- Ra đê chống cát tặc: 500 dân và chính quyền đối thoại bất thành (DT).
(Dân trí) - Trong buổi đối thoại giữa hơn 500 người dân xã Hà Thanh và chính quyền địa phương, người dân yêu cầu chủ tàu khai thác cát phải có mặt để ký cam kết đền bù; chính quyền lại lo nếu chủ tàu đến, dân manh động ai sẽ chịu trách nhiệm...
>> Vụ 500 người dân ra đê canh cát tặc: “Cuộc chiến” không cân sức
>> Hơn 500 người túc trực ở bờ đê, "chiến đấu" với cát tặc
Dân dựng lều thay phiên nhau canh cát tặc
– Dân lập ‘chiến lũy’ – cảnh báo bất an ở một làng quê (VTC).(VTC News) – Làng quê đang bình yên, bỗng đâu dân lập chiến lũy để ngăn chặn “xã hội đen” xâm phạm cuộc sống của họ, trong khi chính quyền vào cuộc có phần chưa quyết liệt.
» Trùm xã hội đen đất Mỏ sừng sỏ cỡ nào?
» Giám đốc thuê xã hội đen 'xử' cấp phó lĩnh thêm án
Bài 1: Dựng lều, rải đá chặn xã hội đen
Suốt gần tháng nay, một làng quê nhỏ ở Hải Dương sống trong cảnh tượng vô cùng lạ lùng, không khác gì thời chiến. Sự vào cuộc có phần không quyết đoán của chính quyền, đã dẫn đến phản ứng tiêu cực từ người dân.
Dân trong thôn đã tự sắm kẻng, đào đường, đổ đá chặn đường, rèn một số loại vũ khí để sẵn sàng đối đầu với xã hội đen. Câu chuyện tưởng như rất kỳ cục này lại đang hiện hữu ở đất nước thời bình. Đây thực sự là lời cảnh báo nghiêm trọng về công tác quần chúng của chính quyền địa phương.
Những ngày này, về Hải Dương, đâu đâu cũng bàn tán chuyện “chiến sự” ở làng Châu Xá (Duy Tân, Kinh Môn, Hải Dương). Đất Duy Tân nổi tiếng với ngôi chùa Nhẫm Dương, nơi phát hiện hàng loạt di chỉ khảo cổ, trong đó, quan trọng nhất là hóa thạch vượn người Pôn-gô.
Điều đó khẳng định rằng, đất nước Việt Nam chính là một trong những cái nôi sản sinh ra vượn người, là gốc tích của loài người hiện đại. Nhưng giờ, con đường vào vùng đất có bề dày văn hóa, khảo cổ và tâm linh ấy vắng bóng người qua lại.
Thi thoảng, chỉ thấy tiếng xe máy nẹt pô, rú ga phóng vun vút vào làng, rồi lại vun vút lao ra. Các đối tượng ngồi trên xe máy đều đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang kín mít. Tôi được người dân cảnh báo rằng, đó toàn là xã hội đen, chúng vào làng rình mò, theo dõi động tĩnh của dân làng (?!).
Đến thị trấn Phú Thứ, hỏi đường vào thôn Châu Xá, một anh nhìn tôi kỹ càng rồi hỏi: “Không sợ mất mạng hay sao mà mò vào đó làm gì? Nếu là người lạ thì đừng có dại dột mà vào làng. Họ mà đánh kẻng, cả làng cầm gậy gộc, gạch đá ùa ra thì mất mạng như chơi đấy”.
Nhiều con đường ở Châu Xá được nhân dân rải đá để chống lại xã hội đen
Nghe lời cảnh báo ấy, tôi cũng thấy chờn chợn, tuy nhiên, cây ngay không sợ chết đứng, tôi bỏ mũ bảo hiểm, đi xe máy tà tà, chầm chậm vào làng. Tôi dừng lại trước một dãy nhà bên đường, giữa cánh đồng, chìm nghỉm trong màu không khí nhờ nhờ do khói từ những nhà máy xi măng nhả ra.
Nhà nào cũng cổng kín then cài, gọi cửa mãi mới thấy một cụ ông lò dò hé cửa trong hỏi vọng ra: “Ai đấy?”. Tôi cất giọng, giới thiệu là nhà báo, tức thì cụ ông mở cửa, ngó phải nhìn trái, rồi mở cổng mời tôi vào.
Ông giới thiệu là Lê Văn An, 70 tuổi, bộ đội về hưu. Ông An bảo: “Bác từng có mấy chục năm trong quân ngũ, ra sống vào chết bao lần rồi, nhưng bác thấy làng mình bây giờ chẳng khác gì đang có chiến sự, đang ở thời kỳ chống Mỹ. Bác thấy buồn vì chính quyền ở đây xa rời dân quá. Con giun xéo lắm cũng phải quằn”.
Trình bày cảm xúc một lúc, rồi ông An kể: “Sở dĩ người dân bức xúc tày đình như những ngày qua, là vì chính quyền xã đã không đứng về phía dân một cách quyết liệt.
Người dân dựng lán, lập chốt ngăn chặn nhà máy hóa chất gây ô nhiễm
Mấy lần họp cựu chiến binh, mọi người đều đem chuyện nhà máy xây dựng trái phép ra bàn, và đều nhất quyết yêu cầu chính quyền xã đóng cửa nhà máy. Khi nhà máy hoạt động, nhả ra khí thải màu xanh lè, khiến dân ngộp thở, khiến cá chết, vịt chết, dân kiện cáo, mới lòi ra cái chuyện nhà máy xây dựng không phép giữa làng.
Bức xúc ở chỗ, nhà máy to như quả núi xây dựng không phép mà lãnh đạo xã không biết, thế nhưng, một ngôi mộ của dân xây vào đất ruộng thì biết ngay, sai dân quân đi đập ngay”.
Tâm sự đến khi bức xúc dịu xuống, ông Lê Văn An lấy mũ, lập cập trèo lên xe áp tải phóng viên vào sâu trong làng. Ông bảo, người lạ vào làng không có người trong làng áp tải thì mất mạng như chơi.
Đến giữa cánh đồng gặp một con đường bê tông cắt ngang đường chính. Con đường này dẫn từ núi ra, bị chặn bởi những đống đá hộc.
Cứ vài mét lại có một đống đá. Con đường thẳng tắp, cờ xí phấp phới như thể có hội. Từ đầu đường, xuyên sâu vào trong núi, cứ vài mét lại có một đống đá nhỏ. Những tảng đá hộc nằm lăn lóc giữa đường.
Đi một đoạn thì thấy con đường bị đào đứt đôi, chỉ còn lại “con lươn” nhỏ, đủ cho xe máy đi qua. Đất đá phá đường được múc lên đổ thành đống, chặn ngang đường, xe ô tô không thể trèo qua được. Ông An bảo, nhân dân phá đường như thế để xe ô tô, xe xúc, xe ủi không đi qua được.
Nhìn con đường dẫn vào Nhà máy Trường Khánh, như thể có chiến sự, với hào sâu, đống trụ cản đường xe tăng!
Thấy chiếc xe máy lách từng đống đá đi trên “con đường chiến sự” giữa cái nắng chang chang, hàng chục người buông bát, bỏ đũa chui ra khỏi lều, lấy tay che trán quan sát.
Cụ Phạm Văn Áp thể hiện quyết tâm đối đầu với xã hội đen
Lúc sau, tôi mới biết, cụ ông Phạm Văn Áp đã cầm búa, lên dây cót tinh thần, chuẩn bị đánh kẻng báo hiệu. Tuy nhiên, khi phát hiện “người lạ” chở ông Lê Văn An, người trong làng, thì mọi người thở phào nhẹ nhõm.
Chiếc lán được dựng lên ở một đầu đường để mọi người nghỉ ngơi, và chiếc rạp lớn được dựng lên giữa ngã tư đường để mọi người ngồi uống nước, trò chuyện, chơi cờ.
Điều tôi thấy lạ lùng nhất, ấy là mấy chục “chiến binh” chống lại “xã hội đen”, như lời đồn đại ầm ĩ trong vùng, toàn là ông già và bà già. Trong số đó, phân nửa mặc áo nâu sồng, nhai trầu bỏm bẻm.
Người cao tuổi nhất là cụ ông Phạm Văn Áp, người được giao nhiệm vụ đánh kẻng. Cụ Áp năm nay 80 tuổi, trán hói, răng rụng gần hết, nhưng tính tình thì vui vẻ phải biết.
Cụ bảo: “Tôi đồn trú ở đây 17 ngày đêm, hao mất 5kg rồi. Hôm qua tranh thủ về nhà một tí mà vợ không nhận, chó mèo cũng không nhận ra nữa rồi. Tôi phải quyết tử chiến đấu vì con, vì cháu, vì ngôi làng này.
Thời chúng tôi, cái làng nhỏ này có đủ 4 hướng để thở, nhưng đến đời con cháu chúng tôi, thì họ xây dựng nhà máy xi măng, bịt mất 3 hướng rồi. Còn mỗi hướng để thở, giờ họ dựng cái nhà máy hóa chất bịt nốt, thì chỉ có con đường chết.
Mới mấy hôm trước thôi, bọn xã hội đen còn chỉ vào mặt chúng tôi thách thức, nói rằng sẵn sàng san bằng thôn này, di chết hết cả thôn. Chúng nó còn nói chúng nó chưa từng lùi bước ở bất kỳ đâu.
Chúng nó nói thật và làm thật, nhưng chúng nó đã phải lùi bước trước người dân Châu Xá chúng tôi. Tôi từng này tuổi rồi, chết được rồi, nghĩa địa lại ở cánh đồng đây, tôi sẽ không ngại đổ máu”.
Nói rồi, cụ ông Phạm Văn Áp đứng trước lá cờ Tổ quốc, hiên ngang ngẩng mặt, yêu cầu nhà báo chụp cho tấm ảnh để đăng báo, để tự hào với con cháu, dân làng, vì thành tích chống lại xã hội đen!.
Ông Lê Đức Tài, trưởng thôn Châu Xá cho biết: “Sự việc ầm ĩ kể từ khi dân phát hiện Công ty Trường Khánh thuê 2 lô đất của xã, trong đó, một lô để làm lò sản xuất vôi, một lô để làm môi trường sinh thái, khu vui chơi, nhưng công ty này lại xây dựng nhà máy sản xuất hóa chất Pro Niken. Người dân cho rằng chính quyền làm ngơ cho công ty này xây dựng nhà máy trái phép. Trong khi đó, nhân dân lại cho rằng nhà máy này sản xuất hóa chất, gây ô nhiễm môi trường, nên nhân dân rất bức xúc, dẫn đến sự việc đáng tiếc như ngày hôm nay.
- Thực hư chuyện cả trăm xã hội đen càn quét dân làng? (VTC). (VTC News) - Cả trăm “xã hội đen” đi ủng, mặc áo bơm hơi, đội mũi bảo hiểm, đi phía sau xe xúc lật, và hai bên đoàn xe tải.
Bài 2: Thực hư chuyện cả trăm xã hội đen càn quét dân làng?
Khi phóng viên đang trò chuyện với cụ Phạm Văn Áp, 80 tuổi (Châu Xá, Kinh Môn, Hải Dương), người cao tuổi nhất xung phong chống lại xã hội đen, thì anh Nguyễn Văn Sơn, chen ngang kể chuyện. Anh Sơn là anh trai của anh Nguyễn Văn Hanh, người đại diện cho dân làng tố cáo nhà máy gây ô nhiễm.
Theo lời anh Sơn (sau này phóng viên đã xác minh lại qua anh Nguyễn Văn Hanh), thì anh Hanh mới bị xã hội đen khủng bố bằng phân và bị chúng vác gậy đóng chi chít đinh đuổi đánh bán sống bán chết ngay trước nhà mình, trước mắt dân làng. Sợ bị truy sát, anh Hanh đã đi trốn, còn anh trai tiếp tục thay thế công việc của em.
Anh Sơn kể tiếp lời cụ Áp, bởi anh là người trực tiếp “chiến đấu” trong đêm tối, nên anh rành rẽ hơn hẳn: Hôm đó là rạng sáng 27/6, hơn 12 giờ đêm, anh H. công nhân của Nhà máy xi măng Thành Công 2 đang làm việc ở trên đỉnh lò, nhìn thấy một đoàn xe xuất phát từ máng nghiền đá cạnh bờ sông, chỗ Nhà máy xi măng Thành Công 2, ở đầu thôn Châu Xá. Xe xúc lật đi đầu tiên. Phía sau là một đoàn xe tải.
Đang nửa đêm về sáng, mà cả đoàn xe nổ máy, tiến rầm rầm khiến anh H. khó hiểu, nên lập tức điện cho anh Nguyễn Văn Hanh. Anh Hanh thức dậy, trèo lên mái nhà quan sát. Anh thấy đoàn xe từ đầu làng đi xuống, vòng qua đường khai thác đất sét của Nhà máy xi măng Phúc Sơn vào khu vực nhà máy của công ty Trường Khánh.
Một lát sau, tiếng rít của xe xúc lật cùng đoàn xe tải, khoảng 7-8 chiếc vang lên từ phía Nhà máy Trường Khánh, rồi lù lù tiến về phía lều tạm do người dân Châu Xá dựng lên, chốt chặn. Khi đó, người dân chưa rải đá hộc dọc đường, nên đoàn xe tiến lên khá dễ dàng.
Thấy đoàn xe nổ ầm ĩ tiến về phía lều bạt, 8 người đang ngủ trong lều bật thức dậy. Tiếng kẻng dồn dập vang lên. Lát sau, kẻng trong làng Châu Xá, Trại Xanh, Nhẫm Dương cùng vang rền. Cả ngàn người dân ở các thôn trong xã Duy Tân thức giấc, cùng đổ xô ra cánh đồng, với gậy gộc trong tay. Thanh niên khỏe mạnh được huy động vác đá ném vào đoàn xe.
Theo lời anh Sơn, con đường khá nhỏ nên chiếc xe xúc lật kềnh càng đã choán hết đường. Chiếc xe xúc lật được bố trí đi trước, giương gầu lên cao. Theo lời người dân Châu Xá, thì có đến cả trăm “xã hội đen”, đi ủng cao đến gối, mặc áo bơm hơi lùng bùng, trông béo như củ khoai tây, đội mũi bảo hiểm kín mít, đi phía sau xe xúc lật, và 2 đi thành hàng hai bên đoàn xe tải. “Xã hội đen” tên nào tên nấy với vũ khí trang bị tận răng!
Người dân ném đá về phía đoàn xe, thì bị gầu xe xúc cản lại. Đá ném vào người “xã hội đen” chỉ kêu bồm bộp, chẳng ăn thua gì. Nhiều người cầm gậy gỗ, gậy sắt vụt, dùng liềm bổ song cũng chỉ phát ra tiếng kêu bồm bộp mà thôi.
Mặc dù nhận mưa đá, song đoàn “xã hội đen” vẫn lù lù như bộ binh tiến lên. Chỉ khi đến chỗ cái cống đã bị dân đập vỡ một nửa, xe xúc lật sa lầy, gầu múc hạ xuống, người dân ném vỡ kính xe, thì đoàn “xã hội đen” mới chịu rút lui.
Ông Lê Đức Tài, trưởng thôn Châu Xá, cũng xác nhận với phóng viên rằng, có chuyện “tập đoàn xã hội đen” vào làng hành hung dân trong đêm 26, rạng sáng 27/6. Ông Tài cũng xác nhận có 1 xe xúc lật và 8 xe tải, nhưng chỉ có khoảng hơn 40 tên xã hội đen, chứ không đến 100 tên như dân đồn đoán.
Cũng theo lời ông Tài, đêm đó lực lượng an ninh huyện, công an xã cũng có mặt bảo vệ nhân dân. Tuy nhiên, lực lượng công an quá mỏng, không thấm vào đâu so với “tập đoàn xã hội đen”. Khi đoàn xe của xã hội đen tiến lên, công an đã nổ mấy phát súng chỉ thiên cảnh báo, nhưng đoàn xe không dừng lại.
Ông Tài cũng xác nhận từ phía đoàn “xã hội đen” có tiếng súng nổ bùm bụp, nhưng là súng gì thì không rõ và cũng không thể khẳng định họ bắn dân hay chỉ nổ súng đe đọa mà thôi.
Sau trận hỗn chiến đó, một “xã hội đen” bị thương, phải đi cấp cứu. Phía nhân dân thôn Châu Xá thì ông Phạm Văn Quý (60 tuổi) suýt mất mạng. Theo lời người dân, ông Quý bị máy xúc lật gạt ngã xuống ruộng, rồi lọt vào tay chúng, nên mọi người không ứng cứu được.
Đoàn người bí hiểm này đã dùng xẻng dài 2m, gậy đóng đinh vụt nhiều nhát vào người ông Quý. Khi nhóm người lạ này rút đi, mọi người tìm thấy ông Quý bất tỉnh dưới ruộng. Dân làng khiêng ông Quý vào trạm xá xã. Lúc này, cả làng náo loạn vì nhận được tin ông Quý đã qua đời. Tuy nhiên, mạch ông Quý vẫn đập, nên trạm y tế chuyển đi cấp cứu ở Bệnh viện tỉnh Hải Dương.
Ông Quý bị gãy 3 xương sườn, dập nát xương tay, rách đầu. Hiện không ai biết ông Quý đang được điều trị ở đâu vì gia đình không tiết lộ, sợ bị trả thù.
Mặc dù nhân dân thôn Châu Xá đều khẳng định có xã hội đen càn quét dân làng, nhưng bà Nguyễn Thị Bên, Bí thư huyện ủy Kinh Môn lại cho biết: “Không có chuyện xã hội đen vào đánh dân, rồi càn quét dân như một số người kể lại. Ngay khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo công an vào cuộc điều tra, làm rõ vấn đề.
Hiện chưa có kết luận của bên công an, nhưng tôi khẳng định không có xã hội đen trong vụ việc này. Đây chỉ là hiểu lầm giữa nhân dân và công nhân của các nhà máy. Chiếc máy xúc lật đó là của Công ty Vững Mạnh, chuyên khai thác đá cho Nhà máy xi măng Trung Hải.
Hôm 26/6, khoảng 11 giờ đêm, chứ không phải rạng sáng 27-6, thấy không có dân chốt chặn ở đường, nên công ty cử lái xe đi vào núi lấy đá, gồm cả xe xúc lật lẫn xe tải. Vì việc chở đá nặng, xe tải thường xuyên sa lầy, nên xe xúc lật làm nhiệm vụ ứng cứu.
Thế nhưng, khi đoàn xe vào núi, người dân đã đuổi đánh, khiến lái xe phải chạy từ trong núi ra ngoài. Người dân đánh ngất một lái xe của công ty, chứ không phải đánh ngất xã hội đen như họ kể. Người dân thì đều hiền lành, thật thà, nhưng sự việc trở nên ầm ĩ thế này là do một số phần tử quá khích kích động”.
Bài tiếp: Vì đâu người dân phải ‘lập chiến lũy’?
Phạm Ngọc Dương
– Dân lập ‘chiến lũy’ – cảnh báo bất an ở một làng quê (VTC).
– Sóng lan toả (LĐ). – Hải Dương: Dân phong bao vây nhà máy hóa chất chui (TP/VEF).
- Chính quyền vẫn chưa xử phạt vụ tràn bùn thải ở nhà máy vàng (LĐ).
- Vùng ngập thủy điện Đak Đrinh: Bình yên trong sợ hãi (VOV).
- Bị tạt axit vì chống cưỡng chế? (ĐCV). – Bị tạt acid vì giúp dân giữ đất(RFA). – 22 năm, CA vẫn tiếp tục dùng thủ đoạn tạt acid đối với người chống tiêu cực (DLB). “…ngày 4.7, đúng 22 năm trước nhà báo Trần Quang Thành cũng bị tạt acid ở Hà Nội”. – Vụ chị Thiêm ở Trịnh Nguyễn bị tạt acid có dấu hiệu được báo trước(Nguyễn Tường Thụy). – Video: Đỗ Thị Thiêm, người dân chống cưỡng chế của chính quyền đã bị bọn xã hội đen tạt axit vào người (TTYN). - Vì sao nảy sinh bạo lực trong xã hội? (BBC).. – Mẹ Nấm: Phải tranh đấu để chấm dứt tình trạng công an làm chết người (RFA’s blog).
- Nguyên Anh: Lực ta chưa thật mạnh, nhưng thế nước đang lên!? (DLB).
- Dân chủ, chính trị và đảng phái (DLB).
- Tự thiêu ngay trụ sở tòa án (TN). . - Phú Yên: Cụ bà 83 tuổi tự thiêu trước sân tòa (DV).
- Tốt nhất cứ để chúng giết vợ mình? (the Box).
- Kỳ 3: Có hay không câu chuyện công an đánh người? (VOV).
- Video: Trần tình của thanh niên nhảy lầu tầng 3 trụ sở Công an (GDVN). – Bà ngoại của thanh niên nhảy lầu tố Công an Ninh Bình “ép bà điểm chỉ” (GDVN).
- Vụ “quan tài diễu phố”: Lên Bộ CA kêu cứu vì bức xúc tin đồn nhận 2 tỷ (GDVN).
- Công an Hà Nội chậm xử lý vụ ‘bảo kê’ giấy phép (SM).
- Không cứ “ghế nóng” thì tín nhiệm thấp (ĐĐK). – Lấy phiếu tín nhiệm là thực hiện chức năng giám sát của hội đồng nhân dân (LĐ). – Kết quả phiếu tín nhiệm là cơ sở bố trí cán bộ (TP).
- Tiết lộ nguyên nhân Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam đột tử (DT). - Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam đột tử đạt phiếu tín nhiệm cao (VNE).
Xã hội đen lập chính quyền ở rừng nguyên sinh
Vây nhà máy gây ô nhiễm: Nhiều người bị dọa giết
TT - Khoảng một tuần nay, nhiều người dân ở xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương liên tục nhận được tin nhắn dọa giết, hành hung, khủng bố bằng “bom xăng”... vì dựng lều bao vây, phong tỏa đường, ngăn cản Công ty TNHH Trường Khánh hoạt ...
Lập “bốt” chặn nhà máy gây ô nhiêm, người dân tố bị côn đồ hành ...Dân Trí
Dân phong tỏa nhà máy hoạt động trái phép gây ô nhiễmLao độngHải Dương: Dân tố cáo bị côn đồ hành hung. Pháp Luật Hình SựXãLuận.com
- Vây nhà máy gây ô nhiễm: Nhiều người bị dọa giết (TT). – Dân bị hành hung do bao vây nhà máy hoạt động trái phép (SM).
- Người dân tố bị CSGT đạp bổ xe máy gây trọng thương (GDVN).
- Chậm trễ ở công viên Tuổi trẻ chưa được giải quyết triệt để (VOV).
Mẹ sát hại 2 con vì bế tắcVNExpress
Cuộc sống khó khăn, con mắc trọng bệnh và nghi ngờ chồng có người đàn bà khác được cho là nguyên nhân khiến chị Nga sát hại hai con rồi tự sát trong phòng trọ. >Ba mẹ con chết bất thường trong nhà trọ. Theo điều tra ban đầu của công an TP HCM, ...
Mẹ sát hại 2 con ruột rồi tự vẫn
Vụ 3 mẹ con chết trong phòng trọ: "Mấy đứa nhỏ đâu có tội tình gì"
3 mẹ con chết bất thường trong nhà trọ ở TPHCM
- CẦN NHẬN DIỆN, ĐÁNH GIÁ ĐÚNG THỰC TRẠNG (Bùi Văn Bồng).
Thất thoát gần 5 tỷ đồng, giám đốc sở chỉ bị cảnh cáoTiền Phong Online
TP - Ngày 27/6 Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum cho biết Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum vừa có quyết định kỷ luật 54 cán bộ, giáo viên thuộc hệ thống dạy nghề tỉnh này. Bà Nguyễn Thị Tĩnh - Giám đốc Sở LĐTBXH chịu mức kỷ luật cảnh cáo. Cùng chịu hình ...
Kon Tum: 54 cán bộ, giáo viên bị kỷ luậtDân Trí
Xây hòn non bộ chờ đền bùThanh Niên
Kỷ luật Giám đốc, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XHThanh Tra
- Bắc Ninh: Cán bộ công an “giăng bẫy” cưỡng đoạt hơn 250 triệu đồng (DT). - Hoãn phiên tòa xét xử nguyên thượng sĩ công an dâm ô hàng loạt trẻ em (TT). - Nguyên thượng sĩ công an dâm ô hàng loạt nữ sinh bị tâm thần?(NLĐ).
Hà Nội đề nghị tăng giá 712 dịch vụ khám, chữa bệnhVới những người chi trả trực tiếp, tính trung bình giá tăng khoảng 2 lần so với mức giá hiện hành.
- Tổng cục Thống kê Đỗ Thức: Tình hình kinh tế – xã hội “tương đối tốt” (TT). – ‘Chưa cần kích thích kinh tế’ (VNE). - Khó khăn của nền kinh tế đã chạm đáy? (VOV). - Kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục (ĐĐK). – Giật mình thu nhập của 70% dân số (Infonet). – 50% hộ nông dân phải đi vay nợ (TT). – Mỗi năm, nông dân chỉ tiết kiệm được dưới 8 triệu đồng (NNVN).
- Thủ tướng lo ‘vỡ cân đối thu chi ngân sách’ vì thâm hụt 65 nghìn tỷ (SM).
- Bí thư Thành ủy Hà Nội: ”Lãng phí nhìn thấy rõ” (VOV).
– Nông dân tự chống đỡ với các cú sốc (SGTT). – Dồn sức cứu nông nghiệp (SGTT).
- Bí thư Thành ủy Hà Nội: Lấy phiếu tín nhiệm có giá trị răn đe (TP).
- Lãnh đạo Đà Nẵng nhận trách nhiệm việc tụt hạng cạnh tranh (Infonet).
- Nói nhiều tham nhũng, lãng phí sao kết quả chống không cao? (ĐV). – Phát hiện 3 vụ tham nhũng tại EVN (DT).
- Bí thư HN: “Phải bỏ tiền chi việc nọ việc kia bức xúc lắm” (Infonet).
- Nhân rộng mô hình dự án 600 phó chủ tịch xã (TN). - Quản lý trật tự đô thị “3 không” (LNĐ).
- Uẩn khúc cái chết của người đàn ông được công an “mời“ làm chứng (PLVN). - Tử hình bằng thuốc độc: Vẫn đang chuẩn bị (NLĐ).
- Vi phạm hành chính: Vẫn áp dụng luật cũ? (NLĐ).
- Kỷ luật một giám đốc trung tâm văn hóa vì… đánh cấp dưới (TN). - Giám đốc BV Răng Hàm Mặt Trung ương TP HCM xin từ chức (NLĐ). - Một cán bộ tỉnh bị “chủ nợ” bủa vây (CAND).
- Ngừng lúa vụ ba để phát triển bền vững (RFA).
- Gỗ huỳnh đàn và những bài học bằng máu (RFA).
- Quảng Ninh Rinh Tiền Chùa? (Việt Báo).
>> Hơn 500 người túc trực ở bờ đê, "chiến đấu" với cát tặc
Chiều 2/12, tại nhà văn hóa thôn Tri Lễ (xã Hà Thanh, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) đã diễn ra cuộc đối thoại của đại diện hơn 500 hộ dân địa phương và chính quyền huyện Tứ Kỳ, UBND xã Hà Thanh về nạn cát tặc.
Chính quyền địa phương cho biết, tàu khai thác cát trái phép bị chìm ngày 27/11 vừa rồi là của chủ tàu Vũ Văn Rèn (SN 1965, trú tại huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Trước đó, chủ tàu này đã đến UBND xã thừa nhận bằng văn bản việc khai thác cát trái phép tại sông Luộc, thuộc địa phận thôn Tri Lễ, nhờ can thiệp việc trục vớt tàu. Trước lúc bị chìm, tàu của ông Rẽ đang hút cát trộm và bị người dân phát hiện truy đuổi.
Tại cuộc đối thoại, hàng trăm người dân có chung một ý kiến: Chính quyền phải yêu cầu chủ tàu có mặt cam kết trước dân là không khai thác cát trái phép, có trách nhiệm với diện tích ruộng, hoa màu bị sạt lở; cơ quan công an, Phòng Tài nguyên môi trường huyện và UBND xã phải có trách nhiệm giúp dân chấm dứt tình trạng cát tặc.
Đáp lại những yêu cầu của dân, ngoài những lời hứa chung chung từ trưởng thôn Tri Lễ, chính quyền địa phương chưa có biện pháp nào cụ thể.
Trao đổi riêng với PV Dân trí, đại diện công an huyện Tứ Kỳ phân trần: "Dân yêu cầu chủ tàu phải đến đối thoại nhưng không được vì chủ tàu đến đây dân đông thế này lỡ xảy ra sự cố thì ai chịu trách nhiệm?".
Vị Chủ tịch UBND xã Hà Thanh thì thừa nhận, việc người dân bỏ nhà ra đê ở để “tuyên chiến” với tàu cát tặc là có lý do hợp lý. Vì tình trạng cát tặc đã trở nên quá ngang nhiên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, môi trường và sản xuất của người dân.
Dân dựng lều thay phiên nhau canh cát tặc
Trong buổi đối thoại, chính quyền mong muốn người dân giải tán đám đông trên đê, tạo điều kiện cho chủ tàu trục với tàu lên, khai thông luồng lạch. Về phần mình, người dân lại yêu cầu phải có chủ tàu đến cùng chính quyền ký cam kết không vi phạm, dân mới "rút quân" về. Không nhận được câu trả lời thỏa đáng từ chính quyền, người dân đứng dậy bỏ về. Cuộc đối thoại bất thành, không kịp thông qua cả biên bản.
Hiện nay tại bờ đê Bối, sông Luộc, người dân thôn Tri Lễ đã dựng lều thay nhau canh gác bảo vệ hiện trường vụ tàu cát bị chìm, yêu cầu cơ quan chức năng phải thực hiện rõ trách nhiệm.
» Trùm xã hội đen đất Mỏ sừng sỏ cỡ nào?
» Giám đốc thuê xã hội đen 'xử' cấp phó lĩnh thêm án
Bài 1: Dựng lều, rải đá chặn xã hội đen
Suốt gần tháng nay, một làng quê nhỏ ở Hải Dương sống trong cảnh tượng vô cùng lạ lùng, không khác gì thời chiến. Sự vào cuộc có phần không quyết đoán của chính quyền, đã dẫn đến phản ứng tiêu cực từ người dân.
Dân trong thôn đã tự sắm kẻng, đào đường, đổ đá chặn đường, rèn một số loại vũ khí để sẵn sàng đối đầu với xã hội đen. Câu chuyện tưởng như rất kỳ cục này lại đang hiện hữu ở đất nước thời bình. Đây thực sự là lời cảnh báo nghiêm trọng về công tác quần chúng của chính quyền địa phương.
Những ngày này, về Hải Dương, đâu đâu cũng bàn tán chuyện “chiến sự” ở làng Châu Xá (Duy Tân, Kinh Môn, Hải Dương). Đất Duy Tân nổi tiếng với ngôi chùa Nhẫm Dương, nơi phát hiện hàng loạt di chỉ khảo cổ, trong đó, quan trọng nhất là hóa thạch vượn người Pôn-gô.
Điều đó khẳng định rằng, đất nước Việt Nam chính là một trong những cái nôi sản sinh ra vượn người, là gốc tích của loài người hiện đại. Nhưng giờ, con đường vào vùng đất có bề dày văn hóa, khảo cổ và tâm linh ấy vắng bóng người qua lại.
Thi thoảng, chỉ thấy tiếng xe máy nẹt pô, rú ga phóng vun vút vào làng, rồi lại vun vút lao ra. Các đối tượng ngồi trên xe máy đều đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang kín mít. Tôi được người dân cảnh báo rằng, đó toàn là xã hội đen, chúng vào làng rình mò, theo dõi động tĩnh của dân làng (?!).
Đến thị trấn Phú Thứ, hỏi đường vào thôn Châu Xá, một anh nhìn tôi kỹ càng rồi hỏi: “Không sợ mất mạng hay sao mà mò vào đó làm gì? Nếu là người lạ thì đừng có dại dột mà vào làng. Họ mà đánh kẻng, cả làng cầm gậy gộc, gạch đá ùa ra thì mất mạng như chơi đấy”.
Nhiều con đường ở Châu Xá được nhân dân rải đá để chống lại xã hội đen
Nghe lời cảnh báo ấy, tôi cũng thấy chờn chợn, tuy nhiên, cây ngay không sợ chết đứng, tôi bỏ mũ bảo hiểm, đi xe máy tà tà, chầm chậm vào làng. Tôi dừng lại trước một dãy nhà bên đường, giữa cánh đồng, chìm nghỉm trong màu không khí nhờ nhờ do khói từ những nhà máy xi măng nhả ra.
Nhà nào cũng cổng kín then cài, gọi cửa mãi mới thấy một cụ ông lò dò hé cửa trong hỏi vọng ra: “Ai đấy?”. Tôi cất giọng, giới thiệu là nhà báo, tức thì cụ ông mở cửa, ngó phải nhìn trái, rồi mở cổng mời tôi vào.
Ông giới thiệu là Lê Văn An, 70 tuổi, bộ đội về hưu. Ông An bảo: “Bác từng có mấy chục năm trong quân ngũ, ra sống vào chết bao lần rồi, nhưng bác thấy làng mình bây giờ chẳng khác gì đang có chiến sự, đang ở thời kỳ chống Mỹ. Bác thấy buồn vì chính quyền ở đây xa rời dân quá. Con giun xéo lắm cũng phải quằn”.
Trình bày cảm xúc một lúc, rồi ông An kể: “Sở dĩ người dân bức xúc tày đình như những ngày qua, là vì chính quyền xã đã không đứng về phía dân một cách quyết liệt.
Người dân dựng lán, lập chốt ngăn chặn nhà máy hóa chất gây ô nhiễm
Mấy lần họp cựu chiến binh, mọi người đều đem chuyện nhà máy xây dựng trái phép ra bàn, và đều nhất quyết yêu cầu chính quyền xã đóng cửa nhà máy. Khi nhà máy hoạt động, nhả ra khí thải màu xanh lè, khiến dân ngộp thở, khiến cá chết, vịt chết, dân kiện cáo, mới lòi ra cái chuyện nhà máy xây dựng không phép giữa làng.
Bức xúc ở chỗ, nhà máy to như quả núi xây dựng không phép mà lãnh đạo xã không biết, thế nhưng, một ngôi mộ của dân xây vào đất ruộng thì biết ngay, sai dân quân đi đập ngay”.
Tâm sự đến khi bức xúc dịu xuống, ông Lê Văn An lấy mũ, lập cập trèo lên xe áp tải phóng viên vào sâu trong làng. Ông bảo, người lạ vào làng không có người trong làng áp tải thì mất mạng như chơi.
Đến giữa cánh đồng gặp một con đường bê tông cắt ngang đường chính. Con đường này dẫn từ núi ra, bị chặn bởi những đống đá hộc.
Cứ vài mét lại có một đống đá. Con đường thẳng tắp, cờ xí phấp phới như thể có hội. Từ đầu đường, xuyên sâu vào trong núi, cứ vài mét lại có một đống đá nhỏ. Những tảng đá hộc nằm lăn lóc giữa đường.
Đi một đoạn thì thấy con đường bị đào đứt đôi, chỉ còn lại “con lươn” nhỏ, đủ cho xe máy đi qua. Đất đá phá đường được múc lên đổ thành đống, chặn ngang đường, xe ô tô không thể trèo qua được. Ông An bảo, nhân dân phá đường như thế để xe ô tô, xe xúc, xe ủi không đi qua được.
Nhìn con đường dẫn vào Nhà máy Trường Khánh, như thể có chiến sự, với hào sâu, đống trụ cản đường xe tăng!
Thấy chiếc xe máy lách từng đống đá đi trên “con đường chiến sự” giữa cái nắng chang chang, hàng chục người buông bát, bỏ đũa chui ra khỏi lều, lấy tay che trán quan sát.
Cụ Phạm Văn Áp thể hiện quyết tâm đối đầu với xã hội đen
Lúc sau, tôi mới biết, cụ ông Phạm Văn Áp đã cầm búa, lên dây cót tinh thần, chuẩn bị đánh kẻng báo hiệu. Tuy nhiên, khi phát hiện “người lạ” chở ông Lê Văn An, người trong làng, thì mọi người thở phào nhẹ nhõm.
Chiếc lán được dựng lên ở một đầu đường để mọi người nghỉ ngơi, và chiếc rạp lớn được dựng lên giữa ngã tư đường để mọi người ngồi uống nước, trò chuyện, chơi cờ.
Điều tôi thấy lạ lùng nhất, ấy là mấy chục “chiến binh” chống lại “xã hội đen”, như lời đồn đại ầm ĩ trong vùng, toàn là ông già và bà già. Trong số đó, phân nửa mặc áo nâu sồng, nhai trầu bỏm bẻm.
Người cao tuổi nhất là cụ ông Phạm Văn Áp, người được giao nhiệm vụ đánh kẻng. Cụ Áp năm nay 80 tuổi, trán hói, răng rụng gần hết, nhưng tính tình thì vui vẻ phải biết.
Cụ bảo: “Tôi đồn trú ở đây 17 ngày đêm, hao mất 5kg rồi. Hôm qua tranh thủ về nhà một tí mà vợ không nhận, chó mèo cũng không nhận ra nữa rồi. Tôi phải quyết tử chiến đấu vì con, vì cháu, vì ngôi làng này.
Thời chúng tôi, cái làng nhỏ này có đủ 4 hướng để thở, nhưng đến đời con cháu chúng tôi, thì họ xây dựng nhà máy xi măng, bịt mất 3 hướng rồi. Còn mỗi hướng để thở, giờ họ dựng cái nhà máy hóa chất bịt nốt, thì chỉ có con đường chết.
Mới mấy hôm trước thôi, bọn xã hội đen còn chỉ vào mặt chúng tôi thách thức, nói rằng sẵn sàng san bằng thôn này, di chết hết cả thôn. Chúng nó còn nói chúng nó chưa từng lùi bước ở bất kỳ đâu.
Chúng nó nói thật và làm thật, nhưng chúng nó đã phải lùi bước trước người dân Châu Xá chúng tôi. Tôi từng này tuổi rồi, chết được rồi, nghĩa địa lại ở cánh đồng đây, tôi sẽ không ngại đổ máu”.
Nói rồi, cụ ông Phạm Văn Áp đứng trước lá cờ Tổ quốc, hiên ngang ngẩng mặt, yêu cầu nhà báo chụp cho tấm ảnh để đăng báo, để tự hào với con cháu, dân làng, vì thành tích chống lại xã hội đen!.
Ông Lê Đức Tài, trưởng thôn Châu Xá cho biết: “Sự việc ầm ĩ kể từ khi dân phát hiện Công ty Trường Khánh thuê 2 lô đất của xã, trong đó, một lô để làm lò sản xuất vôi, một lô để làm môi trường sinh thái, khu vui chơi, nhưng công ty này lại xây dựng nhà máy sản xuất hóa chất Pro Niken. Người dân cho rằng chính quyền làm ngơ cho công ty này xây dựng nhà máy trái phép. Trong khi đó, nhân dân lại cho rằng nhà máy này sản xuất hóa chất, gây ô nhiễm môi trường, nên nhân dân rất bức xúc, dẫn đến sự việc đáng tiếc như ngày hôm nay.
- Thực hư chuyện cả trăm xã hội đen càn quét dân làng? (VTC). (VTC News) - Cả trăm “xã hội đen” đi ủng, mặc áo bơm hơi, đội mũi bảo hiểm, đi phía sau xe xúc lật, và hai bên đoàn xe tải.
Loạt bài dân lập 'chiến lũy' chống xã hội đen: |
Bài 2: Thực hư chuyện cả trăm xã hội đen càn quét dân làng?
Khi phóng viên đang trò chuyện với cụ Phạm Văn Áp, 80 tuổi (Châu Xá, Kinh Môn, Hải Dương), người cao tuổi nhất xung phong chống lại xã hội đen, thì anh Nguyễn Văn Sơn, chen ngang kể chuyện. Anh Sơn là anh trai của anh Nguyễn Văn Hanh, người đại diện cho dân làng tố cáo nhà máy gây ô nhiễm.
Theo lời anh Sơn (sau này phóng viên đã xác minh lại qua anh Nguyễn Văn Hanh), thì anh Hanh mới bị xã hội đen khủng bố bằng phân và bị chúng vác gậy đóng chi chít đinh đuổi đánh bán sống bán chết ngay trước nhà mình, trước mắt dân làng. Sợ bị truy sát, anh Hanh đã đi trốn, còn anh trai tiếp tục thay thế công việc của em.
Anh Sơn kể tiếp lời cụ Áp, bởi anh là người trực tiếp “chiến đấu” trong đêm tối, nên anh rành rẽ hơn hẳn: Hôm đó là rạng sáng 27/6, hơn 12 giờ đêm, anh H. công nhân của Nhà máy xi măng Thành Công 2 đang làm việc ở trên đỉnh lò, nhìn thấy một đoàn xe xuất phát từ máng nghiền đá cạnh bờ sông, chỗ Nhà máy xi măng Thành Công 2, ở đầu thôn Châu Xá. Xe xúc lật đi đầu tiên. Phía sau là một đoàn xe tải.
Cụ Phạm Văn Áp nhận nhiệm vụ đánh kẻng báo động dân làng khi có xã hội đen tấn công |
Một lát sau, tiếng rít của xe xúc lật cùng đoàn xe tải, khoảng 7-8 chiếc vang lên từ phía Nhà máy Trường Khánh, rồi lù lù tiến về phía lều tạm do người dân Châu Xá dựng lên, chốt chặn. Khi đó, người dân chưa rải đá hộc dọc đường, nên đoàn xe tiến lên khá dễ dàng.
Thấy đoàn xe nổ ầm ĩ tiến về phía lều bạt, 8 người đang ngủ trong lều bật thức dậy. Tiếng kẻng dồn dập vang lên. Lát sau, kẻng trong làng Châu Xá, Trại Xanh, Nhẫm Dương cùng vang rền. Cả ngàn người dân ở các thôn trong xã Duy Tân thức giấc, cùng đổ xô ra cánh đồng, với gậy gộc trong tay. Thanh niên khỏe mạnh được huy động vác đá ném vào đoàn xe.
Người dân Châu Xá chuẩn bị đá làm vũ khí chống lại xã hội đen |
Người dân ném đá về phía đoàn xe, thì bị gầu xe xúc cản lại. Đá ném vào người “xã hội đen” chỉ kêu bồm bộp, chẳng ăn thua gì. Nhiều người cầm gậy gỗ, gậy sắt vụt, dùng liềm bổ song cũng chỉ phát ra tiếng kêu bồm bộp mà thôi.
Mặc dù nhận mưa đá, song đoàn “xã hội đen” vẫn lù lù như bộ binh tiến lên. Chỉ khi đến chỗ cái cống đã bị dân đập vỡ một nửa, xe xúc lật sa lầy, gầu múc hạ xuống, người dân ném vỡ kính xe, thì đoàn “xã hội đen” mới chịu rút lui.
Ông Lê Đức Tài, trưởng thôn Châu Xá, cũng xác nhận với phóng viên rằng, có chuyện “tập đoàn xã hội đen” vào làng hành hung dân trong đêm 26, rạng sáng 27/6. Ông Tài cũng xác nhận có 1 xe xúc lật và 8 xe tải, nhưng chỉ có khoảng hơn 40 tên xã hội đen, chứ không đến 100 tên như dân đồn đoán.
Chiếc xe xúc lật bị sa lầy |
Ông Tài cũng xác nhận từ phía đoàn “xã hội đen” có tiếng súng nổ bùm bụp, nhưng là súng gì thì không rõ và cũng không thể khẳng định họ bắn dân hay chỉ nổ súng đe đọa mà thôi.
Sau trận hỗn chiến đó, một “xã hội đen” bị thương, phải đi cấp cứu. Phía nhân dân thôn Châu Xá thì ông Phạm Văn Quý (60 tuổi) suýt mất mạng. Theo lời người dân, ông Quý bị máy xúc lật gạt ngã xuống ruộng, rồi lọt vào tay chúng, nên mọi người không ứng cứu được.
Đoàn người bí hiểm này đã dùng xẻng dài 2m, gậy đóng đinh vụt nhiều nhát vào người ông Quý. Khi nhóm người lạ này rút đi, mọi người tìm thấy ông Quý bất tỉnh dưới ruộng. Dân làng khiêng ông Quý vào trạm xá xã. Lúc này, cả làng náo loạn vì nhận được tin ông Quý đã qua đời. Tuy nhiên, mạch ông Quý vẫn đập, nên trạm y tế chuyển đi cấp cứu ở Bệnh viện tỉnh Hải Dương.
Ông Quý bị gãy 3 xương sườn, dập nát xương tay, rách đầu. Hiện không ai biết ông Quý đang được điều trị ở đâu vì gia đình không tiết lộ, sợ bị trả thù.
Anh Nguyễn Văn Sơn chỉ nơi ông Quý bị đánh trọng thương |
Hiện chưa có kết luận của bên công an, nhưng tôi khẳng định không có xã hội đen trong vụ việc này. Đây chỉ là hiểu lầm giữa nhân dân và công nhân của các nhà máy. Chiếc máy xúc lật đó là của Công ty Vững Mạnh, chuyên khai thác đá cho Nhà máy xi măng Trung Hải.
Hôm 26/6, khoảng 11 giờ đêm, chứ không phải rạng sáng 27-6, thấy không có dân chốt chặn ở đường, nên công ty cử lái xe đi vào núi lấy đá, gồm cả xe xúc lật lẫn xe tải. Vì việc chở đá nặng, xe tải thường xuyên sa lầy, nên xe xúc lật làm nhiệm vụ ứng cứu.
Thế nhưng, khi đoàn xe vào núi, người dân đã đuổi đánh, khiến lái xe phải chạy từ trong núi ra ngoài. Người dân đánh ngất một lái xe của công ty, chứ không phải đánh ngất xã hội đen như họ kể. Người dân thì đều hiền lành, thật thà, nhưng sự việc trở nên ầm ĩ thế này là do một số phần tử quá khích kích động”.
Bài tiếp: Vì đâu người dân phải ‘lập chiến lũy’?
Phạm Ngọc Dương
– Dân lập ‘chiến lũy’ – cảnh báo bất an ở một làng quê (VTC).
– Sóng lan toả (LĐ). – Hải Dương: Dân phong bao vây nhà máy hóa chất chui (TP/VEF).
- Chính quyền vẫn chưa xử phạt vụ tràn bùn thải ở nhà máy vàng (LĐ).
- Vùng ngập thủy điện Đak Đrinh: Bình yên trong sợ hãi (VOV).
- Bị tạt axit vì chống cưỡng chế? (ĐCV). – Bị tạt acid vì giúp dân giữ đất(RFA). – 22 năm, CA vẫn tiếp tục dùng thủ đoạn tạt acid đối với người chống tiêu cực (DLB). “…ngày 4.7, đúng 22 năm trước nhà báo Trần Quang Thành cũng bị tạt acid ở Hà Nội”. – Vụ chị Thiêm ở Trịnh Nguyễn bị tạt acid có dấu hiệu được báo trước(Nguyễn Tường Thụy). – Video: Đỗ Thị Thiêm, người dân chống cưỡng chế của chính quyền đã bị bọn xã hội đen tạt axit vào người (TTYN). - Vì sao nảy sinh bạo lực trong xã hội? (BBC).. – Mẹ Nấm: Phải tranh đấu để chấm dứt tình trạng công an làm chết người (RFA’s blog).
- Nguyên Anh: Lực ta chưa thật mạnh, nhưng thế nước đang lên!? (DLB).
- Dân chủ, chính trị và đảng phái (DLB).
- Tự thiêu ngay trụ sở tòa án (TN). . - Phú Yên: Cụ bà 83 tuổi tự thiêu trước sân tòa (DV).
- Tốt nhất cứ để chúng giết vợ mình? (the Box).
- Kỳ 3: Có hay không câu chuyện công an đánh người? (VOV).
- Video: Trần tình của thanh niên nhảy lầu tầng 3 trụ sở Công an (GDVN). – Bà ngoại của thanh niên nhảy lầu tố Công an Ninh Bình “ép bà điểm chỉ” (GDVN).
- Vụ “quan tài diễu phố”: Lên Bộ CA kêu cứu vì bức xúc tin đồn nhận 2 tỷ (GDVN).
- Công an Hà Nội chậm xử lý vụ ‘bảo kê’ giấy phép (SM).
- Không cứ “ghế nóng” thì tín nhiệm thấp (ĐĐK). – Lấy phiếu tín nhiệm là thực hiện chức năng giám sát của hội đồng nhân dân (LĐ). – Kết quả phiếu tín nhiệm là cơ sở bố trí cán bộ (TP).
- Tiết lộ nguyên nhân Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam đột tử (DT). - Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam đột tử đạt phiếu tín nhiệm cao (VNE).
-Nổi loạn ở Đắc Nông!!!!
Xã hội đen lập chính quyền ở rừng nguyên sinh
-Hàng nghìn đối tượng từ khắp nơi tràn về, dùng vũ lực bao chiếm hơn 2.000ha đất rừng. Với âm mưu bám trụ lâu dài, các đối tượng này đã hình thành một thiết chế tương tự như... chính quyền.
Sau hàng loạt vụ tranh cướp đất rừng, bảo kê thu tiền, bắt giữ lực lượng chức năng hoặc hỗn chiến giữa các thế lực đen..., Công an tỉnh Đăk Nông đã quyết định mở chuyên án triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm, bắt giữ 83 đối tượng từng là nỗi khiếp đảm của người dân và các doanh nghiệp giữa rừng Tuy Đức.
Gỗ lậu bị bắt giữ trên đường vận chuyển về huyện Bù Đăng
Mỗi ngày “đánh” hàng chục xe gỗ lậu
Vùng rừng hẻo lánh thuộc xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức từ nhiều năm qua được xem là “vùng đất dữ” bởi hoạt động phạm tội của các băng nhóm xã hội đen nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền. Nhiều băng nhóm lâm tặc ở huyện Bù Đăng (Bình Phước) đã lên Quảng Trực khống chế, vô hiệu hóa lực lượng chức năng để khai thác gỗ trái phép một cách công khai. Hàng nghìn đối tượng khác từ khắp nơi cũng tràn về, dùng vũ lực bao chiếm hơn 2.000ha đất rừng để mua bán, cho thuê hoặc canh tác thu lợi.
Mới đây, Công an tỉnh Đăk Nông đã bắt quả tang 2 xe ô tô chở hơn 24m3 gỗ lậu trên tuyến đường rừng từ Tuy Đức về huyện Bù Đăng. Các đối tượng trên xe khai địa chỉ nhận gỗ là một xưởng cưa của Sáu Chở - tức Nguyễn Văn Chở, ở xã Đường 10, huyện Bù Đăng. Khám xét xưởng cưa này và xung quanh, công an phát hiện hơn 120m3 gỗ chưa kịp tẩu tán.
Theo điều tra ban đầu, hàng ngày Sáu Chở và đối tượng Quang kều cho đàn em lên rừng khai thác gỗ hoặc bảo kê khai thác, sau đó đưa về huyện Bù Đăng với số lượng hàng chục ô tô/ngày. Công an Đăk Nông đã khởi tố 9 đối tượng trong đường dây này (có Quang kều, Sáu Chở).
Thu lợi nhiều tỷ đồng
Ngoài lâm tặc làm gỗ, từ năm 2010 đến nay, hàng nghìn đối tượng từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước cũng chọn lối Bù Đăng tràn lên Quảng Trực tranh cướp đất rừng với các doanh nghiệp tư nhân và đơn vị nhà nước bằng vũ lực. Với âm mưu bám trụ lâu dài, các đối tượng này đã liên kết ngày càng chặt chẽ, hình thành một thiết chế tương tự như... chính quyền. Chúng đã thành lập 8 tổ dân cư, bầu các tổ trưởng, thủ quỹ nhân dân, định kỳ và đột xuất tổ chức “họp dân”.
Đã có 3 cây cầu kiên cố bắc qua suối Đăk Zên được xây dựng xong, từ đó mở thêm đường về huyện Bù Đăng. Chúng cũng lập quỹ y tế, xây dựng tủ thuốc để điều trị cho những người bị thương khi đánh nhau với bảo vệ các doanh nghiệp và lực lượng chức năng. Mặt khác, các đối tượng này còn quyên góp tiền đi khiếu kiện nhiều nơi, tập hợp lực lượng chống lại các băng nhóm khác.
Hậu quả là trong 3.145ha đất rừng được UBND tỉnh Đăk Nông cho các Công ty TNHH Hoàng Ba, Kiến Trúc Mới và Công ty CP 59 thuê đã có hơn 2.200ha bị chiếm giữ bất hợp pháp. Sau khi phá rừng, hàng trăm đối tượng đã bán hoặc cho thuê đất để thu lợi nhiều tỷ đồng, số còn lại chiếm giữ canh tác. Công an tỉnh Đăk Nông đã khởi tố 11 đối tượng về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, trong đó vợ chồng Nguyễn Hoàng Kiếm và Lê Thị Sẳng, Nguyễn Văn Hường, Triệu Văn Say, Bùi Thị Hòa - đều trú tại các xã Đăk Nhau, Đường 10, Bom Bo thuộc huyện Bù Đăng.
Còn một thế lực khác manh động, nguy hiểm hơn xuất hiện ở Quảng Trực, đó là các băng nhóm chuyên cướp bóc, thu tiền bảo kê, thao túng các DN có dự án đầu tư...
Theo Đồng Nguyên (Dân Việt)
Xã hội đen lập chính quyền ở rừng nguyên sinh
Sau hàng loạt vụ tranh cướp đất rừng, bảo kê thu tiền, bắt giữ lực lượng chức năng hoặc hỗn chiến giữa các thế lực đen..., Công an tỉnh Đăk Nông đã quyết định mở chuyên án triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm, bắt giữ 83 đối tượng từng là nỗi khiếp đảm của người dân và các doanh nghiệp giữa rừng Tuy Đức.
Gỗ lậu bị bắt giữ trên đường vận chuyển về huyện Bù Đăng
Mỗi ngày “đánh” hàng chục xe gỗ lậu
Vùng rừng hẻo lánh thuộc xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức từ nhiều năm qua được xem là “vùng đất dữ” bởi hoạt động phạm tội của các băng nhóm xã hội đen nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền. Nhiều băng nhóm lâm tặc ở huyện Bù Đăng (Bình Phước) đã lên Quảng Trực khống chế, vô hiệu hóa lực lượng chức năng để khai thác gỗ trái phép một cách công khai. Hàng nghìn đối tượng khác từ khắp nơi cũng tràn về, dùng vũ lực bao chiếm hơn 2.000ha đất rừng để mua bán, cho thuê hoặc canh tác thu lợi.
Mới đây, Công an tỉnh Đăk Nông đã bắt quả tang 2 xe ô tô chở hơn 24m3 gỗ lậu trên tuyến đường rừng từ Tuy Đức về huyện Bù Đăng. Các đối tượng trên xe khai địa chỉ nhận gỗ là một xưởng cưa của Sáu Chở - tức Nguyễn Văn Chở, ở xã Đường 10, huyện Bù Đăng. Khám xét xưởng cưa này và xung quanh, công an phát hiện hơn 120m3 gỗ chưa kịp tẩu tán.
Theo điều tra ban đầu, hàng ngày Sáu Chở và đối tượng Quang kều cho đàn em lên rừng khai thác gỗ hoặc bảo kê khai thác, sau đó đưa về huyện Bù Đăng với số lượng hàng chục ô tô/ngày. Công an Đăk Nông đã khởi tố 9 đối tượng trong đường dây này (có Quang kều, Sáu Chở).
Thu lợi nhiều tỷ đồng
Ngoài lâm tặc làm gỗ, từ năm 2010 đến nay, hàng nghìn đối tượng từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước cũng chọn lối Bù Đăng tràn lên Quảng Trực tranh cướp đất rừng với các doanh nghiệp tư nhân và đơn vị nhà nước bằng vũ lực. Với âm mưu bám trụ lâu dài, các đối tượng này đã liên kết ngày càng chặt chẽ, hình thành một thiết chế tương tự như... chính quyền. Chúng đã thành lập 8 tổ dân cư, bầu các tổ trưởng, thủ quỹ nhân dân, định kỳ và đột xuất tổ chức “họp dân”.
Đã có 3 cây cầu kiên cố bắc qua suối Đăk Zên được xây dựng xong, từ đó mở thêm đường về huyện Bù Đăng. Chúng cũng lập quỹ y tế, xây dựng tủ thuốc để điều trị cho những người bị thương khi đánh nhau với bảo vệ các doanh nghiệp và lực lượng chức năng. Mặt khác, các đối tượng này còn quyên góp tiền đi khiếu kiện nhiều nơi, tập hợp lực lượng chống lại các băng nhóm khác.
Hậu quả là trong 3.145ha đất rừng được UBND tỉnh Đăk Nông cho các Công ty TNHH Hoàng Ba, Kiến Trúc Mới và Công ty CP 59 thuê đã có hơn 2.200ha bị chiếm giữ bất hợp pháp. Sau khi phá rừng, hàng trăm đối tượng đã bán hoặc cho thuê đất để thu lợi nhiều tỷ đồng, số còn lại chiếm giữ canh tác. Công an tỉnh Đăk Nông đã khởi tố 11 đối tượng về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, trong đó vợ chồng Nguyễn Hoàng Kiếm và Lê Thị Sẳng, Nguyễn Văn Hường, Triệu Văn Say, Bùi Thị Hòa - đều trú tại các xã Đăk Nhau, Đường 10, Bom Bo thuộc huyện Bù Đăng.
Còn một thế lực khác manh động, nguy hiểm hơn xuất hiện ở Quảng Trực, đó là các băng nhóm chuyên cướp bóc, thu tiền bảo kê, thao túng các DN có dự án đầu tư...
Theo Đồng Nguyên (Dân Việt)
Xã hội đen lập chính quyền ở rừng nguyên sinh
**********
Xã hội đen chiếm đất, phá rừng
Hàng loạt băng nhóm xã hội đen đã được hình thành từ hàng ngàn kẻ giang hồ tứ chiếng. Chúng tràn vào chiếm giữ hơn 2.000 ha rừng ở Đắk Nông, lập các tổ dân cư, tổ chức “họp dân” rồi lên cả kế hoạch xây cầu đường, nhà trẻ, trường học...
Rừng Tây Nguyên teo tóp
Hàng ngàn người dân phá rừng, chiếm đất
Ngày 26-6, lãnh đạo Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông cho biết tính đến cuối tháng 6-2013, CQĐT đã khởi tố 20 vụ án, bắt giữ 83 đối tượng đầu sỏ liên quan đến các vụ phá rừng, bảo kê thu tiền, cướp đoạt đất đai, thao túng doanh nghiệp.... ở khu vực rừng Quảng Trực, huyện Tuy Đức.
Các đối tượng dùng xe, hạ cây chặn đường lực lượng chức năng vào kiểm tra rừng Quảng Trực
Đánh trả lực lượng chức năng
Năm 2007, UBND tỉnh Đắk Nông thu hồi hàng ngàn hécta rừng của Lâm trường Quảng Trực (nay là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên) cho các doanh nghiệp tư nhân thuê để trồng rừng, cao su, quản lý rừng tự nhiên. Lúc này, hàng hàng đối tượng cũng tràn đến bao chiếm đất rừng. Trong đó, nhiều băng nhóm xã hội đen sẵn sàng tấn công các doanh nghiệp và lực lượng chức năng để tranh chiếm đất.
Băng nhóm Thành nghĩa địa tại Trại Tạm giam Công an tỉnh Đắk Nông
UBND tỉnh Đắk Nông đã thành lập một trạm kiểm soát liên ngành ngay tại bến Đắk Zên, xã Quảng Trực để kiểm soát tình hình. Tuy nhiên, nhiều cán bộ trạm này cũng bị các băng nhóm xã hội đen hành hung, bắt giữ và tước vũ khí.
Đơn cử, ngày 26-4-2012, Hảo đơ (tức Phạm Xuân Hảo) đã lôi kéo hơn 100 đối tượng sử dụng vũ khí tấn công lực lượng cưỡng chế giải tỏa đất xâm canh cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên. Bọn chúng đốt 1 trạm bảo vệ rừng, phá hủy 14 xe máy, cướp 1 súng quân dụng, làm nhiều cán bộ bảo vệ rừng và Công an huyện Tuy Đức bị thương nặng.
Gỗ lậu từ rừng Quảng Trực, tỉnh Đắk Nông bị cơ quan chức năng thu giữ
Ảnh: CAO NGUYÊN
Trước đó, tháng 2-2011, Phạm Việt Anh, Hoàng Văn Hai và Mồng Xuân Quý đã huy động hàng trăm người tràn vào tiểu khu 1528 thuộc xã Quảng Trực do Công ty Kiến Trúc Mới quản lý, đập phá 3 xe ủi, chém 3 người trọng thương.
Tính đến đầu năm 2013, có hơn 2.000/3.145 ha rừng mà các doanh nghiệp được thuê bị các băng nhóm xã hội đen bao chiếm. Sau khi phá rừng, nhiều đối tượng bán hoặc cho thuê hàng chục hécta đất, thu lợi tiền tỉ.
Để bám trụ lâu dài, bọn chúng lập ra 8 tổ dân cư, bầu tổ trưởng rồi tổ chức “họp dân; lập thủ quỹ “nhân dân”, quỹ y tế và tủ thuốc tình thương để cứu chữa các đối tượng bị thương khi chống trả lực lượng chức năng. Kế hoạch góp tiền xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu, đường, nhà trẻ, trường học... cũng đã được vạch ra chi tiết. Đã có 3 cây cầu kiên cố xây dựng hoàn thành, từ đó mở thêm đường từ rừng Quảng Trực thông về huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
Mặt khác, các đối tượng cũng tích cực thu tiền để hàng chục lần tổ chức khiếu kiện đông người ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông và 3 lần tại Hà Nội...
Công an tỉnh Đắk Nông nhận định ý đồ lập hệ thống quản lý mang tính cộng đồng, gây sức ép với chính quyền nhằm chiếm giữ đất đai, cư trú lâu dài của các đối tượng này đã khá rõ nét.
Người dân khiếp sợ
Không chỉ chống chính quyền, các băng nhóm ở rừng Quảng Trực còn kiểm soát cả doanh nghiệp, thương lái, nông dân để thu tiền bảo kê, cho vay nặng lãi, cướp đất. Ông H.V.H, một thương lái chuyên mua mì lát, cho biết từng bị đàn em Phương cơ (Phạm Xuân Phương) chặn đường hành hung do không nộp tiền bảo kê. “Tôi phải cắn răng nộp tiền cho chúng, thậm chí mua theo giá mà chúng quy định” - ông H. uất ức.
Bà P.T.H, một người dân trồng mì ở Đắk Zên, cho biết: “Khi gia đình tôi lên khai phá, đường sá đã có từ lâu, vậy mà chúng vẫn bắt chúng tôi phải nộp tiền làm đường, sửa đường. Nhiều người đã nộp đầy đủ các khoản tiền nhưng vẫn bị đuổi đi, lấy đất bán cho người khác. Ai cũng uất ức nhưng không dám tố cáo vì sợ bị chém giết, đốt nhà”.
Theo điều tra của Công an tỉnh Đắk Nông, ngay khi mới có mặt ở rừng Quảng Trực, băng Phương cơ đã phá hủy, đắp chặn tất cả các con đường dẫn về huyện Bù Đăng, chỉ để lại lối độc đạo qua bến Đắk Zên rồi dựng barie thu tiền của tất cả người và phương tiện qua lại. Nhờ đó, băng nhóm này thu được rất nhiều lợi lộc từ thương lái, đầu nậu gỗ, lâm tặc...
Tất cả hoạt động tại Đắk Ngo (một xã khác của huyện Tuy Đức) cũng bị kiểm soát bởi băng Thành nghĩa địa (Nguyễn Văn Thành). Băng này thu bảo kê canh tác 500.000 đồng/ha, thu 40-50 triệu đồng/thương lái, ép thương lái nhượng lại nông sản giá rẻ để sang tay cho xe tải đường dài hưởng chênh lệch.
Ngoài ra, nhiều hộ dân còn bị Thành nghĩa địa cướp đất. Ông Lương Viết Cường (ngụ xã Bom Bo, huyện Bù Đăng) cho biết: “Một bữa, tôi đang làm rẫy ở Quảng Trực thì có khoảng 20 đàn em của Thành nghĩa địa vô đánh túi bụi, bắt nộp 150 triệu đồng. Tôi chạy mượn khắp nơi mới đưa được hơn 50 triệu đồng nên liên tiếp bị chúng tới đốt nhà, không yên ổn làm ăn được”.
Ngày 27-2, Thành nghĩa địa sai đàn em vào rẫy của ông Trần Văn Dân (ngụ xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức) đòi tiền bảo kê, đánh người. Sau đó, chúng lấy luôn 8,5 ha đất của ông Dân và ông Võ Văn Tý bán cho người khác...
Vô tư khai thác gỗ
Cùng với làn sóng lấn chiếm đất rừng, nhiều băng nhóm lâm tặc ở Bù Đăng còn lên Quảng Trực khai thác gỗ trái phép. Mới đây, Công an tỉnh Đắk Nông đã triệt phá băng lâm tặc do Quang kều (Ngô Đình Quang) và Sáu Chở (Nguyễn Văn Chở) cầm đầu.
Chúng khai nhận đã cho đàn em lên rừng Quảng Trực khai thác hoặc bảo kê khai thác gỗ, sau đó đưa về các xưởng cưa ở Bù Đăng với hàng chục ô tô mỗi ngày. Do khống chế lực lượng bảo vệ rừng, vô hiệu hóa cán bộ một số xã ở huyện Bù Đăng nên hoạt động khai thác gỗ của chúng diễn ra từ năm 2009 đến nay nhưng không bị xử lý.
Trước tình hình tranh chiếm đất rừng, khai thác gỗ lậu tràn lan ở Quảng Trực, Công an tỉnh Đắk Nông đã huy động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ vào cuộc. Chiến dịch được mở đầu từ năm 2012 với việc khởi tố vụ án vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, khởi tố 11 đối tượng bao chiếm đất rừng và tổ chức khiếu kiện. Trong đó, các đối tượng cầm đầu là: vợ chồng Nguyễn Hoàng Kiếm - Lê Thị Sẳng, Nguyễn Văn Hường, Triệu Văn Say, Bùi Thị Hòa (đều trú ở huyện Bù Đăng)...
Tìm cách vào trạm kiểm soát
Để dễ bề hoạt động, các băng nhóm xã hội đen ở Quảng Trực mua chuộc hoặc dùng vũ lực để đưa đàn em vào các doanh nghiệp được phép khai thác rừng, từ đó tham gia trạm kiểm soát liên ngành, làm việc với cán bộ công an, kiểm lâm, bộ đội của huyện Tuy Đức. Cụ thể, băng Phương cơ cài người vào Trạm Kiểm soát liên ngành Đắk Zên và từ đó kiểm soát toàn bộ vùng rừng Quảng Trực. Thành nghĩa địa thì cài người vào lực lượng bảo vệ của Công ty TNHH Long Sơn, một doanh nghiệp thuê đất trồng cao su...
Bài và ảnh: CAO NGUYÊN
Hàng loạt băng nhóm xã hội đen đã được hình thành từ hàng ngàn kẻ giang hồ tứ chiếng. Chúng tràn vào chiếm giữ hơn 2.000 ha rừng ở Đắk Nông, lập các tổ dân cư, tổ chức “họp dân” rồi lên cả kế hoạch xây cầu đường, nhà trẻ, trường học...
Rừng Tây Nguyên teo tóp
Hàng ngàn người dân phá rừng, chiếm đất
Ngày 26-6, lãnh đạo Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông cho biết tính đến cuối tháng 6-2013, CQĐT đã khởi tố 20 vụ án, bắt giữ 83 đối tượng đầu sỏ liên quan đến các vụ phá rừng, bảo kê thu tiền, cướp đoạt đất đai, thao túng doanh nghiệp.... ở khu vực rừng Quảng Trực, huyện Tuy Đức.
Các đối tượng dùng xe, hạ cây chặn đường lực lượng chức năng vào kiểm tra rừng Quảng Trực
Đánh trả lực lượng chức năng
Năm 2007, UBND tỉnh Đắk Nông thu hồi hàng ngàn hécta rừng của Lâm trường Quảng Trực (nay là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên) cho các doanh nghiệp tư nhân thuê để trồng rừng, cao su, quản lý rừng tự nhiên. Lúc này, hàng hàng đối tượng cũng tràn đến bao chiếm đất rừng. Trong đó, nhiều băng nhóm xã hội đen sẵn sàng tấn công các doanh nghiệp và lực lượng chức năng để tranh chiếm đất.
Băng nhóm Thành nghĩa địa tại Trại Tạm giam Công an tỉnh Đắk Nông
UBND tỉnh Đắk Nông đã thành lập một trạm kiểm soát liên ngành ngay tại bến Đắk Zên, xã Quảng Trực để kiểm soát tình hình. Tuy nhiên, nhiều cán bộ trạm này cũng bị các băng nhóm xã hội đen hành hung, bắt giữ và tước vũ khí.
Đơn cử, ngày 26-4-2012, Hảo đơ (tức Phạm Xuân Hảo) đã lôi kéo hơn 100 đối tượng sử dụng vũ khí tấn công lực lượng cưỡng chế giải tỏa đất xâm canh cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên. Bọn chúng đốt 1 trạm bảo vệ rừng, phá hủy 14 xe máy, cướp 1 súng quân dụng, làm nhiều cán bộ bảo vệ rừng và Công an huyện Tuy Đức bị thương nặng.
Gỗ lậu từ rừng Quảng Trực, tỉnh Đắk Nông bị cơ quan chức năng thu giữ
Ảnh: CAO NGUYÊN
Trước đó, tháng 2-2011, Phạm Việt Anh, Hoàng Văn Hai và Mồng Xuân Quý đã huy động hàng trăm người tràn vào tiểu khu 1528 thuộc xã Quảng Trực do Công ty Kiến Trúc Mới quản lý, đập phá 3 xe ủi, chém 3 người trọng thương.
Tính đến đầu năm 2013, có hơn 2.000/3.145 ha rừng mà các doanh nghiệp được thuê bị các băng nhóm xã hội đen bao chiếm. Sau khi phá rừng, nhiều đối tượng bán hoặc cho thuê hàng chục hécta đất, thu lợi tiền tỉ.
Để bám trụ lâu dài, bọn chúng lập ra 8 tổ dân cư, bầu tổ trưởng rồi tổ chức “họp dân; lập thủ quỹ “nhân dân”, quỹ y tế và tủ thuốc tình thương để cứu chữa các đối tượng bị thương khi chống trả lực lượng chức năng. Kế hoạch góp tiền xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu, đường, nhà trẻ, trường học... cũng đã được vạch ra chi tiết. Đã có 3 cây cầu kiên cố xây dựng hoàn thành, từ đó mở thêm đường từ rừng Quảng Trực thông về huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
Mặt khác, các đối tượng cũng tích cực thu tiền để hàng chục lần tổ chức khiếu kiện đông người ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông và 3 lần tại Hà Nội...
Công an tỉnh Đắk Nông nhận định ý đồ lập hệ thống quản lý mang tính cộng đồng, gây sức ép với chính quyền nhằm chiếm giữ đất đai, cư trú lâu dài của các đối tượng này đã khá rõ nét.
Người dân khiếp sợ
Không chỉ chống chính quyền, các băng nhóm ở rừng Quảng Trực còn kiểm soát cả doanh nghiệp, thương lái, nông dân để thu tiền bảo kê, cho vay nặng lãi, cướp đất. Ông H.V.H, một thương lái chuyên mua mì lát, cho biết từng bị đàn em Phương cơ (Phạm Xuân Phương) chặn đường hành hung do không nộp tiền bảo kê. “Tôi phải cắn răng nộp tiền cho chúng, thậm chí mua theo giá mà chúng quy định” - ông H. uất ức.
Bà P.T.H, một người dân trồng mì ở Đắk Zên, cho biết: “Khi gia đình tôi lên khai phá, đường sá đã có từ lâu, vậy mà chúng vẫn bắt chúng tôi phải nộp tiền làm đường, sửa đường. Nhiều người đã nộp đầy đủ các khoản tiền nhưng vẫn bị đuổi đi, lấy đất bán cho người khác. Ai cũng uất ức nhưng không dám tố cáo vì sợ bị chém giết, đốt nhà”.
Theo điều tra của Công an tỉnh Đắk Nông, ngay khi mới có mặt ở rừng Quảng Trực, băng Phương cơ đã phá hủy, đắp chặn tất cả các con đường dẫn về huyện Bù Đăng, chỉ để lại lối độc đạo qua bến Đắk Zên rồi dựng barie thu tiền của tất cả người và phương tiện qua lại. Nhờ đó, băng nhóm này thu được rất nhiều lợi lộc từ thương lái, đầu nậu gỗ, lâm tặc...
Tất cả hoạt động tại Đắk Ngo (một xã khác của huyện Tuy Đức) cũng bị kiểm soát bởi băng Thành nghĩa địa (Nguyễn Văn Thành). Băng này thu bảo kê canh tác 500.000 đồng/ha, thu 40-50 triệu đồng/thương lái, ép thương lái nhượng lại nông sản giá rẻ để sang tay cho xe tải đường dài hưởng chênh lệch.
Ngoài ra, nhiều hộ dân còn bị Thành nghĩa địa cướp đất. Ông Lương Viết Cường (ngụ xã Bom Bo, huyện Bù Đăng) cho biết: “Một bữa, tôi đang làm rẫy ở Quảng Trực thì có khoảng 20 đàn em của Thành nghĩa địa vô đánh túi bụi, bắt nộp 150 triệu đồng. Tôi chạy mượn khắp nơi mới đưa được hơn 50 triệu đồng nên liên tiếp bị chúng tới đốt nhà, không yên ổn làm ăn được”.
Ngày 27-2, Thành nghĩa địa sai đàn em vào rẫy của ông Trần Văn Dân (ngụ xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức) đòi tiền bảo kê, đánh người. Sau đó, chúng lấy luôn 8,5 ha đất của ông Dân và ông Võ Văn Tý bán cho người khác...
Vô tư khai thác gỗ
Cùng với làn sóng lấn chiếm đất rừng, nhiều băng nhóm lâm tặc ở Bù Đăng còn lên Quảng Trực khai thác gỗ trái phép. Mới đây, Công an tỉnh Đắk Nông đã triệt phá băng lâm tặc do Quang kều (Ngô Đình Quang) và Sáu Chở (Nguyễn Văn Chở) cầm đầu.
Chúng khai nhận đã cho đàn em lên rừng Quảng Trực khai thác hoặc bảo kê khai thác gỗ, sau đó đưa về các xưởng cưa ở Bù Đăng với hàng chục ô tô mỗi ngày. Do khống chế lực lượng bảo vệ rừng, vô hiệu hóa cán bộ một số xã ở huyện Bù Đăng nên hoạt động khai thác gỗ của chúng diễn ra từ năm 2009 đến nay nhưng không bị xử lý.
Trước tình hình tranh chiếm đất rừng, khai thác gỗ lậu tràn lan ở Quảng Trực, Công an tỉnh Đắk Nông đã huy động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ vào cuộc. Chiến dịch được mở đầu từ năm 2012 với việc khởi tố vụ án vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, khởi tố 11 đối tượng bao chiếm đất rừng và tổ chức khiếu kiện. Trong đó, các đối tượng cầm đầu là: vợ chồng Nguyễn Hoàng Kiếm - Lê Thị Sẳng, Nguyễn Văn Hường, Triệu Văn Say, Bùi Thị Hòa (đều trú ở huyện Bù Đăng)...
Tìm cách vào trạm kiểm soát
Để dễ bề hoạt động, các băng nhóm xã hội đen ở Quảng Trực mua chuộc hoặc dùng vũ lực để đưa đàn em vào các doanh nghiệp được phép khai thác rừng, từ đó tham gia trạm kiểm soát liên ngành, làm việc với cán bộ công an, kiểm lâm, bộ đội của huyện Tuy Đức. Cụ thể, băng Phương cơ cài người vào Trạm Kiểm soát liên ngành Đắk Zên và từ đó kiểm soát toàn bộ vùng rừng Quảng Trực. Thành nghĩa địa thì cài người vào lực lượng bảo vệ của Công ty TNHH Long Sơn, một doanh nghiệp thuê đất trồng cao su...
Bài và ảnh: CAO NGUYÊN
Vây nhà máy gây ô nhiễm: Nhiều người bị dọa giết
TT - Khoảng một tuần nay, nhiều người dân ở xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương liên tục nhận được tin nhắn dọa giết, hành hung, khủng bố bằng “bom xăng”... vì dựng lều bao vây, phong tỏa đường, ngăn cản Công ty TNHH Trường Khánh hoạt ...
Lập “bốt” chặn nhà máy gây ô nhiêm, người dân tố bị côn đồ hành ...Dân Trí
Dân phong tỏa nhà máy hoạt động trái phép gây ô nhiễmLao độngHải Dương: Dân tố cáo bị côn đồ hành hung. Pháp Luật Hình SựXãLuận.com
- Vây nhà máy gây ô nhiễm: Nhiều người bị dọa giết (TT). – Dân bị hành hung do bao vây nhà máy hoạt động trái phép (SM).
- Người dân tố bị CSGT đạp bổ xe máy gây trọng thương (GDVN).
- Chậm trễ ở công viên Tuổi trẻ chưa được giải quyết triệt để (VOV).
Mẹ sát hại 2 con vì bế tắcVNExpress
Cuộc sống khó khăn, con mắc trọng bệnh và nghi ngờ chồng có người đàn bà khác được cho là nguyên nhân khiến chị Nga sát hại hai con rồi tự sát trong phòng trọ. >Ba mẹ con chết bất thường trong nhà trọ. Theo điều tra ban đầu của công an TP HCM, ...
Mẹ sát hại 2 con ruột rồi tự vẫn
Vụ 3 mẹ con chết trong phòng trọ: "Mấy đứa nhỏ đâu có tội tình gì"
3 mẹ con chết bất thường trong nhà trọ ở TPHCM
- CẦN NHẬN DIỆN, ĐÁNH GIÁ ĐÚNG THỰC TRẠNG (Bùi Văn Bồng).
Thất thoát gần 5 tỷ đồng, giám đốc sở chỉ bị cảnh cáoTiền Phong Online
TP - Ngày 27/6 Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum cho biết Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum vừa có quyết định kỷ luật 54 cán bộ, giáo viên thuộc hệ thống dạy nghề tỉnh này. Bà Nguyễn Thị Tĩnh - Giám đốc Sở LĐTBXH chịu mức kỷ luật cảnh cáo. Cùng chịu hình ...
Kon Tum: 54 cán bộ, giáo viên bị kỷ luậtDân Trí
Xây hòn non bộ chờ đền bùThanh Niên
Kỷ luật Giám đốc, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XHThanh Tra
- Bắc Ninh: Cán bộ công an “giăng bẫy” cưỡng đoạt hơn 250 triệu đồng (DT). - Hoãn phiên tòa xét xử nguyên thượng sĩ công an dâm ô hàng loạt trẻ em (TT). - Nguyên thượng sĩ công an dâm ô hàng loạt nữ sinh bị tâm thần?(NLĐ).
Hà Nội đề nghị tăng giá 712 dịch vụ khám, chữa bệnhVới những người chi trả trực tiếp, tính trung bình giá tăng khoảng 2 lần so với mức giá hiện hành.
- Tổng cục Thống kê Đỗ Thức: Tình hình kinh tế – xã hội “tương đối tốt” (TT). – ‘Chưa cần kích thích kinh tế’ (VNE). - Khó khăn của nền kinh tế đã chạm đáy? (VOV). - Kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục (ĐĐK). – Giật mình thu nhập của 70% dân số (Infonet). – 50% hộ nông dân phải đi vay nợ (TT). – Mỗi năm, nông dân chỉ tiết kiệm được dưới 8 triệu đồng (NNVN).
- Thủ tướng lo ‘vỡ cân đối thu chi ngân sách’ vì thâm hụt 65 nghìn tỷ (SM).
- Bí thư Thành ủy Hà Nội: ”Lãng phí nhìn thấy rõ” (VOV).
– Nông dân tự chống đỡ với các cú sốc (SGTT). – Dồn sức cứu nông nghiệp (SGTT).
- Bí thư Thành ủy Hà Nội: Lấy phiếu tín nhiệm có giá trị răn đe (TP).
- Lãnh đạo Đà Nẵng nhận trách nhiệm việc tụt hạng cạnh tranh (Infonet).
- Nói nhiều tham nhũng, lãng phí sao kết quả chống không cao? (ĐV). – Phát hiện 3 vụ tham nhũng tại EVN (DT).
- Bí thư HN: “Phải bỏ tiền chi việc nọ việc kia bức xúc lắm” (Infonet).
- Nhân rộng mô hình dự án 600 phó chủ tịch xã (TN). - Quản lý trật tự đô thị “3 không” (LNĐ).
- Uẩn khúc cái chết của người đàn ông được công an “mời“ làm chứng (PLVN). - Tử hình bằng thuốc độc: Vẫn đang chuẩn bị (NLĐ).
- Vi phạm hành chính: Vẫn áp dụng luật cũ? (NLĐ).
- Kỷ luật một giám đốc trung tâm văn hóa vì… đánh cấp dưới (TN). - Giám đốc BV Răng Hàm Mặt Trung ương TP HCM xin từ chức (NLĐ). - Một cán bộ tỉnh bị “chủ nợ” bủa vây (CAND).
- Ngừng lúa vụ ba để phát triển bền vững (RFA).
- Gỗ huỳnh đàn và những bài học bằng máu (RFA).
- Quảng Ninh Rinh Tiền Chùa? (Việt Báo).