Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Gia Lai thẳng tay xử lao động TQ trái phép:Khe hở là..

-Gia Lai thẳng tay xử lao động TQ trái phép:Khe hở là..

- "Rất nhiều lao động là người Trung Quốc đã được Công an cấp Visa vào Việt Nam để lao động trong khi chưa làm thủ tục cấp phép lao động".

Công ty Trung Quốc đã nộp phạt 60 triệu đồng

Trả lời báo Đất Việt, ngày 23/3 bằng văn bản, về sự việc, UBND tỉnh Gia Lai vừa quyết định xử phạt 60 triệu đồng đối với Công ty hữu hạn Xây lắp số 1 - Tập đoàn Xây dựng công trình Quảng Tây (Trung Quốc) vì vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép, bà Trần Thị Hoài Thanh - Giám đốc Sở LĐTB&XH Gia Lai cho biết cụ thể: "Công ty TNHH MTV nhiệt điện Gia Lai ký kết 02 hợp đồng số 03/2014/HĐ/GTC-QT và số 04/2014/HĐ/GTC-QT ngày 7/3/2014 triển khai lắp đặt hệ thống lò hơi đốt bã và hệ thống turbine – Máy phát điện với nhà thầu Trung Quốc là Công ty Hữu hạn xây lắp số 1 - Tập đoàn xây dựng công trình Quảng Tây – Trung Quốc để nâng cấp công suất Nhà máy đường Ayunpa từ 3200 tấn mía cây/ngày lên 6000 tấn mía cây/ngày theo hình thức trọn gói từ khảo sát, thiết kế, chế tạo, xây dựng, lắp đặt, hướng dẫn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho đến khi bàn giao đưa vào sử dụng.
Dự kiến khi thực hiện dự án nhà thầu Trung Quốc sẽ tuyển 180 người lao động nước ngoài vào làm việc.
Ngày 02/7/2014 Công ty Hữu hạn xây lắp số 1 - Tập đoàn xây dựng công trình Quảng Tây – Trung Quốc đã đưa 22 lao động người Trung Quốc đến cư trú tại 444 Trần Hưng Đạo, phường Cheo Reo, thị xã AyunPa để thực hiện việc chỉ đạo tập kết thiết bị và đã triển khai thực hiện lắp đặt một số thiết bị của lò hơi tại Nhà máy nhiệt điện bã mía Gia Lai trong khi chưa có ý kiến chấp thuận sử dụng người nước ngoài của UBND tỉnh Gia Lai và chưa được Sở LĐTBXH cấp phép lao động là vi phạm Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Ngày 29/7/2014 Sở LĐTBXH đã phối hợp với Công an tỉnh, UBND thị xã Ayun pa thành lập Đoàn kiểm tra đột xuất việc sử dụng lao động nước ngoài tại Nhà máy nhiệt điện bã mía Gia Lai, do Công ty Hữu hạn xây lắp số 1 làm nhà thầu chính. Đoàn kiểm tra phát hiện có 22 lao động người Trung Quốc đến làm việc không có giấy phép lao động".
Công ty Trung Quốc đã nộp phạt 60 triệu
Công ty Trung Quốc đã nộp phạt 60 triệu đồng
Về việc xử lý, bà Thanh, cho biết, Sở đã căn cứ tại khoản 2 điều 22 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động – TB&XH Gia Lai đã lập Biên bản vi phạm hành chính, kiến nghị với UBND tỉnh xử lý vi phạm đối với Công ty hữu hạn xây lắp số 1- Tập đoàn xây dựng Quảng Tây – Trung Quốc về việc sử dụng 22 lao động mà không có giấy phép lao động. 
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh ra Quyết định số 663/QĐ-UBND ngày 22/8/2014 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty hữu hạn xây lắp số 1- Tập đoàn xây dựng Quảng Tây – Trung Quốc với số tiền 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng)". 
Ngay sau khi nhận được quyết định, bà Thanh cho biết: "Ngày 25/8/2014 Công ty hữu hạn xây lắp số 1- Tập đoàn xây dựng Quảng Tây – Trung Quốc đã nộp phạt tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai với số tiền 60.000.000 đồng".
Cái khó của việc xử lao động trái phép
Qua một số vụ việc nêu trên, Sở LĐTBXH nhận thấy việc quản lý và sử dụng lao động người nước ngoài làm việc tại tỉnh Gia Lai hiện nay còn gặp khó khăn, vướng mắc.
Cụ thể, bà Thanh cho biết: "Theo quy định của Chính phủ việc cấp giấy phép lao động nước ngoài đến làm việc tại địa bàn trước khi cấp thị thực cho người lao động nước ngoài nhập cảnh, nhưng hiện nay rất nhiều lao động là người Trung Quốc đã được Công an cấp Visa vào Việt Nam để lao động trong khi chưa làm thủ tục cấp phép lao động gây khó khăn cho Sở LĐTBXH trong quản lý lao động người nước ngoài".
Thêm nữa, theo bà Thanh, việc chấp hành các quy định của Nhà nước về việc tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài vào làm việc tại Gia Lai của một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không đúng quy định; việc báo cáo về tình hình lao động nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp chưa đầy đủ gây khó khăn trong việc quản lý lao động người nước ngoài.
Để quản lý tốt người lao động nước ngoài đến làm việc, Sở LĐTBXH đã đề nghị Công an tỉnh, chính quyền địa phương phối hợp với Sở LĐTBXH nắm chắc tình hình lao động nước ngoài đến làm việc tại địa bàn, đồng thời hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động người nước ngoài chấp hành đúng pháp luật Việt Nam về quản lý và sử dụng lao động nước ngoài.
Trước đó, chia sẻ với Đất Việt, ngày 10/3, bà Nguyễn Thị Hải Vân, Cục trưởng Cục Việc làm - Bộ LĐTBXH cho biết: "Tất cả các sai phạm về lao động thì cứ đối chiếu theo quy định xử phạt hành chính đã được Bộ đưa ra. Do đã có quy định nên quan trọng là các tỉnh phát hiện và xử lý như thế nào".
Hơn nữa, theo bà Vân thì việc xử phạt cũng cần có sự phối hợp giữa các Sở, ngành trong tỉnh, một cách hiệu quả.
Nhìn nhận ở góc độ khác, bà Vân cho hay: "Việc quản lý lao động Trung Quốc hiện nay, đã có nhiều quy định mới, trước đó, quy định cũ hơi có nhiều vướng mắc".
Hiện nay, theo bà Vân, Luật xuất nhập cảnh đã hướng đến mục tiêu quản lý, nếu lao động nước ngoài muốn vào làm việc thì phải có giấy phép, lúc đó mới cho nhập cảnh, nên chắc chắn thời gian tới sẽ hạn chế được những đối tượng vào làm việc không có giấy phép".
Thanh Huyền-

  • "Sở GTVT các tỉnh nên học Gia Lai bắc loa truy tiền"
  • Gia Lai phạt nghiêm lao động TQ: Các tỉnh phải tự học
  • -Phạt nhà thầu Trung Quốc gần 600 triệu đồng(PetroTimes) - Ngày 25/11, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Công ty TNHH Sinohydro của Trung Quốc, là nhà thầu thi công công trình Thủy điện Sông Bung 4 ở huyện Nam Giang, Quảng Nam vừa bị xử phạt hành chính với số tiền lên đến 570 triệu đồng.

    Thủy điện Sông Bung 4 đang được nhà thầu của Trung Quốc thi công - Ảnh H.S.

    Công ty TNHH Sinohydro bị phạt về hành vi đưa người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề và có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam theo quy định của pháp luật (quy định tại điểm b, khoản 5, điều 20, Nghị định 73 của Chính phủ), xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn xã hội.
    Trước đó, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Quảng Nam tổ chức kiểm tra phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính đối với 38 lao động người nước ngoài là người Trung Quốc đang làm việc trái phép cho nhà thầu Sinohydro tại Thủy điện Sông Bung 4.
    Công trình Thủy điện Sông Bung 4 nằm trên sông Bung ở huyện Nam Giang, Quảng Nam, có tổng công suất lắp máy 156MW, tổng mức đầu tư hơn 4.932 tỷ đồng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư. Trong đó, Công ty TNHH Sinohydrro của Trung Quốc là nhà thầu thi công chính.
    Theo kế hoạch, Thủy điện Sông Bung 4 sẽ hoàn thành vào năm 2014 và mỗi năm sẽ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia 586,25 triệu kWh.

     -Người Trung Quốc làm việc “vô phép” trên Công trường thủy điện Sông Bung 4
    Công trường thủy điện Sông Bung 4 (xã Pà Lứa, huyện Nam Giang, Quảng Nam) được nhà thầu Sinohydro Corporation Limited (Trung Quốc) tiếp nhận thi công từ năm 2011. Nhà thầu này đã đưa 243 công nhân người Trung Quốc sang làm việc, mà phần lớn trong số đó chưa được đăng ký ở Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh.

    Lán trại của công nhân Trung Quốc tại công trình thủy điện sông Bung 4


    Từ Trung tâm huyện Nam Giang, khách phải mất hơn 40km để ngược lên cửa khẩu biên giới Nam Giang, rồi từ đây đi thêm 10km nữa mới có thể đến được Nhà máy thủy điện sông Bung 4. Dù đã hơn hai năm thi công, song các hạng mục vẫn còn dang dở, công trường giữa trưa nắng gắt vẫn tấp nập người làm việc.

    Trước khi đến lán trại công nhân, chúng tôi cũng đã được người tại Ban quản lý dự án cảnh báo, phải tìm người phiên dịch để họ dẫn vào, vừa nói chuyện được lại vừa có người “bảo lãnh”, chứ ở trong đó, toàn người Trung Quốc.

    Ở đây, công nhân Trung Quốc ăn nghỉ và sinh hoạt theo từng tổ, mỗi căn hộ bốn giường tầng với tám người ở. Việc nấu ăn cũng do người Trung Quốc với 5 phụ nữ đảm trách, trong đó có cả vợ của một số công nhân được đưa sang phục vụ.

    Phía Việt Nam ít người hơn, được bố trí ở tầng 2. Anh Vũ Tiến Nam, Giám đốc Công ty TNHH tư vấn xây dựng Sao Phương Đông (trụ sở tại Sài Gòn), nhà thầu phụ duy nhất nhận thi công một số hạng mục cho biết, đơn vị anh được nhà thầu chính ký hợp đồng. Anh đưa đến đây khoảng hơn 20 công nhân người Việt.

    Khoảng thời gian ở đây đã lâu nên các anh không ít lần “tay đôi” với công nhân Trung Quốc, hầu hết là công nhân lái xe người Trung. “Họ chạy ra chạy vào trên tuyến đường mà công ty tôi xây lán trại, rồi cãi nhau toàn chuyện chẳng đâu vào đâu như: công nhân Việt Nam nhìn đểu họ, hay nước đổ ra ngoài đường xe chạy, tối lại không chịu đi chơi mà tụ tập coi vô tuyến… Nhiều lần công ty tôi phải nhờ đến Ban quản lý mới xong chuyện”, anh Nam nói.

    Chính vì vậy công ty anh "cấm tiệt" công nhân của mình lai vãng đến những nơi có công nhân Trung Quốc làm việc hay vui chơi…

    Theo ông Alăng Mai, Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, đến nay huyện cũng chỉ mới nắm “sơ sơ” được số ít người Trung Quốc trên địa bàn mình. Riêng số lượng công nhân Trung Quốc đang làm việc “bao nhiêu thì không biết”.

    Khoảng thời gian 2 năm qua, ghi nhận từ công an báo lại, đã có không ít thanh niên, dân tộc người Cơ tu có mâu thuẫn với phía công nhân Trung Quốc khi họ lạc vào công trường hay lên đây lấy củi, xem thi công…. Đến khoảng cuối năm 2011, rộ nhất năm 2012, lại xuất hiện nhiều trường hợp chị em phụ nữ, nhất là các cô gái trẻ bỗng dưng “mất tích”.

    Nguồn tin từ huyện nắm, các cô bị đưa bán sang Trung Quốc mà một số “mẹ mìn” là công nhân nằm trong những lao động “chui” trên? .

    Báo cáo từ Phòng lao động - Việc làm (thuộc Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam), đến giữa năm 2013 có 243 lao động Trung Quốc đang làm việc tại thủy điện sông Bung 4, phần lớn là công nhân lao động phổ thông, 23 lái xe và 5 nấu ăn, số còn lại làm quản lý, thợ hàn...

    Ngoài số người quản lý, lãnh đạo có đăng ký với Sở, còn lại các công nhân đều hoạt động “chui”. Theo bà Nguyễn Thị Hương, Trưởng phòng Lao động - Việc làm, công nhân Trung Quốc ở đây làm những việc như phá đá, lái xe chuyển vật liệu kiêm luôn cả sửa chữa máy móc đơn giản…

    Còn tại công trình đê đập dâng, các công nhân Trung Quốc làm những công việc đơn giản như hàn ốc vít, lắp lan can, kéo dây điện, dọn vệ sinh, phu hồ… Liên quan đến việc nhiều lao động Trung Quốc đang làm việc trên địa bàn, nhưng lại làm “chui”, trong khi đó, thanh niên, người lao động địa phương từ lao động phổ thông đến người có tay nghề đang rất nhiều nhưng không có cơ hội làm việc tại công trình thủy điện, bà Hương cho biết, do chủ đầu tư chưa tuyển.

    Điều này cũng được anh Lê Huy Khôi, chuyên viên kỹ thuật Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 4 thừa nhận. Theo anh Khôi, trong bốn gói thầu chính của dự án có đến ba gói thầu do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận. Trong số 450 người đang có mặt ở dự án Sông Bung 4, có gần 300 người là Trung Quốc.

    Đối với dự án Sông Bung 4, chính sách của phía Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) - đơn vị tài trợ vốn khuyến khích sử dụng lao động địa phương nhưng không bắt buộc, nên các nhà thầu Trung Quốc có quyền đưa người của họ sang làm. Còn việc đưa công nhân “chui” vì do thủ tục hồ sơ phức tạp nên người Trung Quốc không muốn đăng ký và họ chấp nhận lao động không phép?.

    Theo Xa lộ pháp luật-Người Trung Quốc làm việc “vô phép” trên Công trường thủy điện Sông Bung 4


    Công nhân Trung Quốc tại nơi làm việc ở Việt Nam
    (Tin tuc) - Hàng trăm công nhân Trung Quốc đã và đang làm việc trên các công trình thủy điện ở Quảng Nam gây ra không ít hệ lụy buồn cho người lao động và đời sống của bà con địa phương.

    Bị ép trên sân nhà

    Hàng trăm lao động Việt Nam đang làm thuê cho nhà thầu Trung Quốc xây dựng công trình thủy điện sông Bung 4 (thôn Pà Lừa xã Tà Bhing, Nam Giang) đang bị đối xử rất bất công về giờ làm và lương thưởng. Người Việt đang bị giới chủ Trung Quốc o ép ngay trên sân nhà…

    Qua 3 vòng kiểm soát, chúng tôi mới vào được khu lán trại của công nhân Trung Quốc ở giữa rừng, bên cạnh nhà máy thủy điện Sông Bung 4 đang được thi công ngày đêm. Tất cả biển báo vào công trình đều bằng chữ Trung Quốc. Lao động Trung Quốc hiện chiếm đa số ở đây, với 296 người, phần lớn là lao động phổ thông.
    Nhóm công nhân Trung Quốc ngồi tán chuyện trên công trường xây dựng Thủy điện sông Bung
    Tại khu nhà ở của đội vàng (đội lái xe màu vàng), 2 dãy nhà 2 tầng, trong đó công nhân Việt Nam ở tầng trên của một dãy, số còn lại là lao động Trung Quốc. Nguyễn Xuân Hùng (Yên Thành – Nghệ An) chuẩn bị vào làm ca chiều lúc 13h30, nói: Không có thời gian mà chợp mắt giấc trưa tí anh ạ. Làm quần quật cả ngày, toàn việc nặng.
    Theo Hùng, khoảng 10 tài xế người Nghệ An làm cho đội vàng, cứ một xe 2 tài thay đổi nhau lái 3 ca, cả ngày lẫn đêm. Thời gian làm bắt đầu từ 6h30 sáng đến 11h30 trưa, buổi chiều đổi ca, làm từ 13h30 tới 18h30 tối, ca đêm lại đổi sang tài xế ban sáng, chạy từ 19h đến tận 22h30 đêm.
    Ngày hôm sau đổi ngược lại. Đa phần anh em ở đây mỗi ngày làm trên 9 tiếng, quần quật liên tiếp như thế, không có bất kỳ ngày nghỉ nào trong tháng, nói gì đến thứ bảy hay chủ nhật.
    Mỗi tháng, các tài xế được nhận 6 – 7 triệu đồng. Tuy nhiên, đối với anh Trần Thanh Hiếu (Nghệ An) thì đó là số tiền quá bèo so với công sức nặng nhọc bỏ ra, đặc biệt so với mức lương mà công nhân Trung Quốc được hưởng với công việc tương đương hoặc nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
    “Công nhân Trung Quốc làm những việc đơn giản hơn bọn tôi nhiều, họ chỉ đảm đương phần uốn sắt, làm kè, xây tường hay sửa xe… mà lương của họ phải 10 - 15 triệu đồng/tháng. Cá biệt, có những tháng, nhận 21 triệu đồng/người. Chúng tôi nhìn mà thèm” - anh Hiếu nói.
    Tôi hỏi, sao không phản ánh, đấu tranh gì, cả nhóm trố mắt: Phận làm thuê, chủ trả sao nhận vậy. Lộn xộn họ đuổi liền. Làm việc ở đây không có chuyện thắc mắc hay kiến nghị gì cả. Chỉ cần một sai sót là lập tức bị đuổi.
    Theo anh Hiếu, đã có 3 – 4 trường hợp bị nhà thầu Trung Quốc đuổi việc vì lỡ xảy ra sai sót nhỏ. “Làm nhiều thế, nhưng chỉ cần chúng tôi về sớm một chút hoặc dậy muộn là ngay lập tức bị chửi. Còn phía công nhân Trung Quốc, anh sang mà nhìn”.
    14h30, khi nhóm lao động Việt Nam đã làm được 1 giờ đồng hồ thì nhóm công nhân Trung Quốc mới lục tục dậy, mặc quần áo, chỉnh trang ra công trường. Thay vì làm ngay, nhóm này đủng đỉnh ngồi lại hút thuốc, tán chuyện râm ran. Chúng tôi kiên nhẫn chờ. Mất đúng 30 phút nữa, họ mới bắt đầu làm việc thực sự.
    Tình cảnh trái ngược
    Lán trại lao động Việt Nam xây dựng kè đá tại công trường thủy điện sông Bung 4, khi bước vào, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự tiều tụy, thiếu thốn nơi đây. Trái hẳn với những dãy nhà của công nhân Trung Quốc, khu lán trại của công nhân ở đây được tận dụng từ kho chứa vật liệu nhà máy.
    Một dãy lán được lợp bằng tôn, nóng hừng hực. Nhóm công nhân gồm 6 người đang nghỉ trưa tại lán. Để có giấc ngủ trưa, tất thảy phải cởi áo, nằm la liệt trên những tấm ván gỗ nối dài. Không điện, không nước sinh hoạt, thiếu thốn đủ bề. Tất thảy ở đây đều không có hợp đồng lao động, bảo hiểm, bảo hộ.
    Chị Mai Thị Bảy quê ở huyện Quế Sơn (Quảng Nam) làm công việc nấu ăn cho công nhân, nói: “Nấu nướng người Việt mỗi tháng được trả 1,5 triệu đồng, còn nấu cho người Trung Quốc cao hơn nhiều, nhưng chỉ có người Trung Quốc nấu thôi. Anh em ở đây ăn uống kham khổ lắm.
    Gạo đắt, tính ra mỗi bữa khẩu phần thức ăn của công nhân chỉ có 6 ngàn đồng. Nhiều hôm đi chợ chia không ra. Quy định là thế mà, thấy anh em khổ mà thương”. Khẩu phần ăn của công nhân chỉ bao gồm cơm, canh rau và ít cá thịt, tất cả được nấu bằng nước suối, nước mưa do chị Bảy hứng.
    Nhiều anh em công nhân làm được vài ba hôm, cực khổ, thu nhập thấp nên bỏ về. Ốm đau như cơm bữa nhưng không hề có thuốc men. Chị Bảy bất đắc dĩ trở thành thầy thuốc. “Thấy anh em đau ốm là cho uống kháng sinh, đau bụng thì cho uống Becberin. Nặng quá thì xin nghỉ đưa xuống trạm xá xã”.
    Anh Lê Đình Đoàn (32 tuổi) quê ở huyện Nông Cống (Thanh Hóa) nhờ người quen xin vào làm công nhân xây dựng kè đá. Khi vào làm, anh mới té ngửa: làm thủy điện khổ hơn làm thợ hồ ở ngoài. Nhưng vì lỡ lặn lội đường xa vào đây, nên anh và nhiều anh em khác gắng làm.
    “Giờ không làm lấy chi nuôi vợ con. Làm ngày 9-10 tiếng giữa nắng mưa, mỗi tháng cũng chỉ được hơn 3 triệu đồng. Công nhân Trung Quốc làm việc giống bọn em nhưng lương lại gấp 2 – 3 lần. Nhiều lần kiến nghị nhưng đâu có được”.
    Anh Đoàn và ba anh em khác ở cùng quê vào đây được hơn 3 tháng. Ban đầu nhóm thợ xây kè đá tại lán có 17 người nhưng rồi ốm đau, thuốc men không có nên đã bỏ về, rơi rớt lại còn 6 người cầm cự, ai cũng ốm yếu và xanh xao.
    “Cũng một công việc, bọn em là lao động phổ thông nhưng thấy bất công quá. Nhà thầu Trung Quốc cứ lấy lý do bất đồng ngôn ngữ, trái ý là đuổi bọn em. Công nhân Trung Quốc qua, tay nghề cũng có hơn gì bọn em đâu, vậy mà chỗ ở và chế độ ăn khác hoàn toàn” - Hùng (Bắc Trà My) nói.
    Anh em công nhân ở đây cho biết thêm: làm việc trong môi trường cực khổ nhưng không hề được thưởng mà chỉ có bị phạt, vào các ngày lễ đều không được nghỉ, ốm đau tự lo thuốc men. Trong khi đó, lao động phổ thông người Trung Quốc thì hoàn toàn khác.
    Luật chơi, phải chấp nhận (?)
    Đó là khẳng định của ông Trương Thiết Hùng – Trưởng BQL dự án thủy điện Sông Bung 4. Theo ông Hùng, dự án thủy điện sông Bung 4 có tổng vốn đầu tư gần 5 ngàn tỷ đồng, trong đó vốn vay của Ngân hàng châu Á (ADB) đã gần 4 ngàn tỷ đồng (160 triệu USD).
    “Vì là vốn vay của ADB nên họ giám sát kỹ, khi mời thầu công khai cũng theo luật quốc tế. Nhà thầu Sinohydro Corporation Limited (Trung Quốc) bỏ thầu rẻ nhất nên trúng. Họ đưa người của họ sang làm việc. Ngay lúc ký hợp đồng nhận thầu, cũng có điều khoản là khuyến khích sử dụng lao động địa phương nhưng không bắt buộc, bản thân chúng tôi cũng nhắc vấn đề này thường xuyên. Đây là luật quốc tế, đã là cuộc chơi thì phải chấp nhận thôi” – ông Hùng nói.

    Khi được hỏi liệu BQL có biết là hàng trăm lao động ở sông Bung 4 là lao động “chui”, không có phép, ông Hùng cho rằng, đó là chuyện của nhà đầu tư với Sở LĐTB-XH tỉnh Quảng Nam.
    Còn ông Võ Duy Thông – Phó GĐ Sở LĐTB-XH Quảng Nam cho biết: “Sở đã nghe thông tin phản ánh tình trạng lao động Trung Quốc tại nhà máy Thủy điện sông Bung 4 nhưng chưa kiểm tra thực tế nên chưa thể thông tin cụ thể. Chúng tôi sẽ thành lập đoàn để thanh kiểm tra tình hình lao động Trung Quốc tại nhà máy này và sẽ mạnh tay nếu có phát hiện sai phạm trong việc sử dụng lao động !”.
    Lời ru buồn bên dòng A Vương
    Gần 200 công nhân người Quảng Tây (Trung Quốc) của hai nhà thầu Quế Năng và Quế Võng thi công phần đập Dự án Nhà máy thủy điện Za Hưng tại huyện Đông Giang - Quảng Nam đã rút về nước từ tháng 8-2009. Trong 2 năm ở chung với dân địa phương, họ để lại không ít phiền toái, mà giờ đây, điệu ru buồn của thiếu phụ Kà Dâu vẫn ầu ơ bên dòng A Vương khi họ chạy tình, quất ngựa truy phong.
    Công nhân Trung Quốc, những hệ lụy buồn, Tin tức trong ngày, cong nhan trung quoc, thuy dien, he luy buon, tin tuc, tin hot, tin hay
    Em bé 2 tuổi có bố là công nhân Trung Quốc
    Nhà vợ chồng B. và A. nằm ngay ven đường Hồ Chí Minh, bên cạnh thủy điện Za Hưng, nhưng gặp được thật khó. Chờ cả buổi sáng, mới thấy A. gùi chuối ở rẫy về, phán câu xanh rờn: “Không chụp ảnh, không báo chí gì hết, con tui tui nuôi. Con Trung Quốc đấy !”.
    Cả thôn Kà Dâu đều biết con gái thứ 2 của A. mang dòng máu của một công nhân người Quảng Tây hồi còn làm thủy điện Za Hưng. Anh A lăng Khía tỏ vẻ thông cảm: Nó xấu hổ lắm đó, giờ nó bất chấp, chẳng ai dám khơi lại chuyện buồn đâu. Chuyện rằng, không phải đợi đến lúc A. sinh đứa con gái thứ 2, dân làng mới biết quan hệ của cô với công nhân Trung Quốc.
    Tuy nhiên, khi đứa bé của một thiếu phụ Cơtu được sinh ra trắng trẻo, mắt một mí, giống người Quảng Tây như đúc thì cả làng Kà Dâu ngã ngửa. A. sống trong cô đơn bởi bà con hàng xóm xa lánh. Trưởng thôn B. Nướch A Gung là cháu gọi anh B. (chồng của A.) là chú ruột nhưng cũng đành theo lệ làng, không thể giúp gì hơn.
    Chuyện mới 2 năm nên A Gung vẫn còn nhớ như in: Hồi đó công nhân Trung Quốc ở với dân bản đông lắm, họ vào thuê nhà, trả tiền hằng tháng nên hầu như gia đình nào cũng dọn phòng cho họ ở, chỉ riêng nhà B. không cho ở thì xảy ra chuyện. Mình nhớ tên nó là A Xuân, người Quảng Tây, tài xế xe chở đất hay chạy qua lại Kà Dâu, tối về thì ở nhà anh A lăng Khía.
    A Xuân già lắm, đến hơn 50 tuổi chứ chẳng trai tráng gì, ai ngờ nó cả gan tán tỉnh vợ chú mình rồi làm điều xằng bậy. Từ ngày vợ sinh đứa con thứ hai, dù vẫn cho nó mang họ mình nhưng B. buồn lắm, bỏ nhà ra nhà gươl ngủ, uống rượu cả ngày. “Giờ về sống lại với nhau rồi, nhưng mình biết, chú B. chỉ vì đứa con gái lớn thôi, chẳng tha thiết gì nữa”.
    Công nhân Trung Quốc rút đi, giờ đây dân làng Kà Dâu vẫn phàn nàn cách sinh hoạt của họ. Trưởng thôn A Gung tâm sự: May mà họ rút về sớm, không thì chả ai dám chắc một mình A. có con với họ.
    -Nguồn: Công nhân Trung Quốc, những hệ lụy buồn
    -----------*************************************************
    -Vụ lao động TQ không phép: Pháp luật chưa được thực thi (13/08)
    TT - "Nhà thầu Trung Quốc không chỉ đưa sang Việt Nam máy móc mà cả công nhân, thậm chí cả tạp vụ. Có những trường hợp nhà thầu đưa nhân công sang không theo quy trình nào cả, kể cả chuẩn mực tối thiểu".
    Khu nhà ở của công nhân Trung Quốc tại công trường Sông Bung 4 (Quảng Nam) - Ảnh: V.Hùng
    Từng tham gia khảo sát thực tế tại các công trường khai thác bôxit ở Tây nguyên, chứng kiến lao động Trung Quốc chỉ làm những việc đơn giản, PGS.TS Phạm Bích San - phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - nói:
    - Quy định pháp luật về lao động nước ngoài chúng ta có khá đầy đủ và thời gian gần đây được sửa đổi, bổ sung theo hướng chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, những gì đang xảy ra cho thấy dường như pháp luật chưa đi vào cuộc sống.
    Theo tôi, vấn đề “tràn ngập lao động Trung Quốc” hiện nay có bốn lý do. Thứ nhất, chế tài chưa đủ sức răn đe. Thứ hai là hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn bất cập, nếu không nói là có chỗ yếu kém. Thứ ba, dư luận đặt câu hỏi về “lợi ích nhóm”, khi số lượng các công trình Trung Quốc trúng thầu quá lớn và việc họ trúng thầu chính là nguyên nhân gốc rễ của câu chuyện lao động Trung Quốc. Thứ tư, quan trọng nhất là cách nhìn của một số cán bộ quản lý ở địa phương.
    Trước hết, các cán bộ quản lý này phải nhìn vấn đề lao động nước ngoài ở tầm quốc gia, ý thức được rằng pháp luật của Nhà nước phải được thực thi nghiêm túc trên tinh thần bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động Việt Nam trên chính quê hương mình.
    Ảnh: L.Hoài
    "Tôi thật sự không hiểu vì sao có tình trạng phần lớn lao động Trung Quốc ở công trường Nhân Cơ (Đắk Nông) không có bằng cấp như báo Tuổi Trẻ nêu, vì vấn đề này đã được chúng tôi đặt ra từ năm 2009 vậy mà đến nay vẫn không có chuyển biến gì:
    PGS.TS Phạm Bích San
     * Có ý kiến cho rằng một số việc nhân công Việt Nam không làm được, ví dụ như lắp giàn giáo móng ở độ sâu hàng chục mét, làm việc liên tục 15-16 tiếng/ngày; đồng thời tính kỷ luật của lao động Việt Nam không cao bằng lao động Trung Quốc?
    - Có thể trình độ lao động Việt Nam trong một số lĩnh vực nhất định còn hạn chế, nhưng trách nhiệm của các bên liên quan trước hết là chấp hành pháp luật Việt Nam, không ai có thể viện lý do này khác để vi phạm pháp luật.
    Hơn nữa, đối với người lao động, chúng ta hoàn toàn có thể đào tạo và rèn luyện để họ đáp ứng được yêu cầu công việc. Nếu được quan tâm tuyển dụng và đào tạo, tôi không tin lao động Việt Nam sẽ thua kém ai.
    * Lâu nay nhiều nhà thầu Trung Quốc cũng đã triển khai các dự án ở châu Phi và ồ ạt đưa lao động Trung Quốc sang đó. Rõ ràng cung cách “nhà thầu đi trước, lao động đi sau” không còn xa lạ...
    - Ngay từ khi việc khai thác bôxit ở Tây nguyên mới được khởi động, dư luận đã đặt ra vấn đề này. Bây giờ nhìn rộng ra nhiều công trường xây dựng khác cũng tràn ngập lao động Trung Quốc. Vấn đề là các lao động đó không đáp ứng được quy định pháp luật của Việt Nam. Như chúng ta đã thấy, nhà thầu Trung Quốc không chỉ đưa sang Việt Nam máy móc mà cả công nhân, thậm chí cả tạp vụ.
    Có những trường hợp nhà thầu đưa nhân công sang không theo quy trình nào cả, kể cả chuẩn mực tối thiểu. Để xảy ra tình trạng này, cần phải đặt ra câu hỏi về năng lực quản lý của các cơ quan chức năng ở địa phương, đồng thời các bộ ngành trung ương cũng nên thanh tra làm rõ các trường hợp như báo chí nêu để có xử lý trách nhiệm cụ thể.
    * Như ông đã nói, gốc rễ của vấn đề là nhà thầu Trung Quốc trúng thầu rất nhiều công trình, dự án ở nước ta, cho nên họ mới có điều kiện để đưa lao động vào...
    - Bản thân tôi từng đứng trước công trình nhà máy sản xuất alumin ở Tân Rai và chứng kiến rất nhiều lao động phổ thông Trung Quốc đang làm những công việc đơn giản, các lao động Trung Quốc đó nhất định không phải là chuyên gia hay lao động kỹ thuật cao gì cả. Như vậy, đối với các gói thầu do nhà thầu nước ngoài thực hiện thì chủ đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước phải thật sự vào cuộc, để nhà thầu ưu tiên sử dụng người lao động Việt Nam.
    * Hiện nay rất nhiều lao động nước ngoài có vi phạm, liệu việc trục xuất có vướng mắc gì không?
    - Theo tôi, quy định pháp luật thì phải được thực thi, còn ai, cơ quan quản lý nào bỏ qua thì phải chịu trách nhiệm. Đã sai thì phải sửa chứ không thể hợp thức hóa hay sửa sai bằng một cái sai khác. Có những giá trị không thể thỏa hiệp.
    V.V.THÀNH - L.HOÀI thực hiện
     
    CPMB nhận trách nhiệm
    Ngày 12-8, ông Lê Thanh Tòng, phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau, cho biết qua làm việc với sở vào ngày trước đó, lãnh đạo Ban quản lý dự án cụm khí - điện - đạm Cà Mau (CPMB) đã nhận trách nhiệm vì không đôn đốc kịp thời để xảy ra tình trạng lao động Trung Quốc trái phép ở công trường Nhà máy đạm Cà Mau.
    Theo ông Tòng, thông tin mới nhất từ CPMB cho thấy trong số hơn 1.000 lao động Trung Quốc làm việc không phép tại công trường Nhà máy đạm Cà Mau, có 607 công nhân thuộc diện phải lập thủ tục xin phép lao động, CPMB hứa sẽ hoàn tất việc này trước ngày 19-8. Số lao động còn lại làm việc dưới ba tháng, CPMB hứa sẽ yêu cầu nhà thầu báo cáo danh sách lao động và gửi hồ sơ đầy đủ cho cơ quan chức năng.
    Ông Tòng cũng nói đã nhận được văn bản của Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo kiểm tra tình hình lao động Trung Quốc làm việc trái phép, nếu phát hiện sai phạm phải xử lý theo quy định. Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau đang làm báo cáo gửi UBND tỉnh về vấn đề này.
    CHÍ QUỐC
     “Xử lý rốt ráo lao động làm chui”
    Đề cập vấn đề lao động Trung Quốc tại các công trình nhà máy điện, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Minh Cả nói:
    - Thông qua nhiều kênh tỉnh đều nắm được tình hình. Từ Sở Lao động - thương binh và xã hội đến công an và chính quyền sở tại đều nắm rất rõ số lượng công nhân Trung Quốc hoạt động trên địa bàn. Không phải cứ nhà thầu muốn đến đây làm gì cũng được.
    * Vậy chính quyền tỉnh sẽ làm gì với số công nhân Trung Quốc đang lao động chui tại đây?
    - Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh đang theo dõi nắm bắt tình hình lao động rất kỹ, nhiều lần xử lý nhưng chưa có hiệu quả. Họ đến đây lao động cũng phải có dây chuyền từ con người đến máy móc. Nhưng đến với số đông và lách luật là không được.
    Lần này tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - thương binh và xã hội và các ngành liên quan đến quản lý lao động người nước ngoài phải rà soát tất cả các công trường lần cuối. Nếu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân nào vi phạm thì phải xử lý. Sẽ xử lý rốt ráo, đặc biệt là lao động Trung Quốc trái phép, xử lý đúng luật pháp Việt Nam.
    * Cụ thể, mức xử lý là gì?
    - Không có giấy tờ, không đủ điều kiện thì trục xuất, bất kể là công dân nước nào. Lao động nước ngoài vào Việt Nam làm chui đều phải xử lý hết.
    TẤN VŨ
    - Công trường nhà máy điện ở Quảng Nam: Tràn ngập lao động Trung Quốc  TT - Theo phó giám đốc Sở Lao động - thương binh & xã hội tỉnh Quảng Nam Võ Duy Thông, tại tỉnh này công nhân Trung Quốc tập trung đông nhất ở hai công trình thủy điện Sông Bung 4 và nhiệt điện Nông Sơn.
    Một công nhân Trung Quốc làm việc trên công trình thủy điện Sông Bung 4 - Ảnh: V.Hùng
    “Sở đã nhiều lần thanh tra, lập biên bản, yêu cầu xử lý, xử phạt vi phạm về sử dụng lao động nước ngoài ở hai công trình này, nhưng các đơn vị thi công không chịu thực hiện. Chúng tôi đang phối hợp với công an và sẽ làm mạnh tay trong thời gian tới” - ông Võ Duy Thông khẳng định.
    Làm công việc đơn giản
    Hiện công trường thủy điện Sông Bung 4 (huyện Nam Giang) đang được nhà thầu Sinohydro Corporation Limited (Trung Quốc) khẩn trương thi công. Từ cổng vào công trường, các tấm biển chỉ dẫn về giao thông, an toàn lao động, trạm xăng, nhà vệ sinh... bên cạnh tiếng Việt còn chú dẫn thêm tiếng Trung Quốc. Tại bãi đậu xe thi công, nhiều công nhân Trung Quốc vừa lái xe kiêm luôn cả sửa chữa xe. Thậm chí có người còn đưa cả vợ con sang ở trong công trường. Phụ nữ và trẻ con Trung Quốc vui chơi ngay bên những lán trại được xây rất kiên cố. Anh Thành, một nhân viên làm ở xưởng sửa chữa xe, cho biết nhà thầu đưa cả lái xe chuyển đất, xe đào, xe xúc người Trung Quốc sang công trường. Tại công trình đê đập dâng, các công nhân Trung Quốc làm những công việc khá đơn giản như hàn ốc vít, lắp lan can, kéo dây điện.
    Đi sâu vào phía trong, các lán trại và quang cảnh công nhân Trung Quốc nườm nượp ra vô. Tại đây, công nhân Trung Quốc ăn nghỉ và sinh hoạt theo từng tổ, mỗi căn hộ bốn giường tầng tám người kín căn phòng. Việc nấu ăn cũng do người Trung Quốc đưa sang phục vụ. Anh Lê Huy Khôi - chuyên viên kỹ thuật Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 4 - cho hay toàn bộ số cán bộ, công nhân Trung Quốc đều ở nhà khung ghép trong công trường, cách xa với dân địa phương. Theo báo cáo của Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 4, công trường có 296 người Trung Quốc, trong đó có đến 186 công nhân, 23 lái xe và 5 nấu ăn, số còn lại làm quản lý, thợ hàn...
    Theo ông Trương Thiết Hùng - trưởng Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 4, trong bốn gói thầu chính của dự án có đến ba gói thầu do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận. “Trong số 450 người đang có mặt ở dự án Sông Bung 4, có gần 300 người là Trung Quốc. Đối với dự án Sông Bung 4, chính sách của phía Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) - đơn vị tài trợ vốn - là khuyến khích sử dụng lao động địa phương nhưng không bắt buộc, nên các nhà thầu Trung Quốc có quyền đưa người của họ sang làm” - ông Hùng cho biết.
    Liên quan đến việc nhiều lao động Trung Quốc đang làm việc trên địa bàn, ông Alăng Mai - chủ tịch huyện Nam Giang - cho hay huyện không biết và cũng không nắm được số lượng bao nhiêu, họ chỉ báo qua công an. Theo ông Mai: “Thanh niên, người lao động địa phương từ lao động phổ thông đến người có tay nghề đang rất nhiều nhưng không có cơ hội làm việc tại công trình thủy điện bởi chủ đầu tư chưa hề tuyển. Chúng tôi đang mong ban quản lý dự án có chủ trương, ưu tiên người lao động địa phương làm việc ở công trình để thực hiện việc an sinh xã hội vùng có dự án được tốt hơn”.
    Chỉ đăng ký 10 lao động
    Trong khi đó chiều 11-8, ông Nguyễn Văn Hải - giám đốc Công ty cổ phần than điện Nông Sơn (Quảng Nam), đại diện chủ đầu tư - cho biết hiện có 181 công nhân người Trung Quốc đang làm việc tại công trình Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn. Số công nhân này do nhà thầu chính là Tổng công ty Thiết bị nặng Trung Quốc đưa sang. Theo ông Hải, tất cả các công nhân này đều đã đăng ký lao động theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
    Tuy nhiên, tin từ Phòng quản lý an toàn lao động, Sở Lao động - thương binh & xã hội Quảng Nam cho biết công trình này chỉ đăng ký 10 lao động Trung Quốc. Cũng theo ông Hải, tất cả công nhân Trung Quốc đều có tay nghề trên năm năm và thuộc hàng chuyên gia, nhưng thực tế trên công trường phần lớn chỉ là những người lao động chân tay như uốn sắt, vận chuyển vật liệu, phụ hồ... Lý giải về số lao động “chui” người Trung Quốc đang làm việc tại công trường Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn, ông Hải cho rằng nhà thầu đã nhiều lần đến Sở Lao động - thương binh & xã hội tỉnh Quảng Nam để đăng ký nhưng thủ tục hồ sơ phức tạp nên nhiều người không muốn đăng ký và họ chấp nhận lao động không phép.
    V.HÙNG - Đ.CƯỜNG - T.VŨ - Đ.NAM

    -Nguồn: TT: Công trường nhà máy điện ở Quảng Nam: Tràn ngập lao động Trung Quốc
    **************************************************
    -Ban quản lý tiếp tay, chính quyền không biết Trong khi giải quyết việc làm cho lao động địa phương gặp nhiều khó khăn thì tại nhiều dự án điện năng như nhiệt điện, thủy điện ở Quảng Nam, nhà thầu Trung Quốc thi công ào ạt đưa lao động phổ thông qua làm việc chui.
    Dự án xây dựng thủy điện Sông Bung 4 nằm ở xã Pà Lừa (H.Nam Giang), do nhà thầu Sinohydro Corporation Limited (Trung Quốc - TQ) thi công đang bước vào giai đoạn nước rút. Trên công trường, hàng trăm công nhân hối hả làm việc. Trong số này có gần 300 lao động đến từ TQ. Theo Ban quản lý (BQL) dự án thủy điện Sông Bung 4, tại công trường nhà thầu TQ đưa sang tất thảy 296 người, trong số đó có 186 lao động phổ thông, công nhân, lái xe... Theo Sở LĐ-TB-XH tỉnh Quảng Nam, BQL dự án thủy điện Sông Bung 4 chỉ đăng ký với tỉnh 50 người, hầu hết được cho là kỹ sư, chuyên gia.

     
    Lao động phổ thông TQ trên công trường thủy điện Sông Bung 4 - Ảnh: H.T
    Trong khi đó, tại công trường Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn (H.Nông Sơn), do nhà thầu Tổng công ty thiết bị nặng TQ thi công, có khoảng 197 công nhân TQ tá túc, ăn ngủ tại khu vực công trường. Ông Lê Văn Châu, Trưởng phòng LĐ-TB-XH H.Nông Sơn, cho biết trong số này chỉ có 30 người có giấy phép lao động, 5 kỹ sư, còn lại là lao động phổ thông. BQL dự án nhà máy nhiệt điện Nông Sơn chỉ báo cáo với Sở LĐ-TB-XH có 10 người là chuyên gia, kỹ sư. Số còn lại là ai, làm việc gì thì BQL lờ đi.


    ''Số lượng chính xác lao động người nước ngoài làm việc tại Quảng Nam là bao nhiêu, có giấy phép hay không phải đến cuối tháng 9.2011 mới biết được'' - Ông Vũ Duy Thông, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Quảng Nam

    Quản lý kiểu gì?
    Từ năm 2009, khi các dự án đầu tư điện năng ở Quảng Nam phát triển rầm rộ, nhà thầu TQ giành nhiều gói thầu quan trọng như cung cấp thiết bị, máy móc lẫn thi công. Họ ào ạt đưa lao động phổ thông sang các công trường. Quan điểm của UBND tỉnh Quảng Nam lúc đó rất rõ ràng là chỉ tiếp nhận chuyên gia ở các lĩnh vực mà nước ta còn thiếu, nhất định không tiếp nhận lao động phổ thông. Thế nhưng, sau một thời gian siết chặt, đến nay tình hình khá bi đát, khi mà hầu hết lao động nước ngoài trên công trường đều là lao động phổ thông, lại không đăng ký với chính quyền. Cụ thể, ngay tại H.Nam Giang, từ Chủ tịch đến Phòng LĐ-TB-XH huyện đều không biết có bao nhiêu lao động người nước ngoài đang tá túc trên đất do mình quản lý. Lãnh đạo H.Nông Sơn cũng không rõ số lượng lao động TQ thực tế trên công trường.
    Trao đổi với PV Thanh Niên ngày 29.8, ông Vũ Duy Thông, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Quảng Nam, cho biết đến thời điểm này sở vẫn chưa nắm  cụ thể có bao nhiêu lao động TQ làm việc tại tỉnh. "Số lượng chính xác lao động người nước ngoài làm việc tại Quảng Nam là bao nhiêu, có giấy phép hay không phải đến cuối tháng 9.2011 mới biết được. Hiện sở đã phát công văn đến các doanh nghiệp yêu cầu báo cáo cụ thể”, ông Thông nói.
    Hiện ở các huyện miền núi Quảng Nam, giải quyết việc làm cho thanh niên, người lao động, nhất là lao động phổ thông đang rất khó khăn. Thế nhưng, hàng trăm lao động phổ thông người TQ đang làm "chui" ở các dự án ngay tại Quảng Nam là điều không thể chấp nhận.

    Rất khó biết số lượng thực tế!
    Một lãnh đạo UNBD huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, nơi từng có hàng ngàn công nhân làm việc tại công trường Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, cho biết lao động TQ tại địa bàn đã gây ra khá nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự. Một số công nhân TQ ý thức kém, uống rượu bia say xỉn gây gổ, đánh nhau với người dân địa phương; một số còn tổ chức cờ bạc, tán tỉnh con gái nhà dân gần khu vực công trường...
    “Số lao động thực tế là bao nhiêu chúng tôi cũng rất khó nắm vì công nhân liên tục vào ra. Tất cả số liệu cũng chỉ chờ báo cáo của nhà thầu, của chủ đầu tư, công an đã nắm địa bàn nhưng cũng rất khó thống kê số lượng thực tế. Trước đây, từng có vụ một công nhân TQ chết, nhưng các chủ thầu không nhận, họ bảo không phải công nhân của họ. Chúng tôi lại phải làm các thủ tục ma chay, phúng viếng vì nghĩa tử là nghĩa tận”, vị cán bộ này cho biết.
    Về giải pháp quản lý, theo ông Nguyễn Trần Lanh, Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên, cần phải làm chặt 2 việc. Một là, chỉ cấp phép lao động cho kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, hạn chế tối đa lao động phổ thông. “Thực tế cho thấy, lao động có trình độ là người được học hành bài bản, ý thức kỷ luật, văn hóa ứng xử của họ cũng tốt hơn. Một số lao động chân tay từ vùng núi, vùng sâu vùng xa đến, thậm chí họ còn không biết chữ, nên cách cư xử không được tế nhị”, ông Lanh nói. Hai là, phải đảm bảo 100% lao động nước ngoài có chỗ ở tập trung: “Theo tôi, trước khi cho phép nhà thầu đưa lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại công trường, cần phải kiểm tra số chỗ ở mà chủ thầu đã chuẩn bị. Cơ quan chức năng chỉ nên cho phép đưa người vào khi đã có đủ chỗ ở tập trung trong các khu chung cư, ký túc xá”.

    Thanh Phong

    Hạn cuối: 5 tháng 9 Theo ông Ninh Công Dũng, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý lao động, Sở LĐ-TB-XH Đắk Nông hiện có 313 lao động TQ đang làm việc tại công trường Nhà máy Alumin Nhân Cơ. Qua kiểm tra của đoàn công tác liên ngành vào đầu tháng 8, tại đây có 171 lao động TQ chưa có giấy phép lao động. Từ đó đến nay mới cấp thêm giấy phép cho 21 lao động, hiện còn 150 lao động chưa có giấy phép. “Đoàn kiểm tra đã yêu cầu sau một tháng kể từ ngày kiểm tra, tức đến ngày 5.9.2011, BQL dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ phải hoàn tất các hồ sơ thủ tục để số lao động còn lại được cấp giấy phép; nếu không thì các cơ quan quản lý sẽ tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật”, ông Dũng nhấn mạnh. Theo ông Dũng, gần một nửa trong số 150 lao động TQ chưa được cấp phép lao động nêu trên chưa có lý lịch tư pháp.
    Ông Bùi Quang Tiến, Giám đốc BQL dự án, cho biết số lao động chưa đủ hồ sơ đang chờ giấy tờ từ TQ gửi sang, các nhà thầu hứa sẽ hoàn chỉnh hồ sơ trước ngày 5.9. “Đến thời hạn, lao động nào không đủ hồ sơ để xin cấp phép lao động, chúng tôi sẽ không cho vào công trường. BQL cũng thông báo sắp tới nếu lao động TQ sang làm việc mà không đủ hồ sơ thủ tục, Ban sẽ không bảo lãnh đăng ký lưu trú trên địa bàn”, ông Tiến nói.
    Trao đổi với PV Thanh Niên, bà Bùi Thị Hòa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, nhấn mạnh: “Sau thời hạn cơ quan chức năng yêu cầu, tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành kiểm tra đơn vị sử dụng lao động thực hiện đến đâu, tùy theo tình hình để có mức độ xử lý thích hợp. Trường hợp lao động không có đủ hồ sơ để cấp giấy phép lao động thì tỉnh sẽ đề nghị trục xuất”.


    Hết hạn vẫn chưa khám sức khỏe
    Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 30.8 là ngày cuối UBND tỉnh Cà Mau gia hạn cho nhà thầu đưa lao động không phép người Trung Quốc (TQ) ở công trường Nhà máy đạm Cà Mau (KCN khí-điện-đạm Cà Mau, xã Khánh An, H.U Minh, Cà Mau) đi khám sức khỏe bổ sung hồ sơ để cấp phép cho 600 lao động của mình.
    Trong 2 ngày qua, Bệnh viện đa khoa Cà Mau đã phân công y bác sĩ trực và chuẩn bị sẵn sàng, chờ lao động TQ đến khám như lịch hẹn nhưng không có ai đến. Chiều 30.8, ông Lưu Anh Tài - Giám đốc bệnh viện cho biết: “Đến gần cuối giờ chiều 30.8, đại diện nhà thầu đến đưa 15 hộ chiếu (bản photo) và giấy giới thiệu thông báo ngày mai 15 người này sẽ đến khám”. Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Tiến Hải - Phó chủ tịch tỉnh Cà Mau khẳng định: “Tôi chưa nghe Sở LĐ-TB-XH báo cáo về tiến độ thực hiện của nhà thầu về việc bổ sung lý lịch tư pháp để cấp phép cho lao động không phép người TQ”.
    Còn đối với 90 lao động phổ thông người TQ, các nhà thầu TQ hứa sẽ đưa về nước trước ngày 31.8, nhưng theo nguồn tin riêng của Thanh Niên, đến chiều 30.8, các nhà thầu vẫn chưa có động thái gì về việc này.

    Gia Bách

    Trần Ngọc Quyền
    Hữu Trà
    -Ban quản lý tiếp tay, chính quyền không biết
    ********************************
    -Hà Giang: Trung Quốc khai khoáng hay làm gì khác nữa?
    - UBND tỉnh đề nghị đưa lao động phổ thông về nước (TN). ?Như Thanh Niên thông tin, liên quan đến lao động (LĐ) Trung Quốc không phép trên công trường Nhà máy đạm (NMĐ) Cà Mau (KCN khí - điện - đạm Cà Mau, xã Khánh An, H.U Minh), chiều 25.8 UBND tỉnh Cà Mau có cuộc họp với Sở LĐ-TB-XH, Sở Tư pháp, Công an tỉnh, BQL dự án cụm khí - điện - đạm Cà Mau và nhà thầu Trung Quốc.
    -- Vụ lao động Trung Quốc không phép tại Nhà máy đạm Cà Mau: Nhà thầu xin gia hạn 2 tháng (TP).
    -- Nhiều cơ hội làm việc tại Nhật (PLTP).

    ---Tăng lương tối thiểu 2 triệu đồng/tháng: Vẫn thế?
    Đón chờ thông tin "cơm áo" này, người lao động thất vọng vì theo họ: "Đời sống lại vẫn như cũ", còn doanh nghiệp nhỏ thì kêu: Đuối!



    -Đà Nẵng: Dọa ma nhau, 60 nữ công nhân ngất xỉu -
    Làng quê Việt Nam hàn gắn vết thương do nạn buôn người gây ra basamnews -The New York Times -
     - Ba năm tù vì đưa người lậu vào Anh - (BBC)-Tòa án Pháp kết án ba năm tù với một công dân gốc Việt kiếm được 120.000 bảng sau khi đưa 62 người nhập cư lậu vào Anh.
    -
    pictureDo hiểu sai, lao động về nước trước hạn vì nhiều nguyên nhân bị đánh đồng là bị trục xuất

    Tổng số lượt xem trang