Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Địa chính trị trong chiến tranh Việt Nam

--Địa chính trị trong chiến tranh Việt Nam Francis P. Semba, The Diplomat Lê Duy Nam, CTV Phía Trước chuyển ngữ Apr 27, 2015.

Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi những đoàn lính của miền Bắc Việt Nam chiếm giữ Sài Gòn, những chiếc máy bay trực thăng cũng đang đưa những người Mỹ cuối cùng trở về nước từ nóc tòa nhà đại sứ quán của họ – một thất bại không thể quên được của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh tại Đông Nam Á với hơn 58.000 lính Mỹ hi sinh. Trong khoảng thời gian từ 1963 tới 1975, James Burnham thường dành chuyên mục thường kỳ 2 tuần một lần của tạp chí National Review cho một phân tích địa chính trị của cuộc chiến trong một bối cảnh của một cuộc chiến lớn hơn giữa phương Tây và liên bang Xô-viết. Giờ đây, sau 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, nhìn lại những bài viết đó chúng ta lại nhìn thấy những điều thú vị, có lẽ vì hơn hẳn các nhà quan sát cuộc chiến đương thời, Burnham thường đưa ra nhiều nhận định chính xác về cuộc chiến.
Sinh ra tại Chicago vào năm 1905, Burnham, con trai của một doanh nhân đường sắt, đã vào học tại trường Princeton và Oxford trong những năm 1920, sau đó giảng dạy tại đại học New York từ những năm 1930 (khi đó ông rất ngưỡng mộ học thuyết Marx) cho tới tận những năm đầu 1950, và sau đó lại làm chuyên gia phân tích cho OSS (Văn phòng chiến lược, tiền thân của CIA) trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và làm cố vấn cho CIA trong những năm đầu của cuộc chiến tranh lạnh. Ông đã viết 12 cuốn sách, và phụ trách chuyên mục và làm biên tập viên cho National Review cho tới tận khi mất sức vì một cơn đột quỵ vào năm 1978. Ông mất vào năm 1987, hưởng thọ 82 tuổi.
Trong cuốn sách nổi tiếng nhất của ông – The Managerial Revolution, The Struggle for the World, The Coming Defeat of Communism, Containment or Liberation?, và Suicide of the West – Burnham đã mô tả một cuộc chiến giành vị trí lãnh đạo thế giới một mất một còn giữa Hoa Kỳ và Xô-viết, hệt như hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ 20. Và thực ra ngay câu đầu tiên của cuốn The Struggle for the World, ông đã gọi cuộc chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Xô-viết là “chiến tranh thế giới thứ 3”. Câu nói này sau đó trở thành tựa đề của cột National Review mà Burnham bắt đầu viết vào tháng 9 năm 1955.  Năm 1970, ông đổi tiêu đề này thành: “Cuộc giành giật dai dẳng”.
Burnham hiểu điều này bởi vì một sự thật hiển nhiên về sức tàn phá khủng khiếp chưa từng có của bom nguyên tử trong chiến tranh thế giới thứ 3 có thể sẽ không xảy ra bởi cuộc đọ vũ khí giữa quân đội Hoa Kỳ và Xô-viết trên các khu vực giao tranh chủ chốt như châu Âu hay Viễn Đông, mà thay vào đó giao chiến sẽ chỉ xảy ra ở những vùng xa xôi hẻo lánh nơi có mặt của hoặc Hoa Kỳ, hoặc Xô-viết. Thật vậy, một trong những chỉ trích chính của Burnham nhằm vào chính sách kiểm soát của Hoa Kỳ đó là việc Hoa Kỳ thất bại trong việc phản kháng lại những sự tấn công quân sự và chính trị một cách gián tiếp của Xô-viết tại những khu vực ít phát triển hơn- và cuộc chiến tranh Việt Nam chính là một trong số đó.
Cái giá của Đông Nam Á là gì?
Burnham xem chiến tranh Việt Nam như là một phần của cuộc tranh chấp lớn hơn trong việc giành lấy sự kiểm soát tại khu vực Đông Nam Á và sự chiếm ưu thế tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong bài đăng ngày 13 tháng 3 năm 1962, Burnham nhận diện lực lượng quân đội cộng sản tại Lào và miền Nam Việt Nam chính là lực lượng đại diện cho quyền lợi của cộng sản Bắc Việt Nam, Trung Quốc và Xô-viết. Mục tiêu của cộng sản lúc đó là thiết lập được kiểm soát trên toàn bán đảo Đông Dương và mở rộng ảnh hưởng tới dải Malacca và quần đảo Indonesia…và khi đó sẽ thống trị đường giao thương tại biển Đông, cùng lúc đó đe dọa được Ấn Độ, Úc và phòng tuyến xa của phương Tây.
Burnham thừa nhận học thuyết domino được đưa ra bởi Giám đốc OSS Tướng William Donovan trong chiến tranh Đông Dương 1947-1954, như ông viết trong số ra ngày 2 tháng 6 năm 1964. Việc mất Đông Dương vào tay cộng sản gây nguy hiểm tới vị trí của phương Tây tại toàn bộ Đông Nam Á và xa hơn nữa. “Tuyến phòng thủ đầu tiên của đất nước ta – phòng tuyến chiến lược của phương Tây- là đường cong lớn, dễ dàng nhìn thấy trên bản đồ,” Burnham giải thích, “nó chạy từ Alaska xuống Bắc Hàn, Nhật Bản, Okinawa, Formosa, Đông Nam Á và Philippines, và cuối cùng, sau khoảng trống trải nguy hiểm mà hiện được đánh dấu bởi Indonesia, là neo phía Nam tại Úc.” Nếu Hoa Kỳ thua trận chiến tại Việt Nam và các domino bắt đầu sụp đổ thì phòng tuyến của chúng ta chẳng sớm thì muộn cũng sẽ phải lùi quay lại Hawaii, quay trở lại chính bờ biển Tây của chúng ta…” Mối nguy hiểm lớn ở đây chính là việc thất bại tại Việt Nam có thể dẫn tới sự rút lui chiến lược trên toàn châu Á và Thái Bình Dương.
Trong bài báo số ra ngày tiếp theo (20 tháng 11 năm 1964), Burnham đã bác bỏ luận điểm cho rằng cuộc chiến tại Việt Nam chỉ là một vấn đề địa phương, cục bộ. “Đó là một trận chiến quan trọng trong cuộc tranh giành châu Á, tây Thái Bình Dương và Biển Đông,” ông viết. Nếu Hoa Kỳ rút lui khỏi trận chiến này, “chúng ta sẽ cho thấy sự bất lực trong vai trò một người phòng thủ. Điều chắc chắn sẽ xảy ra ngay tiếp theo đó là cả một vùng rộng lớn, biển và đất, sẽ trở thành căn cứ điểm của đối thủ.” Ông viết thêm trong số ra ngày 23 tháng 3 năm 1965: “Quân lực Hoa Kỳ có mặt tại miền Nam Việt Nam bởi vì chính “sự an toàn của chúng ta” đang bị đe dọa. Lợi ích của Hoa Kỳ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng nếu Cộng sản chiếm lĩnh được Đông Nam Á và Thái Bình Dương.”
Trong một số bài báo khác, Burnham đã nhận định rằng uy tín của Hoa Kỳ là một vũ khí lợi hại trên diễn đàn quốc tế của các cường quốc với trách nhiệm và cam kết toàn cầu. “Lợi ích của đất nước ta đang bị đe dọa tại Việt Nam,” ông viết tiếp, “bởi vì chúng ta đã tự đẩy nó vào vòng nguy hiểm…Cuộc chiến hiện tại đã trở thành một đòn thử quan trọng cho sức mạnh ý chí của chúng ta… Nếu chúng ta thất bại thì đó sẽ là một thất bại nặng nề, ê chề trước toàn thế giới bởi vì nó sẽ chứng minh cho cả thế giới biết rằng chúng ta là kẻ yếu hơn.” Trong những số báo tiếp theo, Burnham tiếp tục giải thích ý nghĩa của uy tín của một cường quốc là thế nào bằng cách đưa ra luận điểm rằng cho dù nếu lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ không tới từ chính vấn đề Việt Nam thì tình trạng cơ bản đã thay đổi từ khi nước Mỹ tham gia vào cuộc chiến với quy mô lớn.
Chiến lược của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam có đúng hay không?
Một cường quốc bảo vệ lợi ích của nó và gìn giữ uy tín của nó thông qua ngoại giao và sức mạnh quân sự kết hợp bởi chính sách và chiến lược. Burnham là một nhà phê bình mạnh mẽ chính sách tự bó buộc đưa ra bởi Goerge F.Kennan trong năm 1947 và được áp dụng bởi các đời tổng thống Truman, Eisenhower, Kennedy, Johnson, và Nixon. Theo tranh luận của ông, tự bó buộc là một cách phòng thủ quá mức chiến lược nhằm chiến thắng trong cuộc giao tranh quốc tế trước sự bành trướng của đế chế Xô-viết trong việc kiểm soát trung tâm địa chính trị của đại lục Á-Âu. Ông đề xuất thay vào đó một chính sách thay thế về “giải phóng”, tức là Hoa Kỳ và đồng minh của nó sẽ hỗ trợ các cuộc công kích chính trị – tâm lý chống lại Xô-viết và đồng minh của họ, nhằm giải phóng các quốc gia khỏi vòng xoáy cộng sản.
Ngay từ tháng 3 năm 1962, Burnham đã cảm thấy rằng các nhà làm chính sách Hoa Kỳ vốn đã không hề được chuẩn bị để triển khai một chiến lược quân sự và chính trị nhằm giành phần thắng ở Đông Nam Á vì chính sự giới hạn vốn có của chính sách tự bó buộc. Ông cho rằng: “Nếu chúng ta thực sự nghiêm túc tại miền Nam Việt Nam, chúng ta sẽ không tự giới hạn các hoạt động quân sự của mình trong miền Nam Việt Nam. Chúng ta lẽ ra phải mở rộng hoạt động sang Lào, Campuchia, Đông bắc Thái Lan- một cách quyết liệt – tới tận cả căn cứ của kẻ thù tại Bắc Việt Nam và Trung Quốc.” Nếu không làm thế thì rõ ràng Hoa Kỳ đang dần dần tiến tới một kết quả thảm hại.
Vào 29 tháng 1 năm 1963, Burnham bắt đầu bài báo của mình như sau:
Chúng ta đang thất bại một cuộc chiến nữa, lần này là tại Việt Nam. Hơn 10 nghìn người Mỹ đã bị mắc kẹt tại vùng đất lạ lẫm đầy đầm lầy cỏ dại, ruộng lúa miên man, rừng cây rậm rạp và những ngọn núi hùng vĩ. Hầu như ngày nào cũng có tên những lính Mỹ được ghi vào danh sách thương vong.
Theo nhận định của ông, những lãnh đạo của Bắc Việt Nam biết rằng Hoa Kỳ có năng lực quân sự đủ để xoá sổ Hà Nội khỏi bản đồ thế giới và cắt đứt giao tiếp của họ với Trung Cộng và Xô-viết. “Họ biết rằng Hoa Kỳ sở hữu những phương tiện có thể thay đổi cục diện cuộc chiến, nhưng họ tin rằng những hạn chế về chính trị, lý tưởng và đạo đức sẽ ngăn cản Hoa Kỳ sử dụng các phương tiện ấy… Có vẻ như càng ngày càng rõ ràng rằng chính sách và chiến lược hiện tại của Hoa Kỳ sẽ chỉ dẫn tới thất bại mà thôi… Cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam đang trở thành một cuộc chiến bẩn thỉu – cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ. Tới điểm kết thúc, nó sẽ chỉ càng bẩn thỉu hơn mà thôi.”
Vào ngày 8 tháng 10 năm 1963, Burnham đã tập trung vào những giới hạn quân sự tự bó buộc mà ông tin rằng chúng sẽ làm chiến thắng trở thành không tưởng. Những giới hạn đó tới từ những nỗi sợ có thể hiểu được về sự leo thang của cuộc chiến. Ông phê phán kịch liệt việc không cho phép các hoạt động quân sự tại Lào, Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Ông nhạo báng một cách công khai việc không sử dụng vũ khí hạng nặng (bao gồm vũ khí hạt nhân, sinh học và hoá học). Ông xót xa sự thật rằng “chúng ta chiến đấu với kẻ thù trên đất của họ và theo cách của họ.” Ông kết luận: “Cuối cùng, chúng ta sẽ rút khỏi Việt Nam và bỏ rơi Đông Nam Á.”
Tương tự như vậy, vào tháng 2 năm 1964, ông đã dự đoán rằng “cuộc chiến tại Việt Nam, giao tranh dưới những hạn chế chiến lược hiện tại, sẽ thất bại.” Hơn một năm sau (18 tháng 5, 1965), Burnham mô tả biện pháp quân sự yếu đuối của tổng thống Jonhson như một hành động hậu tập nhằm che đậy lại một sự rút lui chiến lược. Vào 13 tháng 7 năm 1965, ông phỉ báng việc “đánh bom xe, cầu và xí nghiệp trống rỗng,” và mô tả cuộc chiến như là một “cơn lốc hàng ngày cuốn trôi đi lính Mỹ, tàu Mỹ, máy bay, vũ khí, tiền Mỹ” đến một kết cục bi thảm.
Bài báo ra ngày 2 tháng 6 năm 1966 của Burnham thể hiện rõ nhất sự thất vọng của ông với “nhiều mặt giới hạn về vũ khí, chiến thuật và chiến lược” của quân lực Hoa Kỳ. Nhắc lại phê bình của Tướng Douglas MacArthur về những giới hạn áp đặt cho quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Nam-Bắc Hàn, Burnham đã viết, “Tổng thống lấy quyền gì để yêu cầu hàng trăm ngàn trai tráng Mỹ đi vào một vùng đất lạ lẫm và xa xôi nhất và chiến đấu dưới điều kiện chỉ có thể dẫn tới cái chết hoặc thương tích nặng, và cùng lúc đó không cho họ sử dụng vũ khí và phương pháp hiệu quả nhất lúc đó để đối đầu với quân địch?”
Khi Hoa Kỳ tiếp tục đổ nhiều tiền và máu vào Nam Việt Nam mà không hề thay đổi chiến lược, Burnham đã kết luận vào mùa xuân năm 1968 rằng tổng thống Johnson thật sự chỉ đang lao đầu vào chỗ bế tắc chứ không phải là chiến thắng, và thất bại mới thực sự là kết quả đang chờ ông ta.
Vào 28 tháng 4 năm 1972, Burnham đã cho ra mắt toàn bộ công trình của ông cùng với các cuốn sách ra mắt sớm về chủ đề Chiến tranh lạnh, liên hệ quân sự và những giới hạn chiến lược dẫn tới sự thất bại của Hoa Kỳ tại Việt Nam với nhà tù chiến lược tự hạn chế của chính sách tự bó buộc.
Nếu Hoa Kỳ không chiến thắng, liệu một tình trạng hoà bình đạt được từ thương thảo có thể kéo dài?
Burnham đã nhận thấy trước hầu hết các quan sát viên rằng chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam không phải đang tìm kiếm một chiến thắng theo nghĩa thông thường, mà nhằm sử dụng sức mạnh quân sự kết hợp với ngoại giao để đàm phán một hoà bình vinh dự có thể bảo vệ được sự độc lập của Nam Việt Nam và bảo đảm được uy tín của Hoa Kỳ với tư cách của một cường quốc, tương tự như kết cục của chiến tranh Nam-Bắc Hàn. Từng là một người ủng hộ học thuyết Mác, tuy nhiên, Burnham đã hiểu được tâm lý của những người cộng sản Bắc Việt Nam tốt hơn các nhà chính trị Hoa Kỳ. Ông biết rằng Bắc Việt Nam chỉ chờ cho tới khi Hoa Kỳ rời khỏi miền Nam Việt Nam vì đối thủ của họ tại Đông Dương không phải là chiến trường mà tình trạng chính trị nội tại trong Hoa Kỳ.
Vào tháng 8 năm 1968, Burnham đã cảm thấy rằng cộng sản đang từ từ chiến thắng. Họ đang lên kế hoạch nhằm đạt được chiến thắng, trong khi Hoa Kỳ thì tranh luận “chỉ đề làm sao có thể thoát khỏi trận chiến.” Trong số báo tiếp theo (tháng 4 năm 1969), Burnham đã nhận định rằng, khác với Hàn Quốc nơi Hoa Kỳ thắng sát nút và cho phép họ có một hoà bình vinh dự và kéo dài, tại Việt Nam, họ chẳng có cơ sở quân sự nào cho một giải pháp chính trị mà có thể ngăn chặn việc phản kích của cộng sản.
Gần 3 năm sau đó, tháng 2 năm 1972, trước thềm đề xuất tranh cử của tổng thống Nixon vì một hiệp định hoà bình, Burnham đã kết luận rằng Hoa Kỳ đã “thất bại trong cuộc chiến tại Đông Dương.” Ông gọi đề xuất của Nixon là một “sự đầu hàng”, và ông cũng giải thích rằng “Henry Kissinger đang đàm phán không phải cho một chiến thắng mà là một sự đầu hàng” tại Paris. Hai tháng sau đó, Burnham đã bôi bác chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” vì đã “cố gắng không để quân thù đạt được mục đích mà không cần đánh bại họ.” Burnham viết: “Đối với Richard Nixon, sự tồn vong của Việt Nam Cộng Hòa như một chính thể độc lập không quan trọng bằng sự rút lui của Hoa Kỳ và sự tái đắc cử của ông ta.”  Trong số ra vào mùa hè ngay sau đó, Burnham đã nhận xét rằng, “một khi thủy quân, không quân Hoa Kỳ rút khỏi cuộc chiến, miền Bắc Việt Nam sẽ chiếm thế thượng phong trước miền Nam, tức là miền Bắc sẽ có khả năng và sẽ thực hiện mục tiêu thôn tính miền Nam.”
Trong một bài báo đặc biệt đáng chú ý ra vào ngày 16 tháng 2 năm 1973, chỉ chưa đầy một tháng kể từ khi Hoa Kỳ và miền Bắc Việt Nam ký vào hiệp định Paris nhằm kết thúc chiến tranh trước sự chứng kiến của đông đảo các quốc gia và quốc tế, , bằng giọng văn kiểu Churchill, Burnham đã viết rằng hiệp định này chẳng phải là một hiệp ước hoà bình hay một sự đình chiến, và nó không thể kết thúc cuộc chiến này được. Một tiêu đề hợp lý hơn dành cho hiệp định này đó là “Một nghi thức thoái chiến của Hoa Kỳ khỏi Việt Nam.” Theo Burnham, khác với hiệp định đình chiến tại Hàn Quốc, theo như hiệp định Paris thì không hề có một khu vực phi quân sự để đánh dấu dải phân cách Nam Bắc Việt Nam. Thay vào đó, bản đồ của Đông Dương cho thấy các khu vực bị kiểm soát bởi Cộng sản, và sự kiểm soát của họ được xác nhận bởi hiệp định này, đã chỉ ra các vấn đề còn mơ hồ một cách rất rõ ràng. Khi giao tranh tại Việt Nam sẽ chỉ có vẻ sẽ tạm dừng lại cho tới khi Hoa Kỳ rút hoàn toàn khỏi Việt Nam, ông giải thích, “ sẽ chẳng bao giờ Cộng sản Hà Nội từ bỏ mục đích giành lại quyền lực tại Nam Việt Nam.”
Một tháng sau đó, Burnham đã viết rằng “đối với Bắc Việt Nam, hiệp định ngừng bắn chỉ có ý nghĩa loại bỏ Hoa Kỳ, cũng như trước kia họ đánh đuổi Pháp vậy… Khi sức mạnh Hoa Kỳ biến mất, Cộng sản sẽ chiếm ưu thế tại Đông Dương.” Miền Bắc Việt Nam chắc chắn sẽ vi phạm hiệp định ngừng bắn, và Hoa Kỳ sẽ chỉ đứng nhìn từ xa mà không thể hành động được gì để củng cố hiệp định đã đạt được.
Bài học rút ra từ Đông Nam Á
Vào 27 tháng 4 năm 1973, Burnham đã cố gắng rút ra các bài học ý nghĩa từ thất bại của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Thứ nhất, một quốc gia không theo đuổi mục tiêu nếu nó không sẵn sàng sử dụng mọi phương tiện để đạt được. Thứ hai, khi chiến đấu với một kẻ địch cam kết với một mục tiêu chính trị, chiến lược leo thang không có tác dụng. Thứ ba, quân đội Hoa Kỳ cần có một triết lý phù hợp cho những cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng. Thứ tư, những cuộc chiến như thế chỉ nên sử dụng lính chuyên nghiệp chứ không phải là lính nghĩa vụ. Thứ năm, khi một cường quốc phải chiến đấu với một sức mạnh nhỏ bé hơn nhiều, nó cần sử dụng sức mạnh quân sự áp đảo để làm tê liệt đối phương và đạt được mục đích mà không cần đổ quá nhiều xương máu và tiền tài. Thứ sáu, một quốc gia không nên tham chiến nếu cho rằng nguy cơ leo thang thành thế chiến là quá lớn.
Bài viết cuối cùng của Burnham về thất bại của Hoa Kỳ tại Việt Nam xuất hiện vào ngày 23 tháng 5, 1975, chỉ gần một tháng sau khi máy bay trực thăng Hoa Kỳ sơ tán nhân viên đại sứ quán Hoa Kỳ ra khỏi Sài Gòn. Ông lo ngại rằng thất bại này sẽ là màn dạo đầu cho sự rút lui của đế chế Hoa Kỳ. Burnham giải thích, “Nếu xét trên mặt định lượng, thất bại của chúng ta tại Đông Dương chỉ là một sự kiện không đáng kể. Tầm quan trọng chiến lược của nó sẽ phụ thuộc vào việc Hoa Kỳ phản ứng như thế nào tại châu Á, Thái Bình Dương, và những khu vực khác trên thế giới. Nhìn lại toàn cảnh, Burnham chỉ ra rằng sự rút lui của Hoa Kỳ khỏi Đông Dương đánh dấu điểm đầu của quá trình đảo ngược quá trình khuếch trương thanh thế Hoa Kỳ theo hướng Tây. “Một đường kẻ chiến lược dài, một khi bạn rút lui khỏi một điểm đóng quân những điểm khác sẽ bị đặt dưới sức ép lớn hơn.” Sự rút lui của Hoa Kỳ khỏi Đông Dương dễ dàng “dẫn tới sự rút lui của Hoa Kỳ khỏi Đông Nam Á.”
Bốn mươi năm sau, những phân tích về chiến tranh Việt Nam của Burnham đã chứng minh được tính đúng đắn. Tuy rằng không phải tất cả mọi dự đoán đều chính xác. Burnham đã đúng về những vấn đề chính. Ông hiểu đúng hoàn cảnh quốc tế; nhận định đúng lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực; nhận xét đúng về tầm quan trọng của uy tín đối với một cường quốc về sự cam kết toàn cầu; ông hiểu đúng động lực và mục tiêu của đối phương; nắm đúng và sớm hơn hầu hết mọi người về bản chất lỗi căn bản của chiến lược của Hoa Kỳ tại Đông Dương; và ông đã hiểu đúng được tác động ngay và luôn của cuộc chiến lên sự tiếp cận của Hoa Kỳ đối với thế giới.
Trước thềm cuộc chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã tạm thời rút lui khỏi cam kết quốc tế; giảm sức mạnh quân sự và khuếch trương đế chế; thụt lùi lại trong cán cân hạt nhân chiến lược so với Xô-viết; từ chối hỗ trợ các đồng minh lâu năm; và hứng chịu sự mất mát trong sức mạnh địa chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới. Nhà sử học vĩ đại người Anh, Paul Johnson, đã gọi thời đại này là “nỗ lực tự sát của Hoa Kỳ.”
May mắn thay Hoa Kỳ đã không hoàn toàn rút lui khỏi châu Á và Tây Thái Bình Dương. Ngày nay, khi đang tranh đua quyết liệt với Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể sử dụng những kiến thức của James Burnham cho mục đích của mình.
——————
Francis P.Sempa là tác giả của Geopolitics: From the Cold War to the 21st Century(Transaction Books) và America’s Global Role: Essays and Reviews on National Security, Geopolitics, and War (University Press of America). Ông đã viết nhiều bài báo và nhận xét về các chủ đề chính sách đối ngoại cho Strategic Review, American Diplomacy, Joint Force Quarterly, the University Bookman, the Washington Times, the Claremont Review of Books, và nhiều tờ báo khác. Ông là Assistant U.S. Attorney của quận Trung Pennsylvania, giáo sư trợ giảng bộ môn khoa học chính trị tại Wilkes University, và là biên tập viên cộng tác cho American Diplomacy.
—————–
Copyrights © 2007-2014 TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – http://www.phiatruoc.info



-Son Tran
Toàn Diện về cái gì?
Vài ngày sau khi Việt Nam và Mỹ đã kết thúc cuộc gặp lịch sử tại Washington, và sau một vài ngày cho phép sự kiện này ‘bơi’ trong đầu của tôi, xin chia sẻ vài suy nghĩ về sự quan trọng của cuộc gặp gỡ này đối với nền kinh tế chính trị của Việt Nam, với dân Việt Nam, và với tương lai của quan hệ giữa hai nước (không chỉ là hai nhà nước) trong bối cảnh lịch sử thế giới.

Đối với nền chính trị kinh tế của Việt Nam, muốn đánh giá sự quan trọng của cuộc gặp trước hết phải hỏi quan trọng đối với cái gì?


Theo một quan điểm ban đầu, cuộc gặp gỡ này là một thành công đối với nhà nước Việt Nam vì hình như nó sẽ mang lại nhiều tiến bộ nhất định trong quan hệ song phương giữa hai bên, đặc biệt về một số lãnh vực quan trọng như hợp tác kinh tế, giáo dục, quân sự, môi trường, v.v… Tôi chưa biết chi tiết gì về kết quả cụ thể của cuộc gặp gỡ này. Thế nhưng, nếu nó tạo ra nhiều cơ hội tốt cho Việt Nam về thương mại, giáo dục, quân sự, thì tất nhiên là tốt.

Bốn tốt

Riêng đối với giới lãnh đạo Việt Nam và cụ thể là ĐCSVN, tôi cho cuộc gặp này là ‘thành công’ trong một số khía cạnh khác nhau. Có bốn lý do chủ yếu khiến tôi nghĩ như vậy – và nếu thích chơi chữ về lịch sử ta có thể gọi là “bốn tốt”.

Một là về quốc tế: Việt Nam đã gửi thông điệp khá rõ tới Mỹ (và Bắc Kinh) về ý định muốn hợp tác một cách “toàn diện” với Mỹ (tức là chính phủ Obama nói riêng và nhà nước và cả nước Mỹ nói chung). Đây là một bước đi tốt cho một đảng mà nhiều năm qua đã vấp phải chân của chính mình trong quan hệ song phương.

Hai là cuộc gặp này rất có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích thực sự cho nền kinh tế Việt Nam và qua đó sẽ tạo ra những cơ hội quan trọng cho nhà nước Việt Nam nói chung và ĐCSVN nói riêng, để giúp họ đối phó với một số thách thức lớn của đất nước, như thiếu vốn, công nghệ, ngành giáo dục Đại Học quá yếu., v.v.

Ba là cuộc gặp gỡ này rất có thể sẽ giảm vai vế của những thế lực bảo thủ trong đảng vốn không muốn Việt Nam cải cách. Là người Mỹ, tôi cũng đồng ý Việt Nam nên thận trọng trong mối quan hệ với Mỹ. Thế nhưng, có quan hệ tốt với Mỹ là cần thiết cho Việt Nam.

Cái tốt thứ tư của cuộc gặp này là nó là một cơ hội tốt cho lãnh đạo Việt Nam để họ nghe trực tiếp những lý luận của TT Obama về sự quan trọng của nhân quyền trong việc phát triển quan hệ với Mỹ. Dù nhiều người trong đội ngũ lãnh đạo của Việt Nam có thể phủ nhận điều đó, việc lãnh đạo Việt Nam bắt buộc phải suy nghĩ lại về hành vi trấn áp các nhân vật chống đối là một điều tốt cho toàn dân Việt Nam. (Việc chính phủ Mỹ có vấn đề với nhân quyền không phải là cớ để tiếp tục vi phạm nhân quyên tại Việt Nam. Không như ở Việt Nam, chính quyên và đảng cầm quyền ở Mỹ bắt buộc phải tôn trọng hiến pháp.)

Chẳng giải quyết gì


Thế nhưng, dù có bốn tốt, vấn đề là gặp gỡ này chẳng giải quyết gì đối với những vấn đề cơ bản của ĐCSVN. Cuộc gặp gỡ này không trực tiếp ảnh hưởng đến những căng thẳng, mâu thuẫn, và điểm yếu trong nội bộ của nền chính trị Việt Nam và cụ thể là trong ĐCSVN.

Một vấn đề cơ bản của Đảng xuất phát từ hai cái. Mô hình này không hữu hiệu. Không cho phép có một chế độ minh bạch, tránh né trách nhiệm giải trình cao đối với dân, và không cho phép phát triển của một chế độ thực sự pháp trị. Theo tôi, muốn Việt Nam thể hiện tiềm năng của đất nước, ĐCSVN phải cải cách các thể chế chính trị kinh tế một cách sâu rộng. Và theo tôi, bất kỳ ai yêu nước, dù trong hay ngoài Đảng, nên nỗ lực để nhận định đâu là mục tiêu hệ trọng của Việt Nam.

Và dân thường?

Đối với dân thường Việt Nam, sự quan trọng của cuộc gặp khó được đánh giá hơn vì phần lớn hậu quả của nó là gián tiếp. Vấn đề là những kết quả của cuộc gặp chỉ sẽ hiện rõ sau một thời gian. Nhiều khi những lợi ích mà các giai cấp bên trên được hưởng sẽ không rỉ xuống các giai cấp bên dưới (the ‘trickle down effect’ mà người Mỹ đã quá biết!). Nếu quá trình ‘hợp tác toàn diện’ làm cho Việt Nam an khang thịnh vượng hơn thì tốt.

Thông thường, kết quả của những mối quan hệ giữa Việt Nam và kinh tế thế giới đều bị các cơ chế trong nước chi phối. Như vậy, nói cho cùng, quan hệ Việt-Mỹ có cải thiện được gì hay không phụ thuộc nhiều vào việc Việt Nam có cải cách hay không và như thế nào. Những thành công và thất bại trong xã hội Việt Nam trong thời gian tới – Việt Nam có tăng trưởng nhanh hay không, xã hội có công bằng ở mức độ nào – sẽ được quyết định bởi những diễn biến chính trị trong và ngoài ĐCSVN.

Về tương lai

Nhà nước nào cũng là sản phẩm của những quá trình cạnh tranh xã hội giữa các thế lực chính trị xã hội trong nước. Cả hai nhà nước Viêt Nam và Mỹ đều là tổ chức quan liêu. Cả hải phản ánh những giá trị của những giai cấp xã hội đã và đang cạnh tranh quyền lực với nhau. Ở Việt Nam, đó là những phe cánh trong ĐCSVN. Ở Mỹ đó là những tập đoàn tư sản lớn. Ở dưới là dân thường của cả hai nước.

Con người là con người chứ, không chỉ đơn thuần là đối tượng của những tổ chức quan liêu. (People are human beings, not merely subjects.) Hai nước Việt Nam – Mỹ đều có nhiều vấn đề phức tạp. Ở cả hai nước, trách nhiệm của mỗi công dân là đòi hỏi các đảng phái cầm quyền và nhà nước phải nghiêm túc thực hiện trách nhiệm giải trình về các chính sách của họ, phải tôn trọng nhân quyền.

Nếu “quan hệ toàn diện” với Mỹ giúp người dân Việt Nam về mực sống và cũng có tiến bộ cả về quyền chính trị lẫn nhân quyền thì mới là thành công toàn diện cho Việt Nam.

JL-http://xinloiong.jonathanlondon.net/2013/08/01/toan-dien-ve-cai-gi/

Chuyện Mỹ và Việt Nam

Lữ Giang

Trưa thứ 5 ngày 25.7.2013, lúc 11 giờ 30 chúng tôi nhận được bản “Tuyên bố chung” bằng tiếng Anh của Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama do Tòa Bạch Ốc phổ biến, tôi định dịch một số đoạn chính ra tiếng Việt để tối lên nói chuyện trên truyền hình, nhưng lại nghĩ rằng thử vào website của Tòa Đại Sứ Mỹ ở Hà Nội xem có bản dịch bằng tiếng Việt chưa. Tôi vào và tìm thấy nó đã nằm sẵn ở đó rồi!
Đây là một bản tuyên bố dài 3.200 từ, đọc hơn 30 phút, nếu dịch nhanh thì cũng phải mất vài tiếng. Dùng Google có thể dịch nhanh nhưng thường sai nghĩa quá nhiều và quá xa, không thể dùng được. Tại sao họ dịch mau như vậy?
Tại vì “mọi sự đã được an bài”. Cuộc họp giữa Chủ Tịch Trương Tấn Sang và Tổng Thống Obama từ 24 đến 26.7.2013 chỉ là các nghi thức ngoại giao, mọi chuyện đã được hai bên thảo luận và quyết định trước rồi. Bản tiếng Việt của bản tuyên bố chung cũng đã được dịch sẵn.
Như vậy các kháng thư, thỉnh nguyện thư hay những tiếng kêu trên các đường phố…về dân chủ  và nhân quyền cho Việt Nam chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc họp thượng đỉnh này cả!

HƯỚNG DẪN HAY LÁI TIN?
Mặc dầu “mọi sự đã được an bài”, trong những ngày trước cuộc họp và khi cuộc họp giữa hai bên đang diễn ra, đài Á Châu Tự Do (RFA), một cơ quan được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, lại mở chiến dịch  kích động  phong trào đòi Mỹ buộc Việt Nam phải thực thi dân chủ và dân quyền mới thiết lập quan hệ đối tác với Việt Nam. Một số còn yêu cầu Mỹ đừng cho Việt Nam gia nhập Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)!
Ông Nguyễn Văn Khanh, giám đốc ban Việt ngữ của đài RFA, người luôn tuyên bố “mới từ Tòa Bạch Ốc trở về”, còn đi làm “phóng viên” cho nhiều đài truyền thanh và truyền hình Việt ngữ khác để cổ động cho chiến dịch đòi hỏi này.
Tuy nhiên, qua các cuộc họp, người ta thấy cả Ngoại Trưởng Kerry lẫn Tổng Thống Obama đều “thổi ống đu đủ” cho Trương Tấn Sang căng phồng lên và trong bản tuyên bố chung, người ta thấy Hoa Kỳ đã quyết định thiết lập “quan hệ đối tác toàn diện” (comprehensive partnership) với Việt Nam và thúc đẩy Việt Nam tham gia tích cực vào việc hoàn thành hiệp ước TPP vào cuối năm nay. Hoa Kỳ không hề đòi hỏi Việt Nam phải thực thi dân chủ và dân quyền. Thế là thế nào?
Như chúng tôi đã nói, sau cuộc gặp gỡ giữa Obama và Tập Cận Bình vào tháng 6 vừa qua, nhiều nước Á Châu nghi ngờ Mỹ đã giao Biển Đông cho Trung Quốc. Chủ Tịch Trương Tấn Sang đã vội qua Bắc Kinh ký một loạt 10 hiệp ước và tuyên bố hai nước quyết định thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Trước tình thế này, Tổng Thống Obama một mặt mời Trương Tấn Sang qua thăm Mỹ bàn về quan hệ đối tác, mặt khác sai Phó Tổng Thống Joe Biden đi trấn an các nước Á Châu.
Dĩ nhiên, khi muốn dụ Việt Nam xa Trung Quốc ra, Mỹ phải “thổi ống đu đủ”. Ngoài ra, có lẽ do sự lèo lái của Mỹ, hôm 28.7.2013 Ấn Độ cho biết sẽ cấp tín dụng 100 triệu cho Việt Nam mua bốn tàu tuần tra của Ấn Độ. Ấn Độ cũng sẽ bán hỏa tiễn siêu âm BrahMos chống chiến hạm cho Việt Nam. Hỏa tiễn này có đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn lên tới 290km.
Trước những diễn biến thuận lợi cho Việt Nam như vậy, đài RFA không còn loan tin theo hướng “ta thắng địch thua” của sách quốc văn giáo khoa thư chống cộng nữa, ngày 26.7.2013 đài này đã cho phổ biến một bài dưới đầu đề “Gặp gỡ Obama-Trương Tấn Sang: hai bên cùng thắng”trích dẫn một số đoạn quan trọng trong tuyên bố chung biểu hiện sự thắng lợi đó, chẳng hạn như:
“Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh các nguyên tắc trong quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
“Hai nhà Lãnh đạo tuyên bố quan hệ Đối tác toàn diện nhằm góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, trong khu vực và trên toàn thế giới.”
Sau đó, dùng cô nhân viên Diễn Thi làm cò mồi, ông Nguyễn Văn Khanh tuyên bố:
“Trong cương vị của một nhà báo, tôi thấy tôi hài lòng với cuộc gặp gỡ và kết quả của cuộc gặp gỡ vừa mới kết thúc cách đây chỉ mấy giờ đồng hồ ở Nhà Trắng giữa chủ tịch nước là ông Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ, ông Brack Obama. Trong cương vị của một người Mỹ gốc Việt, tôi cũng hài lòng về kết quả của cuộc gặp gỡ đó…”
Khi phát biểu như vậy, có lẽ ông Nguyễn Văn Khanh muốn xóa đi những chiến dịch mà đài RFA đã phát động trước đó vì nó không phù hợp với đường lối của Washington, nhưng những lời phát biểu đó lại không phù hợp với sứ mạng của một người làm truyền thông. Trên nguyên tắc, vai trò của ký giả là là cung cấp thông tin một cách chính xác, toàn diện, đúng lúc và có thể hiểu được (It is the role of journalists to provide the information in an accurate, comprehensive, timely and understandable manner). Vai trò của người ký giả không phải là lái tin. Đó là điều RFA phải xem lại.

CHUYỆN HUYỀN THOẠI VỀ TPP
Một chuyện khôi hài nữa là Hợp Định Đối Tác Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP). Hiệp định đó đang soạn thảo (tức chưa có) và Mỹ cũng chỉ là một thành viên của ban soạn thảo như Việt Nam, làm sao Mỹ không cho Việt Nam vào Hiệp Định TPP được? Trong thực tế, Mỹ sợ Việt Nam bỏ chạy nên thúc Việt Nam tham gia tích cực hơn. Để độc giả có thể nắm vững vấn đề, không bị các chánh khứa chạy rong xúi bậy, chúng tôi xin tóm lược tiến trình thành lập và nội dung của dự thảo hiệp định này.
1.- Đi tìm một mô thức chung
Năm 2003, ba nước là Singapore, New Zealand và Chile họp bàn về một lộ trình tự do hóa thương mại trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2005 có thêm Brunei tham gia vào. Đền ngày 22.9.2008 Mỹ mới chính thức tham gia thảo luận. Ngày 30.12.2008, Australia, Peru và Việt Nam vào  theo, sau đó đến Canada và Mexico. Nhật tham gia sau cùng với tư cách là quan sát viên.
Cho đến nay, đã có 12 quốc gia tham gia soạn thảo quy chế của TPP, đó là Singapore, Chile, New Zealand, Brunei, Malaysia, Hoa Kỳ, Peru, Úc, Việt Nam, Mexico, Canada, và Nhật. Rất nhiều nước đang đứng ngoài như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Nam Hàn, Bangladesh, Pakistan, v.v.
Như vậy quy chế TPP soạn thảo chưa xong và Hoa Kỳ cũng chỉ là 1 trong 12 thành viên hiện nay như Việt Nam, nên Hoa Kỳ không có quyền không cho Việt Nam vào TPP.
2.- Những khó khăn đang gặp phải
Mô thức hình thành TPP phần lớn mô phỏng theo các hiệp ước tự do mậu dịch (free trade agreements - FTA) hiện đang áp dụng, nhưng vì các nước trong vùng lớn nhỏ và giàu nghèo khác nhau, nên khó tiến tới các tiêu chuẩn chung. Một tiêu chuẩn có thể lợi cho các nước giàu lại bất lợi cho các nước nghèo và ngược lại.
Có khoảng 30 đề mục được đưa ra thảo luận, chẳng hạn như Cạnh tranh, Hải quan, Hợp tác và Nâng cao năng lực, Cung cấp dịch vụ qua biên giới, Thương mại điện tử, Môi trường, Dịch vụ tài chính, Mua sắm Chính phủ, Sở hữu trí tuệ, Đầu tư, Lao động, Các vấn đề pháp lý, Tiếp cận thị trường hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, v.v.
Trong phiên họp thứ 17 tại Lima, Peru, vào tháng 5 vừa qua có đến 700 chuyên viên và đại diện của 10 nước tham dự, trong đó Việt Nam có 35 người. Trong phiên họp thứ 18 tại Malaysia, mới chỉ có 5 đề mục chính được thông qua là tạo th



Quan hệ Đối tác Toàn diện Mỹ-Việt: Đằng sau một cái tên là gì? August 3, 2013


Carl Thayer

Bản dịch của Luna Nguyễn
(Defend the Defenders)

Carl Thayer | Asean Affairs | Ngày 1/08/2013

Vào ngày 25 tháng 7, Tổng thống Barrack Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tuyên bố quyết định “thiết lập Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện Hoa Kỳ – Việt Nam để tạo một khuôn khổ chung nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước.” Trước chuyến thăm của ông Sang đến Washington từ ngày 24-26 tháng 7, nhiều nhà quan sát hy vọng rằng Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ nâng tầm mối quan hệ song phương thành mối quan hệ chiến lược, điều đã được Ngoại trưởng Hillary Clinton đề nghị đầu tiên trong chuyến viếng thăm Hà Nội nằm 2010.

Việt Nam từ lâu đã tìm cách đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại. Trong quá trình mở rộng các mối quan hệ đối ngoại, Việt Nam áp dụng thuật ngữ “đối tác chiến lược” cho các quốc gia được xem là đặc biệt quan trọng cho những lợi ích quốc gia của họ. Hiện nay Việt Nam đã hình thành các mối quan hệ chiến lược với Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật, Nga, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Singapore, Thái Lan và Anh Quốc. Mối quan hệ giữa Việt Nam với Nga và Trung Quốc sau đó đã được nâng cấp lần lượt thành đối tác chiến lược toàn diện và đối tác hợp tác chiến lược.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Shangri-La trong năm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng Việt Nam tìm kiếm các mối quan hệ chiến lược với tất cả các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Kể từ khi Việt Nam có mối quan hệ chiến lược với Trung Quốc, Nga và Anh Quốc, họ cần thiết lập mối quan hệ chiến lược với Pháp và Mỹ để thực hiện tầm nhìn mà ông Dũng đã đề ra.

Các mối quan hệ chiến lược của Việt Nam với các quốc gia khác có sự khác biệt trong nội dung và hình thức đối với từng đối tác. Nhìn chung, những thoả thuận như thế đặt ra một cơ chế chung cấp cao để giám sát việc thực thi chúng, và đi kèm với một Chương trình Hành động nhiều năm bao quát các lĩnh vực hợp tác then chốt như ngoại giao chính trị, kinh tế, khoa học – công nghệ, văn hóa – xã hội và an ninh – quốc phòng.

Có hai cách giải thích khả thi cho lý do tại sao Hoa Kỳ và Việt Nam đã lựa chọn mối quan hệ đối tác toàn diện thay vì là đối tác chiến lược.

Thứ nhất, khi các cuộc đàm phán về mối quan hệ đối tác chiến lược một phần bị sa lầy do thành tích nhân quyền càng tồi tệ của Việt Nam, thì cả hai bên đi đến kết luận rằng một thỏa thuận ở cấp thấp còn hơn là không có thỏa thuận nào. Thứ hai, các thành phần bảo thủ cao cấp trong Đảng Cộng Sản Việt Nam liên tục phản đối việc dùng thuật ngữ “quan hệ đối tác chiến lược” để mô tả mối quan hệ của quốc gia này với Hoa Kỳ.

Câu hỏi được đặt ra sau đó là liệu mối quan hệ toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam có được nhìn nhận là mối quan hệ chiến lược dưới một cái tên khác hay không. Nhìn kỹ vào Tuyên Bố Chung được đưa ra sau các cuộc thảo luận giữa Obama và ông Sang cho thấy rằng mối quan hệ đối tác toàn diện Mỹ -Việt Nam chỉ là một khởi đầu.

Thứ nhất, hầu hết các đề mục trong chín điểm của Tuyên Bố Chung đơn thuần lặp lại những phạm vi và cơ chế hợp tác hiện đã có. Đó là Hội đồng Hiệp định khung về Thương Mại và Đầu Tư, Ủy Ban Hỗn Hợp về Hợp Tác Khoa Học Kỹ Thuật, Đối Thoại Chính Sách Quốc Phòng, Đối Thoại về Chính Trị, An Ninh và Quốc Phòng. Tuy nhiên, Mối Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện này đã tạo ra một cơ chế đối thoại chính trị và ngoại giao mới giữa Ngoại trưởng Mỹ và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam.

Thứ hai, Mối Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện này không đề cập đến Kế Hoạch Hành Động. Thay vào đó, Bản Tuyên Bố Chung ghi rằng cả hai chính phủ sẽ thành lập các cơ chế hợp tác mới cho từng 9 lĩnh vực sau: quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ thương mại kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục – đào tạo, môi trường và sức khỏe, các vấn đề di sản chiến tranh, an ninh – quốc phòng, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, văn hóa, thể thao và du lịch.

Tóm lại, quan hệ đối tác mới này sẽ giúp thúc đẩy quan hệ song phương trên các lĩnh vực thương mại và kinh tế, bao gồm cả việc kết thúc đàm phán thỏa thuận tự do thương mại Xuyên Thái Bình Dương, và thể chế hóa các cuộc đối thoại đều đặn ở cấp độ bộ trưởng giữa hai nước. Tuy nhiên, mối quan hệ đối tác này lại chưa được như các thỏa thuận đối tác chiến lược chính thức khác của Việt Nam và hiện tại thiếu một tầm nhìn chiến lược trong quan hệ đối tác toàn diện với Úc.

*Nguồn: Asean Affairs
- See more at: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/08/03/quan-he-doi-tac-toan-dien-my-viet-dang-sau-mot-cai-ten-la-gi/#sthash.5tquak1A.dpuf
The U.S.-Vietnam Comprehensive Partnership: What’s in a Name? August 3, 2013
Hoa Kỳ, Việt Nam và Campuchia: Sự trở lại của chính trị thực dụng August 2, 2013
America, Vietnam and Cambodia: Realpolitik redux August 2, 2013

economistBản dịch của Lê Thiên Hà
(Defend the Defenders)
The Economist | Ngày 02/08/2013
Ngày 25.7 vừa qua, Tổng thống Barack Obama đã chào đón người đồng cấp Việt Nam, Trương Tấn Sang, tới thăm Nhà Trắng. Đây mới chỉ là chuyến thăm thứ hai của một người đứng đầu nhà nước Việt Nam kể từ khi hai quốc gia cựu thù này bình thường hoá quan hệ năm 1995. Cuộc gặp đã đưa mối quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới, đó là “quan hệ đối tác toàn diện”. 
Hãy so sánh thứ tình cảm tràn trề đó với cách đối xử mà Hoa Kỳ vẫn dành cho nhà lãnh đạo của Campuchia, một đất nước cũng từng phải hứng chịu những cơn mưa bom khủng khiếp của Mỹ trong hai thập niên 1960 và 1970. Khi ông Obama gặp Thủ tướng Campuchia Hunsen trong lần duy nhất ở Phnom Penh năm ngoái, những người phát ngôn của Mỹ đã tự chuốc lấy phiền toái khi nhấn mạnh rằng cuộc gặp đã diễn ra trong bầu không khí “căng thẳng”, bởi ông Obama lên lớp nặng nề ông Hun Sen về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Campuchia. Đường lối cứng rắn của Tổng thống Hoa Kỳ nhận được sự hậu thuẫn từ một cuộc vận động hành lang ồn ào của các chính khách Hoa Kỳ, những người đòi chính phủ cắt giảm viện trợ nếu các cuộc bầu cử ở Campuchia là không “đáng tin”. Một số người thậm chí còn muốn các tổ chức quốc tế đang tài trợ cho công cuộc tái thiết của Campuchia, chẳng hạn như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), đưa ra lời đe doạ tương tự.
Liệu các nhà lãnh đạo Việt Nam có xứng đáng được ôm ấp trong khi các nhà lãnh đạo Campuchia lại bị giữ khoảng cách như vậy hay không? Về tiêu chí dân chủ và nhân quyền thì có lẽ là không.
Cuộc bầu cử mới đây ở Campuchia không phải là hoàn hảo, song phần lớn các nhà quan sát đều cho rằng nó đã diễn ra công khai và cạnh tranh hơn so với hai cuộc bầu cử trước (kết quả bầu cử đã chứng thực cho điều đó). Đảng CS cầm quyền ở Việt Nam lại không hề bận tâm đến chuyện bầu cử. Họ cũng không chấp nhận bất kỳ hình thức cạnh tranh chính trị nào. Đàn áp diễn ra khắp nơi. Theo tổ chức vận động cho nhân quyền Human Rights Watch, số vụ kết án các blogger và những người chỉ trích khác trong nửa đầu năm 2013 về những tội danh như “tuyên truyền chống phá nhà nước” đã vượt quá số vụ kết án tương tự của cả năm ngoái. Phong cách chuyên quyền của ông Hun Sen rõ ràng là lỗ mãng, song dường như nó đã giảm bớt đôi chút.
Ở Washington, một số ít nhà lập pháp Hoa Kỳ, với sự hậu thuẫn của cộng đồng người Mỹ gốc Việt lớn tiếng, đã than phiền về sự đối xử nhẹ nhàng với giới lãnh đạo hiện tại của Việt Nam. Song không còn ai khác tỏ ra là đang lắng nghe.
Lý do đằng sau sự đối xử phân biệt nằm ở thực tế là chính quyền Obama đã chọn Việt Nam làm một đồng minh trong chính sách an ninh “xoay trục” sang Châu Á của Mỹ. Đây là một quyền lực khu vực đáng kể, và quan trọng hơn, Việt Nam tỏ ra dũng mãnh một cách đáng khâm phục khi đối mặt với đối thủ mới của Hoa Kỳ là Trung Quốc trong các vụ tranh chấp biển đảo. Hoa Kỳ cũng muốn Việt Nam tham gia liên minh thương mại tự do mới của họ, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), và dường như sẵn sàng bỏ qua nhiều thứ vì những mục tiêu địa chiến lược đó. Ngược lại, Campuchia là đồng minh chính của Trung Quốc trong khu vực và sẽ không sớm tham gia TPP. Chính trị thực dụng, từng một thời thịnh hành trong những năm 1970, nay đã trở lại.
*Nguồn: The Economist
- See more at: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/08/02/hoa-ky-viet-nam-va-campuchia-su-tro-lai-cua-chinh-tri-thuc-dung/#sthash.Oq0EDQVu.dpuf




- Tạp chí Anh The Economist: Mỹ ưu ái Hà Nội, coi nhẹ Phnom Penh? (BBC). –Campuchia: Ai có thể lật đổ Hun Sen? Can anyone unseat Hun Sen's dictatorship by democracy in Cambodia? (Foreign Policy 26-7-13)

Việt Nam: Những người Công giáo bị đánh ngay bên ngoài nhà thờ lớn ở Tp HCM August 3, 2013
Vietnam: Catholics beaten outside cathedral in Ho Chi Minh August 3, 2013
Blogger Điếu Cày và cuộc tuyệt thực nhiều ảnh hưởng August 3, 2013
Bài phát biểu của Dân biểu Smith kêu gọi Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Nhân quyền VN 2013 (HR.1897) August 2, 2013
Smith’s Floor Remarks Calling for Passage of Vietnam Human Rights Bill of 2013 (HR. 1897) August 2, 2013


-- Đi biểu tình ‘chống Cộng’ mệt và tốn kém (BBC). Tại sao có nơi thì biểu tình thành công, có nơi thì không? When do mass political demonstrations work? (Foreign Policy 26-7-13)

Cả ngàn người Việt ở Nga vào trại(BBC). – Những bài học cho tổng thống Barack Obama (Chúa cứu thế).


-- TPP Talks Show Promise for US Asia Strategy—With or Without China

TPP - để không là bánh vẽ (TBKTSG 1-8-13) - TPP: cầu nối kinh tế hai bờ Thái Bình Dương (TVN).








-Son Tran -- Sang Tàu rồi đến Mỹ
Đi BẮC rồi lại qua ĐÔNG
SANG đò như rứa CÔNG ÔNG đ...mười!
*Những nhà độc tài này, có người đã từng vào Nhà Trắng, bây giờ họ ở đâu?
Những nhà độc tài này, có người đã từng vào Nhà Trắng, bây giờ họ ở đâu?
Trích:
"Chế độ độc tài toàn trị Việt Nam cũng giống như chế độ của các nhà độc tài Trung Đông. Hoa kỳ đã viện trợ cho các lãnh tụ độc tài này rất hậu hĩnh vì họ từng là đồng minh của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khi nhân dân của Ai Cập, LiBăng, Tusnisia lật đổ các chế độ toàn trị, thì Hoa Kỳ và các nước Phương Tây đã đứng hẳn về phiá nhân dân, chứ không đứng vế phiá các nhà độc tài, mà cách đó mấy tháng họ còn mời vào Tòa Nhà Trắng để ký kết, giao tiếp và viện trợ.

Chính nhân dân Việt Nam, trong và ngoài nước phải đứng vững trên đôi chân của mình để đấu tranh dành tự do, dân chủ, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Nhân quyền không đến từ đảng Cộng Hoà hay Dân chủ của Mỹ. Tự do và dân chủ cho Việt Nam, không thể ban phát từ Hoa Thịnh Đốn mà bằng từ sự hy sinh, khôn khéo và đấu tranh không mệt mõi của con dân Việt. Cũng vậy, đòi lại sự toàn vẹn lãnh thổ không thể trông chờ giải quyết từ Đảng CSVN, vì bản chất tay sai và lo sợ mất quyền độc tôn lãnh đạo đã chứng tỏ tư cách hèn kém, phản bội của đảng CSVN. Ngày nào độc đảng và toàn trị còn nắm quyền lãnh đạo trên đất nước Việt Nam, ngày nào Việt Nam còn bị lệ thuộc vào ảnh hưởng của Trung Quốc, ngày đó Việt Nam vẫn còn bị lẩn quẩn trong vòng chậm tiến, độc tài và yếu kém.

Nhân quyền không phải là yếu tố then chốt để đánh đổ chế độ độc tài toàn trị, nhưng nhân quyền là yếu điểm của con thú cộng sản. Đánh vào chổ hiểm, chố yếu tức là nhắm trúng trọng tâm để vừa làm suy yếu chế độ, vừa từng bước cô lập, áp lực buộc chế độ phải thay đổi hay là bị đánh đổ bởi chính một cuộc cách mạng nhân dân toàn diện.

Cũng cần ý thức được sức mạnh toàn diện bao gồm tất cả tầng lớp nhân dân, tôn giáo, thành phần đảng phái, cộng sãn cấp tiến lẫn quốc gia. Cuộc đấu tranh cho một Việt Nam tương lai không thể bị ôm chặt vào “màu cờ sắc áo” của đảng tính hay thành phần, để tự mình cô lập và làm yếu mình trước.
Cần ý thức được cuộc đấu tranh cho một Việt Nam tương lai không phải là “độc quyền” của bất cứ cá nhân nào, đảng phái, tổ chức, thành phần nào, thì mới tạo được sức mạnh dân tộc đồng thuận..."(Đỗ Thành Công)

MỜI ĐỌC tiếp
http://www.danchimviet.info/archives/77915/sang-tau-roi-den-my/2013/07


Sang Tàu rồi đến Mỹ | Đàn Chim Việt

www.danchimviet.info

Mặc dù ông Trương Tấn Sang được ông Tổng Thống Hoa Kỳ, Barack Obama tiếp tại Toà Bạch Ốc, nhưng trước đó khi đặt chân đầu tiên lên mãnh đất Hoa kỳ, người đón ông tại phi trường lại là đương nhiệm đại sứ Mỹ tại Việt Nam là David Shear. Một cuộc tiếp đón rất lạnh nhạt, lèo tèo không kèn không trống và không tương xứng với tầm vóc Chủ tịch một quốc gia. Các hảng tin truyền thông truyền hình hàng đầu như CNN, CBS, ABC cũng không thấy loan tin, ngoài trừ các hảng tin báo chí.
Về mặt nghi lễ ngoại giao, đây là tín hiệu cho thấy chủ nhà đã đánh giá vai trò của cái gọi là Chủ tịch “không được bầu” của chế độc đảng, so với Tổng Thống do dân bầu như thế nào. Trên nguyên tắc, đón ông Chủ tịch phải là Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, tệ lắm thì là cấp Thứ trưởng chứ không thể là một nhân viên cấp đại sứ. Cung cách “protocol” đón tiếp giữa hai quốc gia đã được nhân viên Bộ Ngoại Giao trao đổi trước, nếu phiá Việt Nam thấy có vấn đề thì họ đã phải từ chối khéo. Rất tiếc, chấp nhận nghi lễ ngoại giao ở tầm vóc quốc gia như vậy đã cho thấy chuyến đi của ông Sang là chuyến đi gượng ép, vội vã và không phải do Hoa Kỳ mời, mà là do phiá Việt Nam khẩn cấp yêu cầu.
Dĩ nhiên về ngoại giao, thì văn phòng Tổng Thống phải thông báo là do chúng tôi mời. Ở cương vị chủ nhà, phải có lời mời thì khách mới đến được, cho dù khách mời là khách theo kiểu chịu đấm ăn xôi, mặc dày mày dạn, bị gậy ăn xin hay năn nỉ để được gặp.
Ông Sang đến Mỹ sau chuyến đi qua Tàu hồi tháng 6. Kết quả của chuyến đi Trung Quốc được giới chuyên viên nghiên cứu đánh giá là “thần phục” Thiên Triều. Các điều khoản ký và thoả thuận giửa hai nước hoàn toàn không đề cập đến các vấn đề khẩn cấp, đang được cả nước quan tâm như tình trạng mất chủ quyền của Việt Nam, các vụ xung đột ở biển Đông, việc “tàu lạ” liên tục bắn và “cướp”, đánh phá tàu cá của ngư dân Việt Nam. Phương án giải quyết ảnh hưởng của “đường lưỡi bò”, hay những vấn đề nổi cộm khác thể hiện dã tâm của Trung Quốc lấn biển, dành đảo đã không được đề cập trong các thoả thuận.
Về nội bộ, tranh giành ảnh hưởng và quyền lực của ông Sang với đồng chí “X” và vây cánh của ông ấy vẫn còn kèn cựa, chưa ngã ngũ cụ thể. Nếu nói ông Sang có vây cánh và thực lực trong chánh quyền, thì ngược lại, đồng chí “X”, đã gần như có ảnh hưởng rất mạnh ở lực lượng công an và quân đội.
Vì vậy, về nhiều mặt, trong hoàn cảnh “bên trong lộn xộn, bên ngoài yếu xìu”, ông Sang không đủ uy tín và thế lực để hưá hẹn và giải quyết được điều gì cụ thể với tình hình chính trị, kinh tế và ngoại giao của Việt Nam. Nếu có, thì chỉ củng cố thêm một chút uy tín của ông Sang về mặt nội bộ trong đảng CSVN, vì đã được Tổng Thống Hoa Kỳ tiếp kiến. Về uy tín đối với quốc tế hay phiá Trung Quốc, ông Sang cũng có thể gửi ra tín hiệu cho thấy Việt Nam chúng tôi đang là đồng minh, bè bạn của Hoa Kỳ.
Việt Nam Muốn Gì?
Có nhiều điều Việt Nam cần ở Mỹ mà có thể trong chuyến đi này ông Sang và Chính trị Bộ muốn có một sự khẳng định và hứa hẹn của Obama. Việt Nam cần mua vũ khí quân sự hạng nặng của Mỹ, Việt Nam cần trang thiết bị quân sự tối tân, vũ khí sát thương và các lãnh vực liên hệ quốc phòng. Dù khấu đầu trước Trung Quốc, lãnh đạo CSVN biết là họ đang ở thế trên đe dưới buá. Trước nanh vuốt của Trung Quốc ngày đêm lấn biển dành đảo, lãnh đạo CSVN hiểu rỏ là nếu họ tiếp tục nhịn nhục qua sông, bán đất nhường đảo để giử vững chế độ độc tài, thì đến lúc phải bán vợ, đợ con của họ, cũng không thể thỏa mãn tham vọng của quan thầy Trung Quốc. Cho nên, phải tìm cách dựa lưng Hoa Kỳ để tìm chỗ “an toàn”, nhưng cũng không dám ra mặt thẳng thừng vì sợ làm mất lòng Trung Quốc.
Việt Nam muốn tham gia vào Khối Thương Mại Thái Bình Dương (Trans- Pacific Partnership) để thúc đẩy nền kinh tế đang bị suy thoái, có nguy cơ đổ vỡ vì tham nhũng và hậu quả chạy theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm ngoái, Việt Nam xuất cảng sang Mỹ các mặt hàng chiến lược gồm may mặc, nông sản phẩm và ngư nghiệp đã lên đến gần 25 tỷ đollars. Nếu được Mỹ ủng hộ để Việt Nam vào Khối Thương Mại Thái Bình Dương, hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng vọt, được miễn hàng rào quan thuế có thể giúp Việt Nam rất nhiều trong lãnh vực xuất khẩu, thúc đẩy tạo công ăn việc làm, ổn định tình hình kinh tế, xã hội, chính trị và giữ được tính cạnh tranh trên thương trường của Việt Nam với các đối tác kinh tế khác như Trung Quốc, Thái lan, v.v…
Việt Nam cần Obama hứa hẹn vai trò quân sự Mỹ ở Đông Nam Á, nhất là ở Biển Đông để cầm chân tham vọng của Trung Quốc. Nói cách khác, Việt Nam cần Mỹ làm đối tác chiến lược quân sự ở Thái Bình Dương. Sau chuyến đi Trung Quốc, có thể ngoài những điều ký kết trên giấy, ông Sang và Chính trị bộ đang bị áp lực của Trung Quốc về mặt chiến lược quốc phòng và chủ quyền mà không quốc gia nào có thể giải quyết được trừ Mỹ. Vì vậy, việc ông Sang vội vã đi Mỹ sau chuyến thăm Trung Quốc, việc ông Sang muối mặt chấp nhận thủ tục nghi lễ ngoại giao, việc Toà Bạch Ốc lên chương trình đón ông Sang một cách đột ngột ngoài dự đoán, cho thấy chuyến đi ông Sang không thoát ra khỏi các mối liên hệ trên.
Dĩ nhiên để tránh cho ông Sang bớt bị áp lực với Quốc Hội Hoa Kỳ và dư luận Cộng Đồng Người Việt, Hà nội đã tạm ngưng xử Luật sư Lê Quốc Quân. Cho dù thành tích nhân quyền vô cùng tồi tệ, cho dù biết chuyến đi ông Sang sẽ bị Quốc Hội và Cộng Đồng Người Việt lên án mạnh mẽ, Hà nội đã không có sự chọn lựa nào khác mà vẫn để ông Sang đi Hoa Thịnh Đốn. Khi ngưng xử Luật sư Lê Quốc Quân, Hà nội nghĩ có thể tạm thời tránh buá riều dư luận. Rất tiếc, vụ Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải tuyệt thực lại xảy ra ngoài dự đoán. Đây là việc mà Hà nội đã không lường được, vì vậy vài ngày trước khi ông Sang đi Mỹ, tin Điếu Cày tuyệt thực do tù nhân chính trị Nguyễn Xuân Nghĩa can đảm tiết lộ, đã dấy lên làn sóng phẫn nộ trong Cộng Đồng Người Việt, tạo cơ hội cho Lập Pháp Hoa Kỳ lật lại hồ sơ nhân quyền và áp lực mạnh mẽ hơn nữa đối với chính phủ Obama.
Hoa Kỳ Muốn Gì?
Obama đã nhiều lần tuyên bố, muốn đẩy mạnh hợp tác Thương Mại Thái Bình Dương và tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tham gia. Ngoài lý do cụ thể là tạo lợi thế đòn bẩy kinh tế để các quốc gia trong khối Thái Bình Dương hợp tác, phát triển và yễm trợ lẫn nhau trên lãnh vực thương mại. Khối Thương Mại Thái Bình Dương chính là vũ khí chiến lược của Mỹ đễ cầm chân Trung Quốc. Khi cố tình tạo ra một khối thương mại và kinh tế độc lập, tách hẳn các quốc gia trong khối ra khỏi qủy đạo và ảnh hưởng của Trung Quốc, chính quyền Obama muốn làm giãm bớt nanh vuốt của Trung Quốc, muốn trực tiếp giúp đở các quốc gia đang trong vòng phát triển và yễm trợ, để vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Trung Quốc. Nói cách khác, Khối Thương Mại Thái Bình Dương là một thứ “quyền lực mềm” mà Hoa Kỳ đang theo đuổi tại Thái Bình Dương bên cạnh các chiến lược quân sự “quyền lực cứng” khác.
Obama muốn Việt Nam trở thành đối tác chiến lược trên mặt trận biển Đông để cầm chân ảnh hưởng và tham vọng của Trung Quốc. Vai trò Việt Nam hiện nay chưa thể trở thành đồng minh như Phi Luật Tân hay Nhật, nhưng ký kết một số văn kiện để khẳng định vai trò đối tác chiến lược, để hợp tác chặt chẽ về mặt quân sự là những ý đồ mà Hoa Thịnh Đốn đã không ngần ngại bày tỏ. Và vì vậy, Hoa Kỳ cũng sẳn lòng để viện trợ vũ khí, quân dụng, huấn luyện và tập trận chung với Việt Nam ở biển Đông.
Năm ngoái, Đại tá Hải quân William Jordan từng phàn nàn “Mặc dù Hoa Kỳ và Việt Nam cùng có chung quan điểm chiến lược về tình hình Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó không chấp nhận tham vọng đòi chủ quyền 12 hải lý của Trung Quốc và cần có một sự quân bình với quyền lực vừa trổi dậy trong vùng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thể hiện cụ thể, họ muốn gì trong quan hệ đối tác đồng minh với Hoa Kỳ để đạt được các mục tiêu trên”.
Như vậy, có thể nói việc thảo luận để dẫn đến ký kết Việt-Mỹ về “Hợp Tác Toàn Diện” đã từng diễn ra trong một quá trình dài, có lúc gần như bị gián đoạn vì thái độ “lừng khừng” của Việt Nam, và gần đây, đột nhiên Việt Nam lại có những động thái cụ thể, vượt rào cản để đến gần với Mỹ. Phải chăng Khối Thương Mại Thái Bình Dương (TPP) là miếng mồi ngon từ phía Hoa Kỳ, đủ sức đẩy Hà Nội phải nhập cuộc với Mỹ để cứu vãn nền kinh tế và chế độ đang trên đà vực thẳm.
Hoa Kỳ cũng muốn Việt Nam bớt đi các hành động đàn áp nhân quyền. Khi Hà nội gia tăng đàn áp nhân quyền, điều này không có lợi cho chính quyền Obama, vì bị áp lực nội bộ và phải giái thích các chính sách đối ngoại để thuyết phục các Dân Biểu, và Nghị Sĩ Mỹ đồng thuận với Obama. Nói cách khác, Hoa Kỳ, cả Hành pháp và Lập pháp, đều nhất quán ở chiến lược khai thác vai trò Việt Nam nhằm giãm bớt tham vọng Trung Quốc. Tuy nhiên, khi giao tiếp với một quốc gia độc tài, toàn trị và có hồ sơ về nhân quyền vô cùng tồi tệ như Việt Nam. Chính quyền Obama, tức Hành phàp có thể bị trói tay, trói chân trước một đối tác có thành tích bất hảo. Cho dù Hoa Kỳ không hài lòng với các hành vi trấn áp bất đồng chính kiến ở trong nước, nhưng chính quyền Obama cũng không mạnh mẽ áp lực, trừ trường họp bị Lập Pháp qui trách nhiệm là đang tiếp tay với chế độ toàn trị, đi ngược lại giá trị “nhân quyền” của nước Mỹ, thì họ mới gượng ép lên tiếng.
Khi Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), áp lực của các định chế kinh tế, các qui luật trong sáng và điều kiện công bằng trong sân chơi thương mại buộc Việt Nam phải tự thay đổi để thích nghị, nhờ vậy Việt Nam từng bước lột xác về kinh tế và xã hội, dù chính trị vẫn còn mang bộ mặt độc đảng, nhưng thú tính thì đã thuần hơn trước nhiều.
Nếu tham gia vào Khối Thương Mại Thái Bình Dương, sức ép của tính trong sạch trong quan hệ kinh tế, buộc Việt Nam phải tự cải tổ hơn nữa. Để trở thành hội viên, Việt Nam phải tôn trọng qui luật lao động, phải có Công Đoàn độc lập, phải có luật pháp nghiêm minh tránh tệ nạn ăn cắp bản quyền, làm đồ giả v.v..Tóm lại, qui trình cần thay đổi để sống còn và hội nhập, buộc CSVN phải tự điều chỉnh các chính sách cai trị để được chấp nhận vào Cộng Đồng Quốc Tế. Nói cách khác, con thú CSVN, đang từng bước thuần hoá những vẫn còn bản chất rừng rú của loài thú và rất khó lòng thay đổi trừ khi có một cuộc cách mạng nhân dân toàn diện.
Và điều này thì không phải là trách nhiệm của Hoa Kỳ, của chính quyền Obama mà là trách nhiệm của nhân dân Việt Nam.
Trung Quốc Muốn Gì?
Trung Quốc không muốn Việt Nam thoát ra khỏi quỉ đạo kinh tế, chính trị và xã hội của họ. Trung Quốc không muốn thấy Việt Nam là đối tác quân sự, liên kết và làm đồng minh với Mỹ để chống lại Trung Quốc. Trung Quốc không muốn Việt Nam trở thành quốc gia phát triển về kinh tế, độc lập về chính trị, mạnh về quân sự và từng bước đi vào quĩ đạo Dân chủ hoá. Trung Quốc có tham vọng “Hán hoá” Việt Nam.
Trung Quốc đã từng ngăn cản Việt Nam vào Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Vì vậy, khi Việt Nam tham gia Khối Thương Mại Thái Bình Dương (TPP), Trung Quốc cũng sẽ không bằng lòng. Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để lôi kéo, áp lực và thậm chí có thể phá hoại để Việt Nam không hội đủ các tiêu chuẩn tham gia.
Sau chuyến đi Trung Quốc của Trương Tấn Sang, Việt Nam đã ký văn kiện đầu hàng. Điều gì làm Hà Nội đã phải cúi đấu thần phục Trung Quốc, nhưng lại đồng ý ký kết một số thoả thuận với Hoa Kỳ về chiến lược để cân bằng ảnh hưởng? Phải chăng cuộc họp hồi tháng 6 vừa qua với Trung Quốc đã đẩy Hà Nội vào vị trí ngã sang Mỹ để tìm thế ỷ dốc? Phải chăng sau cuộc họp ở Bắc Kinh, Hà Nội nhận ra tham vọng nguy hiễm của Trung Quốc, mà chỉ có Mỹ mới có thể bảo vệ được Việt Nam? Vì vậy, một tháng sau đó, Trương Tấn Sang đã nhận chỉ thị Chính trị bộ đi qua Mỹ cầu viện, cho dù phải muối mặt như thế nào? Không phải đột nhiên Việt Nam đồng ý ký chung một văn bản “Hợp Tác Toàn Diện” với Mỹ, để có thể làm Trung Quốc nổi giận. Tiến trình này đã thảo luận từ trước và có thể sẽ không bao giờ được ký, trừ trường hợp Việt Nam thấy có lợi, hay có dấu hiệu bị nguy hiểm, bị đe dọa từ phiá Trung Quốc.
Thực ra, nội dung của “Hợp tác Toàn diện” cũng không có gì ghê gớm lắm. Nó chỉ lập lại một số thảo luận mà hai bên đã làm việc từ nhiều năm trước, nhưng vì nhiều lý do thầm kín, Việt Nam đã không dám ký. Điều quan trọng nhất là phần nói về an ninh quốc phòng thì chỉ nhấn mạnh chung chung, không có gì cụ thể rỏ ràng. “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí tiếp tục Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ và Đối thoại Chính trị – An ninh – Quốc phòng song phương nhằm đánh giá quan hệ quốc phòng và an ninh và thảo luận về hợp tác trong tương lai.”
Cũng không loại trừ trường hợp Việt Nam được Trung Quốc cho phép ký văn bản “Hợp Tác Toàn Diện” với Mỹ , với điều kiện là Việt Nam phải ký các văn kiện đầu hàng với Trung Quốc trước. Với ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc trên thượng tầng lãnh đạo của CSVN, không thể có sự kiện Trung Quốc bị bất ngờ trước hành động Việt Nam đơn phương ký kết “Hợp Tác Toàn Diện” với Mỹ, chỉ một tháng sau khi gặp Tập Cận Bình. Nói cách khác, có thể văn bản “Hợp Tác Toàn Diện” đã được Trung Quốc chuẩn y hồi tháng 6 khi Sang đến Bắc Kinh, đánh đổi lại Việt Nam phải ký văn kiện đầu hàng với Trung Quốc.
Những Vấn Đề Cốt Lõi
Nhân quyền có thể không làm Obama bận tâm vì ông ấy là một trong những Tổng Thống Hoa Kỳ kém về mặt này. Các chiến lược của Toà Bạch Ốc đều do Hội Đồng An Ninh Quốc Gia phác hoạ, đề nghị, và đôi khi quyết định. Nếu có một ông Tổng Thống quan tâm đến nhân quyền, thì mặt trận nhân quyền có thêm điều kiện thuận lợi để áp lực. Nếu không, vai trò Quốc Hội, tức Lập Pháp vẫn là trọng tâm, là mục tiêu để chúng ta vận động.
Trước ngày Sang đến Mỹ, đã có biết bao tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng, có Dân biểu họp báo tố cáo CSVN tại Quốc Hội, có hàng chục Dân biểu, Nghị sĩ ký tên lên án Hà Nội vi phạm nhân quyền. Thậm chí, 4 Dân biểu thuộc đảng Dân chủ, đảng của Obama do bà Dân biểu Zoe Lofgren, lãnh đạo của 38 Dân biểu thuộc Đảng Dân chủ ở California, đã vào tận Bạch cung để họp với Obama và nhấn mạnh yếu tố nhân quyền phải nêu cụ thể trong cuộc gặp với Sang.
Cộng Đồng Người Việt đã làm trọn vai trò “vận động” chính giới, và đã tố cáo trước dư luận thế giới bản chất vi phạm nhân quyền của chế độ độc tài, toàn trị. Biểu tình ở San Francisco trước lãnh sự quán CSVN có đồng bào đến từ San Diego, từ Santa Ana, và từ San Jose; biểu tình ngay trước Toà Bạch Ốc ở Washington DC, có đồng bào đã đến từ nhiều tiểu bang lân cận, thỉnh nguyện thư với hàng chục ngàn chử ký gửi cho Obama v.v…Mặt trận vận động chính giới và đấu tranh tố cáo CSVN đã diễn ra vô cùng hào hứng và sôi nổi. Điều đáng mừng nhất là trong các mặt trận này tại Hải ngoại cũng như tại Việt Nam, đã có sự tham gia đồng bộ của tuổi trẻ Việt Nam, sát cánh cùng các thế hệ đàn anh. Đây chính là một điểm son trong cuộc tranh đấu của dân tộc Việt, để chúng ta yên tâm nhìn về tương lai cho một Việt Nam Tự Do, Dân chủ và Nhân quyền.
Nhân quyền là cốt lõi để Việt Nam được coi đồng minh chiến lược nếu muốn có hậu thuẩn của Lập Pháp Mỹ về quân sự, chính trị và kinh tế. Thượng nghĩ sĩ John McCain từng tuyên bố “Hà nội đang có một danh sách dài về các vũ khí cần mua của Mỹ”. Tuy nhiên “quan hệ an ninh hai bên sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của lãnh vực nhân quyền.”. “ Cần có sự chấp thuận của Quốc Hội Hoa Kỳ thì Việt Nam mới mua được vũ khí sát thương – Có nhiều vũ khí Việt Nam muốn mua và Mỹ cũng muốn chuyển giao cho họ, nhưng điều này chưa thể xảy ra được, trừ khi chính quyền Việt Nam chứng tỏ họ tôn trọng nhân quyền”, Nghị sĩ Joe Lieberman của đảng Dân chủ cũng đã phát biểu như vậy.
Nói cách khác, Hà nội càng nghe theo Bắc Kinh đàn áp nhân quyền, càng bắt giam nhiều blogger, càng tuyên án nhiều anh chị em bất đồng chính kiến thì Việt Nam càng tiến gần Bắc Kinh hơn Hoa Thịnh Đốn. Đây là chiến lược tốt nhất để Bắc Kinh kéo Hà Nội ra khỏi ảnh hưởng của Mỹ. Khi ông Sang đến Mỹ, Hà nội đã tìm mọi cách xoa dịu “hồ sơ nhân quyền” bằng việc dời lại vụ án Luật sư Lê Quốc Quân. Nhưng vụ Điếu Cày thì bất ngờ nên lúng túng. Dù sao, nếu ông Sang có thực quyền, chỉ cần một lệnh của Chính trị bộ, vụ Điếu Cày tuyệt thực đã giải quyết êm thấm, để ông Sang khỏi phải trả lời với Obama và dư luận Hoa Kỳ. Vậy thì, thế lực nào muốn gây khó khăn cho ông Sang? Đồng chí “X” muốn nhân cơ hội vụ Điếu Cày tuyệt thực để làm hỏng uy tín của Đồng chí Sang? Hay cánh thân Bắc Kinh trong Chính trị Bộ, đồng chí “Trọng” không muốn Việt Nam vào được Khối Thương Mại Thái Bình Dương?
Với các chánh quyền Hoa Kỳ, chính sách lưỡng đảng về chiến lược quốc phòng hầu hết đều giống nhau. Đó là không có kẻ thù lâu dài, không có bạn vĩnh cữu. Quyền lợi của nước Mỹ là tối ưu. Điều này giống như Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố, “mèo trắng hay đen gì cũng được miễn là bắt được chuột”. Với Hoa kỳ, “độc tài, quân phiệt hay dân chủ không phải là điều cần giải quyết. Điều quan tâm là chính quyền này có là đồng minh với nước Mỹ hay không?” Và làm thế nào để lôi kéo họ làm đồng minh của Mỹ.
Việt Nam là nhà nước độc tài, chuyện này thuộc nội bộ của Việt Nam, do nhân dân Việt Nam đơn phương giải quyết. Chính quyền Mỹ giao tiếp với chính quyền Việt Nam, trong tiến trình liên hệ, cọ xát và đối tác kinh tế, chính trị, quân sự v.v…, sự thay đổi theo qui trình dân chủ hoá, thúc đẩy sự tôn trọng các giá trị nhân quyền vì quyền lợi hổ tương, sẽ diển ra theo phương cách tự diễn biến của qui luật đào thải, không phải áp lực chủ quan từ Mỹ buộc Hà Nội phải thay đổi.
Chế độ độc tài toàn trị Việt Nam cũng giống như chế độ của các nhà độc tài Trung Đông. Hoa kỳ đã viện trợ cho các lãnh tụ độc tài này rất hậu hĩnh vì họ từng là đồng minh của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khi nhân dân của Ai Cập, LiBăng, Tusnisia lật đổ các chế độ toàn trị, thì Hoa Kỳ và các nước Phương Tây đã đứng hẳn về phiá nhân dân, chứ không đứng vế phiá các nhà độc tài, mà cách đó mấy tháng họ còn mời vào Tòa Nhà Trắng để ký kết, giao tiếp và viện trợ.
Chính nhân dân Việt Nam, trong và ngoài nước phải đứng vững trên đôi chân của mình để đấu tranh dành tự do, dân chủ, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Nhân quyền không đến từ đảng Cộng Hoà hay Dân chủ của Mỹ. Tự do và dân chủ cho Việt Nam, không thể ban phát từ Hoa Thịnh Đốn mà bằng từ sự hy sinh, khôn khéo và đấu tranh không mệt mõi của con dân Việt. Cũng vậy, đòi lại sự toàn vẹn lãnh thổ không thể trông chờ giải quyết từ Đảng CSVN, vì bản chất tay sai và lo sợ mất quyền độc tôn lãnh đạo đã chứng tỏ tư cách hèn kém, phản bội của đảng CSVN. Ngày nào độc đảng và toàn trị còn nắm quyền lãnh đạo trên đất nước Việt Nam, ngày nào Việt Nam còn bị lệ thuộc vào ảnh hưởng của Trung Quốc, ngày đó Việt Nam vẫn còn bị lẩn quẩn trong vòng chậm tiến, độc tài và yếu kém.
Nhân quyền không phải là yếu tố then chốt để đánh đổ chế độ độc tài toàn trị, nhưng nhân quyền là yếu điểm của con thú cộng sản. Đánh vào chổ hiểm, chố yếu tức là nhắm trúng trọng tâm để vừa làm suy yếu chế độ, vừa từng bước cô lập, áp lực buộc chế độ phải thay đổi hay là bị đánh đổ bởi chính một cuộc cách mạng nhân dân toàn diện.
Cũng cần ý thức được sức mạnh toàn diện bao gồm tất cả tầng lớp nhân dân, tôn giáo, thành phần đảng phái, cộng sãn cấp tiến lẫn quốc gia. Cuộc đấu tranh cho một Việt Nam tương lai không thể bị ôm chặt vào “màu cờ sắc áo” của đảng tính hay thành phần, để tự mình cô lập và làm yếu mình trước. Cần ý thức được cuộc đấu tranh cho một Việt Nam tương lai không phải là “độc quyền” của bất cứ cá nhân nào, đảng phái, tổ chức, thành phần nào, thì mới tạo được sức mạnh dân tộc đồng thuận.
Cần đẩy quan niệm “kẻ thù của kẻ thù là bạn giai đoạn của ta” lên tầm chiến lược. Như vậy, lực đấu tranh mới có sức mạnh chính nghĩa, mới tập hợp được đông đảo khối đông quần chúng, và nhiều thành phần để cùng nhắm vào mục tiêu chung, mục tiêu của dân tộc. Kinh nghiệm đấu tranh cho thấy, chính lực lượng phản tỉnh đến từ trong đảng CSVN là những nhân tố vô cùng hữu hiệu để làm suy yếu họ. Nội thù, có sức mạnh còn vũ bảo hơn áp lực từ ngoài.
Khi những người lãnh đạo đầu tiên của Hiến Chương 77, bí mật chia nhau vận động chử ký cho bản Hiến Chương. Cựu Tổng thống Tiệp Khắc, ông Vaclav Havel là người nhận báo cáo đầu tiên từ tay các cộng sự viên. Ông đã choáng trước kết quả, vì chính bản do những người cộng sản phản tỉnh Tiệp vận động, có rất nhiều người Cộng sản phản tỉnh ký tên, còn nhiều hơn cả bản của các anh chị em văn nghệ sĩ và thanh niên sinh viên.
Nhờ vận dụng được sức mạnh đồng thuận của dân tộc, nhờ khôn khéo, can đảm gát qua một bên sự khác biệt của “thành phần tính”, cuộc cách mạng nhung đã thành công, và có dấu ấn rất đậm từ sự đóng góp của những người Cộng sản “phản tỉnh” Tiệp.
© Đỗ Thành Công
© Đàn Chim Việt

- Chuyến công du của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Hoa Kỳ: Bản lĩnh mới của Việt Nam (CATP). - Học giả Mỹ “chấm điểm” cao chuyến thăm của Chủ tịch nước (TVN). - Đọc thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Truman (VNN).- Dân chúng Mỹ bất bình về nhận xét của tổng thống Obama nói về cựu lãnh đạo đảng cộng sản VN (Fox News/ DLB). “Theo các ước tính cho biết có đến khoảng 500 ngàn người dân Việt Nam vô tội bị cộng sản tàn sát do những tham vọng củng cố quyền lực của ông và đảng cộng sản theo chủ nghĩa Mac và Lenin. Ông ta không phải là một nhà dân chủ mà là người cộng sản nồng cốt trong khi ông ấy viết lá thư gởi Tổng Thống Truman“. – Video: Fox News chỉ trích TT Obama nói về Hồ Chí Minh (Fox News/ Hung Nguyen).

- Thứ trưởng Ngoại giao VN: Những người biểu tình đòi nhân quyền là vì tiền (VOA). – Lê Nguyên Hồng – Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn ngu hay dốt? (Dân Luận).- Bình luận của Thứ trưởng Sơn ‘gây bất bình’ (BBC).- Chống bác Sang vì tiền? (FB Thái Bá Tân).- Hòa giải: Việt Nam và Hoa Kỳ tiến về phía trước (Honolulu Civil Beat/ TCPT).
- Nguyễn Hưng Quốc: Việt Nam và Mỹ (VOA’s blog).


- Đoàn Hưng Quốc Chuyến đi của Chủ Tịch Trương Tấn Sang thành công hay thất bại?(BoxitVN). – KHÔNG THẮNG, KHÔNG THUA, CHỈ CÓ NHỤC (TNM).


- MỘT HY VỌNG – TUYÊN BỐ CHUNG CỦA TỔNG THỐNG MỸ BARACK OBAMA VÀ CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG (Trần Kỳ Trung).


Bức thư của ông HCM vẫn còn trong kho lưu trữ của Mỹ tại đây: Document for February 28th: Letter from Ho Chi Minh to President Harry S. Truman, 02/28/1946 (National Archives). - Đọc thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Truman.

-Vietnamese brides popular in Henan township (People’s Daily). ‘Cheaper’ Vietnamese wives sought by Linqi men (Global Times).

- Đại diện Viện kiểm sát đề nghị không giảm án cho các bị cáo (ANTĐ). – Trong khi đó thì Luật sư đề nghị trả tự do cho ông Vươn ngay tại tòa (DV). - Tòa phúc thẩm khiến Tướng Ca -Giám đốc Công an TP. Hải phòng thất hứa?! (Tầm nhìn).- Trực tiếp phiên tòa xét xử Đoàn Văn Vươn (Tầm nhìn). – Xử phúc thẩm vụ án Đoàn Văn Vươn (RFI). – Phiên xử phúc thẩm ông Đoàn Văn Vươn (RFA). - XỬ PHÚC THẨM ĐOÀN VĂN VƯƠN: THỨ NHẤT LÀ… (Nguyễn Quang Vinh). - Diễn biến ngày đầu xét xử phúc thẩm vụ Tiên Lãng (TTXVN). – Xử phúc thẩm vụ Đoàn Văn Vươn: Các bị cáo đều kêu oan (PT).

- Tranh luận gay gắt về phát súng của em trai Đoàn Văn Vươn (TN). – Tranh luận hành vi ‘chống người thi hành công vụ’ vụ án Vươn – Quý (VNN). – Xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn: Làm rõ động cơ nổ súng (VTC). – Em trai Đoàn Văn Vươn hối hận vì bắn vào đoàn cưỡng chế (PLVN). – Buổi chiều ngày xét xử thứ nhất: Bị cáo Đoàn Văn Vươn: “Nổ súng để giữ đất”! (LĐ). – “Chỉ bắn để gây tiếng vang…” (NLĐ). - Bị cáo Đoàn Văn Vươn phủ nhận tội “giết người” (LĐ).

- Ông Đoàn Văn Vươn: ‘Đạn bắn chim không thể làm chết người’ (VNE). - “Kiên quyết không để tồn tại băng nhóm xã hội đen” (TTXVN). – Yêu cầu xử nghiêm tình trạng bảo kê tội phạm (TT).- Xử phúc thẩm ông Đoàn Văn Vươn: Gây án “để gây tiếng vang”? (PLTP). - Anh em Đoàn Văn Vươn xin đổi tội danh (TN).

- Chính quyền thu hồi đất của dân bất hợp lý (DV).

- Đừng kê cho có (PT). - Tố cáo tham nhũng được thưởng 20% tài sản thu hồi (TP).

- Điếu Cày đã tuyệt thực sang ngày thứ 37 liên tiếp, bộ CA tiếp tục trốn tránh để câu giờ (DLB). – Điếu Cày tuyệt thực đến ngày thứ 37, Công an tiếp tục bưng bít thông tin (RFI). - Yêu cầu Chủ tịch Nước và Chính phủ Việt Nam khẩn cấp giải quyết vụ tuyệt thực của blogger Điếu Cày (Boxitvn).


- Vụ tráo thủy tinh thể ở Bệnh viện Mắt Hà nội: Y đức ở đâu? (RFA).

- Về các ca phản ứng sau tiêm vaccin ở Quảng trị: Để bảo đảm khách quan, Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an điều tra (SK&ĐS). – Sự thật bất ngờ chuyện Bộ Y tế cầu cứu Bộ CA (ĐV). – Đình chỉ công tác hai cán bộ y tế trong vụ ba trẻ sơ sinh tử vong (ND). – Vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong: Tạm đình chỉ bác sĩ, nữ hộ sinh (DT). – TỐ GIÁC TỘI PHẠM (Văn Công Hùng).


Nhân Dân, Đình công kéo dài, hơn 2.000 lao động tràn ra quốc lộ. Vinashinlines: Bài 1: Thân phận chìm nổi của những con tàu nghìn tỷ(CAND). – Thuyền viên tàu Sea Eagle về Việt Nam cuối tháng 8? (TTXVN). – Ninh Thuận “nợ” Vinashin hơn 83,8 tỉ đồng (HQ).

- Nợ của quốc doanh Việt Nam tương đương 70% vốn (Người Việt).

Tổng số lượt xem trang