Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Nhân viên Vietnam Airlines kêu cứu

-Nhân viên Vietnam Airlines kêu cứu
 
Chiều 18.11, tòa soạn Báo điện tử Một Thế Giới nhận được đơn kêu cứu của một người xưng là “đại diện các anh em đang làm việc tại Công ty Kỹ thuật hàng không (VAECO) – một công ty con của Vietnam Airlines, đang bị ép phải ký hợp đồng ràng buộc 20 năm.
“Tôi gửi các thông tin này để kệu cứu cho các anh em đang làm việc tại Công ty Kỹ thuật hàng không (VAECO), là công ty con của Vietnam Airlines. Chẳng đặng đừng tôi mới phải lên tiếng thế này chẳng khác gì vạch áo cho người xem lưng.

Trước giờ nội tình bên trong luôn là cánh cổng bí mật với báo giới. Tuy nhiên, do mọi người đang bị ép quá mức chịu đựng nên mới phải lên tiếng để nhờ bên ngoài hỗ trợ. Chúng tôi muốn lấy làm tiếc khi phải hành động mạo hiểm như thế này…” – lá đơn viết.
Đọc qua lá đơn, có thể khái quát sự việc: Do nhu cầu phát triển, Vietjet Air đang cố gắng tìm cách lôi kéo  những nhân viên kỹ thuật hàng không của Vietnam Airlines bằng cách trả lương cao gấp 3 lần so với mức lương họ đang hưởng ở Vietnam Airlines, đạt mức xê xích từ 21 – 58 triệu đồng tùy trình độ.
Tuy nhiên, để có được một nhân viên kỹ thuật CRS (tạm hiểu nhân viên dịch vụ khách hàng), Vietnam Airlines đã phải chi ra những khoản tiền lớn gọi là chi phí đào tạo, trong khi Vietjet Air không phải bỏ ra khoản chi phí này.
Đây cũng chính là lý do khiến Công ty Kỹ thuật hàng không VAECO đưa ra qui định bắt nhân viên phải ký hợp đồng ràng buộc từ 10 – 20 năm, nếu không phải đền bù một số tiền lớn cho chi phí đào tạo.
“Công việc của chúng tôi là chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho máy bay sau các chuyến đi, áp lực cao, trọng trách nhiều vì ảnh hưởng đến an toàn các chuyến bay.
Trước đây, công việc này do các chuyên gia nước ngoài đảm trách với mức chi trả hậu hĩ… Khoảng 10 năm trở lại đây, công việc dần chuyển giao cho người Việt đảm trách….. Tuy nhiên, mức chi trả cho kỹ thuật máy bay khá chênh lệnh so với chuyên gia nước ngoài.
Ví dụ thực tế: trả cho một ông chuyên gia nước ngoài từ 8.000 – 12.000 USD, một phi công từ 1.500 – 4.000 USD trong khi 1 kỹ thuật máy bay cho vị trí tập sự là 350 USD, trình độ A là 500 USD và chuyên gia là 1.000 USD.”… lá đơn viết.
Chính lý do này khiến một số nhân viên VAECO đã nghỉ việc để sang công ty mới có mức đãi ngộ cao hơn. Và cũng vì như vậy, Công ty VAECO đã “vội vã” xây dựng các văn bản qui định về mức chi phí đào tạo và các khoản bồi thường, buộc những nhân viên đã nghỉ việc phải bồi 500 triệu đồng/người cho chi phí đào tạo nếu đạt trình độ A, còn đạt trình độ B1 hoặc B2, con số lên đến trên 1 tỉ đồng. Cách tính chi phí này bị những người làm đơn đánh giá là “không xác đáng”.
Những người ở lại cũng bị bắt ký hợp đồng cam kết phục vụ công ty, tùy mức chi phí công ty bỏ ra đào tạo mà mọi người phải làm việc từ 10 – 20 năm.

Một Thế Giới
Tối 18.11, ngay sau khi đưa thông tin về lá đơn kêu cứu của các nhân viên kĩ thuật công ty VAECO cũng như phát ngôn của lãnh đạo công ty này, phóng viên Motthegioi,vn đã có cuộc trao đổi với các luật sư xung quanh tình huống pháp lí trên.
Phó chủ nhiệm đoàn luật sư TP.HCM, luật sư Trần Mỹ Thoa, phân tích: nhân viên kĩ thuật là người lao động và VAECO là doanh nghiệp sử dụng lao động. Như vậy, những ràng buộc giữa hai bên phải căn cứ trên Luật Lao động và thỏa ước của người lao động với doanh nghiệp.
“Phải xem giữa VAECO và các nhân viên kĩ thuật có cam kết các điều khoản về bồi thường chi phí đào tạo, thời gian làm việc không. Những ràng buộc này thường nằm trong hợp đồng lao động. Nếu có thì bên nào vi phạm các điều khoản của hợp đồng sẽ phải bồi thường”, Luật sư Trần Mỹ Thoa nói.
“Thỏa ước được VAECO thành lập sau tình huống Vietjet Air kéo người muốn có giá trị thì nó phải được VAECO thông qua tại đại hội công nhân viên chức và công đoàn cơ sở chứ không thể là ý muốn chủ quan của ban giám đốc.  
Về tình huống ngay sau khi có sự chiêu mộ nhân viên từ Vietjet Air thì VAECO mới ban hành quy định bắt buộc thời gian làm việc và khoản tiền bồi thường chi phí đào tạo, luật sư Thoa nói:
“Quy định về thời hạn và bồi thường phải trên tinh thần tôn trọng và tự nguyện. Nếu VAECO ép người lao động kí thì đã vi phạm pháp luật về lao động. Ngoài ra, thỏa ước kí kết giữa nhân viên kĩ thuật và doanh nghiệp phải thể hiện tính dân chủ, được thông qua trước toàn thể doanh nghiệp”.
Đồng tình với quan điểm trên, luật sư Phan Minh, đoàn luật sư TP.HCM, nói thêm: Hiện nay với nhu cầu lao động tay nghề cao rất lớn nên phát sinh những tình huống buộc pháp luật phải thay đổi cho phù hợp.
Thời gian lao động và các khoản chi phí bồi thường, chi phí đào tạo… thường sẽ được doanh nghiệp ghi rõ trong hợp đồng. Điều này sẽ rất đơn giản nếu người lao động bỏ doanh nghiệp ra đi “tìm bến đỗ mới”, thì chủ doanh nghiệp căn cứ theo hợp đồng mà đòi hoàn trả. Còn ngược lại thì không thể trách được người lao động.
“Tâm lí thông thường của người làm công lãnh lương là nơi nào có thu nhập cao hơn thì đi. Vì thế, những thỏa ước chung trước khi làm việc giữa hai bên là rất quan trọng”, Luật sư Minh phân tích.
“Tâm lí thông thường của người làm công lãnh lương là nơi nào có thu nhập cao hơn thì đi. Vì thế, những thỏa ước chung trước khi làm việc giữa hai bên là rất quan trọng”, Luật sư Minh phân tích. 
Bình luận về tình huống sau khi có câu chuyện Vietjet Air thu hút người của VAECO, luật sư cho biết:
“Thỏa ước được VAECO thành lập sau tình huống Vietjet Air kéo người muốn có giá trị thì nó phải được VAECO thông qua tại đại hội công nhân viên chức và công đoàn cơ sở chứ không thể là ý muốn chủ quan của ban giám đốc.
Trên cơ sở ý kiến số đông tán thành thì thỏa ước mới mới hợp pháp. Còn ban giám đốc VAECO tự ý ra thỏa ước rồi buộc người lao động kí thì chưa đúng với quy định. Như vậy, người lao động bị ép buộc phải kí và họ có quyền không chấp nhận”.
Thanh Nhã
Máy bay Vietnam Airlines hạ cánh mới biết rơi bánh
-Hơn chục hành khách dùng tên giả đi máy bay Vietnam Airlines
Hiện tượng dùng vé máy bay mang tên người khác một lần nữa tái diễn tại sân bay Đà Nẵng. Mỗi khách vi phạm bị phạt một triệu đồng.
-
Dùng giấy tờ giả đi máy bay
17/11/2013 09:26 (GMT + 7)
TT - Nhiều trường hợp hành khách dùng giấy tờ tùy thân giả với tên khác làm thủ tục lên máy bay bị an ninh hàng không phát hiện. Mới đây nhất là vụ 13 hành khách trên một chuyến bay dùng giấy tờ giả làm thủ tục lên máy bay của Vietnam Airlines (VNA).
- Hàng không vẫn “cháy vé” dù rất ít người mua!
--Thiếu tiền ăn chơi, trai làng bắt cóc trẻ em bán sang Trung Quốc
- Quảng Bình: Hàng chục hồ sơ được “phù phép” để hưởng chế độ ưu đãi (LĐ). - Sắp xử vụ tham ô tại Vifon (BBC). - Đình chỉ hoạt động Công ty Hào Dương (TBKTSG). - Chuyển BCĐ Phòng chống tham nhũng mới chỉ là… thay đổi màu áo (DT). - Vụ lương khủng “lọt lưới” kiểm điểm Nghị quyết Trung ương 4 (PLTP).- “Tham nhũng từ 1 tỷ đồng trở lên cần phải tử hình” (VnEco). - Tử hình với tội phạm kinh tế, khi nào?(ĐTCK). - Lương tiền tỷ, còn nhiều sếp DNNN chưa bị lộ (VNN). - Vinashin, Vinalines qua báo cáo của Bộ trưởng Thăng (VnEco). - NGUYÊN CHỦ TỊCH/TỔNG GIÁM ĐỐC RA VÀNH MÓNG NGỰA (Tân Châu). -Hàng chục cán bộ ngân hàng bị điều tra (MTG).
- Không còn Bộ nào chỉ có 4 Thứ trưởng: Làm sao tiết kiệm chi? (VOV).

- ‘Ghế nóng” dành cho ai? (VNN). - Không được chất vấn vẫn theo bộ trưởng đến cùng (VNN). - Để chất vấn phản ánh đúng đòi hỏi của cử tri (PLTP).- Luật tiếp dân (LĐ). - Nhiều cán bộ quát nạt dân vì… sợ dân (KT).- Du sinh, lao động, và lấy chồng ngoại (DCCT).


- Vì sao phụ nữ VN muốn kiếm chồng ngoại (BBC). - - Lừa XKLĐ, chiếm đoạt tiền tỉ (PLTP).


--Lao động VN tại Nga phải đưa thông tin về nơi cư trú vào hợp đồng lao động
- Công nhân đình công vì không được đóng bảo hiểm, thức ăn có đỉa (ĐS&PL).- Thanh Hóa: Hàng trăm công nhân đình công đòi quyền lợi (SGGP).







-Tại sao Úc ra thông báo về quyền nghiệp đoàn ở VN?
Ngoại Trưởng Úc Bob Carr nói với Ngoại Trưởng CSVN trong cuộc họp ASEAN ở Brunei ngày 30/6 rằng Úc muốn thấy Việt Nam tôn trọng quyền nghiệp đoàn, bắt đầu với việc trả tự do cho Chương-Hùng-Hạnh đang bị tù vì tranh đấu cho quyền này. Về tù nhân lương tâm, ông cũng nêu trường hợp LS Cù Huy Hà Vũ và Lê Quốc Quân. Thay vì nói kín đáo theo thông lệ ngoại giao, ông Carr ra thông báo về việc này. Tại sao? Những bước gì đã đưa đến bước này?
   


TIẾN TRÌNH

Ông Bob Carr lên nhậm chức Ngoại Trưởng vào tháng 3/2012, thì tháng 9, khi Tổng Liên Đoàn Úc ACTU gặp ông Carr, tuy nghị trình đầy ắp nhiều đề tài khác ở Úc, nhưng một số nghiệp đoàn Úc đã nói về Việt Nam, nơi nhà cầm quyền cấm thành lập nghiệp đoàn và bỏ tù Chương-Hùng-Hạnh lên đến 9 năm vì tranh đấu cho quyền này. Theo UBBV* biết thì ít nhất có ông Joe de Bruyn (lãnh đạo nghiệp đoàn nhân viên bán lẻ SDA), Tony Sheldon (nđ vận tải TWU), và Paul Howes (nđ kim loại AWU) đã lên tiếng trong hoặc sau buổi họp đó.

Tháng 8/2012, khi một phái đoàn CSVN đến Sydney, ông Paul Howes của AWU phát biểu trong một cuộc biểu tình rằng Úc cần lên tiếng mạnh mẽ hơn về quyền nghiệp đoàn ở VN. Phái đoàn này là lãnh đạo cơ quan “Tổng Liên Đoàn Lao Động” của đảng CSVN. Tên lóng của cơ quan này là Tóm Lao Động vì họ giúp công an lùng bắt những ai tổ chức đình công. Cuộc biểu tình do đài VN Sydney Radio tổ chức theo yêu cầu của UBBV.

Suốt năm qua, ACTU muốn một số Dân Biểu và lãnh đạo nghiệp đoàn Úc đến Việt Nam để tìm hiểu về quyền nghiệp đoàn, kể cả thăm 3 gia đình Chương-Hùng-Hạnh. Tuy nhiên họ không được visa vì TLĐLĐ không mời. Tóm Lao Động chỉ muốn đi chơi nhưng không muốn khách đến nhà.

Gần đây nhất, trong một nỗ lực kéo dài mấy tháng qua, một số Dân Biểu đã mấy lần lên tiếng với NT Carr về VN, trong đó có Dân Biểu Chris Hayes nhấn mạnh về quyền nghiệp đoàn, như tin tức loan gần đây.

LEO THANG

Tháng 9/2012, NT Carr yêu cầu Đại Sứ Úc ở VN lên tiếng ở cấp BNG. UBBV có được cho biết về việc này.

Vậy, việc ông Carr đích thân lên tiếng khi gặp Phạm Bình Minh tại Brunei, không phải là bước đầu mà là bước 3 trong tiến trình leo thang. Bước 1: Lên tiếng ở cấp Bộ Ngoại Giao; Bước 2: Lên tiếng ở cấp Ngoại Trưởng; Bước 3: Lên tiếng trên truyền thông.

TẠI SAO RA THÔNG BÁO?

Thông lệ của các BNG và của các Ngoại Trưởng là ít khi tiết lộ cho truyền thông. Vậy, tại sao NT Carr ra thông báo? Dựa trên nhận định của một số người đã biết ông Carr lâu nay, chúng tôi tin rằng ông Carr không lên tiếng lấy lệ mà thực sự quan tâm về quyền nghiệp đoàn. Ông công bố để tạo ra thêm áp lực lên CSVN, và tạo điều kiện cho bước 4, trong bước này có thể có thêm một số quốc gia khác gia tăng áp lực lên CSVN.

Là một người tin vào thế quân bình trong xã hội, ông Carr muốn thấy cả giới chủ lẫn giới lao động có tiếng nói để thương lượng với nhau. Việc CSVN cấm đoán nghiệp đoàn khiến việc bóc lột lan tràn, người lao động ta thán khắp VN. Đây là lợi ích đoản thời cho giới chủ, nhưng có thể gây bùng nổ lớn sau này, gây bất ổn cho Đông Nam Á.

(*) Bài Nhận Định này cũng có đăng trên trang mạng baovelaodong.com. UBBV (Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động VN) là một thành viên của Lao Động Việt, liên minh của những nhóm trong và ngoài Việt Nam tranh đấu cho quyền lao động.

© Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam


-Tại sao Úc ra thông báo về quyền nghiệp đoàn ở VN?





Lao động VN “kêu cứu” ở Ả Rập: "Đoàn giải cứu" chờ… visa! (KT 30-6-13)

Cuộc sống như tù binh trong 'cơ sở ngược đãi'VNExpress
Bữa sáng của công nhân chỉ có mì tôm, trưa và chiều ăn cơm với cá khô chiên. Khi ngủ họ bị khóa trái cửa nên có người đã phải gỡ tấm tôn trèo lên mái nhà để đi vệ sinh. > Cuộc đào thoát chết người khỏi 'cơ sở ngược đãi' ...

Địa ngục trần gian bên bờ hồ thơ mộng: Người trong cuộc nói gì?Người Lao Động

Cái chết tức tưởi của một lao động nghèoXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật


- Vụ hàng trăm hộ nông dân kêu cứu ở Bạc Liêu: Chính quyền lại vào cuộc (NNVN).

- Lao động VN: “khổ sai”, chết vì tai nạn, đình công (Lao Động Việt).


- Lao động chê đi Malaysia dù lương cao (SGTT).

- Hiện tượng nông dân trả ruộng ở Hải Dương: Thách thức và cơ hội (ĐĐK). - Từ chuyện gạo của Thái Lan (NVP). - CHIẾN LƯỢC KHUYẾN KHÍCH VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP(Hồ Hải).

- Chăn nuôi theo hướng hàng hóa (NNVN).

- Bọn buôn người ngày càng tàn độc (TN). - Từ năm 2005 đến nay, hơn 7.000 nạn nhân bị mua bán (PLTP).

- Gia đình nạn nhân kháng cáo đề nghị tăng hình phạt (TN). - BÁO CÁO VỀ NẠN BUÔN NGƯỜI NĂM 2013 (Defend the Defenders).


- Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: VN phải xem lại mình về nhân quyền (BBC).

--- Quan hệ thương mại: Do dự trong việc đánh giá nhân quyền ở Việt Nam, EU không tôn trọng cam kết của mình (Defend the Defenders).

- “Nhóm lợi ích” bị vạch trần trên sân khấu kịch (VNN)..- Bến xe Mỹ Đình tiếp tục vỡ trận vì báo cáo thiếu trung thực (DT).

- Thảm đỏ và câu chuyện “săn đầu người” (ĐĐK).- SỐNG TRONG RỪNG: Xót xa phận người (NLĐ).

- Đà Nẵng: Thưởng tiền cho người báo tin phát hiện ăn xin (PNTP). - Đà Nẵng ‘truy quét’ ăn xin trá hình (VNE).


Giật mình khi chỉ 20% trong số 80.000 người suy thận có cơ hội sống (LĐ 4-7-13)

Osin nam và chuyện chui gầm giường bệnh viện (VTC 4-7-13)

Cách kiếm tiền của những người về hưu (VnEx 4-7-13) -- Tôi rất cần những thông tin về việc này. Xin đăng thêm!

Trộm chó thu nhập 60 triệu/tháng (PN Today 4-7-13)

Làng buôn tóc xuyên lục địa (ANTĐ TP 4-7-13)

- Cả nước có 815 cơ quan báo chí in; 75 cơ quan báo chí điện tử (Infonet). –Đừng thành kền kền (LĐ). – “Ai trong các người sạch tội, hãy ném đá…” (DT). – Bản án bằng ống kính và 7.000 USD (SGTT).

- Vụ “Xem bắt đánh bạc bị bắn vào đùi”: CQĐT vào cuộc (PLTP).

- Kỳ án 194 phố Huế: Một “ngoại lệ” của pháp luật Việt Nam (DT).

- Bắt phó chủ tịch xã tham gia ăn chặn tiền tỷ (TP).

Tổng số lượt xem trang