- (nhận qua email, đọc tham khảo)
Tài
liệu rút gọn tiếp sức
Dân trí, Quan trí và Đảng trí
Với
“tình yêu nhân loại bao la như
đại
dương” của Hồ Chí Minh, tôi tự hỏi
“VÌ SAO NHỮNG CÁI TỐT
TÔI LẠI COI LÀ XẤU”
CHỈ ĐỌC
28 TRANG sau đây
Là rõ tất cả !
Nhà xuất bản . . .
“Vì sao
những cái xấu
Tôi lại coi
là tốt
(Vì sao có
những cái tốt
Tôi lại coi
là xấu)
Và tôi còn
cần những gì
Để không
phải nhầm lẫn nhiều hơn?”
Uyslap Sim booc ca
Nữ thi sĩ Ba Lan, giải Nô ben văn học
Tập tài liệu sẽ hỗ trợ mọi người trả lời
câu hỏi trên của nữ thi sĩ Ba Lan, cũng là của chính
Việt Nam mình, và hãy chuyển nhanh
cho những ai có quyền dơ tay hay bỏ phiếu
Tại sao nên đọc tài liệu ngắn
này
Nhận thấy việc vạch ra những sai lầm
khuyết tật cụ thể của quá khứ (và hiện tại) của “cả hệ thống” cũng đã khá đủ,
và phần lớn đã được chính Đảng và Chính phủ từng bước thừa nhận. Nhưng khả năng
đồng thuận để chấp nhận những phương án (góp ý) đổi mới về thế chế, về sửa đổi
Hiến pháp, về Luật đất đai, về tự do nhân quyền .v.v… do số đông nhân dân đề
nghị còn khá khó khăn. Thậm chí nhiều mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Ngoài
nguyên nhân liên quan đến quyền lợi, địa vị của hầu hết cán bộ có chức, có
quyền, đến khó khăn suy thoái kinh tế xã hội tích tụ lại, đến phần tiêu cực,
phức tạp của môi trường quốc tế – mà ta đã rõ - , nhưng một nguyên nhân cực kỳ
quan trọng là sự mơ hồ, láng máng, lẫn lộn, thậm chí sai lầm, xuyên tạc về nhận thức
chính trị, tư tưởng đối với các học thuyết, về con đường đấu tranh chính trị
của đất nước vừa qua và hiện nay đã ngăn cản khả năng sớm có đồng thuận chính
trị xã hội. Những sai lệch đó đã gây nên nhiều mâu thuẫn nội bộ, tạo
sức cản quan trọng, rất lớn, thậm chí quyết định đối với khả năng thống nhất tư
duy và hành động cách mạng và quá trình đổi mới tiếp theo của đất nước. Hơn
nữa, sự đồng thuận trong nước còn có tác động to lớn đến sự ủng hộ quốc tế đối
với cuộc đấu tranh vì chủ quyền, vì tự do dân chủ nhân quyền và hạnh phúc của
nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ hiện nay. Vì lẽ đó, tôi (*)
mạnh dạn viết tài liệu ngắn sau đây, rà lại toàn bộ những vấn đề mang tính hệ
thống có liên quan, mong muốn góp phần nhỏ bé khắc phục tận gốc cái mảng nguyên
nhân thứ hai (mơ hồ, mâu thuẫn về nhận thức) nói trên. Đối tượng phục vụ
(thuyết phục, hỗ trợ khai mở) không phải là các nhà trí thức, các học giả, các
chuyên gia và các vị lãnh đạo cao cấp . . . . .như các Quý vị , mà là những cán
bộ có chức quyền, thường chỉ qua đào tạo theo cơ chế cũ ở các trường chính trị
hoặc tại các phân viện Nguyễn Ái Quốc các địa phương, ít có điều kiện học hành
mở mang thêm, tham khảo kiến tập nước ngoài để hiểu biết đủ sâu rộng hơn, nhưng
bản thân họ lại có ảnh hưởng lớn đến các quyết sách quan trọng của Đảng và
Chính phủ. Vì vậy, xin Quý Vị bớt chút thời gian đọc tài liệu (chắc còn nhiều
sơ xuất) sau đây, và những đính kèm, nếu cần, thẳng thắn góp ý kiến, xem liệu
nó có tác dụng gì không, muốn có tác dụng hơn, nên thêm bớt, sửa chữa thế
nào.(Nên nhớ, đối tượng thuyết phục không phải là chính Quý vị, những người đã
am hiểu, đọc một, hiểu ngay hai, ba, nên ngại đọc dài, nói dài). Và sau đó, nếu
đã thấy là được, không cầu toàn, xin kính nhờ chuyển đến tận tay những đối
tượng cán bộ có chức quyền nhưng còn những hạn chế như đã nói ở trên. Hầu như
toàn bộ nội dung trong tài liệu này , đã được báo cáo từng phần cho lãnh đạo
các cấp cao nhất, từ Tổng Bí thư.
Xin chân
thành cám ơn trước.
Hà Nội,
ngày 25 tháng 7, 2013
Vũ Duy Phú
Email: vuduyphu36@gmail.com
(*) Để có cơ sở làm yên tâm Quý vị vào sự
chuẩn bị của tác giả, xin tự giới thiệu những yếu tố liên quan tới nội dung các
bài viết của bản thân (như mọi báo cáo viên quốc tế vẫn phải làm ở các hội
nghị, hội thảo): Những năm 1944- 45 tôi đã từng giúp việc canh gác để cha chú
cùng các cán bộ Việt Minh khác họp bàn bí mật đánh Pháp đuổi Nhật tại nhà mình;
Sau đó, sau khi Đảng CS tự giải tán, khi còn niên thiếu, tôi đã làm công tác
văn thư tại “Ban nghiên cứu Chủ nghĩa
Mác” đặt tại Liên khu uỷ Liên khu III, và do đó cũng đã “nghe lỏm” được nhiều
điều. Tôi đã được Đảng cho học tập 2 đợt tại trưởng đảng Nguyễn Ái Quốc, đã học
CN Mác và lịch sử Đảng CS Liên Xô khi học đại học tại nước này. Năm nay tôi đã
51 năm tuổi đảng, hầu như thường xuyên kinh qua các cấp uỷ đảng từ chi bộ cơ sở
đến Phó bí thư thường trực Đảng uỷ của một bộ; đã phục vụ 3 năm trong quân đội,
tuy chưa được ra chiến trường, nhưng cũng được giáo dục ý thức phục vụ nhân dân
của quân đội. Đã kinh qua nhiều năm công tác chính quyền ở cương vị vụ phó, vụ
trưởng. Như vậy là tôi cũng đã được Đảng CS rèn luyện, “nằm” trong đủ các loại
“chăn” của thể chế “chuyên chính vô sản” . .
. Điều quan trọng là mấy năm gần đây, do quan tâm đến vận nước, tôi đã
lục tìm rất nhiều tài liệu liên quan để đọc lại và tìm hiểu những nội dung cốt
lõi nói về những chủ đề mà đất nước đang sôi nổi bàn luận.Trong chuyên môn
nghiệp vụ, tôi đã bảo vệ luận văn tiến sĩ ngành điện tử tại Viện hàn lâm KH
Hungary về nội dung “Nghiên cứu Bộ nhớ quang lượng tử dung lượng siêu lớn cho
máy tính quang điện tử”; đã được nhà nước giao nhiệm vụ tập hợp 23 chuyên gia đầu ngành (như GS Viện sĩ Vũ
Đình Cự, GS TSKH Bạch Hưng Khang, GS Nguyễn Văn Ngọ, TSKH Đỗ Trung Tá, TS Hoàng
Văn Nghiên, GS TSKH Phan Anh, GS TS Chu Hảo . . . .) để tổ chức soạn thảo “Chiến
lược 10 năm phát triển ngành Điện tử - Tin học” của cả nước (1990 – 2000). Rất
tiếc có nhiều tư duy cơ bản thức thời trong bản chiến lược này đã không được
triển khai, và đó chính là một trong những nguyên nhân chính thúc
đẩy
tôi đi tìm hiểu, “Vì sao?”. Chính vì vậy, tôi đã cố cầy cục vận động để
thành lập “Viện nghiên cứu những vấn đề phát triển – VIDS”, sau đó là “Diễn đàn
Lý luận Phát triển - FODS” nằm trong Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật VN,
nhằm nghiên cứu trao đổi về những vấn đề vĩ mô của đất nước. Tôi cũng đã chủ
biên quyển “Xã hội dân sự, một số vấn đề chọn lọc”, và trực tiếp viết hơn 150
trang nội dung: “Xây dựng Xã hội dân sự thông thái tương thích với Nhà
nước pháp quyền hiện đại trong thế kỷ XXI ”, do NXB Tri thức phát
hành năm 2009.
Tài liệu (dự thảo) sau đây là do tôi độc
lập viết, tự chịu trách nhiệm, không liên quan đến ai, đến tổ chức nào khác, và
đã được gửi dần dần từng phần cho tất cả lãnh đạo cấp cao trong thời gian vừa
qua ./.
Lời
nói đầu
Bạn
có đồng ý, rằng xã hội VN hiện nay đang vàng thau lẫn lộn hơn bao giờ hết, như
lời mấy câu thơ của nữ thi sĩ được Giải Nô ben văn học đã nêu ở phía trên? Có
ai phủ nhận đạo đức xã hội, trật tự kỷ cương phép nước, lòng tin của người dân
đã xuống đến mức thấp nhất kể từ năm 1945 cho đến nay ? Có ai tin rằng nhân dân
ta chỉ anh hùng, thông minh, có trí tuệ và sáng tạo trong chiến đấu vũ trang
hay không ? Nhiều người cho rằng, nếu có sự lãnh đạo thông minh, sáng suốt hơn
thì nước ta đã trở thành một trong mấy nước đứng đầu Đông Nam Á ? Nhiều người thấy đúng như vậy ! Trong khi đó
cũng có không ít người suy nghĩ ngược lại, phản bác những kết luận nêu trên.
Có
thể nói một vài điều gì ngắn gọn nhất về nguyên nhân của hiện tụơng mâu thuẫn
đối lập tư duy, chính kiến rất phổ biến hiện nay ? (Và nếu kiên trì đường lối “khác
ta là địch” thì có cực kỳ nguy hiểm không ?)
Đó
là do có sự thiếu thông tin trung thực và đầy đủ, sự thiếu hụt về những tri
thức cơ bản, hoặc mỗi người dựa trên cơ sở những lý luận sơ sài, những học
thuyết đã được biến hoá theo quan điểm riêng của mình, thậm chí thiếu hẳn logic
khoa học, hoặc nếu có, chúng đã bị bóp méo bởi nhiều yếu tố khách quan, nhiều
khi bị làm sai lệch quá đáng, mà hầu hết lại được chi phối bởi lòng tin chân
thực, đứng đắn, nhưng chưa hoàn chỉnh vào một chủ thuyết dẫn đường nào đó (số
phận, tâm linh, CN Mác – Lê,Trời Phật, học thuyết Hồ Chí Minh . . .) từ đó gây
nên những hậu quả rất xấu trong xã hội mà chúng ta đang chứng kiến ! Thậm chí
nhiều người có trách nhiệm đã:
"Nói những điều không biết
Viết
những điều không hiểu
Sợ
mất những điều không đáng có" (TVT)
Có
thể nêu một số những lầm lẫn, mâu thuẫn rất cơ bản, ví dụ:
Nhiều
người phủ nhận sạch trơn những tư tưởng sâu sắc vĩ đại của Các Mác đóng góp vào quá trình tiến hoá
của Loài người, những quan niệm rất đặc biệt đầu tiên về sự tự do của toàn thể
cộng đồng Nhân loại, cùng sự quên lãng rất nhiều những công trình nghiên cứu phương
pháp luận rất giá trị về kinh tế, chính trị, lịch sử, xã hội, sự phân tích rõ
ràng về thành tích đóng góp to lớn của Chủ nghĩa Tư bản (CNTB) vào tiến trình
khai phá văn minh toàn cầu; trong khi đó lại chỉ nhớ và ấn tượng nhất việc Mác
đã vạch rõ những khuyết tật không thể chấp nhận được trong thời kỳ đầu phát
triển hoang sơ của CNTB thế kỷ 18, 19 (tất cả đã được trình bầy khá chân thực,
đầy đủ, khoa học trong bộ Tư bản luận nổi tiếng mà không phải ai cũng có điều
kiện tìm hiểu). Có những người cứ khẳng định rằng Mác là người đầu tiên đưa ra
khái niệm Chủ nghĩa xã hội (CNXH) và Chủ nghĩa Cộng đồng (Community - CNCĐ),
(nhưng không phải, và chính do sau này có mấy nước phương Đông dịch sai là Chủ
nghĩa Cộng sản (Communism – CNCS, tức cộng tất cả tài sản tư nhân lại)), hơn
thế lại cứ gán cho một mình Các Mác cái tội “cường điệu hoá” vai trò của giai
cấp công nhân, “tuyệt đối hoá” quan điểm “đấu tranh giai cấp là động lực cách
mạng”; đưa ra nhận định bất biến là “CNTB và CNXH là không thể chung sống hoà
bình”, là phải “một mất, một còn”, từ đó xuất hiện đường lối cầm quyền duy
nhất, quyết liệt là “chuyên chính vô sản, độc đảng toàn trị do giai cấp công
nhân lãnh đạo” và hậu quả dẫn đến quan điểm và tập quán tai hại “cứ khác ta thì
coi là địch”. Thậm chí tình trạng đất nước Việt Nam hiện nay, mọi hiện tượng
xấu xa của một bộ phận lớn xã hội đang tồn tại, ngay đến sự đe doạ, chèn ép,
lấn chiếm của TQ đang diễn ra đối với nước ta . . . nhiều người đổ hết lên đầu
CN Mác – Lê, lên đảng Cộng sản VN (Họ nói thẳng ra rằng vinh quang và quyền lợi
thì các ông ấy đã nhận hết, và chính quyền thì các ông ấy nắm thật chặt mấy
chục năm nay, nhưng trí tuệ và sức mạnh dân tộc thì các ông ấy không chịu tập
hợp đầy đủ !) Thực ra trên thực tế câu chuyện diễn biến, đúng sai phức tạp dích
dắc hơn ta tưởng rất nhiều.
Ta
cũng có thể nói về một số thông tin không đúng, rất hồ đồ, thậm chí rất sai sự
thật về Hồ Chí Minh, có thể gây hoang mang trong xã hội, ngay cả đối với một số
lão thành cách mạng, nhất là đối với ai không có điều kiện nghiên cứu tham khảo
tư liệu đông tây nam bắc, và nhẹ dạ cả tin (*). Ví dụ: Nhiều người, kể cả một
số GS.TS ở trường Nguyễn Ái Quốc, ở Hội đồng Lý luận TƯ và nhiều nơi khác. . .
cho rằng Hồ Chí Minh đích thực là một người Cộng sản (thực tâm theo CN Mác – Lê,
là một người Macxit chính hiệu). Rồi lại có thông tin lan truyền đây đó: Nguyễn
Tất Thành đã chết từ sau khi bị bắt tại Hương Cảng; Cụ Hồ về với cách mạng VN
từ năm 1944 – 1945 là một người nước ngoài do Quốc tế Cộng sản dựng lên “thay
vào” để lãnh đạo cách mạng Đông dương cho đến thắng lợi sau này ! Nhưng hầu hết
mọi người Việt Nam không có mẳy may nghi ngờ, kể cả các học giả nổi tiếng nước
ngoài, đã kiên nhẫn chứng minh chân thực sắc sảo rằng, Nguyễn Tất Thành – Hồ
Chí Minh là một và là một nhà yêu nước, nhà cách mạng chân chính theo Chủ nghĩa
Dân tộc và theo Chủ nghĩa quốc tế, một nhà văn hoá nổi tiếng thế giới với “tình
yêu nhân loại bao la như đại dương”, không khi nào Hồ Chí Minh lại coi “khác ta
là địch”. . .
Thế
đấy. Trong hành trang cách mạng và đổi mới với những cái gốc cơ bản ấy, kể cả
về lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh của chính mình mà còn nhầm lẫn, thậm chí bị hiểu
xuyên tạc ghê gớm . . .thì làm sao không có lúc rơi vào trạng thái:
“Có những cái tốt,
tôi lại coi là xấu . . .
Và tôi phải làm gì
để khỏi bị nhầm lẫn nhiều hơn ?! “
***
“Để khỏi bị nhầm
lẫn nhiều hơn”
Chúng
ta cùng rà lại những nội dung “biết rồi, khổ lắm”,nhưng thường vẫn lơ mơ, nên không
ít người vẫn bối rối và lẫn lộn!
I- Tuy đơn giản, nhưng
vẫn cần khẳng định lại để đỡ nhầm lẫn:
Giầu hay nghèo, địa
chủ hay tư sản, đều không có tội. “Cạnh tranh sinh tồn” và “sự tồn tại và thống
nhất giữa các mặt đối lập” là những quy luật cơ bản. Người làm giầu bất chính mới là có tội.
1.Từ khi khai sinh
lập địa, do những hoàn cảnh khác nhau (gia đình họ tộc, sức khỏe, trí tuệ, sự
chăm chỉ cần cù, cá tính, thậm chí nhan sắc . . .) đã dẫn đến hiện tượng có
người giầu hơn, có người nghèo hơn. Trong số những người giầu, có người nhân
hậu, đạo đức biết chia sẻ, giúp dỡ; có người bình thường (thân ai người ấy lo,
của ai người ấy dùng); nhưng cũng có người tham lam, độc ác, lợi dụng chức
quyền và sự giầu có của mình chèn ép, bóc lột người khác, hoặc mưu mẹo, lừa đảo
người khác để trở thành giầu. Sự phân chia giầu nghèo là một hiện tượng tự
nhiên, xuất hiện từ thủa khai thiên lập địa. Người giầu chân chính không có tội !
2. Chế độ tư bản cổ
suý cho sự cạnh tranh tự do với thể chế, cơ chế kiềm chế, kiểm soát, công khai,
minh bạch cần thiết nên mọi người tha hồ thi thố sức lực, của cải, tài năng (tự
do, chính đáng). Tuy nhiên những cơ chế đó vẫn chưa đủ để ngăn chặn
quyền lực, mưu mẹo, thủ đoạn, thậm chí gian dối, lừa đảo, bóc lột thậm tệ (bất
chính). Nhưng nhìn tổng thể, đa số người giầu làm ăn lương thiện. Sự giầu có của họ đã góp phần thúc đẩy
phát triển xã hội và tạo điều kiện làm vơi đi sự bất công (do lỗi khách
quan và do lỗi chủ quan) của xã hội (Tỷ phú Bill Gett là điển hình nhất)
3. Chế độ XHCN mong
muốn tạo điều kiện để mọi người đều có hoàn cảnh, môi trùơng lao động như nhau
để giầu có sung sướng công bằng gần như nhau (CNXH đích thực). Nhưng chưa đâu làm
được như vậy, thì rất nhiều những người có quyền lực đã lợi dụng quyền lực
và sai sót của thể chế (độc đảng toàn trị) để làm giầu bất chính dẫn đến
rất nhiều những tha hoá khác làm xã hội ngày càng tồi tệ hơn (đó là hậu quả
trực tiếp hay gián tiếp của độc quyền mất dân chủ, thiếu công khai, minh bạch,
tham nhũng tiêu cực). Chỉ khi nào có thể chế văn minh, có cơ chế
kiểm tra, điều tiết thật tốt thì mới hạn chế được tham nhũng tiêu cực
làm cân bằng, ổn định được xã hội, và người giầu chân chính mới yên trí làm ăn không
lo bị “vô sản” tước đoạt tài sản (cộng sản) lần thứ 2.
II- Lý luận cách mạng, những điều tưởng đã “thuộc lòng”, vậy mà không ngờ vẫn phải “nghiên
cứu” tiếp:
Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng đồng (chính gốc là Community, mà cứ dịch
sai là CN cộng sản, communism) đã xuất hiện và tồn tại từ trước khi ông Các Mác
ra đời. Trước ông Mác, giới ưu tú của Nhân loại mong muốn xây dựng một xã hội loài người thật tốt đẹp, trong đó
không có hiện tượng “con người bóc lột và hãm hại lẫn nhau”, không còn chiến
tranh, thù hận, mọi người sống trong hoà bình, tự do, dân chủ, bình đẳng, hạnh
phúc và gọi xã hội ấy là xã hội XHCN hay
XH Cộng đồng. Trước ông Mác, quan niệm và đấu tranh cho tự do chỉ là cho tự do cá nhân. Và các nhà cách
mạng chỉ bàn rất nhiều và chỉ dừng lại ở lý
luận chung chung. Đến ông Mác, ông có công rất lớn do
mấy sáng tạo cơ bản: 1/ Ông dành cả cuộc đời đấu tranh cho tự do của toàn xã hội, coi đấy mới là một nền tự do thật sự.
2/ Ông không dừng lại ở việc bàn lý luận, mà tìm biện pháp cụ thể đấu tranh cải tạo xã hội, và khẳng định
rằng chỉ có giai cấp công nhân, giai cấp
cần lao là có thể lãnh đạo tiến hành được cuộc cách mạng cải tạo tận gốc xã hội
ấy. 3/ Mác cho rằng, đấu tranh giai
cấp là động lực mạnh nhất để phát triển xã hội, trong đó chủ yếu là đấu tranh
giữa giai cấp cần lao và giai cấp tư sản bóc lột. Những câu nói bất hủ của
ông mà người đời rất ca ngợi là: “Tự do
cho mối người là điều kiện để có tự do cho tất cả mọi người”, và “Trong CNCS mọi người sẽ làm theo năng lực
và hưởng theo nhu cầu ! “
Chủ
trương cách mạng vô sản của Mác (Chủ nghĩa cộng đồng, sau này dịch sai là CNCS)
bao gồm mấy nội dung cốt yếu sau đây:
Muốn có một xã hội tự do, hạnh phúc, hoà bình cho toàn thể cộng đồng,
thì phải: 1/ Xoá bỏ chế độ tư hữu tư liệu sản xuất, và phải tiêu diệt
giai cấp tư sản (những tầng lớp giầu có bóc lột), vì đó là 2 nguyên nhân nguồn gốc của hiện tượng người bóc lột
người và phân chia thế giới ra 2 tầng lớp giầu nghèo bất công. 2/
Cuộc cách mạng vô sản thế giới nói trên chỉ có thể thắng lợi nếu do giai cấp công nhân lãnh đạo (vì
theo Mác, chỉ có giai cấp này là mới có đủ lòng căm hận bóc lột, có tổ chức tốt
nhất và nắm được, đại diện công nghệ hiện đại tiên tiến nhất (!). Trên
cơ sở lý luận như vậy, Mác và những nhà cách mạng ở Trung Âu đã lập ra Quốc tế
Cộng sản I (QTCS I) để tập hợp lực lượng và triển khai cách mạng vô sản.
Sau hơn một thế kỷ triển khai CM vô
sản ở Trung Âu, CNCS và QTCS I đã thất bại hoàn toàn, vì mấy lý do sau đây:
1/ CNCS
đã phủ nhận quy luật “Cạnh tranh sinh tồn” của mọi sinh vật và của xã hội Loài
người. Phủ nhận “Sự tồn tại tự nhiên của các loại người” (giầu, nghèo và trung
bình; thông minh, bình thường và ngu đần; có học và thất học; chăm chỉ và lười
nhác; với các hoàn cảnh chủ quan và khách quan khác nhau . . là
một chuyện tự nhiên) ;
2/ CNCS
đã phủ nhận quy luật: “Sự mâu thuẫn thống nhất giữa các mặt đối lập”: Không có
giai cấp tư sản đầu tư vốn, công nghệ và tổ chức lao động . . .thì cũng không
có giai cấp công nhân là người chỉ có sức lao động làm thuê đơn thuần, và ngược
lại;
3/ Giai
cấp công nhân lao động với công nghệ tiên tiến và vốn do giai cấp tư sản cung
cấp, tổ chức, quản lý . . .;Bản thân giai cấp công nhân là một lực lượng xã hội
thụ động, đơn thuần là lao động làm thuê. Vì vậy khi cướp được chính quyền ở
một số nơi họ đã không biết tổ chức xã hội như thế nào để tồn tại khi không có
giai cấp tư sản , nên đã thất bại!
4/ Trong
“công thức tư bản” của Mác (trong bộ Tư bản luận nổi tiếng), Mác đã quên yếu tố
trí tuệ tổ chức điều hành chỉ đạo và sáng tạo của giai cấp tư sản. Mà thành tố
trí tuệ này, ngày càng to lớn hơn lên so với thời của Các Mác, mà Mác chưa hình
dung ra hết.
Từ thất bại của QTCS I tại
Trung Âu, Giai cấp công nhân ở các nước Bắc Âu, với sự hỗ trợ về lý luận và sự
động viên cổ vũ của chính Mác và Ănghen (đã nhận ra sai lầm của QTCS I ), đã đi
đến quyết định bước ngoặt: 1/ Không đấu
tranh vũ trang lật đổ chính quyền tư bản nữa. Thay vào đó là chủ trương cùng tồn tại hoà bình, đấu tranh đòi
những gì phù hợp với sự đóng góp cho xã hội của bản thân mình, trước hết là
thông qua đấu tranh trên nghị trường.
Nói khác đi là : Hình thành đường lối các giai cấp cùng tồn tại và đấu tranh,
cạnh tranh trong hoà bình, trên nghị
trường, thông qua nhà nước pháp quyền
tư sản. 2/ Không chủ trương quốc hữu
hoá tư liệu sản xuất và lập chính quyền chuyên chính vô sản do giai cấp công
nhân lãnh đạo nữa. Thực chất là đã thừa nhân tầng lớp ưu tú của mọi giai cấp
là lực lượng lãnh đạo xã hội, chứ không thừa nhận chỉ có giai cấp công nhân và
nông dân (búa + liềm) mới là người biết lãnh đạo !(***). . .
(*** Vì vậy cờ
nước Đức sau này mới thay bằng Com pa và ê ke)
Từ
đó hình thành Quốc tế Cộng sản II (QTCS II) tức CNXH Dân chủ.
Các
nước Tư bản Bắc Âu theo QTCS II cho đến nay vẫn là những nước phát triển liên
tục, xã hội trong sạch, ổn định và giầu có loại nhất hành tinh. CNXH Dân chủ
(theo QTCS II ) cho đến nay đã phát triển hơn bao giờ hết. CNTB thế giới đã qua
cái thời hoang sơ cổ điển, đã nếm đủ mùi cay đắng đau đớn thất bại trong quá
trình phát triển, CNTB hiện đại đã nhận thức những sai lầm nghiêm trọng của CN
Tự do mới của mình, của tư duy “xã hội phúc lợi” còn nhiêu sai lầm, trong đó
sai làm lớn nhất là để “Chủ nghĩa Tự do” vô độ xổng ra khỏi Dân chủ, kỷ cượng
luật pháp (Nhà nước bé nhất chừng nào có thể, Thị trường lớn nhất có thể), để hưởng
thụ vượt quá nhiều khả năng lao động và sáng tạo, thậm chí có lúc, có nơi mang
tính tàn phá huỷ hoại xã hội và môi sinh, và – không còn con đường nào khác là
- đang quyết liệt đấu tranh khắc phục những tồn tại đó, đúng như tiên đoán của
Mác (đây mới đúng là một nhận định thiên tài của Người): Các nước TB phát triển
– vì sự tồn tại của mình – sẽ có Tự do, Dân chủ, Nhân quyền hơn; Chế độ đa
nguyên, đa đảng theo những chuẩn thức hợp lý sáng tạo hơn; Nhà nước pháp quyền hiện
đại, vững mạnh: ngày một hoàn thiện đầy đủ, dân chủ và liêm khiết hơn; Thị
trường tự do thuần khiết trở lại, sẽ được tăng cường kiểm soát và điều tiết sát
sao hơn; Xã hội dân sự lành mạnh, thông thái, tương thích với Nhà nước pháp
quyền hiện đại, phát huy rõ nét hơn vai trò “Nhân dân là chủ nhân đích thực của
xã hội”. Các nước TB phát triển nhất do đó chắc chắn sẽ là những nước đầu tiên
“tiến lên CNXH” (CNXH đích thực), hoặc CN Hậu TB.
III-Lênin,
Liên Xô và Phe XHCN ? Ai mà còn lạ gì! Nhưng xin đừng chủ quan vì thường mới nghe
“một tai”:
Giai
đoạn đầu: Lênin
say xưa với CNCS nguyên thuỷ (QTCS I) của Mác, đã thành lập Quốc tế CS III
(QTCS III), tiến hành CM vô sản tại Nga thông qua các bước sau: 1/ Tuyên truyền
vận động thành lập đảng CS Nga và tổ chức võ trang cho giai cấp công nhân và
nhân dân lao động cướp chính quyền thắng lợi từ tay giai cấp tư sản Nga. 2/
Thành lập nhà nước Xô viết với chính quyền Chuyên
chính vô sản do đảng CS Nga độc quyền
lãnh đạo. 3/ Quốc hữu hoá tư liệu sản
xuất, thành lập các nông trường quốc doanh và các nhà máy xí nghiệp nhà
nước. 4/ Quản lý kinh tế theo chế độ kế hoạch hoá tập trung 100%. 5/ Loai bỏ
tầng lớp trí thức cũ (của giai cấp tư sản) do mâu thuẫn ý thức hệ, đào tạo tầng lớp trí thức mới của giai cấp công
nhân.
Tại sao
CM vô sản ở Trung Âu lại thất bại, mà ở Nga lại thắng ? CM vô sản ở Nga chỉ thắng trong giai đoạn lật đổ chính quyền tư
sản cũ,vì giai cấp tư sản Nga còn rất yếu- “ “Mắt xích yếu nhất” của chế độ Tư
bản thế giới (Lênin)- bởi nước Nga (Nga hoàng) khi đó chủ yếu vẫn
là một nước nông nghiệp. Vì vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, chính quyền vô sản
do giai cấp công nhân lãnh đạo, nước Nga đã liên tiếp gặp khó khăn, đã thất bại trong xây dựng các Xô viết
nhân dân – vì những lý do đã liệt kê ở mục II –
Giai
đoạn II: Do thất bại của Nhà nước chuyên
chính vô sản dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, Lênin rất thông minh,
không giáo điều, đã kịp thời đề ra Chính
sách kinh tế mới (sẵn sàng đổi hàng chục đảng viên CS lấy 1 chuyên
gia TB)(giống
hệt Cải cách kinh tế sau Đại hội VI của nước ta) nên đã kịp thời chống đỡ khắc
phục được thất bại và phát triển tiếp. Giai đoạn này của nước Nga cũng như ở ta
hiện nay,Nhà nước là lưỡng thể: đầu Ngô (Cộng Sản), mình Sở (Tư Bản).
Giai
đoạn III: Sau
khi Lênin mất, Stalin giáo điều, cho rằng Chính sách KT mới của Lênin chỉ là
sách lược tạm thời, nên đã nghiêm chỉnh quay trở lại đường lối của QTCS I. Chủ
nghĩa Mác – Lê ra đời dưới thời Stalin là kết quả của sự nhào nặn hỗn tạp giữa QTCS I, QTCS III với Chính sách kinh tế mới của Lênin trộn với Đường
lối độc tài mất dân chủ, quân phiệt của Stalin mà thành, trong đó nhấn mạnh
đường lối “đấu tranh giai cấp một mất,
một còn”, “khác ta là địch”. Khi nước Nga đã vượt qua được giai đoạn khó
khắn nhờ chính sách KT mới, nhà nước Nga quay trở lại quỹ đạo chuyên chính vô
sản độc đảng toàn trị, thì kinh tế Nga được dồn sức phát triển tập trung có mục
tiêu phục vụ chiến tranh bảo vệ đất nước
(giống các nước con Rồng hơn 15 năm sau
chiến tranh thế giới thứ 2 và TQ từ thời Đặng Tiểu Bình). Sức mạnh của chuyên chính vô
sản (CN Mác – Lê) chỉ được phát huy tốt nhất trong điều kiện tập trung chuẩn bị
chiến tranh, tiến hành chiến tranh và phục hồi sau chiến tranh. Chấm hết.
Giai
đoạn IV: Giai
đoạn đại suy thoái bắt đầu ngay từ sau Đại thắng phát xít Đức và phục hồi thành
công sau chiến tranh. Khi Liên Xô đi
sâu vào quá trình phát triển cạnh tranh
hoà bình thì những khuyết tật của chế
độ công hữu, độc đảng toàn trị, chuyên chính vô sản mất dân chủ,
quốc doanh là chủ đạo do giai cấp công nhân không đủ trí tuệ độc
quyền lãnh đạo nó mới nhanh
chóng thể hiện sức mạnh phá hoại
của nó (như ở nước ta và trong
nội bộ xã hội TQ hiện nay). Điều đó
được chứng minh bằng hiện tượng cụ thể liên tục khủng hoảng trong bộ máy lãnh
đạo và trong xã hội từ sau khi Stalin mất cho đến khi Liên Xô tan rã.
Nếu Liên Xô và phe XHCN Đông Âu
tan rã là do sai lầm triển khai của Goor
ba chốp thì các dân tộc của Liên Xô và Đông Âu nhất định không chịu hoà
bình hào hứng gia nhập khối TBCN Châu Âu (chấp nhận những khuyết tật loại khác,
dù sao vẫn hơn độc tài toàn trị cũ) như ta đang thấy.
Tóm
lại: Sự phát triển của CNTB đã và đang diễn ra đúng quy luật cạnh tranh tiến
hoá tự nhiên của Loài người (Dân là chủ; hình thành, hoang dại, hoàn thiện,
khắc phục khủng hoảng và đang phát triển . . .luôn luôn đấu tranh không ngừng tiến
tới những pha mới tiến bộ hơn). CNCS (CNXH) là một điểm kỳ dị
trong quá trình tiến hoá của Loài người: Mục tiêu lý tưởng rất tốt đẹp (đến mức
ảo tưởng), nẩy sinh đúng quy luật (tức ước mơ), song đường lối và biện pháp
triển khai đã sai lầm to do không lấy dân làm gốc,
mà chỉ do một số người tự nghĩ ra và áp đặt. Không phải ngẫu nhiên
người đời nói rằng: CNCS thật là “tươi đẹp”, nhưng nó mãi vẫn ở trên trời, nơi
có Chúa và Đức Phật Thích ca, còn Loài người vẫn đang sống ở dưới mặt Đất ! Vi
vậy mô hình “chính quyền chuyên chính độc đảng toàn trị của giai cấp công nông
lãnh đạo” là mô hình phi khoa học nên đã thất bại hoàn toàn ở LX và Đông Âu.
Thực
tiễn toàn cầu đang chỉ ra: Loài người đang từng bước sáng tạo ra một CN
hội tụ: Chắt lọc và kết hợp những cái tinh tuý của các loại thể chế
xã hội (TBCN, Xã hội Dân chủ và XHCN . . .) và những tinh hoa khác của Loài
người, đang cố lôi CNXH (lý tưởng tốt đẹp, đến hoang tưởng) từ trên Trời xuống
để đuổi theo, học tập, hợp tác hoà vào với CNTB hiện thực đang phát triển tiếp
ở trần gian, bởi CNTB có đường lối Tự do Dân chủ, công khai cạnh tranh, liên
tục từng bước được tìm tòi đổi mới và hoàn thiện, thể chế chính trị triển khai
sát thực tế, sáng tạo, hợp quy luật tự nhiên hơn.
IV- Cách mạng vô sản ở Việt Nam ? Chúng ta còn nhớ “như in”, vậy mà vẫn còn mâu thuẫn và tranh
luận trong nhân dân và ngay trong nội bộ Đảng:
4.1 - Giai đoạn trước CM tháng 8.
Các nhóm cách mạng Việt Nam ngay
từ trước thế kỷ XX đều chỉ nhằm mục tiêu gần như duy nhất là giải phóng đất nước dành lại độc lập dân
tộc. Đường lối cách mạng thì khác nhau. Hoặc hướng sang Nhật,
hoặc muốn đi theo cách của Tôn Trung Sơn, (Trung quốc) v. v…. Riêng Hồ Chí Minh
đã quyết tâm đi “tìm đường cứu nước” từ
chính những nước tư bản tiến bộ nhất thời đó ở phương Tây. Từ tâm huyết chủ
yếu là “giải phóng dân tộc và những
người cùng khổ”, Hồ Chí Minh đã tham gia thành lập đảng Cộng sản Pháp, mặc dù
lúc đó Người còn rất trẻ, cũng chưa rõ lắm về mục tiêu và đường lối toàn cục
của QT CS I của Các Mác. Sau đó Hồ Chí Minh đã bị hút ngay vào QTCS III do
Lênin thành lập, bởi Người thấy trong cương lĩnh mục tiêu của QTCS III có nêu mục
tiêu thành phần là “giải phóng các dân tộc thuộc địa”,
đáp ứng đúng mục đích cốt yếu “đi tìm đường cứu nước “ của Người...Đó là lý do vì sao Hồ Chí Minh đã rời Pari (Pháp)
đi Moscou (Nga), chứ không sang Thuỵ Điển để theo QTCS II. Đó cũng là một trong
nhiều lý do vì sao con đường cách mạng của Hồ Chí Minh, cũng là của CM hiện đại
Việt Nam có dính đến CN Mác – Lê, đến QTCS III do Liên Xô dẫn đầu.
Không đi sâu dích dắc chi tiết kéo dài mấy
chục năm (điều mọi người có thể hiểu được), sau đây chỉ nêu tư tưỏng đường
lối cuối cùng thực chất nhất của Hồ Chí Minh, tư tưởng đã dẫn đến tinh thần bản Tuyên ngôn lập nước năm 1945
và bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta năm 1946, không có nội dung CN Mác – Lê một tý nào. Chúng ta biết
rằng, Hồ Chí Minh đã từng sống nhiều năm và trực tiếp nhận thức được tinh thần tự do, dân chủ, nhân quyền, cạnh
tranh tư sản ở rất nhiều trung tâm TBCN, thông qua sự giao tiếp với rất
nhiều loại người thuộc nhiều giai cấp trong thế giới tư bản. Sau đó khi sang
Moscou, Người lại qua đào tạo, nghiên cứu, công tác, trải nghiệm tường tận trực
tiếp thực tế những gì đã xẩy ra tại nước Nga dưới chính quyền Xô viết độc tài. Rõ ràng, thực tiễn và tri thức sâu
rộng đã giúp Hồ Chí Minh thiên tài nhận chân vấn đề. Từ đó có những bài viết,
câu nói chứ danh của Người về tác phẩm của Mác (ví dụ “sự chưa toàn diện và bao
quát tình hình vô sản và nội dung đấu tranh giai cấp trên thế giới”, hay “muốn
đoàn kết tập hợp lực lượng giành độc lập tư do mà đấu tranh giai cấp là một
điều ngu ngốc”), cùng với hiện tượng QTCS III (Stalin) đã cử người tịch thu “đề
cương cách mạng dân tộc dân chủ” của Hồ Chí Minh (vì không nghiêm chỉnh tuân
theo đường lối “đấu tranh giai cấp một mất một còn”, không chủ trương “xây dựng
nhà nước Xô viết chuyên chính vô sản”, không tuân theo đường lối độc đảng vô
sản duy nhất lãnh đạo . . . như ở Nga (QT CS III)).Những biểu hiện hùng hồn khác
còn là, chính phủ đầu tiên do Hồ Chí Minh thành
lập 1945 bao gồm hơn một nửa là nhân sĩ trí thức yêu nước không “cộng sản” với
Hiến pháp 46 theo mô hình Mỹ, Pháp. Hơn thế, Hồ Chí Minh đã sẵn sàng gia nhập
Khối Liên hiệp Pháp vào năm 1946, và kêu gọi Mỹ (có thư riêng gửi Tổng thống
Mỹ) đầu tư phát triển kinh tế VN. Vậy bản chất tư tưởng đường lối gốc rễ của Hồ
Chí Minh là gì ? Là “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân”, “không phân biệt giầu
nghèo, giai cấp, tôn giáo, dân tộc, chính kiến”, chủ trương thành lập “Đảng
toàn dân- Đảng Việt Nam”, “chính quyền và chính phủ liên hiệp đoàn kết toàn dân
để dành độc lập và lãnh đạo xây dựng đất nướ, sẵn sàng mở cửa hơp tác quốc tế.
Tư duy của Hồ Chí Minh là tư duy nhân
đạo, tự do, dân chủ giống như tư duy của Mác, nhưng đường lối cách mạng của Hồ
Chí Minh hoàn toàn không phải đường lối Mác – Lê phân chia và đối đầu đấu tranh
giai cấp “một mất, một còn” theo mô hình Liên Xô, mà là đường lối lấy dân
làm gốc. ! (Nhân dây, cần nói cho thật rõ một cái “chốt”quan trọng
để giải quyết dứt điểm về tư tưởng: Hồ Chí Minh không phải là người Cộng sản-
Macxit chính hiệu, mà đích thực là một
nhà theo chủ nghĩa Dân tộc và chủ nghĩa Quốc tế vĩ đại, một chíên sĩ lỗi lạc
đấu tranh cho Tự do Dân chủ Cộng hoà và quyền sống của Con người. Xin
đọc chi tiết tại mục 4.4 phía dưới)
4.2 - Giai đoạn sau cách mạng tháng 8:
Bị đuổi khỏi Đông
dương, thực dân Pháp điên đầu, lại có thể chưa có đủ thông tin tình báo và
không còn đủ sáng suốt để nhận ra và tin được tư tưởng đường lối gốc rễ “phi
đấu tranh giai cấp một mất một còn” của Hồ Chí Minh. Nước Pháp đã bỏ lỡ lời đặt
vấn đề của Hồ Chí Minh để nước VN độc lập tham gia Liên hiệp Pháp. Bị Pháp phản
bội hiệp định 6 tháng 3, nổ súng khởi động cuộc chiến tranh Đông dương lần thứ
nhất để chiếm lại VN. Dù “Việt Minh đã dũng cảm tham gia với đồng minh, với
quân Mỹ, chống quân phiệt Nhật”, Mỹ vẫn đinh ninh chính phủ Hồ Chí Minh là
chính phủ cộng sản mô hình Stalin. Đây là
nhận định sai lầm chiến lược quan
trọng nhất của Mỹ và Pháp về cách mạng Việt Nam . Vì vậy, cái thế cờ đó bắt buộc Hồ Chí Minh không thể không
dựa hẳn vào Liên Xô và sau 1949 là dựa vào cả TQ, để kháng chiến chống
Pháp bảo vệ độc lập, và sau đó là chiến
tranh chống can thiệp Mỹ dành lại sự thống nhất đất nước.
Trong cái thế cờ bị
động chia ra hai trận tuyến đấu tranh “ý thức hệ’ như vậy (một bên là toàn quốc
bị buộc phải dựa vào phe XHCN, bên kia là chính quyền của ông Diệm do Pháp dựng
lên (gần 2 năm sau cách mạng tháng 8 dành được chính quyền toàn quốc năm 1945 tại
Miền Nam để giúp Pháp tiên hành chiến tranh xâm lược, dựa vào phe TBCN), nên Hồ
chí Minh không còn có thể thực thi tư
tưởng đường lối gốc rễ ban đầu của mình (như đã tuyên bố trịnh trọng trong
Tuyên ngôn lập nước và Hiến pháp 46). Từ đó, hầu như toàn bộ việc đào tạo cán
bộ cốt cán cho chiến tranh, đã đành, và hầu
như toàn bộ đội ngũ cốt cán
của đảng (**), quản lý hành chính nhà nước và phát triển kinh tế- xã hội đã
được Liên Xô và Trung Quốc giúp đỡ lên “khuôn” y như mô hình XHCN kiểu Liên Xô
và kiểu “Mao Trạch Đông”của TQ, trong đó đầu tiên là tinh thần, tư tưởng đối
đầu giai cấp “ý thức hệ”,”khác ta là đich”, “kiên định” CNXH kiểu LX. Bây
giờ có thể nói, cùng với sự giúp đỡ quân sự và vật chất nhiệt tình rất có hiệu
quả của LX và TQ cho thắng lợi của cuộc chiến tranh bảo vệ và thống nhất đất
nước ta, thì đã kèm theo hậu quả tai hại lại là VN, Hồ Chí Minh không thể thoát
ra được cái “vòng kim cô” “kiên định” thể chế chuyên chính vô sản đấu tranh
giai cấp một mất một còn QT CS III do Lênin và Stalin đạo diễn và xây dựng. Hồ
Chí Minh thực tế đã phải dựa vững chắc vào bộ máy “chuyên chính vô sản” đang
tồn tại, nhất là khi Người là thiểu số
(anh minh) trong đảng và đã có tuổi, để thực hiện mục tiêu chính yếu, đến mức, đôi khi người ta đã hiểu nhầm
Người (là Cộng sản chính gốc) qua một số biểu hiện trong thực tế diễn biến của
cách mạng VN ,khi nào mà CM Việt Nam xa
rời đường lối tư tưởng thật sự của Hồ Chí Minh là đều phạm phải sai lầm (ví dụ sai lầm trong CCRĐ và triệt phá
công thương nghiệp tư nhân, nhân văn giai phẩm, chống “diễn biến hoà bình”, dẹp
và bắt người biểu tình chống TQ xâm lược, kiên định CN Mác - Lê . . .)
Tóm
lại đoạn này:
Việt Nam ngay từ 1945 - 46 đã là một nước theo thể chế Tự do, Dân chủ, Nhân
quyền, đa nguyên, đa đảng, nhà nước pháp quyền đầy đủ với Hiến pháp rất tiến
bộ, xã hội dân sự đứng đầu là mặt trận Việt Minh. Hồ Chí Minh không phải là một
người Cộng sản mà là một chiến sĩ yêu nước theo chủ nghĩa Dân tộc và chủ nghĩa
Quốc tế chân chính. Do cuộc đấu tranh “ý thức hệ” Mác – Lê trên thế giới lên
cao trào đúng lúc cách mạng VN buộc phải có chỗ dựa vững chắc cho cuộc chiến
tranh chống ngoại xâm và thống nhất đất nước rất chênh lệch về lực lượng, Hồ Chí Minh đã bị động phải dựa vào Liên Xô
và TQ như một sách lược lớn và
buộc phải chấp nhận sự thâm nhập và tiêm nhiễm nặng cả về “ý thức hệ”
lẫn thể chế chính trị chuyên chính vô sản kiểu Stalin (CN Mác – Lê) mà Người
không hề mong muốn. Hậu quả việc bị động phải vận dụng thể chế mất dân chủ
độc đảng toàn trị theo mô hình LX kéo dài cho đến nay đã tạo ra những sai lầm
khuyết điểm và tình trạng suy thoái đạo đức xã hội nghiêm trọng (giống
như LX trước khi sụp đổ) mà toàn dân, toàn đảng ta đang phải gò mình ra khắc
phục hiện nay.. Vì vậy, sự độc quyền lãnh đạo của đảng chỉ của giai cấp công
nhân là rõ ràng không còn phù hợp ! Vậy trong tình hình như thế, làm thế nào để
vừa giữ vững vị trí lãnh đạo vững chắc của Đảng, vừa dân chủ phát huy tối đa
tài lực của Dân, phù hợp thời đại để thực hiện được mục tiêu vươn lên của Đất
nước ?.Đã đến lúc cần “lật bài ngửa”: Sự lãnh đạo độc quyền của đảng ta hiện
nay chính là sự độc quyền ra quyết định và chỉ đạo thực hiện của mọi loại cấp uỷ
Đảng, từ Bộ Chính trị, Đảng đoàn, Ban cán sự đảng ở Quốc hội, Chính phủ, các
Bộ, các Tỉnh . . .đến các cấp uỷ đảng ở mọi cơ sở. . . ., từ các cấp uỷ tử tế,
đứng đắn, còn hết lòng vì dân, vì nước đến những cấp uỷ không còn quan tâm đến
mục tiêu chính trị (XHCN đích thực), sau đó , là những cấp uỷ đã “suy thoái đạo
đức và chính trị ” chỉ đại diện cho “quyền lợi nhóm”, cuối cùng đến những cấp
uỷ gồm đa số các cấp uỷ viên là những “con sâu”!(Đây là một thực tế mà
cách mạng Nga, Đông Âu, Trung Quốc và Việt Nam đã chứng tỏ rõ ràng, mà Nghị
quyết TƯ 4 của Đảng ta đã chính thức thừa nhận) Cho nên, trong tình hình thực tế
hiện nay, đảng ta không thể máy móc, giáo điều, kiên trì xử lý theo kiểu CN Mác
– Lê cũ, không thể yêu cầu nhân dân phải nghiêm túc chấp hành mọi nghị quyết
của mọi loại cấp uỷ Đảng, không thể kiên trì quan điểm: khác ta (khác nghị quyết của các cấp uỷ đảng)
là địch , mà phải chấp nhận vận dụng sự
“quá độ” cần thiết (xem phía dưới)!
4.3- Hồ Chí Minh có
đúng thực sự là lãnh tụ của Tự do, Dân chủ, Cộng hoà và Quyền con người ? Nhân dây, cần nói cho thật rõ
một cái “chốt”quan trọng để giải quyết dứt điểm về tư tưởng cách mạng, tạo ra
sự vững tâm đổi mới trong nhân dân và trong chính đảng CS chúng ta: Có phải Hồ
Chí Minh là người Cộng sản chính hiệu, còn Tự do Dân chủ Cộng hoà chỉ là sách
lược, để sau khi dành được hoàn toàn độc lập dân tộc và thống nhất tổ quốc sẽ lại quay trở về với
CNCS chính gốc ? Hay Hồ Chí Minh là người theo Chủ nghĩa yêu nước và CN quốc
tế, theo Tự do Dân chủ Cộng hoà chính gốc, còn dựa vào CN CS, Liên Xô cũ và
Trung Quốc chỉ là một giải pháp sách lược tạm thời, thậm chí là giải pháp bất
khả kháng trước tái xâm lược của thực dân (Pháp) và chủ nghĩa chống cộng quyết
liệt, đứng đầu là Mỹ (bắt đầu từ tiếng súng xâm lược lần thứ hai của Pháp năm
1946). Sở dĩ người ta khó tránh khỏi những nhầm lẫn “chết người” là bởi
vì nhiều người đã không căn cứ vào những điểm chốt căn bản của con người Hồ Chí
Minh (đã thể hiện hết sức rõ ràng trong ”Đề cương cách mạng Dân tộc Dân chủ”
(đã bị Stalin phái người CS chính hiệu về thu hết tài liệu này), trong Mặt trận
đại đoàn kết dân tộc Việt Minh, trong Tuyên ngôn độc lập, Hiến pháp 46, trong
Chính phủ liên hiệp đa nguyên, đa đảng; đảng CS tự giải tán, coi “Việt nam chỉ
có một chính đảng lãnh đạo, là đảng Lao động, mà Hồ Chí Minh nói là Đảng Việt
Nam; đã đặt vấn đề tham gia Liên hiệp Pháp và hội nhập với kinh tế thế giới
(mời Mỹ vào đầu tư . . .). . .như các nước văn minh phương Tây, với mục tiêu
“làm sao Dân giầu, nước mạnh, “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành”, “để dần dần sánh vai với các cường quốc năm châu”.Trong Di chúc được
soạn cẩn thận, đắn đo từng câu, từng chữ trong nhiều năm của Người cũng không
có một từ nào, một nội dung nào nhắc đến CN Mác – Lê, hay CN CS cả. v .v . . Toàn
bộ những biểu hiện có thể tạo ra cho người ta sự nhầm lẫn rằng Hồ Chí Minh đã
thực sự là một người Macxit chính hiệu nằm trong 3 khả năng: Một, giai đoạn đầu
CN CS trên thực tiễn chưa thể hiện hết những sai lầm tận gốc của nó, cái điều
mà đến chính Mác và Ăng ghen – tác giả của nó - cũng còn bị nhầm lẫn, không
nhận ra ngay từ đầu, huống chi Hồ Chí Minh ! Hai, Hồ Chí Minh đã buộc phải rất
khôn khéo làm nhiều cách cần thiết để VN được coi là một thành viên của phe
XHCN, từ đó mới được Liên Xô và TQ hết lòng giúp đỡ nhằm chống lại sự hợp lực
của hai cường quốc thế giới nhằm bóp chết từ chứng nước nhà nước độc lập non
trẻ vô cùng yêu quý của Người, đồng thời chính Người cũng phải tự bảo vệ trước nội
bộ Đảng, khi tư tưởng tiên tiến -
khác CN Mác – Lê - của Người đã trở thành thiểu số thảm hại trong Đảng
CS VN (khi đảng này đã bị hoà bình chuyển biến dần dần thành chuyên
chính vô sản theo mô hình Xô Viết); Ba là, nhiều người đã không phân biệt được
bản chất tư tưởng và đạo đức con người với các biện pháp hành động cụ thể, chẳng
hạn, khi đang ở mặt trận, người chiến sĩ quân đội VN buộc phải nổ súng giết
chết lính của ông Thiệu, như vậy không thể lên án chiến sĩ QĐ ND VN là đã phạm
tội ác dã man, hay đã có thủ đoạn tàn bạo. Hồ Chí Minh có thể không tránh khỏi
những điều tiếng xì xèo dưới chân Người, chính vì Hồ Chí Minh cũng là một Con
người. Mọi sự đe doạ đây đó (công bố những “tội lỗi”) để bôi xấu Hồ Chí Minh,
đó là chỉ là một ảo tưởng của những kẻ thất bại (nếu việc đó là cứu cánh đắc
lực của họ, thì họ đã sử dụng từ lâu rồi).
4.4-
Sự giống và sự khác nhau giữa cách mạng vô sản của VN
và của TQ
1.
Hai
đảng cộng sản VN và TQ đều có mục tiêu đấu tranh dành và giữ độc lập chủ quyền
dân tộc, đều dường như có vẻ kiên định đi theo CN Mác – Lê, nhưng phương thức
triển khai thì khá khác nhau.
2. Tại VN: Từ giữa thế kỷ XX, Hồ Chí
Minh đã đi theo đường lối đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt giầu nghèo,
giai cấp, tôn giáo . . .đã vận động toàn dân đoàn kết đứng lên khởi nghĩa giành
chính quyền; Sau khi giành được độc lập 1945, Hồ Chí Minh đã xác định đất nước
đi theo thể chế tự do dân chủ cộng hoà và nhân quyền (Xin đọc chi tiết tại mục
4.3 phía trên). Vì Pháp ngay sau đó đã quay trở lại xâm chiếm VN lần thứ hai,
với sự giúp sức của Mỹ, nên trong tình hình đó, VN – Hồ Chí Minh đành phải dựa
hẳn vào sự giúp đõ của Liên Xô và TQ, như một sách lược bị động to lớn nhằm có
đủ lực bảo vệ nền độc lập non trẻ và đấu tranh thống nhất đất nước. Sự phức tạp, khó khăn rất to lớn triền miên
của cách mạng VN bắt đầu nẩy sinh từ nhận định sai lầm chiến lược của Mỹ và
Pháp (coi VN đích thực là một nước theo chế độ Cộng sản nên phải ngăn chặn ngay
để CN Cộng sản khỏi tràn xuống ĐNÁ) và vậy là hậu quả sai lầm đó kéo dài cho
đến tận ngày hôm nay.
3.
Tại
TQ: Mao Trạch Đông thì trái lại, tiếp tục đi theo đường lối đấu tranh giai cấp
độc đảng toàn trị mô hình Liên Xô, kết hợp với truyền thống phong kiến Dân tộc
Đại Hán. Ngay sau khi giành chính quyền trên cả nước 1949, Mao Trạch Đông đã
thẳng thắn tuyên bố bản chất của ông là “Mác- Lênin cộng với Tần Thủy Hoàng”,
đã nung nấu mục tiêu vươn lên rửa hận thù “Gió Đông thổi bạt gió Tây”, “đuổi
kịp và vượt Mỹ”, “đưa mấy chục triệu nông dân xuống vùng Đông Nam Á” (Lê Duẩn kể lại lời Mao Trạch Đông), nhòm ngó
biển đảo Tây Thái bình dương, trong đó có Biển Đông . . .(và bây giờ được khái
quát hoá thành “những lợi ích cốt lõi” và “mở rộng không gian sinh tồn” của TQ)
. . .với mục tiêu lâu dài là trở thành siêu cường lãnh đạo thế giới . . .(Riêng
đối với Việt Nam, theo thống kê lịch sử, trong 21 cuộc chiến tranh xâm lược từ
bên ngoài, thì đã có 13 cuộc chiến xâm lược Việt nam từ Phong kiến phương Bắc.
Cụ thể: Mông cổ 4 lần, Phong kiến phương bắc 13 lần, Thực dân Pháp 2 lần, Phát
xít Nhật 1 lần và đế quốc Mỹ 1 lần)
4.
Vì vậy, về mặt “ý thức hệ” và vấn đề “đại
cục” thì VN và TQ có đặc điểm giống
nhau, nhưng cũng rất nhiều điểm khác nhau.
Về “ý thức hệ” của Việt Nam, do
tình thế sách lược bắt buộc nên chính đảng dân chủ cộng hoà của VN (đảng Việt
Nam) từ khi bắt đầu cuộc kháng chiến đã buộc phải chuyển dần sang mô hình
của một đảng Cộng sản, thế chế nhà nước VN buộc phải chuyển dần sang nhà nước
chuyên chính vô sản theo mô hình Liên Xô. Tính chất đấu tranh giai cấp về
cơ bản chỉ là hình thức và giả tạo (nhất là sau khi bị ép CCRĐ và cải tạo Công
thương nghiệp tư nhân). Chuyên chính vô
sản đã biến thành công cụ của các lợi ích nhóm hình thành từ khi mở cửa hội
nhập phát triển kinh tế . Từ đặc điểm ấy, chúng ta có thể thấy, đảng CS VN
ở thời điểm hiện nay dần dần đang nhận thức được ra đặc điểm nói trên, nên thể
chế chính trị của VN có thể chuyển dần trở lại thể chế ban đầu khi mới lập nước
mà không có gì là cần “đột biến”, hoặc quá phức tạp, còn bản thân đảng CS VN có
thể, và rõ ràng là đã đang chuyển trở lại là một chính đảng thực chất là Dân
tộc chủ nghĩa phi giai cấp, theo hướng dân chủ và tiến bộ như thời mới dựng
nước. Đại cục của Việt Nam
là giữ gìn môi trường hoà bình, tiến hành dân chủ hoá, loại trừ tham nhũng tiêu
cực, công nghiệp hoá và hiện đại hoá để phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc.
Về “ý thức hệ” và mục tiêu chính trị
của TQ , theo đúng như “trao đổi nội bộ của Tập Cận Bình với các cán bộ cao cấp
trong Đảng CS TQ” (báo Tiền tiêu Hồng Kông số ra tháng 4- 2013) thì chính trị
“ý thức hệ” tại TQ phức tạp hơn rất nhiều. Hiện nay các lực lượng chính trị sau
đây đang tồn tại và đấu tranh dằng co với nhau: a)Khối những người vẫn tin theo
tư tưởng đường lối Mao Trạch Đông được chính ông Mao tự xác định là “Mác – Lê
cộng với Tần Thuỷ Hoàng. b)Khối những người muốn cải cách dân chủ hoá đa
nguyên, đa đảng theo TBCN phương Tây. c) Khối to lớn những Nhóm quyền lợi hình
thành từ khi Đặng Tiểu Bình mở cửa hội nhập về kinh tế theo quan điểm chủ nghĩa
thực dụng “Mèo trắng cũng như mèo đen”. Chưa kể đến cuộc đấu tranh vật lộn rất
phức tạp về mâu thuẫn Dân tộc tại các khu Nội Mông, Tây tạng và Ngô Duy Nhĩ . .
và vấn đề thu hồi Đài Loan. Hơn nữa, TQ còn đang vướng vào câu chuyện dài kỳ:
“TQ và Phần còn lại của Thế giới”. Vì vậy, tương lai chính trị TQ sẽ đi về phía
nào thì chính Tập Cận Bình cũng tâm sự là “chưa dự đoán được” và ông chỉ mong
làm sao “giữ được hiện trạng yên ổn”. Tuy ông không nói ra, mặc dầu khó khăn
phức tạp như vậy, nhưng cái “đại cục” của TQ là vẫn giữ vững chuyên chính vô
sản, là phải tận dụng mọi thời cơ và điều kiện để đưa TQ trở thành siêu cường
lãnh đạo (thống trị) thế giới.
5. Như vậy ta thấy, về chính trị, giữa VN
và TQ nhìn bề ngoài xem ra cùng chế độ CS chuyên chính mất dân chủ cả, cùng độc
tài, cấm tự do báo chí, suy thoái đạo đức xã hội như nhau cả, nhưng bản chất cụ
thể lại khá khác nhau. Xin nhắc lại: Chúng ta đã từ cái gốc 1945 là thể chế
“dân chủ cộng hoà, độc lập tự do hạnh phúc”, đa nguyên, đa đảng trong Mặt trận
Việt minh, Đảng Việt Nam trong chiến đấu đã bị động buộc phải “hoà bình diễn
biến thành chuyên chính Cộng sản” (để được nằm trong phe XHCN, để được phe XHCN
trợ giúp, và mới thich hợp với thời chiến), thì khả năng hiện nay trong xây
dựng hoà bình (khi chỉ còn áp lực cuả riêng TQ thôi) nên , với hy vọng trong
tình thế quốc tế hiện nay, cũng có thể chủ động “hoà bình “diễn biến” ngược trở
lại chế độ tự do dân chủ”, vi lãnh đạo VN đang ngày càng sáng suốt nhìn
rõ sự thật và dũng cảm mưu trí hơn. Vì vậy nên cái “đại cục” của VN rất
khác với “đại cục” của TQ. Nhưng nhiều người tạm thời cứ bị TQ lôi kéo mê mẩn
đi theo cái “đại cục” rất phức tạp của họ, cứ bị TQ nhồi cho cái tâm lý “lo sợ
hỗn loạn không kiểm soát được” như tình hình của TQ ! Đấy là một sự hiểu lầm do
luôn bị mê hoặc và luôn bị trù úm ghê gớm (thông qua “hợp tác lý luận và đào
tạo” giữa hai đảng), cũng là do Dân chí, Quan chí và Đảng chí của ta nhiều vị còn
rất mơ hồ, thiếu độc lập tự chủ.
4.5-
Giai đoạn mới nên thế nào ?
Có thể nói vắn tắt:
CN Mác – Lê chỉ có sức mạnh thực tế giúp giai cấp công nhân liên minh với lao
động nghèo khổ một số nơi trên thế giới lật đổ được giai cấp tư sản ở những
“mắt xích” còn rất non yếu của giai cấp này. Giai cấp công nhân rõ ràng không
đủ tri thức để tự một mình (độc đảng toàn trị) tổ chức một xã hội văn minh tiên
tiến như Mác và Lênin mong muốn. “Thiên chức” xoá bỏ mọi thể chế lạc hậu
hơn, xây dựng những xã hội văn minh tiến bộ hơn luôn thuộc về tầng lớp ưu tú của mọi giai cấp, mọi
thành phần xã hội, mọi chính kiến, những người có trí tuệ thật sự, biết đoàn
kết, đại đoàn kết, liên hợp lại thành sức mạnh vô địch của toàn cộng đồng, như
bản chất đường lối tư tưởng Tự do, Dân chủ, Cộng hoà của Hồ Chí Minh mà Đảng ta
đã từng vinh dự và xứng đáng đại diện. Đây có thể là quy luật phổ
biến nhất trên thế giới từ xưa cho đến nay, chính vì vậy không phải ngẫu nhiên
mà Hồ Chí Minh được hầu hết những người thông thái và đại đa số các dân tộc
trên thế giới kính trọng, yêu mến, đã và đang làm theo (chúng ta đừng để bị ảnh
hưởng bới một vài dư luận xì xèo dưới chân Người, vì Hồ Chí Minh hoàn toàn vẫn là
một con NGƯỜI). Hãy
đành phải bình tĩnh, “tinh tấn” để tìm cách xử lý trạng thái quá độ (đầu Ngô,
mình Sở) hiện nay. Nếu lập lại ngay hoàn toàn mô hình đa nguyên, đa đảng của Hồ
Chí Minh năm 1946 thì cũng chưa ổn, vì luật pháp, dân chí, quan trí và đảng
trí, cũng như trên thực tế chưa có sự chuẩn bị những điều kiện khác cần thiết
cho một xã hội đa nguyên hiện đại, chưa thích hợp với điều kiện chủ quan và
khách quan thế kỷ XXI rất đa dạng và phức
tạp hiện nay. Theo tôi, có thể chọn một trong 2
cách “quá độ”
sau đây :
1/ Phương án một: Đảng
chỉ làm cố vấn và gương mẫu thực hiện. Đảng tự quyết định dứt khoát rằng (như đã từng nói,
từng viết), đảng chỉ lãnh đạo bằng đường lối chung, tổ chức nhân sự và sự gương mẫu
của các đảng viên. (Chú ý: Không bao gồm vào đây những chính sách cụ
thể, rất dễ bị lợi dụng hoặc sai lầm, nếu chỉ do tổ chức Đảng quyết định) Bây
giờ cần quy định rõ lãnh đạo đường lối và nhân sự chỉ đến cấp nào, ví
dụ chỉ đến cấp trung ương, chính phủ thôi, nơi có trí tuệ tập trung cao, trong
khi, với kết quả đổi mới như đang tiến hành, thì mọi sai lầm, các tiêu cực, lợi
ích nhóm rất khó qua mắt toàn dân, toàn quốc, toàn Đảng. Còn từ các cấp Bộ và
Tỉnh trở xuống, thì Hội đồng Nhân dân và các cấp lãnh đạo chính quyền phải tự
chịu trách nhiệm, có quyền quyết định cuối cùng, sau khi tham khảo ý kiến tư
vấn của bên cấp uỷ. Nói khác đi là, nếu ghi như Điều 4 vào
Hiến pháp, là ý muốn rằng, nếu Đảng lãnh đạo (qua nghị quyết của mọi loại cấp
uỷ Đảng) mà sai (trên thực tế điều đó là không ít ) thì nhân dân vẫn phải làm
theo, nếu không nghe theo, không làm theo là vi phạm Hiến pháp (Điều 4)
? !Nếu cấp uỷ đảng nào sai, nhân dân chống lại, mà quân đội không nghe theo
“cấp uỷ lãnh đạo” đàn áp dân, là quân đội sai Hiến pháp chăng !?
2/ Phương án hai: đảng
trực tiếp cầm quyền, thì phải tổ chức cạnh tranh công khai ngay trong đảng: Vì Đảng thực chất đã là đảng
toàn dân rồi, thì nên để cho nhân dân bầu chọn và bỏ phiếu tiên
nhiệm toàn bộ các cấp uỷ một cách công khai, dân chủ, đảm bảo những đảng
viên đó đã được nhân dân lựa chọn chính thức, và cũng được hủy bỏ chính thức
quyết định bầu chọn của mình, nếu có cấp uỷ viên nào sai trái, hoặc không còn
đủ tiêu chuẩn. (Không có lý do gì anh bắt tôi thực hiện nghị quyết của anh, mà
khi bỏ phiếu tín nhiệm anh lại đứng ngoài và chỉ đạo nhân dân và QH bỏ cho ai,
bỏ thế nào !? Thật vô lý hết sức). Nếu đảng công khai cho dân bầu và dân bỏ
phiếu tín nhiệm, khi đó Đảng lại có thể thực hiện bước hai là “Đảng cử, Dân
bầu” đối với các cơ quan nhà nước, cách đó, khi đó cũng tạm chấp nhận được,
không có gì sai trái với đường lối tự do dân chủ lắm, trên tinh thần đảng đã là
đảng toàn dân rồi, lúc này, nếu đảng sai, là toàn Dân cùng
chịu
trách nhiệm.
V-Dân làm chủ. vậy dân
sẽ hiến kế gì đây với Quốc hội,Trung ương Đảng, Chính phủ ?
.1 - Trong tình hình trong nước và thế giới hiện
nay, chúng ta càng cần nhanh chóng nghiêm chỉnh quay trở lại bản chất tư tưởng
đường lối Hồ Chí Minh (không cần “Điều 4 hiến pháp”, không ỉ lại vào
quy định “quân đội bảo vệ đảng”), vì Tự do dân chủ công bằng là tâm tư
nguyện vọng cháy bỏng của toàn dân và gần như là xu thế tất yếu của Thời đại:
Đoàn kết, đại đoàn kết, không phân chia giai cấp, đảng phái, tôn giáo, giầu
nghèo, phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, kể cả các yếu tố khác biệt với
đường lối cũ của đảng, miễn là nhất trí với mục tiêu các mạng: xây dựng đất
nước giầu mạnh, văn minh của Dân, do Dân và vì Dân. Sức mạnh lớn nhất bảo vệ Đảng là lòng Dân, chứ không phải Điều 4 và
quân đội !
.2 - Quay trở lại (hoà bình diễn biến ngược trở
lại) tư tưởng đường lối Hồ Chí Minh trong hoà bình (không cần chuyên
chính, đàn áp, do đó không cần giữ đường lối cá biệt “tất cả tài sản quốc
gia là công hữu”, “quốc doanh là nòng cốt), ổn định và giữ vững phát triển
kinh tế và hội nhập có kết quả với thế giới văn minh, dẫn đầu là Mỹ, Nga, Nhật,
Ấn độ, với bộ phận Trung Quốc văn minh, tiến bộ, và với các nước tư bản phát
triển khác, cùng tât cả các lực lượng văn minh tiến bộ còn lại trên thế giới..
.
.3 - Quay trở về tư tưởng đường lối Hồ Chí
Minh trong một quá trình được tính toán cẩn thận (chọn một trong 2 phương
án quá độ), làm sao không làm đảo lộn tổ chức và xã hội, không làm mất ổn định
chính trị, tránh gây ra sự thất thiệt mới không cần thiết (không đáng có) của
bất kỳ tầng lớp nhân dân cán bộ nào, bởi “sai lầm tích tụ lâu nay không phải
của riêng ai, không do riêng ai”, và “Bộ Chính trị hiện nay cũng là nạn nhân
của những sai lầm quá khứ tích tụ lại” (VDP). Có lẽ bước đầu thực hiện rộng rãi
ngay đường lối, chủ trương: Tự do, Dân
chủ, Cộng hoà, Công khai,
Minh bạch (Dù thể chế nào cũng phải theo cái quy luật tự nhiên sống còn này).
4 - Muốn vậy, sự quay về tư tưởng đường lối
HCM cần và nhất thiết phải bắt đầu từ cấp cao nhất
của đảng và Chính phủ (Xin xem lại mục 4.3-ở trên), vì đây là những người đã tự
nguyện nhận lấy và đang quyết tâm giữ lấy trọng trách cao nhất đất nước. Lấy
lại niềm tin của nhân dân và của đảng viên vào sự lãnh đạo của đảng phải bắt
đầu từ những tiêu chí và những chỉ dấu tiêu biểu nhất của Hồ Chí Minh: Đại
đoàn kết dân tộc, Liêm khiết, Khiêm tốn, Dũng cảm, Hy sinh, biết “Lấy đại nghĩa
thắng hung tàn”, “Lấy Trí nhân thắng cường bạo”, không khi nào coi “cứ khác ta
là địch” nữa (không đàn áp, bỏ tù những người có ý kiến khác với Đảng), và phải
bắt đầu từ Bộ Chính trị, TƯ Đảng.. Trên cơ sở đó Đảng và Chính phủ
nghiên cứu tiếp thu sửa đổi HP, và nhanh chóng đi đến những chính sách cụ thể, sáng
suốt trên tinh thần dựa vào “Thiên chức”(những lớp người ưu tú) của Nhân
dân.
.5 - Chừng nào TQ
không tôn trọng những điều như TƯ hai bên đã giao kèo với nhau về tôn trọng độc
lập và chủ quyền của nhau, thì ta buộc phải cương quyết, dũng cảm “Quốc tế
hoá” vấn đề Biển Đông và phần lớn các biển đảo mà chúng ta đang sở hữu,
nhưng chưa đủ sức quản lý, khai thác.
Chúng ta nên nhìn
chiều hướng toàn cục tất yếu của sự phát triển xã hội Loài người mà dũng cảm đi
trước, dẫn đầu ! Đây cũng là “thời thế tạo anh hùng” , “biến nguy cơ to thành cơ hội
lớn” cho Dân tộc Việt Nam
chúng ta lại một lần nữa sẽ lập kỳ tích mới trên thế giới ! Thế hệ trẻ
và Quân đội VN anh hùng đang sẵn sàng chờ đón quyết tâm dũng cảm của Đảng ! Vận
nước đã đến rồi !
(*)
Nhiều Tổng thống Mỹ còn bị TQ đánh lừa (xem Báo Tin tức Hồng Kông)
(**)
Ngay hiện nay Đảng ta vẫn đang cử cán bộ đảng sang TQ để đảng CS TQ đào tạo !? . Tin hợp tác Việt - Trung.
VI- Cuối cùng, chắc nhiều người sẽ hỏi: Nói
dài dòng lôi thôi mãi ! Vậy Dân tộc Việt Nam ta sẽ đi về đâu, Thế giới sẽ nên
làm gì ? (Chuyện
lớn vậy làm sao mà “dăm câu ba điều” được !)
1.
Vì
hiện nay, Trái Đất đã trở thành một “ngôi làng toàn cầu”, Thế giới đã trở thành
“phẳng”, hội nhập quốc tế đã lan toả ra hầu hết các lĩnh vực của xã hội, “một
con bướm vẫy cánh ở phía Đông, có thể gây bão tố ở tận phía Tây của Địa cầu” (theo hiệu ứng
“Con bướm” do một nhà khoa học khí tượng thuỷ văn phương Tây tìm ra). . .cho nên, đến đây, như một
thành viên của Nhân loại – lại là một thành viên rất đặc biệt - Việt Nam chúng ta buộc phải đề cập đến cái
bức tranh toàn cảnh của Thế giới trong tương lai trước đã.
2.
Chúng
ta đã biết, Trái Đất đã nhiều lần băng tan, Loài người đã tiến hoá từ hoang
dại, ăn lông, ở lỗ . . .đến nay đã trở nên văn minh với cuộc cách mạng KH và CN
lần thứ ba, con người (các đại gia) đang
đua nhau sếp hàng đăng ký để được là những người đầu tiên đi tầu lên du lịch Vũ
trụ (chuyện
có thật mà nhiều người tưởng là bịa, như đùa), (cũng như nhiều đại gia TQ đang chuyển gia đình và
tài sản sang các nước phương Tây để hưởng hoà bình, văn minh và an lạc). Về mặt trí tuệ, Loài Người đã
sản sinh ra biết bao thiên tài. Trong đời sống tinh thần, không mấy ai còn xa
lạ với triết lý “Từ bi hỷ xả” của Đức
Phật Thích ca, “bác ái” của chúa Giê su, “nhân nghĩa” của Khổng - Mạnh, “tam
dân” của Tôn Trung Sơn, “tự do, bình đẳng, bác ái” của Cách mạng Tư sản Pháp,
“tuyên ngôn độc lập” của Hoa Kỳ, và – người Việt Nam ta và trên thế giới, trước
hết là Thế giới thứ ba - đâu đâu cũng ca
ngợi Hồ Chí Minh với triết lý: Đại đoàn kết, Không có gì quý hơn độc lập tự do,
cùng những tinh hoa khác nữa của Nhân loại, và Người từ năm 1945 - 46 đã sáng
suốt chọn cho Việt Nam ta con đường sáng “Tự do Dân chủ cộng hoà”.
3.
Như
đã thấy, và trên kia cũng đã viết, hầu như tất cả các thiên tài của Loài người,
sinh ra để dẫn dắt Nhân loại, đều xuất thân từ những bậc trí giả, từ những
người sinh ra từ truyền thống hiếu học và trong sạch, từ những người nhân từ
đạo đức hết lòng vì cộng đồng Nhân loại. Nếu xét trên quan điểm giai
cấp, thì hầu hết họ đều xuất thân từ tầng lớp thượng lưu của xã hội. Nếu có ai
đi ra từ trong những gia đình lao động nghèo kém, thì đương nhiên là người đó
đã phải “dứt áo” quyết chí phấn đấu vươn
lên, từ bỏ và vựợt khỏi cái tầm của giai cấp thường bị coi là số phận thấp hèn
của mình. Nếu quan sát các thiên tài trong khu vực khoa học tự nhiên và xã hội
ta lại càng thấy cái quy luật chung đó là không sai.
4.
Nói
như vậy là để thống nhất một khẳng định rằng, “Thiên chức” xoá bỏ mọi thể
chế lạc hậu hơn, xây dựng những xã hội văn minh tiến bộ hơn từ xưa đến nay luôn
luôn thuộc về tầng lớp ưu tú của mọi giai cấp, mọi thành phần xã hội, mọi chính
kiến, những người có trí tuệ thật sự, biết đoàn kết, đại đoàn kết, liên hợp lại
thành sức mạnh vô địch của toàn cộng đồng, như bản chất đường lối tư tưởng Tự
do Dân chủ Cộng hoà của Hồ Chí Minh mà Đảng ta đã từng vinh dự và xứng đáng đại
diện (trích
từ mục 4.4) Nói như
thế là để chúng ta dứt điểm từ bỏ học thuyết sai lầm “giai cấp công nhân là
giai cấp lãnh đạo cách mạng” (mà thực chất chỉ là lực lượng nòng cốt thực hiện riêng các cuộc cách mạng vô sản
(xã hội), chứ cũng không dám nói đến cách mạng kinh tế và KH - CN) , là để yên
tâm từ bỏ đường lối đấu tranh giai cấp “một mất, một còn”, “cứ khác với nghị
quyết của Đảng là có thể coi là địch !” như đã từng diễn ra mấy chục năm dòng
trong phe XHCN. Đương nhiên, như vậy chúng ta không phủ nhận rằng, những thành
phần ưu tú của mọi giai cấp trên thế giới, trong đó có cả giai cấp công nhân,
nông dân là có thể tham gia vào hành ngũ những người lãnh đạo các loại cách
mạng khác nhau của nhân dân. Và điều đó là liên tục xẩy ra ngay từ trước khi
Các Mác và Lênin ra đời.
5.
Loài
người, một mặt, đã trưởng thành dần dần trên hai phương diện chủ đạo: Trưởng
thành trong đạo lý làm người (tách dần ra khỏi sự ngu đần và các cách
hành sử các kiểu của súc vật), trong tâm thức cộng đồng NGƯỜI, như đoàn kết
nhân từ, hữu ái (không phụ thuộc chính kiến tư duy chính tri), mà một số nhà
nghiên cứu đúc kết lại, quy cho nó một khái niệm là “Trí tuệ xúc cảm” (intelligence
emotionlity ). Phương diện chủ đạo thứ
hai là trưởng thành về mặt lý trí, như thể chế chính trị, cơ chế tổ
chức quản lý xã hội, lao động sản xuất
và sáng tạo KH và CN . . . .được gói trong khái niệm là “Trí tuệ lý
trí IQ” (intelligence sciense technology)
. Hai phương diện tồn tại của Loài người nói trên đến nay, tại thế kỷ
XXI này, đã có những bước tiến khổng lồ. Nhưng cái tại hại nhất là sự
không đồng đều, lệch pha của những bước tiến đó trong từng nước và giữa
các nước. Có một số nước tiến lên đều (hoặc tương đối) cả hai phương diện, và
đã đạt đỉnh cao hiện nay mà thế giới vẫn gọi một cách tự nhiên là những nước “văn
minh”, “phát triển”, gần NGƯỜI hơn. Trong khi đó lại có những nước tiến bộ chậm
hơn, hoặc rất lệch pha giữa Trí tuệ xúc cảm với Trí tuệ lý trí, được coi là còn
gần CON hơn. Phần thế giới còn lại đương nhiên du di nằm đâu đó khoảng lưng
chừng của dòng chẩy tiến hoá chung nói trên. Sự tiến hoá nhanh chậm, lệch pha
đó chính là nguyên nhân lớn nhất (không chỉ ông chẳng bà chuộc, mà thậm chí còn
ngược chiều, đối địch nhau) tạo ra những mâu thuẫn rất gay gắt nguy hiểm đang
tồn tại giữa nhiều nước trên thế giới. Mặt khác, đi sâu hơn, xã
hội tại mỗi nước hiện nay được xác định thống nhất và rộng rãi là xây dựng trên
ba cái trụ: A.Nhà nước, B.Thị trường và C.Xã hội dân sự. Nhà nước là lực lượng nhân tạo (người bầy ra luật
pháp, chính sách, quy chế . . .) chi phối xã hội, do con người chủ động tạo ra.
Thị trường là lực lượng tự nhiên (tạo
bởi các quy luật cạnh tranh, quy luật kinh tế cung – cầu, quy luật số lớn . .
.) chi phối xã hội một cách ngẫu nhiên, tự nhiên. Và con người làm chủ xã hội
bằng dạng thức thứ ba: Xã hội dân sự, cái phần “xã hội” nằm ngoài Nhà nước (chủ
động) và Thị trường (tự nhiên), để tạo thành môi trường trong đó Nhà nước và
Thị trường tự do hoạt động. Từ xưa cho đến nay, Loài người đã trải qua, đã tồn
tại với nhiều thử nghiệm trên ba cái trụ A, B, C này: Những ngàn năm đầu tiên của
Nhân loại thì xã hội Loài người hầu như chỉ có cái trụ C “xã hội dân sự” và sự “làm
chủ” của cái xã hội này, khi đó trên thế
giới chưa hình thành nhà nước và “chợ búa”. Tất nhiên, cũng như nhà nước và thị
trường: XHDS sinh ra, biến hoá, phát triển rất đa dạng. (Ấy vậy mà hiện
nay một số nhà nước cứ lẩn tránh, phủ nhận sự có mặt từ hàng ngàn năm nay của
cái Xã hội dân sự này).
Thị trường B sinh ra muộn hơn một cách tự nhiên khi Loài người có nhu cầu trao
đổi hàng hoá, và nó hoạt động theo những định luật tự nhiên vô hình, có sức
mạnh ghê gớm mà con người cá thể bị nó chi phối nên nhiều khi rất “hoảng sợ”.
Cuối cùng, để “giữ trật tự”, tiến đến điều hành, trọng tài, phân xử và phân
phối lại . . ., Loài người đã chủ động
cho Nhà nước A ra đời. Tổ hợp ba cái A, B, C này với những cấu trúc, mang các
hệ số tương quan và tương tác khác nhau đã tạo ra mọi sự đa dạng và phức tạp
của các loại xã hội như chúng ta đã và đang thấy. Trong đó có lúc, có nơi Thị
trường trở nên thống soái, có lúc Nhà nước lại làm “vua” thống trị.Chính cái
“Xã hội dân sự” là hình thức đầu tiên của tồn tại một xã hội, thì thường lại bị
coi thường, mất quyền làm chủ. Ngày nay, rõ ràng thế giới văn minh phát triển đang
đấu tranh gay gắt để hướng tới xây dựng một tổ hợp hài hoà, cân đối quyền lực
và ảnh hưởng giữa ba cái trụ nói trên, để không cái trụ nào trở thành thống
trị, còn các trụ khác thì bị què cụt hay gẫy gục. Từ đó, như một hệ
quả, xã hội sẽ phát triển cân đối, đầy đủ cả Trí tuệ lý trí lẫn Trí tuệ xúc
cảm. Điều đó – sự phát triển đồng bộ của Trí tuệ xác cảm và Trí tuệ lý trí - lại
quay trở lại hướng dẫn cho sự phát triển cân đối, hài hoà của tổ hợp ba cái trụ
A, B , C nói trên trong mỗi nước.
6.
Việt Nam ta hiện nay.
Do khó khăn lịch sử để lại, chúng ta
đang có một tổ hợp A, B, C rất mất cân đối, thậm chí què quặt (vì còn thiếu cả
Trí tuệ xúc cảm lẫn Trí tuệ lý trí): Nhà nước A (của Đảng) đang làm vua, gần
như muốn làm gì thì làm. Thị trường B đang rất lộn xộn, què quặt, đang khủng
hoảng. Xã hội dân sự C thực chất vẫn đang tồn tại (làm sao mà phủ nhận được) ,
nhưng nhiều bộ phận rất quan trọng của XHDS không được nhà nước chính thức công
nhận, nên mất quyền làm chủ vốn có của nó. Muốn sửa –thực chất là đang sửa - để
đuổi kịp các nước tiên tiến và phát triển thì toàn dân phải góp sức cùng đảng
và chính phủ làm cân đối lại: tức là trả lại cho mỗi cái trụ cột đúng chức năng
vai trò bản chất của chúng. Để làm được việc đó, thì trước đó lại phải
nâng cao Trí tuệ xúc cảm và Trí tuệ lý trí của toàn xã hội, trong đó,
trước hết là trong khu vực đảng và nhà nước (mà tài liệu ngắn gọn này hy vọng
được góp phần). Nói cụ thể hơn: Chúng ta,
dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, hãy vững tầm hoà bình chuyển hoá
ngược trở lại cái thể chế Tự do, Dân chủ, Cộng hoà mà Đất nước ta đã có từ
sau cách mạng tháng tám 1945, bất kể người bạn TQ có ưng thuận hay không (chắc
rồi cũng sẽ ưng thuận), bởi “Phần còn
lại của Thế giới” ngày càng hiểu rõ và ủng hộ Việt Nam mạnh hơn. Vì vậy Việt
Nam ta nên chấp nhận chính thức tư tưởng đường lối “Đảng toàn dân” của Cụ Hồ,
trong đó Đại đoàn kết tập hợp đầy đủ nhất mọi thành phần ưu tú của xã hội, lấy
Tự do, Dân chủ, Cộng hoà, cạnh tranh bình đẳng và công khai làm lý tưởng đường lối lãnh đạo của mình.
7.
Thế giới nên làm gì ? Chừng nào, thế giới đã trở thành
một làng toàn cầu, đã trở thành “phẳng”, “Con bướm vẫy cánh ở phía Tây bán cầu,
có thể gây bão tố ở phía Đông bán Cầu”, thì cái điều tất yếu, mà thoạt nhìn ta
cho là ảo tưởng, thậm chí có người coi như một trò cười vớ vẩn, là cần
tiến dần đến những hình thái ban đầu của một Chính phủ toàn cầu, của một quốc
hội toàn cầu (Mà
Liên hiệp quốc đang dẫn đầu và các khối liên kết quốc gia đang manh nha). Điều đó là sự thật hiển nhiên,
vì hiện nay Thế giới đã và đang hình thành Thị trường toàn cầu, và thực tế đã tồn tại khá
nhiều thành phần của Xã hội dân sự toàn cầu. Vì vậy đang cần gấp những hệ thống luật
pháp quốc tế hoàn chỉnh và hoàn thiện, và mọi cơ chế, cũng như những cơ cấu tổ
chức tương ứng của một Nhà nước toàn cầu. (Xin tham khảo tài liệu trong
phụ lục dưới đây: “Khế ước toàn cầu”, và trên trang web: vids.org.vn). Rõ ràng,
cái gì phải đến, nó sẽ đến. Thật đáng tiếc cho những ai, những nước nào có
trách nhiệm mà vẫn “vùi đầu vào đống cát bảo thủ” mà chưa nhận biết, đáp ứng yêu
cầu nguyện vọng của nhân dân và hoà vào trào lưu tiến hoá tất yếu của toàn Nhân
loại.
Để
kết luận lại toàn bộ bản viết này, tôi xin nhắc lại rằng, tôi là một người tôn
sùng “Thực tiễn”, cái mà tôi có thể “nhìn thấy và cảm nhận được trực tiếp bằng các
giác quan của mình”. Nhân đây xin nêu một kết quả của một công trình nghiên cứu
tập thể của một nhóm người, trong đó có tôi (do Viện SENA giới thiệu trong
quyển “Cốt lõi thành công là Trân trọng, Liên kết, Thống nhất các sự Khác biệt)
mà tôi rất tâm đắc: Không thể đơn giản coi Lý luận là chân lý để phê phán tuỳ tiện các ý
kiến Khác biệt, bởi Thực tiễn luôn phát triển mới là Tiêu chuẩn duy nhất
của Chân lý. Do vậy, Lý luận không bao giờ có thể soi sáng, dẫn dắt Thực tiến,
mà chính Thực tiễn mới soi sáng, dẫn dắt và loại bỏ Lý luận, một khi Lý luận đã
“cũ kỹ hư hỏng”. Lý luận đúng chỉ soi sáng cho chúng ta để chúng
ta nhận thức thực tiến đúng hơn, từ đó mở đường và tạo nguồn động lực sản sinh
ra những cái “mới mẻ tốt tươi”.
Vũ Duy Phú
Nếu
ai vẫn còn chưa rõ, xin chọn đọc thêm các tài liệu
tham
khảo sau đây
Tài liệu tham khảo
Tôi dự định chọn đưa
vào mục này mấy bài sau đây:
1. Tôi chỉ có một đảng, đảng Việt
nam, của Minh Đường (bài số 6 trong quyển mới xuất bản của SENA có tên “Cốt lõi
thành công là chân trọng, liên kết, thống nhất các sự khác biệt”, từ trang 115)
2. Nguyện theo con đường dân chủ
cộng hoà, của Hà Tuấn Trung (Cũng chọn trong quyển sách nói trên, từ trang 137)
3. Bàn về bản chất điều 4 và Quân
đội phải bảo vệ Đảng, đã đăng trong “Tập tài liệu tham khảo dùng để góp ý kiến
cho sửa đổi HP” đã đưa trên trang web
vids.org.vn
4. Những lo lắng đến từng người dân.
Quốc hội đứng trước bão biển. Tô Văn Trường (Trên trang web: vids.ogr.vn)
5. Thánh dậy: Vào tuổi 40 không lầm
lẫn nữa. Phạm Gia Minh, trên trang web BVN
6. Điều mấu chốt trong góp ý sửa đổi
Hiến pháp, (đăng trên trang web: vids.org.vn)
7. Thư ngỏ kính gửi Đ/C Nguyễn Phú
Trọng, trong “Tập tài liệu tham khảo dùng để góp ý kiến cho sửa đổi HP” đã nói
ở trên.
8. Cái chết từ TQ , hỏi Nguyễn Vi
Khải (Viện VIDS)
9. Tập Cận Bình: “Tôi biết làm thế
nào ?“ trên tạp chí “Tiền tiêu” của Hông
Kông tháng 4 năm 2013
10.
Cốt lõi thành công là Trân trọng, Liên kết,
Thống nhất các sự khác biệt. Do Viện SENA xuất bản tháng 6/2013. cùng rất nhiều
kết quả nghiên cứu khác của Viện này về Học thuyết Hồ Chí Minh trong khoảng 10
năm vừa qua. . . .
Phải chăng
"Vận nước đã đến rồi !"
Kính gửi các anh
chị thân quen,
thường trao đổi bàn
luận những vấn đề vĩ mô
Chúng ta đang
đứng trước một thời điểm rất đặc biệt: Trung ương, Bộ Chính trị đang rất cố
gắng lập lại trật tự kỷ cương của Đảng và xã hội, đảng viên thường và nhân
dân nói chung, nhất là các tầng lớp ưu tú khác nhau của xã hội đang trông chờ
những quyết định mạnh mẽ của TƯ trong xử lý tham nhũng tiêu cực, trong khi đó
hoàn cảnh khu vực và quốc tế đòi hỏi lãnh đạo ta phải rất thận trọng, không
thể để xẩy ra bất kỳ một sự xáo trộn, lộn xộn, được coi là mất ổn định chính
trị ở trong nước. Hai yêu cầu, hai sự mong muốn đó dường như là trái ngược
nhau, dẫn đến những khó khắn lớn khi TƯ cần đưa ra những quyết sách mạnh mẽ ở
Hội nghị TƯ 6 vừa rồi. Trung ương thì chú ý nhiều đến cân đối giữa thiếu sót
với thành tích, giữa chịu trách nhiệm tập thể và cá nhân, giữa yêu cầu trong
nước với tình hình khó khăn trong đại cục, đương nhiên hẳn còn lý do thông
cảm của “người trong cuộc”, “cùng hội, cùng thuyền’, có “chiếu cố” đến lợi
ích riêng tư, phe nhóm; trong khi nhân dân thì nặng về bức xúc chủ yếu với tệ
nạn suy thoái đạo đức nặng nề sờ sờ của cán bộ đảng viên, kể cả không ít lãnh
đạo, đời sống khó khăn tăng lên ngay trước mắt khắp nơi trong nước, trong khi
Đảng luôn luôn lớn tiếng hô hào học tập và làm theo đạo dức Hồ Chí Minh . .
.Chính từ những góc nhìn khác nhau đó ,nên khi thấy quyết định “tha bổng” của
TƯ đối với sai lầm thiếu sót của Bộ Chính trị, đã đẩy bầu không khí bức súc
mất tin tưởng trong Đảng và trong xã hội tăng cao hơn trước. Lòng tin của
đảng viên và nhân dân vào TƯ thậm chí còn bị giảm đi nhiều hơn, trong khi
tình hình thế giới còn rất bấp bênh, chưa thật rõ nét sẽ chuyển biến trong
ngắn hạn như thế nào. Chính vì vậy, để đảm bảo, dù tình hình thế giới và khu
vực diễn biến như thế nào, Đảng ta và nhân dân ta vẫn vững vàng đoàn kết một
lòng trong tư thế tiến tới, tôi thấy đã đến thời điểm “chín muồi” (lùi đến
chân tường rõ hơn rồi) đề nghị chúng ta cùng xem xét khả năng hỗ trợ góp ý
với TƯ để TƯ vững tin, đồng lòng với chúng ta và toàn Đảng, toàn Dân quyết
tâm và quyết liệt khẩn trương đổi mới dứt điểm thể chế chính trị của đất nước.Đó
là cách tốt nhất lấy lại niềm tin đã bị tổn thương nặng nề hơn qua sự hiểu
nhầm hơi bị ngoài vòng dự liệu của Bộ tham mưu sau Hội nghị TƯ 6 vừa rồi.để đất
nước đủ sức vượt lên mọi trở ngại mới có thể xẩy ra trong tương lai.
Mục tiêu tổng quát đổi
mới dứt điểm thể chế chính trị là từ bỏ hoàn toàn CN Mác – Lê, xây dựng thành
công Hiến pháp mới trên cơ sở đường lối tư tưởng Hồ Chí Minh 1946, quay trở
về tên Đảng Lao động VN, tính chất Đảng toàn dân rõ nét hơn nữa, thực hiện
thể chế nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập, cơ chế thị trường có điều
tiết quản lý chặt chẽ của nhà nước, và chấp nhận tồn tại xã hội dân sự lành
mạnh, nghĩa là quay về với tên nước “Việt nam Dân chủ Cộng hoà” hay để chỉ
một chữ Việt Nam (như vẫn từng hô: Việt Nam muôn năm, là đủ). Chính
sách đối ngoại về cơ bản vẫn giữ như cũ. Tuy nhiên dù rất cần dứt khoát, khẩn
trương, nhưng bước đi cần mềm dẻo, triển khai theo từng mức độ khác nhau.
Chẳng hạn, trước mắt thể hiện trong Hiến pháp mới và nâng cấp Quốc hội “của
Dân, do Dân và vì Dân”. Cách thức như thế nào, thì Bộ Chính trị khóa này tạm
thời vẫn đóng vai trò bộ tham mưu tối cao của cuộc cách mạng hiện nay, song
cần phát huy và tập hợp trí sáng tạo của toàn dân, toàn Đảng, của Quốc hội và
Chính phủ, Bộ Chính trị quyết không bao biện, chủ quan quyết các thứ
quan trọng trước như đã quen , đã từng xẩy ra từ xưa cho đến nay.
Để minh chứng cho điều nói trên trong dư luận xã hội, tôi
xin gửi đến các anh chị một đoạn trích nhỏ sau đây. Xin bổ sung thêm: Nhiều
cái sai lầm khuyết tật của chúng ta , cả trong lẫn ngoài đảng, đều xuất phát
từ nền văn hóa lạc hậu, đẫn đến mù quáng kiên trì chế độ mất dân chủ độc đảng
toàn trị và thái độ gia trưởng , làm nẩy nở nhiều tệ nạn thiếu văn hóa ở khắp
nơi, đối nghịch với cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng văn minh hiện đại, làm
cho cái dở càng bị “nhân lên”, bóp méo nặng nề, tai hại hơn. Đó là lý do ta
phải gắn đổi mới tư duy chính trị trên nền cách mạng văn hóa, văn minh hóa xã
hội, mà điều này phải toàn dân mới đủ trí tuệ để làm được.
Vũ
Duy Phú
Cách mạng văn hóa chính trị Việt nam
trong hòa bình cũng đã đến giờ “G”
(Trích tọa đàm về
“Đổi mới tư duy của Đảng” đưa trên trang web vids.org.vn ngày . . . tháng 10,
2012)
. . .
. .
“. . . .Ở đây ta mới thấy, quyền lợi của Đảng chỉ là quyền lợi
bộ phận.Khi cần ưu ái, nâng đỡ , hay “tha bổng” một bộ phận của Đảng vì quyền
lợi chung, ta không hề suy tính thiệt hơn hạn hẹp. So tỷ lệ mấy triệu đảng
viên, trên gần 90 triệu nhân dân ta, trên mấy trăm triệu người ĐNÁ, và mấy tỷ
người toàn cầu , Đảng ta chỉ là một bộ phận nhỏ! Ở đây, rõ ràng không phải vì
quyền lợi riêng của Đảng mà TƯ đồng ý “tha bổng”cho Bộ CT , mà là vì cái toàn
cảnh, có tính đến cái đại cục. Vì vậy, theo tôi, nếu Đảng có phải “hy sinh” cái gì đó, hay một bộ phận nào đó của Đảng
phải “hy sinh” cái riêng, vì cái chung, nếu thấy cần thiết, thì Đảng cũng
phải hy sinh. Không nhất thiết cứ phải hy sinh con người cụ thể, mà chủ yếu
phải "hy sinh" cái tư duy riêng của bản thân mình.Trong trường hợp
này, cứ coi như phải “hy sinh” vứt bỏ cái anh CN Mác Lê mà nhân dân ta và thế
giới cho là đã sai lầm, (có lẽ chỉ riêng mình Bộ Chính trị thì vẫn coi là
đúng), nhưng vì quyền lợi chung, vì sự đoàn kết, tập hợp lực lượng toàn
dân,và các nước yêu chuộng hòa bình công lý trên thế giới, không phân biệt
khác nhau về chính kiến, ý thức hệ , quan điểm chính trị , giai cấp. . . thì
Đảng vẫn nên hy sinh cái riêng làm theo cái chung, theo ý nguyện của dân,
thuận theo xu hướng của thời đại. Thời Cụ Hồ năm 1946, 47, chính
Cụ đã làm như vậy. Cụ đã giải tán Đảng Cộng Sản, chỉ lập một tổ nghiên cứu CN
Mác. Chẳng biết có thực bụng Cụ coi CN Mác Lê là chưa đúng, hay chỉ vì quyền
lợi tối cao của Dân tộc đòi hỏi như vậy, mà Cụ thuyết phục Đảng cộng sản giải
tán, lập Đảng lao động VN, và mọi đảng viên đã tán thành “hy sinh” cái uy tín
riêng như vậy. Nay hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, thực tiễn đã chứng minh sự
sáng suốt của Hồ Chí Minh. Dưới suối vàng, nghĩ đến chuyện này, chắc Bác Hồ
sẽ cười thầm độ lượng mà phán rằng, các con, các cháu của Cụ đổi mới tư duy
quá chậm !
Hiện nay , trên thế giới, trong tình hình CN Mác Lê thì đã bị
coi là không còn phù hợp, CNTB kiểu cổ thì đang khủng hoảng nặng nề, chưa rõ
lối thoát , nên nhiều nước trên thế giới rất lúng túng về đường lối cách mạng
và phát triển. Rất may mắn cho đất nước VN , cho Đảng CS VN, bởi chúng ta đã
sẵn có tư tưởng đường lối và đạo đức Hồ Chí Minh khá phù hợp với xu thế tiến
hóa của toàn Nhân loại : Đoàn kết, đại đoàn kết, không phân biệt giầu
nghèo, tôn giáo, giai cấp, chính kiến; liên kết mọi lực lượng hoà bình, tự
do, dân chủ, công bằng, bác ái, kể cả những gì được coi là đối lập . . .để
đấu tranh cho quyền lợi tối cao của dân tộc, cho hoà bình hạnh phúc của toàn
dân. . .
Bàn về Sai lầm lớn
nhất
Loài Người đã tạo ra biết bao kỳ tích trên thế gian này, nhưng
cũng có quá nhiều sai lầm. Mà sai lầm lớn nhất của Loài người có lẽ là sự
thiều tôn trọng đến niềm tin của nhau. Vừa rồi, chỉ vì có người cố tình nhạo
báng sự tôn trọng đức tin của người
Hồi giáo mà nổ ra cuộc trả thù đổ máu rất đáng tiếc trên thế giới. Nếu nhớ
lại những cuộc chiến tranh trước đây con người tàn sát dã man lẫn nhau, các
cuộc cách mạng xưa kia triệt phá hết những thể chế cũ, đem những con người có
những niềm tin khác nhau đối địch không đội trời chung với nhau . . thật là
đáng tiếc.
Xưa nay, người theo đạo Phật thì tin là con người nếu biết sống
trong sạch, tu nhân tích đức thì có thể lên cõi Niết Bàn. Người theo đạo
Thiên chúa thì tin rằng, nếu chăm chỉ cầu nguyện và làm nhiều điều lành thì
sẽ được lên Thiên Đường. Còn người theo đạo Mác – Lê thì tin rằng, nếu suốt
đời kiên trì đi theo Đảng Cộng sản thì có thể được lên thế giới Đại Đồng (làm
theo năng lực, hưởng theo nhu cầu; dân chủ gấp ngàn lần nơi dân chủ nhất trên
thế giới hiện nay!). Trong khi đó, những người theo đạo Đô la thì tin rằng,
cứ lao động chăm chỉ, sáng tạo, tuân thủ luật pháp và nhà nước pháp quyền tự
do dân chủ tam quyền phân lập thì có thể có cuộc sống giầu có hạnh phúc.
Niềm tin là một thứ gì
không cần chứng minh. Nhưng người ta cần nhìn thấy cõi Niết Bàn, Thiên Đường,
Thế giới Đại đồng biểu hiện trên thực tế để củng cố niềm tin. Thực tiễn cho
đến nay, người ta mới thấy riêng đạo Đô la quả là đã từng cho người
ta hạnh phúc thật sự. Chính vì vậy, rất nhiều dân cư của hàng loạt nước từ
lâu trước đây đã lơ là đạo Phật, chểnh mảng với đạo Thiên chúa, và từ bỏ đạo
Mác – Lê để đi theo đạo Đô la. Hiện nay, các nước Phương Tây đang rất thiếu
đô la, lập tức rất nhiều biểu hiện thiếu hạnh phúc đang diễn ra. Và người ta,
tuy vậy, cũng không bỏ đạo Đô la để theo các đạo khác, mà họ đang liên kết,
phối hợp giữa các nước với nhau, và đấu tranh trong từng nước để khắc phục
các thói quen tiêu sài xa sỉ, hoang phí vô độ, gây áp lực buộc các tập đoàn
xuyên quốc gia phải công khai, minh bạch trong kinh doanh, đặc biệt là trong
khu vực nền kinh tế ảo, mà các lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm,
quân sự . . . là mảnh đất dễ xẩy ra tai hoạ nhất, họ cương quyết đẩy mạnh
kiểm tra kiểm soát gắt gao chi tiêu công và đầu tư vào các lĩnh vực phát
triển bong bóng (do lòng tham vô độ
vẫn còn tồn tại dai dẳng). . . Những tín đồ đạo Phật thì cứ tiếp tục tụng
niệm; những tín đồ đạo Thiên chúa vần cần mẫn mỗi sáng chủ nhật đều đặn vào
giáo đường cầu nguyện; lãnh đạo rất trung kiên của một số đảng Cộng sản hàng
ngày vẫn kiên trì giao giảng về học thuyết Mác Lê cho con chiên ngoan đạo,
bất kể thế giới đã và đang xoay vần đến đâu. Thế mới hay, niềm tin là một thứ
gì đem lại cho con người sức mạnh phi thường. Vì vậy, chúng tôi đi đến kết
luận rằng, chớ có dại mà thô bạo động đến những niềm tin khác nhau của mọi
người.
Tuy nhiên, nếu
thực tiễn khắp nơi đều bác bỏ một niềm tin mù quáng nào đó, đem đến sự bất
hạnh cho nhân dân, thì những người chân thành, trung thực và dũng cảm trong
cộng đồng nên chăng , một mặt vẫn rất trân trong niềm tin của họ, không phản
bác, càng không nên tranh luận gay gắt chê bai, mà hãy nhẫn nại tìm cách nào
đó thuyết phục để giải tín điều bất lợi cho họ. Cái sai lầm lớn nhất của Loài
người đã gây ra biết bao tai hoạ cho đến nay chính là người ta cứ muốn dùng
vũ lực, dùng sức mạnh bạo tàn bắt người khác phải từ bỏ niềm tin của họ và áp
đặt chuyên chế niềm tin của mình thay thế vào!
“Sự nhẫn nại tìm
cách nào đó để giải tín điều bất lợi” mà ta mong muốn có được ở trên, cho đến
nay, chúng tôi thấy chỉ có mỗi một cách duy nhất là hãy trả lại tự do, dân
chủ thật sự cho nhân dân, để họ có thể tự quyết định lấy con đường đi tìm
hạnh phúc của chính họ.
Vũ Duy Phú
Ý kiến góp:
- TTC: Cần phải bao gồm vào đây cả Niềm tin vào/ về các quy luật
tự nhiên, như Quy luật vạn vật biến đổi không ngừng, Quy luật vè mọi lý luận
và lý thuyết đều BẤT TOÀN, và Dân chủ thật sự cho Nhân dân sẽ
tạo động lực cơ bản cho phát triển . . .
- NSL: Loài người đã có nhiều sai lầm. Chọn sai lầm nào là lớn
nhất rất khó. Nếu cần phải chọn, thì có lẽ là sai lầm "mất dân chủ"
đối với Dân là sai lầm lớn nhất!
+ NTH: Trong khi thế giới biến đổi từng ngày mà vẫn "kiên
trì" đường lối cũ, tư duy cũ, theo tôi là sai lầm lớn nhất!
+ NMP: cái sai lầm lớn nhất là đã để thấp kém
về trí tuệ, về sự hiểu biết, thức thời, dẫn đến sự u mê, mù quáng về tư duy,
về đường lối phát triển
+ NTT: Cần phải kể vào đây niềm tin
vào sự tiến hoá tất yếu từng bước của nhân loại từ CON thành NGƯỜI. Sai lầm
lớn nhất là một bộ phận loài người ngu muội vẫn ngoan cố muốn chống lại điều
đó.
TB: Bây gìơ đã là 2013. Chủ tịch nước
VN và Tổng thống Hoa Kỳ đã bắt tay nhau – tôn trọng niềm tin của nhau – cùng
cam kết “Hợp tác toàn diện”
(rộng và phong phú hơn so với hợp tác chiến lược, nhưng không sâu sắc bằng
“hợp tác chiến lược” về mặt chính trị và quân sự). Vì vậy tôi xin trích gửi
đến Quý Vị bài viết đã quá cũ này của một thường dân mà Đảng hay coi thường
người dân vì cho rằng họ thường chẳng hiểu gì ! VDP
|
|
|
Tiếp
tục thảo luận
về sửa đổi Hiến pháp
Để
việc thảo luận tiếp về Hiến pháp có kết quả tốt hơn, tôi xin góp ý cho rõ một vấn đề cốt lõi. Ngay từ lời nói đầu
các bản dự thảo Hiến pháp đã nói, Hiến pháp là sự “thể chế hoá Cương lĩnh
của Đảng”. Như vậy có nghĩa Hiến pháp là bộ luật cao nhất của Đất nước, lại
được soạn thảo căn cứ vào Cương lĩnh của Đảng (đã thay đổi qua các nhiệm kỳ Đại
hội Đảng) là văn kiện chỉ do và chỉ của riêng mấy triệu đảng viên lập ra. Chúng
ta đã biết, chưa có bản cương lĩnh nào của Đảng đã được đưa ra cho toàn dân bàn
thảo góp ý và phê duyệt, tại sao lại yêu cầu toàn dân phải soạn thảo Hiến pháp
tuân theo Cương lĩnh của Đảng ? Như vậy có vi phạm đường lối “Dân làm chủ” hay
không ? Nếu Dân yêu cầu nước ta thay đổi
đường lối từ “đấu tranh gia cấp” sang đại đoàn kết và hội nhập, không phân biệt
“quốc doanh và tư doanh” . . .thì Đảng có thay đổi Cương lĩnh cũ cho phù hợp
lòng Dân hay không ?
Dù
cương lĩnh của Đảng có đúng đến đâu, thì lôgic của việc đặt vấn đề như vậy là
đã không hợp lý.(Cũng giống như nhân vật
Tổng Bí thư rất quan trọng, có thể nói là theo thể chế cũ, là quan trọng nhất, song lại không được đem ra cho tất cả các đại
biểu QH bỏ phiếu tín nhiệm !). Huống hồ, Đảng chỉ có nhiều trí tuệ và thành
tích rất to lớn trong cách mạng dành chính quyền, trong chiến tranh bảo vệ và
thống nhất đất nước, nhưng trong xây dựng hoà bình, bên cạnh một số thành tích
(cũng như sự phục hồi đương nhiên sau chiến tranh của mọi nước dù họ không có
đảng Cộng sản lãnh đạo), thì Đảng – do đặc điểm xuất sứ công nông và kiên trì
đấu tranh giai cấp của mình - Đảng đã có
rất nhiều sai lầm trong lãnh đạo xây dựng trong hoà bình mà ai cũng thấy, như
tình hình đất nước ta hiện nay đang thể hiện rõ, và chính đảng cũng đã thừa
nhận. Nếu đảng tài giỏi trong lãnh đạo xây dựng đất nước trong hoà bình thì
tình hình kinh tế xã hội nước ta đã không tụt dần trong các xếp hạng quốc tế
như những gì mà chúng ta đang thấy, còn Bộ Chính trị đã không phải thừa nhận
khuyết điểm và xin chịu kỷ luật trước Đại hội Đảng vừa rồi. Như vậy đặt vấn đề
xây dựng một bản Hiến pháp quan trọng và đổi mới như vậy mà lại vẫn yêu cầu, và
như một quán tính tự nhiên,giáo điều không nhận ra, phải dựa vào những nội dung
cương lĩnh cũ và thậm chí rất cũ của đảng là không thích hợp.
Tôi
chỉ ví dụ một điều bất hợp lý trông thấy: Việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc là
nhiệm vụ của toàn dân, dựa trên sức lực, tài sản và trí tuệ toàn dân tộc, không
phân biệt bất kỳ công dân và người Việt Nam thuộc tầng lớp nào. Vậy mà chúng
ta cứ nói dài dòng loanh quanh phân biệt mãi: “nền tảng là công nhân, nông dân
và trí thức”, bây giờ có ý kiến lại nói cần bổ sưng thêm “tầng lớp doanh nhân”,
“binh sĩ”, sau đây có khi lại phải thêm “các người Việt nam ở nước ngoài” nếu
thấy đóng góp của các tầng lớp Việt kiều ngày sẽ trở nên rất quan trọng ?! Vì vậy nhiều chỗ nhấn mạnh theo lôgíc cũ là không còn phù hợp !
Tóm
lại, Hiến pháp là một văn kiện pháp luật gốc có tuổi thọ lâu dài, trong đó cần
đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lý, hợp lôgic, không nên nêu các thành tích và giải
thích dài dòng, càng không nên dựa vào những tư duy đã lỗi thời tồn tại từ giai
đoạn đấu tranh giai cấp “một mất, một còn” , chiến đấu vũ trang và giai cấp
công nhân là lực lượng lãnh đạo duy nhất đất nước.
Vừa
qua, ngoài rất nhiều ý kiến trên diễn đàn QH đã đổi mới, đi vào chi tiết cụ thể
khá sáng suốt, nhưng chúng tôi thấy khá nhiều đại biểu QH vẫn bị hạn chế chưa
thoát ra khỏi cái mâu thuẫn lôgic chung nói trên. Cũng có thể nói, hàng triệu
công dân Việt Nam, tuy đã nhiệt tình, hăng hái ký đồng ý vào dự thảo số 1, số
2, nhưng do đã sống mấy chục năm dưới sự giáo dục thể chế chính trị cũ, nên họ
không thể dễ dàng “tự giác ngộ” mà góp được những ý kiến đúng đắn đổi mới như
các vị đại biểu QH và các TƯ UV của chúng ta. Do đó, khi chuyển sang giai đoạn
góp ý kiến mới sắp tới. nên chú ý tinh thần chung như trình bầy ở trên.
Nói
tóm lại, góp ý sửa đổi HP quốc gia không nên lệ thuộc vào Cương lĩnh cũ của
Đảng, vì chính Đảng cũng đang rất cần đổi mới tư duy, đường lối. Thế giới văn
minh cũng đang hoan nghênh chúng ta đổi mới như vậy. Chúng ta hãy vì sự tồn tại trong đổi mới và sáng tạo của chính Đảng
ta mà suy nghĩ cho kỹ hơn. Hơn thế, chúng ta phải coi sự tồn tại, phát triển, tiến
tới văn minh và hạnh phúc của toàn dân tộc là trên hết
Hà Nội,
ngày 5 tháng 6, 2013
Vũ Duy Phú
. . . . ./.
Bàn
về nhân quyền ở Việt Nam
hiện nay
Muốn bắt đúng “mạch” của vấn đề nhân
quyền của Việt Nam
hiện nay người ta cần nhìn khái quát toàn cục quan hệ Trung Quốc và Đông Nam Á,
rộng hơn là Trung Quốc và “Phần còn lại của Thế giới”. Nếu anh đồng ý với tôi
rằng, mục tiêu dài hạn cuối cùng của Trung Quốc là muốn thống trị toàn thế
giới, cũng như Trung Quốc đang thống trị toàn bộ lục địa Trung Hoa hiện nay
(bao gồm cả Nội Mông, Tây Tạng và Tân Cương), thì chúng ta sẽ bàn tiếp, còn
không thì dừng lại để đỡ mất thời giờ cho anh !
Gần đây,
chúng tôi được đọc lại bài tự kể các buổi nói chuyện của nguyên Tổng Bí thư
đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn với Mao Trạch Đông và nhiều lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Trung Quốc, đối chiếu với nguyên nhân có “nạn diệt chủng” ở Căm phu
chia trước đây, với thái độ cương quyết và hành động ngày càng quyết liệt của
Trung Quốc đối với khu vực Tây Thái Bình dương và Đông Nam Á, thì tôi không còn
một chút mảy may nào nghi ngờ về mục tiêu chiến lược dài hạn nói trên của một
bộ phận trong giới lãnh đạo Trung Quốc từ xưa cho đến nay. Trên thế giới ngưòi
ta vẫn nói: “Đừng nghe Trung Cộng nói, hãy xem Trung Cộng làm”. Tại sao lại có
câu nói rất phổ quát như vậy ? Bởi mục tiêu của CNXH là tốt đẹp, nên TQ nói về
mục tiêu thì rõ ràng là rất hay. Nhưng biện pháp của CN Mác – Lê kết hợp với CN
Đại bá là rất phi thực tế, là ngược đời, thậm chí vô nhân đạo, nên nó rất “đối
chọi”, phản laị mục tiêu (Nên nhớ cho, sự nghiệp cách mạng huy hoàng của Việt
Nam trong dành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước vừa qua chính là kết tinh
của sức mạnh dân tộc với lòng tự tôn, lòng yêu nước tuyệt vời cộng với sự thông
minh khôn khéo tận dụng thời cơ và sự giúp đỡ của quốc tế đáng khâm phục của cả
nước, chứ không phải là thắng lợi của CN Mác - Lê). Nếu CNXH theo kiểu của TQ
đang hiện hữu mà truyền bá ra khắp thế gíơi thì sẽ là một “thảm hoạ Nhân loại”.
Chưa nói đến mục đích trong thâm sâu của “Đại bá Trung Quốc” mà người ta – cả
đôi bên - không thể nói thẳng ra được. Người ta chỉ có thể phán đoán căn cứ vào
thực tế, vào hành động cụ thể ở trong nước và đối với nước ngoài của họ. (Không
hiểu nạn diệt chủng cực kỳ dã man xẩy ra ở Căm pu chia thế kỷ trước nên coi là
cái gì đó liên quan đến khái niệm “lợi ích cốt lõi” và những ý tưởng mà Mao
Trạch Đông đã bộc bạch ra với Lê Duẩn ?).Tất cả những gì đã và đang diễn ra
trong lĩnh vực ngoại giao và đối sách quốc tế của Trung Quốc là đều luôn phải
phục tùng mục tiêu chiến lược “Đại bá” đó. Khi nào, chỗ nào cần mềm dẻo, ôn hoà,
thậm chí nhẫn nhịn (theo đường lối “dấu mình chờ thời”) thì TQ mềm dẻo, ôn hoà.
Khi nào cần thể hiện sức mạnh với kẻ yếu, và quyết tâm chiến lược, thì TQ sẵn
sàng dùng sức mạnh, kể cả quân sự (theo đường lối “Mục tiêu biện minh cho biện
pháp”, có nghĩa, nếu phục vụ cho mục tiêu chủ yếu của quốc gia, thì dù có thủ
đoạn, xảo trá, dã man tàn bạo, vi phạm luật pháp quốc tế đến mấy, thì vẫn cứ làm). Với tư duy
chiến lược tổng quát dài hàng thế kỷ như vậy thì rồi dần dần phạm vi “lợi ích
cốt lõi” của họ sẽ ngày một mở rộng không có giới hạn. Sự nhào nặn, linh hoạt
giữa hai phương thức của họ nói trên luôn luôn diễn ra tuỳ trường hợp, tuỳ đối
tượng và tuỳ lúc.
Việt Nam, cũng như Bán đảo Triều Tiên, từ đời
thượng cổ đã luôn luôn là mục tiêu xâm lược trực tiếp của các nhà cầm quyền
phong kiến Trung Quốc (sau khi họ đã thực hiện được mục tiêu đó trên giải lục
địa Trung hoa rộng lớn) Tuy nhiên, cuối cùng đến nay họ vẫn chưa thực hiện được
mưu đồ thâu tóm cả hai bán đảo này. Tất cả những gì đang diễn ra hiện nay từ
phía Trung Quốc đối với 2 nơi này đều nằm trong quá trình thực hiện mục tiêu
lâu dài to lớn nói trên nhưng còn rất khó khăn, dích dắc, ẩn hiện. Bởi lẽ, thế
giới ngày càng hội nhập, càng “liên đới sinh tồn”. Lâu nay, không chỉ Việt nam
và các nước bán đảo Triều tiên không tiện bộc bạch nói thẳng ra (về cái “tim
đen” của một số không ít lãnh đạo TQ), vì rất khó nói, thậm chí “không tiện nói
được” về mặt ngoại giao, mà ngay các nước, đặc biệt là mấy nước lớn khác, tuy
cũng luôn cảnh giác với Trung Quốc trên cái định hướng lâu dài đó của họ, nhưng
cũng vẫn phải vui vẻ bắt tay nhau bàn bạc liên kết hợp tác, “đôi bên tạm thời
đều cùng có lợi”, mặc cả “nhì nhằng”, đưa đẩy, lừa miếng nhau, thậm chí đe doạ
lẫn nhau như đang diễn ra.
Sự
“trồi sụt” của nhân quyền ở Việt Nam về thực chất sâu sa có liên quan hữu cơ với
mục tiêu lâu dài của TQ là khống chế, tiến tới thâu tóm (thậm chí thực sự xâm
chiếm) Việt Nam
nói trên của họ. Nó thực chất là sự thể hiện đối sách của các nhà lãnh đạo Việt
Nam
(hơi bị nhu nhược hoặc chưa đủ khôn ngoan) trước sức ép của giới cầm quyền
Trung Quốc. Theo tôi, Trung Quốc ép Việt Nam phải đàn áp cứng rắn hơn nữa trong
vấn đề “nhân quyền”, đàn áp mạnh hơn phong trào dân chủ tiến bộ có thể quy tụ
vào mấy mục tiêu trước mắt sau đây:
1.
Muốn
duy trì một số nước có chế độ chính trị mất dân chủ, vi phạm nhân quyền giống
mình (trấn áp mạnh mẽ các xung đột nội bộ), để giảm nhẹ sức ép của dư luận quốc
tế (tăng thêm “đồng minh”); ở đây có thể thấy đường lối hợp tác kinh tế - không
can thiệp (hay mặc kệ) sự hỗn loạn “chính trị”, nhân quyền với Châu Phi, thậm
chí coi chuyện đó là thời cơ của TQ ?!);
2.
Thực
hiện quá nghiêm túc và cứng nhắc (về phía VN) những thoả thuận giữa lãnh đạo
hai bên (hai bên phải ủng hộ nhau, theo 16 chữ vàng đã ký kết, thậm chí đã thoả
thuận không bên nào cho dân biểu tình chống bên nào) ;
3.
Gây
mâu thuẫn giữa Việt Nam và dư luận tiến bộ của các nước văn minh, đặc biệt là
dư luận Mỹ, đẩy Việt Nam càng ra xa Mỹ hơn càng tốt (Chính phủ Mỹ và chính phủ
nhiều nước hoàn toàn thấy được bản chất bề sâu nham hiểm của điều này)
4.
Ép
Việt Nam (thậm chí có dư luận nói TQ trực tiếp nhúng tay vào) các sự kiện vi
phạm nhân quyền đến mức nhân dân không chịu nổi , phải nổi dậy, đó là lúc Trung
Quốc dễ bề thao túng VN hơn, thậm chí cho quân nhẩy vào “giúp đỡ” lập nên thể
chế chính trị hoàn toàn là chư hầu của Trung Quốc (như trường hợp Liên Xô đối
với Tiệp Khắc, Hungary trước đây, và TQ đối với Bắc Triều hiện nay)
Chính vì vậy, cho nên hiện nay, có
những biểu hiện ngược nhau ngay trong những người nhiệt tình ủng hộ Việt Nam,
ủng hộ đấu tranh chống vi phạm nhân quyền của các nhà cầm quyền Việt Nam, thậm
chí ngay trong nội bộ các nước phương Tây: Đấu tranh, gây sức ép đến mức nào
thì là giúp VN thực sự, đến mức nào thì lại là làm hại Việt Nam, mắc mưu Trung
Quốc !? Đó là cái khó lớn. Vì vậy, theo tôi, chúng ta nên cố gắng hết sức vượt
ra khỏi cái sự u mê và hoà hảo rất giả vờ (mềm dẻo chịu đựng cái màn kịch dựng
lên của TQ) nói trên, toàn thế giới không nên úp mở nữa, hãy nên “lật bài ngửa”
công khai tận tình, tận lực đàm phán và thuyết phục, thậm chí gây sức ép với
TQ: Hãy từ bỏ cái mục tiêu lớn nhất “kỳ quái” “cổ hủ” và ảo tưởng không còn phù
hợp thời đại, thậm chí làm hại chính bản thân TQ nói ở trên ấy đi. (vì Bộ
trưởng TQ Vương Nghị vừa mới sai lầm mà vẫn nói rằng: "Nếu
thực sự những nước tuyên bố chủ quyền chọn cách đối đầu, con đường ấy sẽ diệt
vong” (ám chỉ, chỉ một mình TQ đủ sức chọn cách đối đầu trên thực tế, và ảo
tưởng rằng, riêng TQ đối đầu mà không bị diệt vong !). Ngay Tập Cận Bình
gần đây cũng thấy sự bế tắc của đường lối Maoist Đại bá cũ của TQ (Xem “Tôi còn
biết làm gì ?” thuật lại cuộc nói chuyện của TCB với cán bộ cao cấp của TQ vừa
rồi, đã nói lên sự bế tắc về khả năng tiến bộ về chính trị của TQ) Rõ ràng, nếu
tôn trọng chính nghĩa và sự tiến hoá văn minh của Nhân loại, thì Trung Quốc nên
chấp nhận chỉ cạnh tranh hoà bình trong phạm vi pháp luật quốc tế đôi bên cùng
có lợi và hữu nghị cho “Dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh” ôn hoà, nhân quyền như các nước khác mà thôi. Tiến đến liên kết ngang
hàng với các cường quốc khác bắt tay cùng lãnh đạo thế giới đấu tranh cho hoà
bình, tự do, dân chủ và hạnh phúc cho toàn thể Loài người. Nếu từ bỏ hẳn được
cái tư duy mục tiêu độc quyền “bá chủ thế giới” thì về cơ bản vấn đề “Trung
Quốc với Phần còn lại của Thế giới” sẽ dễ dàng được hoà bình giải quyết. Và với
cái chủ trương hợp lý đó, TQ mới có thể dồn thời gian và tài lực để làm cho
chính nội bộ nước TQ trở thành một nước ngang hàng về trình độ văn minh với các
nước tiên tiến khác, từ đó xứng đáng tham gia lãnh đạo thế giới.
Với đường lối đổi mới, với sách
lược ngày càng khôn khéo, sáng suốt hơn của lãnh đạo Việt Nam hiện nay, chắc
chắn Việt Nam sẽ không còn chịu để TQ khống chế và ép buộc các mặt, trong đó có
vấn đề về nhân quyền được như cũ nữa.
Vũ Duy Phú
Kính gửi ban biên tập Đài RFA
Tôi
được bạn Anh Vũ gợi ý trả lời phỏng vấn
cho Quý đài về đề tài “Mua bán bằng cấp” ở Việt Nam . Để cho tiện, tôi xin nói vài
lời như sau. Thực ra, câu chuyện tiêu cực hết chỗ nói về mua bán bằng cấp cũng
không có gì “đặc sắc” lắm trong vô số những tệ nạn tiêu cực xã hội khác ở Việt
Nam hiện nay. Đó là hậu quả của một thể chế chính trị sai lầm (mất dân chủ) kéo
dài và biến dạng (thường vẫn xẩy ra ở nhiều nơi mất dân chủ khác trên thế
giới). Mà cái đó lại là hệ quả của một sai lầm lớn và tệ hại hơn do Pháp và Mỹ
gây ra đối với nhân dân Việt Nam bắt nguồn từ hành động xâm lược Việt Nam lần
thứ hai của Pháp (1946) và chiến lược (sai lầm, hiểu nhầm Hồ Chí Minh) ngăn cản
“làn sóng Cộng sản” tràn xuống Đông Nam Á của Mỹ (1968). Để nhà nước Độc lập Tự
do Dân chủ Cộng hoà Đa nguyên non trẻ đủ sức chống lại sự liên kết của hai
cường quốc thế giới lúc đó, Việt nam không còn con đường nào khác là phải dựa
vào sự giúp đỡ của Nga Xô và sau này là Trung Cộng. Điều kiện để nhận được sự
giúp đỡ to lớn của Stalin và Mao Trạch Đông là Việt nam phải “thật lòng” (bất
khả kháng) trở thành thành viên của phe XHCN theo cơ chế độc đảng toàn trị mất
dân chủ, và bị động (cần thiết và buộc phải) chấp nhận sự đào tạo, huấn luyện
cho toàn bộ đội ngũ cán bộ đảng và nhà nước theo luận thuyết một nhà nước
chuyên chính vô sản. Hậu quả mấy chục năm tồn tại trong cơ chế đó nên hiện nay
không có thể khắc phục được một sớm một chiều, nhất là trong điều kiện của môi trường
thế giới rất phức tạp như đang thấy, ngay cả đối với các tầng lớp lãnh đạo và
đội ngũ quan chức của đảng cầm quyền. Vẫn biết rằng, Tự do, Dân chủ, Cộng hoà
và Đa nguyên (mà Việt nam đã có ngay từ ngày thành lập (1945 - 46) là một thể
chế chính trị tốt nhất trên thế giới cho đến bây giờ, song điều quan trọng hơn
cả những cái đó đối với Việt nam hiện nay chính là một cuộc sống hoà bình. Bởi
nhân dân Việt Nam đã vô cùng bất hạnh do nạn ngoại xâm từ hàng ngàn đời nay (có
tài liệu tổng kết là trong lịch sử tồn tại của mình, Việt nam đã bị tất cả 21
cuộc chiến tranh xâm lược !), do chế độ thực dân từ hơn một trăm năm nay, và cụ
thể nhất là sau mấy chục năm chiến tranh tàn phá tan nát cả đất nước với những
hậu quả mà hiện nay vẫn còn hiển hiện, thì việc chuyển đổi thể chế từ lạc hậu
sang văn minh tuy là rất cần thiết, nhưng dứt khoát Việt Nam sẽ kiên trì, nhẫn
nại, cương quyết thực hiện thắng lợi
điều đó trong môi trường hoà bình, ổn định. Dù có phải đốt cả dẫy trường sơn
một lần nữa chắc chắn nhân dân Việt nam cũng không sợ, song, cũng như bao nhiêu
lần chiến tranh chống ngoại xâm trước kia, không khi nào Việt Nam chủ động làm điều bất hạnh đó.
Tóm
lại, Việt Nam
không bao giờ chủ động tự mang lại tai hoạ cho mình, kể cả những tai hoạ (tệ
nạn) mà các bạn đang rất băn hoăn muốn tôi nói ý kiến riêng của tôi. Nhân đây,
tôi thổ lộ riêng với các bạn rằng, tôi đã không cầm được nước mắt khi các bạn
hỏi, làm tôi lại suy nghĩ về những nỗi đau đớn kéo dài của Việt Nam
chúng ta. Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước mà lại nẩy
ra “tình thương bao la như đại dương” đối với bộ phận còn rất đau khổ của cả
Loài người, trong đó có dân tộc Việt nam. Vì vậy, các bạn hãy chú ý hướng suy
nghĩ và ngòi bút của mình vào việc ngăn chặn những kẻ thù man dại đích thực của
toàn Nhân loại. Xin tham khảo thêm bài
viết sau đây.
Vũ Duy Phú
Kính gửi Ông
Obama
và nguyên thủ
các nước có liên quan
Với sự kính trọng đặc biệt, tôi xin
trình bầy với các ông một việc như sau.
Hồ
Chí Minh, với “Luận cương cách mạng dân tộc dân chủ” (không theo đường lối Quốc
tế Cộng sản) nên đã bị Stalin cử cán bộ cộng sản chính hiệu của mình đến tịch
thu tài liệu, sau đó với Tuyên ngôn độc lập, Hiến pháp năm 1946 theo mô hình
của Pháp và Mỹ, và Chính phủ đa nguyên, đa đảng được lập ra lần đầu tiên ở VN,
sẵn sàng gia nhập Liên hiệp Pháp, điều đó khẳng định rằng, Hồ Chí Minh – Việt
Nam, nếu không bị Pháp với sự giúp sức của Mỹ xâm lược trở lại (1946), thì Việt
Nam, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, đã là một nước theo đường lối Tự do
Dân chủ Cộng hoà, Nhân quyền đa nguyên, không bị rơi vào quỹ đạo Nga Xô
và Trung cộng (vì năm 1949 mới ra đời). Mọi sự rắc rối, nhầm lẫn tệ hại và tai
hoạ khủng khiếp xẩy ra ngay sau thắng lợi cách mạng 1945 và cho đến tận hôm nay
là do sai lầm chiến lược tệ hại của Mỹ và Pháp đối với Việt Nam từ thủa ấy! Vì
bị buộc phải dựa và Nga Xô và Trung cộng để bảo vệ nền độc lập non trẻ,
tức là bị buộc phải dựa vào những chế độ độc đảng toàn trị mất dân chủ, nên
cuối cùng VN đã buộc phải bị động từ bỏ mục tiêu trở thành một nước tự do dân
chủ đa nguyên (để từ đó có thể thật sự hoà cùng trào lưu văn minh thế giới), đã
buộc phải bị động trở thành một nước độc đảng toàn trị như đã thấy . . .nên đã
vấp rất nhiều sai lầm, khuyết tật, như đã và đang xẩy ra. Nay việc khắc phục
những tư duy và thói quen sai lầm đã kéo dài ăn sâu đến tận từng người dân của VN
là hoàn toàn không phải dễ, cần có thời gian, và theo tôi trách nhiệm tinh thần
và nhân đạo của Pháp và Mỹ, chừng mực nào đó còn là của cả nước Nga tiến bộ
hiện nay, và nhiều đồng minh của Mỹ tham chiến tàn sát nhân dân VN, đối với câu
chuyện này vẫn còn rất nặng nề, không thể thoái thác!.(Ai cũng biết rằng, do có
cuộc chiến tàn phá khốc liệt tại Việt Nam mà nhiều nước đã được dịp phát
triển kinh tế như một hệ quả liên đới và ngẫu nhiên ! )
Trong
khi ở Syry, chính quyền đương thời thối nát bị nhân dân một nửa nước nổi lên
chống lại, đấy là việc của nội bộ nước họ,
(theo tôi, ông Alasat phải từ chức là hợp lý nhất), vậy mà đông đủ các nước
phát triển, trong đó có Pháp và Mỹ đang cố sức giúp gỡ rối cho họ (tuy việc đó
là cần thiết). Còn đối với Việt Nam, tại Việt Nam hiện nay, Trung quốc- một
nước lớn gấp VN gần mười lăm lần, lại cùng là uỷ viên Hội đồng bảo an với Mỹ,
Pháp, Anh và Nga, đang làm bao điều sai trái với luật pháp quốc tế, rất thất
nhân tâm vô nhân đạo đối với nhân dân VN, với nước VN, tạo quan hệ rất bất công, nguy hiểm giữa 2 nước thành viên LHQ, thì các
ông gần như bỏ mặc, hoặc gần như “trung lập” giữ gìn quan hệ ! Hoặc là lên
tiếng giúp đỡ cho phải phép !
Trong
khi việc sử dụng vũ khí hoá học ở Syri mới đang là hiện tượng đáng nghi ngờ,
thì thế giới đã lo lắng đến mức đe doạ thẳng tay trừng phạt (việc đó có thể là
cần thiết) , còn hậu quả đau thương tàn khốc do hàng ngàn tấn vũ khí hoá học đã
công khai, nhẫn tâm trải xuống Việt Nam và còn đang gây hậu quả thảm hại thì
lại bị thế giới văn minh coi là chuyện đã qua !
Tôi
thấy những
điều đó là rất bất công. Tôi xin khẩn thiết kiến ghị với các ông, hãy
vì chuộc lại sai lầm cũ của mình đối với nhân dân Việt nam mà ra tay ngăn cản thực
sự trước sự lấn át, chèn ép và xâm lược, trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế
của Trung Quốc đối với Việt nam. Đây không chỉ là sự rửa tội lỗi lầm
nhân đạo và sai lầm chiến lược rất lớn trước kia của thế giới văn minh đối với
Việt Nam, mà còn là trách nhiệm của những Uỷ viên Hội đồng bảo an của LHQ trước
những hành động sai trái rất rõ ràng với luật pháp quốc tế của một thành viên
quan trọng trong tổ chức này!
Tôi
vẫn ghi nhớ những câu nói bất hủ trong các diễn văn của Ông Obama, như có lần
ông đã nới: "An ninh
lâu dài của chúng ta sẽ có được không phải từ khả năng gây ra nỗi sợ hãi đối với các dân tộc
khác mà thông qua khả năng đáp ứng
niềm hy vọng của họ. Và công việc đó sẽ được thực hiện tốt nhất thông qua sức
mạnh của sự chính trực và nhân phẩm của người dân Mỹ". Hoặc trong
diễn văn đầu năm 2013: “Trên hết, Mỹ cần phải tiếp tục là ngọn hải đăng cho tất cả những ai
tìm kiếm tự do trong thời kỳ thay đổi mang tính lịch sử này”. Việt Nam đấu tranh
kiên cường mấy chục năm nay để dành lấy quyền tự do thật sự trong ngôi làng
toàn cầu, mà đến nay vẫn chưa đạt được. Vì vậy, tôi không chỉ nhìn lên phương
Bắc để hy vọng vào những trái tim con NGƯỜI còn đang hiện hữu nơi đó, mà cũng
đồng thời đang hướng về các nước phát triển, trong đó dẫn đầu là nước Mỹ, như là
hướng
về những ngọn hải đăng cho niềm hy vọng của đất nước mình.
Tôi
xin mạn phép nhắc các Ông cần quan tâm nhiều hơn đến sự hung hăng quá trớn mất
cả lý trí lẫn xúc cảm của Trung Nam Hải, không chỉ vì quyền lợi của riêng Việt
Nam, mà là vì nền hoà bình và công lý chung trên thế giới, vì tương lai của
toàn thể Loài người những thế kỷ sắp tới trên hành tinh. Tôi cũng xin nhắc lại
những lời bàn rất chí lý của nhiều công dân chính trực của nước Mỹ nói với ông,
rằng ông đã cam kết quá mạnh mẽ với những thứ còn mơ hồ, như vũ khí hạt nhân
của Ỉran, của Triều tiên, vũ khí hoá học của Syri . . .nhưng ông lại rất e dè
trước những biểu hiện vô luân, vi phạm luật pháp quốc tế rảnh rành tại Đông Nam
Á và một số nơi khác. Người dân Mỹ cũng đã bàn thảo với ông rằng, đối với sự
nghiệp bảo vệ lòng chính trực và công bằng của công dân Mỹ và của các nước, đặc
biệt là bênh vực và bảo vệ các nước nhỏ yếu, thì 1+1+1+1 sẽ lớn hơn 4 rất
nhiều. Tôi thật bất nhã khi nhắc lại những điều trên với một Tổng thống đã
nhiều năm và hiện vẫn là nhân vật số một trong danh sách những người tài năng
nổi tiếng nhất của thế giới. Sở dĩ tôi dám mạnh dạn như vậy, là bởi vì tôi rất
tin ở trí tuệ khá đặc biệt và trái tim nhân hậu của ông, người mà tôi vẫn nhiệt
tình ủng hộ bằng thư từ qua lại ngay từ những ngày ông còn đang vận động tranh
cử để trở thành tổng thống nước Mỹ vĩ đại.
Xin
gửi tới các ông lời chào rất kính trọng.
Hà
Nội, ngày 15 tháng 5, năm 2013
Vũ Duy Phú, một công dân hành tinh.
TB:
Xin phép ông cho công bố bức thư ngỏ này trên trang mạng của tôi.
Một nội dung thời sự của
những vấn đề thời đại
Từ năm 2013 Thế giới nên làm gì ?
Chúng ta đã chứng kiến, Chiến tranh tàn phá thế giới đã quá nhiều
rồi. Đau thương tang tóc đối với các dân tộc cũng đã có thừa. Và nhiều nước
cũng đã nổi tiếng anh hùng, dũng cảm.chống lại mọi loại quân xâm lược. Chính
phủ nước nào cũng rất muốn tránh cho nhân dân nước mình không phải đổ máu vì
chiến tranh bởi bất cứ lý do gì. Nhưng chỉ riêng một bộ phận không nhỏ trong
dân chúng Trung Quốc không muốn hiểu điều đó. Họ đã chóng quên những năm dài
đau thương tang tóc sống dưới chủ nghĩa bá quyền tự xâm lược lẫn nhau và của
nhiều nước ngoài xâm lược chính nước họ thời xưa. Nay, khi xuất hiện một chút
điều kiện thuận lợi, họ lại muốn trở thành giống những kẻ đã đem đến đau thương
cho chính họ và cho các dân tộc khác, giống như là những người mà họ đã từng
rất căm thù trước đây.
Bản chất vấn đề của Trung Quốc trước
hết là sự trỗi dậy của lòng tham không đắy; tư tưởng phục thù rửa nhục (do tự
mình gây ra), pha trộn với lòng tin mê muội và sự ngạo mạn dân tộc chủ nghĩa
quy mô quốc gia (chủ nghĩa Đại Hán); cộng thêm với tri thức hạn hẹp và thông
tin rất không đầy đủ . . . .làm cho họ không nhận ra nổi hiện tượng chuyển thời
đại trên toàn cầu: Sự tự giác nhận thức mới toàn cầu từ đó phát tạo ra“Chiến
lược hoà bình nhân đạo các bên cùng thắng” (*) ; từ đó phần lớn Loài người
tiến bộ đã bắt đầu từ bỏ thời đại tiền văn minh (khi tưởng rằng có thể dùng mọi
xảo thuật để “lấy thịt đè người”) của mấy thế kỷ trước; . . . Hiện tượng sai lầm một cách tập thể tầm quốc
gia về sự chậm trễ phát triển tư duy và văn hoá hơn một thế kỷ làm cho họ không
nhận ra sự thay đổi bản chất thời đại nói trên đã tiếp tục dẫn TQ đến nhiều hành
động mù quáng gần đây đang đe doạ bùng phát chiến tranh. Sau đây xin nói rõ
thêm.
Dựa trên những nghiên cứu dự báo sâu
rộng nhưng còn rất phiến diện qua nhiều năm, TQ cho rằng, và đinh ninh chắc
chắn đến mức hốt hoảng mà cho rằng vấn đề sống còn trong tương lai của TQ nói
riêng và của Loaì người nói chung là phụ thuộc vào đất đai, dầu mỏ và nhiều
nguyên liệu, cùng các yếu tố chiến lược khác. Vậy là TQ, thay vì liên kết hợp
tác với các nước đầu tư nghiên cứu nhằm thay đổi hợp lý cuộc sống rất nhiều sai
lầm hiện tại trên Trái Đất, tìm tòi nguyên vật liệu thay thế, phát triển cây
trồng vật nuôi chất lượng cao, sản lượng lớn, không độc hại, và n/c tiếp khoa
học công nghệ để cùng sử dụng hiệu quả các đại dương và không gian vũ trụ trong
hoà bình, thì TQ với sở trường mưu lược, nham hiểm, và tàn bạo qua mấy ngàn năm
phong kiến chiến tranh mở rộng bờ cõi liên miên của mình đã kết tinh thành “bản
lĩnh”, nên lâu nay đã ngấm ngầm ráo riết bắt tay rất sớm vào chiến lược tìm
cách vượt lên trước nhằm mục tiêu dành sự tồn tại cho riêng một mình!. Tất cả
những vùng đất rộng lớn, những tài nguyên thiên nhiên còn tiềm ẩn, và tất cả
những yếu tố chiến lược khác phục vụ cho ý đồ nham hiểm lâu dài nói trên của TQ
đều được họ đưa vào tầm ngắm từ khá sớm, mặt khác họ còn dùng tư duy đạo Khổng
(dăn dậy thần dân yên phận làm nô lệ tuân chỉ Thiên triều) dẫn đầu đi trước dọn
đường . . ., trong khi, phần đa số của Nhân loại văn minh lại đang chuyển suy
nghĩ và hành động sang một hướng khác hẳn. Với những bài học về nhiều sai
lầm thất bại cay đắng đã qua (đã làm con người buộc phải tỉnh ngộ) của những
người đi trước, cùng với trình độ văn hoá xã hội nói chung của Loài
người đã vươn tới những chuẩn thức văn minh cao hơn, đã NGƯỜI hơn những thế kỷ
vừa qua, nên hầu hết các nước tiên tiến đều có ý định chuyển hướng sang một
giai đoạn phát triển hợp lý hơn, trí tuệ hơn, ổn định hơn, liên kết hợp tác hữu
nghị trong sản xuất kinh doanh, sử dụng tất cả những tài nguyên chiến lược và
khả năng thay thế của thế giới một cách có hiệu quả, trong hoà bình nhằm đích
cuối cùng là “các bên cùng thắng”(*). Và vì với ý đồ hợp lý, xây dựng và nhân
đạo quảng đại như vậy, các nước tiên tiến đã cố gắng lôi kéo, khuyến nghị TQ, là kẻ
đi sau, tham gia vào hoạt động chung của cộng đồng Nhân Loại, rõ nhất
là sẵn sàng mở cửa, hướng TQ vào WTO, chuyển giao rộng rãi vô tư hào phóng công
nghệ hiện đại để giúp TQ có thể hội nhập với nền văn minh thế giới để phát
triển, để yên tâm cùng chung sống trong hoà bình và quan trọng hơn – là để
“cùng thắng” (*)!
Tuy nhiên, qua toàn bộ những thể hiện cực kỳ nham hiểm, xảo quyệt
và “quyết liệt” trong đối ngoại vừa qua, chứng tỏ rõ ràng rằng, một khi tiềm
lực kinh tế và quân sự của TQ đã ở mức như hiện có, TQ dường như đang đi
theo một hướng khác
hẳn. Họ bắt đầu tự tin hơn, vội vàng gạt bỏ chủ trươmg vốn đã khá mưu mô xảo
trá là “Dấu mình chờ thời” (nấp kỹ để vồ), là “Mục tiêu biện minh cho giải
pháp” (tức dù có dã man, tàn bạo, vi phạm luật pháp quốc tế đến mấy, nhưng nếu
cần cho mục tiêu riêng của mình, thì vẫn cương quyết làm!), sẵn sàng bỏ túi những
lợi ích do phát triển chung của cộng đồng toàn cầu đem lại, lẩn tránh những
nghĩa vụ kinh tế và nhân đạo như một thành viên có trách nhiệm, dần dần lộ
nguyên hình bản chất ý đồ chiến lược riêng , bằng nhiều mưu mô, xảo trá, sẵn
sàng vi phạm luật pháp quốc tế mà họ cũng đã ký vào như một Uỷ viên hội đồng
Bảo an LHQ, nhăm thâu tóm thêm tài nguyên, đất đai và nhiều vùng biển của thiên
hạ vun vén phục vụ lợi ích riêng, chỉ vì, chỉ dành riêng cho một mình nước
mình..
Ngày nay, chúng ta có thể đã biết rõ
do ai và vì mục đích nào mà Triều tiên – một đất nước đang rất khó khăn kinh tế
- lại có đủ lực để khăng khăng dốc sức đầu tư chuẩn bị chiến tranh, đem sinh
mạng hàng mấy chục triệu nhân dân nước mình ra đặt cược cho một tư duy bảo thủ
điên cuồng trước dư luận phản đối rộng rãi trên thế giới !? Đó phải chăng là sự
lặp lại chiến thuật “xử dụng bàn tay người khác để thực hiện mưu đồ của mình
(dùng Triều tiên làm lính xung kích đánh Mỹ và đồng minh của Mỹ cho TQ ?). Phải
chăng lịch sử lại đang lặp lại một sai lầm tập thể giữa thế kỷ XX, nhưng lần
này với diện rộng toàn cầu: Nếu như trước đây Stalin đã rất mất cảnh giác chiến
thuật(tin vào hiệp ước hoà bình Xô – Đức), thì nay rõ ràng toàn thế giới còn
lại đang mất cảnh giác chiến lược trước âm mưu cực kỳ thâm độc,xảo trá có
truyền thống của đại bá TQ, một nước đang toan tính bằng mọi cách nhằm từng
bước tiến tới thống trị toàn thế giới. Cái nhận thức sai lớn nhất của TQ, chính
là họ cho rằng, dân tộc Hán có vai trò lịch sử được Trời Đất giao cho phải
thống trị thiên hạ (trên thực tế từ thời xưa họ mới có được khoảng 4-5 kỹ thuật
cơ bản trên hàng vạn công nghệ hiện đại mà họ đang học được!) Cái nhận thức sai
lầm cổ hủ thứ hai là họ vẫn muốn vận dụng tư duy rất lạc hậu luật rừng “mạnh
được, yếu thua”, “cá lớn nuốt cá bé”, bất kể đạo lý và luật pháp quốc tế, và
vai trò nước lớn trong HĐ Bảo an LHQ. Cái nhận thức sai lầm thứ ba của TQ là,
với tiềm lực kinh tế đứng thứ hai thế giới (chỉ nói về tổng lực), trong khi Mỹ
và Châu Âu đang vướng vào khủng hoảng kinh tế, thì họ cho đây là thời cơ tốt
nhất để TQ thực hiện âm mưu vững chắc tiến tới bá chủ toàn cầu.Đó là một toan
tính thiển cận ngang tầm với tư duy rất đơn giản, tham lam và hiểu biết còn nông cạn chậm trễ hàng trăm
năm của họ. Tuy nhiên, dù tin như vậy, chúng ta vẫn cần làm cho nhân dân thế
giới nhận biết, và hiểu rõ: nều TQ thực hiện được ý đồ thống trị toàn cầu, thì
ngoài dân tộc Hán, những dân tộc còn lại chưa chắc đã được TQ đối xử như họ
đang đối xử với người Tây tạng, người Nội mông, và người Ngô Duy Nhĩ (Tân
Cương) hiện nay ! Chúng ta biết, càng ngày, Lòai người càng đứng trước nhiều
mâu thuẫn nội tại và khó khăn khách quan chủ quan. Nhưng cách giải quyết rất vô
nhân đạo trong định hướng tương lai của đại bá TQ là hoàn toàn không thể chấp
nhận được,. họ sẽ thất bại và vì vậy thậm chí có thể tạo ra một thảm hoạ lớn
cho toàn cầu nói chung. Những vấn đề đưa đến thành công toàn cầu chỉ
có thể được giải quyết hoà bình, bằng trí thức và lòng nhân đạo cao cả liến kết
của bầy đàn NGƯỜI để “cùng chiến thắng” (*), chứ không thể giải quyết theo kiểu
thú rừng vẫn diễn ra từ xa xưa như một truyền thống trên đất TQ rộng lớn đã
từng là nơi tồn tại của hàng chục quốc gia riêng biệt, và như đã từng được
nhiều đại bá khác trên thế giới vận dụng và đã từng đại bại!.
Chúng ta – toàn thể Loài người - không thể
tiếp tục nhu nhược và khuất phục, nên và cần dùng sức mạnh cộng đồng 5 châu dậy
cho TQ, kẻ đi sau hung hăng chưa từng nếm mùi thất bại này, một bài học mới, cũng như đã từng dậy cho
nhiều đế chế thủa xưa, cho bè lũ phát xít giữa thế kỷ XX, hoặc cho Stalin muốn
truyền bá chế độ độc tài toàn trị (CNXH sai lầm) ra toàn cầu, nên đã bị Nhân
loại chặn lại tại biên giới phe XHCN cũ, và cuối cùng đã tự tan rã.
Cũng có thể nói cách khác: Chúng ta -
toàn cầu - thoà tạm thời chấp nhận một nước nào đó có nền văn minh dân chủ tự
do dẫn đầu thế giới – dù còn chưa được hoàn hảo – làm ”xen đầm” (cảnh sát thế
giới) , còn hơn là, chúng ta sẽ trở thành nô lệ kiểu cũ, phải sống trong một
trại tập trung biến dạng, nếu để cho một nước có hệ thống tư duy phong kiến đại
bá với nền văn hoá chính trị tập quyền vô luân rất lạc hậu thống trị!
Tóm lại, đối với TQ, Biểu
hiện mâu thuẫn lớn nhất của mưu đồ nham hiểm rất to lớn và bất chính, song vì
vậy không thể dám công khai nói rõ ràng về biện pháp chiến lược . . .đã tạo nên
sự thiếu nhất quán trong vô vàn hành động và các chủ trương cụ thể. Và
đó có thể là nguyên nhân đã tạo ra sự lúng túng, sự chậm trễ của tập đoàn lãnh
đạọ mới được bầu trong việc sớm đưa ra công khai ý đồ chiến lược thực sự nghiêm
chỉnh và minh bạch về lịch trình phát triển TQ giai đoạn sắp tới trước nhân dân
TQ và cộng đồng thế giới ! Tuy nhiên, chúng ta hy vọng, một đất nước đã
từng đi đầu trong văn minh phong kiến, sẽ không thể tiếp tục tồn tại như một
đất nước lạc hậu trong văn minh hậu tư bản của thời đại mới !
Để tránh chiên tranh huynh đệ tương
tàn, và những gì còn nguy hiểm , tệ hại hơn, thì thế giới hiện đại không thể
chỉ để một mình Việt nam và một vài nước nhỏ đơn độc đối phó, mà cần
dũng cảm, quyết liệt vạch mặt âm mưu thủ đoạn nham hiểu của chủ nghĩa bá quyền
bành chướng TQ hiện đại. Khi mà nhân dân thế giới và chính ngay nhân dân TQ,
cũng như một bộ phận thông minh, nhậy bén của TƯ Đảng CS TQ nhận thức rõ nguy
cơ thật sự, thì họ sẽ có giải pháp thông minh hữu hiệu và đủ sức mạnh để giải
quyết những vấn đề thời đại toàn cầu hiện nay một cách hoà bình, không cần đổ
bao sinh mạng và tài sản vào chiến tranh, ngay cả việc thế giới không phải chấp
nhận dùng vũ lực với đại bá Trung Quốc như vừa phân tích !. Thời
đại một nuớc, dù là lớn nhất, có thể thao túng thế giới theo quyền lợi riêng
của mình , đã qua rồi. Đã bắt đầu không thể đảo ngược “thời đại tất cả đều
thành công” vì nền văn minh và nhân đạo hiện đại của toàn Nhân loại. Đó
chính là nội dung thời sự của những vấn đề Thời đại mà tôi xin trân trọng trình
với các Quý Vị
Hà Nội ngày 1 tháng 1
năm 2013
Vũ Duy Phú (tập hợp tư duy của đông đảo cộng đồng toàn cầu)
Kính
gửi các vị Đại sứ Việt Nam tại Liên hiệp quốc, tại Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ,
Úc, tại các nước Châu Âu,
tại
Hiệp hội các nước Đông nam Á . . .
Tôi là một công dân VN, tôi nhận thấy rõ sự bất
lực thật sự của Việt Nam
,(bất kể đất nước này đã từng anh hùng như thế nào) trước sự bành chướng vô
liêm sỉ trắng trợn của Đại bá Trung Quốc. Hiện tượng này có tầm nhân loại và
mang tính quốc tế, không thể chỉ một mình Việt Nam tự giải quyết được (cũng
giống như việc toàn thế giới hiệp lực lại mới diệt được nạn phát xít thế kỷ
trước).Vì vậy, tôi kính đề nghị Quý Vị hãy vì nghĩa lớn, nên mở thêm một mặt
trận tuyên truyền ngoại giao mới bổ sung cho những việc mà Quý vị đang khá bận
rộn.
Bước
đầu, do sự hạn chế về khả năng của chính bản thân tôi, tôi khẩn thiết đề nghị
Ông Đại sứ Việt nam tại Mỹ hãy cho chuyển giúp mấy tài liệu sau đây (tôi đã cho
dịch sang tiếng Anh) đến những Quý Vị có địa chỉ được ghi trên đề thư, và
chuyển giúp đến Chính phủ các nước lớn và Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.Xin
nói thêm là những tài liệu này, bằng nhiều cách khác nhau, đã được chuyển đến
các cơ quan hữu quan trong nước và công bố công khai từ mấy năm nay. Nhưng
dường như vì “lấy đại nghĩa thắng hung tàn”, bây giờ mới/ đã đến lúc nên quan
tâm đến những ý tưởng đã đề cập tại đây.
Xin
chân thành cám ơn trước.
Một công dân hành tinh.
(địa
chỉ Email: vuduyphu36@gmail.com)
Kính
gửi Quý Vị lãnh đạo các nước
và
đông đảo công dân hành tinh
Khi
mới bước sang thế kỷ XXI, chúng ta đã
từng hy vọng Loài Người đã bừng tỉnh sau mấy thế kỷ sống đau thương tang tóc
trong mê hồn trận tranh giành quyền lực và quyền lợi cho các tập đoàn vị bản
thân và vị dân tộc hẹp hòi. Nhưng thực tế phũ phàng đang diễn ra đã làm tan nát
hy vọng chớm nở nói trên của Nhân loại. Ngày nay, không chỉ các nước nhược
tiểu, mà nhân dân tại chính các cường quốc cũng không thể được sống yên bình.
Một trong những nguyên nhân lớn nhất là nạn bành chướng bá quyền nước lớn
phương Đông đang diễn ra. Đây thực chất là biểu hiện của độ trễ hàng thế kỷ
trong phát triển tư duy của một bộ phận khá lớn trong cộng đồng Loài Người.
Chính vì vậy, chúng tôi kiến nghị các vị lãnh đạo các nước và đông đảo công dân
hành tinh hãy tìm cách giúp cho mọi người dù là công dân nước nào, cũng sớm
nhận thức ra điều đó để cùng hợp lực làm mới Nhân loại và cứu sống hành tinh,
cái nôi nuôi sống không chỉ riêng dân tộc nào.
Loài
NGƯỜI hãy đắp một con đê mới
ngăn
tai hoạ bành chướng bá quyền hiện đại
Vanchinh.net
giới thiệu: Khi
Nietzsche tuyên bố “Thượng đế đã chết” là khi KHKT đã tiến như vũ bão, tưởng có
thể không cần đến thần trị nữa, chỉ thần quyền và kỹ trị là có thể đưa Nhân
loại đến hạnh phúc một sớm một chiều. Nhưng, khi mất niềm tin, khi không còn
biết sợ, loài người (mà chủ yếu là châu Âu) rơi vào hỗn loạn; cái ác tràn vào
đời sống như lũ lụt (như Nga và SNG vừa qua) may mắn cho Nhân loại, ngay sau
đấy có một nhà xã hội học người Áo, ông MaxWabe (1864-1920) đã công bố một công
trình nghiên cứu xã hội học với kết luận: “Sống, làm giầu trong phúc âm (Đạo
đức Tin lành) ấy là Thượng đế vậy”. Nghiên cứu thuyết phục khiến nhận xét M
Wabe đã đắp cho Nhân loại con đê của niềm tin và cái này mới đệ nhất quan
trọng, nó khiến chủ nghĩa tư bản có một cái phanh cho quá trình bóc lột thặng
dư, điều chỉnh lợi ích với nhân công và cư xử ôn hoà với môi trường. Nay ở Việt
Nam có nhà nghiên cứu Vũ Duy Phú, TS, Phó Chủ tịch Hội đồng Viện những vấn đề
phát triển (VIDS) có thiện ý hình thành một Khế ước xã hội mới, giúp con người
sống dễ chịu hơn với nhau và với Trái Đất – Ngôi nhà chung của hết thảy chúng
ta.
Không có gì mà loài người không làm được (*)
Toát
yếu: Loài người
như một cơ thể, có sinh ra, lớn lên và trưởng thành với trí tuệ ngày càng minh
mẫn, sáng suốt. Theo tác giả. Loài người nay đã tới tuổi trưởng thành: Về cơ
bản, nó đã nhận rõ những gì là tốt đẹp, trường tồn và những gì xấu xa, tai họa,
những nỗi bất hạnh, cùng nguyên nhân tạo ra những cái đó. Tuy nhiên, từ nhận
thức đến hành động phát triển có một khoảng cách dài, cần phải dũng cảm tự vượt
qua những cản trở và tập quán lâu đời của chính mình. Hầu hết các nước lớn,
hùng mạnh, đã từng trải qua thăng trầm, từ trải nghiệm từ nhận thức cho đến
hành động của bản thân. Nay xem ra họ đang có xu hướng đổi mới tư duy tương ứng
với nền văn minh của Loài người tại thế kỷ XXI, liên kết lại để khắc phục những
nguyên nhân tạo ra lực cản và tai họa cho sự phát triển riêng từng quốc gia và
chung toàn thế giới, trên tinh thần chuyển từ tư duy cũ “Chân lý thuộc về kẻ
mạnh” và “Đối đầu” sang tư duy mới, liên kết hợp tác “Các bên cùng thắng”,
chuyển từ tư duy “Ta địch” sang “Chúng ta” và “Cùng tồn tại trong phát triển
hoà bình”, bởi vì họ đã nhận thấy rõ ràng “Mọi người sinh ra đều có quyền mưu
cầu hạnh phúc....” và chân lý không thể thuộc về sức mạnh hung bạo, mà thuộc về
những nền văn hoá dân chủ và tự do cho toàn thể cộng đồng. Tuy vậy, vẫn còn một
số nước, còn những thế lực trên thế giới chưa hoàn toàn vỡ lẽ với những chân
lý, tư duy đổi mới đó, bởi họ chưa từng trải nghiệm, hoặc đem những trải nghiệm
từ ngàn xưa, quá lạc hậu, để suy xét, áp vào hoặc tạo ra những tư duy cho hành
động hiện nay, cá biệt của riêng họ tại thế kỷ XXI – Một mình, một lối. Họ vẫn
mơ tưởng vận dụng được quy luật “Mạnh được, yếu thua”, “Khôn sống, dại chết”
mưu mô dùng sức mạnh làm thiệt hại người khác, các dân tộc khác hòng tìm kiếm
sự tăng trưởng lợi ích cho riêng mình. Đó là tồn tại lớn nhất hiện nay trên
bình diện toàn hành tinh, làm cản trở mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ và phá
hoại sức mạnh thống nhất của Loài người trước các hiểm hoạ khôn lường từ thiên
nhiên đang ngày càng hiển hiện. Nên chăng, thay vì đành chờ đợi để những thành
viên của Nhân loại sẽ tự trưởng thành thông qua những trải nghiệm hành động
thất bại của chính mình, với những hậu quả tương tự mà Loài người đã từng trải
qua, chúng ta hãy, vì hầu hết các nước đã nắm chắc, điều gì sẽ xảy ra khi vẫn
đi theo tư duy cũ, vì vậy chúng ta hãy quyết tâm cùng góp sức giúp cho quá
trình nhận thức mới này của họ được rút ngắn.
Tác giả dựa trên xu thế nhận thức
mới đã trưởng thành và chín mùi của đa phần Nhân loại, cùng với yêu cầu rất cấp
bách phải liên kết sức mạnh toàn cầu đối phó thảm hoạ thiên nhiên, đã mạnh dạn
đưa ra một phương thức có thể qua đó thoát khỏi những tồn tại lớn nhất hiện
nay, trên cơ sở đó dần dần khắc phục những trở ngại thứ yếu, tạo điều kiện thực
hiện được những ước mơ chính đáng vĩ đại cao thượng hơn của toàn thể Loài
người.
Cùng
tìm kiếm một con đường mới
I.
Mở đầu
Trong lịch sử Nhân loại, ngoài
những chu trình tiến hoá về sinh học, thể chế chính trị, cơ cấu xã hội, ta còn
thấy nhiều những hiện tượng phát triển theo một dạng chu trình khác, ví dụ:
+
...Hưng thịnh – suy thoái – khủng hoảng – phục hồi, rồi lại hưng thịnh...
+
...Phát triển – lớn mạnh – bành trước – cướp đoạt- độc tài – tan rã - phục hồi,
rồi lại phát triển...
Đi kèm các chu kỳ vòng quanh, luẩn quẩn này, tất yếu không tránh khỏi chiến
tranh, tàn phá, chết chóc, đau thương, hận thù và tai họa kéo dài... Trong cái
vòng luẩn quẩn đó, nhiều khi xảy ra đồng loạt tại nhiều nước trên thế giới,
nhưng cũng rất nhiều khi, nước lớn này đi ra (khỏi các điểm phát triển hay tan
rã) nước lớn khác lại đi vào thế chân... Cũng có không ít trường hợp đã xảy ra:
“Đi vào” mà không có đường “Đi ra” nghĩa là tan rã, rồi biến mất như lịch sử đã
từng chứng kiến: Đế chế Lã Mã, Tần Thuỷ Hoàng, Đức quốc xã, Phát xít Nhật, Chế
độ độc tài Stalin,... Ngày nay người ta cũng ngờ rằng, nước cộng hoà nhân dân
Trung Hoa đang có dấu hiệu lao theo con đường hung hăng bành trướng mang hơi
hướng tương tự. (Tại sao không kể đến Đế quốc Mỹ ngông cuồng của ông Bus? Xin
thưa, chính là bản chất ưu việt của thể chế dân chủ tự do giúp có thể tự điều
chỉnh nhanh chóng đường lối, chính sách của nước Mỹ đã cứu nước này khỏi thảm
hoạ tan rã sau những sai lầm liên tục của Đế quốc Mỹ).
Đành rằng, con người là một sinh
vật, nếu con người hết ham muốn dục vọng, thì nó sẽ không còn là CON như một
sinh vật nữa. Nhưng để trở thành NGƯỜI, với những đặc trưng siêu việt của nó,
nó phải có những dục vọng cao thượng hơn.
Bây giờ, tại thế kỷ XXI, đã đến
lúc Loài người phải đi ra khỏi cái “hang” của nhận thức theo kiểu CON như cách
nói của nhà triết học cổ đại lừng danh Platon, dùng lý trí để cùng tìm kiếm
những chân lý phổ quát đang còn tiềm ẩn, cùng ngồi lại, chọn cái hay, bỏ cái
dở, cơ hồ có thể thoát ra được khỏi cái “hang” u mê tăm tối về tư duy, triết lý
cuộc đời. Có lẽ, ngày nay thế kỷ XXI qua bao thăng trầm, vinh quang và khổ đau,
Loài người mới dần dần đủ trưởng thành và đủ các điều kiện thực tế để nghĩ đến
điều này!
Cũng chính Platon đã nói: “Điều cao cả nhất của cuộc sống là học làm
NGƯỜI và học để biết cái điều mà CON NGƯỜI phải tìm đến!”.
Còn Đức Phật Thích ca trước đây 2500 năm đã ban tặng cho Loài người triết lý: “Bản thể đồng nhất của sự sống ", và Ngài đã nói: "Mọi chúng sinh đều mật thiết liên quan sinh tồn” và "Hãy tinh tấn để tự giải thoát khỏi khổ đau".
Đó là những
giá trị Minh triết ngày càng chiếu rọi khắp năm châu vượt qua thời gian và không gian.
Thomas
Jefferson (Tổng thống thứ tư và cha đẻ của Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng của Hoa Kỳ) đã nói: "Nếu biết hội nhập Minh Triết vào quyền lực thì
sẽ ít phải dùng quyền lực mà hiệu quả lớn". Lloyd Bruce (Anh quốc, Tiến sĩ chuyên ngành chiến lược điều
hành, lãnh đạo) viết “nếu những
người lãnh đạo không biết Minh Triết và dùng Minh Triết, họ sẽ trả giá đắt cho sự thiểu năng trí tuệ của mình".
II - Cùng đi tìm những điều kiện cơ
bản, nền tảng cho con đường tiến hóa mới, thực hiện lời dậy của các bậc
tiền nhân: "Điều cao cả nhất của cuộc sống là học làm NGƯỜI, và học để
biết cái điều mà con người phải tìm đến".
Bài toán tổng thể được đặt ra là:
Lịch sử của Nhân
loại đã chứng minh rằng, những hành vi sáng tạo, giầu trí tuệ
phục vụ cộng đồng đều gặt hái thành quả tốt đẹp, hữu ích cho đương thời và lưu lại muôn đời
cho cháu con. Những mưu đồ dùng sức mạnh vũ lực áp đặt và tước đoạt vì lợi ích riêng, thiển cận đều dẫn
đến thất bại thảm hại, sau khi đã đem đến sự tàn phá đau thương cho đồng loại.
Loài người đang cần hòa bình vững chắc và lâu dài, cần ổn định để phát triển,
cần một thế giới thống nhất, triệt
để đổi mới tư duy để chung sức thích nghi, chống đỡ có kết quả sự khan hiếm dần của cải tài nguyên,
sự cuồng nộ của thiên nhiên, và xa hơn, là vượt khỏi sự chật hẹp của trái đất
đi vào không gian vũ trụ. Với tầm nhìn như vậy, thì mọi toan tính trên bình
diện từng dân tộc riêng rẽ hẹp hòi theo truyền thống cũ "ai nấy tự lo thân ", "mạnh
ai nấy chạy bất chấp cộng đồng ", "lấy thịt đè người" đều trở nên chưa
đầy đủ, kém minh triết, hoàn toàn không hiệu quả, hơn thế chắc chắn sẽ
đem đến những thảm họa mới khôn lường.
Lời giải khái quát nhất: Tìm cách, thay vì bằng mọi công
cụ (cứng và mềm) siêu mạnh để tranh chấp nhau quyết liệt, thậm chí tiêu diệt
lẫn nhau để chiếm thêm được nhiều "Phần bánh Trải Đất có sẵn" như
những ảo tưởng ngông cuồng và rất kém hiệu quả đã từng xảy ra cho
đến nay, thì giờ đây, các nước hãy
liên kết hiệp lực cùng nhau, cũng bằng những công cụ siêu mạnh đó hoàn toàn có
thể làm cho chiếc bánh Trái Đất to ra và xử dụng công bằng hiệu quả chiếc bánh
to hơn ấy một cách hợp lí nhất có thể được, tạo tiền đề vươn tới những mục tiêu to
lớn cao thượng hơn.
Toàn thể Nhân loại, đi đầu là chính phủ các nước, là
tầng lớp tinh hoa của toàn thế giới, cần nhận thức được tính tất yếu phải đi
tìm chân lý "Bản thể đồng nhất của sự sống" và "Mọi chúng sinh
đều mật thiết liên quan sinh tồn" để chủ động tạo ra một số điều kiện
tư tưởng, tâm lý, tổ chức, nhân sự, pháp luật và hành động chung tối thiểu,
nhưng là đủ căn bản có thể cứu cả hành tinh.
1. Điều kiện một: Toàn thế giới hãy thực hiện một
cuộc vận động Đại hòa giải: Giống như đứa trẻ khờ dại lớn lên khó tránh khỏi
mắc sai lầm. Loài người cũng vậy. Từ thời trung cổ, nước nọ đánh chiếm nước kia, tàn sát dân lành, chinh phục thiện hạ, hãnh diện với những quỷ kế dà man.Tàn bạo của mình, kẻ thắng thì hung hăng, làm nhục kẻ bại, người
thua thì chôn sâu trong lòng sự thù hận truyền kiếp. Ngoài ra, còn những thái
độ ngạo mạn, kiêu cảng, chê bai, bài xích những người ngoại đạo. Sự tự tin,
lòng tự hào thiếu tế nhị về sự tốt đẹp, giỏi dang của đất nước mình; đề
cao văn hóa tín ngưỡng riêng một cách thiếu văn hóa, kém hiểu biết và trí tuệ trong ứng
xử đôi khi diễn ra giữa
cả những cộng đồng dân tộc với nhau cũng dẫn đến những mâu thuẫn không đội trời
chung. Khi Loài người đã đủ độ trưởng thành, có thể là ngay những thập niên đầu
của thế kỷ XXI này, cũng có thể muộn hơn, khi một số nước còn "ấm ức" thù xưa (rõ nhất
là tại một số nước Trung Á, một
số bộ phận Đạo Hồi cực đoan, Bắc Triều tiên, V. V...), hoặc một số thế lực -
với triết lý xưa cũ- ở một số nước đang trỗi dậy mạnh mẽ, muốn thử
sức mạnh và khả năng tàn bạo của mình một lần nữa (như một số thế lực tại I- Ran, Israen, Trung quốc, v.v...)
còn cần thời gian để được một lần tự mình trải nghiệm, sau đó, khi mọi nước
hùng mạnh (hoặc tự cho là mình hùng mạnh) đã nếm đủ mọi mùi cay đắng của sự thất bại theo đường lối cường
quyền, bạo lực, thì đa phần Nhân loại mới có thể bước vào thời kỷ trưởng thành,
sống hòa bình, ổn định thực sự
với nhau. Nhưng có thực, nhất thiết cần phải lấy bài học từ trải nghiệm thực tế tàn bạo và cay đắng của
chính mình ? Con người ngày càng thông minh mẫn tuệ, những bài học thắng lợi và thất bại từ các dân tộc đi trước trên Trái Đất, những
triết lý sống đầy tính văn hóa và nhân đạo, như đạo Phật, đạo Ki tô, đạo
Khổng, V .V . .đang được hồi phục mạnh mẽ và đang làm thức tỉnh Nhân loại. Trên
cơ sở đó chúng tôi đề xuất một chiến dịch Đại hòa giải giữa các Dân tộc trên
hành tinh do Liên Hiệp Quốc đứng ra chủ trì vận động và tổ chức. Không cần đi
vào những chi tiết cụ thể phức
tạp nhậy cảm, đây là vấn đề toàn thể cộng đồng cần nghiên cứu chu đáo để đề
xuất, song về đại thể, chúng ta có thể lấy những sự kiện hiển nhiên mà thế giới
đã chúng kiến khoảng 100 năm lại đây làm ví dụ: Các nước Đức, Ý, Nhật
hãy thành thật xin lỗi và hòa giải với nước Nga và các nước khác bị tàn phá,
chết chóc trong Thế chiến thứ hai do 3 nước này gây ra; Nước Nga hãy thành thật xin lỗi và hòa giải với Ba Lan
và mấy nước Đông Âu... vì sự tàn
bạo trước đây thời Stalin; Nhật Bản hãy thành thật xin lỗi và hòa giải với
Trung Quốc và các nước trên bán đảo Triều Tiên do sự xâm lược, chiếm đóng giầy
xéo dã man trước kia của họ; Nước Pháp và sau đó là Hoa Kỳ phải thành thật xin
lỗi và hòa giải với Việt Nam vì đã gây ra cuộc chiến tranh tàn bạo khốc liệt
kéo dài gây đau thương thảm khốc ghê gớm cho nước này; Căm pu chia và Trung
Quốc hãy thành thật xin lỗi Việt Nam do cố tình hoặc đã bị súi dục mà cố tình
đánh phá Việt Nam ngay sau khi Việt Nam vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh ác
liệt. Israen hãy thành thật xin lỗi và hòa giải với các dân tộc láng giềng mà
họ đã đánh phá liên tục lâu nay; Rộng hơn nữa là các nước Tư bản phương Tây hãy
dũng cảm thành thật xin lỗi các nước nhược tiểu đã là nạn nhận của họ trong các
chính sách đế quốc, thực dân cũ và mới, đã tước đoạt, bóc lột, khinh rẻ thậm
chí xỉ nhục họ, vì cậy thế là mình hùng mạnh hơn, văn minh hơn, tài giỏi hơn
...Nêu tốt hơn nữa, những cường
quốc xưa cũ, như Trung Quốc, Anh, Hà Lan v.v.. đã từng xâm chiếm, bóc lột, tàn
sát dân lành các nước xung quanh, cũng nên thành thật xin lỗi các nạn nhân cũ
để xóa đi những vết hằn căm thù
dân tộc còn âm ỉ. Hãy thừa nhận
những sai lầm cũ, phổ biến, đã không phải là cá biệt (Vì thời hồng hoang xa xưa
ấy, nếu ai là người hùng mạnh hầu như đều xâm lăng, bành chướng, xưng hùng xưng
bá như thế cả). Hãy thực sự minh mẫn mà nhận ra rằng, toàn bộ những cố găng lao động hết sức mình của các dân tộc
không thể bù lại được những tàn phá, chết chóc và hao tài tốn của của những cuộc chiến tranh, của việc đang chạy
đua vũ trang ngay hiện nay. Quá nhiều những oan hồn tạo bởi các cuộc chiến
tranh và những hành động cai trị ngu xuẩn, dã man đã và đang trả thù, cũng như
Bà Mẹ Trái Đất đang dậy một bài học cho cuộc sống không hợp lý, thậm chí
ngu xuẩn tàn phá thiên nhiên của cộng đồng loài người. Hãy thành thật mà thừa nhân rằng, không thể xây dựng được
lòng tin, khi anh lập mưu tước đoạt tài nguyên
đất đai của những nước nhược tiểu. Không thể Hữu nghị thật sự, khi tôi đang sống yên ổn từ ngàn xưa, nay anh đến vẽ lại bản đồ và
tước hết phương tiện sống của tôi. Phải nhìn thẳng vào sự thật đó để thay đổi. "Theo tôi, dù ở thế giới nào đi nữa thì chúng ta cũng phải đổi xử với nhau bằng cái tâm thì mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp và dễ dàng hơn" (Phan Thị Bích Hằng - nhà ngoại cảm Việt Nam ).
Có như vậy, việc hợp tác, liên kết từng khu vực và trên toàn thế giới
mới trở nên thực lòng, mới đem lại hiệu quả thực sự, thậm chí sẽ trở nên giàu có hơn nếu loại trừ được xung
đột và tìm hạnh phúc giàu có lâu bền bằng lao động tích lũy hòa bình. Nhìn khái quát ta thấy rằng, Loài người, với
kinh nghiệm xương máu rút ra trong quá trình tiến hóa trưởng thành cùa mình, đã
dần dần chuyển từ tư duy mạnh được, yếu thua sang liên kết hợp tác đôi bên cùng
có lợi, từ tư duy đối địch sang tư duy đối tác, từ đấu tranh một mất, một còn
giữa các mặt đối lập, sang phát huy liên kết sức mạnh của các mặt đối lập để
cùng phát triển, từ tư duy bạn - thù, sang tư duy chúng ta... Ở đây có thể
nhắc đến câu nói có ý nghĩa nhất gần
đây của nước Mỹ siêu
cường do Obama phát ngôn: "An ninh
lâu dài của chúng ta sẽ có được
không phải từ khả năng gây ra nỗi sợ hãi đối với các dân tộc
khác mà thông qua khả năng đáp ứng
niềm hy vọng của họ. Và công việc đó sẽ được thực hiện tốt nhất thông qua sức
mạnh của sự chính trực và nhân phẩm của người dân Mỹ".
Trên tinh
thần chung đó, nên chăng chúng ta cũng sẽ vận động tổ chức một đợi đại cầu
nguyện (Phật giáo gọi là cầu siêu) cho linh hồn những chiến sỹ và cho cả những
oan hồn đã chết vì những sai lầm chung, kéo dài của Loài người.
2. Điều kiện Hai: "Bản
thể đồng nhất của sự sống" là con người sinh ra ai cũng muốn được sống
hạnh phúc, sung sướng, yêu đương, sinh con, đẻ cái trong hòa bình. "Mọi chúng sinh đều mật thiết liên quan sinh tồn" có nghĩa là sự sung sướng, hạnh phúc
hoặc sự đói nghèo khổ đau của người này luôn luôn có liên đới nhân quả đến
người khác.Thời nay, "Con bướm vẫy cánh ở Greenland
có thể gây gió bão tại Nam Thái bình dương". Có nghĩa mọi người trên Trái
Đất làm gì cũng nên tính đến câu
hỏi, việc đó sẽ ảnh hưởng tới mọi người chung quanh như thế nào? "Hãy tinh
tấn để tự giải thoát khỏi khổ đau". "Điều cao cả nhất của cuộc sống
là học làm Người" và
"Học để biết cái điều mà
con người phải tìm đến: Xin nhắc lại Loài
người, với kinh nghiệm xương máu rút ra trong quá trình tiến hóa trưởng thành của mình, đã dần dần chuyển từ tư duy mạnh được, yếu
thua sang tư
duy liên kết hợp tác đôi bên cùng
có lợi, từ tư duy đối địch
sang tư duy đối tác, từ đấu tranh một mất, một còn giữa
các một đối lập, sang phát huy liên kết sức
mạnh của các mặt đối lập đi cùng
phát triển, từ tư duy bạn - thù, sang tư duy chúng ta . . .Để khắc phục được tình trạng mâu thuẫn, xung khắc
ý thức hệ triền miên do các khác biệt thậm chí vẫn tranh chấp
"ý thức hệ", hãy dũng cảm cùng nhau chắp nhận một chủ nghĩa chung: Chủ nghĩa hội tụ như một khế ước toàn cầu. Lý do: Chúng ta đến nay đa tương đối dễ dàng thống nhất về các
nhận định sau đây:
1/ Mô hình Chủ
nghĩa Cộng sản cổ điển theo kiểu Liên Xô cũ và các nước Đông Âu trước 1991 là đã thất
bại, không còn nước nào chấp nhận
2/ Mô hình chủ nghĩa tư bản hiện
nay còn chứa đựng rất nhiều khuyết tật chưa hoàn
toàn rõ phương hướng khắc phục. Các tranh luận về khủng hoảng và khắc
phục sau khủng hoảng chưa đưa đến một
định hướng nào rõ ràng
3/ Chủ nghĩa xã hôi hiện thực,
đang được xây dựng ở một số nước với niềm tin tất thắng, nhưng
cũng chưa chửng tỏ được phương hướng đường lối mang tính
thuyết phục, vẫn đang còn mầy mò, tìm tòi lối đi theo một định hướng (Dân giàu,
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh), mà xét cho
cùng cũng là định hướng của mọi quốc gia tiến bộ phát triển và đang
phát triển trên toàn thế giới. Tuy nhiên, do xuất phát điểm
thấp, lại cần phát triển với tốc độ cao, ước vọng lớn, theo cách "mạnh ai,
nấy chạy", "khôn thì sống, mống thì chết",
nên đã dẫn đến những nghịch lý, thậm chí xuất hiện
những nguy cơ lớn ở một số nước, không chỉ nguy hiểm cho bản thân, mà còn còn
đe dọa cả đồng loại.
4/ Mô hình Chủ nghĩa
xã hội dân chủ đang ngày càng lớn mạnh hơn lên, hứa hẹn nhiều triển vọng hơn,
song hầu hết các Đảng theo đường lối xã hội dân chủ (thuộc Quốc tế xã hội) đều
đã từng hoặc đang nắm quyền ở các nước tư bản, đều không chứng
tỏ được đường lối nhất quán, có cơ sở căn bản đảm bảo xây dựng được cho nhân
dân các nước đó một cuộc sống hòa bình, ổn định và phát triển lâu bền không
khủng hoảng; họ đều là tác nhân ít nhiều chịu trách nhiệm đối với những khuyết tật lớn và thực trạng rối ren trên thế giới hiện nay.
5/ Mô hình
Chủ nghĩa tập quyền, áp đặt xét theo một số đặc điểm lịch sử, có thể
gọi nó là Chủ nghĩa bá quyền hồn nhiên vì bản chất tự phát, quán tính, di
truyền "vô tư" của con người, luôn luôn muốn thâu nạp, chăn dắt, bảo
vệ . . .ngày càng nhiều "thần dân" để vừa có nhiều quyền lực uy hiếp
kẻ khác, vừa thu được nhiều lợi ích cho tập đoàn thống trị của dân tộc. Sự tự
nhiên, hồn nhiên đến mức người ta không nhận ra cái sai, cái không hợp với thời
đại mới của nó nữa, mà thậm chí họ còn coi là một niềm tự hào, một nghĩa
vụ thiêng liêng phải bảo vệ. Nó đi ngược lại xu hướng tự do, tự nguyện lựa
chọn, phân quyền và tự chủ chịu trách nhiệm lấy cuộc sống của
từng cộng đồng theo nguyện vọng của mình. So với các Chủ nghĩa nói trên, thì
Chủ nghĩa bá quyền hồn nhiên này
xuất xứ từ chủ nghĩa phong kiến tập quyền phát triển tiến hoá chậm,
nên thấp hơn một cấp
6/ Cho đến nay,
trên thực tế và trên cơ sở lý thuyết mà xem xét, chiếu theo những chuẩn mực về một
xã hội tốt đẹp - niềm mơ ước của cả Loài người từ nhiều trăm
năm trước đây - chúng ta đang chứng kiến sự tồn tại khắp nơi trên thế giới,
hoặc mới từng phần mơ hồ, hoặc tương đối rỡ nét, hoặc rời rạc,
hoặc pha trộn, những cấp độ tiến hoá về hướng một xã hội tốt đẹp hơn ấy của
loài người. Chúng ta chờ đợi những giai đoạn phát triển trưởng thành mới khẳng
định giá trị bản thân hơn nữa của Loài người mà hiện nay chúng ta chưa hình dung ra hết được, và
chưa thống nhất được từ ngữ để
diễn tả. Phải chăng, đó là cấp độ mang những đặc trưng của con người xã hội chủ nghĩa đích thực hay con người Hậu tư bản, con người của Chủ
nghĩa Tư bản sáng tạo .. ?. ! Hiện nay xã hội các nước tư bản phát triển là
những nơi đang tiệm cận gần nhất đến mục tiêu xã
hội Chủ nghĩa đích thực (mặc đù như
người ta vẫn nói, các nước tư bản phát triển nhất vẫn còn đang chứa đựng rất nhiều khuyết tật chưa rõ phương hướng khắc phục)
Như vậy chứng tỏ, trên thực tế, dù
ai tuyên bố chính cương, đường lối thế nào, tất
cả đều phấn đấu đưa xã hội nước mình, góp phần đưa xã hội Loài người hướng tới
một xã hội có chuẩn mực tốt đẹp hơn mọi xã hội hiện tồn trên trái đất mà mọi
nơi , mọi nước, dù chính kiến biểu lộ ra là khác nhau, hoặc chỉ khác về ngôn
từ, nhưng đều đang cùng góp phần tham gia
tạo dựng và hoàn chỉnh mô hình xã hội mới này
(*).
(*)Tôi xin
đưa ra một thí dụ để minh hoạ cho giải pháp chung hòa (từng phần) mang tính thực tiên và tính hướng đích rất cao kiểu này. Singapore
là một nước đa sắc tộc, đa ngôn ngữ và chữ viết, với nhiều nền
văn hoá rất khác biệt. Để đảm bảo mọi dân
tộc trên quốc đảo này chấp
nhận dễ dàng và bình đẳng những
quyết sách về "liên kết các nền
văn hoá", kết hợp tính thực tiễn rất cao nhắm tới sự phát triển thuận lợi
lâu dài của đất nước, Singapore đã
không "vị dân tộc" mà chọn dùng một ngôn
ngữ chữ viết của một dân tộc bản địa nào của mình, mà trên thực tế đã chọn
tiếng Anh làm ngôn ngừ, chữ viết chính thức. Singapore đã xây dựng toàn bộ nền
kinh tế chính trị xã hội và văn hoá mới trên ngôn ngữ chính thức tiếng Anh. Có
thể phản bác, rằng Singapore
là một nước nhỏ, nhưng Singapore
cũng có đầy đủ độ phức tạp của một cơ thể xã hội với tư cách là một quốc gia.
Toàn thế giới hãy cùng nhau đi theo
Học thuyết - Chủ nghĩa hội tụ mong muốn sẽ là một chủ nghĩa quốc tế hướng đích
cao đẹp không của riêng ai, tập
hợp , chắt lọc những cái hay, cái đúng của từng chủ nghĩa thành viên đã và đang
tồn tại mà mọi đảng phái, mọi quốc gia có thể chấp nhận, dựa vào cái
"chuẩn" chung đó mà phấn
đấu tiến tới văn minh theo cách riêng (các học thuyết riêng) của mình Và nó hội tụ vào
đâu? Có thể mang tên gọi khác nhau, song nó sẽ là
một học thuyết nhắm tới xây dựng một xã hội mới, mà ở đó có những đặc trưng
lớn, ví dụ như sau đây:
Một: Nhân dân ngày càng thông minh, hiểu biết hơn,
sẽ là người chủ đích thực của cả cộng đồng quốc gia dân tộc và thế giới. Đường
lối "Lấy dân làm gốc" sẽ đảo ngược vị trí quan hệ giữa nhân dân và
Nhà nước hiện nay: Thay vì Nhà nước thống trị như hiện nay, nhân dân sẽ làm
chủ, ngự trị mọi hoạt động của toàn xã hội. Chính quyền sẽ thực sự là công bộc
của dân và sẽ được/bị nhân dân kiểm tra, "sai bảo" một cách văn minh,
lịch sự (như người chủ văn minh nhân đạo đối với "ô sin" hiện nay
vậy);
Hai: Toàn cộng đồng được hướng dẫn bởi một
"đảng" do toàn dân dân chủ tự do tạo lập suy tôn nên; đảng toàn dân
này không của riêng một giai cấp, tầng lớp nào, mà bao gồm những người ưu tú nhất trong xã hội, không phân biệt dân
tộc, giai cấp, tôn giáo, giàu nghèo, gái trai. . nhất trí "tôn thờ"
đường lối vì cộng đồng "Lấy dân làm gốc" và tự nguyện suốt đời trung
thành với đường lối này;
Ba: Đảng toàn dân mới này về tư
duy và hành động, sẽ biết dân chủ, tự
do dẫn dắt xã hội, thông qua cạnh tranh chọn lọc, tìm đến những thể chế, những
cơ chế tạo được điểm cân bàng tối ưu giữa tự do và công bằng, giữa dân chủ với
chuyên chính, giữa nhân trị với pháp trị, giữa cá nhân, cái riêng với cộng
đồng, cái chung, biết cân bằng giữa duy vật và tâm linh; biết sổng với cuộc
sống vật chất hợp lý và đề cao đời sống văn minh tinh thần; về kinh tế biết
điều tiết tối ưu giữa lập kế
hoạch chiến lược tập trung vĩ mô dài hạn để hướng dẫn sự phát triển của xã hội,
với việc vận dụng tốt cơ chế thị trường tự do (trong việc triển khai thực hiện
tầm vi mô, trung mô, ngắn hạn và cái riêng); sẽ không "phát triển kinh tế
bằng chính trị", nhưng ngược lại, cũng không "phát triển chính trị
đơn thuần bằng kinh tế", không chỉ "đổi mới tư duy kinh tế" mà
lại "bảo thủ, độc quyền về tư duy chính trị", ngược lại cũng không tư
do về chính trị, song để một nhóm nhỏ người "lũng đoạn, nắm hết quyền lực
về kinh tế". Nói khác đi, đó là một xã hội hài hòa, hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc, giữa các giai cấp, tích hợp được tất cả những cái hay, đã từng vận
dụng thành công, tránh được những cái dở, cực đoan của mọi học thuyết đã từng
có, v.v. từ đó có thể làm mới loài người và cải tạo hiệu quả thiên nhiên vì con
người.
3. Điều kiện Ba: Cần tạo dựng từng bước, nhưng khẩn trương, Nhà nước pháp quyền toàn cầu với hiến chương mới, với những luật lệ quốc tế và những quy định phù hợp trên cơ sở nhân từ, đạo đức và mẫn tuệ như đã trình bày. Nếu một nhà nước trước đây là cần thiết như thế nào cho từng làng xã, khu phố, cho từng quốc
gia dân tộc để hoà bình và phát triển, thì ngày nay, tại thế kỷ XXI này. Trái đất đã trở thành như một ngôi làng toàn cầu, hội nhập đã đến hầu như toàn diện trong kinh tế, khoa học công nghệ, đang chung sống hoà nhập từng bước, tuy còn rất khó
khăn, giữa các nền văn hoá, và đang trên đường chung sống trong các thể chế chính trị từng
bước xích lại gần với nhau, thì một nhà nước pháp quyền toàn cầu cũng cần cho toàn thế giới như vậy. Nó mở ra khả năng hoà bình vận dụng và "điều tiết"
tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái và tiến bộ văn
minh thực sự cho con người ở mọi nơi trên Trái đất này. Nhà nước pháp quyền toàn cầu, trong khi lấy đường lối của chủ nghĩa hội tụ làm kim chỉ nam, sẽ là người có
thể và được quyền xây dựng hoặc hướng dẫn đề xuất viễn cảnh
phối hợp phát triển đồng
bộ và hài hoà tương lai của thế giới; tổ chức
nghiên cứu đưa ra và triển khai thực hiện trên quy mô hành tinh
những đề án về môi trường toàn cầu; dàn xếp tất cả những đụng độ, tranh chấp, va chạm, dần dần từng bước làm mất đi mọi mầm móng của bóc
lột, chiếm đoạt, áp bức, đe doa chiến
tranh đối với các dân tộc này bởi một số các dân tộc khác. Liên hiệp quốc cần
được cải cách từng bước, nhưng rất cơ bản để
trở thành nhà nước pháp quyền toàn cầu. Đó là đạo lý, là chân
lý khó có thể khước từ của nền văn minh thế kỷ XXI đang từng bước được toàn cầu hóa
toàn điện.
4. Điền kiện thứ Tư: Cần tạo ra quy chế công dân hành tinh, xây dựng dần
pháp chế về quyền lợi và nghĩa vụ của công
dân hành tinh, cũng như nghĩa vụ của các chính phủ đối với công dân không chỉ của nước mình, mà còn
đối với công dân của các nước khác trên thế giới. Nghĩa vụ lớn nhất của Công dân hành tinh là phải / được học hỏi vươn lên về nhận thức, về trí tuệ, phải tự vượt qua mọi đẳng cấp thấp kém của chính mình để thoát khỏi cái
"hang" u mê, đủ sức làm chủ Thế giới. Điều
này được bắt đầu tò
những quyền lợi và nghĩa vụ sơ đẳng, tối thiểu và cơ bản, sau đó nâng dần lên khi điều kiện hội nhập thế giới trở nên toàn
diện hơn. Nêu nền quản trị chung quốc tế không nhanh chóng chú ý đến vấn đề này, thì
tình hình sẽ trở nên ngày càng nhiều rắc rối, hỗn loạn. Tranh chấp quốc tế không chỉ về đất đai, môi trường, mà còn về những va chạm sâu rộng hơn giữa các "nền văn
minh" khác nhau, lan tỏa, đan xen khi loài người thiếu sự giáo dục, quản lý, điều tiết và đối xử nhân bản đúng mức hơn cư dân của mình.
5. Điền kiện thứ Năm: Tìm cách thức và điều kiện hợp
lý để hoàn thiện và xây dựng mới các công ước quốc tế, các bộ luật quốc tế hoàn chỉnh, để đảm bảo
các công ước đã có và sẽ có được thực thi một cách nghiêm chỉnh, bình đẳng trong cộng đồng quốc tế. Điều này có thể
nói gọn trong cụm từ: Tạo được Cơ chế xây dựng,
đảm bảo triển khai và giám sát thi hành hệ thống công ước quốc tế phù hợp thế kỷ XXI. Đặc trưng mẫn tuệ - minh triết cho phép người ta tiếp tục vượt qua giới hạn của những
quan niệm, những hình dung và tư duy thông thường, tiếp tục bỏ qua những tri
thức cổ điển, những
hiểu biết hẹp hòi, nông cạn để từ đó nảy sinh những sáng tạo mới, những ý tưởng
mới cơ hồ đem đến
những biến đổi về chất cuộc sống tinh thần đạo đức trên hành tinh. Trên tinh
thần tư duy cách
tân đó, thông qua mọi phương tiện quảng
bá mà thế giới hiện có, chúng ta sẽ đem đến cho Nhân loại một không khí mới,
một nhân sinh quan mới để thay đổi, hoà bình phát triển và hạnh phúc sung sướng. Sau đây là một đề xuất có kèm theo phân tích để làm
thí dụ cho điều kiện thứ hai này. Điều này làm thế giới cứ loay hoay trong vòng bế tắc luẩn quẩn hàng ngàn năm nay, chính là sự phát triển tự
nhiên và ngẫu nhiên không điều chỉnh của các nước, dẫn đến có những nước quá
lớn, tạo ra tư tưởng bành trướng một cách tự nhiên ngay trong nhân dân, chứ không phải chỉ trong giới cầm quyền. Chừng nào tâm
đức trí tuệ con người chưa vượt qua được cái ngưỡng nửa NGƯỜI nửa CON, thì tư tưởng bành trướng, bát nạt, xâm chiếm các nước nhỏ, bởi các nước lớn diễn ra khắp nơi những thế kỷ
qua đều là tự nhiên và
dễ hiểu. Nhưng điều quan trọng hơn và cũng không kém phần tự nhiên và dễ hiểu: Thực tế lịch sử đã
chứng tỏ, mọi con đường bành chướng bá quyền đều dẫn đến ngỗ cụt và tai hoạ chung. Nhưng trừ bỏ được điều đó chỉ có thể, nếu bằng cách
thích hợp và thông minh tương ứng, Loài người có thê "chế tác" ra
những phương thức hợp tình, hợp lý, tự nguyện, làm cho riêng về mặt độ lớn của các
nước trên thế giới, trở nên đồng đều tương đối hơn. Xin
hãy đừng vội phủ nhận tư duy này, mà hãy cùng kiên nhẫn tìm tòi. Sự tìm tòi đó
phải trên một nền tảng tư duy hoàn toàn mới (Hãy tinh tấn để giải thoát khỏi mọi
sự khổ đau), làm sao tạo ra và duy trì, phát triển nền hòa bình, hạnh phúc sung
sướng thật sự cho toàn dân của mọi nước, chứ không phải đáp ứng những ham muốn
vô độ về vinh hoa tinh thần và giàu sang vật chất của một số các nhà cầm quyền
với những "nhóm lợi ích" hùng mạnh vây quanh, hoặc vẫn bị tàn dư của
một thói quen bành trướng bá quyền từ hàng ngàn năm của rất nhiều dân tộc, bất
kể là dân tộc lớn, hay là dân tộc nhỏ hơn, lôi kéo (**).
(**) Hãy xem, đối
với nhân dân, thì nhân dân những nước nào trên thế giới lâu nay đang là những
người sung sướng hạnh phúc nhất ? Phải chăng
là nhân dân Mỹ, nhân dân Nga, Ấn độ, hay Trung Quốc và Nhật Bản? Rõ ràng không phải (Nếu hạnh phúc
thật sự cho đa số thì tỷ lệ tự tử ở những nước
này đã không cao như vậy). Cả những người cầm quyền của những nước to lớn này
cũng chẳng hoàn toàn có hạnh phúc thực sự, mà ngoài trách nhiệm cao cả vì dân
theo nghĩa trong
sáng, thì phần còn lại, cũng chỉ đang tự chuốc lấy những trăn trở, dầy vỏ trên cái trách nhiệm
tập thể gán cho mình
một phần do tư duy cổ điển, "mơ hồ " (nghĩa là bằng mọi cách làm sao cho đất nước ngày càng
hùng cường tiếng tăm vĩ đại hơn, trong khi cố che dấu những góc tối lạc hậu, mâu thuẫn thật sự nằm sâu
trong đại trà nhân dân của họ) và/ hoặc cái trách nhiệm và vinh quang hão huyền từ các thế hệ lãnh đạo trước của họ
để lại. Nên nhớ là đã hết thời để xuất hiện trở lại trên thế giới những "anh hùng"
"không thành công, cũng thành danh", để lưu truyền tiếng tăm cho đời sau
như Tần Thủy Hoàng Napoleon, như những Hít le, hay mới mẻ hơn như Stalin, Mao Trạch Đông (Bởi một lẽ rất đời thường và đơn giản:
Ở đâu bây giờ
cũng theo chế độ nhiệm kỳ rồi!) Một minh
chứng nữa: Người Châu Âu người Mỹ, mỗi khi có thời gian nghỉ ngơi, để hưởng thụ cái tinh hoa của cuộc
sống trên Trái đất, thì họ sẽ đến những
nơi nào? về mặt thực dụng và thực chất đối với người dân (98% dân số mỗi nước) thì dân các nước như Porto Rica, Thụy sĩ, Na Uy, Đan Mạch, Singapore, quốc
đảo Tây Thái bình dương, Irland, Mexico, Costa Rica... là những người đang hòa bình lao động và hưởng lạc sung sướng hơn cả.
Hãy tiếp tục làm rõ, vì sao có nghịch lý này? Hãy tiến tới một thế giới bình đẳng, dân chủ toàn diện trên cơ sở đồng thuận tạo ra một tổ chức thế giới đưa đến bình đẳng tương đối về vật chất, về điều kiện sống, về tiềm lực thiên nhiên và môi trường, và cùng tìm tòi... một “phép tiên” là sự bình đẳng và an
toàn tương đối, tương quan lẫn nhau về độ lớn quốc gia. Đây là điều ở Phương
Đông, nhà Phật cũng đã nói từ xa xưa: "Hãy tinh tấn để tự
giải thoát cho mình khỏi mọi khổ đau!" Và ở Phương Tây, Platon cũng đã
nói: "Hãy học làm Người, và học để biết
cái điều mà con người phải tìm đến". Cái điều con người phải tìm đến, phải
chăng là những điều kiện vật chất tinh thần, tư duy, tổ
chức cụ thể, chứ không chỉ dừng lại ở
các học thuyết, để các dân tộc được bình đẳng, hạnh phúc và an toàn thật sự trong lâu dài.
6. Điều
kiện thứ Sáu: Xây dựng một hệ thống các chương trình hành
động toàn cầu (bổ sung hoặc hoàn thiện những chương trình đã
có) nhằm khắc phục các tồn tại, khuyết tật chung và tạo cơ sở cho sự phát triển
đồng bộ ở quy mô toàn Hành tinh, đồng thời làm định hướng cho sự phát triển của
các quốc gia thành viên. (Cũng như đối với từng quốc gia, nếu không có quy hoạch chung dẫn đầu định hướng, thì
các địa phương, bộ ngành sẽ rất khó xác định, xem mình sẽ đi hướng nào trong
cái chung toàn thể). Để làm điều này, cần làm rõ hơn nữa những nguyên nhân cụ
thể tạo ra những sai lầm của Loài người để toàn thế giới căn cứ vào đó hợp lực
xây dựng các chương trình, giải pháp khắc phục toàn diện. (Xem phụ lục 5)
Tóm lại:
Cùng liên kết phối hợp toàn cầu trong
việc tạo ra một con đường mới cho toàn Nhân loại, đó là tiếng gọi tích cực và
cụ thể nhất để làm mới Loài người và cải tạo lại Hành tinh trái đất này. Không có
gì mà Loài người không làm được.
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2010, mới sửa lại 30 tháng 7 năm
2010 và còn phải sửa tiếp sau khi tiếp thu ý
kiến góp của các độc giả. Mọi ý kiến góp xin gửi về địa chỉ: vuduyphu36@gmail.com
Vũ Duy Phú. Viện VIDS.
(*) Viết lại từ bài “Cùng tìm kiếm một con đường mới” xuất bản
năm 2009
Đây là đề xuất ở dạng dự thảo để
làm sườn đưa ra cho tập thể các nhà trí thức và dân cùng bàn bạc, trao đổi,
sáng tạo, nhằm biến thành một kiến nghị của Việt Nam với thế giới nhân dịp kỷ
niệm ngàn năm Thăng Long
Bổ sung của năm 2012:
Cái gì
phải đến, sẽ đến. Cái gì cần tránh, nên tránh sớm.
Cái gì cần
làm, nên làm ngay.
Cái phải đến là Loài người ngày càng thông minh, trí tuệ và đạo đức hơn. Các nước nhỏ
hay bị các nước lớn bắt nạt, uy hiếp, sẽ đoàn kết lại. Họ sẽ làm mọi cách để
chia nhỏ các nước lớn ra, hoặc nếu khó, họ sẽ gom nhau lại thành nước lớn để
cân bằng. Việc hình thành các liên minh khu vục, những khối liên hiệp nhiều
nước nhỏ, và gần đây nhất; Tư duy về thành lập một "Hợp chủng quốc"
thứ hai - Liên bang Châu Âu - là những thí dụ sống. Những ai còn "lơ
mơ" ảo tưởng về sự thống trị thế giới - dù dưới hình thức nào - đều sẽ không thể thực hiện và nên bàn thật
sâu, giác ngộ thật lòng, để từ bỏ cho sớm về thực chất ảo mộng đó. Có như vậy,
mới tiến hóa kịp tư duy và xu thế văn minh của Nhân Loại, và quan trọng hơn cho
họ, là mới tồn tại hòa bình và phát triển ổn định.
Tg Bạn Tạ Ngọc Tấn, Giám đốc Học
viện Chính trị - hành chính Quốc gia HCM , và Bạn Vũ Thế Khanh, GĐ Liên hiệp
KHKT UIA, Bạn Đỗ Tiến Dũng, GĐ NAFOSTED
Đồng gửi Anh Đặng Vũ Minh, Chủ
tịch Liên hiệp hội, để biết, ủng hộ.
Sau
chuyến đi của ông TT sang, mình thấy thời điểm VN cần thực sự chuyển mình đã đến
rồi. Bởi Mỹ thì đã nhận ra sai lầm đối với VN từ giữa thể kỷ XX, còn TQ thì do
rất nhiều sai lầm khó khăn nóng vội nên buộc phải tạm thời hoà hoãn với Phần
còn lại của Thế giới. Vì vậy, căn cứ đòi hỏi của thực tiễn, Mình đã hoàn thiện
và bổ sung thêm bài viết trước đây (thêm mấy mục cho toàn diện, nhất là những băn
khoăn thắc mắc , mâu thuẫn âm ỉ trong xã hội, cả trong nước lẫn ngoài nứơc).
Xin kính đề nghị các Quý Vị chịu khó đọc qua mấy tài liệu sau đây và tham gia
theo cách của mình càng nhanh, càng thông minh hiệu quả, càng tốt..Làm trai
(thằng đàn ông) chí khí anh hùng, đã đến thời điểm không nên hững hờ và chờ đợi
"chỉ đạo của cấp uỷ" theo kiẻu cổ nữa nhé. Vận nước đã dến rồi !
Hy vọng
và cám ơn trước nhiều lắm đấy
Vũ Duy Phú
Hãy
góp ý hoàn thiện và truyền bá sâu rộng tài liệu này, đặc biệt cho những người
có quyền dơ tay và biểu quyết.