Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

TTXVN dối trá về báo cáo tự do tôn giáo

-Việt Nam đối thoại văn hóa, tôn giáo tại Hội đồng Nhân quyền

-12/03/15
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Trong hai ngày 10 và 11/3, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (trụ sở tại Geneva) đã tiến hành hai phiên đối thoại với Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo và tín ngưỡng và Báo cáo viên đặc biệt về quyền văn hóa, trong đó báo cáo về kết quả chuyến thăm Việt Nam trong hai năm vừa qua.
Trong báo cáo cũng như trình bày trước Hội đồng Nhân quyền, Báo cáo viên đặc biệt về tôn giáo và tín ngưỡng Heiner Beilefeldt đã đánh giá cao sự hợp tác và tạo điều kiện của các cơ quan chức năng Việt Nam trong suốt thời gian chuyến thăm.Báo cáo cũng ghi nhận những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong việc thúc đẩy, bảo vệ quyền tự do tôn giáo, đặc biệt là sự phát triển số lượng tín đồ, chức sắc tôn giáo cũng như các cơ sở thờ tự tại khắp các tỉnh trong những năm vừa qua; đồng thời khuyến nghị Việt Nam tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về tôn giáo và tín ngưỡng, điều tra làm rõ các cáo buộc liên quan đến tự do tín ngưỡng, tôn giáo và bày tỏ ý muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong quá trình thực hiện vai trò Báo cáo viên đặc biệt của mình.

Trong báo cáo kết quả chuyến thăm Việt Nam (18-29/11/2013) trình lên Hội đồng Nhân quyền, Báo cáo viên đặc biệt về quyền văn hóa Farida Shaheed đã tập trung ghi nhận những kết quả nổi bật của Việt Nam trong việc thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ cũng như cải thiện các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là việc mở rộng tiếp cận của người dân với giáo dục và văn hóa tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Báo cáo viên đặc biệt cũng ghi nhận những cải thiện về khung pháp lý và không gian dành cho tự do sáng tạo của nghệ sỹ và những người hoạt động nghệ thuật.
Với tư cách là nước liên quan, đoàn Việt Nam đã tham gia tích cực vào đối thoại với các báo cáo viên đặc biệt.


Trả lời phần trình bày của Báo cáo viên đặc biệt về tự do, tôn giáo tín ngưỡng, đại diện Việt Nam đã nêu bật tình hình đời sống tín ngưỡng tôn giáo phong phú tại Việt Nam, bác bỏ các nhận định thiếu khách quan và có tính chọn lọc mà Báo cáo viên nêu trong báo cáo, đồng thời khẳng định tinh thần hợp tác, đối thoại của Việt Nam nhằm giải quyết các khác biệt về quan điểm trong các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.

Tại phiên đối thoại với Báo cáo viên đặc biệt về quyền văn hóa, đoàn Việt Nam đã đánh giá cao tinh thần đối thoại, trao đổi cởi mở của Báo cáo viên với các cơ quan liên quan của Việt Nam, hoan nghênh các nhận định, đánh giá tích cực về tình hình thực hiện quyền văn hóa tại Việt Nam, đồng thời bày tỏ quan ngại đối với một số đánh giá chưa chính xác và thiếu toàn diện mà Báo cáo viên nêu trong báo cáo.
Đại diện của Việt Nam cũng làm rõ khung pháp lý và các nỗ lực trong việc thúc đẩy sự thụ hưởng các quyền văn hóa, trong đó có hoạt động biểu diễn, các hình thức sáng tạo nghệ thuật mới; đồng thời khẳng định cam kết tiếp tục hoàn thiện pháp luật trong nước, nâng cao nhận thức của người dân và tiếp tục hợp tác, đối thoại xây dựng với Báo cáo viên đặc biệt cũng như các Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền (các chuyên gia có nhiệm vụ theo dõi, tư vấn và báo cáo về tình hình nhân quyền tại các nước) trong thời gian tới./.-

-Quốc tế lên án đàn áp tôn giáo ở Việt Nam
Mạch Sống, ngày 11 tháng 3, 2015
Trong hai ngày liên tiếp tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam được nêu lên tại Liên Hiệp Quốc và tại buổi điều trần ở Thượng Viện Hoa Kỳ.
Ngày 10 tháng 3, Ông Heiner Bielefeldt, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, tường trình với Hội Đồng Nhân Quyền LHQ về chuyến thị sát Việt Nam của Ông vào tháng 7 năm ngoái.
"Tôi tận mắt thấy những chứng cớ về vi phạm nhân quyền kể cả các cuộc tấn công bởi công an, sự phá huỷ các nơi thờ phượng, hành động cản trở các buổi lễ tôn giáo, việc bỏ tù, và tấn công, kể cả tra tấn, giết người và các hình thức đàn áp khác." 
Ông Bielefeldt tường trình với Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, ngày 10/03/2014


Ông Bielefeldt chỉ trích chính quyền Việt Nam đã ngăn cản, hăm doạ và tấn công nhiều nhân chứng đã hoặc chuẩn bị gặp phái đoàn thị sát của LHQ.
Trong phần phản hồi, Đại Sứ Phạm Quốc Trụ, Phó Trưởng Phái Đoàn Việt Nam tại LHQ, phủ nhận rằng có sự sách nhiễu, hăm doạ và đàn áp các nhân chứng, và cho rằng Ông Bielefeldt đã thiếu trung thực và khách quan.
"Tự do tôn giáo và tín ngưỡng được ghi khắc trong Hiến Pháp và được bảo vệ bởi luật pháp của chúng tôi", Ông Trụ phát biểu.
Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ đã mạnh mẽ bác bỏ luận điệu của phái đoàn Việt Nam:
"Khi báo cáo viên đặc biệt không thể tin vào chính quyền về việc không trả thù các nhân chứng và nguồn tin thì toàn bộ hệ thống bảo vệ nhân quyền của LHQ sẽ gẫy đổ."
[Trả lời của Ông Bielefeldt đối với phái đoàn Việt Nam (lúc 1:35):http://webtv.un.org/watch/id-contd-sr-on-religion-19th-meeting-28th-regular-session-of-human-rights-council/4102796729001]
Tại buổi điều trần ở Thượng Viện Hoa Kỳ ngày hôm nay, 11 tháng 3, Thượng Nghị Sĩ James Lankford (Cộng Hoà, OK) nêu vấn đề đàn áp tự do tôn giáo ở Việt Nam và đặt câu hỏi với Ông David Saperstein, Đại Sứ Lưu Động đặc trách tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, là khi nào đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC).
Đại Sứ Saperstein, một trong những nhân vật điều trần, cho biết là Ông theo dõi sát tình hình ở Việt Nam và một số quốc gia để cân nhắc việc liệt kê vào danh sách CPC.
TNS Lankford kêu gọi Hành Pháp Hoa Kỳ đưa vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam vào cuộc thương thảo Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với quốc gia này.
Ngày 3 tháng 3 vừa qua, một phái đoàn đa tôn giáo Việt Nam đã tiếp xúc với Đại Sứ Saperstein để kêu gọi cũng hai điểm này: đưa Việt Nam vào danh sách CPC và đặt sự tôn trọng tự do tôn giáo thành một điều kiện để Việt Nam tham gia TPP.
Cùng ngày, một bộ phận của phái đoàn đã tiếp xúc với nhân viên lập pháp của TNS James Lankford cũng về tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam.
[Phát biểu của TNS Lankford và trả lời của Đại Sứ Saperstein (lúc 1:13'):http://www.appropriations.senate.gov/webcast/state-foreign-operations-subcommittee-hearing-protecting-religious-freedom-abroad]
Ngay trước buổi điều trần, TNS Lankford nhận được nhiều văn thư từ các cử tri Mỹ gốc Việt ở tiểu bang Oklahoma nêu mối quan ngại về tình trạng đàn áp tôn giáo đang diễn ra ở Việt Nam.
"Tự do tôn giáo là mũi nhọn quốc tế vận của chúng tôi trong năm 2015," Ts. Nguyễn Đình Thắng giải thích. Ông là Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS và phát ngôn nhân của Liên Minh cho một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ.
Theo Ông cho biết, cuộc tổng vận động vào ngày 18 tháng 6 tới đây sẽ rất quan trọng:
"Nếu đến lúc ấy chính quyền Việt Nam vẫn chưa thể hiện thực tâm tôn trọng tự do tôn giáo bằng những hành động cụ thể, triển vọng để đưa Việt Nam vào danh sách CPC sẽ tăng lên đáng kể."
Bài liên quan:
 Báo cáo về tình trạng của các tôn giáo ở Việt Nam
Phái đoàn người Việt vận động chính phủ Hoa Kỳ về tự do tôn giáo cho Việt Nam
40 năm sau: Tiếp Tục Hành Trình Đến Tự Do
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=3001


-Ðặc phái viên Liên Hiệp Quốc: ‘Việt Nam xâm hại tự do tôn giáo’ Người Việt Tuesday, March 10, 2015 5:26:55 PM
VIỆT NAM (NV) - Hội Ðồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc sẽ thảo luận về tự do tôn giáo ở Việt Nam tại kỳ họp thứ 28, trong hai ngày 10 và 11 tháng 3, dựa trên báo cáo của ông Heiner Bielefeldt.

Ông Heiner Bielefeldt là giáo sư về nhân quyền tại Ðại Học Erla
ngen-Nurnberg ở Ðức. Ông được Liên Hiệp Quốc chọn làm đặc phái viên và cử đến Việt Nam để tìm hiểu về tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Chuyến công tác của ông Bielefeldt diễn ra trong mười ngày, từ 21 tháng 7 đến 31 tháng 7 năm ngoái.


Báo cáo của ông Bielefeldt gửi Hội Ðồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc nhận định, tuy các tôn giáo tại Việt Nam có khả năng thể hiện sự tự trị của họ, song các quyền tự do tôn giáo bị xâm hại một cách không thể phủ nhận được do các biện pháp độc đoán, các đe dọa và một áp lực thường trực.

Hồi cuối tháng 7 năm ngoái, trước khi rời khỏi Việt Nam, ông Bielefeldt từng tổ chức một cuộc họp báo. Tại cuộc họp báo đó, ông tuyên bố, Việt Nam vẫn đang vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo và ông là một trong những nhân chứng về việc sự hăm dọa, sách nhiễu, theo dõi các cuộc trò chuyện riêng tư.

Trong thông cáo báo chí được phát hành tại cuộc họp báo vừa kể, ông Bielefeldt nhận định, so với trước, cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với các tôn giáo đã đạt được một số tiến bộ nhưng nhìn chung, Việt Nam vẫn vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo.

Căn cứ vào các tài liệu, nội dung những cuộc phỏng vấn một số nhân vật hoạt động bảo vệ nhân quyền và thành viên nhiều cộng đồng tôn giáo khác nhau tại Việt Nam, cùng với kết quả quan sát cá nhân, ông Bielefeldt cho rằng, chính quyền Việt Nam có thái độ tiêu cực và tùy tiện đối với quyền của các nhóm thiểu số và những cá nhân thực hành tôn giáo ngoài các kênh chính thức đã được thiết lập.

Vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam thể hiện qua việc thường xuyên viện dẫn một cách thiếu cụ thể về “lợi ích của đa số” hoặc lợi ích của “trật tự xã hội.” Bên cạnh đó, Việt Nam đặt ra các hạn chế quá rộng về nhân quyền nói chung và quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng nói riêng.

Ông Bielefeldt nhận định, Việt Nam đã phê chuẩn hầu hết các công ước về nhân quyền, trong đó có Công ước về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), bảo vệ tự do tư tưởng, lương tâm, tôn giáo hay tín ngưỡng. Dù các tiêu chuẩn quốc tế, chấp nhận một số hạn chế trong việc thực hành quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng nhưng việc hạn chế phải tuân thủ một số tiêu chuẩn để được xem là chính đáng. Tại Việt Nam, các hạn chế rộng hơn nhiều so với các tiêu chuẩn về hạn chế quy định trong ICCPR. Ðiều đó bôi mờ ranh giới của tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực thi quyền này trong thực tế, trong khi lẽ ra phải bảo vệ vô điều kiện đối với tâm linh cá nhân. Cộng đồng quốc tế cấm xâm phạm tâm linh cá nhân như cấm nô lệ hay cấm tra tấn, không chấp nhận bất kỳ ngoại lệ nào.

Với tư cách đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc, ông Bielefeldt tỏ ra đặc biệt lo ngại về điều 258 trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam (lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, công dân), bởi Tòa án Tối cao của Việt Nam chưa bao giờ định nghĩa thế nào là “lợi dụng.” Sự thiếu rõ ràng của điều 258 đã tạo cho chính quyền Việt Nam cơ hội tự ý định đoạt để ngăn chặn tất cả các loại hoạt động trong dân chúng nếu những hoạt động đó bị xem là mâu thuẫn với lợi ích của nhà nước. Trên thực tế, điều 258 của Bộ Luật Hình Sự đã được áp dụng thường xuyên để hạn chế quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và các quyền con người khác.

Trong thông cáo báo chí, ông Bielefeldt cho biết thêm, ông đã thảo luận với nhiều viên chức Việt Nam về yêu cầu các cộng đồng tôn giáo phải “đăng ký hoạt động.” Theo ông, việc thực thi quyền con người đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, bởi cá nhân hoặc trong một cộng đồng, không thể phụ thuộc vào bất kỳ hành vi hành chính nào như “công nhận.”

Suốt mười ngày ở Việt Nam, ông Bielefeldt đã gặp gỡ nhiều viên chức, nhân vật hoạt động bảo vệ nhân quyền, đại diện một số tôn giáo ở Tuyên Quang, Hà Nội, Sài Gòn và Vĩnh Long, thăm một tù nhân nhưng theo ông, ý định đến An Giang, Gia Lai, Kon Tum không thể thực hiện được. Ông Bielefeldt nhấn mạnh, một số cá nhân mà ông muốn gặp đã bị công an Việt Nam cảnh cáo, sách nhiễu, thậm chí bị vây, ngăn cản di chuyển. Những người đã gặp ông cũng bị công an Việt Nam theo dõi hoặc tra vấn. Việc di chuyển của cá nhân ông cũng bị giám sát chặt chẽ, sự riêng tư của một số cuộc gặp gỡ cũng bị ảnh hưởng. Tất cả những điều đó được ông Bielefeldt xác đinh là “vi phạm rõ ràng các điều khoản tham chiếu.”

Ông Bielefeldt yêu cầu chính quyền Việt Nam phải thực hiện đúng cam kết không để bất kỳ ai đã gặp gỡ ông trong chuyến công tác bị đe dọa, sách nhiễu, trừng phạt. Ông khẳng định sẽ tiếp tục liên hệ với họ và theo dõi sự an toàn của họ. Bất kỳ hành vi có tính trả thù nào cũng sẽ được báo cáo lên Hội Ðồng Nhân Quyền và Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc.

Nhận định về báo cáo của ông Bielefeldt. Tổng biên tập tờ Giáo Hội Châu Á (Eglises d’Asie) nới với tờ Le Croix rằng, báo cáo sẽ không tạo ra những thay đổi lớn cho đời sống tôn giáo tại Việt Nam nhưng vì Việt Nam đang cần sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế trong việc đối mặt với Trung Quốc nên có lẽ báo cáo sẽ được một số viên chức Việt Nam nghiên cứu kỹ lưỡng. (G.Ð)

Ngày 30 tháng 1, 2015, Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, Ông Heiner Bielefeldt, công bố bản phúc trình về chuyến thị sát Việt Nam từ ngày 21 đến ngày 31 tháng 7, 2014. Bản phúc trình dựa vào các cuộc tiếp xúc với hàng trăm chứng nhân và những người am tường, kể cả ở trong và ở ngoài Việt Nam, về tình trạng tự do tôn giáo ở quốc gia này. Ngoài ra Ông Bielefeldt cũng đã nhận được gần một trăm bản báo cáo vi phạm tự tôn giáo trước và sau chuyến đi.
Bản phúc trình đưa ra những đề nghị cụ thể và thực dụng nhằm cải tiến hiện trạng, vốn được mô tả bởi Ông Bielefeldt là "các cộng đồng tôn giáo hay tín ngưỡng độc lập – có nghĩa là các công đồng này không được chính quyền công nhận – bị chính quyền giới hạn quyền tự trị và mọi hoạt động; và nếu họ hoạt động thì có thể bị trừng phạt vì chính quyền không tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và áp dụng các biện pháp theo dõi thường xuyên, đe dọa, sách nhiễu và đàn áp." 



Đây là một bản phúc trình có thẩm quyền và có giá trị về tình trạng tôn giáo ở Việt Nam, và hữu ích cho các nỗ lực cải tiến tình trạng ấy. Do đó chúng tôi, Liên Minh cho một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ và BPSOS, đã dịch tài liệu này sang tiếng Việt để mọi người Việt ở trong và ngoài nước tiện tham khảo.
Và dưới đây là bản tuyên bố báo chí của Ông Bielefeldt tại buổi họp báo ngày 31 tháng 7, 2014 ở Hà Nội, vào ngày chót của chuyến thị sát Việt Nam.
Bản dịch tiếng Việt:
http://www.ohchr.org/Documents/Issues/Religion/StatementVietnameseVersion31July2014.pdf

***********

-Son Tran
ĐÀN ÁP TÔN GIÁO TÀN BẠO & TRẮNG TRỢN
*
BẢN LÊN TIẾNG
Của Chức sắc các tôn giáo Việt Nam
Các chức sắc tôn giáo phản đối việc nhà cầm quyền dùng bạo lực, can thiệp vào nội bộ tôn giáo

Kính gởi: Hội đồng nhân quyền LHQ
Ủy hội tự do tôn giáo thuộc Quốc hội Hoa Kỳ
Tổ chức Human Rights Watch
Các tổ chức nhân quyền
Các hãng thông tấn, truyền thông quốc tế và quốc nội
Quý tín hữu các tôn giáo
Quý nhân sĩ và toàn thể đồng bào

Sáng thứ tư, ngày 03.07.2013 (26.05.Quý Tỵ), công an và Ban cai quản họ đạo Cao Đài tỉnh Tiền Giang, do nhà nước thành lập (Cao Đài quốc doanh), đã dung dùi cui, đá, xe cơ giới tấn công hiền huynh chánh trị sự Lê Văn Ngọc Diệp và đồng đạo để tiến chiếm thánh thất Long Bình, Châu đạo Gò Công. Ngày thứ bảy, ngày 06.07.2013 (29.05. Quý Tỵ), công an tỉnh Vĩnh Long lại dung biện pháp hành chánh uy hiếp hiền huynh chánh trị sự Nguyễn Kim Lân và hiền tỷ chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng.
Việc làm của nhà cầm quyền tại thánh thất Long Bình đã gây rối loạn trị an, kích động chia rẻ nội bộ tôn giáo, gây ra hiềm khích giữa các tín hữu Cao Đài và những người dân nhẹ dạ.
Việc nhà cầm quyền thuê mướn và kích động thanh niên quấy phá cơ sở thờ tự tôn giáo, đánh đập người tu hành đang trực tiếp làm cho đạo lý xã hội ra suy đồi.
Việc nhà cầm quyền thành lập ra các Ban cai quản họ đạo Cao Đài (đạo quốc doanh), không công nhân những người tu hành chân truyền, và tổ chức ểm trợ cho đạo quốc doanh tiến chiếm các thánh thất của Cao Đài giáo vừa là hành động can thiệp thô bạo vào nội bộ tôn giáo, vừa trực tiếp và công khai phá đạo Cao Đài, là một tôn giáo bản địa Việt Nam.
Việc ép buộc các vị chánh trị sự Cao Đài giáo tại Lâm Đồng và Vĩnh Long phải làm việc với công an, nhằm đe dọa đời sống đức tin của người tu hành là bằng chứng cho thấy không có tự do tôn giáo.
Chức sắc các tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Tin Lành và Cao Đài giáo lên tiếng:
- Phản đối việc làm mờ ám và vô đạo đức của nhà cầm quyền đối với Cao Đài giáo trong suốt thời gian qua, nhất là với thánh thất Long Bình, châu đạo Gò Công, Tiền Giang.
- Yêu cầu nhà cầm quyền chấm dứt việc tạo ra các Ban cai quản đạo Cao Đài quốc doanh, trả lại việc tu hành và hành đạo cho đạo chúng thực hành đúng đạo lý do Đức Tôn Sư Hộ Pháp truyền dạy.
- Kêu gọi các Tổ chức thuộc Liên hiệp quốc, quốc tế, Hoa Kỳ, Liên Âu, Úc Châu, Cộng đồng các nước Đông Nam Á, tín hữu các tôn giáo và tất cả những người thành tâm thiện chí lên tiếng bảo vệ Cao Đài giáo chân truyền, lên án việc phá đạo của nhà cầm quyền vô thần, và góp sức bảo vệ các nhà tu hành theo đúng đường lối chánh đạo, không do nhà nước xui khiến.

Làm tại Việt Nam, ngày 08.07.2013 (01.06.Quý Tỵ)
Chức sắc các tôn giáo đồng ký tên
Hòa thượng Thích Không Tánh (Phật giáo)
Cụ hội trưởng Lê Quang Liêm (Phật giáo Hòa Hảo)
Linh mục Phan Văn Lợi (Công giáo)
Linh mục Đinh Hữu Thoại (Công giáo)
Linh mục Lê Ngọc Thanh (Công giáo)
Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa (Tin Lành)
Mục sư Trần Mạnh Hùng (Tin Lành)
Chánh trị sự Hứa Phi (Cao Đài)
Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân (Cao Đài)
Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (Cao Đài)
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=604298192937217&set=pcb.604301909603512&type=1&theater

--

- Các chức sắc tôn giáo phản đối việc nhà cầm quyền dùng bạo lực, can thiệp vào nội bộ tôn giáo (DLB). – Phạm Chí Dũng: Làm thế nào khuất phục người công giáo? (RFA).

Vietnam’s Political Crisis Blocks Needed Reforms (WPR). Bản dịch: Adam Fforde – Khủng hoảng chính trị tại Việt Nam đang ngăn cản những cải cách cần thiết (Dân Luận).

- Thánh thất Cao Đài Long Bình, huyện Gò Công bị tấn công (RFA). “Họ kết hợp với huyện đội phá cửa tông vào đánh có anh em xỉu luôn, máu mủ chảy tùm lum luôn”. - Nhà cầm quyền xúi giục chức sắc quốc doanh tấn công thánh thất Cao Đài Long Bình, Gò Công Tây (Chuacuuthe).

- Thói xấu của người Việt: KHÔNG THẬT LÒNG (Lê Khả Sỹ).

Phỏng vấn ông Lê Thăng Long và Phạm Văn Trội: Điều kiện giam giữ trong các nhà tù Việt Nam (RFI). – Con Đường Việt Nam: Thông cáo báo chí về sự kiện đứng lên đấu tranh tại trại giam Xuân Lộc ngày 30/6/2013 (Dân Luận). – Đức Thánh Tử Vì Đạo Thứ Hai Mà Tôi Được Gặp (DĐTK).


- Tổ chức Văn bút Anh kêu gọi hành động khẩn cấp cho nhà văn Nguyễn Hữu Cầu (English PEN/ DTD).

- NHỮNG TỬ HUYỆT CỦA DÂN CHỦ (Mai Xuân Dũng).

- Hai trăm mười bảy (217) bí danh, biệt danh, bút danh của Hồ Chí Minh (Huỳnh Tâm)(Thông Luận).


-- phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: Vì sao các luật sư ở VN dễ bị bắt? (BBC). - LS Lê Quốc Quân gởi thư khẳng định quan điểm trước khi ra tòa (RFA). - Dư luận trước phiên xử LS Lê Quốc Quân(RFA). – Phỏng vấn LS Lê Trần Luật: ‘Không đủ cơ sở để khởi tố’ luật sư Quân (BBC).Vụ xử luật sư Quân ‘có nhiều lỗ hổng’ (BBC). – Trốn thuế hay phát tán tài liệu chống chính quyền? (RFA).
BPSOS và Chiến Dịch ‘Người Mỹ Gốc Việt Mạch Sống -

- CPJ lên tiếng về Đinh Nhật Uy (BBC). – Gia đình bảo lãnh cho Đinh Nhật Uy tại ngoại (Chuacuuthe). - Phương Uyên – Nguyên Kha sẽ không khuất phục vì một bản án gian trá và hèn nhát (DLB). – Ngày Mai Tới – Việt Thơ & Việt Oan (TTYN). – Ủy ban Bảo vệ Ký giả lên án Việt Nam tăng cường đàn áp blogger (VOA). – Ủy ban Bảo vệ Nhà báo báo động về các vụ đàn áp blogger tại Việt Nam (RFI).

- Việt Nam : Làn sóng bắt bớ blogger sẽ lan tràn ? (RFI). - Bắc Trung Nam – Đấu tranh tự do dân chủ công khai: Nỗi sợ hãi luôn ám ảnh ĐCSVN (Dân Luận). – VN: ‘Ngày càng công an trị’ (BBC).

Tổng số lượt xem trang