-Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị tù đày
vì Lòng Yêu Nước và Thương Đồng Bào, chống Bất Công và bênh vực Nhân Quyền
10 câu nói đáng nhớ được ghi lại trong cuộc biểu tình ở Long An
-Kết quả phiên tòa xử 2 sinh viên yêu nước – bước thành công ban đầu của tinh thần dân chủ
Nhiều bạn bè của Phương Uyên đã òa khóc khi nghe Uyên sẽ được trả tự do. Mẹ của cô không được vào phiên xử, phải theo dõi từ bên ngoài đã ngất khi nghe con gái hưởng án treo. Diễn biến ‘án treo’ nằm ngoài dự tính của nhiều người, ngay cả những người lạc quan nhất. Các phiên xử trong những năm gần đây thường tuyên mức án rất nặng so với dăm bẩy năm trước kia và phiên phúc thẩm hoặc giữ nguyên mức án, hoặc chỉ giảm chút ít, nên sự kiện hôm nay được nhiều người bình luận là chưa từng có.
Bản án của Uyên và Kha theo nhiều nhận định có thể là bản án bỏ túi, đã có từ trước phiên xử. Hai người cũng xin tự bào chữa và từ chối sự giúp đỡ của luật sư.
Ngay sau khi án được tuyên, trên Facebook nhiều người đã bày tỏ sự vui mừng trước bước nhượng bộ của nhà cầm quyền.
Blogger Nguyễn Hữu Vinh nói, “dù sao cũng muốn chia sẻ tin vui này đến với mọi người khi cô bé Phương Uyên chỉ bị án treo. Dù em không chỉ không đáng bị kết án mà đáng được vinh danh”.
Một Fcebooker khác nói, “công lí vẫn chưa được thực thi trong vụ án này, khi mà Uyên vẫn bị cho là có tội.
Song, cũng là điều dễ hiểu vì tìm đâu ra công lí ở các phiên tòa mà đảng tịch của thẩm phán nhuộm màu chính trị [dĩ nhiên là màu đỏ] cho các phán quyết.
Tuy vậy, ta vẫn nên vui cho trọn đêm nay. Chúc mừng gia đình Phương Uyên và cảm ơn các anh chị em có mặt ở hiện trường hôm nay để cho thấy công lí đang bao vây, và một ngày không xa, sẽ ‘chiếm’ được tòa án”.
Nhiều bạn bè và các ủng hộ viên của Phương Uyên đã hô hào một buổi liên hoan ngay tối nay để chia sẻ thắng lợi bước đầu này.
Cũng cần nhắc lại, 2 sinh viên bị bắt cách nhau ít ngày vào tháng 10/2012 vì tội rải truyền đơn. Theo cáo trạng, họ đã in ấn một số tài liệu và dùng nhiều đồng tiền mệnh giá nhỏ ghi các thông điệp phản đối chính quyền rồi rải ở một số địa phương. Riêng Kha còn bị quy “tội tàng trữ chất nổ”, dù gia đình Kha sau đó cho hay đó là những nguyên liệu dùng sản xuất pháo bông mà Kha rất đam mê và đã làm thử nhiều lần và đốt công khai ở địa phương.
Trong một diễn biến khác, vài tháng trước đây, anh của Kha là Đinh Nhật Uy đã bị tạm giam để điều tra. Gia đình Kha cũng như việc kinh doanh của anh Uy đã gặp nhiều khó khăn và cuối cùng phải đóng cửa sau biến cố bắt giam Kha hồi năm ngoái.
© Đàn Chim Việt
- VẬT THẾ CHẤP CHÍNH TRỊ (BS Hồ Hải). – Phạm Chí Dũng – Phép thử đã có kết quả (Dân luận).
- Chuyện bên trong phiên xử phúc thẩm Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha (DLB). – RSF: Quyền bào chữa bị vi phạm tại tòa phúc thẩm xử hai bloggers (Defend the Defenders).
- Đối thoại Quốc phòng Mỹ – Việt được tổ chức ở Hawaii (Infonet).
- Bất ngờ lớn trong phiên phúc thẩm : Phương Uyên được trả tự do, Nguyên Kha giảm án còn 4 năm tù (RFI). - - Phương Uyên hưởng án treo, Nguyên Kha được giảm án (RFA). - Phương Uyên trở về từ một bản án. - Bản án được biết trước. - Sinh viên Nguyễn Phương Uyên được trả tự do sau phiên tòa phúc thẩm (VOA). - Sinh viên Phương Uyên hưởng án treo (BBC). ‘Chưa thể dừng ở đây’ (BBC). - Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: ‘Chính quyền lắng nghe dư luận’ (BBC). - Phỏng vấn TS Phạm Chí Dũng: Thả Phương Uyên vì áp lực của Mỹ? (BBC).
- Phạm Chí Dũng: Ơn Đảng, ơn Chính phủ (RFA). - Dân Việt xem Phương Uyên là người nhà của mình (Chúa Cứu Thế). - Hà Nội: Công an đàn áp nhóm tiếng Anh của sinh viên biểu tình chống TQ (RFI).
- Nông dân nghèo vì Đảng sai lầm chiến lược (RFA).
(theo Quyet Le Quoc)-
PHƯƠNG UYÊN: "TÔI KHÔNG CẦN GIẢM ÁN"
Hôm nay, TAND tỉnh Long An mở phiên xử phúc thẩm với Phương Uyên và Nguyên Kha, hai thanh niên bị cáo buộc tội danh "chống phá nhà nước".
Luật sư Hà Huy Sơn - luật sư của hai bị cáo đã rời khỏi phiên tòa do cả hai bị cáo đều từ chối luật sư và tự bào chữa cho mình tại phiên tòa.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương - luật sư bào chữa có mặt tại phiên tòa tường thuật rằng, trước tòa Phương Uyên (trong phần tự báo chữa) nói rằng cô "không cần giảm án. Tôi chỉ cần toà xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống ĐCS không phải chống phá đất nước, dân tộc. Các ông đừng đánh đồng."
Một số người đã cố gắng vào trong phòng để theo dõi phiên xử nhưng bị an ninh, công an, dân phòng ngăn chặn.
Các tuyến đường xung quanh tòa án đều bị công an ngăn chặn, thân nhân của hai bị cáo cũng không được phép vào theo dõi phiên tòa.
Được biệt đây là phiên tòa được tuyên bố là "xét xử công khai".
Một số thân hữu của gia đình bị cáo do không được vào xem phiên xử đã biểu tình hô khẩu hiệu phản đối.
WH
Phiên tòa phúc thẩm xử sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha
8:40 sáng - Tin từ CTV Danlambao cho biết mẹ con chị Trần Thị Nga đã bị công an bắt. Chị Nga là người luôn luôn có mặt trong mọi cuộc biểu tình chống Tàu cộng xâm lược và đã từ Hà Nam vào Long An để ủng hộ Phương Uyên và Nguyên Kha.
Cũng ghi nhận thêm là ngày hôm qua, ngày 15 tháng 8, gia đình của Phương Uyên, gia đình của Nguyên Kha cũng đã vào thăm nuôi 2 sinh viên yêu nước. Luật sư Hà Huy Sơn cũng được tiếp xúc với Phương Uyên trong vòng 15'. Theo luật sư Sơn, tình trạng sức khỏe của Phương Uyên kém hơn so với lúc phiên tòa Sơ thẩm. Phương Uyên ngỏ ý với luật sư của mình là vẫn muốn được trình bày quan điểm và nhận thức pháp luật của mình tại phiên tòa. Và theo lời của Ls Hà Huy Sơn: "Mục tiêu của Phương Uyên là phải làm sao sớm được tự do, bây giờ nên thay đổi khác với phương pháp của tôi trước đây. Bản chất của vụ án thì xã hội đã biết rõ rồi. Xét xử như thế nào thì do hội đồng xét xử quyết định và chịu trách nhiệm..."
9:15 sáng - Hiện mọi người đang tâp trung tại góc đường Trương Định - Nguyễn Đình Chiểu, cách tòa án chừng 50m. Đã có một xe 50 chỗ được điều đến đậu trước khu vực toà án. Có khả năng công an sẽ tìm cách bắt giữ tất cả những ai đến tham dự phiên tòa hôm nay.
Luật sư Hà Huy Sơn đã rời khỏi tòa án sau khi tham dự phiên tòa được chừng 10 phút. Theo tin nhận được thì Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã biết trước phiên toà hôm nay đã được sắp xếp trước nên việc có luật sư cũng không có ích gì. Vì thế cả 2 sinh viên yêu nước này đã từ chối luật sư bào chữa cho mình.
10:30 sáng - Phiên tòa tạm nghỉ. Tin từ bên trong tòa cho biết Viện kiểm sát đề nghị mức án tù đối với Đinh Nguyên Kha là 5-6 năm (giảm so với mức án 8 năm tù giam trong phiên tòa sơ thẩm). Riêng đối với Nguyễn Phương Uyên thì Viện kiểm sát đề nghị y án - 6 năm tù giam.
Mọi người ở ngoài tòa án hô to khẩu hiệu "Đả đảo Trung Quốc xâm lược!", "Đả đảo tay sai bán nước!". Mọi người vừa đi vừa biểu tình trên đường Trương Định về phía siêu thị Coop Mark.
Phiên tòa dự kiến sẽ bắt đầu trở lại lúc 2 giờ chiều.
12:10 - Ông Kha Lương Ngãi - nguyên Phó tổng biên tập báo SGGP đến tham dự phiên tòa nhưng bị công an bắt sáng nay cũng đã được thả.
Tin cho biết lúc này dù đã trưa nhưng nhiều người vẫn đang từ khắp nơi tiếp tục đổ về Long An để tham dự phiên xử buổi chiều. Theo CTV Danlambao cho biết hiện tại chỗ tụ tập có khoảng 60 người. Đồng thời chị Nhung, mẹ Phương Uyên cũng đã tỉnh lại và phục hồi.
13h00 - Ông Phil Robertson đại diện của Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) gửi đến Danlambao: “This trial and imprisonment of these two young people for distributing leaflets is a scathing indictment of everything that is wrong with human rights in Vietnam. It reveals a rights repressing government determined to its own citizens, a lap-dog judiciary eager to do the bidding of its political masters, and scores of ‘national security’ laws that can be used to criminalize any exercise of civil or political rights. What’s clear from this charade is that Vietnam is in no way qualified to press forward with its candidacy for the UN Human Rights Council, and Vietnam’s donors and diplomats in Hanoi should tell the government that it will not receive their support unless it cleans up its human rights act.”
Lược dịch: Phiên toà và việc bỏ tù 2 người trẻ này vì rải truyền đơn là một cáo trạng cay độc về tất cả mọi sai trái đối với nhân quyền tại Việt Nam. Nó biểu lộ một chính phủ đàn áp nhất quyết khoá miệng công dân của họ, một toà án như con chó ngoan hau háu thực hiện mệnh lệnh của những ông chủ chính trị, và thật nhiều những luật lệ về "an ninh quốc gia" được dùng để tội phạm hoá bất kỳ hành xử nào về những quyền dân sự hay quyền chính trị. Rõ ràng với trò này, Việt Nam không thể nào có đủ tư cách để tiến đến việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, và những người tài trợ, ngoại giao ở Hà Nội cần nói với nhà nước Việt Nam rằng họ sẽ không còn nhận những hỗ trợ trừ khi họ chấm dứt những hành động vi phạm nhân quyền.
Danlambao sẽ tiếp tục cập nhật.
Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị tù đày
vì Lòng Yêu Nước và Thương Đồng Bào, chống Bất Công và bênh vực Nhân Quyền
Ngày 16 tháng 5 năm 2013, tòa sơ thẩm Việt cộng tuyên phạt hai sinh viên Đinh Nguyên Kha (25 tuổi) 8 năm tù giam và 3 năm tù quản chế, và Nguyễn Phương Uyên (21 tuổi) 6 năm tù giam và 3 năm tù quản chế. Cả hai người đều bị bắt hồi tháng 10 năm 2012, lúc mà Phương Uyên vừa tròn 20 tuổi.
Anh Đinh Nguyên Kha là ai, Chị Nguyễn Phương Uyên là ai ? Hai sinh viên tù nhân dũng cảm và bất khuất đã nói gì trước tòa án ngụy quyền, công cụ trấn áp của bạo lực ? Trọng tội của Anh Nguyên Kha và Chị Phương Uyên ? Và những tang vật đáng kể nhứt mà những kẻ cầm đầu guồng máy độc tài thống trị Việt Nam đã phải kết luận rằng thế hệ trẻ này là ‘’thế lực thù địch’’ nguy hiểm cho chế độ ?
Nguyễn Phương Uyên : "Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm".
Đinh Nguyên Kha : "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội".
Hai sinh viên bị buộc tội ‘’phỉ báng đảng Cộng sản Việt Nam’’ và nói ra ‘’những điều không hay cho (nước lạ) Trung Quốc. Trong số những tang vật về hành vi phạm tội của hai thanh niên và thanh nữ tha thiết yêu nướcvà thương đồng bào, nổi bật lên hai tấm biểu ngữ (mà công an cộng sản không che giấu được dù chúng rất muốn) :
“Đi chết đi ĐCS VN bán nước”
“Tàu khựa cút khỏi Biển Đông”
được viết bằng máu trên tấm vải trắng.
Chỉ còn vài hôm nữa, Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha sẽ bị công an cộng sản áp tải ra trước cái gọi là phiên tòa phúc thẩm tỉnh Long An. Ngày xưa, tòa án của thực dân mới xét xử những người Việt Nam yêu nước. Ngày nay, chỉ có ngụy quyền Việt cộng, vong thân, mù quáng và cuồng tín, mới bắt giữ và biệt giam, hành hạ hoặc tra tấn, và kết án tù vô cùng bất công những người Việt Nam yêu nước thương dân, nhứt là thế hệ trẻ lớn lên sau ngày Miền Nam Việt Nam Tự Do bị chiếm đóng (30 tháng 4 năm 1975).
Chúng tôi xin đọc lại bài thơ của Nguyễn Phương Uyên viết trước khi bị bắt :
Ơi Đồng Bào Việt Quốc
Đất nước không chiến tranh
Cớ chi đau thắt ruột
Sự tự hào ngộ nhận
Một chế độ bi hài sau chiến tranh
Bọn cường quyền gian manh cơ hội
Đào bới bóc lột dân lành
Núp dưới bóng cờ máu, bác đảng
Âm thầm bán từng mãnh đất quê hương
Tổ quốc thân yêu ơi!
Đồng bào thân yêu ơi
Ôi, ta thương quá đi thôi!
Vết sẹo hằn sâu vào trái tim, trải dài theo năm tháng
Xuyên qua chiến tranh có những đống mồ hùng vĩ
Người phơi thây ngã xuống mắt trừng trừng nhìn nhau
“Hậu thế ơi hãy giữ gìn non sông”
Ôi đất nước giờ tả tơi từng mãnh trao cho giặc!
Sự hy sinh bất công!
Xứ sở linh thiêng có còn không?
Phật khóc, Thánh rơi lệ!
Công lý lưu lạc để đức tin chìm vào đáy biển
Tràn ngập hôn mê
Ơi thanh niên Việt Quốc!
Chúng ta là ai?
Hãy đứng lên trước vận mệnh tổ quốc
Giặc đang tràn tới ngõ
Hãy đứng lên đi
Đứng lên niềm tự hào để sử sách lưu danh
Đứng lên đi cho tự do tỏa sáng
Đứng lên đi giành lại nước của dân lành
Hỡi tất cả những ai là đồng bào Việt Quốc
Hãy chung tay gìn giữ cội nguồn cho con cháu mai sau
Nguyễn Phương Uyên
Chúng tôi muốn nói thêm : nhân dịp thế giới và Văn Bút Quốc Tế cử hành Ngày Quốc Tế Phụ Nữ, sinh viên tù nhân Nguyễn Phương Uyên cùng một số nữ tù nhân ngôn luận và lương tâm Việt Nam đã được nhắc đến trong một bài viết của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt. Đăng trên hai nhựt báo Thụy Sĩ Le Courrier và Tribune de Genève, bài viết (Pháp và Anh ngữ) còn được Văn Bút Quốc Tế phổ biến toàn văn trên Trang Web của Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới (www.pen-international.org) và tại Hội Nghị Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị cầm tù ở thành phố Cracovie, nước Ba Lan, tháng 5 năm 2013. Đồng thời, bài báo còn được chuyển tiếp đến nhiều Trung Tâm Văn Bút cùng các tổ chức Nhân Quyền trên thế giới, và phổ biến trên Trang Web Ngày Thế Giới (www.journee-mondiale.com. Chúng tôi sẽ đặc biệt giới thiệu bài báo trong một Bản Tin sau.
Genève ngày 13 tháng 8 năm 2013
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Son TranSáng nay Tại phiên toà Phương Uyên đã tuyên bố: "tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần toà xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống ĐCS không phải chống phá đất nước, dân tộc. Các ông đừng đánh đồng!
10 câu nói đáng nhớ được ghi lại trong cuộc biểu tình ở Long An
-Kết quả phiên tòa xử 2 sinh viên yêu nước – bước thành công ban đầu của tinh thần dân chủ
VRNs (16.08.2013) – Ninh Bình – Luật sư vừa cho VRNs biết qua điện thoại như sau: “Kha bị 4 năm tù giam, 3 năm quản chế. Uyên bị 3 năm tù treo, 3 năm quản chế, cộng với 50 tháng thử thách.
Như vậy bước đầu, sự tự tin vào lẽ phải của nữ sinh viên yêu nước đã thành công khi trước Hội đồng xử án đã tuyên bố: “Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần tòa xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống ĐCS không phải chống phá đất nước, dân tộc. Các ông đừng đánh đồng!”
Lưu ý, trước khi phiên tòa diễn ra, công an đã ép Đinh NGuyên Kha nhận tội để được giảm án, quả thật điều này đã xảy ra. Nhưng một lần nữa cho thấy Tòa án của Việt Nam không xét xử theo chứng cứ pháp luật, mà chỉ xét xử theom tình cảm của người cầm quyền.
Cần phải lưu ý. Công an bắt công dân là công an vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân, nên công an tức khắc phạm tội,. Công an chỉ vô tội về bắt người khi đưa ra được bằng chứng tại tòa và được tòa chấp nhận và tuyên án.
Việc bắt người tùy tiện của công an trong thời gian gần đây đang đẩy nền tư pháp Việt Nam đến tình trạng vô luật. Việc tòa án toa rập vời công an để tuyên án (dù án treo) để hợp pháp hóa việc bắt người sai trái của công an làm cho đất nước Việt Nam mất hết kỷ cương.
Việc Nguyễn Phương Uyên bị tuyên án treo 3 năm vẫn là một việc phi lý và phi pháp, vì Viện kiểm sát và công an vẫn không đưa ra được bằng chứng kết đển tội.
Tuy nhiên, đứng về phương diện giá trị nhân phẩm, Phương Uyên ra tù sớm ngày nào thì sự an toàn của cô bé và gia đình càng được bảo đảm. Đây là một thắng lợi ban đầu cui3a những người đã lên tiếng ủng hộ Phương Uyên và cũng là phần thưởng bước đâu cho lòng dũng cảm, cương trực và tình yêu đất nước của nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên.
Phương Uyên được trả tự do
Phiên xử phúc thẩm 2 sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vừa diễn ra sáng nay, 16/8 tại Long An. Cả 2 người đều được giảm án so với phiên sơ thẩm diễn ra hồi tháng 5 năm nay. Đinh Nguyên Kha từ 8 năm tù giam xuống còn 4 năm. Điều đặc biệt, Nguyễn Phương Uyên từ 6 năm tù giam xuống còn 3 năm tù treo và với thời gian bị giam giữ từ khi bị bắt tới nay Phương Uyên sẽ được trả tự do sau phiên xử. Hiện cô đã được đưa về nơi tạm giam để làm thủ tục ra trại.
Bên ngoài phiên xử, hàng chục người ủng hộ Uyên và Kha đã có mặt cùng những biểu ngữ tự tạo trên những tờ giấy A-4. Trong số đó có nhiều biểu tình viên hay các nhà hoạt động từ Hà Nội vào. Có thể thấy một số gương mặt như vợ con blogger Điếu Cày, Bùi thị Minh Hằng, Trương Văn Dũng, Lê Quốc Quyết (em Ls Lê Quốc Quân), blogger Huỳnh Công Thuận, blogger Nguyễn Hoàng Vi, blogger Nguyễn Tường Thụy, blogger Huỳnh Ngọc Chênh và rất nhiều bạn trẻ khác. Cử chỉ hiệp thông này là nét khá mới của những phiên xử các nhà bất đồng chính kiến gần đây.
Mặc dù ra sức ngăn cản sự tụ họp này, nhưng trong nhiều phiên xử, nhà cầm quyền vẫn không thể ngăn hết được bạn bè thân hữu của những bị cáo. Mặt khác, nhiều vụ bắt bớ thô bạo gần đây đã được quay phim, chụp hình phát tán trên các trang mạng xã hội có thể cũng khiến cho những lực lượng đàn áp chùn tay phần nào.
Ngoài ra, phiên xử cũng thu hút rất đông đảo những người dân địa phương quan tâm tới sự việc của 2 sinh viên.
‘Chưa từng có’
Nhiều bạn bè của Phương Uyên đã òa khóc khi nghe Uyên sẽ được trả tự do. Mẹ của cô không được vào phiên xử, phải theo dõi từ bên ngoài đã ngất khi nghe con gái hưởng án treo. Diễn biến ‘án treo’ nằm ngoài dự tính của nhiều người, ngay cả những người lạc quan nhất. Các phiên xử trong những năm gần đây thường tuyên mức án rất nặng so với dăm bẩy năm trước kia và phiên phúc thẩm hoặc giữ nguyên mức án, hoặc chỉ giảm chút ít, nên sự kiện hôm nay được nhiều người bình luận là chưa từng có.
Bản án của Uyên và Kha theo nhiều nhận định có thể là bản án bỏ túi, đã có từ trước phiên xử. Hai người cũng xin tự bào chữa và từ chối sự giúp đỡ của luật sư.
Ngay sau khi án được tuyên, trên Facebook nhiều người đã bày tỏ sự vui mừng trước bước nhượng bộ của nhà cầm quyền.
Blogger Nguyễn Hữu Vinh nói, “dù sao cũng muốn chia sẻ tin vui này đến với mọi người khi cô bé Phương Uyên chỉ bị án treo. Dù em không chỉ không đáng bị kết án mà đáng được vinh danh”.
Một Fcebooker khác nói, “công lí vẫn chưa được thực thi trong vụ án này, khi mà Uyên vẫn bị cho là có tội.
Song, cũng là điều dễ hiểu vì tìm đâu ra công lí ở các phiên tòa mà đảng tịch của thẩm phán nhuộm màu chính trị [dĩ nhiên là màu đỏ] cho các phán quyết.
Tuy vậy, ta vẫn nên vui cho trọn đêm nay. Chúc mừng gia đình Phương Uyên và cảm ơn các anh chị em có mặt ở hiện trường hôm nay để cho thấy công lí đang bao vây, và một ngày không xa, sẽ ‘chiếm’ được tòa án”.
Nhiều bạn bè và các ủng hộ viên của Phương Uyên đã hô hào một buổi liên hoan ngay tối nay để chia sẻ thắng lợi bước đầu này.
Cũng cần nhắc lại, 2 sinh viên bị bắt cách nhau ít ngày vào tháng 10/2012 vì tội rải truyền đơn. Theo cáo trạng, họ đã in ấn một số tài liệu và dùng nhiều đồng tiền mệnh giá nhỏ ghi các thông điệp phản đối chính quyền rồi rải ở một số địa phương. Riêng Kha còn bị quy “tội tàng trữ chất nổ”, dù gia đình Kha sau đó cho hay đó là những nguyên liệu dùng sản xuất pháo bông mà Kha rất đam mê và đã làm thử nhiều lần và đốt công khai ở địa phương.
Trong một diễn biến khác, vài tháng trước đây, anh của Kha là Đinh Nhật Uy đã bị tạm giam để điều tra. Gia đình Kha cũng như việc kinh doanh của anh Uy đã gặp nhiều khó khăn và cuối cùng phải đóng cửa sau biến cố bắt giam Kha hồi năm ngoái.
© Đàn Chim Việt
- VẬT THẾ CHẤP CHÍNH TRỊ (BS Hồ Hải). – Phạm Chí Dũng – Phép thử đã có kết quả (Dân luận).
- Chuyện bên trong phiên xử phúc thẩm Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha (DLB). – RSF: Quyền bào chữa bị vi phạm tại tòa phúc thẩm xử hai bloggers (Defend the Defenders).
- Đối thoại Quốc phòng Mỹ – Việt được tổ chức ở Hawaii (Infonet).
Phương Uyên: Tôi yêu Tổ quốc, nhưng xin đừng đánh đồng với Đảng
Một bất ngờ lớn trong phiên xử phúc thẩm hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha tại Long An hôm nay 16/08/2013 : Đinh Nguyên Kha được giảm án còn 4 năm tù giam và 3 năm quản chế, Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù treo và 3 năm quản chế - có nghĩa là được trả tự do tại chỗ. Đây có lẽ là động thái nhân nhượng quan trọng nhất của chính quyền Việt Nam từ trước đến nay, trong một vụ án mang tính chính trị.
Được biết tuy là phiên tòa « công khai » nhưng không có thân nhân nào được tham dự, còn các luật sư thì trước đó đã được thông báo là Phương Uyên và Nguyên Kha từ chối luật sư bào chữa. Chỉ có luật sư Nguyễn Thành Lương hiện diện, vì là người đại diện cho Đinh Nhật Uy trong vụ kiện dân sự đòi lại tài sản.
Theo các tin tức trên mạng thì luật sư Lương thuật lại lời tuyên bố của Nguyễn Phương Uyên trước tòa : «Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần toà xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống đảng Cộng sản không phải chống phá đất nước, dân tộc. Các ông đừng đánh đồng! »
Trước đó công an đã phong tỏa mọi lối vào tòa án, và trong buổi sáng có bốn người trong số những người đến ủng hộ Phương Uyên và Nguyên Kha bị bắt, sau đó được thả. Một cuộc biểu tình với hơn 60 người tham dự đã làm sôi động thành phố Tân An.
Như vậy hai thanh niên Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, từ bản án 8 năm tù của phiên sơ thẩm đã được giảm phân nửa, còn Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, từ 6 năm tù thì được án treo. Tin này khiến gia đình và các blogger, nhân sĩ cũng như những người đấu tranh cho dân chủ đến Long An ủng hộ hai thanh niên yêu nước hết sức vui mừng.
Từ Long An, blogger Nguyễn Tường Thụy cho biết ngay sau khi nghe tin:
Ông Nguyễn Tường Thụy : Rất là vui! Mọi người cứ ôm nhau bất kể lạ hay quen, nhảy múa sung sướng, kể cả người lạ đều ôm chặt lấy nhau để chúc mừng. Người thì khóc, người thì cười, khung cảnh phải nói là xúc động vô cùng! Và tất nhiên bản thân tôi như thế nào thì chắc bạn cũng tưởng tượng được.
Rất là vui và hạnh phúc. Hạnh phúc vô cùng !
RFI : Trong khi đó tình hình ban đầu có vẻ căng thẳng phải không ạ ?
Khi mà họ cấm từ hai đầu đường, chỗ giao tiếp với đường Cách Mạng Tháng Tám và đường Nguyễn Đình Chiểu, họ cho người chặn cả hai đầu thì chúng tôi ngồi ở ngoài hàng rào công an thôi. Nhưng mà ngồi đấy chẳng làm gì cả cho nên chúng tôi đi biểu tình để ủng hộ Phương Uyên, Nhật Uy và Nguyên Kha. Đi qua phố chính là Trương Định và rất nhiều con phố nhỏ, để biểu thị thái độ ủng hộ, tình cảm yêu mến đối với ba cháu. Đồng thời cũng có những khẩu hiệu phản đối sự xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam.
RFI : Thưa ông, có lẽ đây là một sự kiện chưa từng thấy ở một thành phố nhỏ như Tân An?
Vâng, chính xác như thế ạ. Chúng tôi cũng nhận định như vậy. Đây là một sự kiện mà người dân rất ngạc nhiên, và cũng có nhiều người dân ở ngay thành phố Tân An có người biết, người không biết Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha là ai.
Chúng tôi dành rất nhiều thời gian để giải thích và tuyên truyền cho họ về vấn đề nhân quyền. Đặc biệt là Bùi Thị Minh Hằng tuyên truyền cho người dân về nhân quyền, và chị Nhung là mẹ của cháu Uyên cũng tuyên truyền cho những người dân đang tập trung đông ở đấy cháu Phương Uyên là ai, Đinh Nguyên Kha là như thế nào, thì lúc ấy rất nhiều người vỡ vạc ra. Ngoài ra Bùi Thị Minh Hằng còn làm cả công tác binh vận nữa.
RFI : Chắc là không ai ngờ đến kết quả này?
Vâng. Buổi sáng thì họ bắt bốn người, kể cả cháu Tài con cô Trần Thị Nga là năm. Họ trả tự do cho bốn người trong buổi sáng, còn anh Trương Văn Dũng thì được trả tự do đồng thời với thông tin Phương Uyên được hưởng án treo.
Tôi đánh giá vấn đề như thế này. Thực ra cháu bị án 6 năm mà xử phúc thẩm thành án treo, đó là niềm sung sướng của tất cả - gia đình và những người yêu mến Phương Uyên, Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy. Nhưng thực ra mà nói, toàn vẹn nhất và công bằng nhất, theo tôi là phải tuyên bố cháu trắng án. Không treo, không ngồi gì cả, mới công bằng và mới đúng pháp luật.
Bây giờ đoàn rồng rắn của chúng tôi đi ủng hộ ba cháu là khoảng sáu mươi người, đi xe riêng và còn lại thì đi taxi đến trại giam đón cháu.
Còn nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Sài Gòn cũng cho biết hết sức bất ngờ:
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Khi đọc thấy thông tin về kết quả xử án của Uyên và Kha, tôi bật dậy như bị điện giật! Tôi không thể ngờ là có một kết quả đến mức quá lạc quan như vậy. Đối với trường hợp của Nguyên Kha, tôi chỉ hy vọng giảm được hai năm. Trường hợp của Phương Uyên, trước đó tôi cũng chỉ hy vọng là có thể giảm được hai năm, hoặc cùng lắm là giảm nửa án. Nhưng không ngờ là chỉ có án treo đối với Phương Uyên và chỉ còn bốn năm tù giam đối với Nguyên Kha.
Việc này làm cho tôi phải nói là bất ngờ đến mức không nói nên lời. Và tôi có gọi điện cho anh Kha Lương Ngãi, là một trong những người ký Kiến nghị 72. Đoàn xe của anh Kha Lương Ngãi đã về tới Phú Mỹ Hưng ở Saigon rồi, nhưng sau khi nghe được tin kết quả xử án như vậy thì lập tức quay lại Long An. Mọi người chắc chắn là sẽ ôm nhau, hôn nhau tưng bừng, rất là vui.
Ngày hôm nay có lẽ là một trong những ngày vui nhất. Nãy giờ tôi chờ đợi một cách căng thẳng, suốt từ buổi sáng đến giờ và có cảm giác như là chờ đợi kết quả xử án của mình, chứ không phải là của Phương Uyên hay là Nguyên Kha nữa. Tối nay chắc chắn là anh em sẽ ăn mừng thâu đêm suốt sáng, không khác gì việc đội tuyển bóng đá Việt Nam đoạt chức vô địch thế giới.
Nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định:
Buổi xử án Phương Uyên và Nguyên Kha diễn ra gần ba tuần sau Tuyên bố chung Việt-Mỹ, sau chuyến đi của ông Trương Tấn Sang tới Washington gặp Tổng thống Obama. Nó làm tôi nhớ lại buổi xử án “người nông dân nổi dậy” Đoàn Văn Vươn, cũng diễn ra chỉ có một tuần trước cuộc Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ vào ngày 12/04/2013. Và không ngờ là Đoàn Văn Vươn đã nhận được mức án 5 năm.
Năm năm, theo nhiều người thì đó vẫn là bất công rất nặng nề, vì đáng lẽ phải trả tự do, và tuyên bố Đoàn Văn Vươn vô tội. Nhưng mà thực ra ở chế độ này trong xã hội này ở đất nước này, như vậy đã coi như là một thành công rồi. Và kỳ này thì còn vượt hơn cả mong đợi!
Tức là có một sự trùng hợp giữa hai sự kiện cùng liên quan tới người Mỹ. Tôi cho đó là có một sự tác động lớn về mặt quốc tế, về mặt nhân quyền. Có thể nói đây là phép thử đầu tiên, sau cuộc gặp Obama-Sang đã bắt đầu có kết quả.
Một kết quả nữa là một trăm người biểu tình ở Long An. Long An là một thành phố nhỏ yên tĩnh, và trong 38 năm qua từ năm 1975 trở lại đây, chưa bao giờ chứng kiến một sự kiện tập trung đông người, biểu tình rầm rộ đến như thế.
Đặc biệt là một lão tướng như anh Huỳnh Kim Báu, là người trong “lực lượng thứ ba” ở Sài Gòn trước đây, hơn 70 tuổi rồi mà nằm lăn ra trước xe của an ninh để cản xe, không cho đưa mẹ con chị Trần Thị Nga đi thì phải nói là như thế nào? Hôm nay chỉ tiếc là không có anh Lê Hiếu Đằng, nếu có thì chắc anh Lê Hiếu Đằng cũng nằm lăn ra trước xe rồi.
Theo tôi, có thể nói đây là một cuộc biểu tình đánh dấu một cái mốc về mặt dân quyền ở Việt Nam. Tại vì những cuộc biểu tình trước đây chủ yếu là về vấn đề dân sinh, như là vấn đề đất đai, môi trường, công nhân… chứ không phải là vấn đề dân quyền, và đặc biệt là quyền chính trị. Còn đây là cuộc biểu tình đầu tiên về quyền chính trị, nội trị của Việt Nam.
Tôi đánh giá là mức độ thành công của cuộc biểu tình này không kém một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã diễn ra ở Hà Nội. Và có thể từ cuộc biểu tình này sẽ dẫn dắt tới những hành động theo tôi là phản ứng ôn hòa tiếp, nhằm lấy lại công bằng.
Và tôi cũng cho rằng cuộc biểu tình này, và kết quả xử án Phương Uyên, Nguyên Kha ngày hôm nay có tác động một phần từ những vấn đề nội tại của quốc gia, từ giới nhân sĩ trí thức có tình cảm với hiện tình đất nước như ông Lê Hiếu Đằng, ông Hà Sĩ Phu, ông Hồ Ngọc Nhuận… Đặc biệt là những bức thư rất tâm huyết của ông Lê Hiếu Đằng, ông Hồ Ngọc Nhuận.
Kết quả giảm án rất đáng kể cho Phương Uyên và Nguyên Kha xảy ra gần như là sau sự việc các blogger ở Hà Nội trao Tuyên bố 258 cho một số ủy ban nhân quyền của thế giới và các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.
Có thể nói là cuộc biểu tình ủng hộ Phương Uyên, Nguyên Kha ngày hôm nay ở Long An, cùng với hoạt động của giới blogger, và những tuyên bố của các nhân sĩ trí thức, cho thấy những dấu hiệu manh nha của xã hội dân sự đã chính thức hình thành ở Việt Nam, vào thời điểm này.
AFP hôm nay cũng nhận định, bản án phúc thẩm là quá bất ngờ, đầy kịch tính, vì tòa án Việt Nam thường kết án nặng nề các nhà ly khai. Hãng tin Pháp nói thêm, hai thanh niên rải truyền đơn chống chính phủ bị truy tố theo điều 88 Luật Hình sự vốn có khung hình phạt lên đến 20 năm tù, một tội danh thường được áp dụng cho các nhà ly khai.
Ông Phil Robertson, đại diện châu Á của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch cũng cho rằng bản án hôm nay “vượt quá mọi sự chờ đợi”. Ông nói với AFP: “Có lẽ chính quyền Việt Nam rốt cuộc đã lãnh hội được thông điệp của Tổng thống Mỹ Barack Obama về việc cải thiện nhân quyền”.
Theo các tin tức trên mạng thì luật sư Lương thuật lại lời tuyên bố của Nguyễn Phương Uyên trước tòa : «Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần toà xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống đảng Cộng sản không phải chống phá đất nước, dân tộc. Các ông đừng đánh đồng! »
Trước đó công an đã phong tỏa mọi lối vào tòa án, và trong buổi sáng có bốn người trong số những người đến ủng hộ Phương Uyên và Nguyên Kha bị bắt, sau đó được thả. Một cuộc biểu tình với hơn 60 người tham dự đã làm sôi động thành phố Tân An.
Như vậy hai thanh niên Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, từ bản án 8 năm tù của phiên sơ thẩm đã được giảm phân nửa, còn Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, từ 6 năm tù thì được án treo. Tin này khiến gia đình và các blogger, nhân sĩ cũng như những người đấu tranh cho dân chủ đến Long An ủng hộ hai thanh niên yêu nước hết sức vui mừng.
Từ Long An, blogger Nguyễn Tường Thụy cho biết ngay sau khi nghe tin:
Ông Nguyễn Tường Thụy : Rất là vui! Mọi người cứ ôm nhau bất kể lạ hay quen, nhảy múa sung sướng, kể cả người lạ đều ôm chặt lấy nhau để chúc mừng. Người thì khóc, người thì cười, khung cảnh phải nói là xúc động vô cùng! Và tất nhiên bản thân tôi như thế nào thì chắc bạn cũng tưởng tượng được.
Rất là vui và hạnh phúc. Hạnh phúc vô cùng !
RFI : Trong khi đó tình hình ban đầu có vẻ căng thẳng phải không ạ ?
Khi mà họ cấm từ hai đầu đường, chỗ giao tiếp với đường Cách Mạng Tháng Tám và đường Nguyễn Đình Chiểu, họ cho người chặn cả hai đầu thì chúng tôi ngồi ở ngoài hàng rào công an thôi. Nhưng mà ngồi đấy chẳng làm gì cả cho nên chúng tôi đi biểu tình để ủng hộ Phương Uyên, Nhật Uy và Nguyên Kha. Đi qua phố chính là Trương Định và rất nhiều con phố nhỏ, để biểu thị thái độ ủng hộ, tình cảm yêu mến đối với ba cháu. Đồng thời cũng có những khẩu hiệu phản đối sự xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam.
RFI : Thưa ông, có lẽ đây là một sự kiện chưa từng thấy ở một thành phố nhỏ như Tân An?
Vâng, chính xác như thế ạ. Chúng tôi cũng nhận định như vậy. Đây là một sự kiện mà người dân rất ngạc nhiên, và cũng có nhiều người dân ở ngay thành phố Tân An có người biết, người không biết Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha là ai.
Chúng tôi dành rất nhiều thời gian để giải thích và tuyên truyền cho họ về vấn đề nhân quyền. Đặc biệt là Bùi Thị Minh Hằng tuyên truyền cho người dân về nhân quyền, và chị Nhung là mẹ của cháu Uyên cũng tuyên truyền cho những người dân đang tập trung đông ở đấy cháu Phương Uyên là ai, Đinh Nguyên Kha là như thế nào, thì lúc ấy rất nhiều người vỡ vạc ra. Ngoài ra Bùi Thị Minh Hằng còn làm cả công tác binh vận nữa.
RFI : Chắc là không ai ngờ đến kết quả này?
Vâng. Buổi sáng thì họ bắt bốn người, kể cả cháu Tài con cô Trần Thị Nga là năm. Họ trả tự do cho bốn người trong buổi sáng, còn anh Trương Văn Dũng thì được trả tự do đồng thời với thông tin Phương Uyên được hưởng án treo.
Tôi đánh giá vấn đề như thế này. Thực ra cháu bị án 6 năm mà xử phúc thẩm thành án treo, đó là niềm sung sướng của tất cả - gia đình và những người yêu mến Phương Uyên, Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy. Nhưng thực ra mà nói, toàn vẹn nhất và công bằng nhất, theo tôi là phải tuyên bố cháu trắng án. Không treo, không ngồi gì cả, mới công bằng và mới đúng pháp luật.
Bây giờ đoàn rồng rắn của chúng tôi đi ủng hộ ba cháu là khoảng sáu mươi người, đi xe riêng và còn lại thì đi taxi đến trại giam đón cháu.
Còn nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Sài Gòn cũng cho biết hết sức bất ngờ:
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Khi đọc thấy thông tin về kết quả xử án của Uyên và Kha, tôi bật dậy như bị điện giật! Tôi không thể ngờ là có một kết quả đến mức quá lạc quan như vậy. Đối với trường hợp của Nguyên Kha, tôi chỉ hy vọng giảm được hai năm. Trường hợp của Phương Uyên, trước đó tôi cũng chỉ hy vọng là có thể giảm được hai năm, hoặc cùng lắm là giảm nửa án. Nhưng không ngờ là chỉ có án treo đối với Phương Uyên và chỉ còn bốn năm tù giam đối với Nguyên Kha.
Việc này làm cho tôi phải nói là bất ngờ đến mức không nói nên lời. Và tôi có gọi điện cho anh Kha Lương Ngãi, là một trong những người ký Kiến nghị 72. Đoàn xe của anh Kha Lương Ngãi đã về tới Phú Mỹ Hưng ở Saigon rồi, nhưng sau khi nghe được tin kết quả xử án như vậy thì lập tức quay lại Long An. Mọi người chắc chắn là sẽ ôm nhau, hôn nhau tưng bừng, rất là vui.
Ngày hôm nay có lẽ là một trong những ngày vui nhất. Nãy giờ tôi chờ đợi một cách căng thẳng, suốt từ buổi sáng đến giờ và có cảm giác như là chờ đợi kết quả xử án của mình, chứ không phải là của Phương Uyên hay là Nguyên Kha nữa. Tối nay chắc chắn là anh em sẽ ăn mừng thâu đêm suốt sáng, không khác gì việc đội tuyển bóng đá Việt Nam đoạt chức vô địch thế giới.
Nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định:
Buổi xử án Phương Uyên và Nguyên Kha diễn ra gần ba tuần sau Tuyên bố chung Việt-Mỹ, sau chuyến đi của ông Trương Tấn Sang tới Washington gặp Tổng thống Obama. Nó làm tôi nhớ lại buổi xử án “người nông dân nổi dậy” Đoàn Văn Vươn, cũng diễn ra chỉ có một tuần trước cuộc Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ vào ngày 12/04/2013. Và không ngờ là Đoàn Văn Vươn đã nhận được mức án 5 năm.
Năm năm, theo nhiều người thì đó vẫn là bất công rất nặng nề, vì đáng lẽ phải trả tự do, và tuyên bố Đoàn Văn Vươn vô tội. Nhưng mà thực ra ở chế độ này trong xã hội này ở đất nước này, như vậy đã coi như là một thành công rồi. Và kỳ này thì còn vượt hơn cả mong đợi!
Tức là có một sự trùng hợp giữa hai sự kiện cùng liên quan tới người Mỹ. Tôi cho đó là có một sự tác động lớn về mặt quốc tế, về mặt nhân quyền. Có thể nói đây là phép thử đầu tiên, sau cuộc gặp Obama-Sang đã bắt đầu có kết quả.
Một kết quả nữa là một trăm người biểu tình ở Long An. Long An là một thành phố nhỏ yên tĩnh, và trong 38 năm qua từ năm 1975 trở lại đây, chưa bao giờ chứng kiến một sự kiện tập trung đông người, biểu tình rầm rộ đến như thế.
Đặc biệt là một lão tướng như anh Huỳnh Kim Báu, là người trong “lực lượng thứ ba” ở Sài Gòn trước đây, hơn 70 tuổi rồi mà nằm lăn ra trước xe của an ninh để cản xe, không cho đưa mẹ con chị Trần Thị Nga đi thì phải nói là như thế nào? Hôm nay chỉ tiếc là không có anh Lê Hiếu Đằng, nếu có thì chắc anh Lê Hiếu Đằng cũng nằm lăn ra trước xe rồi.
Theo tôi, có thể nói đây là một cuộc biểu tình đánh dấu một cái mốc về mặt dân quyền ở Việt Nam. Tại vì những cuộc biểu tình trước đây chủ yếu là về vấn đề dân sinh, như là vấn đề đất đai, môi trường, công nhân… chứ không phải là vấn đề dân quyền, và đặc biệt là quyền chính trị. Còn đây là cuộc biểu tình đầu tiên về quyền chính trị, nội trị của Việt Nam.
Tôi đánh giá là mức độ thành công của cuộc biểu tình này không kém một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã diễn ra ở Hà Nội. Và có thể từ cuộc biểu tình này sẽ dẫn dắt tới những hành động theo tôi là phản ứng ôn hòa tiếp, nhằm lấy lại công bằng.
Và tôi cũng cho rằng cuộc biểu tình này, và kết quả xử án Phương Uyên, Nguyên Kha ngày hôm nay có tác động một phần từ những vấn đề nội tại của quốc gia, từ giới nhân sĩ trí thức có tình cảm với hiện tình đất nước như ông Lê Hiếu Đằng, ông Hà Sĩ Phu, ông Hồ Ngọc Nhuận… Đặc biệt là những bức thư rất tâm huyết của ông Lê Hiếu Đằng, ông Hồ Ngọc Nhuận.
Kết quả giảm án rất đáng kể cho Phương Uyên và Nguyên Kha xảy ra gần như là sau sự việc các blogger ở Hà Nội trao Tuyên bố 258 cho một số ủy ban nhân quyền của thế giới và các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.
Có thể nói là cuộc biểu tình ủng hộ Phương Uyên, Nguyên Kha ngày hôm nay ở Long An, cùng với hoạt động của giới blogger, và những tuyên bố của các nhân sĩ trí thức, cho thấy những dấu hiệu manh nha của xã hội dân sự đã chính thức hình thành ở Việt Nam, vào thời điểm này.
AFP hôm nay cũng nhận định, bản án phúc thẩm là quá bất ngờ, đầy kịch tính, vì tòa án Việt Nam thường kết án nặng nề các nhà ly khai. Hãng tin Pháp nói thêm, hai thanh niên rải truyền đơn chống chính phủ bị truy tố theo điều 88 Luật Hình sự vốn có khung hình phạt lên đến 20 năm tù, một tội danh thường được áp dụng cho các nhà ly khai.
Ông Phil Robertson, đại diện châu Á của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch cũng cho rằng bản án hôm nay “vượt quá mọi sự chờ đợi”. Ông nói với AFP: “Có lẽ chính quyền Việt Nam rốt cuộc đã lãnh hội được thông điệp của Tổng thống Mỹ Barack Obama về việc cải thiện nhân quyền”.
- Bất ngờ lớn trong phiên phúc thẩm : Phương Uyên được trả tự do, Nguyên Kha giảm án còn 4 năm tù (RFI). - - Phương Uyên hưởng án treo, Nguyên Kha được giảm án (RFA). - Phương Uyên trở về từ một bản án. - Bản án được biết trước. - Sinh viên Nguyễn Phương Uyên được trả tự do sau phiên tòa phúc thẩm (VOA). - Sinh viên Phương Uyên hưởng án treo (BBC). ‘Chưa thể dừng ở đây’ (BBC). - Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: ‘Chính quyền lắng nghe dư luận’ (BBC). - Phỏng vấn TS Phạm Chí Dũng: Thả Phương Uyên vì áp lực của Mỹ? (BBC).
- Phạm Chí Dũng: Ơn Đảng, ơn Chính phủ (RFA). - Dân Việt xem Phương Uyên là người nhà của mình (Chúa Cứu Thế). - Hà Nội: Công an đàn áp nhóm tiếng Anh của sinh viên biểu tình chống TQ (RFI).
- Nông dân nghèo vì Đảng sai lầm chiến lược (RFA).
(theo Quyet Le Quoc)-
Son Tran
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=405068459602917&set=a.350472928395804.1073741902.100002992994855&type=1&theater
-
Sinh viên Phương Uyên hưởng án treo
Trong một phán quyết chưa có tiền lệ, tòa phúc thẩm tỉnh Long An xử sinh viên Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù cho hưởng án treo, trong khi Đinh Nguyên Kha được giảm án xuống4 năm tù giam, theo một luật sư có mặt tại phiên tòa.
Các bài liên quan
Anh của sinh viên Đinh Nguyên Kha bị bắt
Có án tù trong vụ xử Phương Uyên
Gia đình Phương Uyên cầu cứu ông Sang
Cả hai người bị xử tù 6 năm và 8 năm tù giam vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự tại phiên sơ thẩm ngày 16/5/2013.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương, đại diện cho một vụ dân sự liên đới tại phiên tòa hôm 16/8, cho BBC hay Phương Uyên còn phải chịu 52 tháng thử thách và Đinh Nguyên Kha thêm 3 năm quản chế tại địa phương.
Mức giảm án như trên là chưa từng thấy, nhất là trong các vụ án có yếu tố chính trị, đặc biệt khi kết thúc phiên xử sáng, Viện Kiểm sát còn đề nghị giữ nguyên án của Phương Uyên (6 năm tù giam) và chỉ giảm án cho Nguyên Kha từ 8 năm xuống còn 5-6 năm.
Trước đó, cả hai sinh viên này đã từ chối luật sư. Phương Uyên đã tự bào chữa và không nhận tội.
Đinh Nguyên Kha đã xin giảm án.
Luật sư Lương cho hay rằng "không khí trong và ngoài phòng xử khi tòa tuyên án rất xúc động".
Cha của Nguyễn Phương Uyên, ông Nguyễn Duy Linh, nói với BBC: "Tôi vỡ òa lên vì sung sướng".
Ông Linh cũng nói Uyên đã được chuyển về lại trại giam để làm giấy tờ ra trại, và gia đình đang trên đường tới đó để đón em.
Rải truyền đơn
Nhận xét về diễn biến bất ngờ trong phiên tòa tại Long An, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết:
"Kết quả này quả là vượt trên cả sự mong đợi, nhưng điều này cũng không hề thay đổi sự thật rằng cả hai thanh niên lẽ ra không phải chịu cảnh giam giữ ngay từ đầu. Trong lúc gia đình Uyên cảm thấy hạnh phúc vì cô được thả, bản thân cô vẫn phải trải qua ba năm tù treo và chỉ một bước đi thiếu tính toán có thể khiến cô bị giam cầm trở lại."
"Đối với Đinh Nguyên Kha, nhà cầm quyền phải trả tự do cho thanh niên này ngay lập tức và vô điều kiện."
"Điều này cho thấy việc liên tục gây sức ép với Việt Nam về nhân quyền có thể mang lại những kết quả tích cực."
Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của Human Rights Watch
Ông cũng nhận xét về mặt trái của quyết định này:
"Việc tòa án xét xử như vậy cũng chỉ ra một thực tế: Tòa án và các cơ quan 'công lý' của Việt Nam hoàn toàn làm việc một cách mờ ám và bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ và đảng cầm quyền."
Tuy nhiên, vị đại diện HRW cũng nói đây là một tín hiệu "tích cực" và cũng là bài học kinh nghiệm cho cộng đồng quốc tế.
"Rất có thể áp lực của cộng đồng quốc tế đã giúp dẫn đến kết quả này, và điều này cho thấy việc liên tục gây sức ép với Việt Nam về nhân quyền có thể mang lại những kết quả tích cực. Cộng đồng quốc tế nên rút kinh nghiệm từ việc này và gia tăng nỗ lực trong việc thúc giục Việt Nam tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của người dân nước mình."
Hôm 14/10/2012, Nguyễn Phương Uyên, lúc đó 20 tuổi và là sinh viên Đại học Công nghiệp Thực phẩm Hồ Chí Minh, bị công an vào phòng trọ ở TP HCM mang đi điều tra về cáo buộc rải truyền đơn.
Một số trang mạng lưu truyền thông tin Phương Uyên là một thành viên của một câu lạc bộ có tên là Tuổi trẻ Yêu nước có hoạt động chống chế độ.
Theo đó, bốn ngày trước khi Phương Uyên bị bắt, nhóm Tuổi trẻ Yêu nước đã ‘gài truyền đơn bên hông thành cầu An Sương’ ở gần Sài Gòn.
Nguyễn Phương Uyên được nói đã nhận phân công là ‘chụp ảnh những diễn biến hôm đó’.
Phương Uyên bị khởi tố hôm 3/11/2012 trong vụ án cũng có liên quan tới ông Đinh Nguyên Kha, sinh năm 1988, về tội rải truyền đơn chống nhà nước.
Cơ quan công an nói một người khác được cho là đầu mối của vụ việc, Nguyễn Thiện Thành, đã trốn sang Thái Lan.
Truyền thông trong nước hồi tháng 11/2012 nói các tang vật mà cơ quan điều tra thu được gồm hơn 700 tờ truyền đơn, cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ miền Nam Việt Nam trước đây cùng hơn hai kg hoá chất tạo thuốc nổ cùng một số tang vật khác.
Phạm nhân trại Nam Hà 'bị biệt giam'?
'Yếu tố quyết định' trong nền chính trị VN
Công việc, cuộc sống người Sài Gòn
Fidel Castro 'bất ngờ' vì còn sống
-
Sinh viên Phương Uyên hưởng án treo
Trong một phán quyết chưa có tiền lệ, tòa phúc thẩm tỉnh Long An xử sinh viên Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù cho hưởng án treo, trong khi Đinh Nguyên Kha được giảm án xuống4 năm tù giam, theo một luật sư có mặt tại phiên tòa.
Các bài liên quan
Anh của sinh viên Đinh Nguyên Kha bị bắt
Có án tù trong vụ xử Phương Uyên
Gia đình Phương Uyên cầu cứu ông Sang
Cả hai người bị xử tù 6 năm và 8 năm tù giam vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự tại phiên sơ thẩm ngày 16/5/2013.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương, đại diện cho một vụ dân sự liên đới tại phiên tòa hôm 16/8, cho BBC hay Phương Uyên còn phải chịu 52 tháng thử thách và Đinh Nguyên Kha thêm 3 năm quản chế tại địa phương.
Mức giảm án như trên là chưa từng thấy, nhất là trong các vụ án có yếu tố chính trị, đặc biệt khi kết thúc phiên xử sáng, Viện Kiểm sát còn đề nghị giữ nguyên án của Phương Uyên (6 năm tù giam) và chỉ giảm án cho Nguyên Kha từ 8 năm xuống còn 5-6 năm.
Trước đó, cả hai sinh viên này đã từ chối luật sư. Phương Uyên đã tự bào chữa và không nhận tội.
Đinh Nguyên Kha đã xin giảm án.
Luật sư Lương cho hay rằng "không khí trong và ngoài phòng xử khi tòa tuyên án rất xúc động".
Cha của Nguyễn Phương Uyên, ông Nguyễn Duy Linh, nói với BBC: "Tôi vỡ òa lên vì sung sướng".
Ông Linh cũng nói Uyên đã được chuyển về lại trại giam để làm giấy tờ ra trại, và gia đình đang trên đường tới đó để đón em.
Rải truyền đơn
Nhận xét về diễn biến bất ngờ trong phiên tòa tại Long An, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết:
"Kết quả này quả là vượt trên cả sự mong đợi, nhưng điều này cũng không hề thay đổi sự thật rằng cả hai thanh niên lẽ ra không phải chịu cảnh giam giữ ngay từ đầu. Trong lúc gia đình Uyên cảm thấy hạnh phúc vì cô được thả, bản thân cô vẫn phải trải qua ba năm tù treo và chỉ một bước đi thiếu tính toán có thể khiến cô bị giam cầm trở lại."
"Đối với Đinh Nguyên Kha, nhà cầm quyền phải trả tự do cho thanh niên này ngay lập tức và vô điều kiện."
"Điều này cho thấy việc liên tục gây sức ép với Việt Nam về nhân quyền có thể mang lại những kết quả tích cực."
Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của Human Rights Watch
Ông cũng nhận xét về mặt trái của quyết định này:
"Việc tòa án xét xử như vậy cũng chỉ ra một thực tế: Tòa án và các cơ quan 'công lý' của Việt Nam hoàn toàn làm việc một cách mờ ám và bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ và đảng cầm quyền."
Tuy nhiên, vị đại diện HRW cũng nói đây là một tín hiệu "tích cực" và cũng là bài học kinh nghiệm cho cộng đồng quốc tế.
"Rất có thể áp lực của cộng đồng quốc tế đã giúp dẫn đến kết quả này, và điều này cho thấy việc liên tục gây sức ép với Việt Nam về nhân quyền có thể mang lại những kết quả tích cực. Cộng đồng quốc tế nên rút kinh nghiệm từ việc này và gia tăng nỗ lực trong việc thúc giục Việt Nam tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của người dân nước mình."
Hôm 14/10/2012, Nguyễn Phương Uyên, lúc đó 20 tuổi và là sinh viên Đại học Công nghiệp Thực phẩm Hồ Chí Minh, bị công an vào phòng trọ ở TP HCM mang đi điều tra về cáo buộc rải truyền đơn.
Một số trang mạng lưu truyền thông tin Phương Uyên là một thành viên của một câu lạc bộ có tên là Tuổi trẻ Yêu nước có hoạt động chống chế độ.
Theo đó, bốn ngày trước khi Phương Uyên bị bắt, nhóm Tuổi trẻ Yêu nước đã ‘gài truyền đơn bên hông thành cầu An Sương’ ở gần Sài Gòn.
Nguyễn Phương Uyên được nói đã nhận phân công là ‘chụp ảnh những diễn biến hôm đó’.
Phương Uyên bị khởi tố hôm 3/11/2012 trong vụ án cũng có liên quan tới ông Đinh Nguyên Kha, sinh năm 1988, về tội rải truyền đơn chống nhà nước.
Cơ quan công an nói một người khác được cho là đầu mối của vụ việc, Nguyễn Thiện Thành, đã trốn sang Thái Lan.
Truyền thông trong nước hồi tháng 11/2012 nói các tang vật mà cơ quan điều tra thu được gồm hơn 700 tờ truyền đơn, cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ miền Nam Việt Nam trước đây cùng hơn hai kg hoá chất tạo thuốc nổ cùng một số tang vật khác.
Phạm nhân trại Nam Hà 'bị biệt giam'?
'Yếu tố quyết định' trong nền chính trị VN
Công việc, cuộc sống người Sài Gòn
Fidel Castro 'bất ngờ' vì còn sống
PHƯƠNG UYÊN: "TÔI KHÔNG CẦN GIẢM ÁN"
Hôm nay, TAND tỉnh Long An mở phiên xử phúc thẩm với Phương Uyên và Nguyên Kha, hai thanh niên bị cáo buộc tội danh "chống phá nhà nước".
Luật sư Hà Huy Sơn - luật sư của hai bị cáo đã rời khỏi phiên tòa do cả hai bị cáo đều từ chối luật sư và tự bào chữa cho mình tại phiên tòa.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương - luật sư bào chữa có mặt tại phiên tòa tường thuật rằng, trước tòa Phương Uyên (trong phần tự báo chữa) nói rằng cô "không cần giảm án. Tôi chỉ cần toà xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống ĐCS không phải chống phá đất nước, dân tộc. Các ông đừng đánh đồng."
Một số người đã cố gắng vào trong phòng để theo dõi phiên xử nhưng bị an ninh, công an, dân phòng ngăn chặn.
Các tuyến đường xung quanh tòa án đều bị công an ngăn chặn, thân nhân của hai bị cáo cũng không được phép vào theo dõi phiên tòa.
Được biệt đây là phiên tòa được tuyên bố là "xét xử công khai".
Một số thân hữu của gia đình bị cáo do không được vào xem phiên xử đã biểu tình hô khẩu hiệu phản đối.
WH
Phiên tòa phúc thẩm xử sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha
Dân Làm Báo - Phiên tòa dự trù sẽ diễn ra vào 7:30 ngày hôm nay 16 tháng 8, 2013. Theo tin từ CTV Danlambao hiện tại chỉ mới có luật sư Hà Huy Sơn được tham dự phiên tòa, luật sư Nguyễn Thanh Lương đang làm thủ tục vào tham dự. Riêng thân nhân 2 gia đình không được vào tham dự và vẫn đang đấu tranh để được vào bên trong tòa. Hiện khu vực tòa án Long An an ninh sắc phục và thường phục được bố trí dày đặc với rất nhiều máy quay phim và chụp hình được bố trí sẵn.
Bên cạnh thân nhân gia đình, trong số những người đến Long An để hỗ trợ cho 2 bạn sinh viên yêu nước CTV Danlambao ghi nhận có Linh mục Đinh Hữu Thoại - trưởng Văn phòng Công Lý - Hòa Bình, Linh mục Nguyễn Văn Phương, chị Trần Thị Nga từ Hà Nam vào, chị Dương Thị Tân và Nguyễn Trí Dũng (vợ cũ và con trai anh Điếu Cày), phóng viên Huyền Trang của Truyền thông Chúa Cứu Thế, anh Lê Quốc Quyết, bạn Công Khanh, Anh Thịnh - dân oan Vườn Rau Lộc Hưng, anh Hoàng Văn Dũng, chị Bùi Minh Hằng, blogger Huỳnh Công Thuận, blogger Nguyễn Hoàng Vi, blogger Nguyễn Tường Thụy, blogger Huỳnh Ngọc Chênh...
8:20 sáng - Tin ghi nhận trước cổng toà án đã có hai người đàn ông đến tham dự phiên toà bị lực lượng công an bắt giữ khi họ định chụp hình quang cảnh bên ngoài toà.
Chị Trần Thị Nga và anh Trương Văn Dũng bị công an trấn áp. Anh Dũng bị công an bắt đưa lên xe, riêng chị Nga thoát được. Hiện lúc này có 4 người đã bị công an bắt giữ là anh Trương Văn Dũng, anh Nguyễn Viễn - doanh trí công giáo từ Hà Nội vào, ông Kha Lương Ngãi - nguyên Phó tổng biên tập báo SGGP và một người nữa chưa rõ tên.
Công an sắc phục, thường phục đàn áp và bắt giữ blogger Trương Văn Dũng
từ Hà Nội vào Long An tham dự phiên tòa (Ảnh CTV Danlambao)
từ Hà Nội vào Long An tham dự phiên tòa (Ảnh CTV Danlambao)
8:30 sáng - Công an phong toả mọi lối vào toà án. Mặc dù như đã thông báo, đây là một phiên tòa công khai, nhưng vẫn "như thường lệ" - tất cả những người đến tham dự phiên toà công khai này đều không được phép vào bên trong toà án. Mọi người đứng trước cổng toà án và hô to: "Phương Uyên và Nguyên Kha vô tội!".
Trước cổng toà án (ảnh CTV DLB)
8:40 sáng - Tin từ CTV Danlambao cho biết mẹ con chị Trần Thị Nga đã bị công an bắt. Chị Nga là người luôn luôn có mặt trong mọi cuộc biểu tình chống Tàu cộng xâm lược và đã từ Hà Nam vào Long An để ủng hộ Phương Uyên và Nguyên Kha.
Mọi người nằm xuống chặn xe khi họ bắt mẹ con chị Trần Thị Nga đi (ảnh CTV DLB)
Vì tình hình công an ngăn chận nghiêm ngặt vào trong phiên toà công khai, tất cả những người đến tham dự phiên toà đã quyết định đi bộ vòng quanh thành phố để biểu tình. Mục đích cũng để cho người dân biết thêm về tình trạng nhà cầm quyền bán nước xử người yêu nước. Hiện mọi người đang ở tại góc đường Trương Định - Nguyễn Duy.
Dân Làm báo gửi đến bạn đọc trong thôn bức ảnh hiếm hoi của sinh viên yêu nước phía bên kia khung cửa tù khi gặp các em và thân nhân:
Ảnh CTV - Danlambao
Cũng ghi nhận thêm là ngày hôm qua, ngày 15 tháng 8, gia đình của Phương Uyên, gia đình của Nguyên Kha cũng đã vào thăm nuôi 2 sinh viên yêu nước. Luật sư Hà Huy Sơn cũng được tiếp xúc với Phương Uyên trong vòng 15'. Theo luật sư Sơn, tình trạng sức khỏe của Phương Uyên kém hơn so với lúc phiên tòa Sơ thẩm. Phương Uyên ngỏ ý với luật sư của mình là vẫn muốn được trình bày quan điểm và nhận thức pháp luật của mình tại phiên tòa. Và theo lời của Ls Hà Huy Sơn: "Mục tiêu của Phương Uyên là phải làm sao sớm được tự do, bây giờ nên thay đổi khác với phương pháp của tôi trước đây. Bản chất của vụ án thì xã hội đã biết rõ rồi. Xét xử như thế nào thì do hội đồng xét xử quyết định và chịu trách nhiệm..."
8:50 sáng - Tin từ CTV Danlambao cho biết, chỉ có một mình luật sư Hà Huy Sơn được vào bên trong phiên tòa. Tất cả những người thân khác như cô Kim Liên (mẹ của Đinh Nhật Uy - Đinh Nguyên Kha), chị Nhung (mẹ của Nguyễn Phương Uyên) đều không được phép tham dự.
Tất cả những người tham gia biểu tình phản đối việc ngăn cấm công dân tham dự phiên toà công khai đang trên đường quay lại toà án, sau khi được nửa đường Trương Định và bị lực lượng công an giật mất biểu ngữ "Phương Uyên - Nguyên Kha vô tội".
Biểu tình chống phiên toà công khai nhưng chặn kín (ảnh CTV DLB).
9:15 sáng - Hiện mọi người đang tâp trung tại góc đường Trương Định - Nguyễn Đình Chiểu, cách tòa án chừng 50m. Đã có một xe 50 chỗ được điều đến đậu trước khu vực toà án. Có khả năng công an sẽ tìm cách bắt giữ tất cả những ai đến tham dự phiên tòa hôm nay.
Xe chuẩn bị "hốt người" của công an túc trực (Ảnh CTV Danlambao)
Thân nhân và bạn bè trước cổng tòa án (ảnh CTV Danlambao)
Luật sư Hà Huy Sơn đã rời khỏi tòa án sau khi tham dự phiên tòa được chừng 10 phút. Theo tin nhận được thì Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã biết trước phiên toà hôm nay đã được sắp xếp trước nên việc có luật sư cũng không có ích gì. Vì thế cả 2 sinh viên yêu nước này đã từ chối luật sư bào chữa cho mình.
10:30 sáng - Phiên tòa tạm nghỉ. Tin từ bên trong tòa cho biết Viện kiểm sát đề nghị mức án tù đối với Đinh Nguyên Kha là 5-6 năm (giảm so với mức án 8 năm tù giam trong phiên tòa sơ thẩm). Riêng đối với Nguyễn Phương Uyên thì Viện kiểm sát đề nghị y án - 6 năm tù giam.
Mọi người ở ngoài tòa án hô to khẩu hiệu "Đả đảo Trung Quốc xâm lược!", "Đả đảo tay sai bán nước!". Mọi người vừa đi vừa biểu tình trên đường Trương Định về phía siêu thị Coop Mark.
Phiên tòa dự kiến sẽ bắt đầu trở lại lúc 2 giờ chiều.
Mọi người nghỉ trưa (ảnh CTV DLB)
11:00 - Tin từ CTV Danlambao cho biết mẹ con chị Trần Thị Nga vừa được công an thả. Chị bị công an còng 2 tay bắt đưa về đồn công an P3, Tp. Tân An cùng với bé Tài. Công an mặc sắc phục dùng còng số 8 đập vào đầu, lấy chân đạp vào ngực, bụng, chân và túm tóc, tát vào mặt chị Nga. Bé Tài bị kéo, tách ra khỏi mẹ khiến bé sợ hãi và khóc thét. Sau đó, chị Nga bị công an khám xét cả người và cướp đi 1 điện thoại di động. Chị và bé Tài bị câu lưu tại đồn công an đến khoảng gần 11h trưa mới được thả về, nhưng công an vẫn không trả lại điện thoại của chị.
Chị Nga trở về và kể lại với mọi người
chuyện bị bắt, công an hành hung (ảnh CTV DLB)
chuyện bị bắt, công an hành hung (ảnh CTV DLB)
11:07 - Chị Nhung, mẹ của Phương Uyên vừa bị ngất do những diễn tiến xúc động dồn dập. CTV Danlambao sẽ thông báo tình trạng của chị đến bạn đọc.
Mọi người đang cấp cứu chị Nhung (Ảnh CTV Danlambao)
11:30 - Anh Nguyễn Viễn - doanh trí công giáo từ Hà Nội vào, bị công an bắt đi sáng nay, đã được thả ra.
12:10 - Ông Kha Lương Ngãi - nguyên Phó tổng biên tập báo SGGP đến tham dự phiên tòa nhưng bị công an bắt sáng nay cũng đã được thả.
Tin cho biết lúc này dù đã trưa nhưng nhiều người vẫn đang từ khắp nơi tiếp tục đổ về Long An để tham dự phiên xử buổi chiều. Theo CTV Danlambao cho biết hiện tại chỗ tụ tập có khoảng 60 người. Đồng thời chị Nhung, mẹ Phương Uyên cũng đã tỉnh lại và phục hồi.
Theo CTV Danlambao, mọi người đông đảo ngồi chật cả quán ăn
trong khi chờ phiên tòa bắt đầu trở lại. (Ảnh CTV Danlambao)
Và sinh hoạt văn nghệ trong tinh thần và khí thế yêu nước
của Phương Uyên, Đinh Kha... (Ảnh CTV Danlambao)
13h00 - Ông Phil Robertson đại diện của Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) gửi đến Danlambao: “This trial and imprisonment of these two young people for distributing leaflets is a scathing indictment of everything that is wrong with human rights in Vietnam. It reveals a rights repressing government determined to its own citizens, a lap-dog judiciary eager to do the bidding of its political masters, and scores of ‘national security’ laws that can be used to criminalize any exercise of civil or political rights. What’s clear from this charade is that Vietnam is in no way qualified to press forward with its candidacy for the UN Human Rights Council, and Vietnam’s donors and diplomats in Hanoi should tell the government that it will not receive their support unless it cleans up its human rights act.”
Lược dịch: Phiên toà và việc bỏ tù 2 người trẻ này vì rải truyền đơn là một cáo trạng cay độc về tất cả mọi sai trái đối với nhân quyền tại Việt Nam. Nó biểu lộ một chính phủ đàn áp nhất quyết khoá miệng công dân của họ, một toà án như con chó ngoan hau háu thực hiện mệnh lệnh của những ông chủ chính trị, và thật nhiều những luật lệ về "an ninh quốc gia" được dùng để tội phạm hoá bất kỳ hành xử nào về những quyền dân sự hay quyền chính trị. Rõ ràng với trò này, Việt Nam không thể nào có đủ tư cách để tiến đến việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, và những người tài trợ, ngoại giao ở Hà Nội cần nói với nhà nước Việt Nam rằng họ sẽ không còn nhận những hỗ trợ trừ khi họ chấm dứt những hành động vi phạm nhân quyền.
Danlambao sẽ tiếp tục cập nhật.