Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

PHỤ NỮ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI CÒN BỊ ĐÀY ĐỌA TRONG NGUC TÙ BẤT CÔNG

-Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ


Phải bênh vực những phụ nữ Việt Nam và thế giới bị tù đày vì Lòng Yêu Nước,

Chống Bất Công, Bảo Vệ Nhân Quyền và Nhân Phẩm


          Nhân dịp ngày Quốc Tế Phụ Nữ, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù đã kiểm nhận hơn 870 trường hợp những người cầm bút bị hành hung và trấn áp trong suốt năm 2012. Càng ngày càng có nhiều phụ nữ trong số hàng trăm nhà văn bị thọ hình với những án tù lâu dài ở những nước như Trung Cộng, Việt Cộng, Thổ Nhĩ Kỳ, Erythrée và Ouzbékistan. 76 tác giả đã bị buộc phải im lặng tuyệt đối vì họ là nạn nhân của những vụ ám sát, thủ tiêu. Thủ phạm của những tội ác giết người này không ai khác hơn là những nhà cầm quyền độc tài và nhũng lạm, cùng với các nhóm tội phạm võ trang. Những người bị mất tích gần đây, nhứt là giới phụ nữ, khơi lại trong trí nhớ chúng ta cái chết đau thương của Anna Politkovskaya, bị ám sát hồi tháng 10 năm 2006 tại Mạc Tư Khoa.

          Hay là : ở Mễ Tây Cơ, cơ thể bị cắt xẻo của nhà thơ Susanna Chávez Castillo được tìm thấy ngày 6 tháng giêng năm 2011. Bà bị bóp cổ, bàn tay trái bị cắt đứt. Ngày 4 tháng 7 năm 2011, phóng viên Angel Castillo Corona đã bị giết cùng với con trai 16 tuổi. Ngày 1 tháng 9 năm 2011, hai nữ ký giả Ana Maria Marcela Yarce Viveros và Rocio Gonzalez Trapaga bị chết ngạt vì dây siết cổ và tay chân bị buộc lại, tìm thấy xác trong một công viên tại thủ đô. Ngày 28 tháng 4 năm 2012, nữ ký giả Regina Martinez được tìm thấy bị đánh đập và siết cổ đến chết tại nhà riêng. Ở Ấn Độ, ngày 26 tháng 9 năm 2012, nữ phóng viên Chaitali Santra bị sát hại tại nhà riêng bởi một bưu kiện có gài bom. Chồng bà cũng bị thương nặng trong vụ bom nổ. Vẫn tại châu Á, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đã trải qua một thảm kịch của con người chưa từng thấy. Bà Đặng Thị Kim Liêng (64 tuổi), mẹ của bà Tạ Phong Tần, nhà báo và tác giả nhựt ký điện tử, đã qua đời ngày 30 tháng 7 năm 2012 sau khi tự thiêu để phản đối việc giam cầm độc đoán trưởng nữ của bà từ tháng 9 năm 2011. Mặc dù vậy, ngày 24 tháng 9, Tạ Phong Tần vẫn bị kết án 10 năm tù giam và 5 năm tù quản chế vì tội ‘tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa’’.
          Trong số những phụ nữ bị đe dọa và ngược đãi, có một nhà bênh vực nhân quyền còn trẻ tuổi là cô Malala Yousafzai. Bọn khủng bố Talibanbắn xối xả vào cô học trò 14 tuổi nước Pakistan vì cô đã anh dũng chiến đấu đòi quyền được học hành và giáo dục cho trẻ em, cả gái lẫn trai. Một viên đạn đã găm gần sát bộ não của cô bé mong manh như một cánh hoa lài. Âm mưu nhẫn tâm ám sát Malala Yousafzai đã trở thành đồng nghĩa với hành vi bạo lực và phân biệt đối xử đối với trẻ em gái và phụ nữ. Tội của các nạn nhân cất cao tiếng nóicầm lấy cây bút để biện minh, bênh vực chính nghĩa của hàng ngàn phụ nữ bị bần cùng hóa và áp bức. Để tố cáo thảm cảnh của nông dân khốn khổ vì mảnh đất và mái nhà của họ bị tịch thu và cướp bóc. Và để làm nổi bật các điều kiện làm việc bất xứng đối với nhân phẩm của những người lao động, nữ lẫn nam, vì không có nghiệp đoàn công nhân độc lập tại nước họ.
          Với một đóa hoa hồng và một ngọn nến trong trái tim chúng ta biết ơn, hãy tỏ lòng kính trọng, vinh danh những người phụ nữ dũng cảm đã chết hay mất tích, nổi tiếng hay vô danh. Đó là những nạn nhân mà những tên tội phạm lớn của thế kỷ 21 và đồng lõa của chúng đã đánh đập, tra tấn, hay ám sát nhưng lại thường không bị trừng phạt. Chúng ta hãy lên tiếng, như những con người tự do, công bằng và đoàn kết, tương thân tương ái. Hãy hình dung lại trong ký ức chúng ta tên của vài người đàn bà - một người vợ, một người Mẹ, một người chị hay em gái, một người chị họ hay là một cô bạn láng giềng - họ là những phụ nữ dũng cảm đã dám nói lên một tiếng KHÔNG, viết lên một chữ KHÔNG, bất chấp nguy cơ đến tính mệnh của họ. KHÔNG chấp nhận bất công, hành vi bạo lực, dối trá; KHÔNG tuân phục ngụy quyền độc tài chuyên chế, cuồng tín cực đoan hay tham ô nhũng lạm; KHÔNG đồng lõa với các băng đảng mafia hay các nhóm bất lương có võ trang. Nói lên một tiếng KHÔNG đối với quốc nạn buôn bán phụ nữ và trẻ con ở Việt Nam; một tiếng KHÔNG đối với tai họa hiếp dâm tại Ấn Độ và các xã hội khác.
          Chúng ta hãy hình dung lại trong ký ức chúng ta tên của vài người phụ nữ đáng quý, như những Đóa Hoa Người : ở Pakistan, Malala Yousafzai; ở Ấn Độ, Tongam Rina và Shaheen Dhada; ở Mễ Tây Cơ, Lydia Cacho Ribeiro và Olga Wornat; ở Việt NamTạ Phong Tần, Hồ Thị Bích Khương, Lê Thị Kim Thu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Đặng Ngọc Minh và Nguyễn Phương Uyên; ở Ethiopie, Reeyot Alemu, Désiré Ename và Blaise Mengue Menna; ở Erythrée, Astier Feshatsion, Yirgalem Asfha và Yirgalem Fisseha Mebrahtu; ở Gambie, Bintah Bah; ở Libéria, Mae Azago; ở Rwanda, Agnes Uwimana và Saidati Mukakibibi; ở Somalie, Somaia Ibrahim Ismail; ở ZimbabwePatience Nyangove; ở Phi Luật Tân, Jessie Mungcal; ở Tích Lan, Frederica Jansz; ở Thái LanChiranuch Premchiporn; ở Nga, Nadejda TolokonnikovaMaria Alekhina, Oksana Chelysheva  và Yekaterina Samutsevic; ở Tây Ban Nha, Teresa Toda; ở Thổ Nhĩ Kỳ, Pinar Selek (tù chung thân), Ayse Bektay, Busra Ersanli, Semiha Alankus, Nevin Erdemir, Cigdem Aslem, Yerlikaya Babi, Arzu Demir, Delek Demiral, Nahide Ermis, Sibel Guler, Sultan Gunes, Fatma Kocak, Zeynep Kuray, Ayle Oyman, Eylem Surmeli, Zuhal Tekiner, Nilgun Yildiz, Hamdiye Ciftii, Hatice Duman, Zeynep Kuray, Cicek Tahaoglu, Sibel Yalin Yadeniz, Muge Tuzcuoglu et Funda Uncu; ở BahreïnZainab Al Khawaja Ba TưShiva Nazar Ahari, Julia Bani Yaghoub, Manijeh Najm Eraghi, Nazanin Khosravani, Hengameh Shahidi, Nasrin Soutadeh, Rayhaneh Tabatabace et Nargess Mohammadi;  ở Trung Cộng, Lưu Hà (nhà thơ và vợ nhà văn Lưu Hiểu Ba, Giải Nobel Hòa Bình),Gulmire Imin (gốc Ouïghour), Huuchinhuu Govruud (gốc Mông Cổ) và Tsering Woeser (gốc Tây Tạng); ở Do TháiAna Kamm; ở Syrie, Noura Al-Jizawi(mất tích), Tal Al-Mallouhi, Yara Badr, Razan Ghazzawi, Mayada Khalil, Thannaa Al-Zitani et Hanadi Zahlout; ở Colombie, Angye Gaona; ở Cuba, Dania Virgen Garcia, Yaremis es, Yoani Sanchez, Laritza Diversent và Aini Martin Valero; ở GuatemalaCarolina Vasquez Araya; ở Trinité-et-TobagoDenyse Renne và Asha Javeed; ở Hoa Kỳ, Cynthia R. Lambert  và Janet Hassan.

Genève ngày 8 tháng 3 năm 2013
Nguyên Hoàng Bảo Việt
Phó chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại
(đặc trách Ủy ban Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù)
Hội viên Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong.

Bản Việt ngữ trên đây do Phạm Hồng Sơn – Hà Tản Viên chuyển dịch từ nguyên bản Pháp và Anh ngữ của tác giả.

Genève ngày 13 tháng 8 năm 2013
Liên Hi Nhân Quyn Vit Nam  Thy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

Ghi chú : Bài viết bằng Pháp và Anh ngữ đã được Văn Bút Quốc Tế phổ biến trên Trang Web của Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới (www.pen-international.org) và tại Hội Nghị Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị cầm tù ở thành phố Cracovie, nước Ba Lan, tháng 5 năm 2013. Đồng thời, bài báo còn được chuyển tiếp đến nhiều Trung Tâm Văn Bút và các tổ chức Nhân Quyền trên thế giới. Bản Pháp ngữ đã được đăng trên các báo Thụy Sĩ Le Courrier và Tribune de Genève và được phổ biến trên Trang Web Ngày Thế Giới (www.journee-mondiale.com),

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *



               SAY NO TO THE PERSECUTION, DISCRIMINATION AND VIOLENCE
                                       AGAINST WOMEN AND GIRLS

          On the occasion of International Day of Women, PEN International’s Writers in Prison Committee monitored 877 cases of attacks for the year 2012.
          Women are among hundreds of writers serving lengthy prison sentences in countries like ChinaViêt NamTurkeyEritrea and Uzbekistan. Seventy-six (76) authors, women and men alike, have been silenced by assassination. Predators are dictators, corrupt governments and armed criminal groups. New dead or missing, women in particular, remind us of the painful death of Anna Politkovskaya who was murdered in Moscow in October 2006.
          In Mexico, the mutilated body of the poet Susanna Chávez Castillo was found on 6 January 2011. She had been strangled, her left hand cut. On 4 July 2011, Angel Castillo Corona was killed with his 16-year-old son. On 1 September 2011, Ana Maria Marcela Yarce Viveros and Rocio Gonzalez Trápaga were found in a park of the Mexican capital killed by asphyxiation, rope tied around their necks, feet and hands. On 28 April 2012, Regina Martínez, a Mexican journalist, was found beaten and strangled to death in her own home.
          On 26 September 2012, Chaitali Santra, an Indian journalist, was killed by a parcel bomb she opened in her home. Her husband was also seriously injured in the explosion. Also in Asia, for the first time in its history, Viêt Nam lived through an unprecedented human tragedy. Ms. Dang Thi Kim Liêng (aged 64), the mother of Ta Phong Tân, a woman blogger-journalist, died on 30 July 2012 by burning  herself alive to protest against the arbitrary detention of her daughter since September 2011. Despite her mother’s death, Ta Phong Tân was sentenced on 24 September 2012 to ten (10) years in prison followed by five (5) years of probationary detention for '' propaganda against the socialist state''.
          Among women victims of threat and persecution, there is also the young defender of human rights Malala Yousafzai. That Pakistani schoolgirl (aged 14) was riddled with bullets by the Taliban because she had courageously fought for the right of girls and boys to education. A bullet lodged near the brain of this little girl, as fragile as a jasmine petal. Cold-blooded attempts to kill Malala Yousafzai have become a synonym for violence and discrimination against girls and women. Their crime was to raise their voice, or take up their pens to plead the just cause of thousands of poor and oppressed women. Or else to denounce the plight of poor farmers whose land and home were confiscated and looted. And to highlight the unworthy working conditions of workers because there are no independent trade unions in their countries.
          With a rose and a candle in our grateful hearts, let’s pay tribute to these brave women, dead or missing, known or unknown, who were shot, tortured and murdered by the greatest criminals of the 21st century and their accomplices, too often with impunity. Let us raise our voices as human beings in solidarity for freedom and justice. Let us recall some women’s names – the names of a wife, a mother, a sister, a cousin or a neighbor who dared say and write the word NO and risked their lives. NO to injustice, violence, lies, to totalitarian powers, ultra fundamentalist or corrupt mafia and paramilitary groups. NO to trafficking in women and children in Viêt Nam, also NO to plague of rampant rape in India and other societies.
          Let us recall some of their names, as lovely as human flowers. Among many others, in Pakistan with Malala Yousafzai; in IndiaTongam Rina andShaheen Dhada; in MexicoLydia Cacho Ribeiro and Olga Wornat; au Viêt NamTa Phong Tân, Hô Thi Bich Khuong, Lê Thi Kim Thu, Nguyên Dang Minh Mân, Dang Ngoc Minh and Nguyên Phuong Uyên; in EthiopiaReeyot Alemu, Désiré Ename and Blaise Mengue Menna; in EritreaAstier FeshatsionYirgalem Asfha and Yirgalem Fisseha Mebrahtu; in GambiaBintah Bah; in LiberiaMae Azago; in RwandaAgnes Uwimana and Saidati Mukakibibi; in SomaliaSomaia Ibrahim Ismail; in ZimbabwePatience Nyangove; in the PhilippinesJessie Mungcal; in Sri LankaFrederica Jansz; in ThailandChiranuch Premchiporn; inRussiaNadezhda TolokonnikovaMaria AlekhinaOksana Chelysheva and Yekaterina Samutsevic; in SpainTeresa Toda; in TurkeyPinar Selek (life imprisonment), Ayse BektayBusra ErsanliSemiha AlankusNevin ErdemirCigdem Aslem, Yerlikaya Babi, Arzu Demir, Delek Demiral, Nahide Ermis, Sibel Guler, Sultan Gunes, Fatma Kocak, Zeynep Kuray, Ayle Oyman, Eylem Surmeli, Zuhal Tekiner, Nilgun Yildiz, Hamdiye Ciftii, Hatice Duman, Zeynep Kuray, Cicek Tahaoglu, Sibel Yalin Yadeniz, Muge Tuzcuoglu and Funda Uncu; Bahrain, Zainab Al Khawaja; in IranShiva Nazar Ahari, Julia Bani Yaghoub, Manijeh Najm Eraghi, Nazanin Khosravani, Hengameh ShahidiNasrin Soutadeh, Rayhaneh Tabatabace and Nargess Mohammadi; in China, Liu Xia (poet and wife of Peace Nobel Prize Liu Xiaobo), Gulmire Imin (Uyghur origin), Huuchinhuu Govruud (Mongoli origin), Tsering Woeser (Tibetan origin); in Israel, Ana Kamm; in Syria, Noura Al-Jizawi (missing), Tal Al-Mallouhi, Yara Badr, Razan GhazzawiMayada Khalil, Thannaa Al-Zitani and Hanadi Zahlout; in Colombia, Angye Gaona; in Cuba, Dania Virgen Garcia, Yaremis Flores, Yoani Sanchez, Laritza Diversent and Aini Martin Valero; in Guatemala, Carolina Vasquez Araya; in Trinidad and Tobago, Denyse Renne and Asha Javeed; in the U.S.A, Cynthia R. Lambert and Janet Hassan.
Geneva 8 March 2013
Nguyên Hoàng Bao Viêt*
Vice president of Swiss Romand PEN Centre
for the Writers in Prison Committee
*Member of the Associated Vietnamese Writers in Exile Centre
---------------------------------------------
CENTRE SUISSE ROMAND DE PEN INTERNATIONAL
8 MARS 2013
            JOURNEE INTERNATIONALE DE LA FEMME

         
          DISONS NON À LA PERSECUTION, LA DISCRIMINATION ET LA VIOLENCE
                                   À L’EGARD DES FEMMES ET DES FILLES

          À l’occasion de la Journée Internationale de la Femme, le Comité du PEN International de défense des écrivains persécutés a recensé 870 cas d’attaques pour toute l’année 2012.
          Les femmes font partie des centaines d’écrivains purgeant de longues peines de prison dans des pays comme la Chine, le Viêt Nam, la Turquie, l'Erythrée et l'Ouzbékistan. Septante-six (76) auteurs, femmes et hommes confondus, ont été réduits au silence par des assassinats. Leurs prédateurs sont des pouvoirs dictatoriaux et corrompus ainsi que des groupes armés de criminalité locale. Les nouveaux disparus, des femmes notamment, rappellent à notre mémoire sur la mort douloureuse d’Anna Politkovskaya, assassinée en octobre 2006 à Moscou.
          Au Mexique, le corps mutilé de la poète Susanna Chávez Castillo avait été retrouvée le 6 janvier 2011. Elle avait été étranglée, sa main gauche coupée. Le 4 juillet 2011, Angel Castillo Corona, avait été tué avec son fils de 16 ans. Le 1er septembre 2011, Ana Maria Marcela Yarce Viveros etRocio González Trápaga avaient été tuées par asphyxie, une corde autour du cou, pieds et mains attachées dans un parc de la capitale. Le 28 avril 2012, Regina Martnez, journaliste mexicaine, a été retrouvée battue et étranglée à mort chez elle.
          Le 26 septembre 2012, Chaitali Santra, journaliste indienne, a été tuée par un colis piégé qu’elle a ouvert à son domicile. Son mari aurait également été gravement blessé dans l’explosion. Toujours en Asie, pour la première fois de son histoire, le Viêt Nam a vécu une tragédie humaine sans précédente. Mme Dang Thi Kim Liêng (64 ans), mère de Ta Phong Tân, journaliste-blogueuse, est décédée le 30 juillet 2012 après s’être immolée par le feu pour protester contre la détention arbitraire de sa fille depuis septembre 2011. En dépit de la mort de sa mère, Ta Phong Tân était condamnée le 24 septembre à dix (10) ans de prison et cinq (5) ans de détention probatoire pour ‘’propagande contre l’Etat socialiste’’.
          Parmi les femmes menacées et persécutées, on trouve aussi la jeune défenseuse des droits de l’homme Malala Yousafzai. Les talibans criblaient de balles cette écolière pakistanaise de 14 ans parce qu’elle avait lutté courageusement pour le droit des filles comme des garçons à l’éducation. Une balle s’est logée tout près du cerveau de cette petite fille fragile comme une pétale de jasmin. La froide tentative de tuer Malala Yousafzai est devenue synonyme de la violence et de la discrimination à l’encontre des filles et des femmes. Leur crime : avoir élevé la voix, pris la plume pour plaider la juste cause des milliers de femmes démunies et opprimées. Pour dénoncer le drame des misérables paysannes dont la terre et la maison ont été confisquées et pillées. Et pour mettre en lumière les conditions de travail indignes des travailleuses et travailleurs parce qu’il n’existe pas de syndicat indépendant dans leurs pays.
          Avec une rose et une bougie dans notre coeur reconnaissant, rendons hommage à ces braves femmes disparues, connues ou inconnues, que les grands criminels du 21ème siècle et leurs complices avaient abattues, torturées et assassinées, souvent en toute impunité. Élevons notre voix d’être humain libre, juste et solidaire. Remémorons-nous certains noms de femmes – d’une épouse, d’une mère, d’une sœur, d’une cousine ou d’une voisine courageuses qui ont osé dire et écrire le mot NON au risque de leur vie. NON à l’injustice, à la violence, au mensonge, aux pouvoirs totalitaires, ultra intégristes ou corrompus, aux groupes mafieux ou paramilitaires. NON au trafic de femmes et d’enfants au Viêt Nam, NON également au fléau du viol qui sévit en Inde et dans d’autres sociétés. Remémorons-nous certains noms de femmes adorables, telles des fleurs humaines. Parmi tant d’autres, auPakistan avec Malala Yousafzai; en IndeTongam Rina et Shaheen Dhada; au MexiqueLydia Cacho Ribeiro et Olga Wornat; au Viêt NamTa Phong TânHô Thi Bich KhuongLê Thi Kim ThuNguyên Dang Minh MânDang Ngoc Minh et Nguyên Phuong Uyên; en EthiopieReeyot AlemuDésiré Ename et Blaise Mengue Menna; en ErythréeAstier FeshatsionYirgalem Asfha et Yirgalem Fisseha Mebrahtu; en Gambie,Bintah Bah; au LibériaMae Azago; au RwandaAgnes Uwimana et Saidati Mukakibibi; en SomalieSomaia Ibrahim Ismail; au Zimbabwe,Patience Nyangove; aux PhilippinesJessie Mungcal; au Sri LankaFrederica Jansz; en ThailandeChiranuch Premchiporn; en Russie,Nadejda TolokonnikovaMaria AlekhinaOksana Chelysheva et Yekaterina Samutsevic; en EspagneTeresa Toda; en TurquiePinar Selek(prison à vie), Ayse Bektay, Busra Ersanli, Semiha AlankusNevin Erdemir, Cigdem Aslem, Yerlikaya Babi, Arzu Demir, Delek Demiral,Nahide Ermis, Sibel Guler, Sultan GunesFatma Kocak, Zeynep Kuray, Ayle Oyman, Eylem Surmeli, Zuhal Tekiner, Nilgun Yildiz, Hamdiye Ciftii, Hatice Duman, Zeynep Kuray, Cicek TahaogluSibel Yalin Yadeniz, Muge Tuzcuoglu et Funda Uncu; au BahreïnZainab Al Khawaja;en Iran, Shiva Nazar Ahari, Julia Bani YaghoubManijeh Najm Eraghi, Nazanin Khosravani, Hengameh Shahidi, Nasrin Soutadeh, Rayhaneh Tabatabace et Nargess Mohammadi en Chine, Liu Xia (poète et épouse du Prix Nobel de la Paix Liu Xiaobo), Gulmire Imin (d’origineOuïghoure), Huuchinhuu Govruud (d’origine Mongole) et Tsering Woeser (d’origine Tibétaine); en Israël, Ana Kamm; en Syrie, Noura Al-Jizawi(disparue), Tal Al-Mallouhi, Yara BadrRazan GhazzawiMayada Khalil, Thannaa Al-Zitani et Hanadi Zahlout; en Colombie, Angye Gaona; àCubaDania Virgen Garcia, Yaremis FloresYoani Sanchez, Laritza Diversent et Aini Martin Valeroau Guatemala, Carolina Vasquez Araya; à Trinité-et-Tobago, Denyse Renne et Asha Javeed; aux Etats-Unis d’Amérique, Cynthia r. Lambert et Janet Hassan.
Genève 8 mars 2013
Nguyên Hoàng Bao Viêt*
Vice président du Centre PEN Suisse Romand
pour le Comité de défense des écrivains persécutés.
*Membre du Centre associé des écrivains vietnamiens en Exil


 -Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước cùng Thân hữu quốc tế

Chúng ta vừa được chứng kiến sinh viên Nguyễn Phương Uyên ra khỏi nhà tù nhỏ nhờ sự lên tiếng của chúng ta. Hiện có một nữ tù nhân lương tâm bất khuất hơn nhưng lại bị đày đọa hơn trong nhà tù CS, đó là sinh viên Đỗ Thị Minh Hạnh (bị bắt từ ngày 23-02-2010 và lãnh án tù 7 năm). Từ ngày ở tù cho đến nay, Minh Hạnh, một thành viên Khối 8406, đã liên tục bị chuyển trại, đàn áp, tra tấn, càng lúc càng dữ dội hơn. Bản tường trình dưới đây của bà Trần Thị Ngọc Minh, thân mẫu của Minh Hạnh, gởi cho các cơ quan quốc tế nhân quyền và Đơn đề nghị tiếp đó của ông Đỗ Ty, thân phụ, cho thấy tất cả sự tàn ác, gian dối, vô luân của chế độ và công an Cộng sản, đồng thời cũng trình bày một hình ảnh đau thương nhưng kiêu hùng của một người con gái Việt Nam bất khuất.

Xin Quý Đồng bào vui lòng phổ biến rộng rãi và đồng loạt lên tiếng và vận động quốc tế cho nữ sinh viên tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh. Chúng ta không thể ngồi yên trước việc nhà cầm quyền và công an Cộng sản tiếp tục đọa đày những người con yêu quý của Mẹ Việt Nam.
Khối Tự do Dân chủ 8406


BẢN TƯỜNG TRÌNH

v/v Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt - bị hành hạ - 
bị đánh đập trong tù và những phiên toà bất minh.


Việt Nam, ngày 20 tháng 06 năm 2013

Tôi tên là Trần Thị Ngọc Minh, thường trú tại Di Linh, Lâm Đồng, Việt Nam, là mẹ của tù nhân Đỗ Thị Minh Hạnh, sinh năm 1985, hiện đang bị nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ tại phân trại 5, trại giam Xuân Lộc - Long Khánh - Đồng Nai - Việt Nam. Vì bênh vực quyền lợi cho người lao động Việt Nam và vì hoạt động góp phần đấu tranh tìm tự do dân chủ và chống sự xâm lược củaTrung Quốc, Hạnh đã bị nhà nước Việt Nam bắt vào ngày 23 tháng 2 năm 2010 và bị xử án 7 năm tù giam cùng hai người bạn của Hạnh là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương với tội danh "phá rối an ninh chống lại chính quyền nhân dân" theo điều 89 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam". Tôi xin được trình bày cụ thể về việc bắt giam, đánh đập, hành hạ, khủng bố tinh thần của Hạnh trong tù cùng những phiên toà bất minh như sau :

Từ khi bị bắt, bị xử án và bi giam giữ cho đến nay, con tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị chuyển qua nhiều trại giam, thường bị khủng bố tinh thần và bị hành hạ đánh đập cũng như bị cưỡng bức lao đ̣ộng. 

1) Bị bắt, bị đánh đập và bị tra khảo tại Hà Nội

- Trước hết tôi xin được trình bày là lần hành hạ đánh đập đầu tiên trước đây vào tháng 02 năm 2005, trong dịp đầu năm con tôi đến thăm và làm quen tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang tại nhà riêng của ông ở Hà Nội. Ông Thanh Giang có tặng con tôi hai cuốn sách một là KHÁT VỌNG NGÀN ĐỜI, hai là SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG. Công an lấy cớ hai cuốn sách này là phản động đã hành hạ đánh đập con tôi tại khách sạn Hoàng Anh, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Cùng ngày, bộ công an Hà Nội bắt và biệt giam con tôi một cách trái phép không thông báo cho gia đình biết và đã thẩm vấn con tôi nhiều ngày trong một căn nhà biệt lập của Bộ công an. Khi công an địa phương nơi tôi cư trú tại Di Linh Lâm Đồng đến nhà thu thập thông tin gia đình và bản thân Hạnh tại nhà tôi, thì gia đình tôi nghi ngờ con tôi bị công an bắt giam và tự tìm hiểu thì biết được Hạnh bị giam tại Bộ công an Hà Nội, gia đình tôi đã tìm cách bảo lãnh Hạnh về.

2) Bị bắt và bị đánh đập tại cơ quan công an huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

Vào lúc 09 giờ sáng ngày 23 tháng 02 năm 2010, tôi đưa Hạnh đến cơ quan công an huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng để làm lại chứng minh nhân dân thì bị công an Di Linh trên dưới 20 người bắt còng hai tay của Hạnh một cách bất hợp pháp, không có bằng chứng phạm tội cũng không có lý do, không có lệnh bắt giam. Họ đánh đập con tôi đổ máu đầy mặt tại chỗ mà không nói rõ lý do trước sự chứng kiến của tôi, những cái tát mạnh đã làm cho Hạnh bị ù một bên tai và không còn nghe rõ... Sau khi bị bắt và đánh đập xong, Hạnh yêu cầu xem lệnh bắt, và đề nghị cho biết lý do bắt thì một lúc sau công an Di Linh đưa ra lệnh bắt vừa mới được Bộ công an fax về. Vào lúc 16 giờ cùng ngày, bộ công an cùng công an Di Linh và chính quyền địa phương còng tay dẫn Hạnh về nhà tôi và nhà chị gái của Hạnh lục soát vẫn không tìm ra một bằng chứng phạm tội nào và vẫn tiếp tục tiếp tục đánh vào ̣đầu của Hạnh tại nhà chị gái Hạnh cư trú tại Bảo Lâm - Lâm Đồng, sau đó đem con tôi giam tại trại giam B34 thuộc Bộ công an thành phố Hồ Chí Minh.

3) Khủng bố tinh thần tại trại giam B34 - Bộ công an

- Ngày 18-04-2010 tôi tìm được đến trại B34,một nữ công an tiếp tôi nhưng không cho tôi gặp mặt con tôi và cho tôi biết Hạnh luôn chống đối, Hạnh đã nhiều ngày nhịn ăn, nằm lì, hỏi gì cũng không nói. Sau đó có ăn cơm nhưng ăn của một nữ tù nhân hình sự giam cùng phòng chứ không chịu ăn cơm của trại giam, cũng không cho bác sĩ khám bệnh. Nữ công an này bảo với tôi: Hạnh không có thiện chí hợp tác với công an nên yêu cầu tôi gửi thư thuyết phục Hạnh khai báo và nhận tội. Vì chưa hiểu hết mặt trái của cộng sản và vì quá thương con, lo cho tính mạng của con, muốn con được sớm ra khỏi tù, tôi đã thực hiện theo yêu cầu của họ (sau này Hạnh bảo với các anh chị của Hạnh là Hạnh vô cùng đau khổ khi đọc lá thư này của tôi). Sau khi nhận thư của tôi, Hạnh chấp nhận trả lời các câu hỏi của công an. Hạnh khai nhận những việc Hạnh làm, Hạnh cho công an biết những việc làm của Hạnh xuất phát từ lòng yêu nước và luôn khẳng định mình vô tội. 

Vào ngày 14-05-2010 tôi mới được gặp con tôi trong vòng 15 phút, và Hạnh xin tôi hiểu cho Hạnh, Hạnh nói rõ quan điểm của Hạnh về tình trạng đất nước và toàn dân Việt Nam đang phải ở trong một nhà tù lớn và Hạnh tuyên bố Hạnh vô tội trước sự giận giữ hằn học của hai cán bộ công an điều tra; công an không cho Hạnh nói tiếp và tuyên bố hết giờ thăm nuôi. Tôi lo sợ trước thái độ của công an, Hạnh sẽ bị hành hạ trong tù. Vài ngày sau chị gái Hạnh mang thuốc bệnh và quần áo, tư trang vào cho Hạnh thì bị công an trại giam B 34 thẩm vấn, khủng bố tinh thần, hăm dọa, buộc phải khai báo việc làm và những tang vật của Hạnh. Công an đã chụp hình chị của Hạnh dùng để hù doạ, gây áp lực khủng bố tinh thần Hạnh, buộc Hạnh phải nhận tội xin khoan hồng và hăm doạ chị của Hạnh không được nói ra bên ngoài cuộc thẩm vấn này. Thương em, sợ ảnh hưởng đến em ở trong tù nên chị của Hạnh đành im lặng.

Từ đây,gia đình tôi được thăm nuôi vào ngày 10 mỗi tháng. Mỗi lần thăm chỉ được 15 phút, chỉ cho phép thăm hỏi sức khoẻ và khuyên bảo Hạnh hợp tác với công an và nhận tội. Nhưng Hạnh vẫn giữ quan điểm trước sau như một của mình.

4) Phiên toà sơ thẩm: bất công, không minh bạch và đánh đập Hạnh tại toà

- Ngày 10-10-2010, theo định kỳ hàng tháng, tôi đến thăm nuôi Hạnh tại trại B34 thì được biết Hạnh đã chuyển đến trại giam công an tỉnhTrà Vinh. Khi chuyển trại, Bộ công an cũng không thông báo cho gia đình tôi biết. Đến ngày 15-10-2010 chúng tôi tự đi tìm con và được biết con tôi cùng hai người bạn bị giam tại trại giam công an tỉnh Trà Vinh và tại đây, trại giam không cho chúng tôi thăm nuôi và cũng không cho gặp mặt. 

Đến ngày 22-10-2010 chúng tôi mới nhận được thư của toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh mời gia đình đến dự phiên toà xử Hùng, Hạnh, Chương vào ngày 26 tháng 10 năm 2010 tại tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh với tội danh "phá rối an ninh nhằm chống lại chính quyền nhân dân theo điều 89 của Bộ luật Hình sự", tức là nhận được giấy báo trước phiên xử 04 ngày. Quá bất ngờ nên gia đình tôi không kịp xoay sở để có được luật sư bào chữa cho con. Hạnh, Hùng và Chương đều không được mời luật sư.

Ngày 26-10-2010 chúng tôi đến dự phiên toà. Trên đường đến toà án, một rừng công an dày đặc được bố trí khắp các ngả đường cho đến sân và phòng xử án. Khi đến giờ xử, công an lôi kéo Hạnh và Chương vào trước. Hỏi cung xong, công an lôi Hạnh, Chương ra ngoài và lôi kéo Hùng vào phòng xử án một cách thô bạo. Suốt phiên toà, sự lôi kéo thô bạo đối với các bị cáo trên diễn đi diễn lại, lôi ra kéo vào rất nhiều lần. Trong phiên toà, không có luật sư bào chữa và trong khi xử án, lúc toà hỏi cung, các bị cáo lên tiếng luôn bị ngắt lời không cho phép tự biện hộ mà chỉ được phép trả lời "có" hoặc "không" (Sau này khi được tiếp xúc với luật sư, chúng tôi có cho luật sư nghe qua đoạn ghi âm của phiên toà thì được luật sư cho gia đình chúng tôi biết, luật sư đã nghiên cứu hồ sơ và các bản khai của Hạnh, Hùng, Chương. Ban đầu luật sư cho rằng Hạnh, Hùng, Chương là có tội, nhưng sau khi nghiên cứu hồ sơ và tiếp xúc với các bị cáo thì ông nhận định là các bị cáo vô tội. Đồng thời qua đoạn băng ghi âm phiên toà, ông nhận thấy những nghĩa cử cao đẹp và sự hy sinh của các cháu đối với đất nước, đối với dân tộc mà các cháu đã trình bày ở các bản khai thì toà không dựa vào các bản khai đó để đưa ra toà xét xử công khai, khách quan, minh bạch, mà chỉ hỏi các câu hỏi mang tính chất nâng cao quan điểm tạo sự bất lợi cho các bị cáo)

Toà bỏ qua phần kháng nghị của các bị cáo, vội vàng luận tội rồi tuyên án. Phiên toà kết thúc chóng vánh: buổi sáng 3 giờ đồng hồ và buổi chiều hơn 1 giờ đồng hồ với các bản án dành cho Hạnh,Chương mỗi người 7 năm tù, Hùng 9 năm tù.

Mặc dù bị ngắt lời không cho phát biểu, chỉ được nói vài lời ít ỏi, nhưng Hạnh - Hùng - Chương vẫn hiên ngang tuyên bố mình “vô tội” trước toà.

Trong thời gian toà giải lao, ra ngoài Hạnh hát cho Hùng, Chương nghe một bài hát về tình bạn thì bị công an Trà Vinh nắm đầu Hạnh đập mạnh vào thùng xe chở tù nhân khiến Hạnh quá đau đớn nên Hạnh đã hét lên thất thanh. (Tiếng thét được lưu vào băng ghi âm.)

5) Trấn áp tinh thần, cản trở kháng án và cản trở không cho mời luật sư của công an trại giam tỉnh Trà Vinh 

Sau phiên toà sơ thẩm Hạnh, Hùng Chương vẫn bị giam tại trai giam công an tỉnh Trà Vinh. Tại đây, Hạnh bị ngược đãi, hành hạ, trấn áp tinh thần. Công an luôn buộc Hạnh phải nhận tội. Sinh hoạt ăn ở mất vệ sinh, dùng nước bẩn, ngủ không cho giăng màn, muỗi đốt khắp cơ thể mặc dù gia đình cả ba nhà đã gửi tư trang chăn màn vào đầy đủ. 

- Ngày 29-10-2010, ba gia đình chúng tôi được thăm nuôi, mỗi tháng găp mặt một lần và thêm một lần cho cung cấp thực phẩm đồ dùng sau 15 ngày thăm g̣ặp. Khi thăm gặp, lần lượt từng gia đình một vào thăm, mỗi lần thăm 15 phút. Khi gặp mặt, tôi và con tôi đối diện cách xa nhau khoảng 2m. Mỗi lần thăm đều có từ 6 công an trở lên vây quanh giám sát chúng tôi, công an luôn nhìn xoáy vào Hạnh với thái độ trấn áp khủng bố tinh thần và chúng tôi chỉ được phép hỏi thăm sức khoẻ, nếu nhắc đến kháng án hoặc mời luật sư sẽ bị cắt thăm nuôi.

Những lần thăm nuôi sau đó, tôi yêu cầu ban giám thị trại giam tạo điều kiện cho con tôi kháng án và mời luật sư bào chữa, nhưng trại giam Trà Vinh không thực hiện.

Trong tù, Hạnh, Hùng, Chương yêu cầu công an cung cấp giấy bút để làm đơn kháng án nhưng bị công an Trà Vinh trấn áp. Cả ba gia đình chúng tôi buộc công an Trà Vinh thực hiện đúng pháp luật là phải để cho các bị cáo được thực hiện quyền kháng án. Cuối cùng, ngày 05-02-2011 chúng tôi mới được tin đơn kháng án của Hạnh, Hùng và Chương cũng đã được gửi đến toà án nhân dân tối cao tại TPHCM.

- Trong khi đó, vào ngày 31-12-2010 ba gia đình chúng tôi đã ký hợp đồng với luật sư Đặng Thế Luân để bào chữa cho cả Hạnh, Hùng và Chương, mặc dù toà án quy định chỉ có bị cáo mới được yêu cầu luật sư vì đã thành niên.

- Ngày 17-01-2011, luật sư đến trại giam công an tỉnh Trà Vinh xin vào g̣ặp các bị cáo, nhưng công an Trà Vinh cản trở không cho luật sư vào.

- Ngày 18-01-2011 tôi cùng hai gia đình Hùng và Chương làm đơn khiếu nại công an trại giam Trà Vinh vi phạm luật pháp đến: Bộ trưởng bộ công an, Thanh tra bộ công an, Toà án phúc thẩm hình sự TAND tối cao tại TPHCM, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh, Toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh, Thanh tra công an tỉnh Trà Vinh, Giám đốc trại giam công an tỉnh Trà Vinh.

- Ngày 19-01-2011, luật sư đến toà án nhân dân tối cao TP HCM để đề nghị cấp giấy phép vào trại giam nhưng bị từ chối và đùn đẩy trách nhiệm về phía công an trại giam Trà Vinh và cũng vào ngày này, luật sư vẫn quyết tâm đến trại giam đề nghị cho tiếp cận các bị cáo. Từ thành phố HCM đến trại giam Trà Vinh xa xôi, luật sư phải ở lại đêm ở Trà Vinh, nhưng vẫn bị trại giam từ chối không cho luật sư vào.

- Ngày 20-01-2011, tôi đến toà án tối cao TPHCM để đề nghị toà cấp giấy phép cho luật sư thì phát hiện toà sẽ xử phúc thẩm Hùng, Hạnh, Chương vào ngày 24-01-2011. Chúng tôi tìm hiểu thông qua nhân viên toà án, có nghĩa là chúng tôi không được thông báo ngày xử phúc thẩm. Tại đây, tôi lập tức khẩn cấp làm đơn yêu cầu hoãn phiên toà.

- Ngày 28-01-2011, chúng tôi nhận được thư trả lời của thanh tra bộ công an là đã chuyển đơn khiếu nại của chúng tôi đến giám thị trại giam Trà Vinh để trả lời cho chúng tôi và thanh tra bộ công an, nhưng trại giam Trà Vinh im lặng với chúng tôi, đồng thời trong tù đe nẹt dọa dẫm, trấn áp, khủng bố tinh thần của Hùng, Hạnh Chương vì gia đình đã làm đơn khiếu nại. 

- Ngày 05-03-2011, luật sư mới được tiếp cận hồ sơ và sau đó được toà án cấp giấy phép vào trại giam Trà vinh.

Luật sư chỉ được tiếp cận các bị cáo 2 lần và cho tôi biết:

+ Hạnh cho luật sư biết: trong khi điều tra tại trại giam B34, công an đã ghi một số lời khai không đúng với lời khai của Hạnh, Hạnh đề nghị sửa lời khai nhưng công an vẫn giữ nguyên một số lời ghi chép khác với lời khai

+ Chương cho luật sư biết: khi lấy lời khai, trong bản ghi chép, cứ sau mỗi lời khai công an để trống một đoạn giấy trắng.

+ Hùng cho luật sư biết: công an trại giam Trà Vinh hù doạ nếu Hùng không nhận tội, công an sẽ đem Hùng nhốt vào nhà thương điên hoặc cho tiêm vào cơ thể của Hùng máu bị nhiễm HIV.

- Ngày 02-03-2011, viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh gửi giấy mời chúng tôi ́đến viện kiểm sát vào ngày 10-03-2011 để giải đáp đơn khiếu nại. Tại đây, họ nói đỡ cho công an Trà Vinh và nhận sai sót nhưng nhấn mạnh yêu cầu chúng tôi khuyên bảo Hùng, Hạnh, Chương nhận tội để được nhà nước khoan hồng. 

6) Phiên toà phúc thẩm: Không công khai, không minh bạch và không cho thân nhân các bị cáo vào dự phiên toà, không nghe luật sư bào chữa.

Thông qua luật sư, chúng tôi biết phiên toà xử sơ thẩm Hạnh, Hùng, Chương sẽ diễn ra vào ngày 18-03-2011 tại toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh. Toà không thông báo cho chúng tôi và cũng không thông báo niêm yết tại TANDTC cũng như không niêm yết thông báo tại toà án tỉnh Trà Vinh.

Buổi sáng, chúng tôi ́đến rất sớm, cũng một rừng công an rải khắp ngả đường cho đến sân và phòng xử án. Khi xe tù đến, Hùng, Chương mỗi người đều có hai công an kèm theo, Hạnh cũng vậy. Nhưng khi Hạnh bị dẫn đi vào giữa hai hàng lính canh gác trước cửa toà thì có một tên lính bước lên một bước rồi quay mũi súng vào Hạnh thì Hạnh ngẩng cao đầu, hất mặt nghinh lên trời, bĩu môi và bước thẳng.

Trong sân toà án, công an chìm nổi dày đặc, súng ống, dùi cui rầm rộ như xử án những tên trùm khủng bố.

Ba gia đình chúng tôi bước vào dự phiên toà thì bị đám đông công an ngăn cản không cho vào. Cả ba gia đình chúng tôi phản đối quyết liệt nhưng vẫn không được vào dự.

Đến giờ xử án một lúc thì luật sư mới được thư ký toà án mời vào.

Trong phòng xử án âm thanh vặn nhỏ, chúng tôi không nghe được gì. Sau phiên toà, luật sư cho chúng tôi biết khi luật sư bào chữa, toà tỏ ra khó chịu vì luật sư khẳng định Hạnh, Hùng, Chương vô tội, toà không muốn nghe và khi kết thúc lời bào chữa, toà nhanh chóng luận tội với tội danh đã định sẵn, giữ nguyên bản án của toà sơ thẩm. Ba người bạn trẻ vẫn khí khái hiên ngang tuyên bố mình vô tội trước toà.

Luật sư là đảng viên cộng sản. Khi tôi yêu cầu luật sư một cách mạnh mẽ để cung cấp tất cả các thông tin về Hùng, Hạnh, Chương thì luật sư cung cấp rất hạn chế do lo sợ nhà cầm quyền Việt Nam gây khó dễ. Tôi phải tự tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin chính xác để tìm cách bảo vệ con tôi cùng Hùng và Chương.

7) Hành hạ, đánh đập tại trại giam công an tỉnh Trà Vinh

Sau phiên toà phúc thẩm, Hùng, Hạnh, Chương vẫn tiếp tục bị giam tại công an tỉnh Trà Vinh.

- Ngày 29-03-2011 ba gia đình chúng tôi đến trại giam thăm nuôi. Khi thăm nuôi công an giữ thái độ hằn học nhưng tinh thần Hạnh rất vững vàng. 

- Ngày 27-04-2011, ba gia đình chúng tôi tiếp tục đi thăm nuôi, thì công an gác cổng thông báo cắt thăm nuôi Hùng, Hạnh, Chương vì cả ba đều bị kỷ luật, công an không cho biết lý do kỷ luật. Sau này tôi được biết lý do kỷ luật như sau : Khi từ toà phúc thẩm trở về, Hạnh đã lên tiếng hát những bài hát do Hạnh sáng tác nói lên sự bất công và sự tàn ác của cộng sản, được sự ủng hộ của đa số phạm nhân biểu hiện qua tiếng gõ nhịp theo tiếng hát của Hạnh, âm vang tiếng nhịp phách đồng loạt thông qua các hệ thống cống rãnh trong trại giam, nên công an Trà Vinh cho nữ tù nhân hình sự vào phòng giam đánh đập Hạnh rất tàn nhẫn. Hạnh hét to “Đả đảo cộng sản! Đã đảo cộng sản!” Hùng và Chương ở các trại giam khác nghe được, đau xót vì bạn bị đánh, cũng đạp cửa phòng giam và cùng la to“Đả đảo cộng sản! Đã đảo cộng sản!” thì lập tức Hùng và Chương bị công an lôi ra đánh đập một cách tàn ác.

Những ngày tháng bị giam ở Trà Vinh, mặc dù ba gia đình chúng tôi cung cấp thực phẩm, thuốc men, quần áo, chăn màn đầy đủ, nhưng công an cho ăn uống gạo hẩm, nước sinh hoạt bẩn, ngủ không chăn màn, luôn bị muỗi đốt. Công an luôn trấn áp, khủng bố tinh thần đe dọa đủ điều và luôn tìm cách buộc Hùng, Hạnh, Chương nhận tội.

8) Hạnh suýt chết tại trại giam Bến Lức, Long An

Ngày 25-04-2011chúng tôi đến trại giam công an Trà Vinh thăm nuôi thì được biết Hạnh bị chuyển đến trại giam công an tỉnh Long An, Hùng và Chương chuyển đến trại giam công an tỉnh Tiền Giang. Từ đó tôi không còn cùng hai gia đình của Hùng và Chương đi thăm nuôi với nhau nữa.

Ngày 26-04-2011 tôi đến tỉnh Long An, tìm qua các trại giam thì gặp được Hạnh tại trại giam Bến Lức Long An. Trong khi chờ đợi công an xin phép giám thị cho tôi gặp Hạnh, có một nữ phạm nhân trung niên mang tội hình sự và làm việc tại căn tin kể cho tôi nghe về Hạnh: 

“Hạnh bị biệt giam tại một căn nhà nhỏ, căn nhà có một ô cửa sổ nhỏ vừa đủ để ló mặt ra ngoài. Hạnh mới chuyển về và không có tiền nên không có khẩu phần ăn, có một viên công an cho Hạnh mượn phiếu lãnh khẩu phần ăn, nhưng Hạnh từ chối và từ cửa sổ, những phạm nhân đi làm về, khi đi ngang qua trao cho Hạnh ăn tạm vài quả xoài mà trong khi đi lao động họ hái được. Thương tình và thấy Hạnh quá bé bỏng, mỗi lần đi ngang qua nơi giam Hạnh, chị ấy cho Hạnh ly cà phê hay chiếc bánh. Mỗi khi thấy chị ấy đi ngang qua, Hạnh đều hồn nhiên tươi cười và gọi “Cô ơi!” nên chi ấy thương Hạnh lắm. Qua nhiều ngày Hạnh cầm hơi với những quả xoài và vài ly cà phê với vài chiếc bánh, công an Trà Vinh mới chuyển tiền đến trại giam Long An (tiền gia đình tôi gửi tại trại giam Trà Vinh cho Hạnh) thì lúc bấy giờ Hạnh mới có khẩu phần ăn. Nhưng những tư trang cá nhân, dụng cụ sinh hoạt của Hạnh chúng tôi sắm sửa cho Hạnh rất nhiều thì công an không cho mang theo, cũng không chuyển đến trại giam Long An.

Sau này Hạnh kể với tôi rằng: Lúc chuyển Hạnh từ trại giam Trà Vinh đến trại giam Long An, trong xe bít bùng nóng nực với trên con đường hàng trăm cây số, Hạnh bị công an Trà Vinh đánh đập liên tục trong khi tay chân đã bị còng và bị bịt miệng. Khi đến trại giam Long An, lúc mới bước vào căn nhà giam, tối qúa không thấy đường Hạnh va phải cái bồn nước, nước xối mạnh làm trôi Hạnh, Hạnh ngộp thở và suýt chết. Sự cố này có phải vô tình hay hữu ý của trại giam? tôi không biết chắc nhưng tính mạng con tôi gặp nguy hiểm. Dù vậy, tại đây Hạnh vẫn giữ khí tiết không cho bất kỳ người công an nào coi thường hay xúc phạm đến Hạnh, không làm bản tường trình cũng quyết không nhận tội.

Tôi được trại giam cho phép thăm gặp Hạnh qua màn kính, Hạnh bảo rất nhớ mẹ, nhớ gia đình, đôi mắt thoáng buồn nhưng vẫn an ủi tôi cứ yên tâm, tinh thần Hạnh rất vững vàng.

Ngày 08-05-2011 tôi lại đến trại giam Long An thăm nuôi nhưng được biết Hạnh đã bị chuyển về trại giam công an Thủ Đức Z30D, thuộc tỉnh Bình Thuận.

9) Cưỡng bức Hạnh lao động tại trại giam Thủ Đức Z30D tỉnh Bình Thuận

Tôi lại tìm đến trại giam Z30D, thuộc tỉnh Bình Thuận. Hạnh chuyển đến trại giam này vào ngày 06-05-2011 và bị giam ở phân trại 1. Mặc dù công an giám sát chặt chẽ nhưng vẫn Hạnh kể với tôi công an bắt Hạnh học nội quy trại giam, Hạnh không chịu học. Công an bắt Hạnh làm bản tường trình, Hạnh không viết tường trình mà viết lên 04 trang giấy mỗi trang một chữ thật lớn : TÔI KHÔNG CÓ TỘI. Tại đây Hạnh không muốn tôi tỏ vẻ tử tế với công an và bảo tôi cảnh giác với công an vì trại giam sẽ dùng tôi để gây áp lực buộc Hạnh nhận tội.Tại đây công an thường xuyên mời Hạnh lên làm việc nhằm khủng bố tinh thần Hạnh, nhưng Hạnh vẫn không khuất phục.

Hơn một tuần lễ sau, Hạnh bị chuyển vào phân trại 6 xa tận rừng sâu. Tại đây, Hạnh bị giam chung với những tù nhân hình sự, những nữ tù nhân bị nhiễm HIV, chỗ ngủ khoảng 60 đến 70 cm, nước sinh hoạt bẩn. Trại giam buộc Hạnh đi lao động, công việc là làm cá xuất khẩu, mỗi ngày khoán cho Hạnh 8 kg cá. Sức Hạnh yếu, đau ốm luôn, Hạnh đem cá trả lại cho công an, không làm việc và bỏ về trại nghỉ. Những ngày bị bệnh, Hạnh mang căn bệnh mãn tính là hạ calci trong máu, cần khám bác sĩ thì chờ gia đình gửi tiền vào, công an mới cho đến trạm xá để khám và chữa bệnh.

Trong trại giam, Hạnh bị phân biệt đối xử, không được hưởng những quyền lợi như những phạm nhân hình sự khác. Một vài nữ tù nhân thường hay gây sự với Hạnh để Hạnh luôn bị kỷ luật, hình thức kỷ luật là không cho gia đình thăm gặp. Có lần Hạnh bị kỷ luật do phạm nhân trong trại gây sự, Hạnh suýt bị đưa ra cột chéo hai tay vào một cái trụ rồi phơi mình giữa trời nắng gắt, người nào thương tình đi qua cho vài giọt nước. Hôm ấy tôi đến thăm nuôi kịp thời và công an trại giam cho tôi gặp Hạnh với thời gian khá lâu, mục đích của trại giam là để tôi thuyết phục Hạnh tuân thủ trại giam và nhận tội. Nhân dịp có nhiều thời gian của ngày hôm đó, Hạnh đã tố cáo tội ác của công an Trà Vinh và việc Hạnh suýt chết ở trại giam Long An, những việc xảy ra ở B34, nói rõ quan điểm và sự quyết tâm đi theo con đường mà Hạnh đã chọn. Hạnh chấp nhận mọi gian khổ, Hạnh thiết tha xin gia đình cho phép Hạnh thực hiện hoài bão của mình, và nếu không may gặp phải rủi ro, Hạnh xin gia đình xem như đó là số phận của Hạnh, xin mẹ tha thứ và thông cảm v.v...

Hạnh bị kỷ luật rất nhiều lần vì không nhận tội, không làm tường trình, không chịu hạ mình trước công an khi bị gọi đi thẩm tra cũng như khi buộc phải lao động hay làm kiểm điểm. Khi họp phạm nhân do giám thị trại giam chủ trì, Hạnh tố cáo sự khắc nghiệt vô lý của của các phạm nhân được giao trách nhiệm quan sát tù nhân trong phòng giam và không chịu ngồi dưới đất, khi công an trại giam ngồi trên ghế v.v...

Phó giám thị trại giam mời tôi đến hợp tác để khuyên Hạnh nên tuân thủ quy định của trại giam và khuyên Hạnh nhận tội. Tôi muốn xin giảm án cho con dựa vào thành tích gia đình cách mạng, nhưng Hạnh quyết liệt từ chối với lý do Hạnh vô tội và cho rằng luật pháp quang minh không thể dùng thành tích công lao của người khác chạy tội cho phạm nhân, Hạnh sẽ không ra khỏi tù khi hai bạn của Hạnh còn trong tù.

Sợ có nhiều điều bất lợi cho con khi con mình đơn độc trong tù, tôi khuyên Hạnh nên chấp hành tất cả những quy định của trại giam, nhưng Hạnh nói rõ quan điểm Hạnh không phải đến đây để lao động và tất cả những hành động của Hạnh tại trại giam đều vì lòng tự trọng và vì Hạnh là con người, Hạnh phải thực hiện đúng quyền làm người. Hạnh xin tôi thấu hiểu và Hạnh đã đe doạ công an là sẽ kiện trại giam khắp nơi vì trại giam bóc lột sức lao động và hành hạ phạm nhân. 

Vì vậy Hạnh bị chuyển về phân trại 5, tại đây trại giam buộc Hạnh phải đi lao động. Tại trại 5, Hạnh làm việc tại vườn bông với một nam tù nhân bị SIDA giai đoạn cuối, Hạnh không tỏ ra sợ hãi và trấn an tôi. Tại đây, Hạnh được gửi thư cho gia đình, bạn bè, người quen, được gọi điện thoại về nhà để xin gửi đồ dùng cá nhân, tiền và thuốc trị bệnh nhưng phải qua kiểm duyệt của công an trại giam. 

Đầu tháng 02 năm 2012, Hạnh bị chuyển đến phân trại 2 sản xuất, trại giam vẫn buộc Hạnh lao động nhưng Hạnh chống đối. Ông Nguyễn Bắc Truyển biết được Hạnh bị cưỡng bức lao động đã thông báo cho tôi và cho biết rõ tù chính trị không phải lao động và ông đã gửi thư nhờ Tổng lãnh sự Hoa Kỳ can thiệp. Sau đó Hạnh được lao động chăm sóc vườn hoa, cây cảnh và chỉ lao động buổi sáng tại phân trại 2 này.

Ở trại giam Bình Thuận, đồ dùng gửi vào hạn chế không quá 07kg. Nhu yếu phẩm, phạm nhân mua tại trại giam giá đắt gấp 03 lần giá cả bên ngoài trại giam.

Trại giam bóc lột sức lao động và coi thường sinh mệnh của phạm nhân. Phạm nhân làm việc mỗi ngày 8 giờ. Khi đi ngang qua các hiện trường lao động, tôi thấy phạm nhân khi phải làm việc dưới trời mưa vẫn không được mặc áo đi mưa v.v… 

10) Đề nghị giám đốc thẩm không được giải quyết.

Ngày 10-06-2011 ba gia đình chúng tôi làm đơn gởi đến toà án NDTC Hà Nội đề nghị giám đốc thẩm nhưng không được giải quyết vì lý do phạm tội chống lại nhà nước.

11) Cưỡng bức lao động và đánh đập Hạnh tại trại giam Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Tháng 05 năm 2013, Hạnh bị chuyển đến trại giam Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Khi chuyển trại, Hạnh cũng không được mang theo đồ dùng cá nhân tư trang quần áo. Gia đình phải sắm đồ dùng lại toàn bộ. Trại giam buộc Hạnh phải lao động, Hạnh lấy lý do bệnh không lao động. Công an buộc Hạnh làm bản kiểm điểm và ký tên nhận tội rồi mới giải quyết cho nghỉ bệnh, Hạnh không thực hiện, công an dàn cảnh dùng tù nhân hình sự đánh hội đồng Hạnh, trong đó một lần đánh hội đồng Hạnh khi Hạnh đang tắm tại nhà tắm trước sự chứng kiến của công an trại giam. 

Trên đây là bản tường thuật của tôi về việc Hạnh bị bắt giam, bị hành hạ đánh đập trong tù với những phiên toà bất minh. 

Đó chỉ là những điều tôi biết được, khi có thông tin mới tôi sẽ tiếp tục trình bày. Tôi xin được trình bày một cách tường tận, trung thực để các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới xem xét và can thiệp giúp đỡ những tù nhân tôn giáo, tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị Việt Nam, vì dưới hệ thống công an trị của đảng cộng sản Việt Nam vô cùng tàn bạo, man trá khi thẩm cung, hành hạ đánh đập khủng bố tinh thần phạm nhân và bắt bớ, xử án không theo trình tự quy định của pháp luật. Mạng sống, nhân phẩm con ngươi không được tôn trọng và không được bảo vệ. Một chế độ thối nát, mục ruỗng, xấu xa và tàn bạo. 

Người làm tường trình


Trần Thị Ngọc Minh







































************************************************************





-
Đừng biến người Dân thành món hàng trao đổi! (DLB).


- Điều tra về ‘nô lệ’ trẻ em ở Việt Nam (BBC). - Anh truy băng ‘buôn nô lệ Việt Nam’ (BBC). - 14 ngư dân biến mất bí ẩn (NLĐ). .- Nạn buôn bán phụ nữ Việt Nam ở Anh: Bài trừ những vụ buôn bán phụ nữ thực sự đòi hỏi phải điều tra thấu đáo (Defend the Defenders/Lê Anh Hùng).



- Nguyễn Ngọc Tư: ‘Chừng mực của nỗi cô đơn’ (TTVH). - Lao động “chui” trong nền kinh tế Nga (PT).

Tổng số lượt xem trang