Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Chủ tịch Tập đoàn Vina Megastar đã bị bắt

- Đang có âm mưu thâu tóm ngân hàng Bảo Việt của giới Mafia Tài chính Hà Nội (1) (Dân Luận). –Đang có âm mưu thâu tóm ngân hàng Bảo Việt của giới Mafia Tài chính Hà Nội (2) “Vị đại ca đáng sợ kia là ai? Nhóm Mafia tài chính đứng trong bóng tối điều khiển cuộc thâu tóm này ngoài ông ta còn những ai? Vị Chính trị gia ‘rất to’ – ông chủ của nhóm Mafia này là ai? Chúng tôi sẽ lần lượt giải đáp những câu hỏi này trong những bài viết tới“. Mời xem lại: Chủ tịch Cty Vĩnh Hưng bị bắt, hé lộ bất ngờ (TP).


- Giới buôn bán Việt Nam chờ đợi kinh tế khởi sắc lại (VOA).
“Sếp Vina Megastar” bị bắt: Hiệu ứng DN BĐS đổ vỡ chỉ mới bắt đầu? (GDVN).(GDVN) - "Tôi cho rằng đây là những cú sốc đầu tiên để sắp tới chào đón những cú sốc liên tiếp nữa. Tôi lo sợ nó sẽ trở thành hiện tượng domino với hàng loạt doanh nghiệp sẽ đổ vỡ tiếp theo", ông Nguyễn Văn Đực - Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành nhận định sau thông tin Chủ tịch tập đoàn Vina Megastar bị bắt mới đây.


Thông tin ông Nguyễn Hoàng Long - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH kinh doanh nhà Vĩnh Hưng (chủ đầu tư dự án 409 Lĩnh Nam), đồng thời cũng là chủ tịch tập đoàn Vina Megastar (chủ đầu tư của hàng loạt dự án bất động sản tại Hà Nội) bị bắt khiến hàng trăm khách hàng của những dự án này đang đứng trước nguy cơ mất trắng số tiền góp vốn hàng trăm tỷ đồng.


Câu chuyện doanh nghiệp, chủ đầu tư các dự án thua lỗ dẫn đến phá sản hoặc dính vào các vấn đề pháp luật không phải bây giờ với xảy ra. Tuy nhiên, trước sự lo lắng của hàng trăm khách hàng về việc doanh nghiệp không thể hoàn thành dự án, chủ doanh nghiệp vướng vào pháp luật thì ai sẽ là người trả quyền lợi cho họ, những người đã góp vốn tại những dự án này? Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Đực – Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành.

Ông Nguyễn Văn Đực – Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành: "Tôi cho rằng đây là những cú sốc đầu tiên để sắp tới chào đón những cú sốc liên tiếp nữa. Tôi lo sợ nó sẽ trở thành hiện tượng domino với hàng loạt doanh nghiệp sẽ đổ vỡ tiếp theo",

- Cũng là lãnh đạo một một doanh nghiệp BĐS, chủ đầu tư các dự án lớn hiện nay, ông suy nghĩ thế nào về thông tin ông Nguyễn Hoàng Long - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH kinh doanh nhà Vĩnh Hưng bị bắt?

Ông Nguyễn Văn Đực: Thật ra mình chưa biết Chủ tịch Vĩnh Hưng bị bắt vì lý do gì. Nếu bị bắt vì lý do bội tín nhận tiền của khách hàng mà chưa đầu tư đúng mức hoặc sản phẩm dang dở hoặc xảy ra việc chủ đầu tư vỡ nợ, kiện tụng hoặc phá sản… thì trước hết khách hàng, người dân là người chịu thiệt nhất.

Bởi chắc chắn các doanh nghiệp này đã đem các tài sản đi thế chấp mà về nguyên tắc, tài sản thế chấp thì các ngân hàng giữ và được quyền bán hay phát mại để thu lại số tiền đã bỏ ra như vậy người dân, khách hàng tại các dự án BĐS đó coi như mất trắng. Không chỉ có người dân mà các nhà thầu thi công cũng mất trắng số tiền bỏ ra vào các dự án đó.

Tình hình hiện nay rất nguy hiểm cho chủ đầu tư BĐS. Vừa rồi trong Nam đã xảy ra việc một doanh nghiệp BĐS bị kiện do giao nhà chậm, bây giờ tới việc ngoài Bắc lại xảy ra việc chủ doanh nghiệp bị bắt vì tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gây ra đổ vỡ các dự án... Tôi cho rằng đây là những cú sốc ban đầu, những cú sốc đầu tiên để sắp tới chào đón những cú sốc liên tiếp nữa. Tôi lo sợ nó sẽ trở thành hiện tượng domino với hàng loạt doanh nghiệp sẽ đổ vỡ tiếp theo.

Nếu như vậy, tình hình BĐS rất đen tối, mà đen tối thì người dân bị thiệt hại nặng nề nhất. Mỗi người dân mất 5 – 7 trăm triệu thì với hàng trăm, hàng nghìn người dân bị mất tiền tại các dự án BĐS, đây là số tiền rất lớn ảnh hưởng đến kinh tế, cuộc sống thậm chí là hạnh phúc gia đình của người đó.

- Như ông nói sắp tới thị trường sẽ chào đón nhiều cú sốc với nhiều doanh nghiệp BĐS đổ vỡ, vậy có cách gì có thể cứu doanh nghiệp và người dân, khách hàng tham gia các dự án BĐS lúc này không, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Đực:
 Tình hình đổ vỡ của doanh nghiệp đã được báo động rất dễ xảy ra nhưng rất tiếc không có cách gì để cứu đến khi doanh nghiệp dần dần kiệt sức. Có thể nói cách đây 1 – 2 năm thì tình hình chưa đen tối như hiện nay, nếu lúc đó nhà nước có những biện pháp tích cực tháo gỡ tình hình không đến nỗi tồi tệ như bây giờ.

Còn hiện nay mỗi một năm bào mòn doanh nghiệp bao nhiêu tiền vay ngân hàng trong khi không tiêu thụ được sản phẩm, không thu được tiền của khách hàng mà vẫn phải trả lãi dẫn đến doanh nghiệp dần cạn vốn.

Khi doanh nghiệp không còn vốn có hai cách giải quyết một là tuyên bố phá sản hai là doanh nghiệp đi lừa đảo thu tiền của người này nhưng đem đi làm việc khác. Như vậy từ một chỗ không phải là “tội đồ” nhưng lâu dài từ chỗ khó khăn khiến doanh nghiệp làm liều và trở thành người lừa đảo cũng tội cho người ta.

Bản thân doanh nghiệp không ai muốn mình trở thành kẻ lừa đảo nhưng trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn đã đưa một số người đến làm liều, gây tội lỗi đến xã hội và đến người dân. Đứng trên góc độ một doanh nghiệp, tôi thấy chuyện này rất đau xót. Đối với góc độ một người đi mua nhà từ các dự án, để đến bây giờ vỡ như vậy chắc chắn họ bị thiệt hại. Một dự án khoanh vùng lại để xử lý 5 – 10 năm biết bao giờ mới hoàn thành và khả năng lấy lại vốn của người dân rất thấp nếu không muốn nói là không thể.

- Khi doanh nghiệp BĐS đổ vỡ, thoạt nhìn thì ngân hàng cũng là nạn nhân nhưng trên thực tế thời gian qua nhiều ngân hàng không sát sao trong vấn đề điều tra, quản lý tài sản thế chấp dẫn đến việc cho vay tràn lan dẫn đến nợ xấu, ông nghĩ sao về vai trò của các ngân hàng đối với doanh nghiệp BĐS?

Ông Nguyễn Văn Đực: Thưc tế, có một số ngân hàng cho các doanh nghiệp BĐS vay vốn vượt giá trị thực của tài sản thế chấp nhưng phần đông là các ngân hàng cho vay đúng với giá trị thực. Giá trị thực phải hiểu là vào thời điểm cho vay, ví dụ khu đất vào thời điểm cho vay lên tới 500 tỷ thì doanh nghiệp thế chấp vay 300 tỷ nhưng đến giờ khu đất đó chỉ còn có 300 tỷ thậm chí là dưới 300 tỷ thì đương nhiên doanh nghiệp sẽ buông tay.

Tuy nhiên nếu tài sản thế chấp ở đây là các dự án BĐS chỉ là câu chuyện giữa ngân hàng và doanh nghiệp sẽ rất dễ giải quyết, cùng lắm là tịch thu. Nhưng khó khăn vướng mắc ở chỗ miếng đất đó đã xây dựng các công trình, xây dựng các dự án lên tới 60% hoặc 70% nó trở thành một sản phẩm sẽ hình thành trong tương lai.

Sản phẩm đó gồm những ai đóng góp: Thứ nhất, là doanh nghiệp khi bỏ ra số tiền ban đầu, thứ hai là tiền của ngân hàng cho vay, tiếp theo là tiền của nhà thầu như điện, nước đã bỏ vốn vào đó và thứ tư là nguồn vốn người dân đóng góp vào theo tiến độ thi công theo cam kết với doanh nghiệp.

Khi xảy ra vấn đề ngân hàng theo nguyên tắc tịch thu tài sản thế chấp nhưng nếu ngân hàng tùy ý xử lý tài sản này sẽ dẫn đến cảnh người dân kéo đến bao vây dự án kéo theo đó là những vấn đề an ninh trật tự. Còn nếu đưa vấn đề khởi kiện ra tòa sẽ mất một khoảng thời gian dài để xem xét vấn đề xem ai đúng? ai sai?

Bây giờ cứu không kịp, về tài chính rõ ràng không thể được việc phải bỏ ra hàng trăm nghìn tỷ trong lúc kinh tế khó khăn là không thể.

- Xin cảm ơn ông!

Theo LS Trần Minh Hải, Giám đốc Công ty Luật Basico, khi xảy ra việc chủ doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp BĐS bị vướng vào các vấn đề pháp luật người dân muốn đòi lại quyền lợi thì phải tùy thuộc vào hai yếu tố: Thứ nhất tình chất cam kết của khách hàng các dự án BĐS và chủ đầu tư, thứ hai là khả năng tài chính thực tế còn lại của doanh nghiệp.

Nếu năng lực tài chính của doanh nghiệp hoàn toàn không còn thì việc người dân muốn lấy lại tiền là rất khó. Bởi nếu chủ đầu tư, doanh nghiệp còn tiền, còn tài sản thì khách hàng còn có thể sử dụng các biện pháp kiện ra tòa đòi quyền lợi.

Riêng với vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Hoàng Long - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH kinh doanh nhà Vĩnh Hưng bị bắt vì tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản như báo chí đưa thì việc người dân đòi quyền lợi cũng ở tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau, nếu doanh nghiệp mà không còn tiềm lực tài chính thì người dân cũng đành phải chịu mất số tiền đó.

- Vì sao Chủ tịch Cty Vina Megastar bị bắt? (LĐ). Ngày 1.7, theo lãnh đạo Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, CA TP.Hà Nội (PC46), cơ quan điều tra vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đã bắt tạm giam ông Nguyễn Hoàng Long (Chủ tịch HĐTV Cty TNHH kinh doanh nhà Vĩnh Hưng) về hành vi “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.
Ông chủ của nhiều dự án BĐS lớn

Theo cơ quan điều tra, ông Long bị bắt về hành vi “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” của Ngân hàng SeaBank. Được biết, ông Nguyễn Hoàng Long còn là Chủ tịch Cty Vina Megastar - chủ đầu tư của rất nhiều dự án bất động sản tại Hà Nội, trong đó có dự án Hesco Văn Quán. Để có tiền đầu tư vào các dự án lớn của Cty mình, ông Long đã thế chấp các dự án cho các ngân hàng lớn để vay vốn; đồng thời, người đứng đầu Vina Megastar còn huy động hàng trăm tỉ đồng từ khách hàng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, những dự án trên vẫn “giậm chân tại chỗ”.

Vì vậy, khách hàng đầu tư vào dự án này có nguy cơ mất trắng số tiền rót vào dự án là điều khó tránh khỏi. Theo nguồn tin từ cơ quan chức năng, hiện số tiền mà Nguyễn Hoàng Long vay của ngân hàng lên đến hàng trăm tỉ đồng, trong đó có ít nhất 8 Cty “con” được thành lập dưới sự điều hành của Nguyễn Hoàng Long.

Điển hình là dự án Vĩnh Hưng Dominium (số 409 Lĩnh Nam, P.Vĩnh Hưng, Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội) của Cty Vĩnh Hưng. Dự án này gồm tổ hợp 2 công trình có chức năng thương mại, văn phòng và nhà ở cao tầng (25 tầng và 35 tầng) và 1 khu nhà thấp tầng gồm 12 căn cao 4 tầng nằm giữa 2 tòa nhà... được xây dựng trên diện tích gần 12.399m2. Công trình có tổng vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng, được khởi công từ tháng 1.2011 và Cty Vĩnh Hưng đã tiến hành huy động vốn thông qua sàn giao dịch bất động sản của Cty CP đầu tư phát triển nhà và thương mại Hạ Long (chi nhánh tại Hà Nội).

Tại thời điểm huy động vốn đã có hàng trăm nhà đầu tư bỏ tiền mua căn hộ. Sau lễ khởi công, chủ đầu tư đã không có động thái nào tiếp theo, dự án vẫn nằm yên tại chỗ, cả khu đất hơn 1,2ha cỏ mọc um tùm. Đến lúc này, nhiều nhà đầu tư mới đi tìm chủ đầu tư để đòi lại tiền đặt cọc, nhưng không thể liên hệ được với đại diện chủ đầu tư cũng như ông Nguyễn Hoàng Long. Đại diện phía khách hàng sau khi phát hiện chủ đầu tư không thực hiện những cam kết trong hợp đồng, đã tìm đến Cty Vĩnh Hưng để đòi lại số tiền đặt cọc ban đầu, nhưng cũng không nhận được lời giải thích thoả đáng do phía Cty Hạ Long và Vĩnh Hưng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.  

Làm rõ số tiền huy động nằm ở đâu
Trong một diễn biến khác, do cần vốn để xây dựng dự án, Cty Vĩnh Hưng đã thế chấp dự án này để vay vốn tại NH thương mại cổ phần Bảo Việt (chi nhánh Hà Nội) với tổng số tiền vay theo hợp đồng tín dụng là 400 tỉ đồng, được giải ngân làm hai đợt: Đợt 1 là 225 tỉ đồng, đợt 2 là 175 tỉ đồng. Để được giải ngân 400 tỉ đồng, Cty Vĩnh Hưng buộc phải mua thép của Cty CP xây dựng và phát triển chăn nuôi (CPXDPTCN).

Tuy nhiên, trong quá trình mua bán, thì phía Cty Vĩnh Hưng và Cty CP XDPTCN có “hiểu lầm”, NH Bảo Việt mặc dù đã chuyển 225 tỉ đồng vào tài khoản Cty CP XDPTCN để Cty này chuyển thép cho Cty Vĩnh Hưng như  thoả thuận, tuy nhiên, Cty Vĩnh Hưng lại không nhận được số thép trên. Cho rằng phía đơn vị cung cấp thép cố tình chiếm đoạt 225 tỉ đồng, Cty Vĩnh Hưng đã yêu cầu đơn vị cung cấp thép hoàn trả toàn bộ số tiền tạm ứng, tuy nhiên, Cty CPXDPTCN vẫn “phớt lờ”.

Liên quan đến dự án 409 Lĩnh Nam (Hà Nội) và việc giải ngân của NH Bảo Việt, cơ quan điều tra cho biết, sẽ lấy lời khai của Nguyễn Hoàng Long để tìm hiểu thông tin số tiền 225 tỉ đồng mà NH Bảo Việt giải ngân được sử dụng vào mục đích gì, hiện ai đang giữ số tiền trên. Hiện cơ quan điều tra đang tìm hiểu toàn bộ số tiền mà Nguyễn Hoàng Long vay mượn và huy động của NH đang nằm ở đâu, được sử dụng vào mục đích gì?

Trước mắt, cơ quan điều tra đã có đủ tài liệu để khẳng định về việc ông Long chiếm đoạt tài sản của SeaBank số tiền gần 30 tỉ đồng. 

- Lý lịch đen của Phó Chủ tịch Ngân hàng Bảo Việt (VNN). “Ông Lê Trung Hưng, Phó Chủ tịch thường trực Ngân hàng Bảo Việt trước đây từng làm việc trong ngành Hải quan, và từng bị khởi tố về hành vi “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng ảnh hưởng với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi”, đã bị Tòa án nhân dân TP.HCM tuyên phạt 3 năm tù về những hành vi nói trên.” Nhưng “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định chuẩn y, bổ nhiệm ông Lê Trung Hưng làm thành viên Hội đồng quản trị.”

- Chủ tịch Vina Megastar bị bắt: Khách hàng ngồi trên lửa (ĐT). - Vì sao Chủ tịch công ty Vĩnh Hưng bị bắt? (VNN).

- Tiêu hủy hơn bốn tấn cá tầm nhập lậu (ND). - 6 tháng cuối năm: Chứng khoán là kênh đầu tư hấp dẫn nhất (PT).

- ’Bẫy’ người thu nhập thấp từ gói 30.000 tỷ mua nhà (PNT).

- 4 yếu tố giúp sản xuất công nghiệp sẽ “khả quan hơn” (VnEco).

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chính sách nhiều, nhưng thực hiện quá chậm (SGTT).

- TS Lê Đăng Doanh:Vinacomin ỉ thế độc quyền… giảm thuế, tăng giá (ĐV).

- Vì sao bầu Đức đột nhiên “buông” thủy điện? (CafeF).

- Bộ Công thương cân nhắc việc tăng giá điện (SGGP). - Rào rào tố giá điện tăng bất thường (VNN).

- Đặng Lê Nguyên Vũ và những phát ngôn gây sốc (Soha).

- Luật chờ… nghị định, thông tư (SGGP).

- Ưu đãi tín dụng, thuế, đất cho điện sinh khối (PLTP).

- Nông nghiệp Việt Nam: Phú quý giật lùi (TVN).

- Sản xuất tiếp tục suy giảm (TN). - Kem Tràng Tiền đã được bán giá 500 tỷ đồng? (TP).

- Hấp dẫn trang trại cà phê chồn (DV).

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Âm thầm gánh khủng hoảng (SM).

- Giải pháp đánh bắt và XK cá ngừ bền vững? (NNVN).

- Bạc Liêu: Hàng trăm hộ nông dân kêu cứu! (NNVN).

- Thực hư chuyện giá lúa chỉ bằng… giá rơm (VOV). – Không hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vi phạm quy chế thu mua lúa gạo (SGGP).

- Ngành ngân hàng Trung Quốc: Sau thời hoàng kim là rủi ro chưa từng có(DT).

- Ngân hàng Trung Quốc đứng đầu thế giới (BBC).



-Chủ tịch Tập đoàn Vina Megastar đã bị bắt Ông Nguyễn Hoàng Long còn là Chủ tịch HĐTV công ty TNHH kinh doanh nhà Vĩnh Hưng.Đại tá Nguyễn Đức Chung, Giám đốc công an TP, Hà Nội cho biết, ông Nguyễn Hoàng Long, Chủ tịch HĐTV công ty TNHH kinh doanh nhà Vĩnh Hưng đã bị bắt ngày 17/5 với tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng SeaBank.

Ông Nguyễn Hoàng Long (SN 1971) cũng là Chủ tịch Công ty cổ phần tập đoàn Vina Megastar (số 406B Trần Khát Chân).


Tập đoàn này thời điểm 2009 -2011 được biết đến với rất nhiều dự án bất động sản lớn như Megastar Xuân Đỉnh (dự án này sau đó còn có nhiều tên gọi khác như: Ciri Xuân Đỉnh, Megastar Dominium Hoa Binh Park, C2 Xuân Đỉnh…); Dự án chung cư 409 - Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Dự án cao ốc Hesco Văn Quán (quận Hà Đông, Hà Nội) và Dự án Khu công nghiệp Yên Mỹ 2 (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).

Tuy nhiên, trong số các dự án này chỉ có duy nhất dự án Megastar Xuân Đỉnh đã được chủ đầu tư hoàn thành xong phần xây thô. Còn các dự án khác đã bị tạm dừng vô thời hạn. Nhiều khách hàng, nhà đầu tư cá nhân góp vốn vào dự án này đang đứng trước nguy cơ mất trắng khoản tiền đã góp vốn vào dự án khi công trình hoàn toàn bất động gần 3 năm nay.


Nguồn VnMedia
Chủ tịch Tập đoàn Vina Megastar đã bị bắt

Tổng số lượt xem trang