Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Gánh số nợ khổng lồ, kinh tế TQ sớm muộn cũng khủng hoảng trầm trọng

-Son Tran
-Đừng bất ngờ nếu nền kinh tế Trung Quốc rơi vào khủng hoảng
Gánh số nợ khổng lồ, kinh tế TQ sớm muộn cũng khủng hoảng trầm trọng !
Sau khi nghiên cứu tổng số nợ mà nền kinh tế Trung Quốc đang phải gánh trên vai ở thời điểm hiện tại, viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey đã đưa ra nhận định trên. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới liệu có rơi vào khủng hoảng?


Đây như là một đòn đau đánh vào TQ khi bản báo cáo mang màu sắc bi thảm với Trung Quốc này lại được công bố trùng khớp với thời điểm Bắc Kinh đưa ra tuyên bố về một giai đoạn mới của nền kinh tế thứ hai thế giới trong đó ảnh hưởng tài chính của Trung Quốc trong khu vực sẽ bắt đầu gia tăng khi ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á do nước này là cổ đông chính bắt đầu đi vào hoạt động.



Chính phủ Trung Quốc thì đang bực tức bởi bản báo cáo bất lợi này, nhưng không thể phản bác, khi mà nó đang chỉ ra nhược điểm lớn nhất ở thời điểm hiện tại của Trung Quốc một cách chính xác: nợ nần đang là tử huyệt lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Điều khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc bực tức là thời điểm viện nghiện cứu McKinsey công bố bản báo cáo về tình hình nợ nần của các cường quốc kinh tế trên thế giới lại trùng khớp với thời điểm Bắc Kinh đang hả hê về những gì mới diễn ra xung quanh việc ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) vừa chính thức đi vào hoạt động.
Không chỉ được coi là đối trọng lớn nhất với ngân hàng phát triển châu Á ADB do Nhật Bản nắm giữ trong việc cung cấp nguồn tài chính cho các dự án phát triển ở khu vực đồng nghĩa với mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền kinh tế khu vực châu Á; mà việc lôi kéo được khá nhiều đồng minh của Mỹ như Australia, Hàn Quốc hay Anh gia nhập AIIB cũng được xem là một thành công của Trung Quốc dù các nhà phân tích đang cho rằng điều này cũng không có gì là quan trọng lắm.
Chính vào thời điểm mà Bắc Kinh đang cảm thấy thỏa mãn nhất về việc cuối cùng Trung Quốc cũng đã trực tiếp thách thức hệ thống tài chính khu vực châu Á từ trước đến nay vẫn nằm trong tay Nhật Bản và Mỹ thì bản báo cáo của viện nghiên cứu McKinsey không khác gì một quả bom giáng thẳng vào sự hả hê của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Bản báo cáo của McKinsey đã chỉ ra rằng, Trung Quốc đã chính thức vượt qua Mỹ để trở thành nước có tổng số nợ quốc gia lớn nhất. Theo đó, tổng số nợ của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại đang đạt mức 282% GDP so với 269% GDP của Mỹ hay 258% GDP của Đức. Tổng số nợ của Trung Quốc ước tính đạt khoảng gần 30 ngàn tỷ USD là tổng cộng của mức nợ công chính phủ, nợ của các địa phương Trung Quốc và nợ của các doanh nghiệp nước này.
Bản báo cáo này cũng chỉ ra rằng, nếu như Trung Quốc để chỉ số tăng trưởng nợ nần tiếp tục tăng trưởng như thời gian vừa qua thì tổng mức nợ quốc gia của nước này có thể đạt đến mức 400% GDP vào năm 2018 – một mức nợ khổng lồ gần như chắc chắn sẽ nhấn chìm Trung Quốc vào một cuộc khủng hoảng trước năm 2020.
Qủa thực, nhìn vào chỉ số tăng trưởng nợ quốc gia của Trung Quốc trong vòng khoảng hai thập kỷ trở lại đây, các nhà kinh tế không khỏi bàng hoàng. Trung Quốc đang thực sự là một cỗ máy xay tiền khổng lồ của thế giới, nó thu hút tất cả những nguồn vốn có thể gọi đến và ngốn ngấu tất cả. Nợ doanh nghiệp ở Trung Quốc đang đạt mức cao nhất thế giới là 125% GDP còn nợ địa phương ở nước này cũng đã tăng lên ba lần chỉ trong vòng 7 năm qua.
Khả năng thu hút các nguồn vốn vay và ngốn ngấu nó của Trung Quốc đang khiến cả thế giới ngỡ ngàng, nó tăng trưởng nhanh chóng một cách kỳ lạ và đem đến một cảm giác đầy rủi ro khi mà Bắc Kinh vẫn gần như không có một biện pháp mạnh mẽ nào để kiểm soát quả bom nổ chậm khổng lồ này. Trong động thái mới nhất, chính phủ Trung Quốc đã cho phép các địa phương được gia hạn các khoản nợ sắp đến hạn chi trả với lãi suất thấp, nhưng nó vẫn chỉ là một động thái giúp trì hoãn một thời gian ngắn chứ không thể khiến khối nợ công khổng lồ đó giảm đi.
Tình trạng hiện tại của nợ quốc gia Trung Quốc đang khiến người ta nhớ lại tình trạng tương tự ở Nhật Bản cách đây 25 năm. Khi đó nền kinh tế Nhật Bản cũng phát triển quá nóng liên tục trong khoảng hai thập kỷ trước đó và tạo ra khoản nợ quốc gia khổng lồ, và khi khủng hoảng nổ ra khoản nợ khổng lồ này đã nhấn chìm kinh tế Nhật Bản vào một giai đoạn suy thoái kéo dài mà thế giới vẫn gọi là “hai thập kỷ mất mát”.
Nền kinh tế Trung Quốc hiện tại cũng đang ở trong nguy cơ tương tự. Bất kể một động thái muốn giải quyết một cách nóng vội hay ì ra không làm gì cũng có thể khiến nền kinh tế của Trung Quốc sụp đổ ngay tức khắc, khi khoản nợ quá lớn ấy không khác gì một cái u ung thư, để mặc nó tự do phát triển hay vội vã cắt bỏ nó đều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Các chuyên gia cho rằng, kể cả chính phủ Trung Quốc có tìm ra được một giải pháp phù hợp để giải quyết khoản nợ quốc gia khổng lồ này, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong những năm tới cũng sẽ suy giảm mạnh. Giải pháp duy nhất khả dĩ có hiệu quả hiện nay được các học giả Trung Quốc đề cập là việc chính phủ Trung Quốc cần tạo ra một hệ thống tập trung giải quyết tình trạng nợ xấu này, trong đó Bắc Kinh cần thành lập những tổ chức riêng biệt chịu trách nhiệm mua những khoản nợ xấu của doanh nghiệp - cả quốc doanh lẫn tư nhân – và các địa phương để tiến hành cơ cấu nó.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ phải chi ra hàng chục tỷ USD mỗi năm chỉ để mua và cơ cấu lại những khoản nợ xấu từ các địa phương và doanh nghiệp. Và trong bối cảnh mà nền kinh tế thứ hai thế giới này đang có dấu hiệu chững lại và cần các động thái kích thích kinh tế hơn bao giờ hết để duy trì tốc độ tăng trưởng, thì việc mất đi hàng chục tỷ USD mỗi năm để giải quyết nợ xấu chẳng khác nào một đòn chí tử vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng như thế vẫn còn hơn là cố níu kéo lấy tốc độ tăng trưởng và để cho quả bom nợ nần làm sụp đổ cả nền kinh tế.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)/MTG

Trung Quốc đang khốn đốn với nợ công

Đem tiền ra đầu tư ở bên ngoài để tranh giành ảnh hưởng trong khi trong nhà đang tràn ngập bởi nợ nần, đó có vẻ như không phải là cách làm sáng suốt. Vì thế, cũng chẳng lấy gì làm lạ khi chương trình giảm nợ của Trung Quốc chẳng khác nào muối bỏ bể. Có thể nói Trung Quốc đang khốn đốn với nợ công.


-Sự thật về sự "giàu có" của Trung Quốc-
Liên tục tăng trưởng kinh tế với tốc độ hai con số trong vài thập kỷ qua là một thành tựu không thể phủ nhận của Trung Quốc nhưng điều đó không thể che giấu một thực tế càng tăng trưởng. Trung Quốc càng ‘bỏ rơi’ phần lớn người dân của mình.





Hẳn nhiều người còn nhớ, trong một cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng tuyên bố rằng: "Với tầng lớp trung lưu ngày càng tăng của Trung Quốc, tôi tin rằng trong những năm tới, chúng ta có thể tăng gấp đôi xuất khẩu và tạo ra nhiều công ăn việc làm tại Hoa Kỳ".

Tuy nhiên, khi nhìn sâu vào nền kinh tế Trung Quốc người ta nhận thấy rằng cái gọi là một tầng lớp trung lưu với thu nhập và tiêu dùng gia tăng nhanh chóng đang dần dần biến mất. Thay vào đó, nền kinh tế nước này vẫn đang bị chi phối bởi các công ty nhà nước và các khoản đầu tư nhà nước cũng như sự bất bình đẳng gia tăng nhanh chóng. Thay vì cho ra đời một tầng lớp trung lưu đô thị to lớn, Trung Quốc lại chỉ sản sinh một tầng lớp thượng lưu nhỏ bé nhưng “xài sang một cách đáng ngạc nhiên” và phần dân số còn lại có thu nhập và tiết kiệm ngày càng bị xói mòn bởi lạm phát.

Các thống kê gần đây của chính phủ Trung Quốc công bố đã phần nào thể hiện điều này. Đầu tiên, thu nhập của người dân đô thị chỉ tăng với tốc độ khoảng 7,8%/năm mặc dù tăng trưởng kinh tế của cả nước đạt gần 10%/năm. Trong khi đó, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng tăng 14,5%. Mô hình tăng trưởng này cho thấy sự bất bình đẳng đang gia tăng.

Nhìn kỹ hơn nữa vào “danh sách shopping” giới chuyên gia đã thấy những vấn đề đáng lo ngại thực sự. Tốc độ tăng trưởng lớn nhất bao gồm các mặt hàng như: Đồ trang sức (46%), đồ nội thất (37%), xe ô tô (34%) và vật liệu xây dựng (34%). Về cơ bản, đây là những mặt hàng liên quan đến việc chi tiêu của tầng lớp thượng lưu. Sự tăng trưởng một cách quá mạnh các mặt hàng xa xỉ có nghĩa là thu nhập xám (khoản thu nhập mập mờ giữa hợp pháp và bất hợp pháp) chiếm một tỷ trọng đáng kể.

Trong báo cáo của một nhóm các chuyên gia tài chính Thụy Sỹ , dựa trên một cuộc khảo sát các ộ gia đình đô thị Trung Quốc trong năm 2009, người ta tìm thấy gần 1,5 nghìn tỷ USD trong thu nhập xám không được báo cáo trong các con số thu nhập hộ gia đình chính thức. Hơn 60% thu nhập xám này nằm trong 10% số hộ gia đình. Con số mới nhất cũng cho thấy rằng trong khi thu nhập của hộ gia đình bình thường có khả năng tăng trưởng khoảng 8%/năm, thì 10% số hộ gia đình “xài sang” này có thể tăng trưởng hơn 25%.

Hàng đoàn người xếp hàng chờ bước chân vào những cửa hiệu bán đồ xa xỉ phản ánh sự bất bình đẳng về thu nhập đang gia tăng mạnh ở Trung Quốc.


Tầng lớp trung lưu đang phát triển cũng không có mặt trong số các sinh viên tốt nghiệp đại học gần đây. Theo Bộ Giáo dục, chỉ có 68% sinh viên tốt nghiệp đại học trong năm 2010 đã có thể tìm được việc làm thường xuyên. Ngay cả trong số những người tìm được việc làm, tiền lương thường không cao hơn hoặc đôi khi còn thấp hơn hơn so với các lao động nhập cư (lao động không có trình độ, tay nghề từ nông thôn ra thành thị) tại các nhà máy. Bất chấp những việc đó, Trung Quốc đã có được những năm có tốc độ tăng trưởng 10% một cách ngoạn mục. Tuy nhiên, mức tăng trưởng ấn tượng này không đi kèm với việc tỷ lệ tuyển dụng cao, lương bổng tốt cho sinh viên tốt nghiệp đại học. Ở các thành phố lớn, nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học sống trong những ngôi nhà chật chội “như một tổ kiến” vì họ không đủ tiền thuê nhà rộng rãi hơn.

Chưa hết, các dữ liệu mới nhất cho thấy, hiện đang có tới hơn 27,8 nghìn tỷ nhân dân tệ “nèm chết dí” trong các vụ đầu tư tài sản cố định, 15 nghìn tỷ nhân dân tệ khác được các doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào bất động sản. Ngay cả trong số các công ty cổ phần người ta vẫn tin rằng thực sự là do nhà nước kiểm soát. Như vậy, ít nhất là về đầu tư, nhà nước vẫn kiểm soát phần lớn.

Tại sao Trung Quốc có một nền kinh tế là rất không công bằng? Câu trả lời là khá đơn giản là các hộ gia đình Trung Quốc có ít sự lựa chọn ngoài việc gửi tiền vào các ngân hàng nhà nước. Và khi lạm phát tăng cao, họ chỉ có thể thu về một lãi suất thực âm từ các ngân hàng bởi vì chính phủ ấn định lãi suất huy động ở mức thấp hơn lạm phát. Trong khi đó, các nhà kinh doanh bất động sản vẫn có thể tận dụng “mối quan hệ hữu hảo” với các lãnh đạo, quan chức ngân hàng và có thể vay tiền với mức lãi suất mà là gần bằng không trong điều kiện thực tế. Ở cấp địa phương, người nông dân cũng ngày một nghèo đi bởi chính quyền địa phương vẫn đang tịch thu đất đai và bất động sản dưới danh nghĩa “phục vụ công cuộc công nghiệp hóa” và bồi thường cho họ một khoản tiền khá thấp, đôi khi là gần như không đáng kể.

Khi mà phần lớn dân số Trung Quốc không nhìn thấy lợi ích của tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, họ sẽ đứng dậy đấu tranh và nguy cơ bất ổn xã hội đang đến rất gần
Hệ quả là các hộ gia đình bình thường thực sự càng nghèo hơn một cách tương đối và thậm chí trong điều kiện tuyệt đối. Trong khi đó, mặc dù tăng trưởng mạnh mẽ, bản chất của sự phát triển đã thay đổi theo thời gian. Như lý giải của chuyên gia Yasheng Huang tại Trường Kinh doanh Sloan MIT (Mỹ), thời gian tăng trưởng “lành mạnh” của Trung Quốc và vào những năm 1980, khi nông dân sản xuất và bán hàng công nghiệp nhẹ cũng như nông sản sang các thị trường hàng hóa đang nổi lên nhanh chóng. Vào cuối những năm 1990 đến nay, tăng trưởng ngày càng dựa vào xuất khẩu ròng và đầu tư nhà nước nhưng giảm dần về tiêu thụ hộ gia đình. Mặc dù mô hình tăng trưởng này có thể tiếp tục cho kết quả cao trong vài năm nữa nhưng khi mà phần lớn dân số Trung Quốc không nhìn thấy lợi ích của nó, họ sẽ đứng dậy đấu tranh và nguy cơ bất ổn hay thậm chí là đổ vỡ xã hội đang đến rất gần.

Lê Trí-Nguồn Infonet

-Ngân sách quốc phòng Trung Quốc đạt 270 tỷ USD vào năm 2021
Quân đội Trung Quốc đau đầu vì chính sách một con
Trung Quốc – Chưa thành cường quốc đã sa sút
Điểm mặt chiến hạm ‘khủng’ của Trung Quốc sẽ tập trận với Nga
Hơn 400.000 dân Hồng Kông biểu tình đòi Trung Quốc tôn trọng
Trung Quốc: Phải về thăm cha mẹ già hoặc sẽ bị phạt tù!
Trung Quốc ráo riết gia tăng quyền lực mềm ở Thái Lan
Trung Quốc: Tình cảnh đáng sợ của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới
Trung Quốc: Nước giàu, dân nghèo?


World Bank: Việt Nam đang kẹt trong tăng trưởng chậm (SGTT 13-7-13)
VN tăng trưởng chậm nhất trong 2 thập kỷ (KP 12-7-13) -- Vietnam Faces Risk of Prolonged Slow Growth: World Bank (Bloomberg 11-7-13)
GS.Võ Tòng Xuân: ’Hãy cứu nông nghiệp và nông dân thiệt thòi’ (PN Today 12-7-13) 'Không điều chỉnh tiếp tỷ giá' (VnEx 10-7-13) -- Phó Thống Đốc NHNN Lê Minh Hưng nói. (Cho ai chưa biết: Lê Minh Hưng là con của thượng tướng Lê Minh Huơng, cố Bộ trưởng Nội Vụ. Không biết có nước nào khác có "cửa thông" giữa Công an và NHNN rộng rãi như Việt Nam không? Ngoài ông Hưng còn có ông NT Dũng, từng làm Thứ trường Nội vụ, rồi có lúc là Quyền Thống đốc NHNN, và bây giờ là... Chắc còn nhiều người nữa) Tỷ giá tăng do... “cơ cấu tài sản” (SGTT 10-7-13) Dự tính tỷ giá cả năm đã được… tính (VnE 10-7-13)

Tỷ giá tăng do... “cơ cấu tài sản” (SGTT 10-7-13) Dự tính tỷ giá cả năm đã được… tính (VnE 10-7-13)


Hàng Việt đang hết “đất sống”? (PLTP 10-7-13) -- P/v bà Vũ Kim Hạnh

Đừng bỏ núi tiền hút nhân tài về "cắp ô" (TVN 10-7-13)

Nợ xấu của công nghiệp chế biến, chế tạo lớn hơn cả bất động sản (SM 10-7-13)

Cảnh sát dẫn đầu trên biểu đồ tham nhũng (PLTP 10-7-13)Không ai xem ông Đinh La Thăng ra gì cả: Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị đến cùng hay chỉ phát biểu chơi? (LĐ 10-7-13)

TS.Phạm Sỹ Liêm:Giải quyết một tí, rồi cúng tiền cho chuyện khác (ĐV 12-7-13)
PGS.Lê Cao Đoàn: Tỉ giá và động cơ lướt sóng chuộc lợi (ĐV 12-7-13)

Giàu cảm xúc như quan chức Việt Nam! (PN Today 13-7-13) -- Chủ tịch Quốc hội đau lòng, đại biểu rưng rưng nước mắt, Thống đốc và Bộ trưởng Giáo dục đau lòng, Bộ trưởng Y tế xót xa…
Công chức Việt Nam thời thượng nhất thế giới? (PN Today 10-7-13)

Nguyễn Tấn Dũng lại phong tướng thêm cho Công an: Công bố, trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thăng cấp bậc hàm cấp Tướng CAND năm 2013 (CAND 13-7-13)


Cần "sòng phẳng" và minh bạch trước lịch sử (tamnhin 12-7-13)


Giá vàng gắn với độc quyền (NLĐ 13-7-13) -- Bài TS Lê Đăng Doanh


- Khởi tố 4 bị can nguyên là cán bộ quỹ tín dụng (TN). - Nguyên Chánh án TAND H.Mường Lát vào tù (TN). - Kỷ luật Bí thư và Chủ tịch UBND H.Lấp Vò (TN). - Luật sư và giám đốc câu kết lừa đảo (DV). - Vàng, những câu hỏi không thể trả lời (Nguyễn Vạn Phú). – Đã hạn chế tình trạng “gom” vàng đấu thầu (VnEco). –Nhu cầu vàng chưa giảm (ND). – Giá vàng sụt giảm có ý nghĩa gì? (Gafin). – Vàng đấu thầu tiếp tục bán chạy(TBKTSG). – Vàng đấu thầu đắt khách dù thị trường trầm lắng (ĐT). – NHNN chào bán tiếp 26.000 lượng vàng phiên 12/7 (Gafin). – TCTD chỉ được giữ hộ vàng khi NHNN cấp phép (Vietstock). – Cấm sử dụng trái phép vàng giữ hộ dân(VNE). – Lại ‘mở đường’ cho dịch vụ giữ hộ vàng? (Zing).

- Chỉ 3 DNNN được đề nghị vay gói 30.000 tỷ đồng (TTXVN).

- Nhiều trung tâm thương mại đóng cửa vì ế ẩm (VNE).

- Được, mất khi tham gia TPP (NLĐ). – Lo doanh nghiệp da giày không có lợi nhiều từ TPP (TBKTSG).

- Tháo gỡ khó khăn cho nông dân (NLĐ).- Tiền bế tắc, dân xót ruột vì lợi nhuận teo tóp (VEF).

- Giá USD chợ đen hạ, chênh lệch giá vàng giảm mạnh (SGTT).

- 26.000 lượng vàng đấu thầu được mua hết (SGGP).- Tăng phiên thứ 4 liên tiếp, giá vàng chạm mức cao nhất 3 tuần (CF). - Ngân hàng giữ hộ vàng phải được cấp phép (PLTP).

- Lạm phát vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro (PLTP).

- Chết khô vì cạn tiền, bẹp dí với tồn kho (VEF).


Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng: Cứu dân, doanh nghiệp hưởng lợi (KT 13-7-13) -- P/v Cao Sỹ Kiêm. Bộ Xây dựng muốn bơm vốn cho nhà giàu? (infonet 13-7-13)


Việt Nam nạo phá thai càng cao thì hạnh phúc càng nhiều? (PN Today 13-7-13)


Rùng mình ở chợ 'chạy tàu' (Petrotimes 13-7-13)


Làng nghề Việt hay “phố Trung Quốc”? (KP 13-7-13) - Hà Nội tràn ngập khoai tây Trung Quốc (TN).- Mặc quần bò Trung Quốc dễ nhiễm bệnh nan y (VEF).

- Hà Nội: Nhếch nhác phố văn minh đô thị (TP).

- Người dân Hà Nội ‘làm xiếc’ trên sông (TP).


Vì sao dân kéo nhau ra nước ngoài chữa bệnh? (VNN 13-7-13)

- Liên tục phát hiện thực phẩm không an toàn: Quản lý phần “ngọn” (SGTT).

- Tương ớt gây ung thư: Quảng Nam phản pháo nhà khoa học (LĐ/VEF). - Vận động dân gửi tiền đền bù vào ngân hàng (TN). - Khóc, cười với tiền đền bù: Chơi sang như dân xóm Nghèo (DV).

- Nhập cảnh vào Việt Nam, làm thẻ ATM giả để trộm cắp (PT).

- Gas giả: Diệt hoài không hết (PLTP).

- Ngừng lưu thông 13 loại nước uống đóng chai (TN).

- Nghi cơm có dòi, công nhân đồng loạt ngất xỉu (TN).



- 1 ngày, 2 vụ ngừng việc tập thể ở TP.Hồ Chí Minh: Do không minh bạch tiền lương (LĐ).

- Khắc phục ô nhiễm như … ‘ném đá ao bèo’ (Tin tức).

- Nữ công nhân nhảy cầu, để lại thư tuyệt mệnh (DT).



Chỉ nhà giàu mới thành người thủ đô (?!) (LĐ 13-7-13)


Đại gia Việt chịu chơi, chi triệu đô tậu biệt thự (KT 13-7-13)


Về Ngô Đình Diệm: Lần đầu tiết lộ chuyện giới tính và con rơi của Ngô Đình Diệm(GĐXH 12-1-13)

Giáo dục Việt luôn tạo ra sự sợ hãi và rập khuôn (SM 13-7-13)
Lưu Quang Vũ với “số phận văn hóa” (NLĐ 30-6-13) Tính thời đại là linh hồn(NLĐ 1-7-13) -- Nguyễn Thị Minh Thái viết về Lưu Quang Vũ
Đỗ Hoàng Diệu có còn nổi loạn? (TP 13-7-13)
Những lần gặp Bế Kiến Quốc (CAND 13-7-13)
Giường đâu chỉ để mơ (SGTT 13-7-13) -- "Chiếc giường thấy sự đợi chờ của vợ, thấy cả sự trằn trọc của chồng. Chiếc giường dự báo thời tiết được ngày mai khi đêm nay, tình yêu là nồng nàn hay hờ hững." Trời đất!

- Hiện tượng suy giảm năng lượng của con người: Việc làm nhỏ – hệ lụy lớn (PT).- Ông Trầm Bê lần đầu về quê Trà Vinh, sau “sự cố” treo ảnh ở chùa (GDVN).

- Xuất quân giúp đồng bào vùng cao trồng rừng (TN).

- Trụ điện bất ngờ ngã, người đi đường hốt hoảng (TN).


- Đạp xe đi bán… càphê (LĐ).


- Không có chỗ cho người già… (SGTT).

- Người Việt sống trên biển Hồ Campuchia (RFA).

Tổng số lượt xem trang