Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Dân cần các quan sòng phẳng

"...Nước mắt nuốt vào lòng
Lịch sử 4 ngàn năm, triều đại nào như thế?" (Nguyễn Xuân Nghĩa)

Trích:
..."Xâm lược là hành động quân sự của quân đội (hoặc lực lượng vũ trang) một nước hay liên minh các nước vào một vị trí địa lý chính trị trọng yếu của nước khác. Mục đích của xâm lược là mở rộng phạm vi trong thời gian dài nên cần một lược lực lượng có quy mô lớn để giữ đất đai, lãnh thổ và bảo vệ quyền lợi trên lãnh thổ xâm chiếm.''
Một cách quá rõ ràng hành động quân sự trên của Trung Quốc là hành động xâm lược.


Thế nhưng trong 20 năm gần lại đây, chưa một lần nào chế độ Việt Nam do ĐCSVN lãnh đạo sử dụng từ này một lần khi nêu đến vấn đề trên. Thậm chí nhiều người dân bức xúc đã phải trả giá tù đầy khi gọi chính xác hành động của TQ là xâm lược. Bắt đầu từ người được gọi là đầu tiên trong phong trào phản kháng hành vi xâm lược của Trung Quốc... hàng vô số người phản kháng Trung Quốc xâm lược đều vì lý do này hay lý do khác phải vào nhà tù...
*- Mặt khác chế độ Việt Nam sử dụng nhiều cụm từ, lý luận để đánh tráo khái niệm xâm lược bằng một khái niệm khác có cái tên rất nhẹ nhàng là '' mẫu thuẫn bất đồng trong quan điểm về biển Đông '' hoặc '' tranh chấp chủ quyền giữa hai bên ''

Có lẽ Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất trên thế giới này đã nhìn nhận từ '' xâm lược '' theo một nghĩa khác hẳn.
Thậm chí để xoá mờ nguồn gốc xâm lược của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Thoái thác trách nhiệm làm mất biển đảo của mình. Các nhà lý luận Việt Nam đổ vấy cho việc đó là do '' lịch sử để lại ''...

*-Mặt khác chế độ Việt Nam sử dụng nhiều cụm từ, lý luận để đánh tráo khái niệm xâm lược bằng một khái niệm khác có cái tên rất nhẹ nhàng là '' mẫu thuẫn bất đồng trong quan điểm về biển Đông '' hoặc '' tranh chấp chủ quyền giữa hai bên ''
Có lẽ Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất trên thế giới này đã nhìn nhận từ '' xâm lược '' theo một nghĩa khác hẳn.
Thậm chí để xoá mờ nguồn gốc xâm lược của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Thoái thác trách nhiệm làm mất biển đảo của mình. Các nhà lý luận Việt Nam đổ vấy cho việc đó là do '' lịch sử để lại ''...

*- Báo chí chỉ nói ông Tập mời ông Trọng thăm theo danh nghĩa đảng, thế mà ông Trọng dẫn những người chắc chắn còn giữ vị trí quan trọng ở nhiệm kỳ 2016 đi để ký kết những chuyện thuộc về nhà nước, chính phủ. Một chuyến thăm lại thành làm việc, một chuyến danh nghĩa đảng với nhau nhưng lại ký kết trên phương diện nhà nước, chính phủ. Thử hỏi chuyến đi như thế có trong sáng, khách quan hay không.? Người dân hoàn toàn có quyền nghi vấn, nhất là chuyến đi ngắn ngủi ấy có hằng hà vô số hiệp ước được ký kết, đều là những vấn đề quan trong, sinh tử của quốc gia.

Nghi vấn ấy xuất phát từ chính nghĩa, từ lòng yêu nước và hơn hết nghi vấn hay chỉ trích chuyến đi thăm và ký kết ấy của ĐCSVN với TQ là hoàn toàn chính đáng, có cơ sở...

*-Chúng ta sẽ thấy một âm mưu cố tình diễn biến từ cạm bẫy gác tranh chấp cùng khai thác đã bị lên án, nay đã khéo léo chuyển thành hợp tác bình đẳng cùng có lợi, hợp tác kiểm soát bất đồng, cầu đồng tồn dị...một loạtj khái niệm bị tráo đổi ra đời ngay sau chuyến đi của 5 uỷ viên bộ chính trị VN sang TQ mới đây...
Điều này cho thấy, việc TCCTQĐVN, Ban bí thư ĐCS VN mở mục '' chống diễn biến hoà bình '' là cách vừa ăn cướp vừa la làng, vừa bán nước vừa vu khống người yêu nước. Chính họ, những người thực hiện chuyên mục này đang cố tình , rắp tâm, chủ ý làm người dân bị diễn biến, hiểu sai bản chất xâm lược của Trung Quốc thành những tranh chấp bất đồng, mâu thuẫn chung.

Âm mưu diễn biến này nhằm loại bỏ quốc tế quan tâm đến khu vực biển Đông..."

-Dân cần các quan sòng phẳngCao Huy Huân VOA – 10.04.2015
Ông Lý Quang Diệu, người sáng lập đất nước Singapore hiện đại.Ông Lý Quang Diệu, người sáng lập đất nước Singapore hiện đại.
Dân không sòng phẳng với nhau đáng tội một thì “quan” không sòng phẳng với dân phải đáng tội mười. Vậy mà, khi đất nước ngày càng có thêm nhiều tượng đài lớn nhất khu vực, các tòa nhà hành chính cao nhất khu vực, những thành thị bê-tông khủng nhất khu vực… thì bản thân người người làm chức trách vẫn thiếu sòng phẳng với hàng triệu người chân lấm tay bùn.
Không sòng phẳng “chuyện nhỏ”…
Vì là “chuyện nhỏ” nên tôi kể các bạn nghe một câu chuyện mà không chừng chính các bạn cũng nhiều lần gặp (nhưng không để ý). Mấy lần đi siêu thị, hay các tiệm indoor market, khi tính tiền rất hay được nhận một hay hai viên kẹo thay cho năm trăm, một nghìn hay hai nghìn đồng. Có nơi thì nhân viên thu ngân giải thích “Dạ anh thông cảm, em không có tiền lẻ”. Nhưng đa phần, họ đành nhận kẹo thay tiền thối, dù bản thân mình không biết bỏ mấy viên kẹo đó đi đâu vì không thích ăn.
Đã vậy còn có cửa hiệu ở ta bán hàng xong, khi khách còn một nghìn, hai nghìn tiền thối thì vẫn ầu ơ không muốn đưa, hoặc cò ke cho lâu để khách xót ruột rồi bỏ đi luôn cho kịp việc, không phải chờ tiền thối nữa. Thế là “nhặt” thêm một vài nghìn đồng chẳng phải tốn sức, tốn công.
Làm tôi nhớ hồi xưa có thời may mắn được đi Nhật Bản du lịch. Các trung tâm mua sắm sầm uất nhất Tokyo bán các loại hàng hiệu lên đến trăm triệu đồng (quy ra tiền Việt). Nhưng khi mua sắm dù ít hay nhiều, tiền thừa lại sẽ được người ta thối cho khách đến tận đồng một yen (khoảng hai trăm đồng tiền Việt) – đơn vị tiền nhỏ nhất của Nhật.
Một yên – hai trăm đồng – tại Việt Nam cũng chỉ nằm trong ví của mấy anh sưu tầm “tiền cổ”, không đủ mua một viên kẹo, huống chi là để mua đồ. Có chăng là vài anh nước ngoài thấy thì giữ lại, tìm cách mua đồ vì thấy số “hai trăm” – cứ tưởng lớn – chứ cũng không ngờ ở Việt Nam lạm phát ngày càng khiến người ta giật mình. Nhưng dù là một yen, người bán hàng vẫn thối nhiệt tình, trân trọng và sòng phẳng cho khách, nên cũng không ai nỡ chối từ. Tiền của mình, họ còn quý đến vậy, thì nếu bản thân không biết quý, hóa ra là kẻ phí phạm, rồi trời sẽ phạt.
Câu chuyện này có lẽ không khác tại Singapore, nơi người ta sòng phẳng với nhau đến “từng xu”. Ở cái xã hội mà người dân, vào những năm 60 của thế kỷ 20, còn nghèo “không có mồng tơi để rớt”, Lý Quang Diệu không cho phép bất kỳ trường hợp “khinh miệt” tiền bạc nào xảy ra. Và gần 50 năm sau, khi cái “làng chài” nhỏ bị bỏ rơi đã hóa rồng, hóa hổ thì “đảo quốc Sư tử” vẫn giữ cái chất “sòng phẳng” của riêng mình mà ai cũng nể phục. Tất nhiên, tôi không muốn đề cập đến tính sòng phẳng của dân châu Âu hay Mỹ, vì có vẻ họ quá xa khiến người ta cũng không muốn so sánh, sợ có người sẽ bảo “ăn cơm mình mà nói chuyện tây”.
Phải khẳng định rằng tôi không có ý quy chụp cho một xã hội đang cố gắng vươn lên giữa một “đất nước đầy biến động”, vốn được đặt nhiều kỳ vọng về phát triển và cũng bị “cảnh cáo” không ít lần vì tính lấp liếm, tham nhũng, thiếu minh bạch. Nhưng tôi buộc phải nhận định rằng vẫn còn quá nhiều người Việt – sản phẩm của một xã hội thiếu sòng phẳng – đã hoàn toàn không sòng phẳng với chính đồng bào mình. Như đã kể những câu “chuyện nhỏ” trên đây, họ hiển nhiên “bán kẹo trá hình” trong khi người mua không có nhu cầu. Họ không trân trọng từng đồng tiền lẻ, trong khi các cụ già bán vé số phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới kiếm được một ngàn.
Và cả “chuyện lớn”
Sở dĩ tôi phải đặt chữ “chuyện nhỏ” bên trong dấu ngoặc kép và in đậm nó lên là vì không có gì gọi là “chuyện nhỏ” trong một hệ thống xã hội có quan hệ hữu cơ với nhau. Chúng ta vẫn mãi chấp nhận chuyện “siêu thị thối kẹo thay tiền”, bán hàng xong một ngàn thừa không chịu thối… và hàng tá câu chuyện tương tự. Để rồi chính chúng ta cũng không sòng phẳng với quyền lợi của bản thân mình ở những chuyện lớn hơn.
Con em bạn đến trường và thường xuyên đóng tiền quỹ nhưng tiền đó đi đâu, thường chẳng bậc cha mẹ nào quan tâm và dạy con mình quan tâm. Nhà trường tăng học phí, tăng đủ thứ phí khác (từ ăn uống, ngủ nghỉ, sức khỏe, an ninh, công trình thiếu nhi rồi thanh thiếu niên…), nhưng phụ huynh chỉ còn cách nhăn mặt, nhíu mày đóng cho đủ để con họ được yên – không rớt môn này, không ở lại môn kia, được cân nhắc môn nọ – dù rằng không ít kẻ được xã hội gọi là thầy hiệu trưởng, cô hiệu phó hay thầy cô bảo mẫu “ăn chặn” thịt, cá trong khẩu phần ăn của các em, thậm chí lạm dụng tình dục với những mảnh đời còn rất non xanh.
Rất nhiều người Việt không nhận được sự sòng phẳng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thế nên đừng ngạc nhiên khi xã hội phải chứng kiến quá nhiều trường hợp “quan chức” thiếu sòng phẳng với dân. Nói một cách rộng hơn, cũng do cái thói không sòng phẳng nên mới sinh ra những ông quan xã, quan huyện “cắt” tiền trợ cấp, tiền xóa đói giảm nghèo, tiền ủng hộ thiên tai, tiền mừng lễ, mừng tết, thậm chí là tiền bồi thường của người dân khốn khó.
Chuyện truy tố nhiều cán bộ tỉnh Quảng Nam ăn chặn hàng chục tỉ đồng của dân mới đây, hay trước đó là vụ 1.250 con gà giống hỗ trợ cho người nghèo theo chương trình phát triển nông thôn mới bị cán bộ xã Quế An (Quế Sơn, Quảng Nam) chia nhau ăn chặn chỉ là một vài hạt bọt biển nằm trên cả một tảng băng trôi bên dưới. Điển hình như các vụ tham nhũng vốn ODA, tham nhũng trong hệ thống ngân hàng… cho đến nay vẫn chưa có lối thoát.
Nợ công Việt Nam đang tăng đến mức ngộp thở, các thế hệ sinh sau năm 2000 sẽ phải “cày bừa” để trả nợ dài dài cho “đất nước” – vốn được đại diện bởi những vị “quan chức” mà dân chỉ biết nhìn qua tivi, hay cơ may thì loáng thoáng trong những chiếc xe hiệu đắt tiền có lắp kính đen, có cảnh sát hú còi inh ỏi dẹp đường trước hàng cây số để đi nhanh, đi lẹ, đi khẩn trương hơn cả chiếc xe cấp cứu chở những người công nhân bị nạn vì sập công trình, vì tai nạn lao động…  Ai cũng đóng thuế “không được thiếu xu nào” – sòng phẳng – trong khi sản phẩm họ nhận lại thật quá sức đau buồn. Con đường họ đi vẫn kẹt xe và ngập bùn lầy; ngôi trường họ học vẫn còn bạo hành, thiếu cơ sở vật chất, chương trình học lạc hậu dù năm nào cũng hô cải cách; bệnh viện họ đến thì “có tiền mới được khám”, bệnh chưa đến mức “hết thuốc chữa” thì bảo hiểm không được dùng; họ cắn răng ăn thực phẩm mà không thể nhận biết cái nào thật, cái nào hư, cái nào sẽ đầu độc họ.
Phải “sòng phẳng” với lịch sử
Thiết nghĩ bất cứ xã hội nào cũng có người tốt, kẻ xấu. Nhưng nói thế không có nghĩa chúng ta phải chấp nhận điều ấy một cách nghiễm nhiên, nhất là khi những kẻ “thiếu sòng phẳng” với chúng ta cứ sống vui sướng ngoài kia. Quan chức nhiều nước như EU, Nhật Bản, Nam Triều Tiên họ sống “sòng phẳng” với dân họ ra sao, thiết nghĩ chúng ta phải tham khảo thật kỹ.
Như chuyện ông kỹ sư Nhật không may để cáp cầu treo ở Thổ Nhĩ Kỳ đứt, dù ngoài tầm kiểm soát và không ai thiệt mạng, nhưng ông vẫn tự sát để chịu trách nhiệm, cảnh báo an toàn lao động, để dân chúng quỳ khóc trước tượng đài ông sắp được dựng lên – đó là sòng phẳng. Hay hàng loạt các vụ quan chức tự nguyện từ chức trước những sai phạm của cá nhân hay thuộc cấp trên thế giới cũng không còn lạ lẫm đối với nhà ta – đó cũng là một cách quan sòng phẳng với dân. Chứ không phải như cái cách mà mấy vị quan chức Việt Nam hay làm: chặt phá hàng loạt cây xanh rồi “kiểm điểm” là huề; thuộc cấp sai phạm hàng trăm tỉ đồng nhưng lãnh đạo chỉ biết nói “sẽ xử nghiêm”; hay thủy điện vỡ nhấn chìm nhà dân thì hứa “sẽ cố gắng khắc phục”.
Và cũng còn một cách sòng phẳng nữa, chính là minh bạch. Chuyện chi ngân sách, các loại quỹ, vốn vay hay tất cả các hoạt động thu-chi công nói chung phải có cơ chế để dân giám sát. Các chính sách trước khi được đưa vào cuộc sống phải được lấy ý kiến từ nhu cầu của dân, quan điểm của dân chứ không phải của các “nhóm lợi ích”. Và quan trọng nhất, khi gây thiệt hại thì phải đền bù “không thiếu một xu” cho dân, chứ đừng chỉ kiểm điểm hay khai trừ khỏi Đảng và cho là đủ. Dân cần “sòng phẳng” chứ không phải “làm phẳng” mọi tội lỗi.
*********
Nguồn:
-Sửa luật, giữ nguyên tội lợi dụng quyền tự do dân chủ
- Dự thảo bộ luật Hình sự sửa đổi giữ nguyên tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân", vốn là điều 258, nay trong dự thảo là điều 342.

Suy thoái đạo đức có phải tội hình sự?
Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn đặt câu hỏi trong phiên họp của UB Thường vụ QH về dự thảo bộ luật Hình sự sửa đổi sáng nay: Có một số tội mới phát sinh rất nguy hiểm cho xã hội, như tự chuyển hóa, lợi ích nhóm, suy thoái đạo đức lối sống... có thể cấu thành tội phạm hình sự không?




Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn. Ảnh: TTXVN


Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường trả lời, các tội tự chuyển hóa đã có một chương riêng về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, đủ để xử lý.

"Về suy thoái về đạo đức, bộ luật Hình sự đã có khá đầy đủ các quy định, nhưng cụ thể là các tội gì thì sẽ báo cáo Phó Chủ tịch QH. Lợi ích nhóm có thể là nguyên nhân dẫn đến hối lộ, tham nhũng thì đã có các quy định trong trong phần các tội về kinh tế. Và để xử lý các vấn đề liên quan đến lợi ích nhóm, cơ quan soạn thảo lần này mạnh dạn đề nghị QH cho hình sự hóa trách nhiệm của pháp nhân", ông Hà Hùng Cường giải trình.

Cũng quan tâm đến các loại hình tội phạm mới phát sinh sau khi sửa bộ luật Hình sự năm 2009 là Chủ tịch HĐ Dân tộc Ksor Phước. Theo Bộ trưởng Tư pháp, một trong nhiều tội phạm mới có liên quan đến các quyền tự do dân chủ đã được quy định trong Hiến pháp.

"Chúng tôi đã mạnh dạn quy định tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, biểu tình của người dân. Sau này khi có luật Trưng cầu ý dân, Biểu tình, Báo chí sửa đổi..., ai cản trở những quyền này của người dân sẽ bị xử lý", ông Hà Hùng Cường nói.

"Như vậy là lạm dụng quyền tự do ngôn luận, biểu tình cũng bị trừng trị, mà cản trở người khác thực hiện quyền tự do ngôn luận, biểu tình đúng pháp luật, cũng bị trừng trị".

Cụ thể, dự thảo bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung một tội mới "xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân", đồng thời giữ nguyên tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân", vốn là điều 258, nay trong dự thảo là điều 342.

Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường. Ảnh: Minh Quang



Ngoài ra còn có các tội mới trong lĩnh vực trật tự, giao thông như rải đinh trên mặt đường, trộm chó; trong lĩnh vực kinh tế như ngân hàng, chứng khoán, tiền tệ, đặc biệt là tội cố tình dây dưa không đóng BHXH cho người lao động...



Tránh dùng tiền để thoát án tử


Dự thảo cũng đưa ra một số chính sách mới cho những tội danh cũ. Đa số ý kiến đồng tình với chính sách tăng phạt tiền với tính cách là hình phạt chính đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, nhưng riêng với quy định sau lại có nhiều ý kiến khác nhau:

"Người bị kết án tử hình nhưng sau khi bị kết án đã chủ động khắc phục hậu quả của tội phạm do mình gây ra, tự nguyện giao nộp cho nhà nước ít nhất là 1/2 số tiền, tài sản do phạm tội mà có, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn", thì có thể chuyển thành tù chung thân.

Cơ quan thẩm tra, UB Tư pháp QH nhấn mạnh cần cân nhắc kỹ: Nếu cần bổ sung điều kiện này để giảm án tử hình trên thực tế thì cần có sự phân hóa, loại trừ các đối tượng cụ thể, tránh xu hướng mọi trường hợp đều có thể dùng tiền để thoát án tử hình.

UB này đề nghị cân nhắc loại trừ các nhóm đối tượng sau: Người đã phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng, các tội phạm về ma túy; Người phạm tội là người tổ chức, người phạm tội có tính chất côn đồ, tái phạm nguy hiểm, người thực hiện tội phạm một cách man rợ, dã man, tàn bạo hoặc có nhiều tình tiết tăng nặng.

Dự thảo cũng đề nghị không tiếp tục duy trì tội danh cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

"Dự thảo đã cập nhật, bổ sung thêm một số loại vi phạm mới mang tính chất 'cố ý làm trái' trong thời gian vừa qua, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Chương các tội phạm về chức vụ cũng quy định một số tội danh chung liên quan đến hành vi 'cố ý làm trái' của người có chức vụ, quyền hạn", Bộ trưởng Hà Hùng Cường nói.

Đa số ý kiến trong UB Tư pháp đồng tình xác định rõ các hành vi phạm tội, bảo đảm sự minh bạch, an toàn của môi trường kinh doanh, tránh sự tùy tiện trong áp dụng. Nhưng cũng có ý kiến muốn duy trì tội danh này vì không thể dự liệu và cụ thể hóa được tất cả các vi phạm trong quản lý kinh tế, nếu bỏ tội danh này sẽ bỏ lọt tội phạm.

Phó Trưởng ban Nội chính TƯ Nguyễn Doãn Khánh phân tích: "Hiện nhóm tội chức vụ, tham nhũng không bao quát hết được những tội cố ý làm trái, còn rất nhiều lĩnh vực. Một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều tội phạm tham nhũng ẩn trong tội cố ý làm trái, ta không chứng minh được yếu tố vụ lợi và không làm rõ được hậu quả nên không xử lý họ được tội tham nhũng".

Theo ông Khánh, nếu bỏ tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng thì trong thực tế nhiều tội về chức vụ, trong đó có nhóm tội tham nhũng sẽ do những hạn chế trong quá trình điều tra làm rõ mà bị bỏ lọt tội phạm.

Chung Hoàng
Cản trở quyền tự do ngôn luận có thể bị tù 7 năm
Đề xuất bỏ án tử hình với 7 tội danh
105 nước đã bỏ án tử hình


>> Ăn trộm hơn 5 triệu mới xử, dân nghèo sẽ không chịu
-
Trương Nhân Tuấn
dimanche 7 décembre 2014
 .Thời gian gần đây nhiều nhà hoạt động dân chủ, một số Bloggers Việt Nam đã bị nhà nước CSVN bắt và bỏ tù, với tội danh được qui định theo điều 258 của bộ Luật Hình sự.

Các tội được qui định theo điều 258 BLHS có nội dung như thế nào ? Nguyên văn điều 258 dẫn như sau:

Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân 
 1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Tức là, một người có thể bị vi phạm điều 258 khi đã thể hiện hành vi sử dụng các quyền tự do dân chủ để : 1/ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, 2/ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Xét lại một số các trường hợp (án Phạm Viết Đào, án Trương Duy Nhất…), không thấy nguyên đơn là “tổ chức” hay “công dân”. Các bị cáo bị buộc phạm tội 1 : xâm phạm lợi ích của Nhà nước.
Vấn đề ở đây là: về thể nhân, “nhà nước” là ai ? về pháp nhân, ai đại diện cho “lợi ích” của nhà nước ?

Nhà nước, theo các định nghĩa phổ cập hiện nay, do ba thành tố “lãnh thổ”, “dân chúng” và “một chính phủ” cấu thành. “Nhà nước” là một “pháp nhân”, đại diện của “nhà nước” là “chính phủ”.

Như vậy “lợi ích” của “nhà nước” ở dây là lợi ích của ai ?

Là “dân chúng” ?
Là “lãnh thổ” ?
Hay là « chính phủ » ?

Theo kết luận của các bản án, « nhà nước » ở đây là « chính phủ ».

“Nhà nước” là “nhà nước”, “chính phủ” là “chính phủ”. Chính phủ đại diện cho nhà nước, theo qui định của hiến pháp. Chính phủ không phải là nhà nước.

Lợi ích của « nhà nước » là « lợi ích » cùng lúc của dân chúng, của lãnh thổ và chính phủ.

Trong các trường hợp kết án dẫn trên, không có kết luận nào phân biệt được « nhà nước » với các thành tố cấu thành nó, vì vậy không chứng minh được « nhà nước » đã bị thiệt hại như thế nào.
Các quyền « tự do dân chủ » của các bị cáo là quyền được hiến định. Các bộ Luật đặt ra nhằm diễn giải quyền và trách nhiệm của công dân ở các điều đã được hiến pháp qui định.

Điều 258 của bộ LHS đã không diễn giải chính xác quyền và trách nhiệm của công dân trong việc sử dụng « quyền tự do dân chủ ».

Như thế việc kết án theo điều 258 BLHS, như trường hợp các bản án trên là vi hiến. 

Cũng vậy, việc sử dụng điều 258 để bắt bớ ông Hồng Lê Thọ vào tuần rồi, hay ông Nguyễn Quang Lập hôm nay, đều vi hiến.

Một số vấn đề cần nói thêm về một số điều trong BLHS.

Điều 78. Tội phản bội Tổ quốc 
1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Nếu ta áp dụng điều này lên thực tế, một số không ít lãnh đạo nhà nước CSVN đã phạm tội “phản bội tổ quốc”.

Thật vậy, các công trình xây dựng của TQ trong thời gian qua tại các đảo đá (mà họ chiếm của VN từ năm 1988) đã trực tiếp xâm phạm chủ quyền đồng thời đe dọa an ninh tổ quốc VN. Việc xây dựng này bắt đầu từ năm 1988, ráo riết hơn vào những năm 2010. Các đảo đá (chìm, nửa chìm nửa nổi…) hiện nay đã trở thành những đảo lớn, có cái phù hợp cho đời sống con người, có cái được xây dựng những sân bay, trạm ra đa, hệ thống phòng không… trở thành những hàng không mẫu hạm.

Lãnh đạo đảng CSVN đã cam kết với lãnh đạo đảng CSTQ “bỏ qua quá khứ” đầu thập niên 1990, trong dịp hội nghị Thành Đô. Điều này mặc nhiên nhìn nhận những gì TQ chiếm được của VN (trước năm 1990) thì sẽ không bàn tới.

Những vị lãnh đạo CSVN này đã “cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…”. Họ đã phạm tội “phản bội tổ quốc”, chiếu theo điều 78.

Nếu ta xét điều 81:

Điều 81. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ 
Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân;
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Những vị lãnh đạo VN hiện nay trong chừng mực đã vi phạm điều 81 BLHS. 

Các hành vi của TQ hiện nay tại các đảo TS đã làm “thay đổi đường biên giới, đe doạn an ninh lãnh thổ của VN”. Lãnh đạo CSVN không thể không có trách nhiệm trong vấn đề này.

Nếu ta xét điều 87, nhiều lãnh đạo CSVN đã vi phạm trầm trọng các điều 1 khoản b và 1 khoản c.

Điều 87. Tội phá hoại chính sách đoàn kết 
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:
b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;

Các sự việc xảy ra trong cộng đồng nguời Việt như mâu thuẩn chủng tộc (Việt và Việt gốc Miên, các dân tộc Tây nguyên, Tây bắc…) là do chính sách áp bức, truất hữu ruộng đất không minh bạch trong chính sách của nhà nước cũng như những lạm dụng của nhà cầm quyền địa phương.

Mâu thuẩn và đàn áp giai cấp (giai cấp vô sản, giai cấp bóc lột…), mâu thuẩn và đàn áp tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa, tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo…)… tất cả đều do chủ trương "vô thần", "duy vật" của lý thuyết nền tảng của chế độ là thuyết cộng sản.

Hiến pháp và luật lệ quốc gia không thể mâu thuẩn (đến mức đối nghịch) với lý thuyết nền tảng của đảng cầm quyền. Nhất là khi đảng cầm quyền “độc quyền” lãnh đạo nhà nước, theo qui định (điều 4) hiến pháp.

Ta có thể xét tương tự ở các điều 88 Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 144 Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước. Các công ty làm thiệt hại đến tài sản nhà nước đều do cán bộ đảng CSVN phụ trách. Nếu truy tội, có lẽ toàn bộ nhân sự đảng phải vào tù.

Điều 156. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Hàng giả ở đây là treo đầu heo “xã hội chủ nghĩa” lại bán thịt chó  “tư bản hoang dã”.

Các điều 182. Tội gây ô nhiễm không khí,

Điều 183. Tội gây ô nhiễm nguồn nước,

Điều 184. Tội gây ô nhiễm đất,  

Điều 229. Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng 

v.v…

Nếu xét lại, hâu như tất cả các xí nghiệp do nhà nước quản lý đều vi phạm ít nhất một trong các điều luật trên. Các xí nghiệp này đều do các đảng viên CSVN quản lý. Việc cho khái thác Bô Xít bừa bãi cũng là một thí dụ.

Ngoài ra, nếu xét Điều 251: “Tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có”.

Thử kiểm kê tài sản đồng thời xét nguồn gốc tài sản này, tất cả cán bộ CSVN đều bị tù. Của cải này nếu không do tham nhũng, hối mại quyền thế, lạm dụng chức vụ… thì do đau mà có?

Kết luận:

Khi có những mâu thuẩn (nội tại) trầm trọng từ nền tảng xây dựng quốc gia, việc áp dụng luật sẽ “duy ý chí”, cách diễn giải luật sẽ tùy tiện mà mục đích là bảo vệ chế độ, thực chất là bảo vệ tầng lớp đảng viên hủ bại.

Muốn xây dựng một nhà nước pháp trị, một xã hội trọng luật, hoặc là phải xóa bỏ đảng lãnh đạo (hay lý thuyết đảng), hoặc xóa bỏ luật lệ, từ hiến pháp cho đến bộ Luật HS.  

Mọi cách diễn giải luật, hay diễn giải cách áp dụng luật, đều không thuyết phục. Mọi bản án ban hành vì vậy cũng không thật sự thuyết phục.

-
Tường thuật buổi gặp gỡ của đại diện Mạng lưới Blogger Việt Nam với Tòa Đại Sứ Đức tại Hà Nội
-


-

Vào sáng nay, thứ tư, 28/8, một số đại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) sẽ có một buổi tiếp xúc và trao đổi với Đại sứ quán Đức. Đây là tiếp nối nỗ lực của MLBVN trong việc vận động quốc tế quan tâm đến bản Tuyên bố 258, yêu cầu nhà nước Việt Nam hủy Điều 258 BLHS, trong bối cảnh Việt Nam đang tranh cử để trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. 

MLBVN sẽ cập nhật tin tức đến các bạn từ giờ cho đến chấm dứt buổi tiếp xúc. 

Được biết vào 7h sáng hôm nay an ninh TP. Hà Nội đã trao giấy mời và yêu cầu blogger Nguyễn Chí Đức lên đồn công an làm việc liên quan đến vấn đề công dân Việt Nam Nguyễn Chí Đức đã cùng với các blogger Trịnh Anh Tuấn, Đào Trang Loan, Nguyễn Hoàng Vi, và Nguyễn Đình Hà trao Tuyên bố 258 cho Đại sứ quán Australia vào ngày 23 tháng 8 vừa qua.

Anh Nguyễn Chí Đức đã từ chối yêu cầu này của công an. 

Xin nhắc lại trong thời gian qua, nhiều đại diện khác nhau từ khắp ba miền đất nước của MLBVN đã tiếp xúc với các đại diện của Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), Liên minh Báo chí Đông Nam Á(SEAPA), Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW), Ủy ban Luật gia quốc tế (ICJ), Ủy ban Bảo vệ Ký giả(CPJ), Tổ chức Người Bảo vệ Tuyến đầu (Front Line Defenders), Đại sứ quán các nước Mỹ, Thụy Điển và Australia.

Bên cạnh đó, hôm Chủ nhật vừa rồi các thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam cũng đã tổ chức gặp mặt"Cafe 258" tại Hà Nội và Sài Gòn.

*

10h20:

Các đại diện cho Mạng lưới Blogger Việt Nam đến ĐSQ:

Chị Đặng Bích Phượng (Phương Bích), Nguyễn Hoàng Vi, chị Lê Hiền Giang, 
Lê Thị Phương Lan  và Đào Trang Loan

Vào lúc 10h28 các bạn đã vào bên trong ĐSQ Đức, 2 phút trước giờ hẹn chính thức. Ra tận ngoài cổng tiếp phái đoàn đại diện blogger Việt Nam là hai quan chức cao cấp của ĐSQ.

*

Được biết, Đại sứ quán Đức tỏ ra rất quan tâm đến bản Tuyên bố 258. Cuộc gặp được chuẩn bị chu đáo. Trước giờ gặp, hai quan chức cấp cao của Sứ quán đã ra tận cổng, chờ ở ngoài đường để đón các blogger vào - đề phòng trường hợp họ bị lực lượng công an cản trở.

Điểm đặc biệt của buổi gặp hôm nay là các blogger đến Sứ quán gồm toàn phụ nữ. Đó là các bloggerĐặng Bích Phượng (blog Phương Bích), Lê Hiền Giang (Sông Quê), Lê Thị Phương Lan (Lan Lê), Đào Trang Loan (Hư Vô), và Nguyễn Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn). 

Blogger Phương Bích được biết đến qua nhiều bài viết về các vấn đề chính trị-xã hội và cả đời sống thường nhật, với giọng văn trong sáng, dung dị, chân thật và rất nữ tính. Ngày 21/8/2011, chị là một trong 47 blogger ở Hà Nội bị bắt vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Chị bị giam 6 ngày trong Hỏa Lò, và khi được tự do, đã viết loạt bài nổi tiếng“Bước chân vào chốn ngục tù” gây xúc động cho nhiều độc giả mạng.

Hai blogger Lan Lê và Sông Quê đều là thành viên tích cực của câu lạc bộ No-U và phong trào biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội.

Sinh năm 1991, blogger Hư Vô còn rất trẻ nhưng đã tham gia tích cực trong các hoạt động xã hội như làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo, và biểu tình chống chính sách gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam. Đầu năm nay, dịp trước Tết Nguyên đán, Hư Vô đi phân phát quà Tết cho dân oan vô gia cư, và bị công an Hà Đông bắt giam vô cớ trong đồn. Chỉ cho đến khuya, sau khi các blogger kéo đến và phản đối quyết liệt, công an mới thả cô gái trẻ.

An Đổ Nguyễn, sinh năm 1987, cũng là một blogger rất nhiệt tình, năng nổ trong các hoạt động đấu tranh và vận động cho nhân quyền ở Việt Nam. Cô từng tham gia phân phát Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền trong ngày dã ngoại 5/5 vừa qua, sau đó có xô xát với công an và bị sách nhiễu thường xuyên từ đó tới nay.

*

Tường trình buổi gặp gỡ:

ĐSQ Đức nhiệt tình lắng nghe và chia sẻ với blogger 


Cuộc gặp của 5 thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam với Đại sứ quán Đức tại Việt Nam đã diễn ra rất tốt đẹp ngay từ đầu, với việc quan chức cấp cao của Sứ quán đích thân ra tận cổng đón các blogger trước sự chứng kiến của ít nhất 30 nhân viên công an. 

Theo dự kiến, cuộc gặp diễn ra vào lúc 10h sáng nay, 28/8. Tuy nhiên, từ sáng sớm, người của sứ quán đã xác nhận có tới 25 công an đứng ngồi rải rác quanh khu vực. 10h, khi taxi chở nhóm blogger dừng lại trước cổng tòa nhà, các nhân viên công quyền này lập tức đổ xô tới, chĩa máy quay phim, máy ảnh vào mọi người. 

Hai quan chức (người Đức) của Đại sứ quán cũng đã chờ sẵn để đón các blogger, nhưng khi họ đưa blogger qua cổng thì có hai người mặc sắc phục trong lực lượng an ninh chặn nhóm blogger lại, buộc phía sứ quán phải can thiệp. Cuối cùng, các đại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam cũng vào được bên trong, nhờ sự giúp đỡ tận tình của Sứ quán. 

Như MLBVN đã đưa tin, cuộc gặp hôm nay có 5 blogger và đều là các gương mặt nữ, đó là: Đặng Bích Phượng (tức blogger Phương Bích), Lê Hiền Giang (facebooker Sông Quê), Lê Thị Phương Lan (Lan Lê),Nguyễn Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn) và Đào Trang Loan (Hư Vô). Phía Đại sứ quán Đức, có ông Felix Schwarz, Lãnh sự và tham tán chính trị, và ông Jonas Koll, Bí thư thứ nhất phụ trách Văn hóa, Báo chí và Chính trị. 

“Chúng tôi ở bên các bạn” 

Hai tiếng của cuộc trò chuyện đã diễn ra trong không khí ấm áp và đầy chia sẻ, với nhiều chi tiết xúc động. Blogger Nguyễn Hoàng Vi kể lại, trong lúc vội vàng ra khỏi taxi để tìm cách vào trong Đại sứ quán, các blogger đã để quên bản Tuyên bố 258 trên xe. Tuy nhiên, khi biết việc này, “bên sứ quán Đức không hề giận mà họ lại rất cảm thông, vì họ cảm nhận được sự nguy hiểm, khi mà bên ngoài cổng, trên vỉa hè, có rất nhiều an ninh trang bị camera, máy chụp hình. Họ nói họ đã in sẵn Tuyên bố 258 và blogger có thể dùng bản in sẵn đó để trao cho họ”.

Các blogger bắt đầu làm việc với đại diện sứ quán Đức
Hai ông Felix Schwarz và Jonas Koll cũng tỏ ra đặc biệt quan tâm đến tình trạng bị đàn áp của từng cá nhân blogger có mặt, kể cả những nguy hiểm, trục trặc về an ninh trên đường tới Sứ quán dự buổi gặp. Cả hai ông đều cảm thấy “không thể tưởng tượng nổi” khi nghe các blogger trình bày sơ qua về tình hình vi phạm nhân quyền – vốn diễn ra tràn lan ở Việt Nam những năm qua. 

Phía các blogger cũng khá ngạc nhiên khi biết rằng, Đại sứ quán Đức không đánh giá cao sự cải thiện nhân quyền ở Việt Nam qua phiên tòa phúc thẩm xét xử Phương Uyên hôm 16/8 vừa qua. Đức nhìn nhận rằng Việt Nam chỉ muốn làm đẹp hình ảnh bề nổi với dư luận quốc tế, trong khi ở bề chìm, tình hình đàn áp và bắt bớ vẫn tiếp tục. 

Về bản Tuyên bố 258, ra ngày 18/7/2013, của Mạng lưới Blogger Việt Nam, Đại sứ quán Đức cho rằng sự khách quan, đầy đủ và súc tích của Tuyên bố 258 sẽ giúp Mạng lưới thành công trong việc thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế; và Đức sẽ vận động để đưa Tuyên bố này ra phiên họp UPR tháng 1-2 năm tới tại Geneva (phiên họp tổng kết bản đánh giá định kỳ phổ quát – Universal Periodic Review – của Việt Nam với tư cách ứng viên vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc). 

Các blogger Việt Nam bày tỏ cảm ơn và trân trọng đối với thiện ý của Đại sứ quán Đức. Tuy nhiên, blogger Hoàng Vi phát biểu rằng: Việc tự do thông tin, báo chí, ngôn luận ở Việt Nam bị xếp ở mức thấp nhất thế giới thực sự là điều khiến chính người Việt Nam phải trăn trở, suy nghĩ, bởi vì đó phần lớn là do ý thức của chính người dân Việt Nam chúng tôi.  Chỉ những nỗ lực của chính người dân Việt Nam mới có thể thay đổi, cải thiện được tình hình. Nhưng chúng tôi mong với vị thế và sức mạnh ngoại giao của các nước, cộng đồng quốc tế sẽ hỗ trợ chúng tôi, trước mắt là giúp để Điều 258 vi phạm tự do ngôn luận phải bị bãi bỏ” – Hoàng Vi khẳng định. 

Cả 5 blogger nữ đều cảm nhận được sự cảm thông và chia sẻ rất lớn từ Đại sứ quán Đức. Không ai nói thành lời nhưng dường như mọi cử chỉ, mọi hành động của hai nhà ngoại giao đại diện cho nước Đức đều toát lên một điều: Chúng tôi ở bên các bạn, những blogger đấu tranh cho nhân quyền của người dân Việt Nam. 

Buổi gặp kết thúc với việc Đại sứ quán Đức cho biết sẽ cùng Liên minh Châu Âu đặt vấn đề để Chính phủ Việt Nam xóa bỏ Điều 258 Bộ luật Hình sự cũng như những điều luật vi phạm nhân quyền khác... 

... Đã quá trưa. Trước cổng, rất đông an ninh Việt Nam vẫn đứng chờ các blogger. Đại sứ quán đề nghị dùng xe công vụ đưa mọi người về nhà, thậm chí bố trí người của sứ quán đi cùng để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, các blogger chỉ xin được hỗ trợ xe. Đôi bên bịn rịn chia tay. Hai ông Felix Schwarz và Jonas Koll tiễn cả nhóm ra tận xe, rồi mới quay trở vào.


Blogger Hư Vô, Hiền Giang,  Felix Schwarz - Lãnh sự và Tham tán chính trị 
Jonas Koll - Bí thư thứ nhất phụ trách Văn hoá, Báo chí và Chính trị, 
Phương Bích, Hoàng Vi, và Phương Lan

Blogger Phương Bích và Hiền Giang trao Tuyên bố 258 
cho đại diện ĐSQ Đức - ông Felix Schwarz và Jonas Koll 


Ông Felix Schwarz và blogger Hư Vô - Đào Trang Loan

Ông Felix Schwarz và blogger Nguyễn Hoàng Vi

Các nhân viên ĐSQ Đức đã tận tình cho xe đưa các bạn từ ĐSQ về tận Nhà hát lớn

tuyenbo258@gmail.com-


-
Tường thuật buổi gặp gỡ của đại diện Mạng lưới Blogger Việt Nam với Tòa Đại Sứ Đức tại Hà Nội
-



-Tuyên bố của Marie Harf, Phó Phát ngôn viên: Tuyên bố chung của Liên minh Tự do Trực tuyến về Nghị định 72 của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Đại Sứ Quán Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ  
26/8/2013

*

Nhiều nước phê phán Nghị định 72
BBC

*

Liên minh về Quyền Tự do trên Mạng ra thông cáo chung về nghị định 72 của VN

VOA 
27.08.2013

Hơn 50,000 văn bản “trái luật” được ban hành ở Việt Nam


- Tuyên bố của Marie Harf, Phó Phát ngôn viên: Tuyên bố chung của Liên minh Tự do Trực tuyến về Nghị định 72 của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Boxitvn/ SQHK). - Nhiều nước phê phán Nghị định 72 (BBC). - Liên minh về Quyền Tự do trên Mạng ra thông cáo chung về nghị định 72 của VN (VOA). - Gửi bạn đọc (Jonathan London). - Phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng: Đánh trúng yếu huyệt của đảng cộng sản (RFA).- Hồ Ngọc Nhuận: Đàng hoàng hơn (Boxitvn).

- Hà Văn Thịnh: Mục nát thì phải phá bỏ, thưa ông Nguyễn Chơn Trung! (Boxitvn).

- Trần Khải: Tới luôn Bác Đằng (Boxitvn).

- Phạm Đình Trọng: ĐỪNG GÂY THÊM NỮA TỘI ÁC VỚI DÂN TỘC, VỚI LỊCH SỬ (Ba Sàm). - Đỗ Như Ly: SỰ THẬT NÀO,CHÂN LÝ NÀO?

- Phạm Chí Dũng: Lê Hiếu Đằng, quy luật thoái đảng và “cơn lên đồng tập thể” (RFA).

- HIỂU VỀ ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG TỪ ĐẰNG NÀO? (Bùi Văn Bồng).
- Nhân bản (pro&contra). Đôi điều trao đổi cùng ông Lê Hiếu Đằng. GS Nguyễn Lang: Về Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền và vấn đề đa đảng trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam (P1). - Cám chó và môn học chính trị Mác-Lê (Blog RFA). - LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG (Văn Công Hùng).

- Quyền lực chính trị (NCQT).



Tổng số lượt xem trang