Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Chuyện giáo dục - 1

Bạn có thể tin được là câu sau được trích nguyên văn từ sách giáo khoa bộ môn “Giáo dục Công dân” lớp 10 không? -  “Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ phía bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật đó”.
Thêm một câu nữa cho mọi người dễ hình dung: “Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới”.


Tôi nghĩ không chỉ học sinh, ngay cả thầy cô khi phải dạy những điều này trên lớp ắt cũng ngao ngán không biết mình đang làm gì, có ích lợi gì cho việc hình thành nhân cách của học sinh qua một bộ môn lẽ ra rất thiết thực là “Giáo dục Công dân”.
Lẽ ra học sinh phải được học những điều căn bản về quyền công dân để không có học sinh nào vì sợ không có tiền nộp phạt vi phạm giao thông mà đành phải tự tử; các em phải được học thế nào là phẩm giá đích thực để không bị trào lưu khoe thân thể lôi kéo, tự quay video hạ nhục chính mình hay ngược lại tự tử vì hình ảnh bị bêu xấu trên mạng xã hội.
Nhưng không, học sinh sẽ được học những chương như “Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng”, “Thế giới vật chất tồn tại khách quan”, “Tồn tại xã hội và ý thức xã hội”… Xin nhớ đây là sách giáo khoa dành cho học sinh lớp 10 (tôi không có điều kiện đọc sách giáo khoa dành cho các lớp còn lại nên nhận xét có thể chủ quan).
Thậm chí những người biên soạn sách này, người thiết kế chương trình và lãnh đạo ngành giáo dục, thôi thì nói thật tâm với nhau đi, là họ có nghĩ những nội dung ấy là thiết thực, là bổ ích, là cần thiết cho một công dân ứng xử với xã hội hiện đại hay không?
Vấn đề là vì sao không ai lên tiếng, không ai đòi hỏi phải cải tổ chương trình, viết lại sách giáo khoa, thay đổi cách dạy?
Vì thế tôi nghĩ giáo dục là vấn đề lớn nhất hiện nay của chúng ta, không giải quyết sự yếu kém của giáo dục thì không giải quyết được chuyện gì khác. Nhưng vấn đề lớn nhất trong giáo dục là sự thiếu vắng một áp lực cải cách từ dưới dội lên trên bởi không thể trông chờ sự chuyển biến trong nhận thức từ trên xuống dưới. Sự thiếu vắng đó là do tinh thần dân chủ trong giáo dục hoàn toàn không tồn tại, mong muốn lên tiếng vì cái đúng cũng mai một vì ngại ngùng hay sợ bị chụp mũ; ai cũng im lặng chấp nhận sự phi lý, lâu ngày thành quen. Kết cục là nhiều thế hệ học sinh bị lạc lõng, bơi trong một bể kiến thức vô hồn trong khi cuộc sống ngày càng phức tạp, đòi hỏi những kỹ năng sống mới nếu muốn tiến thân.
*                      *                      *
Nói đến chuyện giáo dục, một người bạn tỏ vẻ lo lắng khi thấy hết địa phương này đến địa phương khác cứ tuyên bố rót hàng chục, hàng trăm tỷ đồng để triển khai chương trình dạy ngoại ngữ tạo thành một làn sóng tốn kém, cả tiền bạc và công sức mà chưa biết hiệu quả có hay không.
Tôi thì nghĩ có tiền để triển khai nâng cấp chuyện dạy tiếng Anh cũng tốt. Nhưng tốt hơn hết là dồn nỗ lực để cải tiến việc học và dạy tiếng Việt. Học sinh nếu chưa thành thạo tiếng Việt, chưa sử dụng được tiếng mẹ đẻ trong việc diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng, súc tích thì chưa nên học ngoại ngữ làm gì.
Quan sát tiếng Việt được dùng trên các diễn đàn, mạng xã hội, bài viết… tôi thấy khả năng sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ đang yếu đi trông thấy. Bỏ ra một bên các biểu hiện hình thức như chính tả, cách đánh vần, cách viết tắt… người sử dụng tiếng Việt thiếu hẳn sự làm chủ ngôn ngữ, bắt nó phục vụ mình, nói lên cho mình điều muốn nói. Trong bối cảnh đó, học thêm tiếng Anh liệu có ích gì?
Ước gì học sinh ngày nay được học tiếng Việt như đang học tiếng Anh, tức có người sửa lỗi ngữ pháp, diễn đạt, triển khai ý cho các em. Ước gì bài tập các em phải viết là những bài văn hết sức đơn giản, những lập luận thông thường, cách tường thuật sự việc sao cho khách quan… Thay vào đó, các em bị ép đi theo con đường học vẹt, viết theo khuôn sáo, viết một cách vô cảm. Không có gì bất hạnh hơn là viết mà không tin vào điều của chính mình viết ra.
Một giáo sư dạy môn Văn (tức tiếng Anh) ở các đại học danh tiếng như Harvard, Yale tỏ vẻ lo ngại rằng không biết dạy gì cho sinh viên vì chắc họ đã biết viết nhưng hóa ra không phải. Phân biệt loại văn cầu kỳ, kêu rổn rảng và loại văn mà tác giả cho là hay, bà viết: “They can assemble strings of jargon and generate clots of ventriloquistic syntax. They can meta-metastasize any thematic or ideological notion they happen upon. And they get good grades for doing just that. But as for writing clearly, simply, with attention and openness to their own thoughts and emotions and the world around them — no.
Văn hay hay đúng ra “biết viết” là phải như thế: viết rõ ràng, đơn giản và có tính nhân văn.






Có nhiều hành vi, như đổ rác xuống kênh, mương, phải xử phạt hành chính vì không thể đưa hết ra tòa phân xử. Nhưng một khi có hàng ngàn hành vi (như chửi thề) được đưa vào nhiều dự thảo từ nhiều Bộ để xử phạt hành chính thì phải tìm hiểu nguyên nhân do đâu, xử như thế có đúng không?
Cái gốc của chuyện xử phạt hành chính
Trong một thời gian ngắn chúng ta nghe đến nhiều dự thảo xử phạt hành chính được các bộ lần lượt đưa ra để người dân góp ý. Quy trình này tạo ra hai hiệu ứng hay đúng hơn là hai cảm giác: cảm giác rất nhiều văn bản bỗng tập trung vào quản lý hành vi con người, chăm chăm chuyện xử phạt và cảm giác sự phản ứng của người dân vào nhiều điểm của các bản dự thảo là có lý và lan rộng từ ngành giáo dục, lao động đến giao thông, an ninh trật tự, tư pháp. Bất cứ văn bản dự thảo nào đưa ra dường như đều có vấn đề.
Loại trừ chuyện hiểu sai như chuyện phạt người không mặt quần áo lót, đa số các chi tiết được báo chí nêu lên để phản đối là có cơ sở.
Lấy ví dụ chuyện xử phạt “quấy rối tình dục” của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội. Quấy rối tình dục là một hiện tượng khá phổ biến, đáng lên án và phải tìm cách giải quyết để phòng ngừa. Nhưng phòng ngừa, ngăn chặn bằng xử phạt hành chính thì không ăn thua gì cả vì nhiều lý do. Thay vào chuyện xử phạt hành chính, lẽ ra phải khuyến khích một hai trường hợp bị quấy nhiễu tình dục kiện ra tòa, đối tượng bị kiện không chỉ là người gây ra chuyện quấy rối tình dục mà còn là nơi để xảy ra tình trạng này. Mức phạt thật nặng, mức yêu cầu bồi thường thật cao đối với đơn vị, tổ chức hay doanh nghiệp để xảy ra tình trạng quấy rối tình dục sẽ làm họ phải đề ra nội quy, thủ tục báo cáo, giám sát để không xảy ra chuyện quấy rối trong tương lai.
Chuyện xử phạt “ngoại tình” của Bộ Tư pháp cũng tương tự; đây là mối quan hệ dân sự, phải được xử lý bằng tòa án, giữa các bên liên quan chứ Nhà nước không có vai trò can thiệp ở đây.
Nhìn lại hàng loạt dự thảo nghị định xử phạt hành chính ở nhiều lãnh vực, do nhiều bộ đưa ra mới thấy đó là do Luật Xử phạt vi phạm hành chính ra đời vào năm 2013 và có hiệu lực từ 1-7-2013. Để luật đi vào cuộc sống cần có nhiều nghị định cụ thể hóa mức phạt ở nhiều lãnh vực và đây là đầu dây mối nhợ cho nhiều bài báo nhiều tranh cãi trong thời gian gần đây liên quan đến cụm từ “xử phạt hành chính”. Đã có những bộ đưa ra dự thảo riêng của ngành mình như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội… và gần đây nhất là Bộ Công an.
Nếu mọi người cứ mãi săm soi những điều khoản cụ thể ở các nghị định này thì sẽ không bao giờ bàn hết được vì các lãnh vực có thể áp dụng xử phạt hành chính rất rộng, không thể liệt kê hết ở đây. Vấn đề đáng bàn hơn là liệu xử phạt hành chính tràn lan như thế là một sự lẫn lộn giữa chức năng hành pháp của bộ máy hành chính với chức năng tư pháp và lập pháp hay không? Bao nhiêu hành vi có thể phạt, bao nhiêu hành vi là nói chơi cho vui vậy thôi?
Lấy ví dụ một hành vi bị phạt là “Có hành vi bạo lực trong sinh hoạt tình dục của vợ chồng” – làm sao có ai chứng kiến để phạt, nghe một trong hai bên mà phạt thì liệu có chính xác, làm sao một cơ quan hành chính lại đóng vai trò phân xử đúng sai.
Thiết nghĩ mọi văn bản pháp luật điều chỉnh hành vi con người đều phải do Quốc hội ban hành, Chính phủ giám sát việc thực thi và hệ thống tòa án sẽ phân xử đúng sai dựa theo luật. Không thể có chuyện Luật Xử phạt vi phạm hành chính không quy định cụ thể hành vi mà giao cho Chính phủ quy định hành vi vi phạm rồi đưa ra mức phạt. Trong một bài viết, GS Nguyễn Đăng Dung (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận định: “Việc ủy quyền cho Chính phủ quy định hành vi vi phạm và hình thức xử phạt đối với hành vi đó là chưa thực sự phù hợp với Hiến pháp, trong trường hợp này, các cơ quan hành pháp đã thực thi chức năng lập pháp”.
Nay chỉ mới có các bộ đưa ra dự thảo Nghị định mà dư luận đã xôn xao, hiểu nhầm và phản đối như thế, thử hỏi nếu các địa phương cũng vào cuộc, đưa ra những quy định của riêng họ để xử phạt vi phạm hành chính tràn lan thì luật pháp nước nhà sẽ đi về đâu. Cần phải hạn chế việc các cơ quan hành chính xử phạt mà nên chuyển sang cho ngành tư pháp phân xử tại tòa án.  
Hiến pháp hiện hành quy định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Phạt tiền cũng là một dạng hình phạt cho nên rất có thể mọi quy định phạt tiền do vi phạm hành chính đều là trái với Hiến pháp.  
Bổ sung: Nói đến chuyện xử phạt hành vi chửi tục nơi công cộng, tôi bỗng nhớ đến phim Demolition Man, vai chính là  Sylvester Stallone, một cảnh sát thời 1996 bị đông cứng đến năm 2032 mới được rã băng để truy lùng tội phạm. Anh này chuyên bị máy phạt vì quen miệng chửi thề như ngày xưa; đến thời điểm này dân chúng không còn chửi thề nữa, ai chửi đều bị máy báo phạt. Lúc coi phim cứ nghĩ chuyện khoa học viễn tưởng là phải vậy, ai dè chúng ta cũng có quy định phạt chửi thề!!!
Chửi thề là một phản xạ tự vệ về mặt tâm lý, một kiểu xả xú báp, bằng không tâm lý đè nén mãi sẽ đến chỗ bùng nổ rất nguy hiểm. Phạt là vô lý.


---Từ chuyện gạo của Thái Lan

- Bản đồ vẫn thiếu Hoàng Sa, VFF thản nhiên: Hỏi Arsenal xem? (DV).

-- Một sự im lặng khó hiểu (Nguyễn Văn Huy) (Thông Luận).

- Ngoại trưởng Úc nêu vấn đề nhân quyền với Việt Nam (Defend the Defenders). - Ngoại trưởng Úc đặt vấn đề nhân quyền với chính phủ Việt Nam (VOA). . - Úc yêu cầu Việt Nam thả ba tù nhân (BBC).

- Tham khảo chỉ số PAPI để bỏ phiếu tín nhiệm (PLTP).

- The predator who received an honorary Doctorate (Uriks). Thú dữ nhận bằng tiến sĩ danh dự (DLB).

- Đảng tiếp tục… hốt, dân nghèo, nghèo thêm (DLB).

- Nghi có vết nứt ngang thân đập thủy điện Sông Tranh 2 (LĐ). - Đập thủy điện Sông Tranh 2 lại nứt? (NLĐ). - Đập Thuỷ điện Sông Tranh 2 bị rạn nứt là tin đồn (Tin tức). - 1.000 người dân cần di dời khẩn cấp khỏi thủy điện Đắc Đrinh (VOV).

- Thân quen với ‘quan’ mới xin được việc ở cơ quan Nhà nước (VNE). - Bắc Ninh bị “tuýt còi” vì ưu đãi thi tuyển công chức sai qui định! (PL&XH). - Thủ khoa rót nước, pha trà (VNN). Tiến sĩ về HN không vì tiền mà vì tấm lòng (VNN 2-7-13)


Thân quen với 'quan' mới xin được việc ở cơ quan Nhà nước (VnEx 2-7-13) Lộ mặt nhiều đường dây lừa 'chạy' công chức (TP 2-7-13)

Lý lịch đen của Phó Chủ tịch Ngân hàng Bảo Việt (VNN 1-7-13) Về chuyện lý lịch "đen"hay "đỏ" của đại gia Ngân hàng (TamNhin 2-7-13)

Tâm thần: Bệnh ’sang chảnh’ chỉ quan tham, quý tộc mới được mắc? (PN Today 2-7-13)Khi anh Mười Cúc làm báo cáo tổng kết (TT 1-7-13)

Nguyễn Đình Chú: Lối ra cho nền giáo dục hiện thời của đất nước nên bắt đầu từ đâu? (viet-studies 2-7-13) ◄

Bi kịch “đọc không vỡ chữ văn chương” (Phần 1) (NĐB 1-7-13) Bi kịch “đọc không vỡ chữ văn chương” (Phần cuối) (NĐB 1-7-13) -- Bài Nguyễn Thị Minh Thái ◄

Âm nhạc đỉnh cao: Sống thế nào trong thời "nghe bằng mắt"? (ND 1-7-13)

Ẩn tàng nỗi niềm và thân phận (TT 1-7-13) -- Đọc Đỗ Bích Thuỷ

Bạn tôi, nhìn từ một góc nghịch (CAND 30-6-13) -- Hoài Nam viết về Nguyễn Danh Lam

Hoàng Anh Tú sợ sự vô cảm của người trẻ (VnEx 2-7-13)"Chuyện tình" của thi sĩ Bùi Giáng và "kỳ nữ Kim Cương: Lãng mạn dị thường (CAND 2-7-13)

- Vụ “vỡ trận” bến xe Mỹ Đình: Báo cáo Thủ tướng nhiều nội dung “bất thường” (DT).

- Chủ xe gây tai nạn làm 4 người chết được tòa án “giúp” chối bỏ trách nhiệm? (DT).

- Hơn 20 cảnh sát giao thông bị xử lý vi phạm (VnM).


Tổng số lượt xem trang