-Giá trần cho xăng, dầu, điện: Ổn chưa?
---Dân hai lần chịu thiệt tạo điều kiện cho Petrolimex thu lợi (ĐVO) - "Việc Petrolimex kêu lỗ với việc Petrolimex báo lãi đã làm cho người tiêu dùng hết sức không an tâm về tính công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình... Tình hình này một lần nữa cho thấy người dân hiện nay đang chịu thiệt. Còn các doanh nghiệp có vị thế độc quyền thì có nhiều cơ hội để thu lại lợi nhuận mà không cần phải nâng cao hiệu quả, không cần phải nâng cao trình độ khoa học công nghệ, cũng như không cần phải có sự cạnh tranh" - Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận xét.
Việc Petrolimex kêu lỗ với việc Petrolimex báo lãi đã làm cho người tiêu dùng hết sức không an tâm về tính công khai minh bạch...
Lần thứ 2 chịu thiệt vì tiền thuế
Tại bản công bố thông tin, Petrolimex đã công bố lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 687 tỷ đồng. Nếu tính trên số vốn kinh doanh do chủ sở hữu đầu tư và các cổ đông khác góp vốn thì tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn đạt 4,7%.
Cổ đông chi phối là nhà nước hiện nắm giữ 95,1% vốn điều lệ.
Như vậy có thể thấy nắm lượng vốn ngân sách cực lớn từ tiền thuế của dân, nhưng thực tế số lãi 898 tỷ đồng vẫn là thấp, tỷ suất lợi nhuận cực thấp.
Có thể rút ra hai điều: Petrolimex sử dụng vốn nhà nước không hiệu quả và gánh nặng để đảm bảo phải lãi người dân phải gánh cùng tập đoàn độc quyền này.
Từ đầu tháng 8/2013, giá xăng dầu thế giới liên tục giảm mạnh, còn xăng dầu trong nước vẫn đứng yên. Mặt khác, dù Petrolimex luôn "kêu gào" lỗ, nhưng theo báo cáo tài chính mới nhất của Tập đoàn này lại cho thấy, Petrolimex lãi 898 tỷ trước thuế, trong đó 43% tổng doanh thu từ xăng dầu. Để làm rõ những nghịch lý này, PV báo Đất Việt đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh.
PV: Trong việc điều hành giá xăng dầu nhiều năm trở lại đây, dư luận và các chuyên gia kinh tế dường như đã mệt mỏi với điệp khúc than lỗ của Petrolimex. Giá thế giới tăng thì giá xăng dầu trong nước lập tức tăng, còn giá thế giới giảm, xăng dầu trong nước vẫn không giảm vì có thể… lỗ. Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả kinh doanh của Petrolimex?
Chuyên gia Lê Đăng Doanh: Báo cáo gần đây của Petrolimex đã cho thấy Petrolimex vẫn lãi về xăng dầu chứ không lỗ như Petrolimex vẫn thường hay kêu và công bố.
Việc Petrolimex kêu lỗ với việc Petrolimex báo lãi đã làm cho người tiêu dùng hết sức không an tâm về tính công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Petrolimex là một Tổng công ty Nhà nước và có tôn chỉ, mục đích là nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Thế thì việc tăng giá rất nhanh mà giảm giá thì chẳng thấy là do quy định 30 ngày. Nếu nhìn lại 30 ngày đó, họ sẽ vin vào những ngày giá vẫn cao để không giảm. Rõ ràng đây là một quy định không thực sự công bằng.
Trong phiên họp sáng 20/8, nhiều đại biểu Quốc hội đã hỏi đến lợi ích nhóm trong các quy định pháp luật. Và Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã nói rằng, mới chỉ có dấu hiệu thôi, chứ chưa có được những chứng minh nào cụ thể.
Tôi nghĩ rằng muốn có những chứng minh thì phải có điều tra. Nếu phát hiện được những dấu hiệu đó thì cần phải có sự xử lý kịp thời. Và việc những văn bản, nghị định để áp dụng cơ chế thị trường quá chậm, nên tình hình này một lần nữa cho thấy người dân hiện nay đang chịu thiệt.
Còn các doanh nghiệp có vị thế độc quyền thì có nhiều cơ hội để thu lại lợi nhuận mà không cần phải nâng cao hiệu quả, không cần phải nâng cao trình độ khoa học công nghệ, cũng như không cần phải có sự cạnh tranh.
PV: Thực tế là, người tiêu dùng là người gánh chịu hậu quả sự lỗ của Petrolimex. Trong khi đó, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013, Tập đoàn này vẫn đạt lợi nhuận trước thuế 898 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận từ mặt hàng xăng dầu chiếm 43%. Người tiêu dùng phải hiểu thế nào về sự tiền hậu bất nhất này của Petrolimex? Phải giải thích thế nào về mối nghi ngờ, rằng dù kinh doanh không hiệu quả nhưng Petrolimex vẫn lãi lớn nhờ dồn gánh nặng lên người tiêu dùng?
Chuyên gia Lê Đăng Doanh: Tôi thì không dám nói là họ dồn hết gánh nặng vào người dân. Vì bất kỳ kết luận nào cũng phải có căn cứ khoa học và không nên cảm tính. Nhưng tôi nghĩ số lãi của Petrolimex về xăng dầu như vậy là chưa công bằng.
Tôi cho rằng, giá xăng dầu hiện nay mà người dân và nền kinh tế gánh chịu có tác động rất không tốt đến tình hình lạm phát, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Và theo tôi, trước hết cần thay đổi quy định pháp lý, sau đó phải có quy định rõ ràng về khả năng kiểm soát độc quyền.
Nếu mà không có thì như hiện nay, chúng ta chỉ có thể nói thôi chứ chúng ta chưa làm được gì.
PV: Đứng ở góc độ quản lý Nhà nước, phải xử lý như thế nào với tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh không hiệu quả như Petrolimex? Trách nhiệm của người đứng đầu trong trường hợp này phải xem xét và xử lý thế nào, thưa ông?
Chuyên gia Lê Đăng Doanh: Ở các nước trên thế giới họ có những quy định pháp luật rất chặt chẽ về kiểm soát độc quyền. Và họ có một ủy ban kiểm soát độc quyền trực thuộc Quốc hội. Ủy ban này có bộ máy rất lớn và có thể tổ chức điều tra.
Hiện nay ở Việt Nam chúng ta chưa có cái này. Cho nên khả năng thực tế kiểm soát độc quyền là không có. Đấy là điều rất thiệt thòi cho người dân và cho cơ chế thị trường ở Việt Nam.
Vì chừng nào còn quá nhiều độc quyền thì những doanh nghiệp độc quyền sẽ sống rất khỏe, còn nền kinh tế và người dân còn chịu thiệt thòi.
Theo tôi, cần phải có ý kiến từ đại biểu Quốc hội, người dân cũng như từ phía Chính phủ về vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Petrolimex lỗ nặng, lãnh đạo hưởng lương cao... đúng luật
Duyên Duyên
--Dân hai lần chịu thiệt tạo điều kiện cho Petrolimex thu lợi
Bộ Tài chính dự báo cực đúng về giá xăng dầu
Vàng, xăng kiên trì giá cao,dân Việt chịu chơi nhất hạng
Xăng, điện cứ xin là được tăng, thế thì chết!
Petrolimex lãi 900 tỷ và nghệ thuật nhà giàu vượt dễ
Petrolimex lỗ nặng, lãnh đạo hưởng lương cao... đúng luật
-Các quyết định hành chính 'kích' tăng CPI ngoạn mục
(ĐVO) – Quyết định tăng giá xăng dầu, dịch vụ y tế đã khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tăng vọt.- Đề xuất quy định giá trần cho xăng dầu và điện (TT). TS Nguyễn Thành Sơn: Xuất lậu than-Con bò chui lọt lỗ kim... (PN Today 18-7-13)- Phó Thống đốc thừa nhận: Che giấu nợ xấu vô cùng nhiều (ĐV). – Nợ đọng và vòng tròn luẩn quẩn(Công thương).
- Các tập đoàn NN đang có sự nhập nhằng (TVN). – Dấu ấn cá nhân ở DN gốc nhà nước (VEF).
- Cơ hội từ M&A (PT).
- Quan ngại lãi suất trung hạn (DĐDN). – Đánh thuế lãi tiền gửi ngân hàng (TP).
- Thủ tục đầu tư như “ma trận” (PLTP). – Tìm lối thoát cho doanh nghiệp (TP).
- Giải ngân gói 30.000 tỷ sẽ tăng mạnh trong quý IV/2013 (DĐDN). – Hà Nội: Chung cư đang rớt giá thê thảm (Infonet).
- Du lịch đường sông – tài nguyên theo con nước: Bài 2: Chờ ngày hết phận nổi trôi! (SGTT).
- Nữ đại gia đập bỏ căn nhà 137 tỷ kiếm tiền từ buôn hàng điện tử, BĐS (GDVN).
- Những hóa thạch triệu đô của người Việt (VEF).
- Xuất khẩu đồ gỗ khởi sắc (SGTT).
- “Nút cổ chai” chặn ngành xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước (Infonet).
- Loạn giống gà ở Yên Thế (DV). – Chớ quá kỳ vọng vào chồn nhung đen (SGTT).
- Giá sữa (TN). - Starbucks đang bị khách hàng Việt xa lánh? (GDVN).
- Thương hiệu Việt: Của vô chủ, ai nhanh tay thì được? (GDVN).
- Mạng chính phủ ở VN ‘bảo mật tốt’ (BBC). - Lại xẻ vườn quốc gia làm thủy điện (NLĐ). - Lại động đất ở thủy điện Sông Tranh 2 (NLĐ).
- Tháng 10 phải bàn giao mặt bằng dự án cầu Nhật Tân (TTXVN).
- Thực chất của chiêu trò giảm giá ở siêu thị Le’s Mart. - Chuyện khuyến mại ở siêu thị Media Mart: Giá cao hơn vì… “không lợi nhuận”? (PL&XH).
- Viện trợ lương thực : Hoạt động nhân đạo hay dịch vụ thương mại ? (RFI).
SGTT.VN - Phương án giá trần nhận được nhiều sự đồng thuận vì đặt quyền lợi người tiêu dùng lên tối ưu nhưng vẫn có ý kiến cho rằng nó chỉ mang tính chất tạm thời.
Phương án giá trần cho xăng, dầu, điện từng được đưa ra bàn luận vào tháng 5.2013, trong dự thảo sửa đổi Nghị định 84/2009.
Đến nay, vấn đề chưa có định nghĩa cụ thể và lại được đem ra bàn luận. Dưới đây là cuộc trao đổi với TS Nguyễn Ngọc Sơn, ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM, xoay quanh vấn đề này.
Ông đánh giá như thế nào về phương án giá trần lại được đem ra đề xuất? Liệu quyền lợi người tiêu dùng có thực sự được đảm bảo?
Theo Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, hiện DN đang lãi gần 500 đồng/lít xăng A92.
|
Giá trần là phương thức truyền thống kiểm soát các doanh nghiệp (DN) độc quyền thị trường, ví như ngành điện. Xăng dầu không phải là độc quyền mà chỉ tồn tại DN chiếm lĩnh thị trường là Petrolimex với hơn 50% thị phần.
Thực ra, nếu đọc qua phương án giá trần có lẽ nhiều người được thuyết phục vì nó cho cảm giác quyền lợi của người tiêu dùng được đặt lên cao nhất. Xem kỹ lại thì phương án này chưa tối ưu và đặt ra giá trần chưa hẳn không có nguy cơ.
Thứ nhất, xăng dầu là hàng hóa đặc thù, liên quan đến an ninh năng lượng. Đặt giá trần tức là DN phải tự tính được chi phí nhưng nếu có biến động bất thường, DN không chủ động được mức chi phí đó và họ không nhập nữa thì sao? Không thể nhân danh an ninh năng lượng mà bắt DN chịu lỗ.
Thứ hai, nếu giá trần được tính bằng giá sàn cộng các khoản về thuế, phí; Trong đó giá sàn gồm giá thế giới cộng với các chi phí của DN (giá cứng) đủ để DN không lỗ thì cũng chưa giải quyết được vấn đề. Vì chúng ta chưa kiểm soát được các chi phí của DN. Như DN chỉ cần mua 1 lít xăng với độ chênh lệch là 1 cent thôi mà DN đã bắt người dân mua đắt bao nhiêu rồi?
Cho nên nếu Nhà nước còn can thiệp giá trần, giá sàn, định giá vẫn không giải quyết được gì, còn phát sinh thêm hàng loạt vấn đề.
Chúng ta cứ tưởng đó là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng đặt ra giá trần mà DN đó vẫn chi phối phần cơ cấu giá của họ thì chẳng bảo vệ được.
Chúng ta vẫn loay hoay với cơ chế quản lý mặt hàng này và chưa đưa ra được phương án quản trị văn minh.
Như vậy ông vẫn giữ quan điểm để DN tự quyết về giá và Nhà nước kiểm soát DN độc quyền, thống lĩnh thị trường bằng pháp luật?
Đúng vậy! Tôi vẫn cho rằng kiểm soát độc quyền phải bằng pháp luật chứ không phải bằng giải pháp hành chính.
Mấy năm qua, cơ quan quản lý cứ mãi loay hoay trong việc định giá hay thả nổi với thị trường này. Thời điểm Nghị định 84 ra đời đã khẳng định sẽ trao quyền tự quyết định giá cho DN.
Sau đó, Nhà nước thu hồi lại, “ôm” luôn trách nhiệm đó. Thời gian sau, dư luận phàn nàn, DN kêu ca thì Nhà nước lại thả.
Bây giờ phương án giá trần được đề xuất cũng là trở lại câu chuyện cũ thôi! Quan trọng là phải xem lại cách thức xử lý và kiểm soát những DN độc quyền chưa sòng phẳng với người tiêu dùng.
Giá xăng thế giới những ngày qua giảm mạnh, DN xăng dầu đã có lãi nhưng chưa đề xuất giảm giá bán. Như vậy để cho DN định giá khác nào mạo hiểm?
Chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề. Với xăng dầu lỗi là do đâu, cơ chế định giá hay sự lạm dụng của DN?
Nếu là sự lạm dụng của DN có pháp luật cạnh tranh xử lý. Pháp luật cạnh tranh yếu thì cải thiện chứ không thể vì quản lý không được mà cấm, vậy là đi ngược với thị trường.
Thế giới đã hướng đến việc kiểm soát độc quyền từ cách đây hơn 100 năm bằng pháp luật. Họ không “giơ cao đánh khẽ” rồi khi không thể quản lý được lại tìm cách tước quyền định giá của DN.
Chuyện đối lập lợi ích giữa người tiêu dùng với DN là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhà nước phải dự liệu trường hợp mâu thuẫn và phương án quản lý tốt nhất là thực thi pháp luật.
Thế nhưng khi cơ quan giám sát chưa đủ mạnh, có khi nào phải chấp nhận để thị trường nửa vời không?
Đúng là cơ quan giám sát, Luật Cạnh tranh còn quá yếu để xử lý và kiểm soát DN độc quyền.
Trong lúc “giao thời”, trước mắt chúng ta có thể đồng tình với giải pháp giá trần, giá sàn nhưng căn cơ nhất vẫn là đẩy mạnh kiểm soát bằng pháp luật;
Lộ trình rõ ràng. Có như thế người dân mới tin vào cơ quan quản lý. Còn nếu không, thời gian tới chúng ta cứ mãi loay hoay với bài toán thả nổi hay để DN định giá.
Xăng dầu đang lãi gần 500 đồng/lít
Theo Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, giá xăng A92 tại thị trường Singapore ngày 20.8 giao dịch ở mức 112,97 USD/thùng, giảm khoảng 2 USD/thùng so với phiên giao dịch liền trước. Theo đó, bình quân giá xăng trung bình 30 ngày chỉ còn 114,92 USD/thùng. Sau khi trừ thuế, phí thì DN xăng dầu lãi 140 đồng/lít xăng. Các DN đang sử dụng quỹ bình ổn với mức 300 đồng/lít, suy ra họ lãi gần 500 đồng/lít.
|
BÀI, ẢNH PHAPLUATTP.VN
---Dân hai lần chịu thiệt tạo điều kiện cho Petrolimex thu lợi (ĐVO) - "Việc Petrolimex kêu lỗ với việc Petrolimex báo lãi đã làm cho người tiêu dùng hết sức không an tâm về tính công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình... Tình hình này một lần nữa cho thấy người dân hiện nay đang chịu thiệt. Còn các doanh nghiệp có vị thế độc quyền thì có nhiều cơ hội để thu lại lợi nhuận mà không cần phải nâng cao hiệu quả, không cần phải nâng cao trình độ khoa học công nghệ, cũng như không cần phải có sự cạnh tranh" - Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận xét.
Việc Petrolimex kêu lỗ với việc Petrolimex báo lãi đã làm cho người tiêu dùng hết sức không an tâm về tính công khai minh bạch...
Lần thứ 2 chịu thiệt vì tiền thuế
Tại bản công bố thông tin, Petrolimex đã công bố lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 687 tỷ đồng. Nếu tính trên số vốn kinh doanh do chủ sở hữu đầu tư và các cổ đông khác góp vốn thì tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn đạt 4,7%.
Cổ đông chi phối là nhà nước hiện nắm giữ 95,1% vốn điều lệ.
Như vậy có thể thấy nắm lượng vốn ngân sách cực lớn từ tiền thuế của dân, nhưng thực tế số lãi 898 tỷ đồng vẫn là thấp, tỷ suất lợi nhuận cực thấp.
Có thể rút ra hai điều: Petrolimex sử dụng vốn nhà nước không hiệu quả và gánh nặng để đảm bảo phải lãi người dân phải gánh cùng tập đoàn độc quyền này.
Từ đầu tháng 8/2013, giá xăng dầu thế giới liên tục giảm mạnh, còn xăng dầu trong nước vẫn đứng yên. Mặt khác, dù Petrolimex luôn "kêu gào" lỗ, nhưng theo báo cáo tài chính mới nhất của Tập đoàn này lại cho thấy, Petrolimex lãi 898 tỷ trước thuế, trong đó 43% tổng doanh thu từ xăng dầu. Để làm rõ những nghịch lý này, PV báo Đất Việt đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh.
PV: Trong việc điều hành giá xăng dầu nhiều năm trở lại đây, dư luận và các chuyên gia kinh tế dường như đã mệt mỏi với điệp khúc than lỗ của Petrolimex. Giá thế giới tăng thì giá xăng dầu trong nước lập tức tăng, còn giá thế giới giảm, xăng dầu trong nước vẫn không giảm vì có thể… lỗ. Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả kinh doanh của Petrolimex?
Chuyên gia Lê Đăng Doanh: Báo cáo gần đây của Petrolimex đã cho thấy Petrolimex vẫn lãi về xăng dầu chứ không lỗ như Petrolimex vẫn thường hay kêu và công bố.
Việc Petrolimex kêu lỗ với việc Petrolimex báo lãi đã làm cho người tiêu dùng hết sức không an tâm về tính công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Petrolimex là một Tổng công ty Nhà nước và có tôn chỉ, mục đích là nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Thế thì việc tăng giá rất nhanh mà giảm giá thì chẳng thấy là do quy định 30 ngày. Nếu nhìn lại 30 ngày đó, họ sẽ vin vào những ngày giá vẫn cao để không giảm. Rõ ràng đây là một quy định không thực sự công bằng.
Trong phiên họp sáng 20/8, nhiều đại biểu Quốc hội đã hỏi đến lợi ích nhóm trong các quy định pháp luật. Và Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã nói rằng, mới chỉ có dấu hiệu thôi, chứ chưa có được những chứng minh nào cụ thể.
Tôi nghĩ rằng muốn có những chứng minh thì phải có điều tra. Nếu phát hiện được những dấu hiệu đó thì cần phải có sự xử lý kịp thời. Và việc những văn bản, nghị định để áp dụng cơ chế thị trường quá chậm, nên tình hình này một lần nữa cho thấy người dân hiện nay đang chịu thiệt.
Còn các doanh nghiệp có vị thế độc quyền thì có nhiều cơ hội để thu lại lợi nhuận mà không cần phải nâng cao hiệu quả, không cần phải nâng cao trình độ khoa học công nghệ, cũng như không cần phải có sự cạnh tranh.
PV: Thực tế là, người tiêu dùng là người gánh chịu hậu quả sự lỗ của Petrolimex. Trong khi đó, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013, Tập đoàn này vẫn đạt lợi nhuận trước thuế 898 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận từ mặt hàng xăng dầu chiếm 43%. Người tiêu dùng phải hiểu thế nào về sự tiền hậu bất nhất này của Petrolimex? Phải giải thích thế nào về mối nghi ngờ, rằng dù kinh doanh không hiệu quả nhưng Petrolimex vẫn lãi lớn nhờ dồn gánh nặng lên người tiêu dùng?
Chuyên gia Lê Đăng Doanh: Tôi thì không dám nói là họ dồn hết gánh nặng vào người dân. Vì bất kỳ kết luận nào cũng phải có căn cứ khoa học và không nên cảm tính. Nhưng tôi nghĩ số lãi của Petrolimex về xăng dầu như vậy là chưa công bằng.
Tôi cho rằng, giá xăng dầu hiện nay mà người dân và nền kinh tế gánh chịu có tác động rất không tốt đến tình hình lạm phát, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Và theo tôi, trước hết cần thay đổi quy định pháp lý, sau đó phải có quy định rõ ràng về khả năng kiểm soát độc quyền.
Nếu mà không có thì như hiện nay, chúng ta chỉ có thể nói thôi chứ chúng ta chưa làm được gì.
PV: Đứng ở góc độ quản lý Nhà nước, phải xử lý như thế nào với tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh không hiệu quả như Petrolimex? Trách nhiệm của người đứng đầu trong trường hợp này phải xem xét và xử lý thế nào, thưa ông?
Chuyên gia Lê Đăng Doanh: Ở các nước trên thế giới họ có những quy định pháp luật rất chặt chẽ về kiểm soát độc quyền. Và họ có một ủy ban kiểm soát độc quyền trực thuộc Quốc hội. Ủy ban này có bộ máy rất lớn và có thể tổ chức điều tra.
Hiện nay ở Việt Nam chúng ta chưa có cái này. Cho nên khả năng thực tế kiểm soát độc quyền là không có. Đấy là điều rất thiệt thòi cho người dân và cho cơ chế thị trường ở Việt Nam.
Vì chừng nào còn quá nhiều độc quyền thì những doanh nghiệp độc quyền sẽ sống rất khỏe, còn nền kinh tế và người dân còn chịu thiệt thòi.
Theo tôi, cần phải có ý kiến từ đại biểu Quốc hội, người dân cũng như từ phía Chính phủ về vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Petrolimex lỗ nặng, lãnh đạo hưởng lương cao... đúng luật
Duyên Duyên
--Dân hai lần chịu thiệt tạo điều kiện cho Petrolimex thu lợi
Bộ Tài chính dự báo cực đúng về giá xăng dầu
Vàng, xăng kiên trì giá cao,dân Việt chịu chơi nhất hạng
Xăng, điện cứ xin là được tăng, thế thì chết!
Petrolimex lãi 900 tỷ và nghệ thuật nhà giàu vượt dễ
Petrolimex lỗ nặng, lãnh đạo hưởng lương cao... đúng luật
-Các quyết định hành chính 'kích' tăng CPI ngoạn mục
(ĐVO) – Quyết định tăng giá xăng dầu, dịch vụ y tế đã khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tăng vọt.- Đề xuất quy định giá trần cho xăng dầu và điện (TT). TS Nguyễn Thành Sơn: Xuất lậu than-Con bò chui lọt lỗ kim... (PN Today 18-7-13)- Phó Thống đốc thừa nhận: Che giấu nợ xấu vô cùng nhiều (ĐV). – Nợ đọng và vòng tròn luẩn quẩn(Công thương).
- Các tập đoàn NN đang có sự nhập nhằng (TVN). – Dấu ấn cá nhân ở DN gốc nhà nước (VEF).
- Cơ hội từ M&A (PT).
- Quan ngại lãi suất trung hạn (DĐDN). – Đánh thuế lãi tiền gửi ngân hàng (TP).
- Thủ tục đầu tư như “ma trận” (PLTP). – Tìm lối thoát cho doanh nghiệp (TP).
- Giải ngân gói 30.000 tỷ sẽ tăng mạnh trong quý IV/2013 (DĐDN). – Hà Nội: Chung cư đang rớt giá thê thảm (Infonet).
- Du lịch đường sông – tài nguyên theo con nước: Bài 2: Chờ ngày hết phận nổi trôi! (SGTT).
- Nữ đại gia đập bỏ căn nhà 137 tỷ kiếm tiền từ buôn hàng điện tử, BĐS (GDVN).
- Những hóa thạch triệu đô của người Việt (VEF).
- Xuất khẩu đồ gỗ khởi sắc (SGTT).
- “Nút cổ chai” chặn ngành xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước (Infonet).
- Loạn giống gà ở Yên Thế (DV). – Chớ quá kỳ vọng vào chồn nhung đen (SGTT).
- Giá sữa (TN). - Starbucks đang bị khách hàng Việt xa lánh? (GDVN).
- Thương hiệu Việt: Của vô chủ, ai nhanh tay thì được? (GDVN).
- Mạng chính phủ ở VN ‘bảo mật tốt’ (BBC). - Lại xẻ vườn quốc gia làm thủy điện (NLĐ). - Lại động đất ở thủy điện Sông Tranh 2 (NLĐ).
- Tháng 10 phải bàn giao mặt bằng dự án cầu Nhật Tân (TTXVN).
- Thực chất của chiêu trò giảm giá ở siêu thị Le’s Mart. - Chuyện khuyến mại ở siêu thị Media Mart: Giá cao hơn vì… “không lợi nhuận”? (PL&XH).
- Viện trợ lương thực : Hoạt động nhân đạo hay dịch vụ thương mại ? (RFI).