Tin liên quan; Đồng chí X và Trần Thủ Độ
-Nhà báo độc lập Chí Dũng có còn độc lập?
-Nhà báo độc lập Chí Dũng có còn độc lập?
Nguyễn An Dân
Gửi cho BBC từ Tp HCM 22 tháng 8, 2014
Hôm 21/08/2014, giới quan sát chính trị Việt Nam lại sóng gió và bàn tán xôn xao khi xuất hiện một bài viết trên BBC Việt Ngữ Bấm“Sẽ có “đả hổ diệt ruồi” ở Việt Nam” của nhà báo độc lập, chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập – anh Phạm Chí Dũng.
Tôi cảm thấy đã đến lúc cần phải phản biện lại quan điểm của anh Phạm Chí Dũng, với tư cách một ngưởi quan tâm đến chính trị Việt Nam.
Tôi phản biện vì một loạt bài gần đây, anh Phạm Chí Dũng đều lý luận rằng quan hệ bang giao Việt-Mỹ khởi sắc là do chuyến đi Mỹ của ông Phạm Quang Nghị và “Mỹ bắt tay phe bảo thủ”.
Bài viết mới của anh là “giọt nước làm tràn ly” để tôi phải phản biện chuỗi lý luận của anh.
“Phe lợi ích” sao lại chống “phe bảo thủ” ?
Tôi thất vọng về những nhận xét của anh Phạm Chí Dũng đối với các sự kiện chính trị nổi bật của đất nước hai tháng nay, nhất là các nội dung trả lời phỏng vấn và viết bài nhận định quan hệ Việt-Mỹ.
Các bài phỏng vấn, bài viết của anh đều mang hơi hướng nói rằng “quan hệ Việt Mỹ xuất hiện những bước tiến mới và xích lại gần nhau lúc này” là do ông Phạm Quang Nghị và phe bảo thủ, với những tin tức, sự kiện mơ hồ.
Việc các nhà quan sát bình luận ủng hộ một đảng phái hay một phe nhóm nào đó là việc cá nhân, và người dân chủ cần tôn trọng điều đó.
Tuy nhiên bài viết mới đây của anh thì tôi buộc phải góp ý, vì nó có nhiều thông tin sai lệch quá mức.
Nó xa rời tiêu chí “nhà báo độc lập” vì đưa tin sai sự thật và không khách quan khi nhìn nhận vấn đề.
Trước hết, ở cách đặt vấn đề trong bài viết.
"Trong tình hình mà chính ông Trương Tấn Sang và nhiều quan chức cao cấp của đảng phải nói “một bầy sâu ăn hết phần của dân- họ ăn không chừa một cái gì” thì e rằng đa số quan chức đảng cầm quyền đều là phe lợi ích. "
Anh dùng hai khái niệm “phe lợi ích” và phe bảo thủ” để lý luận phe này vượt lên phe kia là một sự đánh tráo chủ thể.
"Trong tình hình mà chính ông Trương Tấn Sang và nhiều quan chức cao cấp của đảng phải nói “một bầy sâu ăn hết phần của dân- họ ăn không chừa một cái gì” thì e rằng đa số quan chức đảng cầm quyền đều là phe lợi ích. "
Anh dùng hai khái niệm “phe lợi ích” và phe bảo thủ” để lý luận phe này vượt lên phe kia là một sự đánh tráo chủ thể.
Trong tình hình mà chính ông Trương Tấn Sang và nhiều quan chức cao cấp của đảng phải nói “một bầy sâu ăn hết phần của dân- họ ăn không chừa một cái gì” thì e rằng đa số quan chức đảng cầm quyền đều là phe lợi ích.
Phe bảo thủ càng có lợi ích, vì lợi ích sinh ra từ bảo thủ.
Khép kín chính trị không cải cách chính là để giữ lợi ích.
So sánh phe bảo thủ với phe lợi ích và cho rằng phe bảo thủ thắng, là công khai cho rằng phe bảo thủ “tốt” do không vì lợi ích.
Điều này vừa sai vừa ủng hộ bảo thủ, cả hai điều đều phản lại tính chất “độc lập” của một nhà báo độc lập, lại là Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập.
Phải dùng khái niệm “phe cải cách” và “phe bảo thủ” khi bình luận phe này lấn lướt phe kia thì khách quan và đúng đối tượng hơn.
Khi nói về hai phe đang tranh chấp nhau thì các từ ngữ phải thể hiện được tính đối lập chính thức, không thể đánh tráo được.
Do đó tôi xin phép sửa lại từ ngữ của anh. Sự tranh chấp hiện nay trong đảng là “phe cải cách” và “phe bảo thủ”.
Không có và không bao giờ có “phe lợi ích” nào tranh chấp với “phe bảo thủ” cả. Tôi sẽ dùng từ “phe cải cách” để thay thế cho cụm từ “phe lợi ích” trong lập luận tranh luận ở bài này.
Việc Petrolimex giảm giá xăng theo anh lý luận là do “phe cải cách” sợ chiến dịch chống tham nhũng “đập ruồi đả hổ” sắp diễn ra giống như ông Tập Cận Bình nên phải từ bỏ bớt lợi ích của mình thì tôi cho rằng không phải.
Việc giá xăng giảm, theo tôi đơn giản là nền kinh tế đã quá khủng hoảng về sức mua.
Giá xăng là thành phần quan trọng trong giá cả hàng hóa, giá xăng hạ thì giá hàng hóa có thể giảm xuống, tổng cầu tăng lên, giúp doanh nghiệp bán hàng ra, tổng cầu lên thì kinh tế lên.
Nếu có động cơ chính trị, thì ở đây là phe cải cách muốn ghi điểm và tạo ưu thế trong Đại Hội Đảng 12 sắp đến.
Phe nào thúc đẩy bang giao Việt-Mỹ?
Anh Phạm Chí Dũng, trong nhiều bài bình luận đều nói rằng do “công của ông Phạm Quang Nghị và phe bảo thủ” thì đó là ý của anh và tôi tôn trọng quan điểm đó.
Tuy nhiên tôi chính thức phê phán cái sai của anh khi anh viết rằng “Đại Tướng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Mỹ Martin Dempsey gặp ông Nguyễn Phú Trọng” [chú thích của BBC - ông Phạm Chí Dũng đã đề nghị BBC sửa lại chi tiết này ít lâu sau khi bài viết được đăng].
Đây là tin không chính xác. Tất cả các báo chí Việt Nam và nước ngoài lẫn báo của quân đội Mỹ đều nói rằng “ông Dempsey qua Việt Nam theo lời mời của đồng cấp- thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, gặp xã giao Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng”.
Bên cạnh đó gặp một thuyền trưởng đánh cá ở Đà Nẵng, Không hề có cuộc gặp với ông Nguyễn Phú Trọng.
Có nhiều dư luận nói rằng có thể ông Martin Dempsey gặp ông Nguyễn Phú Trọng “bí mật theo hình thức đi đêm” vì sự vận động của ông Phạm Quang Nghị.
Chuyện này chắc chắn là không có. Ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ nhằm “mở ngoại giao qua kênh đảng”. Quân đội Mỹ là phi đảng phái, ông Martin Dempsey qua Việt Nam với tư cách đại diện quốc gia, thành viên quân đội và chính phủ Mỹ. Từng hành động, phát ngôn của ông ta sẽ được truyền thông, các nhân viên tình báo các nước chú ý sát sao. Sẽ có một scandal chính trị nếu quan chức cao cấp quân đội Mỹ “đi đêm” với tổng bí thư một đảng, nhất là đảng đó luôn có “phát ngôn phê phán nước Mỹ” lâu nay.
Chính ông Dempsey khi trả lời phỏng vấn báo chí, cũng đã nói “tôi thấy khả quan sau khi trao đổi cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và một thuyền trưởng tàu cá ở Đà Nẵng” Thành ra việc anh gán ghép phát biểu lạc quan của ông Dempsey “Việt Nam có thể trở thành người bạn tốt nhất của Hoa Kỳ” là do ông Nguyễn Phú Trọng nói “Mỹ là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam” lại không đúng.
Ý này là ông Nguyễn Phú Trọng nói khi gặp ông J. McCain, và dư luận nên lưu ý rằng hiện nay, ít nhất là trên danh nghĩa, quan hệ Việt-Trung vẫn là quan hệ anh em.
Quan hệ hàng đầu và quan hệ anh-em, quan hệ nào nặng ký? Lẽ ra anh Phạm Chí Dũng nếu phân tích khách quan và độc lập, như một nhà báo độc lập, thì nên phân tích hai chiều như thế.
Ông Dempsey cũng nói “Tôi đã không mời thượng tướng Đỗ Bá Tỵ (Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam) đến Washington (năm 2013) và cũng không đến đây chỉ để xoáy vào vấn đề Trung Quốc.
"Tôi đến đây là để tập trung thảo luận về quan hệ quân sự giữa Mỹ và Việt Nam”. Thế là rõ ràng, ông Dempsey giao lưu cùng ông Đỗ Bá Tỵ, quân đội Mỹ hợp tác với quân đội Việt Nam là một nghị trình lâu dài giữa hai bên, chả thấy dính dáng gì vào việc ông Nghị đi Mỹ mới đây cả.
"Quan hệ hàng đầu và quan hệ anh-em, quan hệ nào nặng ký? Lẽ ra anh Phạm Chí Dũng nếu phân tích khách quan và độc lập, như một nhà báo độc lập, thì nên phân tích hai chiều như thế."
Về chuyến đi của phái đoàn ông McCain, trong buổi họp báo tại Hà Nội, TNS McCain chỉ nhắc đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
"Quan hệ hàng đầu và quan hệ anh-em, quan hệ nào nặng ký? Lẽ ra anh Phạm Chí Dũng nếu phân tích khách quan và độc lập, như một nhà báo độc lập, thì nên phân tích hai chiều như thế."
Về chuyến đi của phái đoàn ông McCain, trong buổi họp báo tại Hà Nội, TNS McCain chỉ nhắc đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông McCain cũng đã trả lời chính thức cho công luận “tôi đến Việt Nam hôm nay là kết quả lâu dài của gần 20 năm quan hệ Việt-Mỹ. Tôi hi vọng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn dắt đảng phất ngọn cờ dân chủ, như thông điệp đầu năm 2014, và vì Trung Quốc cắm giàn khoan, chúng ta phải nhanh lên”.
Điều này có thể kiểm chứng qua báo chí quốc tế và lề phải của Việt Nam, cũng như bài viết chính thức trên website của ông McCain..
Ông Carl Thayer có nói “thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể bị gạt ra rìa” trong nhận định hồi đầu tháng 7, khi Việt Nam chưa kiện Trung Quốc (theo thông báo chính thức của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “việc kiện Trung Quốc là do Bộ Chính Trị quyết định).
Sau đó, khi ông Thayer sang Việt Nam dự hội thảo Biển Đông (22-27/07/204), ông ấy có thay đổi và nói “Tôi không nghĩ là ai có thể đắc cử trở lại ở trong Đảng nếu họ dám thúc đẩy một chính sách thỏa hiệp với Trung Quốc.”.
Xin công luận bình xét, ai trong phe cầm quyển muốn thỏa hiệp?. Giáo Sư Carl Thayer đã có nhận xét mới như thế sau khi ông đến Việt Nam, vì sao anh Phạm Chí Dũng không nêu ra mà lại dẫn chứng một nhận xét cũ hơn ? Vô tình hay cố ý? Vì sao chỉ nêu ra tiêu cực mà bỏ đi sự tích cực???
Ông Nghị tuyên bố khi ở Mỹ “Đàm phán không được thì mời Trung Quốc cùng ra tòa”.
Sau vụ giàn khoan, chính phủ và nhân dân Việt Nam cũng như giới quan sát chính trị quốc tế đến Việt Nam tham vấn đều nói “ đây là lúc phài kiện ra tòa” thì ông Nghị lại nói như trên. Vậy phải chăng quan điểm của phe bảo thủ (qua ông Nghị) là “không nên kiện mà là đàm phán tiếp”.? (dù thiệt hại toàn ở phía VN nhiều năm nay).
Vậy ai, phe nào chủ trương “thỏa hiệp”, phe bảo thủ hay phe cải cách?
Cũng chính trong chuyến đi Mỹ, ông Nghị vẫn nói “Trung Quốc đã giúp Việt Nam nhiều. Chúng tôi ý thức được tầm quan trọng của mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Chúng tôi muốn giải quyết tranh chấp trên biển Đông như đã giải quyết đường biên giới trên bộ, vịnh Bắc Bộ (đàm phán song phương tiếp như trước). Cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng cùng chúng tôi đưa vụ việc ra tòa”.
Thế nghĩa là nếu Trung Quốc chưa sẵn sàng thì Việt Nam sẽ đợi Trung Quốc và trong thời gian đó, VN-TQ tiếp tục “thỏa hiệp” song phương như biên giới và Vịnh Bắc Bộ ?
Sai lầm chiến lược
Thiết nghĩ phân tích đến đây là khá rõ để bạn đọc bình xét về các phản biện của tôi với bài viết mới nhất của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng.
Tôi thẳng thắn kết luận rằng các bài viết và nhận định chính trị của anh Phạm Chí Dũng đã không còn đúng theo tiêu chí một nhà báo độc lập.
Việc anh “nhầm lẫn” thì không biết vô tình hay cố ý, nhưng hậu quả là làm dư luận ngộ nhận về các sự kiện, qua đó tác động sai lạc vào tư duy --đây là điều có thể đang xảy ra.
Cũng thế, lẽ ra ở tư thế một nhà báo tranh đấu cho sự cải cách chính trị, anh cần ủng hộ của phe cải cách thì anh quay ra phê phán và có ý bôi xóa cố gắng của họ.
Một điều nguy hiểm hơn là anh còn là chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập, điều này dễ dẫn đến ác cảm của phe cầm quyền cải cách khi họ nhận xét về Hội này.
Tôi không trông mong một kết quả bi quan là Hội Nhà Báo Độc Lập do anh dẫn dắt sẽ rơi vào giữa hai làn đạn, đó là sự ghét bỏ của tất cả các phe phái trong đảng.
Hậu quả của việc này thế nào, tôi nghĩ công luận sẽ hình dung được. Chúng ta không ai muốn như thế và cần hết sức giúp để Hội tránh được hậu quả này.
Tôi mong các thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập nỗ lực gìn giữ được tính trung thực và độc lập của Hội, để không phụ lòng mong đợi của tất cả những người quan tâm và ủng hộ quyền tự do ngôn luận và báo chí tại Việt Nam.
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một cây viết từ TP HCM.
Tư liệu dùng trong bài viết:
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
Gửi cho BBC từ Sài Gòn 21 tháng 8, 2014
“Phe lợi ích” - một khái niệm mới chu toàn từ năm 2013 lồng trong hiện tình chính trị và các phe phái bằng mặt không bằng lòng ở Việt Nam, vừa bất chợt xuất hiện những dấu hiệu bị suy giảm quyền lực từ giữa tháng 7/2014.
Tín hiệu từ Petrolimex
Không phải vô cớ mà Petrolimex (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) chấp nhận đến ba lần giảm giá xăng chỉ trong vòng hai chục ngày, tạo nên một kỷ lục hiếm thấy hoặc chưa từng thấy trong lịch sử kinh doanh độc quyền của tập đoàn đầy tính “thân hữu” này.
Dù với tổng mức giảm khiêm tốn 1.430 đồng/lít cho đến ngày 18/8/2014, giá xăng đã trở về gần mức đầu năm 2014. Một tín hiệu “hồi tâm” của Petrolimex? Hay có thể hiểu khác hơn - một dấu hiệu suy giảm quyền lực của “Phe lợi ích” mà Petrolimex luôn là một đại diện tiêu biểu và xứng đáng?
Nhưng đã chưa từng diễn ra một trải nghiệm xứng đáng nào từ Petrolimex suốt từ năm 2007 - lúc kinh tế được coi là “hoàng kim” cho đến thời suy thoái kinh tế bắt đầu từ năm 2008 và tiếp dẫn đến cuối quý 2/2014. Đặc biệt trong bối cảnh hàng trăm ngàn doanh nghiệp “chết” vào năm 2012 và tiếp tục ít nhất 60.00 doanh nghiệp khác “tử vong” vào năm 2013, trong đó có không ít doanh nghiệp vận tải, giá xăng dầu vẫn tăng tiến đều đặn.
"Điểm ngoặt có vẻ khá kỳ lạ khởi nguồn từ khoảng trung tuần tháng 7/2014 khi một số vụ việc vốn chìm sâu trong lẩn khuất của giới ngân hàng - nhóm lợi ích được xem là thao túng mặc tình và ghê gớm nhất Việt Nam - “bỗng dưng” phát lộ. "
Có chăng, giá chỉ tạm “giải lao” vào lúc Quốc hội Việt Nam không giải lao. Mặt bằng giá xăng dầu cũng bởi thế luôn tiến chiếm hết kỷ lục này đến kỷ lục khác, khiến bầu không khí tiêu dùng tại đất nước “Thơ tôi khóc, lệ rơi hình chữ S” luôn quằn quại trong vô vàn bức bối và phẫn nộ.
"Điểm ngoặt có vẻ khá kỳ lạ khởi nguồn từ khoảng trung tuần tháng 7/2014 khi một số vụ việc vốn chìm sâu trong lẩn khuất của giới ngân hàng - nhóm lợi ích được xem là thao túng mặc tình và ghê gớm nhất Việt Nam - “bỗng dưng” phát lộ. "
Có chăng, giá chỉ tạm “giải lao” vào lúc Quốc hội Việt Nam không giải lao. Mặt bằng giá xăng dầu cũng bởi thế luôn tiến chiếm hết kỷ lục này đến kỷ lục khác, khiến bầu không khí tiêu dùng tại đất nước “Thơ tôi khóc, lệ rơi hình chữ S” luôn quằn quại trong vô vàn bức bối và phẫn nộ.
Đó cũng là bối cảnh mà các chuyên gia phản biện, báo giới và người dân than vãn và kêu gào không ngớt trên tất cả các diễn đàn công luận và trong dư luận. Nhiều bài viết đã phân tích tường tận, cặn kẽ về các cơ sở có thể để kéo giảm giá xăng dầu. Rất nhiều trường hợp giá dầu quốc tế giảm nhưng Petrolimex vẫn kiên định tư tưởng giá xăng Việt Nam chỉ có tiến chứ không lùi. Thảng hoặc phải nhận lãnh phản ứng trực tiếp từ đại biểu quốc hội, Petrolimex lại thực thi chiến thuật “lùi một tiến hai”.
Trong suốt thời gian những năm nền kinh tế chìm vào tồi tệ, các kiến nghị của hội đoàn tới tấp bay về tổng hành dinh bộ ngành liên quan. Thái độ phẫn nộ của những người tiêu dùng nghèo khó nhất như xe ôm cũng cũng đã phải bật lên… Tuy nhiên, mọi tiếng kêu la đều như vấp phải một bức tường đặc sệt não bộ và cực kỳ vô cảm.
Thậm chí một số quan chức của Bộ Công thương và Bộ Tài chính - hai cơ quan liên đới trực tiếp và gián tiếp đến việc tăng giá xăng dầu - còn biểu lộ phát ngôn rằng xăng dầu tăng giá hoàn toàn không làm ảnh hưởng lớn đến chỉ số tiêu dùng và đời sống người dân (!?).
Trong bối cảnh u ám đầy bất nhẫn như thế, điểm ngoặt có vẻ khá kỳ lạ lại khởi nguồn từ khoảng trung tuần tháng 7/2014. Một số vụ việc vốn chìm sâu trong lẩn khuất của giới ngân hàng - nhóm lợi ích được xem là thao túng mặc tình và ghê gớm nhất Việt Nam - “bỗng dưng” phát lộ.
Vụ bắt một hơi ba quan chức cao cấp của Ngân hàng Xây dựng - tổ chức tín dụng được một số dư luận xem là “ruột rà” với Ngân hàng nhà nước - đã khơi dậy một tín hiệu về đòn tấn công của một lực lượng chính trị nào đó nhắm vào “Phe lợi ích”.
Quy luật song hành và bổ trợ giữa kinh tế và chính trị không bao giờ là lạc hậu, đặc biệt trong những điều kiện hết sức “đặc thù” ở Việt Nam.
Không phải ngẫu nhiên mà sau quá nhiều năm tháng nhóm ngân hàng hầu như không bị suy xuyển, mà chỉ đến bây giờ mới lộ diện những Agribank ngập ngụa nợ xấu và nợ rất có thể không cánh mà bay, về ít nhất 8 ngân hàng khác thuộc loại “top ten” cũng bất chợt bị tung hê nợ xấu, về những quan chức ngân hàng dắt dây với nhau và có thể cả với một số chính khách nào đó, về khối tài sản đồ sộ của nguyên Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền như được ai đó “bật đèn xanh” để báo chí làm công tác “thống kê”…
Thành thật mà nói, chưa bao giờ Petrolimex tỏ ra “thâm tình” như lúc này trong việc kéo giá xăng dầu xuống “cùng với đà giảm giá dầu quốc tế”.
Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” ở Việt Nam?
Cùng với chuyển động “hồi tâm” của Petrolimex và hàng loạt vụ việc đang được khơi gợi trong ngành ngân hàng, một liên tưởng êm dịu cũng dẫn tới việc so sánh về tính thời điểm và sự kiện, khi có vẻ như chiến dịch “diệt ruồi” trong các ngân hàng Việt Nam tiếp liền sau chuyến đi của Dương Khiết Trì - ủy viên quốc vụ viện Trung Hoa - đến Việt Nam, một hành động được coi là mang hàm ý “lên dây cót” cho những quan chức có quan điểm gần gũi với Bắc Kinh.
Cùng thời gian này, đất nước Trung Hoa như lên cơn sốt với chiến dịch “Diệt cả hổ lẫn ruồi” của Tập Cận Bình.
Dường như sau lần chịu việt vị bởi giàn khoan HD981 ở Biển Đông, Tập Cận Bình đã chấp nhận chừa ra một khoảng dung sai nào đó cho những “đồng chí tốt” ở Hà Nội, thay vì gia tăng siết bức mà có thể khiến Trung Quốc bị ảnh hưởng lợi ích giao thương Trung - Việt và còn phải đối phó với một hình ảnh liên minh quân sự “phản Trung” đang hình thành gấp rút tại vòng cung châu Á - Thái Bình Dương.
"dường như những người trong “Phe bảo thủ” đã vượt lên một nhịp so với “Phe lợi ích”, khi trước đó thế giằng co là tương quan nổi trội tưởng như còn kéo dài đến tận Đại hội Đảng 12."
Thời gian cuối tháng 7/2014 lại chứng kiến một sự kiện, tuy âm thầm nhưng dường như không sút kém tính quan trọng so với chuyến đi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Washington vào tháng Bảy năm ngoái: đại biểu Quốc hội Phạm Quang Nghị hiện diện cũng tại Hoa Thịnh Đốn.
"dường như những người trong “Phe bảo thủ” đã vượt lên một nhịp so với “Phe lợi ích”, khi trước đó thế giằng co là tương quan nổi trội tưởng như còn kéo dài đến tận Đại hội Đảng 12."
Thời gian cuối tháng 7/2014 lại chứng kiến một sự kiện, tuy âm thầm nhưng dường như không sút kém tính quan trọng so với chuyến đi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Washington vào tháng Bảy năm ngoái: đại biểu Quốc hội Phạm Quang Nghị hiện diện cũng tại Hoa Thịnh Đốn.
Những gì diễn ra tiếp sau chuyến đi của ông Phạm Quang Nghị thì hầu hết mọi người đều biết. Đó là chuyến công du đột ngột không kém đến Việt Nam của Thượng nghị sĩ John McCain và sau đó là chuyến “giao lưu hải quân” của Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ.
Thậm chí còn diễn ra cuộc gặp giữa John McCain với Nguyễn Phú Trọng, để sau đó khi người đứng đầu đảng tuyên bố “Mỹ là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam”, thì Martin Dempsey cũng không kém cạnh: “Việt Nam có thể trở thành người bạn tốt nhất của Hoa Kỳ”.
Chỉ trong khoảng ba tuần lễ, dường như những người trong “Phe bảo thủ” đã vượt lên một nhịp so với “Phe lợi ích”, khi trước đó thế giằng co là tương quan nổi trội tưởng như còn kéo dài đến tận Đại hội Đảng 12. Ưu thế về chính trị đối ngoại lại dẫn đến ưu điểm về công tác đối nội và tạo ra hiệu ứng toàn diện tới từng từng tế bào của các nhóm lợi ích, trong đó đương nhiên có cả các tế bào doanh nghiệp và những nhân vật “trung kiên” với lợi ích nhóm.
Bất chấp dân tình khổ sở vì thu nhập eo hẹp nhưng vẫn phải oằn vai gánh số lỗ hơn 10.000 tỷ đồng cho mình, Petrolimex chẳng có lý do nào để “hồi tâm” bằng ba lần giảm giá xăng liên tiếp.
Chỉ có thể một mệnh lệnh thầm kín và khẩn cấp nào đó được truyền xuống từ “Thủ trưởng” mới có thể làm cho con tim tê liệt của tập đoàn xăng dầu độc tôn và độc quyền này phải rung động, khiến họ bắt đầu phải tính đến “hậu sự”, nhằm tránh thoát những đòn roi hiểm hóc có thể phát ra bởi một chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” - ngộ nhỡ sẽ xảy ra đến mức xáo trộn đời sống chính trị ở Việt Nam ngay trong thời gian tới.
Lại nhớ về thời điểm sau trung tuần tháng 7/2014 một chút, Carl Thayer - một trong số ít chuyên gia quốc tế được coi là thạo tin về nội tình triều chính Việt Nam - đã bật ra một Bấmnhận định mà có lẽ khiến nhiều người sửng sốt: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể bị gạt sang một bên”…
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, nhà báo độc lập ở TP HCM.