khác kèm theo như đã thấy. Nói cách khác, Nhà nước không đứng ra quy định giá cả đền bù mà đứng ra vừa làm trọng tài giữa chủ đầu tư và người bị thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vừa đảm bảo thực hiện sự thống nhất lợi ích của chủ đầu tư, người có đất bị thu hồi và Nhà nước.

- Chính vì thế nên vai trò quản lý của Nhà nước trên thị trường đất đai, cụ thể là trong lĩnh vực xác định giá đất có mấy điểm cần chú ý xem xét đúng mức hơn : (i) Nhà nước phải đứng ra xác định giá đất một cách có căn cứ khoa học và thực tiễn chứ không thể xác định giá đất phù hợp với giá thị trường vì như thế là đã mặc nhiên phụ thuộc vào bàn tay vô hình của thị trường. (ii) Vì đất có thể được sử dụng vào những mục đích khác nhau, dẫn đến những sự khác biệt khá lớn về giá trị sử dụng, giá trị và giá cả. Đồng thời trên thị trường đất đai, lại có hoạt động đầu cơ, tạo ra những giá trị và giá cả ảo dẫn đến những lợi nhuận siêu ngạch với những tồn tại bức xúc gây mất ổn định không chỉ của nền kinh tế mà còn gây mất ổn định về an sinh xã hội.

Do đó vai trò quản lý của Nhà nước đối với giá cả đất chuyển đổi quyền sử dụng là tập trung vảo đảm bảo sự thống nhất, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người có đất bị chuyển đổi mục đích sử dụng và nhà đầu tư, phù hợp với điều 39, 40 của Luật đất đai 2003 như đã góp ý ở trên.

N.Lang


-Về việc tính giá đất


Chế độ sở hữu toàn dâ n về đất đai - một vấn đề cần kiên quyết thực hiện (TCCS 9-7-13) -- Tôi không hiểu ông này nói gì hết nên không thể comment. - Thu nợ tiền đất ở Đà Nẵng (TN). - Cơ hội “Vàng” cho Luật Đất đai: Hy vọng có thêm những thay đổi (DV).

- Việt Nam: Công an, Y tế, Nhà đất tham nhũng nhất (RFI). “Có đến 72% người được hỏi xác định là ngành cảnh sát tham nhũng nhất, 58% cho rằng đó là ngành y tế và 55% thấy rằng đó là giới công chức”. – Người Việt Nam ít có khả năng từ chối khi bị đòi hối lộ (LĐ). - Ai cho dân niềm tin để chống tham nhũng ? (Tầm Nhìn).

- Thanh Hóa: Chánh án TAND huyện vào tù vì nhận hối lộ (PNTP). – ĐỒNG THÁP: Bí thư, Phó Bí thư và Ủy viên BTV Huyện ủy Lấp Vò cùng bị kỷ luật (PNTP). – RÕ KHỔ CÁI THÂN ÔNG (Nguyễn Duy Xuân). – Tập đoàn, tổng công ty đổ vỡ sao Bộ lại vô can? (Infonet).

- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN SINH HÙNG: “Chuyện lãng phí nói mãi không ngăn chặn được” (PNTP). - Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Đút lót, tiêu cực có bắt có xử được mấy đâu… (TN). Nguyễn Sinh Hùng: “Tôi nhiều năm làm lĩnh vực này trong ngành tài chính, trong Chính phủ, tôi thấy đau lắm. Cuối cùng Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch theo tham mưu của các cơ quan cứ điều chỉnh giá lên cứ vòn vọt, mà không điều chỉnh không được vì mọi thứ đều làm đúng luật hết. Thế là luật dở hay luật đúng mà bắt không được? Các đồng chí phải thấy được thực tế ấy để thay đổi“. – Nguồn tiền nào “sắm” iPad cho đại biểu HĐND? (KT).


- Phỏng vấn bà Lê Hiền Đức (âm thanh): ‘Tôi đi chống tham nhũng’ (BBC). Tóm lược: ‘Tôi đi chống tham nhũng’ (BBC). – Người VN ‘ngày càng bi quan về tham nhũng’ (BBC). “Lý do phổ biến nhất của việc đưa hối lộ là để giải quyết công việc nhanh hơn”. – Đưa phong bì là hối lộ hay cảm ơn? (BBC).

- Tổ chức Minh bạch Quốc tế: Tham nhũng ở Việt Nam đang gia tăng (VOA). “55% người dân Việt Nam cảm nhận tình trạng tham nhũng tăng lên trong 2 năm qua, tức là cao hơn so với mức trung bình 48% ở khu vực Đông Nam Á”. – Phỏng vấn bà Samantha Grant: Tổ chức Minh Bạch Quốc tế: nhiều người dân sẵn sàng tham gia chống tham nhũng (RFA).
- Cảnh sát dẫn đầu trên biểu đồ tham nhũng (PLTP). - Xử lý tham nhũng chưa tương xứng với tình hình (TN). - Lấy lại niềm tin của người dân trong phòng chống tham nhũng (VNN). - Lần thứ 2, Phó Thủ tướng yêu cầu Bình Phước báo cáo vụ ‘dược sĩ chống tiêu cực bị hành hung’ (PT).

- Nhà máy Gang thép Vạn Lợi “đắp chiếu”, hàng loạt ngân hàng ngồi trên lửa(Tầm nhìn). - Dự án thép nghìn tỷ bỏ hoang sẽ đi về đâu? (VNN). – Đà Nẵng: Dự án bỏ hoang, dân không có đất sản xuất (Infonet). – Thanh tra nhiều dự án sử dụng vốn ODA ở TP.HCM (PLTP).

-Tái cơ cấu công tác quy hoạch

Tô Văn Trường

           Trung tuần tháng 6/2013, tôi tham gia Hội đồng xét tuyển đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có tiêu đề: “Xây dựng phương pháp và quy trình lập quy hoạch thủy lợi phục vụ vùng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp”. Hội đồng đánh giá đề tài rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh đất nước ta chưa có Luật quy hoạch.
Nhân nói đến chuyện quy hoạch, lại nhớ đến yêu cầu được đặt viết bài “Tái cơ cấu công tác quy hoạch”. Tiêu đề này, nghe có vẻ không ổn, vì vừa qua, nhiều người theo tư duy nhiệm kỳ thường lấy ý kiến chủ quan để áp đặt cho công tác quy hoạch. Mục đích cần xác lập và vận dụng tư duy quy hoạch mới, đúng đắn (về nông nghiệp, cũng như về nhiều lĩnh vực khác). Nếu vậy, mà lại gọi tái cơ cấu (hoặc tái cấu trúc) tư duy quy hoạch thì có phần lạm dụng cụm từ “tái cơ cấu (tái cấu trúc)”. Rõ ràng mà lại hẹp, thiếu.
Nếu “mổ xẻ” thấy rõ hiện nay đang loạn ngôn hai cụm từ: “tái cơ cấu” và “phát triển hạ tầng”, song cái tư duy, cái thể chế hiện nay không “tái cơ cấu lại”, thử hỏi khác gì xây nhà không xem lại nền móng. Quy hoạch mới, hay cơ cấu mới sẽ tìm ra được, cứ giả thử là rất tốt, song nó sẽ thực thi như thế nào trong  thể chế hiện hành? Câu chuyện phải làm trước tiên  là phải  thay đổi cái gì đẻ ra Vinashin, chứ không phải là bắt tay ngay vào cơ cấu lại Vinashin (xem bài:”Làm gì để tái cơ cấu nền kinh tế” đăng trên Tầm nhìn.net ngày 26/12/2011 tác giả Tô Văn Trường) .          Ngẫm suy, có lẽ không nên viết về câu hỏi “làm như thế nào?”, vì quá sớm và sẽ là vô nghĩa nếu không chịu xem lại “nền móng” ngôi nhà mình định xây. Cần nhất nên tập trung vào việc phân tích: Hiện trạng sai lầm như thế nào? Những nguyên nhân gì dẫn đến hiện trạng sai lầm này? Trả lời thật tốt 2 câu hỏi này và làm cho dư luận và những người có trách nhiệm thấy được, sẽ là cống hiến có ý nghĩa trước khi bàn về câu hỏi “Làm gì”" và “Làm như thế nào?”.
Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có Luật quy hoạch. Theo định nghĩa trong Luật Xây dựng: “Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình”.
Như vậy, lập quy hoạch xây dựng là bước đầu tiên trong các hoạt động xây dựng theo thứ tự nêu trong định nghĩa trên.
Trong đó, Điều 12:
1. Phân loại quy hoạch xây dựng bao gồm ba loại sau:
a) Quy hoạch xây dựng vùng;
b) Quy hoạch xây dựng đô thị, bao gồm quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị;
c) Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.
2. Chính phủ quy định trình tự lập quy hoạch xây dựng, hồ sơ và tỷ lệ các loại bản đồ, đơn giá lập đối với từng loại quy hoạch xây dựng.
Như vậy, trong Luật Xây dựng không định nghĩa và không có các quy định về “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất”?.
Điều 13: Quy hoạch xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây:
1. Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch chi tiết xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo ra động lực phát triển kinh tế – xã hội;
2. Tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế – xã hội, tiến bộ khoa học và công nghệ của đất nước trong từng giai đoạn phát triển;
3. Tạo lập được môi trường sống tiện nghi, an toàn và bền vững; thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân; bảo vệ môi trường, di sản văn hoá, bảo tồn di tích lịch sử- văn hoá, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc;
4. Xác lập được cơ sở cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng; quản lý, khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong đô thị, điểm dân cư nông thôn”.
Khoản 1 Điều 13 này quy định quy hoạch xây dựng phải căn cứ vào “quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất”. Như vậy, phải chăng các “quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất” có tính pháp lý cao hơn? Đến khái niệm, quy định còn chưa rõ ràng (như đã nhận xét ở mục 2 ở trên) thì không biết trên thực tế người ta lập, thẩm định, trình duyệt như thế nào? Quy định như vậy cũng giống quy định “muốn mua nhà phải có hộ khẩu và muốn có hộ khẩu phải có nhà”!. Khi làm quy hoạch thủy lợi thì dựa vào quy hoạch nông nghiệp, làm quy hoạch nông nghiệp lại dựa vào quy hoạch thủy lợi, nói chung là rất tùy tiện, chẳng có đường lối, trật tự gì cả.
Quy hoạch được duyệt phần lớn cũng để mà “treo” chưa nói đến chất lượng quy hoạch, mà chung quy vì Nhà nước không có đủ tiền để thực hiện, bởi thế có ý kiến không đồng ý với từ “quy hoạch treo” vì bản thân quy hoạch ở nước ta đã là treo rồi! Một cách để thu hút vốn cho thực hiện là đẻ ra các chương trình, thí dụ “Chương trình thoát lũ ra biển Tây”. Như vậy, Chương trình phải dựa vào quy hoạch, là để thực hiện quy hoạch. Nhưng cũng có các chương trình như “Chương trình đầu tư củng cố bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam”, “Chương trình củng cố nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang”, trong Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền chẳng thấy căn cứ vào quy hoạch nào cả, mặc dù nó đi qua các vùng có quy hoạch, thí dụ như vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy, ngay trong Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn công tác quy hoạch và xây dựng cơ bản nhiều khi đã thuộc dạng “ông chằng, bà chuộc”!
Trên đây, là thí dụ điển hình của quản lý kiểu “thầy bói xem voi”, cho nên vấn đề cửa sông cứ bị bỏ ngỏ, không biết sẽ là công trình cửa sông, hay lên đê cửa sông để nối liền đê biển với đê sông? Hoặc là như người Pháp chia Nam Bộ ra miền Tây và miền Đông thì bây giờ ta cũng cứ theo thế mà làm quy hoạch thủy lợi riêng cho miền Tây và riêng cho miền Đông, trong khi các con sông trong vùng lại thông với nhau theo bài toán hệ thống. Mới đây nhất, là Quy hoạch thủy lợi tổng thể đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng, người ta lại cố tình bỏ ra ngoài không xem xét đánh giá đến dự án đê biển Vũng Tầu-Gò Công, trong đó có nhiệm vụ kiểm soát lũ cho cả vùng Đồng Tháp Mười? Đấy là lối tư duy làm quy hoạch từ cực tả sang cực hữu, không theo cách tiếp cận hệ thống và quản lý lưu vực sông theo cả không gian và thời gian.
Theo nghĩa tiếng Hán thì “quy hoạch” có nghĩa là hoạch định các hoạt động để đạt được một mục tiêu nhất định. Nhưng ở Việt Nam hiện nay người làm quy hoạch lại theo hình tam giác lộn ngược. Điều này có nghĩa là người ta phải làm theo thứ tự: chiến lược phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, vùng, địa phương vv… từ đó là quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, sau đó mới là các quy hoạch ngành, lĩnh vực. Trong khi đó, thực tế, chúng ta làm quy hoạch dựa theo Nghị quyết, sau đó tùy theo trích dẫn của mỗi ngành tiến hành làm quy hoạch ngành, còn quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội thì chưa hoàn chỉnh.
Quy hoạch mang tính tổng thể nhưng cũng đầy đủ tính chất phân lập. Đúng ra, đâu phải “tái cơ cấu” thì cái gì cũng phải cơ cấu lại. Tùy chọn lĩnh vực nào, khu vực kinh tế nào cần “tái cơ cấu” mà tiến hành. Ở ta có một thói quen phong trào, cái gì cũng đồng loạt. Đã hô “tái cơ cấu” là cái gì cũng ùa theo cái gọi là phong trào đó. Quy hoạch thì ngành nào, lĩnh vực nào cũng lo quy hoạch, nhất là xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng, phát triển ngành…Nhưng nước ta đang có hiện tượng thả lỏng, tùy tiện trong quy hoạch. Mạnh ai nấy làm, không có quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát, thẩm định công tác quy hoạch và hậu kiểm công tác quy hoạch. Vai trò quản lý Nhà nước về công tác quy hoạch rất mờ nhạt. Từ đó, sinh ra những phức tạp, nhiều hệ lụy do sự chồng lấn, đan xen, đối trọng lẫn nhau về quy hoạch. Quy hoạch xây dựng đè lên mặt bằng quy hoạch nông nghiệp. Quy hoạch giao thông phá vỡ quy hoạch thủy lợi. Quy hoạch khai khoáng lấn lướt quy hoạch trồng rừng, bảo vệ rừng rồi sinh ra quy hoạch ngành lấn sân quy hoạch địa phương, và ngược lại. Cho nên, thiếu quy hoạch chung, không chú trọng xây dựng quy hoạch tổng thể tầm quốc gia. Lại có chuyện quy hoạch này dắt mối quy hoạch khác, thành xâu chuỗi nhưng vẫn rời rạc do mục đích và cung cách xây dựng vùng quy hoạch “đá nhau”. Cũng có khi vạch quy hoạch, khoanh vùng quy hoạch để lấy cớ chiếm dụng đất đai, rồi không có dự án nào được đưa vào vùng, khu quy hoạch, dẫn tới lãng phí đất canh tác, làm mất ổn định dân cư, thậm chí vi phạm pháp luật. Muốn “tái cơ cấu” công tác quy hoạch, trước hết Nhà nước phải có Luật quy hoạch, các biện pháp và cơ quan chủ quản, chuyên trách quy hoạch tổng thể cấp quốc gia, quản lý, điều hành theo khung pháp lý đã được quy định.
Quy hoach liên quan đến dự báo. Tuy nhiên, dự báo đúng thì rất khó vì liên quan đến nhiều mặt nhưng dự báo gần đúng cũng là vấn đề quan trọng. Ví dụ trong nông nghiệp thì phải xét đến cả dự báo kinh tế, xã hội, môi trường (như biến động thời tiết, thị trường thế giới, xu thế phát triển của nhu cầu…). Công tác quy hoạch còn phụ thuộc vào kiến thức tổng hợp và nhóm làm việc tổng hợp của nhiều ngành, nhiều cấp. Hiện nay, phối hợp giữa các ngành, các cấp rất yếu. Ngay quy hoạch thủy lợi còn đặt hàng cho quy hoạch nông nghiệp chứ không phải phối hợp cùng làm. Chúng ta thiếu “nhạc trưởng” đủ mạnh để điều phối quy hoạch các ngành, mà mọi việc giao về cấp thực hiện (Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh vv…) quyết định, rồi điều chỉnh sau. Muốn làm quy hoạch tốt thì phải nghiên cứu, cần nhân tài vật lực, thời gian nhưng hiện nay rất nhiều quy hoạch không có nghiên cứu hỗ trợ. Niềm tin vào quy hoạch cũng bị giảm sút vì nhiều quy hoạch treo, quy hoạch sai lầm hoặc lạc hậu vv…) nhưng lãnh đạo vẫn phê duyệt. Làm mất niềm tin thì rất dễ nhưng lấy lại lòng tin của dân đó là quy hoạch hợp lý, hữu hiệu phải mất vài chục năm.
Từ “quy hoạch” từng được hiểu nhiều cách khác nhau, dần dần những cách hiểu ấy gần nhau lại, thành một cách hiểu thông dụng. Cách hiểu thông dụng ấy được thể hiện ngắn gọn là “Quy hoạch có thể là động từ, có thể là danh từ, có nghĩa là hành động (động từ) hoặc kết quả (danh từ) bố trí, sắp xếp toàn bộ theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn” .
           Về nông nghiệp và nông thôn, phải làm cho nông thôn giàu mạnh là kinh tế nông thôn, gồm phần nông nghiệp và phần phi nông nghiệp. Xu thế thời đại đã được thực hiện ở rất nhiều nước và đang tiếp tục phát triển là phần phi nông nghiệp làm ra của cải và mang lại thu nhập cao hơn hẳn, nhiều khi gấp đôi phần nông nghiệp. Vấn đề ở nông thôn không phải là nông nghiệp, mà là kinh tế nông thôn, chủ thể của kinh tế nông thôn là cư dân nông thôn, chứ không  phải là nông dân thuần. Kinh tế của từng nước và của thế giới được hưở̉ng từ kinh tế nông thôn nhiều hơn hẳn so với sự đóng góp của nông nghiệp.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp phải dựa trên đặc thù, điều kiện, khả năng cụ thể từng vùng, từng khu vực, các chuyên ngành, phát huy các thế mạnh và mang tính lâu dài. Trên cơ sở khảo sát, điều tra, nghiên cứu, phân tích, quy hoạch phát triển nông nghiệp phải dựa trên những thông số về đất đai, khí hậu, nước, nguồn lao động, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tập quán, kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động, vốn đầu tư và khả năng sinh lợi từ các loại nông sản hàng hóa. Quy hoạch phải nhằm  cụ thể hóa về ngành sản xuất chủ lực và sản xuất phụ, cơ sở hạ tầng, những yếu tố phụ trợ, chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và hướng tới sự phát triển đồng bộ, bền vững về chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp phải nằm trong tổng thế và mặt bằng chung của nền kinh tế quốc dân, phải phù hợp trình độ, khả năng người lao động và vận dụng được kinh nghiệm của các nước tiên tiến vào tình hình thực tế của nước ta.
Nhìn ra thế giới, hiện nay người ta có cách tiếp cận quy hoạch nông nghiệp là một phạm trù rất rộng, bởi nó không chỉ là một ngành kinh tế mà hơn thế nữa, nó liên quan đến những vùng địa lý rộng lớn. Chúng ta không thể chỉ nói về quy hoạch nông nghiệp mà không nói đến quy hoạch vùng nông thôn. Nhưng nói đến quy hoạch nông thôn lại liên quan đến quy hoạch thành thị và các khu công nghiệp. Mọi thứ đều liên quan chồng chéo một cách hữu cơ với nhau. Vậy để tránh phải đề cập đến một vấn đề quá rộng lớn, ít nhất phải đề cập đến 2 loại quy hoạch sau đây trong nông nghiệp:
Quy hoach nông nghiệp một cách bền vững (Sustainable Agriculture Management -SAM): Quy hoạch phải định dạng và phát triển các hệ thống sản xuất nông nghiệp và lương thực khi bảo vệ môi trường một cách bền vững bằng cách kết hợp các phương thức quản lý tốt nhất và thói quen của người nông dân để giữ gìn chất lượng đất, nước và không khí. Trong quy hoạch, cần định ra các chỉ số (indicators) giúp chúng ta lường được những đe dọa do việc dùng các tập quán nông nghiệp hiện tại tới môi trường và ngược lại những đe dọa từ môi trường và biến đổi khí hậu tới nông nghiệp. Quy hoạch phải thúc đẩy mối quan hệ gắn bó giữa các tỉnh, các ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp. Quy hoạch phải khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, thực phẩm, nghề cá và lâm nghiệp, giải quyết các mâu thuẫn trong sử dụng đất và giảm bớt cách biệt giữa thành thị và nông thôn.
Quy hoạch rủi ro trong nông nghiệp (Risk Management in Agriculture  – RMA). Có thể phân làm 3 loại rủi ro: (i) Rủi ro thông thường (Normal Risk): thường xảy ra nhưng không gây hại đáng kể (thay đổi về giá cả thu mua, về mùa màng). Loại rủi ro này thường có thể quản lý được bằng chính sách thuế, chính sách xã hội; (ii) Rủi ro thị trường (Marketable Risk):  có mức độ tổn thất vừa phải; và (iii) Rủi ro thiên tai (Catastrophic risk): Loại rủi ro này không thường xảy ra nhưng gây tổn thất vô cùng lớn, như lũ lụt, hạn hán hoặc sâu bệnh. Rủi ro trong nông nghiệp không tồn tại độc lập mà liên kết với các yếu tố khác. Chúng ta cần có một cách tiếp cận tổng thể cho quản lý rủi ro khi tập trung xét đến mối tương tác của các loại rủi ro, đến các phương thức mà người nông dân sử dụng và các chính sách của nhà nước trong quản lý rủi ro.
Có ý kiến cho rằng  quy hoạch là sự thiết kế cái khung, cái nền cho sự phát triển hợp lý, thích ứng với điều kiện, khả năng thực tế, vươn tới chất lượng và phải mang tính hiệu quả ngày càng cao. Quy hoạch thường đi trước kế hoạch. Bởi thế, dựa theo quy hoạch mới lên phương án, kế hoạch, biện pháp. Như quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch phát triển khu công nghiệp, quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch dân cư, quy hoạch trồng rừng… Trong nông nghiệp, quy hoạch phát triển nông nghiệp tầm quốc gia phải kết hợp chặt chẽ ngành với vùng, là bộ môn kinh tế-xã hội, khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức không gian và cách thức tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp điều kiện, khả năng của ngành đối với từng vùng. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, các định chế chuyên ngành, khống chế hình thái và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp với chất lượng, hiệu quả cao, tạo đà cho phát triển bền vững.
Việc xây dựng khung pháp lý cho quy hoạch cũng rất cần thiết, nhất là hoàn cảnh cụ thể của nền nông nghiệp nước ta, từ sản xuất lạc hậu, độc canh, phân tán nhỏ lẻ, chưa có cái nền khởi phát tin cậy cho sản xuất lớn. Tái cơ cấu trong việc xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp ở nước ta phải hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất lớn, quy mô ngày càng mở rộng và tất nhiên phải gắn chặt với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ưu tiên cho khoa học kỹ thuật và kết hợp đồng bộ với phát triển công nghiệp, kết hợp với phát triển “tam nông”, đi sát thị trường nông sản hàng hóa toàn cầu.
Quy hoạch là một bộ môn khoa học tổng hợp, người làm quy hoạch phải tập trung được các nhà chuyên môn sâu để đạt được một mục tiêu nhất định. Một điều cần tránh đó là không thể gắn yếu tố chủ quan và yếu tố chính trị vào trong quy hoạch. Làm quy hoạch thực chất là giải hàm mục tiêu để đạt được hiệu ích cao nhất về kinh tế, xã hội, môi trường, kỹ thuật v.v… hay nói cách khác người làm quy hoạch phải giải bài toán quy hoạch tuyến tính, hay phi tuyến, nhưng ở Việt Nam việc xác định các quan hệ này trong nghiên cứu còn ít, thông thường là gắn yếu tố chủ quan và kinh nghiêm của mỗi người. Như vậy, hiện nay người làm quy hoạch không thể ai ai cũng làm được, mà phải quy về một đầu mối (chuyên ngành). Hiện nay, để giải hệ tuyến tính hay phi tuyến này là việc làm dễ dàng nhưng để xác định các mối quan hệ giữa các yếu tố thì ta lại không tập trung đầu tư. Nói cách khác là giá để làm quy hoạch quá ít, không tập trung cho công tác điều tra cơ bản là cơ sở cho công tác quy hoạch. Thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của quy hoạch, không phải bằng quy định ràng buộc mà phải đi vào các chính sách cụ thể. Bởi vì, nếu quy hoạch sai thì xã hội phải trả giá rất lớn, có khi phải mất hàng chục năm mới khắc phục được. Trong khi các nghiên cứu kỹ thuật chuyên ngành nếu có sai thì cũng chỉ mang tính chất cục bộ, ảnh hưởng đến sự phát triển không nhiều.
Các cơ quan quy hoạch chuyên ngành không chỉ bao gồm những người cùng ngành mà phải bao gồm các chuyên gia của các ngành khác. Bởi vì quy hoạch hiện nay là phải giải quyết bài toán đa mục tiêu. Người nhạc trưởng phải có kiến thức chuyên ngành, huy động các chuyên gia của các ngành khác để giải quyết mục tiêu đề ra. Phải có chính sách đào tạo các cán bộ làm quy hoạch, chứ không thể như hiện nay nhiều người làm quy hoạch thường là tay ngang, chỉ qua kinh nghiệm lâu năm tích lũy rồi chuyển sang làm quy hoạch.
Nghị quyết của Đảng muốn đi vào cuộc sống phải dựa vào “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội”. Điều quan trọng là các Luật, Nghị định, Thông tư phải có nguồn gốc cơ bản từ quy hoạch, chứ không thể theo ý kiến chủ quan nhất thời. Éo le là trên thế giới không có nước nào làm quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, ngoại trừ có Việt Nam và nước bạn Lào do ta giúp bạn làm quy hoạch. Đất nước chỉ có thể phát triển bền vững nếu Luật quy hoạch sớm được ban hành hay nói cách khác Luật quy hoạch là đòi hỏi bức thiết từ cuộc sống!
T.V.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Gs Nguyễn Lang U90 nhưng vẫn rất minh mẫn, tâm huyết bàn về việc nước. GS mới có bài viết bàn về tính giá đất đăng trên Tầm Nhìn ngày 22/6/2013 rất đáng suy ngẫm. Các vị lãnh đạo có trách nhiệm, các công bộc của dân có quyền biểu quyết sửa luật đất đai, đặc biệt ông Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nên dành thời gian đọc, ngẫm suy...để mà đi vào thực chất của việc sửa luật đất đai trên các luận cứ khoa học và hợp lòng dân.
Nhân đọc bài tôi mới viết "Tái cơ cấu công tác quy hoạch" Gs Nguyễn Lang đã gửi phản hồi bình luận, xin chuyển tiếp để các anh chị và các bạn tham khảo.
Tô Văn Trường

 1 - Tôi cũng rất băn khoăn về công tác quy hoạch. Có mấy quy hoạch lớn là quy hoạch phát triển các ngành kinh tế nhằm bảo đảm sự phát triển cân đối liên ngành, khắc phục những mất cân đối lớn dẫn đến các cuộc khủng hoảng bộ phận và khủng hoảng chung của nền kinh tế. Hiện ngành thủy sản cũng đang mắc, bào Nhân Dân ngày 14/2013 có bài chuyên đề về vấn đề này nhưng, theo tôi, chưa xác định đúng nguyên nhân dẫn đến mắc míu mất cân đối cung - cầu (một mất cân đối không chỉ của riêng ngành thủy sản). Trong lĩnh vực này, mối quan hệ cân đối liên ngành cũng không được chú ý đúng mức nên nền kinh tế nước ta trở thành nền kinh tế gia công cho nước ngoài và tuy có đề ra nhiệm vụ phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ nhưng chỉ mới dừng lại ở trên giấy.......
            Ngoài ra, còn có vấn đề quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của từng vùng lãnh thổ, địa phương. Đây cũng là vấn đề lớn liên quan đến chủ trương đầu tư vào cảng Lạch Huyện (được anh quan tâm nhiều), đến bô-xít Tây nguyên, đến dự án nhà máy lọc hóa dầu Nhân Hội, .... Bản thân  dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A cũng là một minh họa.
            Lại có vấn đề phải thực hiện nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành kinh tế-kỹ thuật với quản lý theo vùng lãnh thổ, địa phương, một vấn đề được đặt ra từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX nhưng đến nay cũng không được giải quyết.?
            Lại còn vấn đề tuy cần thiết phải thực hiện phân cấp trong quản lý nhưng phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong thực tế, nguyên tắc này cũng không được nhận thức đúng. F.Ăng ghen đã kết luận là không chấp nhận quyền uy trong công nghiệp thì có nghĩa là từ nhà máy sợi quay trở về cái xa quay tơ. Ông dẫn chứng để con tầu vượt đại dương có thể xuất biến, vượt đại dương để cập bến an toàn thì toàn bộ thủy thủ và khách đi tầu phải phục tùng mệnh lệnh của thuyền trưởng nhưng không phải thuyền trưởng quy định cụ thể là người nào cũng phải nhất nhất làm cái gì đó một cách thụ động. V.I.Lê nin thì lại lấy ví dụ của sự vận hành hệ thống xe lửa để minh họa kết luận của F.Ăng ghen. Đấy cũng là căn cứ khoa học và thực tiễn dẫn đến TBT Trọng  đã phải phát biểu trong lời bế mạc Hội nghị TƯ 3, Khóa XI là  QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG, TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHẢI THỰC SỰ KHOA HỌC, ĐI TỪ TỔNG THỂ CHUNG CỦA CẢ NƯỚC, ĐẾN CÁC VÚNG LÃNH THỔ, RỒI MỚI ĐẾN TỪNG ĐỊA PHƯƠNG CƠ SỞ.(Văn kiện Hội nghị TƯ 3, Khóa XI, trang  247)
            2 - Liên quan đến quy hoạch cụ thể mà anh đề cập đến trong bài này, tôi thấy phải chăng là chúng ta đang ở tình trạng cứ xây dựng các quy hoạch, kế hoạch mà không có tổng kết, đánh giá một cách có căn cứ khoa học và thực tiễn những gì đã làm. Cụ thể là mới xẩy ra tình tranh Hội đồng lý luận Trung ương họp để bàn và triển khai đề tài nghiên cứu về ĐỊNH HƯỚNG XHCN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VN (MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỰC TIỄN MỚI ĐANG DIỄN RA) và coi đó là bước khởi đầu cho việc tổng kết 30 năm đổi mới, chuẩn bị luận cứ khoa học cho Đại hội XII. Trong khi đó thì đã có nhiều ý kiến khác nhau kéo dài một cách bất thường về những vấn đề ở tầm quan điểm, chủ trương chưa được làm rõ nên chưa đạt được sự thống nhất cao về nhận thức và thiếu dứt khoát trong hoạch định chính sách, điều hành (được ghi nhận tại văn kiện Đại hội IX, tr 65 , ĐH X, tr 77, ĐH XI, tr 172-173) và được thể hiện trong quá trình góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Trong tình trạng đó, đáng ra Hội đồng lý luận TƯ phải tập trung xử lý các vấn đề chưa nhất trí đó thì mới có khả năng tổng kết 30 năm đổi mới, chuẩn bị luận cứ khoa học cho Đại hội XII thế nhưng Hội đồng lý luận TƯ đã bỏ qua nhiệm vụ tổng kết thực tiễn về thực trạng phân liệt về tư tưởng quan điểm kéo dài mà chỉ "háo hức" đi ngay vào dự báo mà không rõ hiện ta đang ở đâu và đang thế nào, vì sao lại thế, ...?
            Ngày 24/6/2013 tội nhận được bản dự thảo của Bộ Tài chính, dự thảo "Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp". Không có bản tổng kết làm rõ thực trạng nên nội dung vừa mang tính vi hiến, vừa không gắn được với nhiệu vụ tái cơ cấu vốn đầu tư.
            Thói quen không đi từ tổng kết cũng được thể hiện trong việc không tổng kết việc thí điểm cổ phần hóa donh nghiệp nhà nước , tổng kết thí điểm việc thành lập các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, bỏ Hội đồng nhân dân quận, huyện, thị xã một cách có căn cứ khoa học đã vội cứ triển khai mở rộng.
             Xin được lạm bàn như vậy, mong anh thông cảm.
                                                                                    24/6/2013
                                                    Nguyễn Lang



- Thủ tướng: Báo chí cần phê phán mạnh mẽ tệ quan liêu, tham nhũng (DV).


- Du lịch Việt Nam: Hiện trạng và khắc phục (TTVH).







--

Tổng số lượt xem trang