-Nguyễn Văn Huy
Nguyễn Văn Huy
Trung Quốc lo ngại tàu sân bay trực thăng lớn nhất của Nhật (Nguyễn Văn Huy)
**********************************************************************
-
-
- Nhật Bản ‘muốn đón tiếp Chủ tịch Sang’ (BBC). – Thủ tướng Việt Nam đi Pháp tháng 9. Tổng thống Pháp sẽ thăm Việt Nam (RFI).
- Báo TQ “sốt vó” với chiến hạm mới của Nhật (KP). – Giải mã nỗi sợ hãi của Trung Quốc trước tàu sân bay Nhật (ANTĐ/AloBacsi). – Chuyên gia TQ coi “Mối đe dọa” từ Nhật Bản lớn hơn Ấn Độ, Philippines (GDVN).
Coi chừng hạm đội duyên hải của Tàu: The Promise and Peril of China’s New Coast Guard (Diplomat 7-8-13)
Trung Quốc ngày nay đang kiệt quệ bởi một cuộc chiến cổ điển không thể xảy ra trên thực địa và cũng không cáng đáng nổi một cuộc chiến tranh ảo (cyberwar) xảy ra ngay trên bàn giấy vì quá tốn kém và đòi hỏi rất nhiều trí tuệ. Lịch sử có lặp lại chăng ?
Khu trục hạm sân bay chở trực thăng DDH-183 Izumo
Ngày 06/08/2013, chính quyền Nhật Bản đã hạ thủy chiếc tàu sân bay trực thăng (DDH-Destroyer Helicopters carrier) tự đóng lớn nhất của Nhật kể từ sau Thế chiến thứ hai đến nay tại quân cảng Yokohama.
Chiến hạm DDH-183 Izumo
Buổi lễ đặt tên cho chiếc tàu sân bay trực thăng này là cái đinh trong các hoạt động kỷ niệm 68 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật. Đây là chiến hạm chở trực thăng lớn thứ ba của Nhật mang tên DDH-183 Izumo.
Với chiều dài 248 mét, chiều rộng 38 mét và lượng rẽ nước toàn tải là 27.000 tấn, chiếc tàu được xếp vào loại tàu khu trục của Nhật nặng hơn các tàu sân bay hạng nhẹ của Anh, Tây Ban Nha và Ý. Trước đó, các chiến hạm lớn nhất của Nhật là hai chiếc tàu sân bay trực thăng lớp DDH-181 Hyuga và DDH-182 Ise, có lượng rẽ nước toàn tải là 19.000 tấn và 20.000 tấn.
Theo Bộ Quốc phòng Nhật, tàu sân bay trực thăng DDH-183 Izumo của Nhật có thể chở theo 9 chiếc trực thăng và dự kiến sẽ đóng vai trò lớn trong các sứ mệnh cứu trợ thảm họa cũng như bảo vệ lãnh thổ và các tuyến đường biển của Nhật. Theo các chuyên gia quân sự, với kích cỡ và chức năng, tàu DDH-183 Izumo không khác gì một tàu sân bay hiện đại. Chiếc tàu có khả năng chứa 14 trực thăng và có khả năng trang bị máy bay cất hạ cánh thẳng đứng V-22 Osprey của Mỹ. Hiện chưa rõ khi nào chiếc DDH-183 Izumo này sẽ được biên chế vào lực lượng hải quân Nhật.
Chiến hạm mới này của Nhật được giới thiệu vào lúc chính phủ Nhật đang muốn thay đổi điều 9 hiến pháp hòa bình của nước này trong nỗ lực tăng cường năng lực quân sự.
Cũng nên biết, trước việc Bắc Kinh không ngừng gia tăng ngân sách quốc phòng trong những năm gần đây, và nhất là đang dùng lực lượng hải quân đe dọa chủ quyền của Nhật trên quân đảo Sensaku, Tokyo cũng gia tăng kinh phí quốc phòng. Theo dự trù, Bộ quốc phòng của Nhật đang xây dựng một số đơn vị tấn công đổ bộ tương tự như lực lượng thủy quân lục chiến của Mỹ và mua sắm thêm máy bay không người lái (Predator) để tăng cường khả năng phòng thủ và do thám. Một chiếm hạm chở trực thăng khác cũng đang được đóng và sẽ hạ thủy trong một thời gian gần dưới ký hiệu DDH-184.
Mặc dù các lực lượng quân sự của Nhật được tổ chức như những cường quốc quân sự khác, tên gọi chính thức của quân đội Nhật là Lực lượng Phòng vệ, vì điều 9 của hiến pháp Nhật cấm phát động tấn công và sản xuất các loại vũ khí tấn công từ sau Thế chiến thứ hai. Việc Nhật cân nhắc sửa đổi hiến pháp đã châm ngòi cho những làn sóng phản đối từ một các quốc gia láng giềng như Trung Quốc và Nam-Bắc Triều Tiên. Sự hạ thủy chiếc hạm chở trực thăng lớn thứ ba này của Nhật là để đối phó với tham vọng bành trướng ra biển của Trung Quốc, nó được xem là đối thủ đáng gờm với tàu sân bay Liêu Ninh được biên chế vào năm ngoái của Trung Quốc.
Nhắc lại tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc đã biên chế chiếc tàu sân bay đầu tiên của mình, Liêu Ninh, như một phần quá trình tăng cường quân sự gây báo động cho các quốc gia láng giềng.
Triều Tiên cảnh báo Nhật vượt quá lằn ranh nguy hiểm
Ngay sau khi chiến hạm DDH-183 Izumo vừa hạ thủy tàu Izumo, ngày 7/8/2013 hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đã đưa ra lời cảnh báo trên trong một bài xã luận chỉ trích báo cáo sơ bộ về việc sửa đổi chính sách quốc phòng dài hạn của Bộ Quốc phòng Nhật hôm 26/7.
Theo báo cáo này, Nhật Bản cần tăng cường sức mạnh quốc phòng để đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và với mối đe dọa tấn công tên lửa từ Triều Tiên.
Hãng KCNA cho đây chẳng khác gì là một chiêu bài đánh lừa của Nhật Bản nhằm che đậy kế hoạch hiện đại hóa quân sự để trở thành cường quốc quân sự trong khu vực, và động thái này đã vượt qua “lằn ranh nguy hiểm”.
KCNA cho rằng Tokyo cảnh báo về nguy cơ tấn công tên lửa và hạt nhân từ Triều Tiên là nhằm để đánh lạc hướng dư luận thế giới về khả năng quốc phòng của Nhật ; tất cả chỉ tập trung vào những nỗ lực cải tổ đất nước và phục hồi khả năng quốc phòng do chính phủ thủ tướng Nhật Shinzo Abe đưa ra.
Trung Quốc báo động về chiến hạm lớn nhất của Nhật
Ngày 07/08/2013, truyền thông Trung Quốc cũng đã đồng loạt lên án việc Nhật hạ thủy tàu sân bay trực thăng DDH-183 Izumo.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại về việc “tăng cường quân sự liên tục” của Nhật và thúc giục Tokyo tuân thủ hiến pháp hòa bình được Nhật áp dụng từ sau Thế chiến thứ hai và kêu gọi các nước láng giềng của Nhật và cộng đồng quốc tế hãy “hết sức cảnh giác” vì với một chút cải biên, chiếc tàu có thể trở thành một tàu sân bay thực thụ để chứa chiến đấu cơ lên thẳng F35-B mới nhất do Mỹ chế tạo.
Truyền thông Trung Quốc cho biết Izumo là tên của soái hạm thuộc hạm đội Nhật xâm lược Trung Quốc trong thập niên 1930 và là một tàu sân bay trá hình. Izumo là “biểu tượng cho ước vọng rõ rệt của Nhật nhằm quay trở lại thời kỳ cường quốc quân sự”. Truyền thông Trung Quốc cho rằng Nhật đang châm ngòi cho căng thẳng trong khu vực bằng cách phá vỡ trật tự hậu chiến.
Điều làm nhiều người ngạc nhiên và buồn cười là chính Trung Quốc đã châm ngòi cho cuộc chạy đua võ trang trên toàn khu vực Đông Á và Đông Nam Á, nay lại la hoãng và lo sợ cuộc chạy đua này đe dọa tham vọng bành trướng của Bắc Kinh ra Biển Đông.
Ưu tư của bộ quốc phòng Trung Quốc
Cách đây vài năm, khi chỉ số tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không ngừng tăng lên, ban lãnh đạo Bắc Kinh đã dành cho quốc phòng một ngân sách lớn nhằm hiện đại hóa quân đội. Từ năm 2005, quân đội Trung Quốc đã từ một lực lượng quân sự trung bình trở thành một lực lượng quân sự tiên tiến, sử dụng những kỹ thuật hiện đại như những quân đội phương Tây khác, nhất là rất muốn giống Hoa Kỳ. Bộ quốc phòng Trung Quốc đã sao chép gần y như đúc hình ảnh quân đội Hoa Kỳ. Nếu chỉ nhìn dáng vẻ bề ngoài, áo quần, nón mũ, giầy bốt, trang bị của người lính Trung Quốc không khác gì những lính Mỹ ; dấu hỏi là khả năng chiến đấu. Về khí tài (dụng cụ chiến tranh như máy bay, tàu chiến, hỏa tiễn, phi đạn, đại bác…) cũng thế, nếu chỉ nhìn vào hình dáng bề ngoài và số lượng máy bay và tàu chiến của Trung Quốc, một người bình thường rất khó phân biệt bên nào mạnh bên nào kém. Chỉ những người trong cuộc, tức những nhà sản xuất vũ khí và những chuyên viên kỹ thuật mới biết rõ khả năng của nhau.
Nhưng vấn đề của bộ quốc phòng và quân đội Trung Quốc hiện nay không phải là tiền bạc và trang bị, khó khăn mà bộ quốc phòng đang gặp phải là sự đa dạng của chiến tranh. Trước kia, nếu xảy ra chiến tranh thì chỉ có thể diễn ra trên bốn mặt trận : trên không, trên biển, trên đất liền và tình báo. Chỉ trên bốn địa bàn này thôi, hình thức chiến tranh cũng đã rất phức tạp, nghĩa là làm sao phối hợp và tiếp tế cho nhịp nhàng và đồng bộ tất cả những phương tiện đưa vào cuộc chiến.
Ngày nay chiến tranh không chỉ diễn ra trên bốn lãnh vực đó, những lực lượng tham chiến không còn phải đợi lệnh khai hỏa mới tấn công. Chiến tranh ngày nay diễn ra ngay trên những bàn giấy (desk) làm việc, nghĩa là qua những sơ đồ sáng chế, kỹ thuật tinh vi dọ thám. Tất cả những phương tiện này rất tốn kém, chỉ những quốc gia giàu có và có truyền thống nghiên cứu và sáng chế mới cáng đáng nổi. Trung Quốc rất mạnh về sao chép kỹ thuật tinh vi nhưng lúc nào cũng phải chạy hụt hơi để sao chép những cái mới vì chúng luôn luôn thay đổi và không ngừng thay đổi, trong khi cuộc chiến trên thực địa có thể sẽ không bao giờ xảy ra. Vấn đề của lực lượng quốc phòng Trung Quốc hiện nay là đã sản xuất ra quá nhiều khí tài rất tốn kém (vệ tinh, máy bay chiến đấu, tàu chiến, tàu ngầm, xe tăng, phi đạn, đại pháo…) mà không có cơ hội để tiêu thụ, nhưng lại phải bảo trì với những chi phí cao (lương bỗng quân nhân, nhiên liệu).
Nói chung Trung Quốc ngày nay đang kiệt quệ bởi một cuộc chiến cổ điển không thể xảy ra trên thực địa và cũng không cáng đáng nổi một cuộc chiến tranh ảo (cyberwar) xảy ra ngay trên bàn giấy vì quá tốn kém và đòi hỏi rất nhiều trí tuệ. Lịch sử có lặp lại chăng ? Liên Xô đã bỏ cuộc vì không kham nổi cuộc chạy đua trong chiến tranh hành tinh (starwar), liệu Trung Quốc có đủ khả năng để chạy đua trong cuộc chiến ảo ?
Nguyễn Văn Huy
Trung Quốc lo ngại tàu sân bay trực thăng lớn nhất của Nhật (Nguyễn Văn Huy)
**********************************************************************
-
-
- Nhật Bản ‘muốn đón tiếp Chủ tịch Sang’ (BBC). – Thủ tướng Việt Nam đi Pháp tháng 9. Tổng thống Pháp sẽ thăm Việt Nam (RFI).
- Báo TQ “sốt vó” với chiến hạm mới của Nhật (KP). – Giải mã nỗi sợ hãi của Trung Quốc trước tàu sân bay Nhật (ANTĐ/AloBacsi). – Chuyên gia TQ coi “Mối đe dọa” từ Nhật Bản lớn hơn Ấn Độ, Philippines (GDVN).
Coi chừng hạm đội duyên hải của Tàu: The Promise and Peril of China’s New Coast Guard (Diplomat 7-8-13)