Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Ni cô 'thay nâu sồng mặc quân phục'


Theo BBC: Ni cô 'thay nâu sồng mặc quân phục'
Dư luận trong nước đang ồn ào về một buổi văn nghệ ở huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, trong đó các ni cô xuất hiện trong trang phục bộ đội và cầm súng.

Trên mạng xã hội Việt Nam đang lan truyền hình ảnh các ni cô mặc trang phục đời thường trình diễn văn nghệ trên sân khấu mà nhiều người cho là ‘phản cảm’ và ‘báng bổ Phật giáo’.

Tuy nhiên, một vị ni trưởng có liên quan lại nói rằng chương trình này diễn ra ‘hoàn toàn theo ý của chính quyền’ và các ni cô đã trình diễn ‘một cách vô tư’ mà không nghĩ gì đến hậu quả.

Sự việc xảy ra hôm thứ Sáu ngày 9/8 tại chùa Pháp Hải, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, chỉ vài ngày trước khi chư tăng ni ở Việt Nam chấm dứt ba tháng cấm túc tu tập kéo dài từ tháng Tư đến tháng Bảy âm lịch vốn được gọi là An cư kiết hạ.

‘Ngày hội nữ tu’

Theo giới luật nhà Phật, trong ba tháng mùa hạ, chư tăng ni phải tập trung tu tập và hành thiền để tinh tấn về cả giáo pháp và đạo hạnh, hạn chế đi ra ngoài để tránh giẫm đạp sinh linh cũng như tiếp xúc với bên ngoài.

Chùa Pháp Hải là một điểm an cư cho các ni cô và ni sinh trên địa bàn huyện Bình Chánh.

Sự việc đã thu hút sự chú ý của dư luận sau khi trang mạng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vốn thường được gọi là ‘giáo hội nhà nước’, đăng tải phóng sự ảnh về ‘Ngày hội nữ tu’.

Những bức ảnh được đăng tải cho thấy các ni cô không còn vận nâu sồng mà thay vào đó là áo tứ thân, áo dài khăn đóng và những trang phục cách điệu sặc sỡ đang múa hát.



"Phật tử bình luận: “Xưa chỉ có người diễn vai tu sỹ để tỏ lòng ca ngợi chánh pháp, đạo lý. Sao giờ lại có chuyện người tu hành cởi áo cà sa, giả trang trần tục để diễn vai chiến tranh"


Người ký tên Phật tử trên trang nhà của Giáo hội

Thậm chí, trong một tiết mục, các vị nữ tu này còn vận vào trang phục bộ đội thời chiến, đội mũ tai bèo và cầm súng giả lên sân khấu.

Hiện giờ bức ảnh gây tranh cãi này đã được dỡ ra khỏi phóng sự ảnh.

Phông nền của sân khấu ghi rõ đây là sự kiện do ‘Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bình Chánh’ chủ trì.

Trang mạng của Giáo hội còn cho biết đây là sự kiện này được tổ chức nhân ‘kỷ niệm 65 ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc’ nhằm ‘đẩy mạnh phong trào rèn luyện của nữ tu’ nhưng không thấy đề cập buổi trình diễn này có liên quan gì đến đợt an cư kiết hạ hay không.

Theo phóng sự ảnh này thì đây là ‘lần đầu tiên’ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bình Chánh tổ chức trình diễn văn nghệ nhân dịp kết thúc ba tháng mùa hạ.

Thượng tọa Thích Huệ Minh, phó Ban trị sự Phật giáo huyện Bình Chánh, được dẫn lời nói đây là ‘mô hình thật hay.. .cần phải mở rộng trong mùa An cư kiết hạ những năm sau’.


Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Tuy nhiên, nhiều người không có cùng suy nghĩ với Thượng tọa Thích Huệ Minh.

Cũng chính trên trang nhà của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phóng sự ảnh này đã nhận nhiều lời chỉ trích.

Một người ký tên là Phật tử bình luận: “Xưa chỉ có người diễn vai tu sỹ để tỏ lòng ca ngợi chánh pháp, đạo lý. Sao giờ lại có chuyện người tu hành cởi áo cà sa, giả trang trần tục để diễn vai chiến tranh?”

“Ngày nay tu giống đời thường quá. Buổi văn nghệ không khác chi ngày hội tòng quân. Chả trách đạo đức thời nay xuống cấp trầm trọng,” một người tên Kiên viết.

Một người khác ký tên là Hoàng Khôi bức xúc: “Đạo Phật mong cầu thoát khỏi thất tình lục dục. Thi thố ăn thua, đàn ca hát xướng, cởi áo nầu sồng khoác áo lính. Các vị có thuộc các giới mà Phật đã dạy cho ni chúng không?”
‘Rất phiền lòng’

Cũng trong phóng sự ảnh này, Ni trưởng Thích Nữ Huệ Ngọc, viện chủ Chùa Pháp Hải, được mô tả là ‘vô cùng hoan hỷ’ về ngày ‘Ngày hội nữ tu’ này.


Đây là hoạt động vào cuối mùa An cư kiết hạ khi các ni cô chuẩn bị trở về tu viện của mình

Tuy nhiên, trao đổi với BBC, Ni trưởng Huệ Ngọc nói bà cảm thấy ‘rất phiền’ khi sự việc để lại dư luận không tốt như thế.

Bà cho biết đây là sự kiện do hội phụ nữ chứ không phải nhà chùa đứng ra tổ chức.

“Họ đề xuất mình có năng khiếu sáng tạo gì nhân ngày 60 năm Bác Hồ kêu gọi,” bà nói, “Nhà chùa chỉ là nơi mượn địa điểm để tổ chức”.

“Bên phụ nữ yêu cầu chủ để ca ngợi đất nước và người phụ nữ nên làm như vậy thôi”.

“Họ nói là chủ đề 60 năm lời kêu gọi của Bác Hồ gì đó. Tôi không rành đâu, tự vì mình tu mình cũng hổng rành các việc đó,” bà nói.

Khi được hỏi các tiết mục trình diễn có liên quan gì đến Phật giáo không, ni trưởng trả lời ‘họ (chính quyền) chỉ yêu cầu cái đó thôi’.

Bà cũng giải thích là các hành giả an cư ‘chỉ vô tình’ nhưng để xảy ra hậu quả như thế là ‘ngoài ý muốn’.

“Họ không nghĩ gì hết (khi tham gia trình diễn),” bà nói.

“Đúng là ra người xuất gia không làm như vậy, không bận những đồ thế (thế gian) như vậy,” ni trưởng phân trần, “Nhưng chỉ còn hai ngày nữa là ra hạ, là ngày chư Phật hoan hỷ nên các vị bên Ban trị sự muốn có một ngày chia tay cho các hành giả nên mới đồng ý.”

Bà cho biết sau khi sự việc xảy ra các hành giả có nói lại cho bà biết những phản ứng của dư luận là ‘rất nặng’ và các vị ni cô ‘cảm thấy rất buồn’.

-BBC: Ni cô 'thay nâu sồng mặc quân phục'

-
-Học Tư tưởng Hồ Chí Minh được miễn phí
Chính phủ Việt Nam ra Nghị định cho phép miễn học phí đối với sinh viên chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.


-'Yếu tố quyết định' trong nền chính trị VN
Cơ hội cuối cùng


- Vụ “luộc” đề tài nghiên cứu tại ĐH Bách khoa HN: Sẽ làm rõ “đạo”, “đạo” đến đâu? (LĐ).

- Trường CĐ ASEAN kiện Bộ GD-ĐT ra tòa (PT).

- Cán bộ trung tâm giáo dục đánh chết học viên (TP).


- Lan man chuyện “người rừng” (VOV). – Làm nhà 100 triệu đồng cho cha con “người rừng” (LĐ). - Người rừng’ con hòa nhập nhanh, ghiền… điện thoại di động (TN/GDVN). – “Trả” bố con “người rừng” về rừng là giải quyết sai lầm này bằng sai lầm khác (Soha).

- Sống nơi thâm sơn cùng cốc: Xóm “người rừng” (NNVN).- Chúng tôi đã “ăn rừng” để sống, sao không để tôi sống với rừng? (SM).

- Ai cũng có thể mắc bệnh tâm thần? (TT).


--- Người dân Thủ đô sẽ ứng xử theo ‘bộ quy tắc’? (NĐT).

- Vụ giãn dân phố cổ: Không cưỡng chế mà để dân tự nguyện (TN). - ĐH Đà Nẵng miễn học phí cho thí sinh đỗ điểm cao mà không dám nhập học (DT).


Bác sĩ tung đòn hạ gục đồng nghiệp ngay tại hội nghị khoa học (PL&XH). - Hà Nội: Chuyện lạ ở Hoài Đức: Mua bán đất, phải… “tự nguyện” góp quỹ địa phương (HNM).

- Hải Phòng: Khởi tố vụ án hủy hoại 5.000m2 rừng phòng hộ (DV).

- Quế Sơn, Quảng Nam: Ai bao che công an đánh dân? (Thanh tra)
- Cần ưu đãi cho khoa học (NLĐ).


- Xây bãi rác gần trường học (NLĐ).

- Hàng trăm hành khách bức xúc vì bị Vietjet Air “bỏ rơi” (TTXVN).

- Quan liêu trong bảo vệ môi trường (NLĐ).

- Thượng tá Nguyễn Hữu Luyện: Có quy trình để cấm CSGT “vẫy xe, xem giấy tờ” rồi cho đi(LĐ).

- Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm: Kỹ thuật viên trưởng phủ nhận có tham gia (LĐ). - Sai lệch “chết người” trong xét nghiệm: Chưa có labo xét nghiệm trọng tài (TN). - Lợi ích nhóm trong y tế – Kỳ 2: Mâu thuẫn ăn chia, người bệnh lãnh đủ (TN). – Y tài và y đức! (LĐ). – KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN (Nguyễn Quang Vinh).

- Vụ ‘nhân bản’ kết quả xét nghiệm: Bệnh nhân cần đi xét nghiệm máu lại (PT). – Gian lận xét nghiệm rút quỹ bảo hiểm y tế (SGTT). – Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm: Cần làm rõ cả trách nhiệm của bác sĩ (LĐ). – Công bố kết quả điều tra ban đầu vụ “nhân bản” xét nghiệm ở BVĐK Hoài Đức (LĐ). – Rút quyết định đình chỉ người tố cáo gian lận xét nghiệm (TT). – Bí thư Hà Nội: ‘Giám đốc BV Hoài Đức xứng đáng xử lý nặng’ (VNN). – Vụ nhân bản xét nghiệm máu ở BV Đa khoa Hoài Đức do ‘lỗi hệ thống‘? (Gocomay). – Tư thế nhận lỗi (Võ Nhật Thủ).

- 40 Công an khống chế cả chục người nhà bệnh nhân vây đánh bác sỹ (GDVN).

Cháy tàu ngầm Kilo của Ấn Độ
Kêu gọi Arsenal 'tuyệt giao với HAGL'

Tổng số lượt xem trang