Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Diễn biến của kịch bản Syria (Lữ Giang)

-Diễn biến của kịch bản Syria (Lữ Giang)
Cuộc “cách mạng hoa lài” mà Mỹ phát động ở Trung Đông những năm gần đây sẽ không bao giờ đem lại dân chủ như một số người Việt đấu tranh tin tưởng. Nó chỉ có tác dụng làm cho khối Hồi Giáo bể ra từng mãnh để không còn khả năng thực hiện giấc mơ loại bỏ nền văn minh và văn hóa Tây phương như họ chủ trương.
Trong những ngày qua, các cơ quan truyền thông quốc tế và Hoa Kỳ đã tập trung vào các biến cố đang và sắp xảy ra ở Syria. Nhưng khác với các cơ quan truyền thông của người Việt hải ngoại, vốn coi đó là một tiến trình thực hiện dân chủ, hầu hết các cơ quan truyền thông quốc tế đã gọi đó là những kịch bản (scenarios).

Bản tin của hãng thông tấn Reuters ngày 22/8/2013 đã đăng bài “Scenarios : Obama's options on Syria carry significant risks” (Các kịch bản : Các sự lựa chọn của Obama về Syria mang nhiều rủi ro quan trọng) của Susan Cornwell nói về những kịch bản này. Trong khi đó, một viên chức và an ninh của chính quyền Syria nói rằng Syria sẵn sàng đối phó với mọi kịch bản (Syria ready to face 'all scenarios').
Nói một cách tổng quát, hầu hết các nhà phân tích và các nhà chính trị trên thế giới đều tìn rằng tổng thống Obama đang dùng kịch bản “sử dụng võ khí hóa học” để tấn công Syria giống như tổng thống Bush đã dùng kịch bản “sử dụng vũ khí giết người hàng loạt” để đánh chiếm Iraq năm 2003.
Lý do của các kịch bản
Sau khi xảy ra vụ 9/112001, Hoa Kỳ và các nước Tây Phương đã chủ trương phải tiêu diệt hay làm suy yếu các thành phần và các tổ chức Hồi Giáo cực đoan để những thảm họa như thế không thể tái diễn. Kế hoạch đầu tiên là tiêu diệt các lãnh tụ Hồi Giáo chủ trương hình thành một khối Hồi Giáo thống nhất theo kiểu NATO. Muốn vậy Hoa Kỳ phải tạo ra những kịch bản khác nhau.
1. Kịch bản “võ khí giết người hàng loạt”
Nhân vật đầu tiên được chọn lựa là Saddam Hussen, tổng thống Iraq. Đây cũng là nơi có nhiều dầu lửa, các công ty Hoa Kỳ có thể khái thác. Tổng thống Bush đã viện lý do Iraq có tồn trữ vũ khí giết người hàng loạt để mở cuộc tấn công. Tuy nhiên, vì không thể chứng minh được điều cáo buộc, nên quyết định của Hoa Kỳ không thể được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chấp thuận. Ngày 20/3/2003, quân đội Mỹ và đồng minh bắt đấu tấn công Iraq không qua Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Ngày 13/12/2003 Saddam Hussein bị bắt và bị hành quyết ngày 30/12/2006 bằng cách treo cổ. Hậu quả là những tổn thất nặng nề về cả tài chánh lẫn thương vong mà hai dân tộc Hoa Kỳ và Iraq phải gánh chịu cho đến ngày nay.
2. Kịch bản “bảo vệ người dân Lybia”
Nhân vật thứ hai đã một thời thách thức các nước Tây Phương là tổng thống Gaddafi của Libya. Mặc dầu Gaddafi đã quay lại ủng hộ Hoa Kỳ trong chiến dịch chống khủng bố, nhưng Gaddafi đã bắt tay với Trung Quốc để cân bằng lực lượng nên bị coi là một thành phần nguy hiểm phải bị loại trừ.
Trước hết, Hoa Kỳ xây dựng các tổ chức đối lập tại Lybia rồi giúp họ nổi dậy chống Gaddafi. Khi họ bị Gaddafi đàn áp, Hoa Kỳ lấy lý do “bảo vệ người dân Libya” (to protect the Libyan population) để hành động. Rút kinh nghiệm của vụ Iraq, lần này Hoa Kỳ đã yêu cầu Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có biện pháp với Lybia. Hội Đồng Bảo An đã thông qua nghị quyết số 1973 ngày 17/3/2011 cho phép cấm vận và tấn công Libya. Nhưng trong vụ này Hoa Kỳ đã bán cái cho các quốc gia Tây Phương, trong đó Pháp đóng vai trò chủ chốt. Hoa Kỳ chỉ giúp về phương diện tính báo. Ngày 20/10/2011, Gaddafi bị bắt và  bị giết tại thành phố quê hương của ông là Sirte. Kể từ đó, Lybia bị bể ra từng mãnh.
3. Kịch bản “vũ khí hóa học”
Nhân vật thứ ba mà Hoa Kỳ muốn loại bỏ là nhà lãnh đạo của Syria. Nước này đã được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Baath từ năm 1963. Khi lên cầm quyền, cố tổng thống Hafiz al-Assad luôn chủ trương chống lại Do Thái và các quốc gia Tây phương. Hafiz al-Assad qua đời ngày 10/6/2000 và con của ông là Bashar al-Assad lên thay ngày 10/7/2000.
Để loại bỏ chế độ Baath ở Syria, trước tiên Hoa Kỳ cũng áp dụng phương pháp đã áp dụng cho Ai Cập và Lybia trước đây, đó là thành lập và huấn luyện các tổ chức đối lập để các tổ chức này đứng lên lật đổ chính quyền. Tuy nhiên, khi thấy các lực lượng này có thể bị dẹp tan, Hòa Kỳ phải ra tay.
Thực hiện kịch bản Syria
Trong những tháng qua, với sự viện trợ vũ khí qua ngả Thổ Nhỉ Kỳ và Israel, quân nổi dậy đã đánh chiếm nhiều thành phổ của của Syria và đang đánh vào nhiều khu của thủ đô Damascus. Nhưng với sự yểm trợ của Nga và Iran, trong tháng qua Syria đã đánh bật quân nổi dậy ra khỏi các vị thế quan trọng. Một biến cố thứ hai khiến Hoa Kỳ lo ngại là sự sụp đổ của nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo ở Ai Cập, một tổ chức đang yểm trợ mạnh mẽ cho các phe nổi dậy ở Syria.
Để cứu vãn tình thế, Hoa Kỳ phải tạo ra một kịch bản đế can thiệp bằng quân sự, giúp nổi dậy khỏi tan rả, đó là tuyên bố Syria đã sử dụng vũ khí hóa học. Nhưng kịch bản này đang gặp nhiều thách thức.
a. Thách thức về chứng minh Syria sử dụng vũ khí hóa học
Sáng 21/8/2013, các trái rocket đã được phóng vào khu ngoại ô Ghouta làm nhiều người thiệt mạng hay bị thương, đa số là phụ nữ và trẻ em. Đồng tử của họ bị giãn to, tay chân lạnh ngắt, khó thở và miệng sùi bọt. Mọi người tin rằng đó là do võ khí hóa học gây ra. Trách nhiệm liền được đặt ra là ai đã sử dụng loại vũ khí này ?
Một lãnh đạo phe đối lập Syria cáo buộc các lực lượng của tổng thống Bashar Assad sử dụng khí độc khiến 1300 người chết. Chính quyền Syria chối bỏ điều này. Anh, Pháp, Mỹ và các các quốc gia thuộc Liên Đoàn A Rập yêu cầu các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc mở cuộc điều tra.
Lúc đầu Syria không muốn các thanh tra Liên Hiệp Quốc  đến khu Ghouta. Từ trước đến nay, chính quyền Syria thường coi các nhân viên Hồng Thập Tự và Liên Hiệp Quốc là nhân viên tình báo của CIA được gởi tới để theo dõi tình hình nên tìm cách từ chối. Nhưng sau đó chính phủ Syria tuyên bố chấp thuận cho các thanh tra Liên Hiệp Quốc đến. Thấy Ake Sellstrom, một chuyên gia người Thụy Điển từng là thanh sát viên vũ khí của Liên Hiệp Quốc trong vụ Iraq nay lại được cử làm trưởng nhóm thanh sát tại Syria, nhiều người tin rằng kịch bản Iraq sắp được tái diễn ở Syria.
Ông Ban Ki-moon, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, cho biết những thanh tra chỉ điều tra xem có thật vũ khí hóa học đã được sử dụng hay không, chứ không điều tra xem ai đã sử dụng loại vũ khí đó ! Đây là một quyết định rất khó hiểu.
Như chúng ta đã biết, hiện nay tại Syria cả quân chính phủ lẫn quân nổi dậy đếu có vũ khí hóa học. Hôm 14/7/2013, quân đội Syria đã phát hiện một kho vũ khí thuộc quân nổi dậy ở khu vực Jubara thuộc thành phố Damascus. Ngày 19/3/2013, quân nổi dậy đã bắn một tên lửa có chứa chất sarin vào thị trấn Khan al-Assal đang do quân chính phủ Syria kiểm soát khiến hơn 30 người chết. Ngoại trưởng Sergey Lavrov của Nga tuyên bố : "Chúng tôi đã gửi một bộ đầy đủ các tài liệu tới Liên Hiệp Quốc. Nó dài hơn 80 trang, bao gồm cả hình ảnh và tọa độ địa lý chính xác, thủ tục và kết quả".
Trong cuộc họp báo hôm 26/8/2013, ngoại trưởng Mỹ Kerry nói chính phủ Hoa Kỳ đã có trong tay một số thông tin khác liên quan đến các vụ tấn công và sẽ công bố vào những ngày tới.
Hôm 23/8/2013, dân biểu George Galloway của Hạ Viện Anh tuyên bố rằng chính Israel đã cung cấp vũ khí hóa học cho các chiến binh liên kết với al-Qaeda tại Syria. Ông nói : "Nếu có bất cứ vụ sử dụng chất độc thần kinh nào thì thủ phạm là những kẻ nổi loạn... Nếu có việc sử dụng vũ khí hóa học thì al-Qaeda là người sử dụng võ khí đó."
Hôm 26/8/2013, truyền hình Israel lại cho rằng vụ tấn công vũ khí hóa học ở Damascus hôm 21/8/2013 được tiến hành bởi em trai tổng thống Syria Bashar al-Assad, là Maher Assad.
Điều đáng ngạc nhiên tại sao vũ khí hóa học không được bắn vào phe đối thủ mà lại bắn vào dân chúng, đa số là đàn bà và trẻ con ?
a. Thách thức về quyền can thiệp
Điều chắc chắn là Nga và Trung Quốc sẽ phủ quyết nếu Mỹ, Anh và Pháp đưa nội vụ ra trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để yêu cầu áp dụng các biện pháp chế tài đối với Syria. Vậy Hoa Kỳ và các nước NATO chỉ có thể can thiệp ngoài khuôn khổ của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc như trong vụ Iraq.
Hãng thông tấn Reuters đã trích dẫn lời của các chuyên gia về bang giao quốc tế cho rằng không cần phải có sự chấp thuận của Hội Đồng Bảo An mới có thể oanh kích Syria. Chuyên gia Richard Hass, chủ tịch Viện Quan Hệ Quốc Tế (Council on Foreign Relations) nói : “Hội Đồng Bảo An không phải là trọng tài duy nhất về tính hợp pháp và chính đáng". Theo ông, nếu như thế thì chẳng khắc nào "dung túng cho một nước như nước Nga một mình làm mưa làm gió trong quan hệ quốc tế và luật quốc tế".
Theo nhật báo Milliet của Thổ Nhĩ Kỳ, hiện đã có 36 hay 37 nước đang thảo luận phương án tấn công Syria "không qua Hội Đồng Bảo An". Như vậy Hiến Chương Liên Hiệp Quốc chỉ còn có giá trị tương đối mà thôi.
Hình thức can thiệp
Mỹ và NATO đã can thiệp trực tiếp vào hai cuộc chiến Afghanistan và Iraq gây rất nhiều tốn kém về tài chánh cũng như nhân mạng, nhưng kết quả không đi tới đâu. Do đó, các nhà phân tích tin rằng Mỹ và các nước NATO sẽ không đổ quân vào Syria mà chỉ dùng hỏa tiễn để phá hủy các cơ sở quân sự và võ khí nặng của Syria.
Một tài liệu cho biết trong năm qua, Mỹ đã bỏ ra 27 triệu USD để huấn luyện và trang bị cho những kháng chiến quân trên đất Jordan. Các chiến binh này được “lựa chọn một cách đặc biệt không nghiêng về xu hướng Hồi giáo”.
Một thông báo cho biết hiện nay có khoảng 10.000 công dân nước ngoài, trong đó có 150 người Anh, đang tham chiến với quân nổi dậy ở Syria. Họ đến từ Iraq và Chechnya, cơ bản là những người theo giáo phái Sunni. Tuy nhiên, họ là những thành phần ô hợp, bao gồm cả các thành viên al-Quaeda, và không thiện chiến nên dễ bị quân đội Syria đánh bại. Vì thế Hoa Kỳ phải thành lập và huấn luyện lực lượng đặc biệt nói trên. Hoa Kỳ hy vọng khi các chiến hạm của Hoa Kỳ và NATO phá hủy các cơ sở quân sự của chính quyền Syria, lực lượng này có thể cướp chính quyền.
Tương lai vẫn còn mờ mịt
Mặc dù kế hoạch thanh toán chế độ Baath ở Syria đã được hoạch định, Hoa Kỳ đang gặp khó khăn cả trong lẫn ngoài nước.
Về phương diện đối nội, tổng thống Obama phải thuyết phục được cả quốc hội lẫn dư luận quần chúng ủng hộ quyết định của ông. Kịch bản sử dụng vũ khí hóa học xem ra không có giá trị thuyết phục. Sau hai cuộc chiến Afghanistan và Iraq, quốc hội và dân chúng Hoa Kỳ không muốn Hoa Kỳ bị sa lầy một lần nữa.
Về phương diện đối ngoại, hiện nay Nga đang có căn cứ quân sự ở cảng Tartus của Syria. Nga không muốn để Hoa Kỳ độc chiếm vùng Trung Đông. Theo hãng thông tấn Nga Interfax, Moscow đã lên kế hoạch phái một tàu chống ngầm và một tuần dương hạm có trang bị hỏa tiển tới Biển Địa Trung Hải. Trong khi đó EU Times ngày 28/8/2013 cho biết tổng thống Nga Putin đã ra lệnh cho lực lượng vũ trang Liên bang Nga sẵn sàng thực hiện "một cuộc tấn công quân sự lớn" chống lại Saudi Arabia trong trường hợp Tây phương tấn công Syria.
Syria cũng đang có một lực lượng quân sự được Nga trang bị mạnh hơn lực lượng của Iraq và Libya trước đây gấp 10 lần, chẳng hạn như 5.000 xe tăng, 1.000 súng cối, 7.000 vũ khí chống tăng, chiến đấu cơ Mikoyan MiG-29, trực thăng vũ trang Mi-24, Mi-8 và Mi-17, 650 bệ phóng hỏa tiễn các loại, 48 bệ phóng tên lửa Buk (SA-11), v.v. Rút kinh nghiệm vụ Libya, tổng thống Bashar al-Assad cũng đã ra lệnh đưa các lực lượng quân sự ra khỏi thủ đô Damascus. Với một lực lượng như thế, Hoa Kỳ khó quét sạch và quân nổi dậy khó có thể chiến thắng một cách dễ dàng.
Dù chế độ Baath ở Syria bị Hoa Kỳ loại bỏ bằng phương thức hợp pháp hay bất hợp pháp, cũng sẽ để lại một đất nước Syria nát tan gióng như Afghanistan, Iraq, Ai Cập và Libya.
Cuộc “cách mạng hoa lài” mà Mỹ phát động ở Trung Đông những năm gần đây sẽ không bao giờ đem lại dân chủ như một số người Việt đấu tranh tin tưởng. Nó chỉ có tác dụng làm cho khối Hồi Giáo bể ra từng mãnh để không còn khả năng thực hiện giấc mơ loại bỏ nền văn minh và văn hóa Tây phương như họ chủ trương.
Lữ Giang (29/8/2013)

-Bom người” – Vũ khí khủng bố mới khiến cả thế giới lo sợ
Jane | August 28, 2013 8:22 pm 

Cảnh báo khủng bố bằng “bom người” gia tăng ở Yemen – nơi các nhóm al-Qaeda đang tập hợp lại.
Ibrahim al-Asiri – chuyên gia chế tạo bom nguy hiểm nhất thế giới.

Tuần qua, các chuyên gia tình báo Mỹ xác nhận chuyên gia chế tạo bom của al-Qaeda đã nghĩ ra cách giấu chất nổ bên trong cơ thể người mà các máy quét an ninh hiện đại nhất không thể phát hiện ra, đồng thời đã phát triển được một loại chất nổ lỏng có thể thấm vào vải ướt và phát nổ khi khô đi.

Những vũ khí tinh vi mới nhất này đang khiến các chuyên gia an ninh lo sợ nguy cơ tấn công khủng bố sẽ lan rộng trên toàn thế giới.

“Bom người”, bom quần áo

Một thanh niên trẻ mày râu nhẵn nhụi mỉm cười đi qua cửa an ninh ở sân bay Heathrow mà không gặp trở ngại nào. Chiếc túi xách nhỏ của anh ta có một vài quyển sách, tạp chí phụ nữ và bộ dụng cụ của người bị tiểu đường với chiếc kim tiêm khiến anh ta dễ được cảm thong, vì còn trẻ mà đã mắc căn bệnh này.

Khi máy bay cất cánh đến Chicago, cậu thanh niên thư thái giở một tờ tạp chí ra đọc. Đến không phận Ireland, cậu ta vào nhà vệ sinh, tiêm “insulin” vào bụng, rồi nhanh chóng trở lại chỗ ngồi. Vài phút sau, cậu ta bất ngờ nổ tung như một quả bom sống, tạo một lỗ hổng lớn trên thân máy bay và khiến bình chứa nhiên liệu nổ theo. Chất “insulin” mà kẻ khủng bố tự tiêm vào người mình thực tế là chất dẫn nổ TATP, nó kích hoạt chất nổ đã được cấy sẵn trong bụng hắn. Chiếc máy bay chở theo 416 hành khách nổ tan tành. Không ai sống sót.

Đó là kịch bản về một vụ tấn công khủng bố bằng “bom người” – kịch bản là giả tưởng, nhưng kỹ thuật và vật liệu nổ là có thật – đang khiến các chuyên gia chống khủng bố lo sợ.

Thực tế, “bom người” đã được những kẻ khủng bố sử dụng vào tháng 12 năm ngoái, trong vụ ám sát người đứng đầu Cơ quan An ninh quốc gia Afghanistan Asadullah Khalid. Khalid đã từng bị Taliban ám sát hụt 2 lần vào năm 2007 và 2011. Ngày 6.12.2012, khi Khalid đang tiếp một “phái viên hòa bình” của Taliban thì người này nổ tung, dù trước đó việc kiểm tra an ninh kỹ càng cho thấy hắn không mang vũ khí và chất nổ. Ông Khalid bị thương khá nặng, nhưng vẫn sống sót. Các chuyên gia an ninh Afghanistan cho rằng chất nổ được giấu bên trong cơ thể kẻ khủng bố, nhưng không biết cụ thể là ở đâu và nó được kích nổ như thế nào.

Trước đó- năm 2009, Hoàng tử – Bộ trưởng Nội vụ Saudi Arabia Mohammed bin Nayef cũng bị ám sát theo cách tương tự. Kẻ đánh bom liều chết Abdullah al-Asiri khi gặp Hoàng tử Nayef tại dinh tư riêng của ông đã nổ tung như một quả bom nhỏ, khi chất nổ cài trong chiếc điện thoại giấu trong ruột hắn được kích hoạt bằng một cú điện thoại.


Tuần qua, các chuyên gia Mỹ tiết lộ một loại bom chất lỏng mới cực kỳ nguy hiểm của Al-Qaeda. Theo đó, những bộ quần áo khi được nhúng vào một loại dung dịch lỏng sẽ trở thành những quả bom tự phát nổ khi khô đi. Theo các chuyên gia, đây là loại bom cực kỳ tinh vi và không thể bị phát hiện, kể cả bằng những thiết bị an ninh hiện tại nhất tại các sân bay trên khắp thế giới.


Kẻ khủng bố nguy hiểm nhất thế giới


Hai “bom người” nói trên, cùng nhiều loại bom tinh vi khác được sử dụng trong các vụ khủng bố, ám sát đánh bom liều chết gần đây đều là sản phẩm của Ibrahim al-Asiri – chuyên gia chế tạo bom hàng đầu của al-Qaeda. Hắn là anh trai của Abdullah al-Asiri – kẻ đánh bom liều chết nhằm vào Hoàng tử Saudi Arabia năm 2009.


Hiện tại, Ibrahim al-Asiri được coi là kẻ khủng bố nguy hiểm nhất thế giới.

Ibrahim al-Asiri – 31 tuổi, con trai một binh sĩ Saudi nghỉ hưu – đã được đào tạo về hóa học và được coi là “thiên tài” về chế tạo bom. Hắn đã tấn công nhiều mục tiêu ở phương Tây, Trung Đông và Bắc Phi bằng những loại bom công nghệ cao, như bom giày, bom đồ lót, bom cài trong máy in… Các cơ quan chống khủng bố đã vây bắt al-Asiri nhiều năm nay. CIA nghĩ rằng đã giết được hắn trong một vụ không kích ở Yemen tháng 9 năm 2011. Nhưng 6 tháng sau đó, Ibrahim al-Asiri cho thấy mình còn sống bằng âm mưu đánh bom một hãng hàng không ở Detroit, Hoa Kỳ nhân kỷ niệm ngày Osama Bin Laden thiệt mạng, bằng loại bom giấu trong đồ lót do hắn mới chế tạo. Cũng trong thời gian đó, có một vụ không kích nhắm vào Ibrahim al-Asiri, nhưng kẻ thiệt mạng là một thủ lĩnh al-Qaeda khác.



Các máy quét an ninh hiện đại nhất chưa thể phát hiện được bom cấy ghép bên trong cơ thể người

“Ibrahim al-Asiri là một tên tội phạm nguy hiểm được đào tạo chuyên nghiệp và dày dạn kinh nghiệm” – Phó Cố vấn An ninh quốc gia về an ninh nội địa và chống khủng bố Mỹ John Brennan phát biểu trên BBC. Liên tục tạo ra các loại bom mới ngày càng tinh vi, có khả năng qua mắt mọi thiết bị an ninh tối tân. Ibrahim al-Asiri được coi là kẻ khủng bố nguy hiểm số 1, hơn cả thủ lĩnh al-Qaeda al-Zawahiri.

Năm 2011, tình báo Mỹ biết rằng Ibrahim Al-Asiri đang làm việc với các bác sĩ phẫu thuật của al-Qaeda để thử nghiệm loại “bom người” trên chó và các con vật khác. Giống như các loại bom trước đó, “bom người” không có kim loại và có thể lọt qua các cửa kiểm tra an ninh ngặt nghèo nhất.

Năm ngoái, một nguồn tin cho biết tình báo Mỹ đã có một báo cáo mật dài 15-20 trang mô tả chi tiết việc Ibrahim al-Asiri và các bác sĩ đã phát triển kỹ thuật cấy ghép “bom người”. Thực tế, việc giấu các món đồ trong người không phải mới. Các điệp viên trong thời chiến cũng thường giấu bản đồ và thông điệp nhỏ trong trực tràng. Tuy nhiên, với loại “bom người” mới của Ibrahim al-Asiri, bom được phẫu thuật cấy ghép sâu hẳn vào cơ thể ở những nơi như bụng, ngực hay mông, sau đó được kích nổ bằng điện thoại di động hoặc tiêm chất TATP vào người. Theo các chuyên gia, một người có thể chứa tới 2,2kg chất nổ và kẻ khủng bố có thể dễ dàng mang kim tiêm lên máy bay với lý do bị tiểu đường.

Hiện nay, các máy quét an ninh hiện đại nhất mới chỉ phát hiện được các loại vũ khí hoặc bom gắn bên ngoài cơ thể, chứ không có khả năng phát hiện các loại bom cấy bên trong cơ thể người. Đang có một cuộc đua công nghệ giữa những kẻ khủng bố và các cơ quan chống khủng bố. Nhưng sự thật đáng sợ là những kẻ khủng bố luôn đi trước một bước và trong khi chờ đợi một loại máy quét phát hiện được bom cấy ghép bên trong cơ thể thì cả thế giới vẫn phải nơm nớp sống chung với những quả “bom người” có thể phát nổ bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu.
~~~~~~~~~~~~~
Source: Yemen’s hunt for master bomber Ibrahim al-Asiri
Nguồn: http://www.tredeponline.com/post/?p=40307


Tổng số lượt xem trang