Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Sau vinh danh là... đuổi việc

-Câu chuyện thưởng lấy lệ cho người chống tiêu cực tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức đang gây xôn xao công luận. Một vụ việc tương tự diễn ra ở y tế Bình Phước (BP) - nữ dược sĩ chống tiêu cực, sau khi được vinh danh - đã bị cơ quan chủ quản đuổi việc…

Tố cáo tiêu cực, bị đánh... bầm giập!


Dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh đi thăm và chăm sóc cho bệnh nhân.

Năm 2012, chị Trần Thị Kiều Oanh (sinh 1983) là dược sĩ công tác tại Phòng Giám định y khoa (GĐYK), thuộc Sở Y tế BP. Vào năm 2012, chị Oanh đã đứng ra tố cáo hiện tượng tiêu cực tại Phòng GĐYK. Cụ thể: BS Đoàn Đức Loát - Trưởng phòng GĐYK - cùng một số nhân viên tại đây đã có hành vi nhũng nhiễu, nhận tiền từ người bệnh, thu chi tài chính sai nguyên tắc...

Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy Sở Y tế BP vào cuộc xác minh, nhưng nhận thấy kết luận vụ việc không khách quan, có dấu hiệu bao che sai phạm, chị Oanh khiếu nại tiếp lên cơ quan chức năng. Ngày 30/5/2012, UBKT Đảng ủy khối cơ quan dân-chính-Đảng đã kết luận tố cáo của chị Oanh là đúng sự thật.

Theo đó, BS Loát và một số nhân viên Phòng GĐYK đã nhận tiền hối lộ của những đối tượng đến giám định tại Phòng GĐYK để được công nhận hồ sơ hưởng các chế độ như: Chất độc hóa học, thương-bệnh binh, nghỉ hưu trước tuổi, tai nạn lao động... Số tiền nhận được trong ngày đều được giao lại cho y sĩ Nguyễn Thị Bé. Sau đó, số tiền trên được chia cho ông Loát 1/3; phần còn lại chia đều cho các nhân viên. Riêng chị Oanh đã từ chối, không nhận; trái lại, chị Oanh trực tiếp đứng ra tố cáo việc làm sai phạm trên.

Ngoài ra, chị Oanh còn tố cáo hàng loạt sai khác tại Phòng GĐYK như: Ông Loát xin tiền từ các Cty caosu rồi bỏ túi riêng và chia chác cho một vài cá nhân, dùng tờ phiếu khám sức khỏe để kinh doanh, thu tiền trái quy định, ông Loát lấy tiền ngân sách hàng trăm triệu đồng chia cho 16 nhân viên “chung xuồng”...

UBKT Đảng ủy khối đã đề nghị kiểm điểm những người có trách nhiệm ở Sở Y tế kết luận sai cho người đi tố cáo.

Điều đáng nói, với hành trình tố cáo trên thì chị Oanh cũng phải đối đầu với vô vàn khó khăn, nguy hiểm cho tính mạng… Ngày 26/6/2012, chị Oanh bị y sĩ Nguyễn Xuân Đô dùng ghế sắt hành hung gây chấn thương đầu. Ngày 18/1/2013, tại Sở Y tế BP, chị Oanh bị bảo vệ hành hung, bị chấn thương vai phải và cảnh sát 113 phải đưa đi cấp cứu v.v…



Chị Oanh trong một lần bị đánh đập phải đi cấp cứu tại bệnh viện.


Vinh danh xong là bị… sa thải?

Vụ việc chống tiêu cực của chị Oanh, sau đó đã được Đài Truyền hình Việt Nam (kênh VTV 9) về quay phim và tôn vinh chị Oanh 3 lần vào ngày 23/2, ngày 26/3 và ngày 12/7/2013. Tuy nhiên, thay vì những cá nhân sai phạm tại Phòng GĐYK phải bị xử lý, thì thật tréo ngoe, chính những người làm sai lại lợi dụng chức vụ, quyền hạn ra quyết định… đuổi việc người chống tiêu cực là chị Oanh. Tháng 10/2011, ông Loát từng một lần ra thông báo buộc chị Oanh thôi việc trái luật, không đúng trình tự. Sau đó, Sở Y tế đã buộc ông Loát phải rút lại quyết định buộc thôi việc này.

Chưa hết, tháng 1/2012, ông Loát ra lệnh miệng, sa thải chị Oanh lần thứ hai. Chị Oanh lại khiếu nại, Phòng GĐYK lại phải khôi phục việc làm lần thứ hai cho chị Oanh. Thế nhưng, chị Oanh vẫn không được yên; vào ngày 9/4/2013, sau khi VTV 9 tôn vinh chị Oanh lần 1 và lần 2 trên truyền hình, lãnh đạo Phòng GĐYK đã họp bàn kế hoạch đuổi việc chị Oanh lần thứ ba.

Ngày 24/4/2013, lãnh đạo Phòng GĐYK triệu tập chị Oanh lên để thông báo kết quả bỏ phiếu, thống nhất sa thải chị Oanh… Chị Oanh đã kêu cứu lên Thủ tướng. Ngày 8/5/2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản chỉ đạo UBND tỉnh BP xử lý vụ đuổi việc chị Oanh và báo cáo vụ việc lên Thủ tướng. Sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Phòng GĐYK không dám thực hiện thủ tục sa thải chị Oanh.

Tuy nhiên, những ngày đầu tháng 8/2013 vừa qua, Phòng GĐYK lại liên tục yêu cầu chị Oanh họp để quyết tâm sa thải bằng được nữ dược sĩ. Trao đổi với chúng tôi, dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh vừa kể lể, vừa khóc với tâm trạng bị khủng hoảng nặng nề: “Hơn ai hết, là những người dám đứng ra chống tiêu cực, phanh phui cái xấu, như 3 đồng nghiệp ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, bản thân tôi cũng đang phải đối mặt với biết bao khốn khổ về tinh thần, thể chất…

Sự vô cảm trong xã hội còn rất nhiều, tôi cũng không biết số phận của mình sắp tới ra sao, khi mà họ quyết tâm phải “diệt” bằng được tôi, vì tôi đã dám đối đầu, “phá bĩnh” họ; thậm chí, họ còn thách thức báo chí, công luận, rằng cứ “vinh danh đi, lên báo đi”, tôi sẽ phải trả giá”.
---Sau vinh danh là... đuổi việc
*************
-Thứ Trưởng Bộ GD: Cả Nước Đang Thiếu 27.500 Giáo Viên; Mới tháng trước, Bộ GD Nói VN Dư Thừa, Phải Ngưng Đào Tạo Giáo Viên (08/23/2013) 

HANOI -- Những con số thống kê vẫn có nhiều mâu thuẫn tại Việt Nam: thiếu giaó viên hay thừa giáo viên?

Trong khi bà Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa nói trong một Hội nghị Giáo dục hôm 22-8-2013 rằng cả nước còn thiếu hơn 27.500 giáo viên, theo báo Quân Đội Nhân Dân ghi lại, cơ quan thông tấn Vietnam+ mấy tuần trước đã cho biết vào hôm 117-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết Bộ đã có văn bản gửi các cơ sở giáo dục và đào tạo về việc tạm dừng xem xét hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo mới thuộc khối ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên ở trình độ đại học, cao đẳng.... vì đã dư thừa nhân lực ngành sư phạm -- và “Sinh viên sư phạm ra trường rất khó khăn để tìm được việc làm.”

Báo QĐND hôm 22-8-2013 có bản tin tựa đề “Cả nước còn thiếu hơn 27.500 giáo viên,” trong đó viết:

“Cả nước còn thiếu 27.554 giáo viên đứng lớp. Tình trạng thiếu giáo viên kéo dài, ở một số địa phương chậm được khắc phục. Một số tỉnh, thành phố thiếu hàng nghìn giáo viên đứng lớp… Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đã thừa nhận như vậy về thực trạng của ngành giáo dục trong Hội nghị Tổng kết năm học 2012-2013 và phương hướng nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2013-2014 được tổ chức trực tuyến tại 63 tỉnh thành cả nước, ngày 22-8.”

Trước đó, một bản tin từ thông tấn Vietnam+ ngày 11-7-2013 tưạ đề “Tạm dừng mở ngành sư phạm và khoa học giáo dục” cho biết, trích:

“Hôm nay, 11.7, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết Bộ đã có văn bản gửi các cơ sở giáo dục và đào tạo về việc tạm dừng xem xét hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo mới thuộc khối ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên ở trình độ đại học, cao đẳng...

...Trên thực tế, trong nhiều năm gần đây, nhân lực ngành sư phạm ở nhiều địa phương đã có dấu hiệu bão hòa giữa cung và cầu. Sinh viên sư phạm ra trường rất khó khăn để tìm được việc làm. Nhiều người tốt nghiệp đại học sư phạm ra phải làm trái nghề, thậm chí có người phải chấp nhận đi làm công nhân, bán hàng… Điều này cũng khiến cho người học không còn mặn mà với các trường sư phạm, đầu vào của ngành này vì thế giảm dần đều qua các năm, làm ảnh hưởng tới chất lượng nguồn giáo viên.”

Khó hiểu... Chỉ trong vòng vài tuần lễ, Bộ Giáo Dục lúc nói rằng dư thừa giáo viên, lúc nói rằng đang thiếu 27.500 giáo viên.

Phải chăng đây là ưu việt cuả thống kê xã hội chủ nghĩa?



Chị Oanh đã lập công chuộc tội
Cần cân nhắc giữa công và tội của “chị Oanh Hoài Đức”
Vụ 'nhân bản' xét nghiệm: Chị Oanh “Hoài Đức” và nỗi đau...

-- Người tố cáo vụ nhân bản xét nghiệm bối rối vì bị khởi tố (TT). - Bị can vụ ‘nhân bản xét nghiệm’ kêu cứu Bí thư HN (VNN). - Chị Oanh Hoài Đức viết ‘tâm thư’ kêu cứu đến Thành ủy Hà Nội (Zing).

- SOI LẠI LỜI TỪ NHIỆM CỦA THỦ TƯỚNG PHAN VĂN KHẢI (Bùi Văn Bồng).

- Nếu ghi hình ‘CSGT nhận tiền mãi lộ’, phải xin phép ai? (VNN). - Nỗi sợ bấm máy (RFA). - Hiện tượng tham nhũng văn bản cần phải truy tố (Đỗ Quốc Minh).- Cảnh sát tốt sợ gì ống kính quay gương mặt phía mình (DT). – “Nhà báo không phải xin phép CSGT khi tác nghiệp”(DT). – ĐBQH Nguyễn Ngọc Bảo: “Ông Cục phó Cục CSGT đang tự đặt… lệ làng” (GDVN). - ‘Phải thu hồi ngay văn bản cấm chụp ảnh CSGT’ (SM). – “Chuyên đề” giao thông (LĐ). - Thuyền viên nhảy xuống biển vì quá cực khổ (VNN).- Người đi đường trúng đạn của công an (TN). - Công văn “xin phép khi ghi hình CSGT” có nhiều dấu hiệu sai trái (DT). - Yêu cầu xử lý quy định “cấm ghi hình CSGT” (ĐV). - CSGT không có quyền truy hỏi, kiểm tra giấy tờ người quay phim (TN). - Nghệ thuật ra văn bản “hiểu lầm dễ hơn hiểu đúng” (DT).

--Dân không quay CSGT vòi tiền thì tố cáo bằng niềm tin?

- Sếp vẫn ‘đốt’ trăm triệu cúng Rằm tháng bảy (VEF).

- Mẹ cắm nhà đất vay nợ, Cường đôla giấu biệt siêu xe (VEF).


- Vụ nhà máy ô nhiễm nhưng lại di dời dân: Chủ tịch tỉnh nhận lỗi (DV).

- Từ 21/7, Hà Nội thu phí đường bộ xe máy: Sao cho kín kẽ? (VOV).

- Gia đình thầy giáo bị bắn xin lỗi cảnh sát (VNE). – Người quay clip vụ CSGT nổ súng lên tiếng(KT).

- Vụ CSGT bắn cán bộ huyện: Gặp chủ nhân của Video được tung lên mạng (GDVN).

- Kỳ lạ vụ án… thi hành án (TN).

- Minh bạch thủ tục hành chính để dân giám sát (GTVT).

Cục CSGT ĐB-ĐS hủy điều khoản “cấm quay phim chụp ảnh”


- Uẩn khúc cô giáo bị tố lừa nữ sinh làm ‘gái massage’ (VNN). - Lâm tặc phá rừng khủng khiếp: Đốn nát hàng loạt cây chò cả trăm tuổi (TN).- Tây Ninh kỷ luật đảng viên sai phạm trong xây dựng (TTXVN).

- Bắt tạm giam giám đốc cảng Vũng Rô (TT).

- Công bố những sai sót chết người trong kỳ án vườn mít (PLVN).

- Chủ tịch huyện bị kiện ra tòa vì… cục đá (VNN). - Gia Lai: Xét xử vụ “tịch thu hòn đá” (PNTP). - “Vụ kiện hòn đá”: Cành cây, que củi cũng phải bị thu hồi?! (DT).


- Mánh khóe của nhóm lợi ích Ngân hàng trong dự thảo Thông tư nhận giữ hộ vàng miếng SJC (Đỗ Quốc Minh).

- Vận chuyển ma túy, hai người nước ngoài bị kết án tử hình (RFI).
Khiếp sợ cảnh hàng chục thanh niên tranh nhau cướp đồ cúng cô hồn
(Dân trí) - Nhiều người tin rằng tháng 7 âm lịch là tháng “mở cửa mả”, có rất nhiều quỷ đói lên quấy phá dương gian nên phải cúng đồ ăn để quỷ khỏi quấy nhiễu. Từ quan niệm này dẫn đến "tập tục" giật đồ cúng cô hồn khiến nhiều người... hoảng loạn.

Tranh cướp đồ cúng trong ngày rằm tháng 7

'Cô hồn sống' tranh đồ với 'cô hồn chết' ở Sài Gòn

Tranh giành đồ cúng, một người bị đâm chết

- Ai có thẩm quyền cho phép cờ bạc?



Tổng số lượt xem trang