-MẶN CHÁT TRƯỜNG SA
GM FB - Sáng ngồi phòng Trực ban, tình cờ gặp một anh bộ đội Hải quân đến gửi Đơn khiếu nại.
Lâu rồi mới nhìn thấy một người lính trở về từ đảo, anh mặc nguyên quân phục hải quân, đội cả mũ bảo hiểm gắn quân hiệu, tay phải cầm tập hồ sơ, tay trái cầm túi bánh trung thu đỏ chói...
Anh ấy sinh năm 1975, đi bộ đội đã 20 năm rồi, chục năm biên chế ở Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân), tăng bo qua các đảo của Trường Sa đầy sóng gió thiêng liêng nhưng giờ vẫn chỉ đeo quân hàm Trung úy QNCN.
Trông anh già hơn cái tuổi 39, dáng gầy sạm, đen nhẻm nhưng rắn rỏi, đuôi mắt rạn vết chân chim như bị muối biển ăn mòn nhưng rất hay cười...
Anh chào tôi rất chính quy, nói năng nhỏ nhẹ có phần quá khiêm nhường, rụt rè đúng kiểu người ở biển lâu không về đất liền nên ngại đông người, né va chạm xô bồ...
Anh kể chuyện mà buồn lắm, rằng anh đi lính ở đảo lâu ngày, mải mê với sóng với gió, với canh trời giữ biển mà không giữ được nhà, canh được gia đình yên ổn ở quê hương.
Ở xa khơi ngoài kia, những người lính cứ vật lộn với biển, với cuồng phong, với khắc nghiệt của thiên nhiên và âm mưu thù địch... nhưng tại làng, tại xóm, tại gia đình thì lại bất ổn, biến thiên muôn sự.
Quê anh ở một xóm nghèo của đồng bằng sông Hồng, thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, bao đời nay người ta vẫn mưu sinh nhọc nhằn bán mặt cho đất, bán lưng cho giời.
Thế rồi anh đi lính, ra tận Trường Sa, xa lắm, ở nhà mẹ già, vợ dại, con thơ còm cõi nuôi nhau... chờ ngày con, chồng, cha họ trở về!.
Thế rồi vài năm sau anh đi xa, ở nhà có cái ao bèo nhỏ chưa đầy 200m2 từ đời ông bà, tổ tiên để lại lâu lắm rồi.
Trung úy Trung nấu nướng phục vụ Đoàn Công tác ra TS trên tàu HQ-571
Bấy lâu cái ao cũng chẳng để làm gì, có ít rau muống, mấy vạt bèo tây, dăm ba con cá còi lặn ngụp... vậy mà đùng một cái, chính quyền xã thu hồi về làm đất của chung.
Chẳng cần lý do chính đáng, xã tự làm cái giấy thu hồi là thu thôi, gia đình toàn phụ nữ, người già, trẻ em chẳng biết bấu víu vào đâu, lại gọi anh về.
Dù đơn vị cũng đã có giấy giới thiệu anh là bộ đội ở Trường Sa nhưng người ta vẫn phớt lờ mọi việc, cố ép bằng được cái ao nhà anh về làm ao làng, ao xã...
Cực chẳng đã, anh xin nghỉ phép về, vác đơn thư đi kiện, mồ hôi cứ mướt mải, người xe nháo nhào cả lên, các cơ quan công quyền thì vẫn hành chính...
Anh mệt mỏi lại nhớ ngoài kia, ở đó anh hay đọc tấm biển khẩu hiệu mỗi sáng thức dậy: "Đảo là nhà, biển cả là quê hương"...
Anh đi lính Trường Sa, lấy biển cả là nhà, đảo là quê hương thế mà ở quê nhà xa xôi kia, người ta bạc ác, tệ hại với gia đình, vợ con anh, liệu anh có yên tâm, vững vàng và sẵn sàng để chết cho Tổ quốc hay không???.
Nghĩ mà buồn, còn bao nhiêu những người lính như anh, chấp nhận gian khổ, hy sinh cho quê hương, dân tộc này mà hậu phương ở nhà không được bảo toàn, chăm lo trọn vẹn!.
Cay đắng làm sao.
Chia tay chúng tôi, anh cứ rụt dè, luống cuống đưa túi bánh cho chị bạn cùng cơ quan rồi nói: "Em ở đảo về, chẳng có gì, có cái bánh trung thu gửi cho các cháu. Chị nhận cho em vui!".
Chị bạn không dám nhận, khẳng khái trả lời: "Em không nhận đâu, anh cầm về cho các cháu, bọn em chưa giúp gì được cho anh, có gì mà nhận quà chứ. Anh ở đảo về thế này là vất vả lắm rồi. Bọn em sẽ cố gắng giúp anh hết khả năng, anh về với gia đình đi!"..
Anh lại cầm chồng đơn và túi bánh ra cửa, không quên bắt tay chào và cười rất đỗi hiền hậu.
Nhưng đâu đó, váng vất trong ánh mắt người lính đảo ấy vẫn là một nỗi buồn trĩu nặng, sâu thẳm và bão bùng hơn cả sóng biển Trường Sa kia!
Mặn chát lắm!..
-------------------
GM FB - Sáng ngồi phòng Trực ban, tình cờ gặp một anh bộ đội Hải quân đến gửi Đơn khiếu nại.
Lâu rồi mới nhìn thấy một người lính trở về từ đảo, anh mặc nguyên quân phục hải quân, đội cả mũ bảo hiểm gắn quân hiệu, tay phải cầm tập hồ sơ, tay trái cầm túi bánh trung thu đỏ chói...
Anh ấy sinh năm 1975, đi bộ đội đã 20 năm rồi, chục năm biên chế ở Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân), tăng bo qua các đảo của Trường Sa đầy sóng gió thiêng liêng nhưng giờ vẫn chỉ đeo quân hàm Trung úy QNCN.
Trông anh già hơn cái tuổi 39, dáng gầy sạm, đen nhẻm nhưng rắn rỏi, đuôi mắt rạn vết chân chim như bị muối biển ăn mòn nhưng rất hay cười...
Anh chào tôi rất chính quy, nói năng nhỏ nhẹ có phần quá khiêm nhường, rụt rè đúng kiểu người ở biển lâu không về đất liền nên ngại đông người, né va chạm xô bồ...
Anh kể chuyện mà buồn lắm, rằng anh đi lính ở đảo lâu ngày, mải mê với sóng với gió, với canh trời giữ biển mà không giữ được nhà, canh được gia đình yên ổn ở quê hương.
Ở xa khơi ngoài kia, những người lính cứ vật lộn với biển, với cuồng phong, với khắc nghiệt của thiên nhiên và âm mưu thù địch... nhưng tại làng, tại xóm, tại gia đình thì lại bất ổn, biến thiên muôn sự.
Quê anh ở một xóm nghèo của đồng bằng sông Hồng, thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, bao đời nay người ta vẫn mưu sinh nhọc nhằn bán mặt cho đất, bán lưng cho giời.
Thế rồi anh đi lính, ra tận Trường Sa, xa lắm, ở nhà mẹ già, vợ dại, con thơ còm cõi nuôi nhau... chờ ngày con, chồng, cha họ trở về!.
Thế rồi vài năm sau anh đi xa, ở nhà có cái ao bèo nhỏ chưa đầy 200m2 từ đời ông bà, tổ tiên để lại lâu lắm rồi.
Trung úy Trung nấu nướng phục vụ Đoàn Công tác ra TS trên tàu HQ-571
Bấy lâu cái ao cũng chẳng để làm gì, có ít rau muống, mấy vạt bèo tây, dăm ba con cá còi lặn ngụp... vậy mà đùng một cái, chính quyền xã thu hồi về làm đất của chung.
Chẳng cần lý do chính đáng, xã tự làm cái giấy thu hồi là thu thôi, gia đình toàn phụ nữ, người già, trẻ em chẳng biết bấu víu vào đâu, lại gọi anh về.
Dù đơn vị cũng đã có giấy giới thiệu anh là bộ đội ở Trường Sa nhưng người ta vẫn phớt lờ mọi việc, cố ép bằng được cái ao nhà anh về làm ao làng, ao xã...
Cực chẳng đã, anh xin nghỉ phép về, vác đơn thư đi kiện, mồ hôi cứ mướt mải, người xe nháo nhào cả lên, các cơ quan công quyền thì vẫn hành chính...
Anh mệt mỏi lại nhớ ngoài kia, ở đó anh hay đọc tấm biển khẩu hiệu mỗi sáng thức dậy: "Đảo là nhà, biển cả là quê hương"...
Anh đi lính Trường Sa, lấy biển cả là nhà, đảo là quê hương thế mà ở quê nhà xa xôi kia, người ta bạc ác, tệ hại với gia đình, vợ con anh, liệu anh có yên tâm, vững vàng và sẵn sàng để chết cho Tổ quốc hay không???.
Nghĩ mà buồn, còn bao nhiêu những người lính như anh, chấp nhận gian khổ, hy sinh cho quê hương, dân tộc này mà hậu phương ở nhà không được bảo toàn, chăm lo trọn vẹn!.
Cay đắng làm sao.
Chia tay chúng tôi, anh cứ rụt dè, luống cuống đưa túi bánh cho chị bạn cùng cơ quan rồi nói: "Em ở đảo về, chẳng có gì, có cái bánh trung thu gửi cho các cháu. Chị nhận cho em vui!".
Chị bạn không dám nhận, khẳng khái trả lời: "Em không nhận đâu, anh cầm về cho các cháu, bọn em chưa giúp gì được cho anh, có gì mà nhận quà chứ. Anh ở đảo về thế này là vất vả lắm rồi. Bọn em sẽ cố gắng giúp anh hết khả năng, anh về với gia đình đi!"..
Anh lại cầm chồng đơn và túi bánh ra cửa, không quên bắt tay chào và cười rất đỗi hiền hậu.
Nhưng đâu đó, váng vất trong ánh mắt người lính đảo ấy vẫn là một nỗi buồn trĩu nặng, sâu thẳm và bão bùng hơn cả sóng biển Trường Sa kia!
Mặn chát lắm!..
-------------------
-
Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô kín đặc người xem. Đó là những người thành phố đã bỏ ra từ 250k-500k để thưởng thức vở kịch Lời thế thứ 9 của Lưu Quang Vũ. Và hẳn là không ai cảm thấy tiếc tiền cả.
100% những chi tiết mỉa mai cay đắng của Lưu Quang Vũ dành cho nhân vật của mình nói về "Đảng quang minh", về "đất nước đẹp" đều dành được các tràng pháo tay khoái trá cùng các lời ca ngợi tấm tắc của nhân dân.
Vậy là đã 25 năm. Giờ vở kịch diễn ra ở một nơi rất to đẹp nhưng sự việc sao vẫn mới và đúng thế.
Tấm biển Người Dân Làm Chủ vẫn rõ to, đẹp đẽ cũng không che dấu được thực tại của những bà nông dân lê la khiếu kiện từ xã lên huyện, từ huyện lên tỉnh, từ tỉnh lên trung ương và nếu được thì sẵn sàng nhờ anh Phạm Tuân gửi đơn từ lên cho ông Giời (nhưng giờ anh Tuân cũng bận lắm rồi, ngày ngày chỉ chăm bẵm vườn lan rừng giá trăm triệu ở trên sân thượng thôi).
Theo tôi, "Lời thề thứ 9" của Lưu Quang Vũ đã gợi được gần đến cốt lỗi của /dân chủ/. Không phải là tấm biển kia. Mà đó là khi từng con người (Hiến, Xuyên, Đôn) bắt đầu biết lấp đầy sự sáo rỗng của lề luật bằng thái độ truy vấn bản thân trong hoàn cảnh thực tế. Tại đây, trưởng thành là sự lựa chọn làm một điều đúng theo thôi thúc của lương tri - một giá trị siêu hình, một trạng thái "tự thân" mà chỉ khi bạn chấp nhận đối mặt với nó bằng mọi giá để bước sang trạng thái /trưởng thành/. Khi đó, có một thứ luật lệ mới được khởi sinh từ trong nội tại để người trưởng thành theo đuổi nó. Nếu một xã hội nhận ra sự vận hành của lương tri thì lúc đó các giá trị dân chủ bắt đầu khởi sinh.
Có mấy nhà viết kịch Việt Nam chạm được vào những xung đột giữa cái đúng của từng cá nhân và luật pháp của một thể chế nhân danh số đông - nhân danh nhân dân như Lưu Quang Vũ? Những người đi trước, đi nhanh và đi xa như Lưu Quang Vũ, hỏi sao không bị một thế lực vô hình tàn bạo nào đó chặn lại và nghiền nát.
Lưu Quang Vũ đã dừng lại. Chúng tôi đi tiếp 25 năm, nhưng lịch sử vẫn lặp lại một cách nghèo nàn các dữ kiện xưa cũ vậy mà vẫn khiến hàng ngàn người vỗ tay vì cái sự đó!
Các bà nông dân vẫn thế, vẫn giằng co cái nón với mấy thằng đầy tớ nhân dân vừa hỗn, vừa hèn đáng tuổi con nhưng rất láo. Anh Xuyên anh Đôn có thể đổi tên thành anh Vươn, anh Sịnh. Còn tên chủ tịch xã, chủ tịch huyện, chủ tịch tỉnh thì nhiều vô kể để mà thay tên thật vào...
Một vở kịch cứ đúng mãi là vở kịch kinh điển dâng hiến nỗi buồn chung cho các khán giả thấy đúng mà không hiểu vì sao nó cứ đúng đến bây giờ.
Nên tiếng vỗ tay đó là nối buồn chua chát
Đây là cảnh mẹ Xuyên (Lê Khanh đóng) đi cầu kiện trước cổng tiếp dân của trụ sở UBND Tỉnh. Em Cúc xinh xăn đi cùng. Khí chất của em Cúc khiến tôi có chút liên tưởng đến em Phương Uyên - người tự bào chữa trước tòa án phúc thẩm Long An rất rành rọt. Giờ hiếm khi thấy những em Cúc đi cùng các cụ già khiếu kiện tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, đầu đường Thanh Niên. Toàn người già nương tựa vào nhau. Mỗi khi có khách Tây đến thăm đền Quan Thánh, tất cả lại đứng lên vẫy, giương cao các khẩu hiệu tố cáo tham quan, đòi lại đất đai với niềm tuyệt vọng, các nước quốc tế sẽ tạo ra một sự thay đổi nào đó cho cuộc sống của họ. Nhưng không. Sau vài ngày sẽ có xe đón họ đi. Ông Chủ tịch thành phố sẽ tuyên bố lạnh lùng, người khiếu kiện vượt cấp đang làm xấu bộ mặt thủ đô.
Cuối vở kịch Lời thế thứ 9, bà mẹ già vẫn kêu lên câu nói quyen thuộc: Giời ơi, vì sao vẫn khổ thế này?
*Xin đính chính: Giời ơi, vì ai mà chúng tôi vẫn khổ thế này?
-
Tie Suc
Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô kín đặc người xem. Đó là những người thành phố đã bỏ ra từ 250k-500k để thưởng thức vở kịch Lời thế thứ 9 của Lưu Quang Vũ. Và hẳn là không ai cảm thấy tiếc tiền cả.
100% những chi tiết mỉa mai cay đắng của Lưu Quang Vũ dành cho nhân vật của mình nói về "Đảng quang minh", về "đất nước đẹp" đều dành được các tràng pháo tay khoái trá cùng các lời ca ngợi tấm tắc của nhân dân.
Vậy là đã 25 năm. Giờ vở kịch diễn ra ở một nơi rất to đẹp nhưng sự việc sao vẫn mới và đúng thế.
Tấm biển Người Dân Làm Chủ vẫn rõ to, đẹp đẽ cũng không che dấu được thực tại của những bà nông dân lê la khiếu kiện từ xã lên huyện, từ huyện lên tỉnh, từ tỉnh lên trung ương và nếu được thì sẵn sàng nhờ anh Phạm Tuân gửi đơn từ lên cho ông Giời (nhưng giờ anh Tuân cũng bận lắm rồi, ngày ngày chỉ chăm bẵm vườn lan rừng giá trăm triệu ở trên sân thượng thôi).
Theo tôi, "Lời thề thứ 9" của Lưu Quang Vũ đã gợi được gần đến cốt lỗi của /dân chủ/. Không phải là tấm biển kia. Mà đó là khi từng con người (Hiến, Xuyên, Đôn) bắt đầu biết lấp đầy sự sáo rỗng của lề luật bằng thái độ truy vấn bản thân trong hoàn cảnh thực tế. Tại đây, trưởng thành là sự lựa chọn làm một điều đúng theo thôi thúc của lương tri - một giá trị siêu hình, một trạng thái "tự thân" mà chỉ khi bạn chấp nhận đối mặt với nó bằng mọi giá để bước sang trạng thái /trưởng thành/. Khi đó, có một thứ luật lệ mới được khởi sinh từ trong nội tại để người trưởng thành theo đuổi nó. Nếu một xã hội nhận ra sự vận hành của lương tri thì lúc đó các giá trị dân chủ bắt đầu khởi sinh.
Có mấy nhà viết kịch Việt Nam chạm được vào những xung đột giữa cái đúng của từng cá nhân và luật pháp của một thể chế nhân danh số đông - nhân danh nhân dân như Lưu Quang Vũ? Những người đi trước, đi nhanh và đi xa như Lưu Quang Vũ, hỏi sao không bị một thế lực vô hình tàn bạo nào đó chặn lại và nghiền nát.
Lưu Quang Vũ đã dừng lại. Chúng tôi đi tiếp 25 năm, nhưng lịch sử vẫn lặp lại một cách nghèo nàn các dữ kiện xưa cũ vậy mà vẫn khiến hàng ngàn người vỗ tay vì cái sự đó!
Các bà nông dân vẫn thế, vẫn giằng co cái nón với mấy thằng đầy tớ nhân dân vừa hỗn, vừa hèn đáng tuổi con nhưng rất láo. Anh Xuyên anh Đôn có thể đổi tên thành anh Vươn, anh Sịnh. Còn tên chủ tịch xã, chủ tịch huyện, chủ tịch tỉnh thì nhiều vô kể để mà thay tên thật vào...
Một vở kịch cứ đúng mãi là vở kịch kinh điển dâng hiến nỗi buồn chung cho các khán giả thấy đúng mà không hiểu vì sao nó cứ đúng đến bây giờ.
Nên tiếng vỗ tay đó là nối buồn chua chát
Đây là cảnh mẹ Xuyên (Lê Khanh đóng) đi cầu kiện trước cổng tiếp dân của trụ sở UBND Tỉnh. Em Cúc xinh xăn đi cùng. Khí chất của em Cúc khiến tôi có chút liên tưởng đến em Phương Uyên - người tự bào chữa trước tòa án phúc thẩm Long An rất rành rọt. Giờ hiếm khi thấy những em Cúc đi cùng các cụ già khiếu kiện tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, đầu đường Thanh Niên. Toàn người già nương tựa vào nhau. Mỗi khi có khách Tây đến thăm đền Quan Thánh, tất cả lại đứng lên vẫy, giương cao các khẩu hiệu tố cáo tham quan, đòi lại đất đai với niềm tuyệt vọng, các nước quốc tế sẽ tạo ra một sự thay đổi nào đó cho cuộc sống của họ. Nhưng không. Sau vài ngày sẽ có xe đón họ đi. Ông Chủ tịch thành phố sẽ tuyên bố lạnh lùng, người khiếu kiện vượt cấp đang làm xấu bộ mặt thủ đô.
Cuối vở kịch Lời thế thứ 9, bà mẹ già vẫn kêu lên câu nói quyen thuộc: Giời ơi, vì sao vẫn khổ thế này?
*Xin đính chính: Giời ơi, vì ai mà chúng tôi vẫn khổ thế này?
-