Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Hô biến nông sản Trung Quốc thành hàng... Việt - Nông sản Trung Quốc được "lột xác" thành hàng Việt thế nào?

->> Hô biến nông sản Trung Quốc thành hàng... Việt - Bài 1

Dân Việt - Nhiều người biết phố Hòa Đình là nơi buôn bán hàng nông sản TQ từ lâu, nhưng, để biết họ mông má hàng TQ thành hàng Việt thì không phải dễ. PV đã xin vào làm công nhân bốc vác ở đây trong 3 ngày.

Xe tải đến nhập hàng ở các cơ sở thu gom, buôn bán hàng nông sản Trung Quốc.
Ngày đầu làm "cửu vạn"
Bài 1: Làm công nhân ở “chợ” nông sản

Từ lâu, ở khu phố Hòa Đình, phường Võ Cường, TP.Bắc Ninh (Bắc Ninh) đã được biết đến với nghề buôn nông sản nổi tiếng ở cả miền Bắc. Gần đây, rất nhiều hộ dân đã đi buôn hàng nông sản Trung Quốc (TQ) rồi về tuốt thành hàng Việt. Từ điểm tập kết này, nhiều nông sản đội lốt Việt được phân phối đi khắp cả nước.

Thực tế, nhiều người đã biết phố Hòa Đình là nơi buôn bán hàng nông sản TQ từ lâu. Thế nhưng, để biết họ buôn bán ra sao, việc mông má hàng TQ thành hàng Việt thì không phải dễ. Cũng bởi lẽ đó, phóng viên đã xin vào làm công nhân bốc vác ở đây trong 3 ngày liên tục.


Vốn quen biết với Chương (tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi)- một "ông anh xã hội", nên khi nghe tôi có ý định xin vào làm công nhân ở phố nông sản này, anh ta đồng ý giới thiệu ngay. Trước khi làm "thủ tục" nhận vào làm công nhân, tôi được Chương cho biết, cả phường Võ Cường có 5 khu phố, nhưng chỉ duy nhất có khu phố chợ Hòa Đình là giàu hơn cả, bởi người dân ở đây kinh doanh hàng nông sản TQ. Hiện cả phố có khoảng gần 30 cơ sở kinh doanh lớn nhỏ nằm chủ yếu ở 2 cung đường chính là Nguyễn Văn Cừ và Lý Anh Tông. Trong đó chỉ có 2 - 3 cơ sở kinh doanh quy mô lớn như cơ sở kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân T.H, cơ sở chuyên nông sản T.N, T.O.

Sau khi giới thiệu xong, Chương hất hàm hỏi tôi: "Thế chú muốn vào cơ sở nào để anh xin". Nghe tôi nói, muốn vào hẳn cơ sở lớn cho đàng hoàng, Chương liền bảo: "Ok, anh xếp cho chú vào chỗ T.H nhé, trong đó có thằng "đệ" của anh làm quản lý. Chú vào đó thì yên tâm".

Đúng như lời đã hứa, Cường đưa tôi thẳng đến nhà kho Doanh nghiệp T.H. Qua quan sát, tôi nhận thấy không khí làm việc tại đây hết sức khẩn trương. Ban ngày, trong cơ sở này, lúc nào cũng có đến 3 - 4 xe ô tô tải đang chờ "ăn" hàng với một đội cửu vạn toàn dạng "vai u, thịt bắp" khoảng trên 10 người nối đuôi nhau xếp hàng vào xe.

Chương dẫn tôi đến gặp Quang mà như anh ta giới thiệu là "thằng đệ" của mình. Quang đang bốc hàng vào xe tải phía ngoài nhà kho. Do thống nhất từ trước, nên Quang không hỏi tôi thêm gì, chỉ dặn khi gặp bà chủ thì bảo quê Bắc Ninh. Sau màn "chào hỏi" không thể ngắn gọn hơn, Quang đưa tôi tiến thẳng vào trong nhà kho gặp một người phụ nữ tên H - chủ của kho hàng này. Được Quang giới thiệu, bà chủ đồng ý nhận tôi làm công nhân ở đây.

Đường đi của "hàng Tàu"

Ngày đầu do mới làm, chưa quen việc, nên tôi được giao dọn vệ sinh nhà kho. Công việc chủ yếu là thu dọn vỏ và các loại nông sản thối bỏ đi. Rảnh thì đứng trực để tiếp hàng lên sàng, cứ lọc tới đâu hết hàng thì lại bốc bao khác lên. Liên tục cứ thế cho đến khi đủ hàng cho khách mới thôi.

Làm một lúc đến khoảng gần 12 giờ trưa thì có một xe tải mang biển số Nghệ An 37C-000.xx đến lấy gần 7 tấn hành tây và hành tái nhỏ. Tôi được một nhân viên quản lý tên Nam huy động cùng với một công nhân nữa đứng cân hàng. Khi xe hàng Nghệ An rời đi, cũng là lúc đồng hồ trong kho điểm 12 giờ trưa.

Biết đến giờ nghỉ trưa, Quang đến vỗ vai tôi bảo: "Đi ăn cơm thôi. Ở đây chả ai chờ đâu, cứ đủ mâm 6 người là chén, vào muộn thì chỉ ăn thừa thôi". Ngồi cùng mâm cơm với tôi và Quang còn có thêm 4 công nhân khác, 2 người quê Bắc Giang, còn 2 người còn lại quê ở Phú Thọ. Tôi thắc mắc, ăn cơm thế này, công nhân mình có hay được ăn rau, củ ở nhà kho doanh nghiệp không?

Quang nhanh nhảu đáp: "Trong kho nhà toàn nông sản Tàu cả, thấy bảo độc lắm, nên cũng hạn chế ăn. Toàn ăn rau mua ngoài là chính".

Thấy tôi có vẻ mệt sau nửa ngày làm việc đầu tiên, Quang bảo: "Làm ở đây thời gian nhiều, hơi vất, công thấp. Nhưng được cái có chỗ ăn ngủ luôn cũng đỡ". Nói xong, Quang tâm sự thêm, những ngày thường, Doanh nghiệp T.H có khoảng gần 100 người được chia làm 2 đội, 1 đội làm ca ngày và đội còn lại làm ca đêm. Còn đối với những tháng giáp tết, hàng về nhiều số lượng công nhân có thể tăng lên.

Công việc buổi chiều bắt đầu vào lúc 2 giờ. Lúc này cũng là thời điểm các tiểu thương, đầu nậu khắp các tỉnh như Thanh Hóa, Khánh Hòa, Lâm Đồng… đã cho xe tải tấp vào tận trong kho để chờ "ăn" hàng. Tôi được người quản lý tên Minh, phân công sang tổ bốc vác. Riêng buổi chiều ngày 29.7, theo quan sát và ước lượng của tôi, số lượng hàng nông sản tại Doanh nghiệp T.H xuất hơn 80 tấn nông sản các loại, trong đó chiếm đa số vẫn là hành tây và cà rốt.

Về đêm, tôi đếm được có 4 xe container và xe tải với tải trọng khoảng 40 tấn đổ hàng vào 2 nhà kho của cơ sở này. Theo Quang, 100% số xe hàng này đều lấy hàng rau, củ TQ từ cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) về đây để tập trung phân loại, sơ chế. Các loại hàng này chủ yếu là hàng khô như hành tây, hành tái nhỏ, tỏi, gừng, khoai tây, cà rốt (riêng cà rốt luôn được bảo quản trong kho lạnh) đợi công nhân ca đêm sơ chế.

Sang ngày thứ 2, tôi chỉ làm "lớt phớt" và dành chủ yếu thời gian để đi quan sát kho hàng này. Qua quan sát, tại cơ sở kinh doanh của Doanh nghiệp T.H có 3 địa điểm chính, trong đó có 1 văn phòng làm việc và 2 nhà kho chứa hàng diện tích tổng thể lên đến vài nghìn m2 đều nằm trên đường Lý Anh Tông.

Với một kho chứa hàng chính 3 gian được lợp mái tôn và đệm lót chống cháy khá kiên cố, sức chứa có thể lên đến hàng nghìn tấn hàng, toàn bộ 2 nhà kho được chia làm 26 lô hàng riêng biệt theo các nông sản. Đặc biệt, có 3 kho lạnh có diện tích lên đến cả trăm m2 dùng để chứa cà rốt với số lượng có thể lên đến vài chục tấn hàng.


Ông Đỗ Thanh Lam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường :
Do các doanh nghiệp buôn bán thường sử dụng nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi nên việc xác minh nguồn gốc xuất xứ rất khó khăn. Các mặt hàng này nhập vào nước ta từ nhiều nguồn. Thực tế để xác định nguồn gốc thực của hàng đội lốt “made in Vietnam” rất khó nếu không bắt quả tang tận nơi sản xuất. Họ thường đặt sản xuất trực tiếp tại Trung Quốc với nhãn mác “made in Vietnam” rồi đưa ngược về Việt Nam tiêu thụ; hoặc tìm các địa điểm ở Việt Nam rồi thay đổi nhãn mác...

Chúng tôi khuyến nghị cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để giải quyết vấn đề này, mà giải pháp quan trọng nhất là làm sao phải có nền sản xuất phát triển từ xây dựng cơ chế chính sách, thiết lập được kênh phân phối tốt đến sản phẩm nhập khẩu, tiêu thụ phải có nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó là việc điều tra xử lý các vụ việc, làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật, đặc biệt là người sản xuất để họ hướng tới nền sản xuất sạch; tuyên truyền để người tiêu dùng có thói quen lấy hóa đơn khi mua bán, tiêu dùng.

Mai Hương ghi)

Ông Nguyễn Hà Bắc - Phó Chủ tịch UBND phường Võ Cường:
Hàng năm UBND phường giao cho công an phường phối hợp với thanh tra giao thông thành phố quản lý về an toàn giao thông như kiểm tra, xử phạt các xe tải đậu, dừng đỗ trái quy định để mua bán nông sản. UBND phường còn quản lý thêm về vấn đề vệ sinh môi trường. Còn về vấn đề chất lượng nông sản ra sao, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn nhập về bao nhiêu hàng, tiêu thụ hàng đi những đâu thì UBND phường không quản lý vì không có chức năng và thẩm quyền để giải quyết xử lý.

Trần Quang (ghi)

Trần Quang


Hô biến nông sản Trung Quốc thành hàng… Việt – Bài 2: Nông sản Trung Quốc được “lột xác” thành hàng Việt thế nào? (DV).-
Dân Việt - Thâm nhập một số cơ sở kinh doanh ở Hòa Đình (phường Võ Cường, Bắc Ninh), PV tận mắt chứng kiến nông sản Trung Quốc nhập về được "lột vỏ" (nhãn mác, bao bì) để biến thành hàng Việt đưa đi tiêu thụ.

>> Hô biến nông sản Trung Quốc thành hàng... Việt - Bài 1
Đường đi của rau, củ Trung Quốc

Khi các xe hàng được chuyển từ cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) về tới khu chợ Hòa Đình sẽ tấp vào 2 nhà kho hàng nằm ở 2 bên đường Lý Anh Tông, nơi có đội quân bốc vác đang đứng chờ. Với mỗi xe nông sản trọng tải 40 tấn có từ 5 - 10 người bốc vác trong thời gian khoảng 1 - 2 giờ đồng hồ là hoàn tất.


Xe tải đến nhập hàng ở các cơ sở thu gom, buôn bán hàng nông sản Trung Quốc
Để tìm ra các mánh khóe, chiêu thức "lột xác" từ hàng nông sản TQ thành hàng nông sản Việt của chủ Doanh nghiệp T.H, trong 2 ngày 30 và 31.7, có mặt tại nhà kho nông sản chính của doanh nghiệp, tôi không chỉ được quan sát công nhân làm việc mà còn "sờ tận tay day tận mặt" trực tiếp tham gia vào các công đoạn làm hàng nông sản.

Thực ra, nói về cách "lột xác" nông sản TQ thành nông sản Việt tại Doanh nghiệp T.H cũng không có gì là tinh vi, chủ yếu là phương pháp thay bao bì đơn giản. Khi nông sản được nhập chuyển từ bên kia biên giới qua cửa khẩu về đến nhà kho của doanh nghiệp vẫn mang nhãn mác và bao bì xuất xứ TQ . Tuy nhiên, khi về đến các cơ sở ở đây sẽ bước vào công đoạn lọc và phân loại nông sản, thực chất là thay đổi, đánh tráo bao bì nhãn hàng.

Qua theo dõi nhiều ngày tại cơ sở kinh doanh của Doanh nghiệp T.H, tôi được biết, sau khi đội "cửu vạn" vận chuyển hàng vào kho sẽ có một đội đứng sàng làm hàng ngay (sàng ở đây là một dụng cụ giống như một chiếc giường đơn bằng sắt, có các nan sắt thưa dùng để lọc và phân loại hàng nông sản, tùy theo loại nông sản mà các nan sắt được làm thưa hay dày). Nhưng thường là có 2 loại sàng: Một loại dùng để lọc và phân loại hành nhỏ thì mắt nan sắt dày; một loại nữa là dùng để sàng hành tây to và khoai tây, mắt nan sàng sẽ thưa hơn để lọc bỏ được vỏ và đất cát bám vào hàng. Mỗi sàng, có tầm hơn 10 người túc trực làm.

Từ những bao hàng phôi (chưa phân loại), các loại rau, củ được đổ lên các sàng để lọc và phân loại. Chị Đ- một công nhân ở đây tiết lộ, với mỗi loại nông sản sẽ được bỏ vào các bao riêng móc sẵn trên sàng và không còn “dấu vết” gì của hàng “Tàu” nữa. Cũng theo tiết lộ của công nhân này, loại đẹp bao giờ cũng được đi tiêu thụ ở Hà Nội, còn loại 2 được đưa đi tiêu thụ ở các tỉnh phía Nam, loại thải loại thì cho đưa đi tiêu thụ ở các quán cơm bình dân, nông thôn...

Lợi nhuận siêu khủng

Tôi hỏi thêm Quang thì được biết: Hàng nông sản nhập về đây quanh năm đều là hàng TQ. Trong đó chỉ có ít lô hàng nông sản có kẹp các tờ nhãn mác bằng giấy ghi xuất xứ bằng tiếng Trung, còn lại được đóng bao màu hết. Nhưng sau khi được đưa vào nhà kho của doanh nghiệp, nông sản sẽ được phân loại cẩn thận và đóng vào bao bì màu mới, còn lại toàn bộ số bao bì cũ có dán, in nhãn mác xuất xứ TQ được vứt bỏ ngay (sau đó phóng viên đã kịp lấy lại để chụp ảnh làm mẫu). Hàng sau khi đã đóng bao được xếp vào từng lô riêng có đánh dấu bằng bảng ghi tên từng loại nông sản riêng, chỉ chờ khách đến làm giá mang đi là xong.




Thực ra, nói về cách "lột xác" nông sản TQ thành nông sản Việt tại Doanh nghiệp T.H cũng không có gì là tinh vi, chủ yếu là phương pháp thay bao bì đơn giản. Khi nông sản được nhập chuyển từ bên kia biên giới qua cửa khẩu về đến nhà kho của doanh nghiệp vẫn mang nhãn mác và bao bì xuất xứ TQ . Tuy nhiên, khi về đến các cơ sở ở đây sẽ bước vào công đoạn lọc và phân loại nông sản, thực chất là thay đổi, đánh tráo bao bì nhãn hàng.

Hàng nông sản ở đây chủ yếu được chuyển lên xe vào Nam là chính, thường thì hành tây và hành khô tái làm sẵn sẽ được đưa vào Khánh Hòa và Sài Gòn. Còn lại các loại hàng như khoai tây, cà rốt, gừng được đưa đi các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là nhiều.

Quang cũng cho biết thêm: Tùy vào mỗi loại hàng nông sản thì bà Huệ ăn chênh lệch mức giá riêng, nhưng thường thì lời khoảng từ 1 đến 2 giá (mỗi giá 1.000 đồng). Ví như hành tái Indonesia (xuất xứ TQ) nhập về với giá từ 7.500 - 8.000 đồng/kg, nhưng khi bán ra là 9.500 - 10.000 đồng/kg.

Còn đối với những loại nông sản thải loại bỏ đi tại nhà kho của doanh nghiệp, sẽ được tập trung ngoài bãi rác ngoài cửa ở mỗi nhà kho, đến khoảng 5 - 6 giờ chiều có một đội quân "nhặt rác" mang đi miễn phí, thay vì chủ doanh nghiệp phải trả tiền cho công ty môi trường thành phố thu gom. Nói là hàng bỏ đi nhưng vẫn còn dùng được, chỉ cần làm lại kỹ đi là có thể bán bình thường, những hàng đó sẽ được mang đi đổ cho các chợ dân sinh.

Chỉ qua 3 ngày thâm nhập vào các cơ sở buôn nông sản như T.N, T.H, chúng tôi mới nhận thấy, thời gian qua lượng hàng rau, củ TQ “đội lốt” hàng nông sản Việt Nam lớn như thế nào. Song không hiểu vì sao, cho đến nay không có cơ quan chức năng nào vào cuộc kiểm tra, xử lý.



Luật sư Trịnh Anh Dũng (Đoàn luật sư TP. Hà Nội): Có thể xem xét xử lý hình sự

Đối với việc sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự luôn, không tính định lượng. Những thứ nêu trên đều dùng đưa vào cơ thể con người nếu là hàng giả mặc nhiên là nghiêm trọng. Những thứ rau củ quả như khoai tây, cà rốt, hành tây… là thực phẩm, nếu người buôn bán nhập từ TQ về lại dùng thủ đoạn lột vỏ và nhãn mác để chào bán khiến khách hàng lầm tưởng là sản phẩm trong nước. “Buôn bán hàng giả” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa hàng giả vào lưu thông. Điều 157 Bộ luật Hình sự quy định với tội danh này ngoài bị phạt tù, người vi phạm còn bị xử phạt bổ sung như phạt tiền, cầm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm.

Lương Kết (ghi)




-- Chui gầm bàn, tràn bệnh viện trồng rau sạch để ăn (VNN). - Phát hiện phích nước “nghi vấn” có “chất lạ” tại phố Hàng Khoai (DT)

- Phân bón giả: Nông dân hoang mang, bộ ngành lúng túng (TP).- Chó dại, chó lạ tấn công người ở Bắc Sơn (TN).




- Đắk Nông: Xét xử vụ án người nước ngoài buôn người (TTXVN).- Tràn lan phích nước Trung Quốc có chất lạ (TN). – Quảng Nam: Xét nghiệm chất lạ trong bình nước Trung Quốc (LĐ).

- Người Việt mưu sinh ở Angola (P1): Người mở đường (TP).

- Phóng sự đặc biệt về cha con “người rừng” (VTC/VNN). – Không ai được đốt nhà ‘người rừng’ (TP).


Lại phát hiện "chất lạ" trong ca giữ nhiệt Trung Quốc.

Lại phát hiện "chất lạ" trong ca giữ nhiệt Trung Quốc Cập nhật 23/08/2013. Sáng 22-8-2013, anh Trần Hoàng Thắng, sinh năm 1977, cư ngụ tại tổ 14, ấp 2, xã Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc) đã mang đến giao nộp cho Công an xã một

- Tiết lộ “động trời” của một chủ dự án ở Hà Nội (VOV).

- Người Việt mưu sinh ở Angola – Bài cuối: Những phận người kém may (TP). - Hồi hương cùng 45 lao động Việt ở Nga: Những điều tai nghe mắt thấy (DV)


- Làm ‘cánh đồng liên kết’ như… đi học mẫu giáo! (VOV).- Đi làm tại Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng (TT).- Lao động sang Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng




-- Huỷ hợp đồng gần 1 triệu tấn gạo

Không thể xem là “chuyện thường ngày”





-- Tàu Trịnh Hòa Trung Quốc xâm phạm Trường Sa (PT).

- CNA: Tập Cận Bình lại nói “sẵn sàng đánh đấm” bảo vệ lợi ích cốt lõi (GDVN). - Cổ vật – chiêu bài ‘khẳng định chủ quyền’ mới của Trung Quốc tại Biển Đông? (SM).

- Hải quân 18 nước dự kiến tập trận chung tại biển Đông (TN).

- 3 vấn đề lớn, đáng chú ý được Trung Quốc đặt lên bàn đàm phán với Mỹ (GDVN).

- Mỹ đang ‘bao vây’ Trung Quốc như thế nào? (TP). - Trung Quốc la làng vì bị Mỹ tăng cường do thám (PT). - Bị cụm tàu sân bay Mỹ dọa khiến Quân đội Trung Quốc từng phải rút lui (GDVN).


Quân đội Mỹ lên kế hoạch "bao vây" Trung Quốc

Alobacsi.vn

Quân đội Mỹ có kế hoạch "bao vây" Trung Quốc với 3 tầng căn cứ không quân và hải quân ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. >> TƯ VẤN TÂM LÝ - KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ TẠI AloBacsi.vn · Cai thuốc lá truyền thống chỉ sau 04 ngày sử dụng ...

Mỹ bao vây Trung Quốc thế nào?

Mỹ - Trung có cuộc diễn tập chung hiếm hoi

Chiến hạm Trung Quốc lên đường tập trận chung với Mỹ


- Sớm muộn gì Trung Quốc cũng phải ký COC? (ĐV).

- Mỹ – Trung có cuộc diễn tập chung hiếm hoi (TN).

- Mỹ ‘xoay trục’ khiến Nga-Trung thắm thiết (TP).


--



--- Những nông dân đang bị Đảng cướp bóc

Đức Thành

24/08/2013

http://www.boxitvn.net/bai/18752



-Những cách làm sáng tạo

-Vỡ nợ tín dụng đen hàng trăm tỷ đồng tại Hà Nội




- Liên tục động đất cường độ nhẹ tại thủy điện Sông Tranh 2 (DV).

- Múc đất xây dựng công trình, làm nứt hàng loạt nhà dân (SGGP).

- “Nông thôn mới phải mang hiệu quả thiết thực cho bà con” (VOV).

- Hàng không Việt “làm ăn” với “người khổng lồ” Đức (Alobacsi).

- Bán ‘con’, bầu Đức có ngủ ngon trên đống nợ? (VTC).






- Sửa Hiến pháp và sự “đau đầu” về chính quyền địa phương (VnEco).

- Lãng phí đất đai có nguyên nhân từ… vụ Tiên Lãng (VnEco). - Xét xử vụ sai phạm đất đai lớn ở An Giang (TN). - Gỡ “nút thắt” trong giải phóng mặt bằng (CT).





- “Người rừng”: Hay sự khốn kiếp của những người hiện đại? (Khải Đơn).


Tổng số lượt xem trang