Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Tôm Cá… Việt Nam - Mai Thanh Truyết

-Kể từ khi Tổng thống Bill Clinton ký bỏ lệnh cấm vận Việt Nam, và ngay sau đó Mỹ-Việt ký kết giao thương từ năm 1995 đến nay, Việt Nam không ngừng tăng trưởng lượng hàng hoá xuất cảng sanh Hoa Kỳ, đặc biệt là thủy sản. Mức sản xuất tăng cả về lượng lẫn phẩm. Vào năm 2001, giao thương Việt-Mỹ đạt 1 tỷ Mỹ kim, nhưng đến năm 2012, hai bên đã đạt 26 tỷ, tạo ra thặng dư cho Việt Nam 11 tỷ, và dự trù cho năm 2013, thặng dư Việt Nam sẽ lên đến 12,5 tỷ. Điều nầy cho thấy, Việt Nam có lợi nhiều hơn trong khi giao thương với Hoa Kỳ. Việt Nam đã xuất cảng tôm cá nhiều nhứt sang Mỹ.

Tuy hai bên đã ký kết nhiều văn bản về các lề luật sản xuất, kiểm phẩm, bảo vệ môi trường trong lãnh vực nầy, nhưng Việt Nam, cho đến nay vẫn tiếp tục vi phạm về thực phẩm cùng hàng hoá và bị tịch thu hay tiêu hủy tại chỗ cũng như bị trả vể nguyên quán…làm thiệt hại không ít cho nông dân, người chăn nuôi và ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân cùng uy tín của Việt Nam trên thế giới.
Câu hỏi được đặt ra là, tại sao Việt Nam lại tiếp tục làm những lầm lỗi trên trong suốt một thời gian dài gần 20 năm?
Phải chăng là do: 1- Người sản xuất, 2- Người trung gian, 3- Chính sách xuất cảng, 4- Hoặc do não trạng ăn xổi ở thì và cung cách làm ăn gian dối của cơ chế chuyên chính vô sản?

Về người sản xuất
Có thể nói, nông dân và người nuôi thủy sản là hai nguồn cung cấp ngoại tệ nặng nhiều nhứt cho chế độ. Nhưng thật sự họ hưởng được gì? Về lúa, họ làm ba mùa trong năm. Ngay cả những năm trúng mùa, họ cũng không có khả năng trả nợ mượn trước để mua phân bón, thuốc trừ sâu rầy...và lúa bán ra bị ép giá bởi các trung gian nằm trong nhóm lợi ích của chế độ. Ngay cả, khi thị trường thế giới tăng giá mua, gạo Việt Nam vẫn thấp so với các loại gạo tương đương ở Thái Lan hay Ấn Độ. Do đó, có thể kết luận rằng nhà nông làm ruộng cả năm ... để làm giàu cho các tập đòan thuộc nhóm lợi ích.
Về thủy sản, chúng ta thường nghe nói đến tôm và các basa, nhưng thật ra Việt Nam nuôi rất nhiều loại cá khác nhau, cũng như xuất cảng sang Hoa Kỳ các loại cá biển đánh được.
Vấn đề đặt ra ờ đây là tất cả mọi dịch vụ liên quan đến xuất cảng đều phải qua tay trung gian. Người nông dân hay chăn nuôi hoàn toàn tùy thuộc vào trung gian..từ giai đoạn bắt đầu nuôi tôm cá cho đến khi thực phẩm được trao vào tay trung gian. Đôi khi họ bị mua ép giá vì còn thiếu nợ ngân hàng và đã đến ngày đáo hạn kỳ phải trả. Do đó, người sản xuất không có điều kiện để tiếp cận trực tiếp với người mua (Hoa Kỳ) cho nên luôn bị thiệt thòi.
Một kinh nghiệm xương máu của một người học trò cũ học Nông nghiệp Sài Gòn trước 1975. Vì là gia đình cách mạng (!) cho nên cô có điều kiện để đi Mỹ học. Gia đình cho một số vốn, và Cô móc nối mua một lô cá basa bên nhà bán sang Hoa Kỳ vào năm 1999. Vô phúc thay, lô hàng nầy vi phạm vì có hàm lượng chloramphenicol trong cá (zero tolerance) do đó bị thiêu hủy. Dĩ nhiên, người xuất cảng cá bên Việt Nam không chịu trách nhiệm và Cô mất cả vốn và còn bị phạt tiền để thiêu hủy lô hàng trên. Nơi đây thể hiện rõ cung cách làm ăn của chuyên chính vô sản bên nhà. Đây cũng là một bài học cho người Việt hải ngoại…còn mơ ước hợp tác làm ăn với Việt Cộng.

Về người trung gian
Cần phải định nghĩa người trung gian là ai?
Họ là những người đi thu mua tôm cá từ nhà xản xuất. Họ cũng là người chủ nợ cho mướn đất, cho mượn tiền mua các cá tôm giống, mua thức ăn cho chúng. Họ cũng là những cán bộ cs đưa ra những lề luật tự biên tự diễn để ép giá nhà chăn nuôi… như cá tôm không đủ tiêu chuẩn, không đủ kích thước, v.v… để ép giá. Ngoài ra còn một âm mưu tệ hại nhứt là khi tới mùa cần phải bán ra vì tôm cá đã lớn và cần bán, nếu không thì chi phí cho thức ăn sẽ quá cao và không còn lời khi bán ra nữa. Lúc nầy là lúc nhà sản xuất bị thiệt thòi nhứt, vì phải bán ra với bất cứ giá nào.
Vì vậy, nhà sản xuất chất phác miền Đồng bằng sông Cửu Long luôn luôn là nạn nhân của sự chèn ép và bốc lột nầy.
Về chính sách xuất cảng
Có thể nói chính sách xuất cảng của Việt Nam là một chính sách “vô chính sách”. Từ khi bắt đầu mở cửa năm 1986 cho tới nay, nhà cầm quyền cs chưa cho thấy một động não nào cho một chính sách xuất cảng có kế hoạch. Hoặc để người nông dân hay chăn nuôi tự phát huy sáng kiến. Kế hoạch luân canh hầu như không có. Họ chỉ chạy theo tình hình thị trường trước mắt. Một thí dụ điển hình là cà phê. Khi thấy giá thị trường cá phê trên thế giới tăng cao, họ lại khuyến khích người dân phá các vườn trà để trồng cà phê. Đến khi sản xuất một số lượng quá lớn, thì thị trường thế giới xuống giá vì cà phê ối đọng. Việt Nam được “vinh dự” là nước sản xuất cà phê robusta số một thế giới. Nhưng nhà sản xuất phải bị… chết lên chết xuống vì nợ chồng chất, có khi phải bán đất bán nhà thế chấp để trả nợ.
Cũng có thể đây là một chính sách “thực sự” của đảng vì làm như vậy để….lần lần chiếm tất cả đất đai của người dân, và người dân biến thành vô sản thực sự, đúng như tinh thần chuyên chính vô sản của đảng.
Số người thu lợi nhiều nhứt chắn chắn là các đảng viên cùng các nhóm lợi ích trong đảng.

Về Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food & Drug Administration-US FDA)
Cơ quan nầy có bổn phận kiểm soát những mặt hàng thực phẩm nhập cảng từ nước ngoài. Nhưng do tình trạng nhân sự quá ít ỏi so với số lượng thực phẩm nhập vào Mỹ, FDA chỉ có khả năng kiểm soát dưới 1% các lô hàng cập vào các bến cảng Hoa Kỳ. Từ đó, một số thực phẩm vi phạm (trên 99%) vẫn được bày bán trên thị trường. Do đó, mỗi người trong chúng ta cần ý thức rõ rang để tránh tình trạng… tự đầu độc chính mình.
Tuy nhiên, các thực phẩm nhập cảng từ Trung Cộng (China), Hong Kong, Đài Loan (Taiwan), và Việt Nam được chiếu cố rất kỹ. Trong một báo động ngày 2 tháng giêng năm 2013 về việc xuất cảng tôm của Việt Nam, FDA đã nêu đích danh hai đại Công ty Việt Nam tiếp tục vi phạm vì các mặt hàng đồ biển (seafood) bị nhiễm độc vì chứa hàm lượng hóa chất độc hại (Import Alert 16-124).
Tin tức Báo động Cập nhựt (News Alert Update) báo cáo có 6 lô tôm nhập từ Việt Nam bị từ chối vì có chứa hóa chất kháng sinh bị cấm vào tháng 10/2012. Đó là hai đại công ty: Cuulong Seaproduct Company và Fimex Vie6tnam. Các chất kháng sinh nầy cũng được tìm thấy trong các lô hàng xuất cảng từ Việt Nam qua Nhựt và Canada, và tôm Việt Nam cũng đã bị cấm vào Nhựt trong một thời gian dài. Đó là các hóa chất enrofloxacin, fluoroquinolone.
Hai hóa chất trên cũng đã được tìm thấy sau đó vào tháng 11 và 12/2012. Đó là các công ty con như Thuận Hưng (THUFICO) Quốc việt, Quảng Ninh, Mỹ Phát, Saota, Hoa Phát, Thuận Thiên, Fine Foods, Vietnam Rich Beauty Food, và Soc Trang Seafood Joint Stock.
Ngay cả chất kháng sinh chloramphenicol là hoá chất bị cấm từ năm 1990, và Việt Nam cũng đã ký kết sẽ không xử dụng trong viêc nuôi tôm với các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Nhựt, Úc và Liên hiệp Âu Châu…nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm qua các công ty:Global Sea-Product, Trung Sơn, Phu Cuong, Hoan My, GN seafood … vi phạm trong các lô hàng sản xuất trong tháng 10 và 11 và 12 năm 2012.
Cũng cần nói thêm là chính Quỹ Tiền Tệ Thế Giới cũng đã cảnh cáo Việt Nam từ hơn 10 năm trước là Việt Nam đã dùng cây thuốc cá để thay thế hóa chất chloramphenicol bị cấm. Hóa chất rhotenone trong cây thuốc cá là một hóa chất kịch độc dùng để khữ trùng nguồn nước nuôi tôm vì dư lượng thức ăn và chất phế thải của tôm làm cho môi trường nước bị nhiễm độc.
FDA cũng đã tịch thu những lô hàng hải sản và thực phẩm Việt Nam mà không cần xét nghiệm (Detain without physical examination- DWPE). Chỉ trong vòng từ 17/5 đến 12/7/2013 có 24 công ty Việt Nam bị tịch thu trong đó có tôm, cá thu mahimahi, cá lưỡi liếm (swordfish), đùi ếch, thịt cua (crabmeat), sò ốc, hột dưa, mật ong nguyên chất và sirop… vì các lô hàng nầy có chứa các hóa chất độc hại bị cấm sau đây: Methyl Mercury, Histamines, Chloramphenicol, Aflatoxin, Fluoroquinolones, Pesticides, Sulfites, và các vi khuẩn như Salmonella, E. Coli,…
Các tin tức trên cho chúng ta nhận rõ hai điều: 1- FDA đã đặc biệt chú ý đến nguồn thực phẩm phát xuất từ Việt Nam và 2- Cung cách làm ăn gian dối của Việt Nam, luôn luôn tìm đủ mọi cách để thu lợi nhiều nhứt cho mình. Nhà sản xuất, vì cuộc sống cũng phải chạy theo những chỉ dẫn thiếu lương tâm trên của những người quản lý đất nước, và vô tình đánh mất uy tín và danh dự dân tộc chỉ vì…lợi nhuận.
Ai mới là người thực sự vô cảm với dân tộc? (người viết đã bị chính Phan Thúy Thanh, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao cs vào năm 2001, kết án trên đài BBC là “vô cảm” với 300.000 nông dân Đồng bằng sông Cửu Long vì một bài báo đăng trên báo Orange County Register nói về tình trạng nguồn nước ô nhiễm ở vùng nầy).
Việt Nam đã vậy, còn cung cách làm ăn của “đàn anh vĩ đại Trung Cộng thì sao?
Dĩ nhiên, đàn anh phải dẫn đầu về số lượng và phẩm chất thực phẩm vi phạm vì tất cả những gì Việt Nam vi phạm đều do TC “hướng dẫn”. Tất cả những hóa chất độc hại tẩm trong thực phẩm, tôm cá, trái cây…đều sản xuất từ TC và được bán sang Việt Nam với một giá rẽ mạt. Chỉ cần độ 50.000 Đồng bạc Việt Nam làm chi phí cho hai hóa chất “đặc biệt” cũng có thể làm chin và làm ngọt cho hàng tấn trái mít hay sầu riêng!
Với tính cách thông tin, FDA trong thời gian qua đã niêm yết trên 800 công ty TC vi phạm từ trái cây tươi, khô, hay sirop, hay nước trái cây. cho đến quế, ớt, hột cải (mustard), rau đậu, tiêu, mật ong, gừng, măng tây (asparagus), chanh, tỏi tươi và khô, đâu (green bean), “đậu tuyết” (snow peas), các loại nầm như nấm hương, mấm mèo, nấm đông cô, hành củ tươi và khô, đậu nành (soybean), đậu sugar bean, đậu đuũa (stringbean), dâu tây (strawberry), dâu Wolfberry để làm rượu lễ (cho công giáo), trái vãi tươi và đóng hộp, các loại trà thảo mộc, lá sen và củ sen, gạo nâu (brown rice), củ cải, hắc xì dầu (black bean sauce), v.v…
Tất cả vi phạm trên đều do việc tẩm, trộn, kích thích… thực phẩm bằng các hóa chất độc hại có nguy cơ gây ra ung thư…
Chỉ một thí dụ là gừng, TC sản xuất gừng tươi, gừng khô, gừng bột, nước gừng, các loại trà gừng… và đã có trên 100 công ty Tàu sảm xuất các mặt hàng nầy đã bị bắt và bị cấm. Chúng ta hình dung mỗi công ty thâu dụng từ vài ngàn tới hàng chục ngàn công nhân biến chế, và hàng ngàn nhà trồng tỉa… Nên nhớ, rượu dùng cho các buổi lễ của công giáo đã được cung cấp từ TC !
Thay lời kết
Đến đây, bạn đã thấy rõ thêm tầm quan trọng trong việc cân nhắc một thức ăn hay một thức uống, hoặc một món đồ dùng sản xuất từ các quốc gia kể trên. Tất cả tùy thuộc vào sự chon lựa của bạn.
Tẩy chay hàng Tàu, hàng Việt Nam không những vì lý do chính trị, mà còn là ý thức tự cứu lấy mình.
Một chế độ chỉ biết có cung cách làm ăn gian dối, sống chết mặc ai… ngay cả đối xử với chính dân tộc mình là người Tàu và Việt Nam trong nội địa. Quả thật đây là một hành động vô lương tâm hiếm có trên hành tinh nầy và ở thời điểm tin học của thế kỷ 21.
Lịch sử nhân loại sẽ không bao giờ tha thứ những hạng người VÔ CẢM và VÔ TÂM trên.

Mùa Xá tội vong nhân 7/2013
Tôm Cá… Việt Nam - Mai Thanh Truyết



- Phát hiện 10 doanh nghiệp Trung Quốc thuê đất “chui” (TT).

- Đà Nẵng “truy lùng” phích nước Trung Quốc chứa “bột lạ” (DT).

- Hàng đông lạnh Trung Quốc đầy chất cấm (TT).

- Không có ‘sinh vật lạ’ trong mỳ tôm (TP).

- XÓA CẤM VẬN, WTO VÀ TPP NHỮNG CƠ HỘI CHO VIỆT NAM TỪ HOA KỲ (Hồ Hải).

- Chủ động tìm cơ hội từ TPP (NLĐ). - Doanh nghiệp tìm tham vấn để tận dụng cơ hội từ TPP (TBKTSG).

- Đừng để TPP thành cứ điểm cho doanh nghiệp nước ngoài (TN). – TPP không chỉ là dệt may (TT).

- Xây dựng thương hiệu Việt không chỉ là đặt một cái tên (GDVN).

- Vì sao kinh tế Việt Nam chững lại? (BBC).

- DN mía đường muốn bán cổ phần ưu đãi cho nông dân (ĐTCK).

- Có quota mới được nuôi cá tra? (TT).

- Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP): Đánh động doanh nghiệp dệt may (ĐĐK).

- Giá vàng cuối năm có thể hạ thêm 5% (DT).

- Cổ phiếu ngân hàng vẫn bị ám ảnh vụ “bầu” Kiên (PT).

- 126 người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam (TP).

- “Petrolimex lâu nay vẫn quen làm mình làm mẩy” (Infonet).

- Thuế, phí khiến ô tô đắt gấp 3 lần giá gốc (Infonet).

- Khủng hoảng truyền thông nguy hiểm như thế nào? (Tầm nhìn).

-Giải mã sự xuống dốc của ‘Vua mỳ tôm’ Miliket (VTC).

- Vật lộn tìm đường ra cho con cá tra (ĐĐK). – ĐBSCL: Cấp bách cứu con cá tra (DV). – Cần “nhạc trưởng” trong quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra (CAND).

- Những cánh đồng một thửa (ĐĐK). – Bảo hiểm nông nghiệp vẫn rối (ĐĐK).

- Kinh doanh xăng dầu: lãi nhiều hay ít? (VnM). - Lãi lớn, và nỗi buồn lớn hơn (ĐBND).

- Tăng giá điện để tính thuế nước cho sản xuất thủy điện (VOV).

- Doanh nghiệp gặp khó vì thép nhập khẩu chứa nguyên tố Bo (ĐBND).

- Doanh nghiệp Mỹ vẫn muốn tiếp tục đầu tư tại ASEAN (VOA).


- Vàng đi đâu? (TP).


- Petrolimex lỗ hay lãi “khủng”? (LĐ).

- Giá trần cho xăng, dầu, điện: Ổn chưa? (PLTP). – Giá viện phí đẩy CPI Hà Nội tăng 3,16%! (Tầm nhìn).

- Thay đổi mục đích đầu tư cảng Vân Phong (SGGP).

- Sẽ quay lại thủ tục phá sản như năm 1993 (PLTP).

- Những ‘đại gia’ Rolls-Royce gặp hạn vào tù (VEF).

- Giảm ô nhiễm: Nhiều chỉ tiêu “trên trời” (PLTP).

- Khám phá “thế giới ngầm” ở Hà Nội (Kỳ 1) (PT).

- Xuất hiện hố tử thần, di dời khẩn cấp dân (TP).

- Tăng thuế suất tài nguyên và minh bạch thông tin (VnEco).

- Bác đơn và không trả lại hòn đá bị “bắt giam” (TT).- VTC bị thu hồi giấy phép thiết lập mạng viễn thông (TTXVN). - Nổ súng trấn áp tội phạm ngoan cố, một người dân bị thương (TN).

- Hà Nội lập tổ công tác truy quét chó lạ (ĐV).- Thủ tướng kết luận sai phạm đất Đà Nẵng (BBC). – Phát hiện thêm sai phạm về đất đai tại Đà Nẵng (TT). – Thủ tướng đồng ý kết luận sai phạm đất đai ở Đà Nẵng (NLĐ).

- Hà Nội chuẩn bị xây 16 tòa nhà phục vụ giãn dân phố cổ (VOV).

- Thương nhân xuất khẩu gạo: Phải có vùng nguyên liệu? (HQ). – Thêm 15 ngày thu mua tạm trữ lúa gạo: Hy vọng nông dân được lợi (ĐĐK). – Không độc tôn cây lúa (NNVN).

.- Quảng Ninh: Hàng chục tỷ đồng ngập chìm trong nước (DV).- Mẹ 9x ném con mới sinh xuống ao rồi thản nhiên đi xem (VNN).


Tổng số lượt xem trang