Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Chính trị Việt Nam: Những mánh lới riêng (Vietnamese politics Confidence tricks)

-
Đàn áp khốc liệt; tự phê nhẹ nhàng -The repression is fierce; the self-criticism mild

(1) “Việt Nam với tai tiếng như một nước đàn áp ngày càng khốc liệt đang ngày càng tệ hại và  (2) các nhà lập pháp không có cơ hội 'độc lập' trong chính phủ, và người dân Việt Nam ngày càng cảm nhận được điều này.

Chính trị Việt Nam: Xảo thuật tín nhiệm
The Economist
Bản dịch của Lê Thiên Hà (Defend the Defenders )
Posted on June 21, 2013 by DtD
http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/06/21/chinh-tri-viet-nam-xao-thuat-tin-nhiem/

Đàn áp thì khốc liệt; tự phê bình thì nhẹ nhàng


SINGAPORE | 21.6.2013| Công an Việt Nam đương vào mùa bận rộn. Đối tượng của họ, như thường xuyên vẫn vậy, là những blogger gây nhiều phiền toái ở xứ sở này. Ngày 13.6, họ bắt giữ Phạm Viết Đào ở Hà Nội; hai ngày sau lại đến lượt Đinh Nhật Uy tại tỉnh Long An ở miền Nam. Cả hai đều chỉ trích chính quyền trên mạng internet; cả hai đều bị giam giữ theo một điều khoản “giết nhầm hơn bỏ sót” của bộ luật hình sự, cho phép bắt giữ với lý do “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Ông Đào, một cựu quan chức, là người có ảnh hưởng đặc biệt trong cộng đồng blog Việt Nam, tương tự như Trương Duy Nhất, một blogger khác, người bị bắt tại Đà Nẵng ngày 26.5. Theo pháp luật hiện hành, họ đều phải đối mặt với bản án lên đến 7 năm tù giam.

Các vụ bắt giữ này là một phần trong cuộc trấn áp nhằm vào giới bất đồng chính kiến, đặc biệt là trên mạng, vốn bắt đầu tăng tốc kể từ tháng Chạp năm ngoái, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lặp lại một chỉ thị cho lực lượng công an, đấu tranh với “các thế lực thù địch” sử dụng internet để “phổ biến hoạt động tuyên truyền đe doạ an ninh quốc gia và chống lại Đảng và Nhà nước”. Cho đến thời điểm này của năm 2013, hơn 40 nhà hoạt động dân chủ và blogger đã bị bắt giữ, nhiều hơn con số của cả năm 2012.

“Danh tiếng” của Việt Nam như một xã hội ngày càng nhuốm màu áp bức đang tiếp tục xấu đi. Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (Committee to Protect Journalists), một tổ chức giám sát, cho biết đất nước này hiện đã trở thành nơi giam giữ số lượng nhà báo lớn thứ 6 trên thế giới. Như trong các chế độ chuyên quyền khác, chính phủ đang khuyến khích phát triển internet vì lý do kinh tế (khoảng 1/3 dân số sử dụng internet) song vẫn tìm cách ngăn chặn việc sử dụng internet để bày tỏ quan điểm hay tiếp cận những nguồn thông tin thay thế cho báo đài chính thống, vốn chịu sự kiểm soát ngặt nghèo của chính quyền.

Tuy nhiên, sự phổ biến của các blog phê phán lại không cho thấy dấu hiệu suy giảm, có lẽ là bởi hiện nay người ta có quá nhiều lý do chính đáng để phê phán. Đã qua rồi cái thuở Việt Nam là “cục cưng” của các tổ chức phát triển phương Tây, với tốc độ tăng trưởng trên 8% mỗi năm. Trong vài năm qua, nền con thuyền kinh tế đã vấp phải đá ngầm, với một đồng tiền lao dốc, hàng ngàn vụ phá sản và một hệ thống ngân hàng ngập trong nợ xấu. Đặc biệt, các bộ trưởng trong chính phủ bị tố cáo tham nhũng và kém năng lực khi các DNNN gần như đổ vỡ về tài chính.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành đối tượng để người ta trút phần lớn cơn giận dữ. Người Việt Nam lại được nhắc nhở về điều này qua vụ tuyệt thực trong tù từ hôm 27.5 của Cù Huy Hà Vũ. Ông Vũ, một luật gia, ngồi tù từ năm 2011 sau khi khởi kiện ông Dũng về tội lạm dụng quyền lực. Ông phản đối các điều kiện tệ hại của nhà tù, vốn ảnh hưởng đến sức khoẻ của ông.

Phản ứng của chính quyền trước làn sóng chỉ trích đang dâng cao là chấp nhận việc bỏ phiếu tín nhiệm trong Quốc hội. Ngày 10.6, 498 vị Đại biểu Quốc hội được mời bỏ lá phiếu “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” hoặc “tín nhiệm thấp” cho ông Dũng cùng 46 bộ trưởng và quan chức khác. Gần 1/3 số nhà lập pháp dành cho ông Dũng lá phiếu thấp nhất. Chủ tịch Trương Tấn Sang, đối thủ lớn của ông Dũng trong cuộc đấu đá nội bộ mà nay đã trở thành sắc thái của đảng cầm quyền, giành được sự tín nhiệm cao nhất.

Tuy vậy, cuộc bỏ phiếu cũng chủ yếu mang tính biểu tượng. Hai phần ba đại biểu sẽ phải bỏ lá phiếu “tín nhiệm thấp” cho ai đó nếu muốn người đó phải rời khỏi vị trí. Ngoài ra, các nhà lập pháp lại không được trao cho lựa chọn “bất tín nhiệm” chính phủ, điều lẽ ra đã phản ảnh chính xác hơn cảm nghĩ của nhiều người Việt Nam.

(Defend the Defenders)

Nguồn: The Economist

- See more at: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/06/21/chinh-tri-viet-nam-xao-thuat-tin-nhiem/#sthash.MLHMxeYy.dpuf

Vietnamese politicsConfidence tricks
—————————————-
‘Đàn áp và tự phê bình ở Việt Nam’
BBC
Cập nhật: 15:29 GMT – thứ sáu, 21 tháng 6, 2013
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/06/130621_the_economist_vn_confidence_vote.shtml

Tạp chí The Economist của Anh tuần này có bài bàn về thực trạng Hà Nội mạnh tay trấn áp giới bất đồng chính kiến và blogger trong lúc nỗ lực phê và tự phê của quan chức và lãnh đạo bị xem chỉ có tính chiếu lệ.

Bài báo có tựa “Chính trị Việt Nam: Mánh khóe tín nhiệm” với tiêu đề phụ “Đàn áp thì khốc liệt; tự phê bình thì nhẹ nhàng.”

Bài này mở đầu bằng đề cập tới hai vụ bắt giữ blogger mới nhất là Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy, anh trai của sinh viên Đinh Nguyên Kha vốn bị xử tù 8 năm gần đây.

Những vụ bắt giữ này, cùng với vụ bắt blogger Trương Duy Nhất, là “một phần của chiến dịch trấn áp giới bất đồng quy mô hơn vốn được tăng cường từ tháng 12 năm ngoái khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục ra lệnh cho an ninh sẵn sàng ứng phó với “các thế lực thù địch” dùng internet để truyên truyền nhằm đe dọa an ninh quốc gia và chống Đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam”.
“Ủy ban Bảo vệ Nhà báo nói rằng Việt Nam nay là nhà tù lớn thứ sáu thế giới cho nhà báo”.

Tạp chí có uy tín của Anh đánh giá rằng “Cũng như các nuớc có hệ thống toàn trị khác, chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển internet vì lý do kinh tế.
“Tuy nhiên chính phủ Việt Nam lại đang cố gắng bóp nghẹt việc dùng internet để bày tỏ quan điểm hoặc để truy cập các nguồn không tin khác ngoài báo chí và truyền hình của nhà nước.”

Bỏ phiếu tín nhiệm

Tuy nhiên bài báo nhận xét thực trạng bùng nổ blog có cái nhìn chỉ trích không hề suy giảm bởi điều họ gọi là có quá nhiều thứ đúng là cần phải chỉ trích.

“Ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng, trở thành mục tiêu của nhiều sự bất bình.
“Vụ tuyệt thực của ông Cù Huy Hà Vũ từ hôm 27/05, là lời nhắc nhở cho người dân Việt Nam về một học giả bị bỏ tù vào năm 2011 sau khi kiện ông Dũng lạm dụng chức quyền.”

Vào đầu tháng Sáu đã diễn ra việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội. 498 đại biểu bỏ phiếu theo ba cấp độ (tín nhiệm cao, tín nhiệm, và tín nhiệm thấp).
“Gần một phần ba dân biểu bỏ phiếu tín nhiệm thấp với ông Dũng trong khi đối thủ của ông trong cuộc đấu đá nội bộ bao trùm lên đảng cầm quyền, ông Trương Tấn Sang lại có phiếu tín nhiệm cao.”

Tuy nhiên báo này nhận định việc lấy phiếu tín nhiệm mang nặng tính hình thức.
“Để ai đó bị bật ghế đòi hỏi tỉ lệ phiếu ‘tín nhiệm thấp’ từ hai phần ba thành viên quốc hội.”
“Hơn nữa, các đại biểu không được có lựa chọn ‘không tín nhiệm’ với chính phủ, một bước lẽ ra sẽ phản ánh chính xác hơn tâm trạng của nhiều người Việt Nam,” bài báo kết luận.*********

- ‘Muốn dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Hà Nội cần cải thiện nhân quyền’ (VOA). 29/6/2013: - Hạ viện Mỹ thông qua luật nhân quyền VN (BBC). - Phỏng vấn Dân biểu Ed Royce: Ủy ban đối ngoại Hạ viện thông qua Dự luật nhân quyền VN (RFA). - Phỏng vấn TS Nguyễn Đình Thắng: Bước kế tiếp sau khi Hạ viện Mỹ thông qua Luật Nhân Quyền cho VN (VOA). nhưng biết tin ai ???


.- Hạ nghị sĩ Mỹ phản đối “Dự luật nhân quyền Việt Nam” (TT). – Hạ nghị sỹ Mỹ phản đối dự luật nhân quyền Việt Nam (VOV).

- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Vấn đề biển Đông, nếu không cẩn thận sẽ mắc phải âm mưu kích động” (GDVN).

TBT chính thức nhìn nhận: Việt Nam chả giống ai! Tổng Bí thư: “Chia ba mức tín nhiệm không phải là thủ thuật” (DT 29-6-13) -- Về lấy phiếu tín nhiệm được chia làm ba loại phiếu tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp, Tổng bí thư cho rằng: “Đây là sáng kiến của Việt Nam.." "Hổn danh" của ông Trọng đúng là bất hư truyền. (Dường như ông không hề biết cách nói của ông có thể bị người khác hiểu ra sao, quái gở đến bực nào!)



Báo Đại Đoàn Kết vừa đạo văn vừa bịa thêm? Sau khi viet-studies link bài Người Việt ở Italia trên báo Đại Đoàn Kết hôm qua (lưu giữ ở đây trong trường hợp báo này phi tang) một thân hữu nhận ngay là bài này xào lại bài Gặp người Việt ở nước Ý(RFA 15-8-2006). Khác biệt lớn nhât là trong bài của RFA, tác giả nhắc về những người vượt biên tị nạn, còn Đại Đoàn Kết thì bịa ra chuyện người Việt ở Italia cùng tụ hop vui chơi với nhau trong... ngày sinh nhật Bác Hồ!!!◄◄





- Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Việt Nam: Bản đệ trình chung của WEA, AVC, GLR và IIRF (Defend the Defenders).

- 12 DÂN BIỂU HOA KỲ KÊU GỌI THẢ LS LÊ QUỐC QUÂN VÔ ĐIỀU KIỆN (Defend the Defenders).

- Hãy ký tên ủng hộ thỉnh nguyện thư gửi Quốc hội Liên bang Đức (ĐCV). Của Tiến Sĩ Josef Bordat yêu cầu can thiệp để cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

-Việt Nam đàn áp blogger trong bối cảnh bất đồng chính kiến gia tăng (X-cafe). Dịch từ bài Amid Rising Dissent, Vietnam Cracks Down on Bloggers (Time).

- Tinh thần Nguyễn Phương Uyên vững vàng trong tù (RFI). - Luật sư Hà Huy Sơn yêu cầu hủy bản án đối với Nguyễn Phương Uyên (RFI). - Phỏng vấn TS Nguyễn Đình Thắng: Nhìn lại Chiến dịch cứu Cồn Dầu (RFA).

- Nhóm khởi xướng Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn khiếu nại tòa án nhân dân quận 4 (Tuyên ngôn ĐVV).

- Đảng Cộng sản VN ‘phát triển nhân quyền’ (BBC).


Tổng số lượt xem trang