Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Việt Nam giữa Mỹ và Trung Quốc: Trò bập bênh đau khổ


-



-‘Candid’ Talks With Vietnam’s Sang On Human Rights, Obama Says
-- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: ‘Đường lưỡi bò’ của Trung Quốc là phi lý(SM).

- Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ có gì mới? (TVN). - Tổng thống Obama: Sự trưởng thành của quan hệ Việt Nam– Hoa Kỳ (TVN). – Tổng thống Obama: Tôi sẽ đi thăm Việt Nam (Infonet). – Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak: Cơ hội tuyệt vời cho quan hệ song phương (LĐ). – Cố vấn cao cấp Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS): Chiến lược của Mỹ tại Châu Á sẽ rất yếu nếu thiếu Việt Nam (LĐ). - Anh Tư đã lỡ nước cờ (DLB). “Về quân sự Mỹ không bán khí tài và các quân cụ. Về kinh tế chỉ là một hứa hẹn. Về quốc phòng Mỹ không ký kết bất cứ văn kiện nào cam kết sẽ hỗ trợ VN khi anh Tư mong muốn họ sẽ đảm bảo an ninh khu vực bao gồm Biển Đông & Hoa Đông. Cuối cùng anh Tư sẽ về với hai bàn tay trắng!“

- Lá thư ông Trương Tấn Sang đưa cho Tổng thống Obama tại cuộc gặp ngày 25/7 (Ben’s Journal).- Obama nói gì sau khi gặp Chủ tịch Sang? (BBC).

 - Ông Cao Quang Ánh dự biểu tình (BBC). - Tuyên bố chung của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama (TN). – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội đàm với Tổng thống Barack Obama: Đã đến lúc xác lập quan hệ đối tác toàn diện (TN). – Xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ(VNN). – Mỹ xem VN là nước có vị trí chiến lược ở Đông Nam Á (TT). – Tổng thống Obama: “Chúng tôi đã đối thoại thẳng thắn” (TT).


Ông Sang đến Washington (Blog PVLH 24, 25-7-13) -- Bản dịch của Phạm Vũ Lửa Hạ bài Mr. Sang Comes to Washington (Rushford Report 23-7-13) mà tôi cho là khách quan nhất về chuyến đi này. Greg Rushford là một người theo dõi tình hình Việt Nam rất sát và từ lâu, không phải hời hợt như các phóng viên của các hãng thông tấn. ◄◄

Tuyên bố chung của Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama (TTXVN TT 25-7-13)

"Made in Vietnam’" a concern for Teamsters (Cumberland Times-News 25-7-13) U.S. groups call on Obama to suspend trade talks with Vietnam (Reuters 24-7-13) U.S., Vietnam to intensify talks despite protests (Reuters 25-7-13) Hanoi and the White House (WSJ 24-7-13)

Còn Tàu thì nói sao? U.S., Vietnamese leaders speak of comprehensive partnership (Tân Hoa Xã 26-7-13) -- Nó dùng cữ "speak of" thay vì "vow" (thề thốt) như mỗi lần nói đến quan hệ Việt Trung!

Đại sứ Mỹ đầu tiên tại VN nghĩ gì về chuyến đi của ông Sang? (VOA 25-7-13) -- P/v Pete Peterson

US-Vietnam Ties: Time for a Rethink? (Diplomat 25-7-13)

Nghe Bộ trưởng Việt nói chuyện ở Mỹ (TVN 25-7-13)


Chưa có một quốc khách nào của Mỹ bị bạc đãi như ông Trương Tấn Sang hôm nay (FB Son Tran).-Nói một cách trung thực chứ không hề thiên vị chi cả về chuyến đi Mỹ của Trương Tấn Sang hôm nay thật là ô nhục. Không phải ô nhục vì cộng đồng người Việt Quốc Gia biểu tình phản đối mà ô nhục vì cách đón tiếp của Mỹ. Từ đầu chuyến đi khi đặt chân xuống phi trường Andrews C.T CS Sang được trưởng ban lể tân của Bộ ngoại giao và đại sứ Mỹ tại VN ra đón. Tại sân bay không trải thảm đỏ, không hoa, không kèn và nhục hơn nửa là không có chổ để nhà báo đứng chụp hình đưa tin. Bửa ăn duy nhất mà Sang được đến dự là buổi ăn trưa hôm 24/7 do Bộ ngoại giao thiết đãi. Hôm nay bầu trời Thủ đô DC với thời tiết đẹp và đẹp hơn nửa là có cả rừng Cờ Vàng, biểu ngữ và đoàn người biểu tình rầm rộ để phản đối một trong những kẻ đứng đầu nhà nước độc tài CSVN đến White House. Tiếng hô to đả đảo của người biểu tình chưa đủ mạnh để làm chủ tịch CSVN phải chới với và thất vọng bằng cách tiếp đãi của T.T. Obama. Lại cái mặt củ rích của viên đại sứ Mỹ tại VN David Shear làm đại diện T.T ra đón và dẩn Sang vào Oval Office để diện kiến T.T Mỹ Obama. Chưa có một quốc khách nào của Mỹ phải bị bạc đãi như Sang hôm nay. Phải chăng Mỹ muốn nói rỏ với nhà cầm quyền CSVN rằng VN chưa phải là một đối tác quan trọng của Mỹ ở Châu Á. Đài CNN của Mỹ không hề có đưa tin gì về vị nguyên thủ VC đến Mỹ và diện kiến T.T Obama trong hôm nay. CNN không đưa tin vì Nhà Trắng không tiếp đón Sang bằng nghi lễ cấp nhà nước. Không yến tiệc linh đình như đón tiếp lãnh tụ TC, không bắn đại bác chào mừng như đón Thủ Tướng Ấn Độ và không có duyệt đội quân danh dự như đã dành cho lãnh tụ Nam Phi mà Mỹ đã từng đón tiếp. Qua chuyến đi hôm nay của Trương Tấn Sang và cách tiếp đón của chính phủ Mỹ có thể không những làm Ba Đình thất vọng mà cả trí thức, dân chủ và nhân dân trong nước cũng thất vọng. Một tín hiệu rỏ rệt từ Mỹ để nhắn nhủ với đồng bào trong nước rằng đừng trông chờ vào họ khi VN đã hoàn toàn thuộc về Trung Cộng như hôm nay. Nhân dânVN có còn đủ can đảm để tự mình giải thoát kiếp nô lệ phương Bắc đang dần dần được lập lại trong những ngày tháng sắp đến?


- Chuyến thăm Mỹ của ông Sang được tổ chức ‘vội vã’ (Người Việt). - Sợ Trung Quốc, Hà Nội tìm điểm tựa ở Washington (RFI). – ‘Chơi với Mỹ, VN không nhằm hại ai’ (BBC). – Quan hệ Việt – Mỹ trong thang điểm mười(BBC).
- Tuyên bố chung của Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama(TT). - Xác lập quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là đối tác toàn diện (TT).
-  Tổng thống Mỹ Obama nhận lời thăm Việt Nam (RFI). – TT Obama nhận lời mời sang thăm Việt Nam (RFA).



- Phỏng vấn ông Pete Peterson: Đại sứ Mỹ đầu tiên tại VN nghĩ gì về chuyến đi của ông Sang? (VOA).


Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (T) tại Bộ Ngoại giao ở Washington, DC trưa 24/7/2013.
 
-Obama must press Vietnam over rights abuses. - Hanoi and the White House, (Wall Street Journal) mục Opinion. Bản dịch: Hà Nội và Nhà Trắng (TCPT).
- TT Barack Obama gặp CTN Trương Tấn Sang: Barack Obama to meet Vietnam’s president Truong Tan Sang (Financial Times). – TT Obama: Mỹ Việt thảo luận về thương mại và nhân quyền: Obama: US, Vietnam talk trade, human rights (AP/ Stamford Advocate). – Hình ảnh chuyến thăm cao cấp Việt – Mỹ (BBC).
- Bài phát biểu của TT Obama và CTN Trương Tấn Sang tại Oval Office, Nhà Trắng:Remarks by President Obama and President Truong Tan Sang of Vietnam after Bilateral Meeting (White House). – Video: President Obama’s Bilateral Meeting with President Truong Tan Sang (White House).
 – Báo Mỹ đăng thông điệp của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang(VOV).
- Tổng Thống Obama ‘thẳng thắn’ về nhân quyền với Chủ tịch Sang (Người Việt). –John Sifton – Tại sao Obama lại đi gặp chủ tịch Việt Nam? (Political/ Dân Luận). – Lê Diễn Đức: Chuyến công du của Trương Tấn Sang: Vẫn thế thôi! (RFA’s blog).
- Tổng thống Obama sắp gặp Chủ tịch Sang (BBC). – Chủ tịch nước Việt Nam sắp hội kiến Tổng thống Mỹ Obama (VOA). – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội kiến Tổng thống Obama (TT). - Việt–Mỹ tăng cường các cuộc đàm phán bất chấp phản đối (Reuters/ TCPT).
- Hình ảnh Chủ tịch nước tràn ngập báo quốc tế (VNN).– ‘Hoa Kỳ là đối tác quan trọng hàng đầu’ (BBC). – Kinh tế và nhân quyền trong ngày đầu thăm Mỹ của Chủ tịch nước Việt Nam (RFI). – Chuyến thăm Mỹ của ông Trương Tấn Sang : Sức ép trên hồ sơ nhân quyền (RFI). – NHÂN QUYỀN MỘT TRỞ NGẠI KHÓ VƯỢT QUA TRONG MỐI BANG GIAO HOA KỲ VIỆT NAM (TNM).

 - Biểu tình đầu tiên “dàn chào” phái đoàn Trương Tấn Sang tại Hoa Thịnh Đốn(SBTN)

.- Người Mỹ gốc Việt biểu tình đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam (RFA). -Biểu tình đòi tự do cho tù chính trị tại Việt Nam (RFA)




Người Việt ở Mỹ biểu tình chống Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang bên ngoài Nhà Trắng, sáng hôm 25 tháng 7.


Sáng hôm nay 25 tháng 7 vào lúc 8 giờ, giờ Washington DC đồng bảo Việt kiều của nhiều tiểu bang đã tập trung tại trung tâm thuơng mại Eden thuộc tiểu bang Virginia để được xe buýt chở vào thủ đô đến công viên La Fayette đối diện với Nhà Trắng biểu tình chống Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự kiến sẽ gặp gỡ với Tổng thống Barak Obama vào sáng hôm nay tại White House.


Phóng viên Kính Hòa của đài chúng tôi có mặt từ sớm và ghi nhận những hoạt động của đồng bào như sau:

"Đoàn kiều bào đang ở khu thương mại Eden chuẩn bị lên xe buýt để ra thủ đô Washington biều tình chống Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Tôi nhận thấy có khoảng 200 nguời ngoài cộng đồng vùng Maryland và Virginia còn có nhiều nhóm khác đến từ Tennessee, Illinoirs, Louisiana, Florida họ đã chuẩn bị rất nhiều cờ vàng ba sọc đỏ cùng với những khẩu hiệu như “Tự do cho các tù nhân chính trị tại Việt Nam”, “Nhân quyền cho Việt Nam”, “chống cưỡng chế đất đai trái phép ở Việt Nam”... .những chiếc áo thun có mang những dòng chữ như “Phải trả tự do cho những blogger ở Việt Nam” đặc biệt là 3 nguời “Anh Ba Sagon, Điếu Cầy, Tạ Phong Tần”.

Đoàn biều tình dự định lên đuờng vào lúc 8 giờ và chúng tôi sẽ tường trình tiếp những thông tin mới nhất."

Được biết người Việt tại nhiều tiểu bang tập trung trong lần biểu tình này có thể lên đến hơn hai ngàn người. Phóng viên Thanh Quang của Á Châu Tự Do sẽ có tuờng trình trực tiếp sự kiện này mời quý vị đón theo dõi.

Biểu tình trước Tòa Bạch Ốc nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang



Người Việt ở Mỹ biểu tình chống Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang bên ngoài Nhà Trắng, sáng hôm 25 tháng 7.




Người Việt ở Mỹ biểu tình chống Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang bên ngoài Nhà Trắng, sáng hôm 25 tháng 7. RFA PHOTO.


. – Biểu tình trước Tòa Bạch Ốc nhân cuộc họp thượng đỉnh Việt-Mỹ (VOA). – Người Việt Bắc Mỹ đón ông Trương Tấn Sang (Chúa cứu thế). – Hình ảnh người Việt ở Mỹ và Canada biểu tình phản đối ông Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng (FB Cửu Long).
- Video: Biểu tình trước Tòa Bạch Ốc (RFA). – Video: Mọi Người chuẩn bị pháo Truong Tan sang (TNĐT). – Video: Biểu tình lớn chống Trương Tấn Sang trước Bạch Ốc 25/7/2013 (MrLecongnhan). – Theo chân đoàn biểu tình phản đối CT Trương Tấn Sang (RFA).




______


 - Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp John Kerry (BBC). – Bản dịch Toàn văn bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong buổi gặp mặt Chủ tịch Trương Tấn Sang (Ben’s Journal). - Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi “mối quan hệ đối tác phi thường” với Việt Nam (LĐ). – Ngoại trưởng Hoa Kỳ ca ngợi nỗ lực hòa giải của VN (VNN). – Lời ông Sang và ông Kerry có gì mới? (BBC).
- Ông Sang đến Washington (Phần cuối) (Rushford Report/ Phạm Vũ Lửa Hạ). - Chủ tịch nước Việt Nam đến Washington (VOA). - Ngoại trưởng Mỹ chào đón Chủ tịch Trương Tấn Sang (VNN). –Secretary Kerry Hosts Working Lunch With President of Vietnam Truong Tan Sang (BNG Mỹ).
Ngày hoạt động đầu tiên của Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ(VOV). - Ngày đầu tập trung vào thương mại (BBC). - Việt Nam coi trọng hợp tác nhiều mặt với Hoa Kỳ (CP/PT). – Ngoại trưởng Mỹ: Việt Nam có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và thế giới (Infonet).  - Cuộc gặp gỡ đặc biệt đầu tiên giữa chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (Tầm nhìn). - Chủ tịch Trương Tấn Sang thăm Mỹ trong con mắt quốc tế (ĐV). - Chủ tịch nước trao đổi ý kiến với các nghị sỹ Hoa Kỳ (VOV).
- Vũ Đức Khanh: Hội kiến Sang – Obama: Khởi đầu chương mới trong quan hệ Việt – Mỹ? (RFA).





-Son Tran

Các tổ chức nhân quyền kêu gọi ngưng thảo luận TPP với VN
www.rfa.org

Chiều thứ Tư 24 vừa qua, một ngày trước khi tổng thống Mỹ gặp chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng, một tập hợp các tổ chức lao động và nhân quyền của Mỹ tại thủ đô Washington lên tiếng báo kêu gọi hành pháp Hoa Kỳ ngưng lại vòng thảo luận TPP Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương cho đến khi nào Việt Nam chứng tỏ được sự tuân thủ các nguyên tắc chuẩn mực về lao động, môi trường và nhân quyền.
Không xứng với qui chế TPP


Mục đích của buổi họp báo xế chiều thứ Tư, qui tụ ba tổ chức ở Hoa Kỳ là Công Đoàn Huynh Đệ Quốc Tế International Brotherhood Of Teamster, Hiệp Hội Quyền Công Nhân Worker Rights Consortium và Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch, thảo luận về bản phúc trình có tên Made In Vietnam do Hiệp Hội Quyền Công Nhân soạn thảo, qua đó trình bày chi tiết về sự lạm dụng quyền lao động và quyền con người trong lãnh vực sản xuất ở Việt Nam.

Tổng thư ký Công Đoàn Huynh Đệ Quốc Tế, ông James P. Hoffa, mang bối cảnh lao động kém tiêu chuẩn ở Việt Nam ra so sánh với Bangladesh, bị thế giới lên án liên quan đến vụ một cơ xưởng lao động cũ kỹ bất thần đỗ sập khiến cả mấy trăm công nhân chết thảm:

“Tại Việt Nam cưỡng bách lao động, bắt trẻ nhỏ đi làm việc, kỳ thị giới tính trong công việc, tiền lương không xứng đáng, không có chính sách bảo hộ lao động… là những sự vi phạm quyền lao động cực kỳ nghiêm trọng.”
Việt Nam không xứng đáng nhận lãnh qui chế TPP vì những vi phạm trong lãnh vực lao động. Tổng thống Obama và quốc hội Hoa Kỳ cần áp lực Việt nam.
-Ông James Hoffa

Để gia nhập Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương, ông James Hoffa nói, Việt Nam phải chứng tỏ thiện chí bằng cách cho người dân quyền tự do hội họp, tự do phát biểu và tự do thành lập công đoàn độc lập, là những tiêu chuẩn mà các quốc gia trong TPP phải theo đuổi và tuân thủ.

“Thế nhưng Việt Nam không xứng đáng nhận lãnh qui chế TPP vì những vi phạm trong lãnh vực lao động. Tổng thống Obama và quốc hội Hoa Kỳ cần áp lực Việt nam cho tới khi nào họ chứng tỏ được trách nhiệm tuân thủ những tiêu chuẩn quốc tế về lao động đối với nhân dân của họ.”

Tiếp lời tổng giám đốc Công Đoàn Huynh Đệ Quốc Tế James Hoffa, đến lượt ông Scott Nova, giám đốc điều hành Hiệp Hội Quyền Công Nhân, cũng là tổ chức đã hoàn tất bản báo cáo Made In Việt Nam với những chi tiết cụ thể về tình trạng lao động tồi tệ nhiều mặt tại Việt Nam mà chính phủ xứ này không thể giải quyết.

Khẳng định rằng những hình thức lạm dụng lao động và vi phạm quyền lợi công nhân lao động ở Việt Nam không phải là những điều khó thấy, trong lúc những người dám lên tiếng đòi hỏi hoặc bảo vệ nhân quyền cho công nhân thì lại bị bắt và bị giam giữ, ông Scott Nova khẳng định Hoa Kỳ nên ngưng lại vòng thảo luận để Việt Nam được tham gia TPP

Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương:




Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp gỡ các Thượng Nghị Sĩ thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hôm 24/07/2013 tại Washington DC. RFA PHOTO.



“Vì nếu đồng ý cho Việt Nam tham gia TPP Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương thì chẳng khác nào bật đèn xanh cho chính phủ xứ này là cứ tiếp tục vi phạm nhân quyền và quyền lao động như họ đã vi phạm từ trước tới giờ.”

Ông John Sifton, giám đốc đặc trách Châu Á trong Human Rights Watch:

“Tôi muốn nhắc lại một số vấn đề mà chính phủ Hoa Kỳ có thể sẽ mang ra bàn bạc với phía Việt Nam trong mục đích muốn Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền trong đó có thành tích kém cỏi về tình trạng lao động.

Hồ sơ về tình trạng lao động của Việt Nam dễ khiến người ta bất bình vì sự tồi tệ của nó, thế nhưng nhìn tổng quát thì những vi phạm về mặt gọi là quyền con người đối với công dân Việt Nam còn đáng sợ hơn.”

Kể từ khi Nhà Trắng đón tiếp lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam đến Mỹ năm 2008, ông Jihn Sifton nói, đây là lần thứ nhì một cuộc gặp gỡ tương tự sắp diễn ra. Thế nhưng, vẫn theo lời ông, Việt Nam càng ngày càng chà đạp quyền con người, ngang nhiên bắt giữ mọi thành phần họ cho là có ý tưởng hay lời nói chống đối, viện dẫn những điều khoản mơ hồ trong Bộ Luật Hình Sự để buộc những người bất đồng chính kiến vào tội âm mưu lật đổ chính phủ, phá hoại tình đoàn kết và trật tự an ninh xã hội:

“Trong tinh thần cuộc gặp giữa tổng thống Obama và ông chủ tịch Sang vào ngày mai ở Nhà Trắng tôi nghĩ đương nhiên ông Obama biết tất cả những điều chúng tôi vừa trình bày, câu hỏi tôi muốn nêu ra là liệu tổng thống sẽ đề cập đến vấn đề nhân quyền với ông Sang trong mức độ nào như hành pháp Mỹ từng cam kết và từng hứa hẹn, cũng như Đại Sứ Quan Mỹ tại Việt nam từng hứa hẹn, là luôn cố gắng giúp đỡ Việt Nam cải thiện và thăng tiến nhân quyền như một điều kiện ưu tiên trước khi tính đến những chuyện khác.”

Đó là nội dung buổi họp báo của các tổ chức quan tâm về quyền lao động đang bị vi phạm nghiêm trọng ở Việt Nam.

Cũng trong chiều thứ Tư, song song với buổi họp báo của ba tổ chức lao động và nhân quyền nói trên, một cuộc họp báo khác do các dân biểu chuyên quan tâm đến Việt Nam như ông Chris Smith, bà Ross Lehtinen cũng đã diễn ra tại quốc hội, kếu gọi tổng thống Obama yêu cầu chủ tịch nước Trương Tấn Sang chú ý đến việc trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm như Blogger Điều cày, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, nhà báo tự do Tạ Phong Tần, sinh viên Phương Uyên và nhiều tù nhân chính trị khác nữa.
-





-Vietnam: President’s Visit To Washington Puts Rights In Spotlight, Says HRW






--Son Tran

MỜI ĐỌC

với SUY TƯ TRĂN TRỞ...
Việt Nam giữa Mỹ và Trung Quốc: Trò bập bênh đau khổ
www.rfa.org
Chuyến thăm nước Mỹ của chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đang thu hút nhiều bình luận và đồn đoán của công luận. Chuyến đi có gì mới hay chỉ là một động tác bình thường trong bang giao quốc tế?

Thế đứng chông chênh của VN



Chuyến bay của đoàn Việt Nam do chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu đã hạ cánh trên đất Mỹ, lần thứ hai kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, một người đứng đầu nhà nước Việt Nam thăm nước Mỹ. So với người tiền nhiệm là ông Nguyễn Minh Triết, chuyến đi lần này của ông Sang có vẻ được quan tâm nhiều hơn, các bài viết về chuyến đi này trên truyền thông, cộng với nhiều lời đồn đoán trên mạng internet, mà hồi thời ông Triết tại vị chưa phát triển như hiện nay, làm cho không khí rộn ràng hơn, ít nhất trong không gian Việt ngữ, dù biết rằng thủ đô chính trị của nước Mỹ cũng đã quá rộn ràng sau hàng lọat vấn đề làm đau đầu giới hành pháp và ngọai giao, từ Snowden đến Zimmerman, và hậu sự Benghazi hình như cũng còn nhiều lấn cấn.

Bên cạnh vấn đề nhân quyền và tôn giáo cố hữu của nhà nước Việt Nam như một căn bệnh mãn tính, thì có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất làm dư luận quan tâm đến chuyến đi này là thế đứng chông chênh của nước Việt Nam hiện tại giữa hai cường quốc, một bên là nước Mỹ cựu thù có vẻ mệt mỏi vì đa đoan thế sự, bên kia là người anh em thù hận ngàn năm nhưng cùng ý thức hệ là Trung Hoa đang hồi sinh, lắm tiền nhiều của do xuất khẩu đồ tiêu dùng, dù mới chỉ có tàu sân bay giả nhưng cũng đã lên vũ trụ. Nước Mỹ thì ở xa nhưng nhiều hấp dẫn với một tiềm lực kinh tế mạnh mẽ và gần hai triệu người Việt vẫn hằng ngày đọc tin tức từ Việt Nam. Nước Trung Hoa gần bên nhưng thiếu đất và khát tài nguyên, lăm le muốn tạo nên cuộc chơi mới trên bàn cờ thế giói Made in China.

Trước chuyến thăm này chỉ vài tuần lại là chuyến thăm cũng của ông Trương Tấn Sang đến Bắc Kinh làm nhiều người quan tâm đến thế sự nảy sinh đồn đoán rằng thì là do Bắc Kinh mà có Washington, rằng Bắc Kinh o ép quá nên ông Sang và chính phủ Việt Nam phải tức tốc sang Hoa Kỳ. Và trước đó nữa là liên tục các vụ tấn công ngư dân Việt Nam của người Trung quốc trên Biển đông.

Kết thúc chuyến đi Bắc Kinh vẫn là những lời tuyên bố thắm tình hữu nghị theo công thức cộng sản, tuy nhiên người lạc quan vẫn hy vọng, như tiến sĩ Nguyễn Nhã, một người nghiên cứu về Biển Đông phát biểu với Nam Nguyên sau chuyến thăm Bắc Kinh của ông Sang như sau,

“Mọi người đều biết rõ ý đồ Trung Quốc hiện nay như thế nào ở Biển Đông cũng như trên thế giới. Dĩ nhiên Việt Nam là một nước nhỏ và ở bên cạnh Trung Quốc. Tôi nghĩ những hoạt động của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cũng như tất cả các hoạt động ngoại giao thì chắc chắn sẽ góp phần làm cho căng thẳng ngày càng giảm đi, nhưng trong thực tế chính trị là vấn đề rất phức tạp.”

Chính trị càng phức tạp hơn nữa khi ngòai quan hệ giữa hai quốc gia bình thường với các xung khắc quyền lợi của chúng, Việt Nam và Trung quốc lại cùng chia sẻ (hoặc có thể làm ra vẻ chia sẻ) một ý thức hệ, cùng một cách cai trị mà không còn tồn tại ở bất cứ đâu trên thế giới này ngòai hai nơi khá kỳ cục là Bắc Hàn và Cuba. Một hệ thống tòan trị đã phủ lên nước Việt nam hơn nửa thế kỷ qua, đi sâu vào từng ngóc ngách thôn xóm, một di sản lịch sử mà những cái đầu duy lý nhất chắc chắn sẽ rất cẩn trọng khi muốn tháo dỡ.

Ngoài ra, định mệnh đã cho dân tộc Việt Nam một vị trí địa chính trị đầy sôi động và phức tạp. Vài ngàn năm trước, đất Việt chính là mối tiếp nối giữa hai thế giới, một bên là Trung Hoa của Khổng giáo tôn ti trật tự cùng những cuộc chinh phục bằng cơ bắp, còn bên kia là Ấn độ mưa mùa hay chinh phục người khác bằng triết lý và thơ ca. Vài trăm năm trước đây, Việt Nam lại là nơi giằng xéo giữa một bên là đế quốc Đại Thanh mòn mỏi với những lề thói già nua, còn bên kia là chủ nghĩa tư bản phương Tây đang lên đầy sức sống. Và chỉ mới mấy chục năm nay thôi, đất nước này đã từng là ranh giới khốc liệt giữa thí nghiệm cộng sản và phần còn lại của thế giới.

Có vẻ một lần nữa nước Việt lại đứng giữa hai thế giới với chính sách chuyển trục sang Á Châu của nước Mỹ được khẳng định trong vài năm gần đây.

Làm sao để cân bằng?



Đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại sân bay quân sự Andrew chiều 23/7/2013. Photo courtesy of tienphong.vn



Trong tương quan địa chính trị, quyền lợi, ý thức hệ đầy phức tạp như thế, Việt Nam đã và đang tìm thế cân bằng giữa hai cường quốc đứng đầu thế giới hiện nay. Tiến sĩ Vũ Tường, khoa chính trị Đại học Oregon, nói chuyện với chúng tôi từ Việt Nam,

“Vấn đề Việt Nam sử dụng chính sách đu dây đã được nói đến từ lâu. Tôi không có kỳ vọng vào chuyến thăm này.”

Tuy nhiên cũng có một vài khác lạ trong chi tiết về phái đòan của chủ tịch nước lần này đến Washington. Trước ngày ông Sang lên đường đã có một bức thư của nhiều nhân sĩ trí thức trong nước nhắn nhủ ông nhân cơ hội này tìm cách giải “Hán hóa”, ý nói thóat ra khỏi ảnh hưởng của người Trung quốc. Trong đòan cũng có nhiều chức sắc tôn giáo, rõ ràng là sang Mỹ với mục đích tìm kiếm sự đối thọai với cộng đồng Việt Nam tại Mỹ về những vấn đề nhân quyền và tôn giáo, điều mà chính giới Mỹ lúc nào cũng gây sức ép lên chính quyền của tổng thống Mỹ.

Sự hiện diện của nhóm người này chưa biết có gây nên hiệu quả nào lớn hơn chuyến thăm lần trước của chủ tịch Triết hay không, nhưng đó có lẽ là một tín hiệu cho thấy những người cầm quyền Việt Nam coi trọng hơn sự vận động chính trị tại Mỹ, chứ không đơn thuần nghĩ rằng chỉ cần tư bản Mỹ vào Việt Nam là đủ. Bên cạnh đó, sức ép của những ý kiến chống lại sự thân tình cộng sản Việt-Hán cũng dường như ngày càng mạnh lên với bức thư của các nhân sĩ trí thức, dù nó chỉ mới được biết đến bởi những ai tiếp xúc được với internet.

Cách đây hơn 2000 năm, sử gia Hy lạp là Thucydides có viết về mối liên quan giữa một đế quốc và một tiểu quốc bên cạnh như sau: Khi thế giới chuyển động thì chỉ có một vấn đề trong sự tương quan sức mạnh, kẻ mạnh làm cái gì mà họ muốn, còn kẻ yếu chịu đựng cái gì họ phải chịu.

Trong trường hợp Việt nam, sự chịu đựng đó còn trầm trọng hơn bởi trò đu dây giữa một rừng gươm giáo. Một bên là những tôn ti trật tự cũ cộng với sự cầm quyền của ý thức hệ, một bên là xã hội mở nhiều hấp dẫn nhưng cũng gây lo âu vì niềm tin không đủ lớn.

Cách đây hơn mười năm, một sử gia người Nhật chuyên nghiên cứu về Việt Nam là giáo sư Tsuboi từ đại học Waseda đã khái quát tình hình nước Việt Nam thời Tự Đức, thời kỳ chuyển tiếp quan trọng của Việt Nam, trong một cuốn sách có nhan đề: Nước Đại Nam giữa đế quốc Pháp và Trung Hoa. Nay, Trung hoa không còn là Đại Thanh nữa, Hoa Kỳ cũng chẳng phải là đế quốc của Napoleon đệ tam, nhưng chủ đề Việt Nam giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể là viễn cảnh sẽ còn kéo dài chưa thấy đường chân trời.

--

-
Xe cá nhân Việt – Trung sẽ được đi sâu vào lãnh thổ của nhau (VNE). – Việt Nam – Trung Quốc sắp mở biên giới cho xe cá nhân (Người Việt).. - Ngô Nhân Dụng: Cái vòng tròn của Ðặng Tiểu Bình (DĐTK).
-- Vietnam president talks trade as US presses rights
--Bốn kịch bản cho cuộc gặp Mỹ-Việt (BBC 24-7-13) -- Bài Phạm Chí Dũng ◄
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới Washington D.C, thăm chính thức Hoa Kỳ (SGGP 24-7-13)
Diễn từ của John Kerry và Trương Tấn Sang tại buổi ăn trưa: Remarks at a Working Lunch With Vietnamese President Truong Tan Sang (US State Department 24-7-13)
Vietnamese president’s White House visit alarms human rights advocates (Washington Times 24-7-13) -- Báo này là của phe bảo thủ Mỹ.
Vietnam leader faces rights pressure on rare US visit (AFP 24-7-13) -- Mấy bài này rất phiến diện, bài của Rushford mà tôi link hôm qua là có một cái nhìn toàn cảnh nhất. Barack Obama to meet Truong Tan Sang, president of Vietnam (FT 24-7-13)
Việt Nam giữa Mỹ và Trung Quốc: Trò bập bênh đau khổ (RFA 24-7-13)Kỳ vọng cú hích TPP (SGGP 24-7-13) Quan hệ hợp tác kinh tế Việt – Mỹ là hòn đá tảng(SGTT 24-7-13) -- P/v cựu đại sứ Nguyễn Tâm Chiến
Đánh cược vào Việt Nam (Blog Jonathan London 24-7-13)


- Chủ tịch Việt Nam lên đường thăm Mỹ (BBC 23-7-13) -- Bình luận dài của Greg Rushford: Mr. Sang Comes to Washington (Rushford Report 23-7-13) Ðề tài đàm phán Việt-Mỹ: Thương mại, nhân quyền và Trung Quốc (VOA 23-7-13) -- Dại sứ Mỹ David Shear: Một câu chuyện thành công (TT 23-7-13) -- Theo VOV thì đây là: Dư luận Mỹ về chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang (VOV 23-7-13) -- VOV có vẻ thích Ernest Bower!

Vietnam's President Heads to Washington (WSJ 23-7-13) -- Vietnam Dismisses US Concerns on Human Rights (AP 23-7-13)


- Video: Chủ tịch nước thăm chính thức Hoa Kỳ (VTV). - Ông Sang đến Washington (Phần 1)(Phạm Vũ Lửa Hạ). Dịch từ bài Mr. Sang Comes to Washington (Rushford Report). - Nên đem gì tới Mỹ? (BoxitVN). - Chủ tịch Sang mời cựu tù tôn giáo đi cùng (BBC). – Dấu ấn một số chuyến thăm Mỹ – Việt (BBC). – Đại sứ Mỹ đầu tiên tại VN nghĩ gì về chuyến đi của ông Sang? (VOA). – Chủ tịch nước Việt Nam tiếp xúc với Ngoại trưởng Mỹ nhân ngày đầu chuyến đi Mỹ (RFI). – Video: Trương Tấn Sang đi Mỹ ngày 24/7/2013 (VTV/ TNĐT).

Remarks at a Working Lunch With Vietnamese President Truong Tan Sang(BNG Mỹ).- Quan hệ Mỹ-Việt sẽ được nâng cấp? (BBC). – Phỏng vấn ông Ernest Bower, CSIS: ‘Việt Nam quan trọng với Hoa Kỳ’ (BBC). – Việt Nam giữa Mỹ và Trung Hoa, trò bập bênh đau khổ (RFA). - Chuyến đi Mỹ của Trương tấn Sang: “Trên đe dưới búa” (DLB). – VIỆT NAM MẮC KẸT GIỮA “TRỤC XOAY” VÀ “TRỖI DẬY” (Bùi Văn Bồng). - Chính sách đu dây của lãnh đạo Việt Nam (DLB). - Tư sâu vấn kế anh Sáu (DLB). - Đi Sứ Cho Tàu (Đinh Tấn Lực).

- Thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Việt – Mỹ (NLĐ). – Đề nghị Hoa Kỳ mở cửa thị trường cho hàng hóa Việt (TTXVN). - Lợi Thế của Hàng Việt ở Mỹ (Alan Phan). Bài trên Dân Việt: Thế mạnh của hàng Việt ở MỹTPP và thương mại Việt – Mỹ(TBKTSG). – Các tổ chức nhân quyền kêu gọi ngưng thảo luận TPP với VN (RFA). - Góp ý với CT Trương Tấn Sang trong cuộc họp thượng đỉnh Việt – Mỹ (RFA). – Phạm Chí Dũng: Bốn kịch bản cho cuộc gặp Mỹ-Việt(BBC). - Việt Nam bác bỏ quan tâm của Hoa Kỳ về nhân quyền (AP/ x-cafe). Dịch từ bàiVietnam Dismisses US Concerns on Human Rights (ABC/AP). - Chuyến thăm Nhà Trắng của CTN Việt Nam báo động những người ủng hộ nhân quyền: Vietnamese president’s White House visit alarms human rights advocates (Washington Times). - Chuyến thăm Việt-Mỹ là ‘một quyết định thiếu khôn ngoan’ (TCPT). Dịch từ bài A Problematic Visit From Hanoi (US News). - Nhân quyền ở Việt Nam chỉ có trên giấy (DLB). – Phỏng vấn dân biểu Loretta Sanchez: Nhân quyền Việt Nam và chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang (VOA). – USCIRF kêu gọi Tổng thống Obama nêu quan ngại về tự do tôn giáo tại Việt Nam (DTD).

- Đánh cược vào Việt Nam (Jonathan London).. – LS Vũ Đức Khanh: VN trước những lựa chọn khó khăn (BBC).

- DÂN BIỂU QUỐC HỘI ZOE LOFGREN HỌP VỚI TT OBAMA (TNM). - Reps. Zoe Lofgren, Susan Davis, Alan Lowenthal & Scott Peters: Obama Committed to Addressing Human Rights Concerns during Vietnam President’s Visit (Dân biểu Zoe Lofgren). – TT Obama cam kết quan tâm về nhân quyền trong thời gian gặp CT Trương Tấn Sang (Chúa cứu thế).

- Bà con Bắc Cali biểu tình trước Tòa LSQ VN tại San Francisco đòi trả tự do cho Điếu Cày – Free Điếu Cày Now !!! (FB Ly TriAnh). - Điếu Cày tuyệt thực đến ngày thứ 32 liên tiếp, viện kiểm sát Nghệ An trốn biệt (DLB). – Nhà cầm quyền quyết tiêu diệt hội chứng tuyệt thực (Chúa cứu thế). – Lời thơ cho người tù lương tâm Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải (DLB). – Tin AP: Việt Nam: Nhà bất đồng chính kiến ​​tiếp tục tuyệt thực trong tù (DLB). – Điếu Cầy Tuyệt Thực (Tưởng Năng Tiến). – Lê Diễn Đức: Trương Tấn Sang có biết Điếu Cày tuyệt thực? (RFA’s blog). - KHẨN – KHẨN …. LỜI KÊU GỌI TỪ CÁC FACEBOOKERS (TNM)

-Ban Công Lý và Hòa Bình Giáo phận Vinh lên tiếng bênh vực công lý trong vụ án luật sư Lê Quốc Quân (Chúa cứu thế). – Thư kêu gọi Obama nêu vụ Lê Quốc Quân (BBC). – Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền: Obama [nên] đề nghị trả tự do cho Lê Quốc Quân (RFI). - Chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Sang và cải cách dân chủ tại Việt Nam (ĐCV).

- RSF kêu gọi quốc tế vận động trả tự do cho 35 blogger Việt Nam (RFI). – RSF KÊU GỌI QUỐC TẾ HỖ TRỢ TRONG VIỆC ĐÒI PHÓNG THÍCH 35 BLOGGER BỊ CẦM TÙ Ở VIỆT NAM (RSF/ DTD). – Ký giả Không biên giới yêu cầu Việt Nam thả 35 blogger đang bị cầm tù (VOA).– Dân biểu Sanchez kêu gọi Chủ tịch nước Việt Nam chấm dứt tình trạng lạm dụng nhân quyền (NewSantaAna/ DTD). – DÂN BIỂU SANCHEZ ỦNG HỘ MẠNH MẼ 35 GIA ĐÌNH TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM ĐÃ GỪI THƯ ĐẾN TT OBAMA (FB Tiệm Báo/ TNM).

- Gia đình các tù nhân lương tâm gửi thư cho TT Hoa Kỳ (RFA). - Trao Tuyên bố 258 cho Đại sứ quán Mỹ (MLBVN).– Các blogger yêu cầu chính phủ Việt Nam tuân thủ luật lệ về nhân quyền (Asia Times/ DTD)..---





-Trước tình hình nhiều nhà đấu tranh nhân quyền trẻ đang bị bắt trong nước cùng dịp Chủ tịch CSVN ông Trương Tấn Sang gặp gỡ với TT Hoa Kỳ Obama vào ngày 25/7 sắp tới đây, cộng đồng người Việt khắp nơi tại Hoa Kỳ cũng đang rầm rộ chuẩn bị những cuộc biểu dương lực lượng, những cuộc vận động chính giới, và chiến dịch gởi thư cho Obama để kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ đặt vấn đề nhân quyền trong lần hội kiến này với ông Trương Tấn Sang. 


Trả Lại Cho Dân là một sáng tác của một nhạc sĩ ở Việt Nam, được một số anh em trong nước gửi đến cho đài SBTN và nhạc sĩ Trúc Hồ. Sau khi nhận được bài nhạc này, NS Trúc Hồ đã cùng một số ca sĩ của TT Asia thu âm gấp để có thể dùng tiếp lửa cho trong phong trào gửi thư lên Tổng Thống Barack Obama hiện nay. 

Xin mời quý vị cùng chúng tôi mỗi người góp một bức thư, một tiếng nói cho NHÂN QUYỀN VIỆT NAM. Xin bấm vào đây để gởi thư: wwww.democracyforvietnam.net


-Chuyện Mỹ - VN “đối tác chiến lược”
Lữ Giang

TT Barack Obama và Phu Nhân Michelle Obama gặp gỡ Chủ Tịch Trương Tấn Sang và vợ là bà Mai Thị Hạnh tại cuộc hội nghị thượng đỉnh APEC ở Honolulu vào ngày 12 Tháng Mười Một, 2011. (Hình: AP)

Còn vài ngày nữa Chủ Tịch Trương Tấn Sang mới đến Mỹ, nhưng rất nhiều người Việt hải ngoại đã phê phán ông và Đảng CSVN rất nặng. Một số còn “vẻ đường cho hươu chạy”, tức chỉ cho Mỹ cách đối phó với CSVN như thế nào và dặn Tổng Thống Obama phải đưa cao “ngọn cờ dân chủ và nhân quyền”, mặc dầu họ chưa nắm vững hai bên sẽ bàn về chuyện gì. Tiến Sĩ Nguyễn Phúc Liên còn viết một bài dài dạy cho Tổng Thống Obama về dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.
Dĩ nhiên, Mỹ cũng như CSVN đều là những tay ma đầu chính trị quốc tế, họ sẽ làm theo những gì họ đã tính toán chớ chẳng bao giờ chú ý người Việt hải ngoại nói gì và muốn gì. Họ chỉ dùng cộng đồng người Việt làm công cụ.


Vấn đề đầu tiên cần được đặt ra là hai bên sẽ bàn về chuyện gì?


MỤC TIÊU ĐƯỢC CÔNG BỐ
Bản tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Bạch Ốc hôm 11.7.2013 cho biết ngày 25.7.2013 “Tổng thống Obama sẽ đón tiếp Chủ Tịch Trương Tấn Sang của nước CHXHCN Việt Nam tại Tòa Bạch Ốc. Tổng Thống hoan nghênh cơ hội này để thảo luận với Chủ Tịch Sang làm thế nào để tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác của chúng ta về các vấn đề chiến lược trong khu vực và tăng cường hợp tác với ASEAN. Tổng Thống cũng mong muốn thảo luận về nhân quyền, những thách thức đang nổi bật như biến đổi khí hậu, và tầm quan trọng của việc hoàn thành một thỏa ước về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương ở tiêu chuẩn cao.”
Qua bản tuyên bố này chúng ta thấy mục tiêu chính của cuộc họp là làm thế nào để tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác giữa hai bên về các vấn đề chiến lược trong khu vực” (how to further strengthen our partnership on regional strategic issues) và tăng cường hợp tác với ASEAN”. Các thứ khác chỉ là những món ăn chơi. Nói một cách vắn tắt, Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ thảo luận về “quan hệ đối tác chiến lược” giữa Mỹ và Việt Nam, một vấn đề đã được thảo luận nhiều lần nhưng chưa có kết quả, trong khi đó Việt Nam đã ký những hiệp ước như thế với hầu hết các cường quốc khác và các nước trong vùng.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích coi đây chỉ là mục tiêu biểu kiến. Mục tiêu thật sự là trấn an Việt Nam các các quốc gia trong vùng về tin Mỹ đã bí mật giao Biển Đông cho Trung Quốc.

CHUYỆN “ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC”
Mặc dầu cụm từ quan hệ “đối tác chiến lược” (strategic partnership)  “đối tác chiến lược toàn diện” (comprehensive strategic partnership) là hai cụm từ quen thuộc trong thế giới ngày nay, nhưng đối với đa số người Việt đó là hai cụm từ tương đối mới mẻ.
Thế nào là “đối tác chiến lược”? Đây là một vấn đề khá phức tạp và thường gây nhiều tranh luận. Trước hết chúng tôi xin trình bày qua khái niệm về đối tác chiến lược, sau đó sẽ nói đến những tranh luận giữa Mỹ và Việt Nam trong tiến trình tiến tới một một hiệp ước về quan hệ đối tác chiến lược.
Nói một cách tổng quát, “đối tác chiến lược” là một thỏa ước dài hạn (long-term agreement) được các bên ký kết để hoàn thành những mục tiêu chung đã định.
Các vấn đề chiến lược trong khu vực được nói đến trong tuyên bố của Tòa Bạch Ốc gồm nhiều lãnh vực khác nhau như kinh tế, tài chánh, tiền tệ và hối đoái, an ninh quốc phòng, văn hóa và xã hội, khoa học kỹ thuật, v.v. Khi đối tác chiến lược bao gồm nhiều lãnh vực quan trọng thì được gọi là “đối tác chiến lược toàn diện”. Thí dụ: Ngày 21.6.2013 vừa qua, Việt Nam và Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố hợp tác giữa hai quốc gia trên mọi lãnh vực, từ an ninh, quốc phòng đến kinh tế, văn hóa và xã hội. Đó là đối tác chiến lược toàn diện.
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với trên 10 nước là Nga(2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Nam Hàn, Tây Ban Nha(2009), Anh (2010), Đức (2011), v.v. Riêng quan hệ đối tác giữa Việt Nam với Trung Quốc và Nga đã được nâng lên tầm “đối tác chiến lược toàn diện”.

NHỮNG RẮC RỐI PHẢI VƯỢT QUA
Mùa hè năm 2010, bà Hilary Clinton với tư cách Ngoại trưởng, đã đến thăm Việt Nam và bàn về xây dựng mối quan hệ "đổi tác chiến lược" giữa hai nước. Từ đó, hai nước đã nhiều lần đề cập tới vấn đề này nhưng còn nhiều điểm bất đồng.
Vào cuối năm 2011, Hà Nội cho biết đàm phán về đối tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam đã bị đình trệ vì hai bên không đồng ý phải đề cập vấn đề nhân quyền như thế nào trong dự thảo hiệp ước. Hoa Kỳ muốn có một điều khoản riêng về nhân quyền trong khi Việt Nam muốn nhân quyền chỉ nằm trong điều khoản nói về quan hệ chính trị.
Tiến sĩ Nguyễn Nam Dương thuộc Học Viện Quan Hệ Quốc Tế cho rằng Mỹ muốn đối tác chiến lược phải bao gồm cả hợp tác về quân sự, nhưng Việt Nam chỉ muốn hợp tác về chính trị - kinh tế. Ông có hỏi bà Claire A. Pierangelo, Phó Đại sứ Mỹ tại Hà Nội thì bà này trả lời:
“Trong bất cứ mối quan hệ nào, bạn cũng muốn một đối tác tốt, ổn định, đáng tin cậy và có thể phụ thuộc lẫn nhau được. Điều này đúng với việc chúng ta tìm người bạn, bạn đời, hay quan hệ giữa hai nước. Khi quan hệ của chúng ta mới bắt đầu thì những lĩnh vực làm việc cùng nhau còn hạn chế, chủ yếu là về kinh tế và những vấn đề của quá khứ, như chiến tranh.
“Nhưng Việt Nam và Hoa Kỳ không còn là hai đất nước của gần 20 năm về trước nữa, chúng ta cần cùng nhau nhìn vào tương lai 10 năm, hay 20 năm tới, và chúng ta sẽ như thế nào đối với nhau. Đó là cũng chính cách mà chúng tôi đang nhìn vào mối quan hệ giữa hai nước, và chúng tôi cũng hy vọngViệt Nam sẽ có cách nhìn tương tự như vậy để chúng ta định hướng được quan hệ chính trị, kinh tế."
Ông cho rằng chính sách đối ngoại của Mỹ luôn hướng tới 3 mục tiêu khác nhau: quyền lợi chiến lược, quyền lợi kinh tế và quyền lợi về giá trị. Cái cuối cùng chính là "tự do, dân chủ và nhân quyền". Nhưng không phải 3 quyền lợi này lúc nào cũng quan trọng ngang nhau. Ông đưa ra hai thí dụ: Với Trung Quốc, trước khi gia hạn tối huệ quốc, Tổng Thống Bill Clinton dọa rằng nếu Trung Quốc không cải thiện về nhân quyền, Mỹ sẽ không gia hạn. Nhưng Trung Quốc chẳng thay đổi gì và cuối cùng Mỹ vẫn nhân nhượng vì lợi ích kinh tế ở Trung Quốc quá lớn. Saudi Arabia cũng vậy. Đây là nước có tình trạng nhân quyền rất tồi tệ, nhưng Hoa Kỳ vẫn phớt lờ, vì về chiến lược Saudi Arabia là một đồng minh trung thành của Mỹ ở Trung Đông, lại có nhiều dầu hỏa.
Tuy ông Nguyễn Nam Dương nói Mỹ đòi 3 quyền lợi, nhưng nói cho đúng chỉ có 2 mà thôi, đó là quyền lợi về chiến lược và quyền lợi về kinh tế, còn “dân chủ và nhân quyền” chỉ là chiêu bài được dùng để đòi hỏi các quyền lợi khác. Với Việt Nam hiện nay, đòi hỏi thực thi “dân chủ và nhân quyền” có nghĩa là Mỹ muốn nói với Việt Nam rằng “mầy phải xa thằng Trung Quốc ra”. Dĩ nhiên là Đảng CSVN không bao giờ bỏ Trung Quốc vì họ biết bỏ Trung Quốc là tự sát.

QUYỀN LỢI CỦA HAI BÊN
Hoa Kỳ có hai lý do chính để thiết lập quan hệ đối tác với Việt Nam:
Lý do thứ nhất là mục tiêu chiến lược, dùng Việt Nam làm lá chắn để chận Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á vì trong vùng này chỉ có Việt Nam có thể làm được chuyện đó. Trong bảng đánh giá quốc phòng 4 năm của Hoa Kỳ công bố năm 2010, Hoa Kỳ coi Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á cần phối hợp để phát triển mối quan hệ chiến lược mới tại khu vực. Đại Tá Trần Đăng Thanh của Hà Nội đã từng nhận định rằng Mỹ đang tìm mọi cách để phá vỡ mối quan hệ đoàn kết lâu đời giữa Việt Nam và Trung Quốc mà người hưởng lợi sẽ là nước Mỹ.”
Lý do thứ hai là mục tiêu kinh tế: Việt Nam là cửa ngõ đi vào khu vực Đông Nam Á. Đã từ lâu Mỹ muốn xây dựng Đường Xuyên Á đi từ Việt Nam qua Cambodia, Thái Lan xuống tới tận Singapore và đi thông qua Miến Điện, Bangladesh và Ấn Độ. Mỹ thấy khó thực hiện công tác này nên giao cho Nhật. Nhưng Nhật mới tuyên bố lãnh thầu con đường cao tốc từ Hà Nội đến Sài Gòn 45 tỷ USD, Trung Quốc nhảy vào ngay, tuyên bố với số tiền đó, Trung Quốc sẽ làm con đường cao tốc từ Hà Nội đến Singapore. Thế là Nhật ngưng lại!
Việt Nam cũng có hai lý do để cần đến Hoa Kỳ. Lý do thứ nhất là làm giảm bớt áp lực của Trung Quốc ở Biển Đông. Nếu Mỹ chịu bán cho Việt Nam hỏa tiễn loại tầm Trung, Việt Nam có thể giữ được vùng đặc khu kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. Lý do thứ hai là tiếp tục khai thác thị trường ở Mỹ. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2012, Mỹ bán cho Việt Nam 4,6 tỷ USD, mua của Việt Nam 20,2 tỷ, Mỹ thâm hụt 15,6 tỷ. Số thặng dư mậu dịch của Việt Nam ngày càng tăng, từ 454 triệu USD năm 2000 đã lên đến 15,6 tỷ USD năm 2012 và trong tương lai sẽ còn tăng.

SỰ LỰA CHỌN CỦA VIỆT NAM
Giữa Trung Quốc và Mỹ, Hà Nội sẽ chọn Trung Quốc vì ba lý do chính:
- Lý do thứ nhất là ơn nghĩa giữa Đảng CSTQ và Đảng CSVN quá nhiều. Qua hai cuộc chiến, nếu không có Trung Quốc, Đảng CSVN sẽ không có cơ ngươi như ngày nay.
- Lý do thứ hai, Trung Quốc là nước núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển” và là một nước lớn. Bất cứ sự phong tỏa nào của Trung Quốc cũng sẽ gây tổn hại lớn cho Việt Nam. Ngày xưa các vua Lê Lợi và Quang Trung sau khi đánh thắng quân Tàu rồi đều tìm cách làm hòa với Trung Quốc. Đọc sớ cầu hòa của hai vua này, chúng ta thấy quá thê thảm, nhưng đó là cách xử thế của nước nhỏ để tồn tại. Chiêm Thành vì không biết món “võ lòn” này nên bị xóa tên trong lịch sử.
- Lý do thứ ba là Mỹ không đáng tin cậy. Đại Tá Trần Đăng Thanh đã nhận định: Họ đang thực hiện “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha. VNCH mà còn bị Mỹ bán cho Trung Quốc, CHXHCNVN mà nghĩa lý gì?
Trước khi Chủ Tịch Trương Tấn Sang đi Mỹ, Trung Quốc và Việt Nam đã chơi đòn phủ đầu là ra tuyên bố nâng hiệp ước đối tác chiến lược giữa hai nước lên hàng đối tác chiến lược toàn diện.
Người Việt hải ngoại thường nói với nhau CSVN đang ở vào thế kẹt: Theo Trung Quốc thì mất nước còn theo Mỹ thì mất Đảng, nên chưa biết theo đường nào. Nhưng trong thực tế, nước (tức Biển Đông) coi như đã mất rồi, nên Đảng CSVN nhất quyết giữ lấy Đảng, tức không bỏ Trung Quốc để đi theo Mỹ. Hà Nội chỉ muốn đu dây để làm giảm bớt áp lực của Trung Quốc mà thôi.
Nói tóm lại, đây là một ván xì phé mà hai bên đều biết con tẩy của nhau. Con tẩydân chủ và dân quyền” của Mỹ xem ra ít có tác dụng, vì CSVN chủ trương thà mất một số quyền lợi chứ không để mất Đảng. Hà Nội hiểu rằng Mỹ sẽ tiếp tục dùng lá bài “dân chủ và nhân quyền” để làm xói mòn chế độ nên tìm mọi cách chống lại. Ngày nào Đảng không còn đứng vững được nữa thì tự nó sẽ tan rã và điều đó được coi là "vận nước", cũng giống như VNCH trước đây.
Ngày 18.7.2013
Lữ Giang



Chuẩn bị cho Tư Sang đối đáp với Obama? Quyền con người trong chính sách đối ngoại của Việt Nam (QĐND 20-7-13) Tương Lai: Đôi điều suy nghĩ nhân chuyến công du Hoa Kỳ sắp tới của ông Chủ tịch Nước(viet-studies 18-7-13)◄◄ - Chủ tịch Sang thăm Mỹ -báo chí nói gì? (BBC). - Việt Nam trước ngã ba đường (VOA). – David Brown: Vietnam Between Rock and a Hard Place (Global Yale). 

-1912. Việt Nam trên đe dưới búa
Yale Global Online

Có phải vì thất vọng với Trung Quốc mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vội vã sang Washington?

Tác giả/ hiệu đính: David Brown

Người dịch: Huỳnh Phan

18-07-2013

Thường phải mất nhiều tháng để tổ chức các chuyến viếng thăm cho lãnh đạo quốc gia, nhưng chuyến đi Washington của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sắp tới chỉ được thông báo trước một thời gian rất ngắn và ngay sau cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, rõ ràng là gây sốc. Có thể là các lãnh đạo Việt Nam đã quyết định chấp nhận cái giá mà Mỹ đòi hỏi phải trả cho quan hệ “đối tác chiến lược” chăng?

Đầu tháng 6, hai quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói với một tiểu ban Quốc hội rằng các quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam, đặc biệt là việc mua bán vũ khí, sẽ bị đình lại cho đến khi có “sự cải thiện tiếp tục, thấy được rõ ràng và vững chắc về tình trạng quyền con người”. Họ đã công khai ghi lại những điều mà các nhà ngoại giao Mỹ đã đặt ra trong các cuộc tiếp xúc riêng trong vài năm qua. Lời xác nhận của họ trước tiểu ban Quốc Hội, ngoại trừ một số bài đăng lên BBC, RFA v.v… hầu như không được các báo chú ý.

Điều trùng hợp là công an Việt Nam bắt giữ thêm một blogger nữa là ông Phạm Viết Đào, vào ngày 13 tháng 6, truy tố ông “lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích của Nhà nước”. Theo hãng tin AP, 43 nhà bất đồng chính kiến đã bị bắt giam trong năm nay, gấp đôi số lượng năm 2012. Hơn nữa, có bằng chứng cho thấy cục công an mạng Việt Nam (C15) đã triển khai công nghệ giám sát FinFisher – sản phẩm của Gamma International (Anh) – để cấy phần mềm gián điệp vào máy tính và điện thoại thông minh của những người truy cập vào các blog bất đồng chính kiến.

Hà Nội đã không hoan nghênh những thúc đẩy chuyển đổi của Mỹ về vấn đề quyền con người ở VN. Các đảng viên bảo thủ ngậm miệng trước những đòi hỏi để Việt Nam được tự do dân chủ hơn, sợ rằng mục tiêu thực sự của Washington là lật đổ chế độ.

Việc đàn áp các blogger mới đây của chế độ dường như thể hiện xu hướng ngã về phía Trung Quốc, con ngáo ộp bị các nhà bất đồng chính kiến ghét cay ghét đắng. Trong nhiều năm qua, các blogger bất đồng chính kiến đã phê phán thậm tệ chế độ vì theo họ, đã không bảo vệ được quyền lợi của Việt Nam trước gã láng giềng khổng lồ phương Bắc. Bằng chứng là việc Trung Quốc từng bước củng cố tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với gần hết Biển Đông, kể cả vùng biển ngoài khơi ngay sát bờ biển của Việt Nam.

Lực lượng hải quân và không quân của Việt Nam, mặc dù không phải không đáng kể nhưng không sánh được với lực lượng của TQ. Thay vì đánh liều với nguy cơ xảy ra xung đột trong việc tranh giành các đảo đá và rạn san hô – và các mỏ dầu khí tiềm năng – các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tìm cách kìm hãm bớt đà xâm lược của Trung Quốc bằng cách huy động sự ủng hộ của các đối tác ASEAN và thiết lập “quan hệ chiến lược” với các cường quốc ngoài khu vực, nhất là Hoa Kỳ. Kết quả của những nỗ lực ngoại giao này còn khiêm tốn. Mười thành viên của ASEAN có bàn thảo về “vị trí trọng tâm” trong các vấn đề khu vực, nhưng không lập ra được một mặt trận chung để đối phó với yêu sách lãnh thổ rộng quá đáng của Trung Quốc. Trong khi đó, cảnh giác sợ bị lôi kéo vào việc bảo vệ các đảo của Việt Nam hoặc Philippines, Hoa Kỳ đã nhắc đi nhắc lại là “không đứng về phía nào” trong các tranh chấp lãnh thổ. Cũng do lo ngại rằng siêu cường đang trỗi dậy sẽ trả đũa trong các lãnh vực khác, Washington và hầu hết những nước ASEAN đã tránh né thách thức trực tiếp tham vọng bá quyền của Bắc Kinh đối với vùng biển nằm giữa Hong Kong và Singapore.

Yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh dựa trên các ghi chép trong sử sách về các chuyến đi lại trên biển của ngư dân nhiều thế kỷ trước. Ngược lại, Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam dựa vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển và luật lệ quốc tế khác. Các chuyên gia chính sách ở Washington đồng ý rằng các yêu sách rối rắm đó phải được tháo gỡ bằng cách quy về những quy tắc pháp lý. Nhưng lập trường này bị suy yếu vì Mỹ đã lần lữa không chịu phê chuẩn UNCLOS và bốn nước ASEAN tuyến đầu vẫn chưa dàn xếp được các yêu sách mâu thuẫn giữa họ với nhau. Lập trường đó khiến khó thấy đâu là lối mà Washington sẽ theo nếu Bắc Kinh tiếp tục kiểu gặm nhắm từng chút một, tạo thành việc đã rồi.

Khi căng thẳng gia tăng, một số người ngoài Đảng và một nhóm đáng kể trong Đảng Cộng sản đã thúc giục liên minh kinh tế và quân sự trên thực tế với Hoa Kỳ. Cũng đã có những tiến bộ trong quy trình Việt Nam gia nhập vào tổ chức Quan hệ đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ đứng đầu. Mặc dù nhiều lãnh đạo đảng vẫn còn hoài nghi về ý định của Mỹ nhưng các cuộc tham vấn với quân đội Mỹ đã gia tăng rõ rệt trong bốn năm qua. Chẳng hạn, trong tháng 6, một phái đoàn cao cấp của Tổng Tham mưu quân đội Việt Nam đã đi tham quan nhiều căn cứ ở Mỹ.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm cảng Cam Ranh

Mùa xuân này, một lần nữa các lực lượng trên biển của Bắc Kinh lại diễu võ dương oai. Trái với thường lệ, Hà Nội hầu như không phản ứng. Hồi tháng 5, Hà Nội đã đưa ra phản đối chiếu lệ về việc Trung Quốc đối xử thô bạo với ngư dân Việt Nam, và bác bỏ một báo cáo của PetroVietnam rằng tàu Trung Quốc đã quấy rối một tàu khảo sát. Tới ngày 14 tháng 6, mọi chuyện mới rõ ràng, khi Hà Nội công bố rằng Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ có chuyến viếng thăm Trung Quốc cấp nhà nước.

Chuyến đi ngày 19-21 tháng 6 của ông Sang, là chuyến đi đầu tiên của một nhà lãnh đạo chóp bu Việt Nam sau khi ông Tập Cận Bình được đưa lên làm chủ tịch hồi tháng 3, rầm rộ với các nghi thức và ý nghĩa tích tụ hơn ngàn năm về các phái đoàn như thế. Người Việt Nam rất tự hào về truyền thống kháng chiến chống quân xâm lược Trung Quốc. Ngoài ra trong suốt chiều dài lịch sử, họ đã thường cảm hóa Trung Quốc tôn trọng quyền tự chủ của Việt Nam qua việc tỏ vẻ phục tùng. Tháng trước, Hà Nội đã cúi đầu quy luỵ.

Việc điều phối chuyến đi của ông Sang cho thấy rằng mặc dù có những va chạm nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn hy vọng rằng lãnh đạo Trung Quốc sẽ không phản lại một Đảng cầm quyền giống như Đảng của chính họ. Theo thông lệ, “mối quan hệ chiến lược toàn diện” của hai nước được nhấn mạnh. Một loạt thỏa thuận bình thường được đóng dấu.
Ngoài lời động viên nghe đầy tai, ông Sang dường như đã không mang về được gì nhiều từ chuyến đi Bắc Kinh. Tập Cận Bình hứa rằng Trung Quốc sẽ tích cực thực hiện “các biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả” nhằm thu hẹp mức mất cân đối $16 tỉ trong cán cân thương mại song phương. Lời hứa như vậy đã từng được đưa ra trước đây mà chưa có hiệu quả lớn nào. Về vấn đề Biển Đông, ông Sang cũng chẳng cho thấy gì ngoài thỏa thuận về một đường dây nóng để trao đổi các sự cố liên quan đến ngư dân. Trung Quốc không chấp nhận đề cập đến UNCLOS, mà cả hai quốc gia này đều tham gia ký kết và các quy định khác của luật pháp quốc tế như là nền tảng của việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Như vậy, Bắc Kinh đã bước ra khỏi các bảo đảm mà họ đã dành cho Việt Nam 20 tháng trước, khi Hà Nội đồng ý đàm phán song phương về chủ quyền khu vực quần đảo Hoàng Sa, những đảo mà Trung Quốc giành lấy từ miền Nam Việt Nam vào năm 1974. Những cuộc đàm phán đó đã không đạt được tiến bộ có thể thấy được. Thừa nhận tới mức đó, Ông Bình và ông Sang đồng ý sẽ tăng cường các cuộc đàm phán này.

Quyết định của Bộ Chính trị cử ông Sang đi Washington cho cảm giác rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam đã cảm thấy lung lay bởi những điều các đồng chí Trung Quốc nói riêng với ông Sang và do vậy họ sẵn sàng để đi tới thoả thuận với Mỹ về một quan hệ quốc phòng thân thiết hơn. Hai ngày trước khi chuyến đi của ông Sang được công bố, Hà Nội đã hoãn lại phiên tòa dự định xử Lê Quốc Quân, một nhà bất đồng chính kiến được nhiều người ở Mỹ biết đến. Có thể các nhà lãnh đạo Việt Nam hy vọng rằng Tổng thống Barack Obama sẽ hài lòng với những cử chỉ hời hợt bề ngoài như vậy. Nếu quả đúng thế, có nhiều khả năng là họ đã nhầm.

Như chính phủ Hoa Kỳ thừa nhận trước Quốc hội hồi tháng trước, “dân chúng Hoa Kỳ sẽ không ủng hộ một sự nâng cấp nổi bật trong các quan hệ song phương nếu không có những tiến bộ thấy được về quyền con người”. Thật ra, để bảo vệ lợi ích của mình ở biển Đông, Hoa Kỳ không cần phải có quan hệ quân sự sâu xa hơn với Việt Nam. Hoa Kỳ có đủ sức để theo đuổi một quan điểm dài hạn và làm kinh ngạc những kẻ hoài nghi bằng cách kiên định về vấn đề quyền con người. Với hai cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, John Kerry và Chuck Hagel, hiện đang trông coi chính sách ngoại giao và quốc phòng thì có thể các chính sách này sẽ đúng y như những gì Mỹ sẽ làm.

David Brown là nhà báo tự do và là nhà ngoại giao Hoa Kỳ nghỉ hưu, đã từng làm việc nhiều năm tại Việt Nam.

Nguồn: Yale Global Online

Ghi chú: Một vài chỗ trong bài đã được tác giả làm rõ nghĩa, không hoàn toàn chính xác như bản gốc, nhưng ý nghĩa không thay đổi.
- Phạm Chí Dũng: Nhân quyền Việt Nam và vòng tròn sáu năm (RFA/ BS).Lợi ích chung Mỹ - Việt: Đồng pha hay lệch pha? (RFI 17-7-13) -- P/v Phạm Chí Dũng ◄- Quan hệ đối ngoại Việt Nam-Australia (VOA). – Úc quyết định cấm cửa thuyền nhân (RFI).

Trần Đình Sử: Phê bình kiểm dịch (viet-studies 20-7-13) -- Bản gốc của tác giả ◄◄Nhóm “Mở Miệng”: lịch sử văn học đẫm máu sắp lập lại? (RFA 20-7-13) ◄


Vietnam’s Decree Silent On Local Offices for Foreign Internet Companies (RFA 19-7-13)
- Tại sao Mỹ – Trung âm thầm chuẩn bị chiến tranh với nhau? (Infonet). -
Huỳnh Bửu Sơn: Tỉnh giấc mơ vàng (DNSG 19-7-14) ◄

Tất cả đúng hết nhưng vàng vẫn lệch giá thế giới (ĐV 20-7-13) -- Ha Ha Ha!!!
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A: “Kinh tế Việt Nam đứng thứ 42 là quá yếu!” (DV 20-7-13)
Doanh nghiệp FDI thâu tóm thị trường cà phê Việt (Hải Quan 20-7-13)
Giá cả phi nhanh, hàng giả hoành hành (SM 20-7-13)
Không mang quyền lợi của dân ra thí điểm (PLTP 20-7-13)

Chuyện "rùng rơn": Một lần đến đại sứ quán VN (Dạ Phương Thảo blog 19-7-13) Dân Úc phẫn nộ trước sự xuất hiện của McDonald's (SM 10-7-13) -- Ha Ha Ha! Báo này mượn vụ dân Úc chống McDonald's để nói cái gì đây? Muốn phẫn nộ thêm? McDonald's trả lương chết đói: McDonald's Can't Figure Out How Its Workers Survive on Minimum Wage(Atlantic 16-7-13)From Paddy to Patty (NYT 19-7-13) - Richard Javad Heydarian – Những luồng sóng trái chiều ở Biển Đông (Pacific Chronicle/ ATO/ DL).-TQ ráo riết “hút” dầu khí ở vùng biển tranh chấp (KT). – Láng giềng thách thức, Trung Quốc nổi giận (VnM).







Bàn về chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang (BBC 11-7-13) -- Bài Carl Thayer -- Vietnam’s President Visiting the White House to Talk Strategy (CSIS 11-7-13) -- Bài Murray Hiebert -Nhân quyền sẽ được nhắc trong cuộc gặp Obama – Trương Tấn Sang


WASHINGTON (Washington Times) – Tổng Thống Barack Obama sẽ chủ trì cuộc tiếp đón Chủ Tịch nhà nước Việt Nam Trương Tấn Sang, nhân chuyến viếng thăm chính thức của ông vào ngày 25 Tháng Bảy, theo loan báo của Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Năm.


Tòa Bạch Ốc nói, TT Obama “hướng đến việc bàn luận về nhân quyền, những vấn đề thách thức đang nổi cộm như thay đổi khí hậu,” và tầm quan trọng trong việc hoàn tất Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương.

Ngoài ra, TT Obama cũng muốn nói chuyện về việc làm thế nào để tăng cường hợp tác về “vấn đề chiến lược trong khu vực.”

Đây sẽ là cuộc thăm viếng cấp lãnh đạo quốc gia thứ ba giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, kể từ khi hai nước tái lập bang giao vào năm 1995.

Tổng Thống Bill Clinton từng ghé đến Việt Nam hồi Tháng Mười Một 2000, và Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết ghé Tòa Bạch Ốc thời Tổng Thống Bush vào Tháng Sáu 2007.

Hồi Tháng Mười Một 2011, ông Sang từng gặp gỡ TT Obama trong một cuộc hội nghị thượng đỉnh ở Hawaii. (TP)


Son Tran

VẬN HỘI cho VIỆT NAM
khi CT Sang qua Mỹ gặp TT Obama.
*
NẾU :
-ông Sang còn nghĩ đến Tiền Đồ Dân tộc nhưng lại thiếu hậu thuẫn tại quốc nội
-ông cũng không đủ đảm lược để đơn thương chống Tàu Cộng và phe phái tay sai tại BCT/CSvn
-nhưng ông vẩn có thể trở thành người hùng...

KHI:
-ông Sang cho TT Obama biết là đảng CSvn đang tiến hành lộ trình từng bước trở thành Khu Tự Trị trực thuộc nước Tàu; đây là thỏa thuận các Lãnh Đạo Cao Cấp/đảng CSvn đã ký kết với Đảng CS Tàu liên tục trong các thập niên trước
-ông Sang xác nhận: đây là hành động bán nước VN - cốt chỉ để xin Đảng CS Tàu che chở chống lại phản đối và sự chống đối của toàn thể Dân Chúng VN mỗi ngày một dâng cao
-ông Sang trực tiếp ngỏ ý với TT Mỹ : lương tâm của một người dân Việt không cho phép ông tự ngậm miệng (vì các lý do đã nêu trên)
DO ĐÓ:
-ông SANG xin TT Mỹ cho TỴ NẠN CHÍNH TRỊ
-khi được bảo vệ an toàn cá nhân, ông Sang xin được HỌP BÁO nêu rõ lý do cùng tiết lộ các thủ đoạn nhan hiểm của Trung Cộng nhằm khống chế các Nước nhỏ trong vùng Đông và ĐNA, từng bước bá chủ Thế Giới.
-ông Sang khẩn khoản Chính Phủ Mỹ nên NẮM LẤY CƠ HỘI NÀY. Cơ hội tạo CHÍNH DANH cho MỸ trước Quốc Tế - đồng thời cho Quần Chúng VN trong ngoài Nước CÙNG các đảng viên lão thành CSvn sẽ nhân dịp này tuyên bố công khai TỪ BỎ đảng CSvn BÁN NƯỚC và KÊU GỌI Thế Giới HẬU THUẪN.

-GOD BLESSED AMERICA and MY BELOVED VIETNAM ( Câu tiếng Mỹ này dễ - chắc chắn không khó khăn gì cho CT Sang học thuộc lòng ).



-Ông Trương Tấn Sang sẽ thăm Mỹ cuối Tháng BảyÐỗ Dzũng/Người Việt
WASHINGTON, D.C. (NV) - Tổng Thống Barack Obama vừa chính thức mời Chủ Tịch Trương Tấn Sang của Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ trong tháng này, nhằm gia tăng hợp tác an ninh và thương mại giữa hai quốc gia cựu thù, mặc dù còn một số quan tâm liên quan đến nhân quyền Việt Nam, hãng thông tấn AFP dẫn nhiều nguồn tin cho biết hôm Thứ Tư.

Cộng đồng Việt Nam biểu tình trước Tòa Bạch Ốc, phản đối chuyến thăm của Thủ Tướng Phan Văn Khải ngày 21 Tháng Năm, 2005. (Hình: Brendan Smialowski/AFP/Getty Images)


Chuyến đi của ông Sang sẽ là chuyến viếng thăm Hoa Kỳ thứ nhì của một người đứng đầu nhà nước CSVN, kể từ khi hai quốc gia bình thường hóa quan hệ ngoại giao cách đây gần hai thập niên, trong bối cảnh cả hai phía ngày càng có nhiều quyền lợi chung.

Hai người biết rõ thông tin về kế hoạch chuyến đi, nhưng không được phép nêu tên, nói với AFP rằng ông Obama mời ông Sang thăm Mỹ vào tuần cuối của Tháng Bảy.

Cả Tòa Bạch Ốc và Tòa Ðại Sứ Việt Nam ở Washington, D.C., đều từ chối đưa ra lời bình luận.

Chuyến viếng thăm của ông Sang chắc chắn sẽ bị cộng đồng Việt Nam biểu tình phản đối, ông Ðoàn Hữu Ðịnh, chủ tịch Cộng Ðồng Việt Nam Vùng Washington D.C., Virginia và Maryland, xác nhận với nhật báo Người Việt.

“Chính quyền Việt Nam lâu nay tước đoạt quyền của người dân, đàn áp dân chúng, vì thế, chúng tôi phải biểu tình chống ông Sang, người đại diện cho chính quyền này,” ông Ðịnh nói. “Ngoài ra, ông Sang vừa đi Trung Quốc, ký 10 văn kiện bán nước thêm, giờ tính đi Mỹ để cân bằng. Ðó là chuyện của ông. Nhưng chúng tôi chống cũng vì ông không bảo toàn lãnh thổ Việt Nam.”

Ông Ðịnh nói thêm: “Lãnh thổ của mình thì mình phải lo giữ, tại sao để Trung Quốc giám sát chung?”

“Theo tôi, ông Sang là một kẻ phản bội, bán nước. Ðó là lý do vì sao chúng tôi chống,” ông Ðịnh nói.

Ông cũng cho biết, ngày 24 Tháng Bảy tới đây, đồng hương khắp nơi sẽ về hỗ trợ cộng đồng Việt Nam ở New York biểu tình trước Liên Hiệp Quốc đòi lại chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

“Tôi chắc chắn, khi đồng hương về New York, nghe ông Sang qua D.C. vào cuối tháng, sẽ có nhiều người kéo về tham gia biểu tình,” ông Ðịnh nhận định.

Trong thời gian qua, Việt Nam luôn muốn gia tăng hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, trong bối cảnh các quốc gia Châu Á tố cáo Trung Quốc ngày càng gây hấn trong các vụ tranh chấp chủ quyền ở biển Ðông.

Trong khi quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines ngày càng căng thẳng, quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội có vẻ ít căng thẳng hơn vào thời điểm ông Obama quyết định mời ông Sang thăm Washington, D.C.

Hồi tháng trước, ông Trương Tấn Sang dẫn đầu một phái đoàn thăm chính thức Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng hai đối thủ truyền thống đồng ý thiết lập đường dây điện thoại nóng để giải quyết xung đột trên biển, liên quan đến ngư dân đánh cá trong vùng có tranh chấp.

Tuy vậy, gia tăng quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam gặp một số chỉ trích tại Quốc Hội, tố cáo hành pháp Hoa Kỳ chỉ “nói miệng” trong việc thúc đẩy Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền.

Trong một thông cáo báo chí gởi cho nhật báo Người Việt hôm Thứ Tư, Dân Biểu Frank Wolf (Cộng Hòa-Virginia) cho biết, trong phiên họp khoáng đại Hạ Viện hôm Thứ Hai, ông đã lên tiếng chỉ trích chính quyền Tổng Thống Barack Obama thất bại trong việc đẩy mạnh cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.

Ông Wolf là đồng chủ tịch hai nhóm Congrational Vietnam Caucus và Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos tại Hạ Viện Hoa Kỳ.

“Trong mấy năm qua, tôi chứng kiến tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ngày càng đi xuống, trong khi đó, chính quyền Obama không có chính sách nào khẩn cấp và ưu tiên trong lãnh vực này,” thông cáo báo chí dẫn lời Dân Biểu Frank Wolf nói trước chủ tịch Hạ Viện.

“Hồi Tháng Tư, 2007, tôi từng gởi thư cho Ngoại Trưởng Condoleezza Rice, nêu lên nhiều trường hợp bị bắt và bị tấn công tại Việt Nam, và yêu cầu Bộ Ngoại Giao hủy những chuyến viếng thăm của chủ tịch và thủ tướng Việt Nam đến Hoa Kỳ, nếu tình trạng nhân quyền tại quốc gia này không được cải thiện, nhưng cơ quan này làm ngơ,” ông Wolf nói tiếp.

Ông nói tiếp: “Ðáng buồn là tình hình tại Việt Nam ngày càng tệ hơn. Hôm 8 Tháng Bảy, đài truyền hình ABC cho biết, riêng trong năm nay, hơn 50 người bị bắt và bị tuyên án tù tại các phiên tòa hoàn toàn mang tính chính trị tại Việt Nam.”

Theo AFP, Dân Biểu Frank Wolf cho rằng chính quyền Obama rất yếu kém trong việc cổ vũ nhân quyền tại Việt Nam và nơi khác.

“Nếu bỏ phiếu cho Obama và nghĩ rằng ông cổ vũ cho nhân quyền tại Việt Nam, quý vị bị lừa rồi,” ông Wolf nói với AFP. “Ông là tổng thống tệ nhất từ trước tới nay trong lãnh vực nhân quyền.”

Ông Wolf cũng từng yêu cầu cách chức ông David Shear, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, cho rằng ông này không thúc đẩy cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.

Ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn viên đảng Việt Tân, một tổ chức chính trị bị Việt Nam gọi là “khủng bố,” nói với AFP rằng ông Obama nên gây sức ép với ông Sang để đẩy mạnh “thực sự” cải tổ chính trị và trả tự do cho các tù nhân chính trị, bao gồm cả Luật Sư Lê Quốc Quân đang bị giam giữ.

Tổng Thống Obama gần đây tuyên bố Ðông Nam Á là một ưu tiên trong chính sách của mình, và thấy một cơ hội xây dựng quan hệ với vùng này, một khu vực đang phát triển và hầu hết thân thiện với Hoa Kỳ.

Kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ hai, ông Obama tiếp lãnh đạo của Singapore và Brunei tại Tòa Bạch Ốc, và nhất là thực hiện chuyến viếng thăm lịch sử đến Myanmar, sau khi quốc gia này bắt đầu có cải tổ chính trị mà trước đây chưa bao giờ có.

Hoa Kỳ cũng gia tăng quan hệ buôn bán với Việt Nam và đang thảo luận với hàng chục quốc gia khác trong việc tham gia Hiệp Ðịnh Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Chính quyền Obama muốn thực hiện TPP dựa trên một trật tự mới, tạo ra luật lệ mới trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương vào một thời điểm mà Trung Quốc ngày càng lớn mạnh.

Năm 1995, Tổng Thống Bill Clinton bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và thăm quốc gia cựu thù năm 2000. Năm 2007, Tổng Thống George W. Bush thăm Việt Nam khi tham dự hội nghị thượng đình APEC.

Kể từ khi cuộc chiến Ðông Dương kết thúc, chủ tịch duy nhất của Việt Nam thăm Hoa Kỳ cho tới nay là ông Nguyễn Minh Triết, qua lời mời của Tổng Thống George W. Bush, vào năm 2007, kéo dài trong sáu ngày, và gặp sự chống đối mạnh mẽ của cộng đồng người Việt.

Năm ngoái, ông Sang có đến tiểu bang Hawaii dự APEC, và thủ tướng Việt Nam từng nhiều lần thăm Hoa Kỳ, khởi đầu là ông Phan Văn Khải, vào năm 2005.

Ngoại Trưởng John Kerry, một cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam và là một người cổ vũ mạnh mẽ quan hệ giữa Hà Nội và Washington, mới đây nói ông sẽ thăm thủ đô Việt Nam một ngày gần đây.
––
Liên lạc tác giả: DoDzung@nguoi-viet.com-Ông Trương Tấn Sang sẽ thăm Mỹ cuối Tháng Bảy
-- Tổng thống Obama mời Chủ tịch nước VN thăm Mỹ (VOA). – Chủ tịch Sang chuẩn bị thăm Hoa Kỳ (BBC). -Obama mời Trương Tấn Sang sang Mỹ: Obama invites Vietnam president for rare trip (AFP 10-7-13)Obama Said to Invite Vietnam's President to Washington (WSJ 10-7-13) Jonathan London bình luận: Có cơ hội là được, nhưng các ông có làm gì không? (Jonathan London Blog 11-7-13)
Tranh chấp Biển Đông: Conflicting currents in the South China Sea (Asia Times 10-7-13)

Việt Nam ban hành thêm nhiều ‘qui định quái đản’


Mẹ VN anh hùng được cộng 2 điểm khi thi đại học (PN Today 10-7-13) -- Bộ GD-ĐT nói gì ‘Bà mẹ Việt Nam anh hùng' cộng 2 điểm? (VTC 10-7-13)  -- Sau khi bị phiếu tín nhiệm thấp, ông Phạm Vũ Luận về nhà nặn óc nghĩ cách nâng đỡ các bà mẹ anh hùng.

Hàng Việt đang hết “đất sống”? (PLTP 10-7-13) -- P/v bà Vũ Kim Hạnh
Không ai xem ông Đinh La Thăng ra gì cả: Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị đến cùng hay chỉ phát biểu chơi? (LĐ 10-7-13)
Chế độ sở hữu toàn dâ n về đất đai - một vấn đề cần kiên quyết thực hiện (TCCS 9-7-13) -- Tôi không hiểu ông này nói gì hết nên không thể comment.

Quá nhiều hư ảo! (Petrotimes 10-7-13)
Nhà báo hải ngoại với sự nghiệp hòa hợp, hòa giải dân tộc (ĐĐK 24-6-13)
Ỷ mình là TBT, ông Hữu Ước cho đăng thêm một bài nữa về ông ta: Hội hoạ Hữu Ước: Ấm áp một chữ tình (CAND 10-7-13) -- Hôm qua đã có một bài rồi!

- Thanh niên nhảy lầu chuyển viện: Công an “vây kín” BV ĐK Ninh Bình (GDVN). – Video: Công an “vây kín” bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình sau khi Huấn được chuyển đến (GDVN/ DLB).

- Chính quyền sở tại “ba không” (TT).
- Vụ Lao động Trung Quốc làm chui tại Quảng Nam: Chỉ cấp phép cho lao động quản lý chuyên môn (TN).

- Báo cáo Chủ tịch nước “kỳ án vườn mít” (PLTP).

- ‘Vợ kêu con khóc’, nợ đầm đìa vì dự án nghìn tỷ (VNN).

- Vụ dùng hóa chất sản xuất bún ở Q.8: Phát hiện có hóa chất cấm (TN). - Phát hiện xe chở 72 heo sữa nghi nhiễm bệnh (TN). - Tăng cường ngăn chặn thực phẩm bẩn (TN). - Nông dân kể phun thuốc trừ sâu, kích thích rau ngót (VEF).





1,7 tỷ đồng trang bị iPad cho đại biểu HĐND chỉ để đọc tài liệu (SM 10-7-13) -- Tào lao! Bộ các đại biểu không biết chơi game sao?

Giải thoát cô gái bị ép phục vụ kích dục tại quán karaoke (TT 10-7-13) -- Chi tiết nổi bật: "Hơn 20 cán bộ chiến sĩ .. tiến hành kiểm tra quán karaoke" Tôi phỏng đoàn trong số này có ít nhất 10 người phải năn nỉ thủ trưởng mới được tham gia đi kiểm tra.

Tại sao bệnh nhân Việt Nam hối lộ bác sĩ? Why do Vietnam's patients bribe their doctors? (BBC 9-3-13)

- Hà Nội: Tăng viện phí, chất lượng khám chữa bệnh liệu có tăng? (Tầm nhìn). - Tăng viện phí cần đi đôi với nâng cao chất lượng khám chữa bệnh (TTXVN/TTVH). – Khám bệnh bằng thẻ BHYT tại TPHCM: Thủ tục “hành” cả bệnh nhân lẫn bác sĩ! (LĐ). – Gần 240 triệu đồng cho một ca chữa trị gãy xương cổ tay (Infonet).
- Đề xuất cho mang thai hộ nhưng cấm… đẻ thuê (DT).

- Vì sao gái miền Tây hay làm nghề nhạy cảm? (Thebox).


-Dân chán tố cáo tham nhũng 'vì chẳng thay đổi được gì'Báo Đất Việt

(ĐVO) - 62% trong số 1000 công dân được hỏi ở 15 tỉnh, thành Việt Nam cho biết sẽ không tố cáo tham nhũng, trong đó phần lớn cho rằng vì "chẳng thay đổi được gì". Tham nhũng vặt tăng khi quyết liệt chấn chỉnh công chức · Nói nhiều tham nhũng, lãng phí ...

Cảm nhận tham nhũng đang tăng

Nạn tham nhũng gia tăng trên thế giới

Lấy lại niềm tin người dân trong chống tham nhũng


- ‘Tân Tổng lãnh sự Mỹ nên thường xuyên thăm tù nhân chính trị’ (VOA).

- Vì sao bà Đỗ Thị Thiêm bị tạt a-xít?(NCT). - Dân oan Đà Nẵng ra Hà Nội khiếu kiện (RFA). - Tin nóng – Dân oan Thuỷ Nguyên đang biểu tình trước văn phòng chính phủ(Xuân VN). – Video: Dân oan Đà Nẵng tố cáo tham quan tại Văn phòng tiếp dân chinh phư số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội (NYNV). - Quận 2 Tp. HCM dựa vào ai mà sai bảo được tòa án 3 cấp? (DLB).

- Gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị gây khó khăn khi kháng cáo (RFA)

- Đất nông lâm trường: trên 50% đang có tranh chấp, lấn chiếm (SGTT).

- M. K. Gandhi: Quyền lực Lương tâm (1) - Quyền lực Lương tâm (2) (pro&contra).

Tổng số lượt xem trang