Vậy lý giải cho động cơ của hành động này là gì nếu không phải là “kẻ sản xuất” sẵn sàng bỏ ra một chi phí để đầu độc người tiêu dùng Việt Nam.- Mực khô làm từ cao su: “Có dấu hiệu vi phạm hình sự”
-(PetroTimes) 22/08/2014 - Liên quan đến việc gần 2 tấn mực khô bị nghi làm từ cao su, luật sư Đặng Xuân Cường (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng: Vụ việc này có dấu hiệu của tội danh "Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực cho người, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”.
Luật sư Đặng Xuân Cường.
Sau khi bắt giữ gần 2 tấn mực khô nghi làm từ cao su ngày 14/8. Công an thành phố Hà Nội cho biết sẽ phối hợp với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) kiểm nghiệm xác định thành phần trong lô mực khô bị bắt mới đây.
Trao đổi với phóng viên, luật sư Đặng Xuân Cường khẳng định vụ việc này có dấu hiệu của tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực cho người, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”. Đây là hành vi gian dối nhằm mục đích lừa đảo khách hàng, trục lợi bất chính, vi phạm pháp luật.
“Sau khi giám định các thành phần chứa trong lô mực khô. Nếu phát hiện có các thành phần ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành khởi tố”. – luật sư Cường nói.
Theo luật sư Cường, lô hàng được phát hiện tại kho bãi của Cty TNHH Thương Mại và dịch vụ tổng hợp Đức Thắng (Công ty Đức Thắng). Tuy nhiên, để xử lý cần phải xác minh được chủ sở hữu của lô hàng. Nếu Công ty này là chủ sở hữu của lô hàng thì họ phải chịu trách nhiệm. Trách nhiệm hình sự sẽ được cá thể hóa đối với người đứng đầu doanh nghiệp.
Nếu công ty này không phải là chủ sở hữu lô hàng, chỉ cho thuê kho chứa hàng hóa thì hành vi của Cty Đức Thắng không cấu thành tội theo Điều 157, BLHS.
“Điều 157, BLHS chỉ quy định “Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Với hành vi này, để giải quyết triệt để, cơ quan chức năng phải tiến hành điều tra xem ai là người sản xuất, vận chuyển, tàng trữ và tiêu thụ. Nếu xác minh được những đối tượng tham gia biết rõ hàng hóa là hàng giả, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng, mà vẫn cố tình thực hiện thì tùy mức độ những đối tượng trên phải bị xử lý theo pháp luật”. – luật sư Cường cho biết.
Luật sư Cường cũng lưu ý, cũng có thể các cá nhân, các doanh nghiệp nhập hàng để tiêu thụ trong nước là nạn nhân của thương nhân nước ngoài, khi họ nhập hàng về mà không thể biết được đó là hàng giả. Nếu vậy truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ là không phù hợp.
Trước đó, chiều 14/8, Đội phòng chống hàng giả (Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an thành phố Hà Nội) đã thu giữ gần 2 tấn mực khô nghi làm bằng cao su và mang đi kiểm nghiệm.
Kiểm tra tại kho chứa hàng của Công ty Đức Thắng, lực lượng chức năng phát hiện 38 bao tải có chứa mực khô xé nhỏ do Trung Quốc sản xuất với tổng trọng lượng 1,7 tấn. 53 thùng carton chứa hơn 12.000 hộp thuốc các loại không có tem nhãn phụ. Số mực này chuẩn bị được vận chuyển, tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả sau khi kiểm nghiệm tại Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) cho thấy, số mực khô xé này chỉ có 30,6% là Protein, thành phần còn lại chiếm khoảng 69% hàm lượng là chất chưa xác định được. Khi đốt cháy có mùi khét lẹt, đem ngâm với nước loại mực này lại co giãn, đàn hồi như dây cao su.
Điều 157. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Phạm tội thuộc trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
|
-14/08/2014-Phát hiện mực khô Trung Quốc làm bằng cao su
(NLĐO)- Hơn 1,7 tấn mực cao su Trung Quốc được làm giả hết sức tinh vi, có mùi vị và màu sắc giống hệt mực ăn thông thường song đốt có mùi khét lẹt, đã bị phạt hiện khi đang trên đường vận chuyển vào TP HCM tiêu thụ.
Số mực cao su thu được
Ngày 14-8, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46, Công an TP Hà Nội) cho biết cơ quan này đã kiểm tra và phát hiện số lượng lớn mực cao su xuất xứ Trung Quốc.
Theo đó, ngày 17-7, Đội Chống hàng giả và sở hữu trí tuệ của PC46 phối hợp với Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) kiểm tra kho chứa hàng tại Ga Giáp Bát do Công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Đức Thắng (Công ty Đức Thắng) thuê để cất, chứa hàng hoá.
Qua kiểm tra, lực luợng công an phát hiện, 38 bao tải rứa chứa mực khô xé nhỏ do Trung Quốc sản xuất, mỗi bao có trọng lượng 45 kg, tổng trọng lượng là hơn 1,7 tấn.
Loại mực này có thể kéo co dãn như cao su
Toàn bộ số hàng trên đều không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. PC46 đã ra quyết định tạm giữ theo thủ tục hành chính và lập biên bản tạm giữ, niêm phong số hàng trên.
Riêng đối với số mực khô xé do nghi ngờ có dấu hiệu làm giả, cảnh sát đã gửi mẫu lên Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an để tiến hành kiểm nghiệm, xác minh. Kết quả cho thấy, thành phần của số mực khô xé này chỉ có 30,6% là protein, còn lại chiếm hơn 69% hàm lượng là những chất chưa xác định được.
Mực cao su có xuất xứ Trung Quốc có tới gần 70% là thành phần không xác định được
Theo cơ quan công an, số thực phẩm trên đã được làm giả một cách hết sức tinh vi khi có mùi vị và màu sắc giống hệt mực ăn thông thường. Đặc biệt, khi thử đốt cháy, sợ mực khô có mùi khét lẹt, còn khi ngâm với nước lại co dãn và đàn hồi như dây cao su. Không loại trừ trong thành phần của sản phẩm có cả cao su non nhằm tạo độ kết dính.
Được biết, toàn bộ số mực cao su 1,7 tấn này đang chuẩn bị được vận chuyển bằng tàu hỏa vào TP HCM tiêu thụ thì bị bắt giữ.
Mực ma – Góc khuất trong kiểm soát chất lượng thủy sản
Mực khủng, giá rẻ bất thường
- Hàng TQ “dỏm” xâm nhập thị trường VN hợp pháp? (RFA). 08162013-hangtrungquocdom-ha.mp3
Thời gian qua, nhiều mặt hàng Trung Quốc giả mạo tràn ngập thị trường Việt Nam gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, thế nhưng người dân vẫn chưa có câu trả lời vì sao các cơ quan chức năng không thể ngăn chặn hiện trạng này? Có phải có sự tiếp tay hợp pháp nào hay không?
Tràn ngập hàng Trung Quốc
Tâm lý người tiêu dùng thường chuộng mua những sản phẩm có chất lượng tốt và rẻ. Và những mặt hàng đến từ Trung Quốc luôn đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong nước vì do giá rẻ.
Thế nhưng, trong những năm gần đây, phong trào “tẩy chay” hàng Trung Quốc do nhiều thông tin được tiết lộ gây ra nỗi lo sợ cho người tiêu dùng. Tin được cho là “chấn động” khi bánh bao “made in China” được làm từ bìa các-tông loan đi trên toàn thế giới. Hàng hóa “dỏm” của Trung Quốc “đổ bộ” ồ ạt khắp hang cùng ngõ hẻm ở VN như rượu giả, bột ngọt giả, đồ chơi trẻ em có chất gây ung thư…Và cho đến khi những mặt hàng như thịt giả, trứng gà giả và cả gạo giả… xuất hiện ở VN khiến cho người tiêu dùng quay trở lại mua sắm và tiêu thụ các mặt hàng sản xuất trong nước.
Dù “tẩy chay” hàng Trung Quốc nhưng người tiêu dùng trong nước vẫn không tránh khỏi tình trạng bị “lừa gạt”. Nhiều thương lái ở các chợ bán các sản phẩm Trung Quốc nhưng lại nói là của VN. Không những ở các chợ dân sinh mà cả ở siêu thị cũng bán sản phẩm tương tự. Điển hình, vụ nho xanh của siêu thị Big C được ghi là sản phẩm của VN nhưng lại dán cờ Trung Quốc.
Mới đây nhất, tại nhà văn hóa huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình vừa diễn ra một đợt bán thuốc “Bổ Thận Vương” do những người Trung Quốc mang sang, kéo dài trong 10 ngày, hồi tháng 7 vừa qua. Trước khi sự kiện diễn ra đã có nhiều hoạt động quảng cáo được người dân mô tả là “rầm rộ” tại địa phương. Thư mời được gửi đến từng nhà, chủ yếu tập trung vào những người đã về hưu. Có hàng trăm người tấp nập đến tham gia, tìm hiểu, nghe tư vấn qua các thông dịch viên cho 2 ngôn ngữ Việt-Trung. Ông Cao Đại, 1 người hưu trí kể lại với đài ACTD về sự kiện này:
“Sau đợt đoàn về họp hội thảo trong hội trường, tôi và vợ tôi với bà con đi nghe thì có nhiều bổ ích cho bản thân. Người ta nói một số bệnh tình do nguyên nhân gây nên toàn là do thận suy ra thôi. Hội thảo họ nói là thuốc “Bổ Thận Vương” là sản phẩm mới. Chủ yếu điều tiết cái thận, thì tất cả các bệnh có khả năng dần dần sẽ hồi phục. Nói chung sau khi nghe họ nói chuyện thì chúng tôi có mua thuốc uống. Như thế là 2 vợ chồng mua hết gần 8 triệu”.
Hội thảo ... bán thuốc
Những người đến tham gia cho biết “hội thảo” bán thuốc của “công ty” từ Trung Quốc tổ chức trong nhà văn hóa huyện Tiền Hải rất quy mô và họ được cho biết là sản phẩm thuốc “Bổ Thận Vương” cùng các loại “thực phẩm chức năng” đã qua kiểm duyệt của Sở Y tế.
Tuy nhiên khi trả lời câu hỏi của Hòa Ái có ai nhìn thấy những bằng chứng kiểm duyệt được trưng ra công khai hay không thì không ai trong số họ xác nhận là có, “chỉ là nghe quảng cáo qua miệng mà thôi”. Sự kiện diễn ra 10 ngày nhưng những ngày đầu là tiến hành phát thuốc miễn phí. Và đến ngày thứ 10 thì mới bán thuốc lấy tiền. Hàng trăm người mua thuốc. Và tổng số tiền của người dân huyện Tiền Hải chi ra không phải là con số nhỏ. Bà Ro, 1 người tham gia lên tiếng:
“Mấy ngày trước thì có mua vì mua được thưởng nhưng uống thấy chẳng đỡ gì lắm. Mọi người xung quanh cũng có người bảo là không có hiệu quả."
Đồng thời, trả lời câu hỏi trong trường hợp thuốc uống hiệu nghiệm thì làm sao để tiếp tục mua được thuốc nữa, ông Cao Đại nói là:
Mấy ngày trước thì có mua vì mua được thưởng nhưng uống thấy chẳng đỡ gì lắm. Mọi người xung quanh cũng có người bảo là không có hiệu quả.
- Bà Ro
“Họ nói sau này sẽ phân phối trên toàn miền Bắc, VN này. Nếu cần mua thì tìm đến đại lý bán thuốc. Tuy nhiên không biết là có hay không?”
Chiến dịch bán thuốc 10 ngày đã khép lại. Hiệu thuốc “Bổ Thận Vương” không có nhãn hiệu, không có tem xuất xứ vẫn đang được người dân nơi đây chăm chỉ uống mỗi ngày với hy vọng trị được bá bệnh. Chắc chắn trong số mấy trăm người mua thuốc này hằng ngày vừa uống thuốc “Bổ Thận Vương” vừa nghe những tin tức liên quan đến hàng hóa “dỏm” Trung Quốc xâm nhập khắp nơi trên toàn cầu.
Trong năm 2013, hồi tháng 5, Hải quan Pháp và Liên hiệp Châu Âu tịch thu lượng thuốc giả kỷ lục-1,2 triệu gói thuốc Aspirine “dỏm” của Trung Quốc. Cuối tháng 7, cảnh sát tài chính Ý tịch thu khoảng 18 triệu món hàng giả đủ loại đến từ Trung Quốc. Cảnh sát Liên bang Bỉ cũng tịch thu hàng tấn đồng xu euro giả được vận chuyển từ Trung Quốc. Trước đó, năm 2012, Ủy ban Châu Âu thông báo hải quan đã tịch thu gần 1 tỉ euro hàng giả đủ loại, nhiều nhất là thuốc lá và dược phẩm, chủ yếu đến từ Trung Quốc. Tại Châu Phi, hải quan quốc tế tịch thu được 82 triệu liều thuốc “dỏm” hoặc thuốc nhập lậu. Và thông tin mới nhất là cảnh sát Tây Ban Nha vừa bắt giữ gần 500 ngàn gói thuốc lá giả từ Trung Quốc đang trên đường vận chuyển đến Pháp.
Cuộc “xâm lăng” của hàng hóa “dỏm”, sản phẩm độc hại từ Trung Quốc tấn công trên khắp toàn cầu, kể cả nước láng giềng VN. Các quốc gia trên thế giới cùng hợp tác “chiến đấu” chống trả lại cuộc xâm lăng không tiếng súng này ngày một hiệu quả hơn. Thế nhưng, hàng hóa Trung Quốc ngày một tiến xa và tiến sâu vào thị trường VN một cách “danh chính ngôn thuận” và hợp pháp hơn. Phải chăng, có sự bao che nào từ phía các cơ quan Nhà nước. Và câu hỏi này sẽ bao giờ có lời đáp?
- Nông dân bỏ vườn vì trái cây Trung Quốc
- Tẩy chay hàng Trung Quốc - được phép hay không?
- Áo ngực chứa độc chất của Trung Quốc
- 700 chiếc áo ngực không rõ xuất xứ bị thu hồi ở tỉnh Khánh Hòa
- Những khó khăn trong ngành thép Việt Nam năm 2012
- Thị trường Việt Nam sẽ là “bãi phế thải” của Trung Quốc?
- Người dân phản đối quảng cáo sai sự thật của một công ty bán hàng TQ
- Bắt nhiều tàu Trung Quốc chở dầu lậu vào Việt Nam
- Hàng Trung Quốc gắn nhãn “Made in Vietnam”
-Tiến sĩ Hóa học mua phải cá làm từ nhựa ở VN
(ĐVO) - Trong lần về thăm Việt Nam và nghỉ mát (2/2013), gia đình tôi có mua một vài cân cá khô tại một chợ ở TP. Vinh, gọi là quà quê sang dùng dần. Rất quý, thỉnh thoảng có dịp anh em bạn bè thân đến chơi, gia đình tôi mới đem ra ăn.
Các miếng cá ép nhựa mua từ chợ Vinh
Gần đây (8/2013), khi có các thông tin về cá mực làm từ nhựa, mì nhựa, thịt bò kho làm từ nhựa v.v. thì nhà tôi mới bắt đầu nghi ngờ về gói quà quê này. Đem ra xem cẩn thận thì, cả nhà mới bất ngờ nhận ra loại cá ép miếng tưởng là tạo thành từ các miếng cá lát mỏng, phơi khô có thể là…nhựa 100%.
Phun nhúng hóa chất TQ bắt chuối phải chín đẹp
Sữa nhiễm khuẩn Fonterra nhận thêm cáo buộc nhiễm phóng xạ
Ca sĩ Hồng Ngọc gặp mỳ cao su sau thịt bò nhựa
Vật thể lạ màu đen trong nước cam Twister
Loại cá ép nhựa này được làm khá tinh vi, nếu không đốt thử thì không thể nhận ra, nó giống hệt như được tạo thành từ các lát cá nhỏ. Bề mặt miếng nhựa, được điểm các vệt màu trắng bạc như da cá biển, cùng các vệt màu vàng đậm như cá phơi “được nắng”.
Các đầu và bavia nhọn nổi lên trên bề mặt và viền miếng cá, khi cầm đâm nhẹ vào tay, tạo cảm giác giống như các xương dăm khô có trong các lát cá. Về mùi, miếng nhựa được tẩm mùi tanh đặc trưng của cá biển khá kỹ, không bị mất mùi khi để lâu ngoài không khí nên khó có thể nhận ra đây là cá giả.
Rất tiếc là trong quá trình chế biến trước đây, do rán bằng dầu ăn hay quay vi sóng ở nhiệt độ không đủ cháy để tạo nên tạo mùi khét nhựa đặc trưng nên gia đình chúng tôi đã ăn mấy lần mà không thể phát hiện ra. Chỉ đến khi được đốt trên ngọn lửa thì “miếng cá nhựa” cháy khét lẹt, mềm oặt chứ không đanh và có mùi đặc trưng protein cháy như của cá khô thật.
Sau khi đốt nhựa bắt đầu cháy vón cục, cứng, khét lẹt...
Phần chưa được đốt mềm oặt, lộ rõ các bọt khí tạo thành trong quá trình thổi, ép nhựa
Theo nhận định cả ở góc độ chuyên môn và kinh tế thì đây là loại “sản phẩm” được làm từ nguyên liệu là các hạt nhựa trong, cao cấp chứ không phải là từ nhựa tái chế rẻ tiền nên giá thành nguyên liệu đầu vào khá cao.
Nếu cộng thêm chi phi vận chuyển, tiếp thị v.v, thì chắc chắn là lợi nhuận cho “kẻ sản xuất” là không có vì giá “sản phẩm cuối cùng” ra đến chợ là rất rẻ.
Vậy lý giải cho động cơ của hành động này là gì nếu không phải là “kẻ sản xuất” sẵn sàng bỏ ra một chi phí để đầu độc người tiêu dùng Việt Nam.
Miếng cá ép nhựa sau khi nướng
Một câu hỏi nữa đặt ra là các lực lượng quản lý thị trường ở đâu mà để cho loại cá giả độc hại này lưu hành công khai tại các chợ vùng biển của Việt Nam, vùng mà đáng lẽ ra người tiêu dùng có thể yên tâm khi ăn các sản phẩm đặc sản từ biển.
Để thật giả lẫn lộn sẽ làm giảm tiêu thụ các sản phẩm cá thật, ảnh hưởng đến kinh tế địa phương nói chung và đến sản xuất của các hộ gia đình, cơ sở sản xuất nói riêng tại các tỉnh ven biển cả nước. Các cơ quan chức năng liên quan cần ráo riết vào cuộc, sớm chấm dứt tình trạng này.
Q. Anh - T.Hà - TS. Thành Đồng (TS. Thành Đồng – cán bộ nghiên cứu Viện Hóa học Công nghiệp, hiện đang công tác tại Châu Âu).
Dân lại mất tiền tỉ vì cây giống Trung Quốc
TP.HCM: Thịt bò đốt cháy như cao su
80% bún có độc: Bảo vệ dân và “giết“ một nghề
- Cảnh giác khi mua bánh trung thu Trung Quốc (TN). Theo Thanh Niên, có tin đồn bánh trung thu Trung Quốc tồn từ năm 2010 hiện đang được tuồn bán vào thị trường Việt Nam.
Thanh Niên dẫn chứng cuối tháng 7.2013, tòa án Thượng Hải đã xét xử vụ Công ty TNHH thực phẩm Phán Phán Thượng Hải “gia công nguyên liệu” vào bánh trung thu cũ từ năm 2010 để “tái sử dụng”, tung ra bán lại vào thị trường. Ngày 29.4.2012, một lò sản xuất chuyên tái chế bánh trung thu hỏng tại huyện Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cũng bị phát hiện và tiêu hủy. Theo điều tra, lò sản xuất này chuyên thu gom bánh trung thu ế. Theo nguồn tin của một số du học sinh Việt Nam và người Việt sinh sống tại Trung Quốc, rất nhiều người lo ngại số bánh trung thu “tái chế” trên đã bị tuồn vào Việt Nam tiêu thụ vì thương gia hám lời.
Nhiều nước cấm nhập khẩu
Trên nhiều diễn đàn Trung Quốc cho biết, tính tới năm 2011, đã có 34 quốc gia nghiêm cấm nhập khẩu bánh trung thu đại lục vì lo ngại vấn đề an toàn thực phẩm, bao gồm: Ấn Độ, Thái Lan, Pháp, Đức, Thụy Điển, Mỹ, Canada, Colombia, Úc, Nigeria, Chad, Cameroon, Burundi, Gabon, Ethiopia, Sudan, Libya và Myanmar, Indonesia…
- Cảnh giác khi mua bánh trung thu Trung Quốc (TN).
Cái chết từ từ đi qua đường... miệng! .- Công bố danh sách các cơ sở sản xuất bún, bánh hỏi chứa tinopal(TN). – Xử phạt hơn 100 triệu đồng đối với các hộ sản xuất thực phẩm không an toàn (PNTP). – Thời gì mà nhiều bẩn thế! (DV).
- Thực phẩm bẩn và độc hại: Cái chết được báo trước (Kỳ 1) (PT). – Họa từ… sính ngoại! (PT).
- Hơn 70 công nhân nhập viện sau bữa cơm trưa (VNN).
- Nước uống không đạt chuẩn khiến công nhân ngộ độc (TN).
3 tỉnh miền Nam phát hiện bún bị tẩy trắng
VNExpress
TP HCM, Cần Thơ, Tây Ninh là 3 địa phương phát hiện bún có chứa chất cấm. Hà Nội, một số tỉnh miền Bắc và miền Trung chưa phát hiện tình trạng này. Phát hiện bún tươi có chứa chất cấm · Nhận biết bún sạch và bún chứa hóa chất · Nêu danh 3 cơ sở ...
Vạ lây vì thông tin 'bún bẩn'
Lại phát hiện bún có chất tẩy trắng tại 3 tỉnh
Tiếp tục lấy mẫu và công bố cơ sở sản xuất bún có hóa chất độc hại.- Than ôi “di rỉ gì di” cái gì cũng giả
- Loạn giá, loạn cả nguồn gốc (ĐĐK). Tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội xuất hiện các loại cá tầm, cá quả nhập lậu từ Trung Quốc
- Thanh Hóa: Tiêu hủy hơn 5 tạ thịt, nội tạng lợn thối (PNTP).
- Thiếu nguyên liệu – Nước mắm Phú Quốc treo thùng (SGGP). – Thương nhân TQ ồ ạt thu mua cá cơm gây khó nước mắm Phú Quốc (TP/GDVN).
- Hoang mang chó lạ, chó nhà cùng phát điên (NNVN).
-- Công bố lý lịch cha con “người rừng” (VNN). - Cha con ‘người rừng’ đòi về… thăm rừng (TN).
- “Người rừng” đang hòa nhập cuộc sống mới (DV). - Ký ức về cha con ‘người rừng’ (VNE). – Hãy tôn trọng ý nguyện của cha con “người rừng”! (PT).- Người rừng bị còng – trói tay gây bức xúc (Tin mới). – “Người rừng” căng thẳng khi lần đầu được nắm tay phụ nữ (DV). –Báo chí quốc tế sững sờ vì “người rừng” Việt Nam (LĐ).
- Quảng Ngãi: “Người rừng” năn nỉ về thăm lại rừng vì nhớ (DV). – Cần tôn trọng ý nguyện cha con ông Thanh? (SGTT). – Hai cha con “người rừng” gây nhiều xúc động (ĐCV). – Làm CMND cho cha con “người rừng” (KP). – Sẽ xây nhà cho cha con “người rừng” (PLTP). – ‘Người rừng’ đã có… bạn thân (Zing). –Giúp “người rừng” hòa nhập hay trả họ về rừng? (VOV).
- Kỳ tích chàng trai mù hằng ngày bơi xuồng, lội sông bắt cá (LĐ).