Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Thụy Sĩ cấm xuất cảng máy móc giám sát cho VN

-Thụy Sĩ cấm xuất cảng máy móc giám sát cho VN
IMSI catcherHôm 15.07.2015 nhật báo TAGBLATT, Thụy Sĩ, loan tin lần đầu tiên chính phủ liên bang Thụy Sĩ cấm xuất khẩu công nghệ giám sát qua hai nước được nêu rõ tên là Bangladesh và Việt Nam. Thụy Sĩ muốn ngăn chặn Việt Nam và Bangladesh lạm dụng các sản phẩm, máy móc này để đàn áp người đối lập và các nhà báo.

Bangladesh và Việt Nam muốn mua loại máy gọi là IMSI catcher của một công ty ở Thụy Sĩ sản xuất. IMSI catcher là loại máy giám sát nhỏ có thể theo dõi tất cả các điện thoại di động trong một khu vực nhất định.
Sau Thụy Sĩ chính phủ CHLB Đức cũng thắt chặt quy định xuất khẩu vì những lý do nêu trên. Báo TAGBLATT viết rõ thêm mặc dù mở cửa kinh tế nhưng Việt Nam vẫn do một chính phủ Cộng sản độc đảng cai trị. Trong bảng xếp hạng về tự do báo chí Việt Nam xếp hạng thứ 175 trong 180 quốc gia.
Nguồn Tagblatt

-"Dùng Facebook để nói xấu Đảng, Nhà nước cần phải bị nghiêm trị"

-Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, mọi người đều có quyền tham gia Facebook, nhưng nếu dùng Facebook để bôi xấu, vi phạm quyền tự do của người khác, nói xấu Đảng, Nhà nước thì cần phải bị nghiêm trị.

Quan điểm này được Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son chia sẻ với báo chí bên lề hành lang Quốc hội, sau phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật An toàn thông tin.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, khi xây dựng Luật An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã bám sát chỉ đạo và Nghị quyết của Quốc hội, nhưng trong quá trình xây dựng thì thấy phát sinh thông tin hiện nay khá rộng: thông tin trên bản giấy, thông tin trên mạng… Chính vì phạm vi quá rộng nên khi thẩm tra Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các ĐBQH thấy rằng, nên thu hẹp lại an toàn thông tin trên mạng.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son
Mong muốn của các ĐBQH khi luật là đời phải giải quyết được tất cả các vấn đề trên mạng đang phức tạp: tin nhắn rác, thông tin mất an toàn, an ninh… Đây là mong muốn hoàn toàn chính đáng. Luật An toàn thông tin (ATTT) ra đời kỳ vọng sẽ giải quyết được một số vấn đề nội dung trong đảm bảo an toàn thông tin chứ khó có thể giải quyết hết được những gì đang mong muốn. Nhưng dù sao chúng ta vẫn phải làm và đây là thách thức lớn với cơ quan soạn thảo để làm sao khi luật ban hành đảm bảo được tính khả thi là an toàn trên môi trường mạng.
Đưa thông tin tổn hại người khác cần bị lên án
Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật ATTT, các ĐBQH rất quan tâm tới hệ lụy tiêu cực của mạng xã hội đối với thanh thiếu niên, nhất là sau vụ việc đáng tiếc vừa xảy ra tại Đồng Nai. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này ra sao?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Về vụ việc nữ sinh 15 tuổi ở Đồng Nai tự tử do không chịu nổi áp lực dư luận khi bị chính bạn trai tung clip sex, thông tin đó là thông tin riêng của 2 người chỉ chia sẻ với chính 2 người đó hoặc một nhóm người. Đó gần như là bí mật của 2 người, nhưng lại bị tung lên mạng và trở thành clip “chung” nhiều người biết.
Hành vi của người bạn trai kia là hành vi vi phạm đạo đức và trách nhiệm xã hội phải lên án. Trong đó cũng đặt ra vấn đề an toàn thông tin trên mạng mà cơ quan quản lý Nhà nước phải xử lý.
Vậy dự luật sẽ tiếp thu ý kiến của ĐBQH như thế nào và có chế tài kiểm soát ra sao để không xảy ra sự việc đáng tiếc tương tự?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Bản thân tất cả chúng ta phải có ý thức đưa thông tin tốt, tránh đưa thông tin xấu lên mạng. Khi phát hiện những thông tin xấu gây ảnh hưởng lớn tới xã hội thì nhanh chóng thông báo tới cơ quan chức năng để giúp cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn kịp thời hơn, nhanh nhạy hơn. Vì lượng truy cập, sự lan truyền những thông tin xấu ngày càng tăng thì sẽ là áp lực, sức ép rất lớn.
Trở lại với vụ việc ở Đồng Nai, ngay sau khi vụ sự việc xảy ra, Bộ đã có chỉ đạo, khuyến cáo tất cả các nhà mạng khi có phát hiện ra những nội dung tương tự thì phải nhanh chóng có biện pháp ngăn chặn bằng kỹ thuật, để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc như vừa qua. Nhưng những thông tin xuất phát từ mạng xã hội có máy chủ đặt tại nước ngoài hiện đang là thách thức với các cơ quan quản lý.
Nghĩa là những thông tin lan truyền trên mạng xã hội có máy chủ đặt tại nước ngoài khó có thể kiểm soát, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Những thông tin xuyên biên giới không chỉ là thách thức với riêng Việt Nam  mà cả thế giới. Ngay cả Mỹ cũng thường xuyên phát đi những thông tin cảnh báo tấn công vào mạng lưới thông tin của mình, ngay cả trang web các nhà lãnh đạo của Mỹ cũng bị tấn công.
Một số trang thông tin có xuất phát từ nước ngoài đang là mối đau đầu của các cơ quan an ninh. Hiện chúng ta có 8 nhà mạng được phép cung cấp dịch vụ này, các công ty này cũng phối hợp với các cơ quan chức năng để ngăn chặn, bằng cả biện pháp kỹ thuật và tuyên truyền. Nếu chỉ sử dụng biện pháp kỹ thuật thì cũng không thể nào ngăn chặn tuyệt đối, vì hiện nay đã xuất hiện nhiều hacker với thủ đoạn tinh vi có thể vượt rào tường lửa. Vì thế, một biện pháp quan trọng nhất hiện nay là tuyên truyền để mọi người có ý thức bảo vệ chính mình, cộng đồng xã hội…
Khó quản Facebook mạo danh
Thưa Bộ trưởng, trong phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật ATTT, có ĐBQH đề nghị dự luật cần có điều khoản cấm mạo danh trên Facebook. Bộ trưởng nghĩ sao về đề xuất này?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Facebook là mạng xã hội lớn, có máy chủ đặt tại nước ngoài, mọi người đều có quyền mở tài khoản, truy cập mà khó có ai quản lý được. Việc đưa ra chế tài cấm mạo danh trên Facebook không hề dễ dàng.
Nói là vậy, nhưng mọi hành vi dù là quyền cá nhân cũng phải trong khuôn khổ pháp luật. Theo Hiến pháp 2013, mọi công dân có quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do tiếp cận và cung cấp thông tin… Nhưng nếu tự do đó dẫn tới phương hại tới lợi ích người khác, ảnh hưởng tới tự do người khác thì phải bị xử lý.
Anh có quyền tự do lập Facebook, nhưng nếu dùng Facebook cá nhân đăng thông tin bôi xấu người khác thì quyền tự do của anh lại vi phạm pháp luật, vi phạm quyền tự do của người khác thì bị lên án, đấu tranh. Chưa kể nếu nói xấu Đảng, Nhà nước thì cần phải bị nghiêm trị.
Nhưng rõ ràng hiện nay trên mạng xã hội Facebook tồn tại rất nhiều trang mạo danh các lãnh đạo Đảng, Nhà nước mà không bị kiểm soát, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Đó là cái khó và thách thức trong quản lý trang thông tin cá nhân bởi Facebook có máy chủ đặt tại nước ngoài. Như tôi đã nói, chúng ta khuyến khích tự do thông tin, nhưng tự do phải trong khuôn khổ pháp luật. Vì thế theo quy định tại Nghị định 72 thì khi đăng ký cung cấp dịch vụ thông tin trên mạng buộc các nhà cung cấp dịch vụ phải đặt ít nhất một máy chủ ở Việt Nam để có thể quản lý được và dễ dàng giải quyết những vấn đề phát sinh. Nếu cung cấp dịch vụ xuyên biên giới mà máy chủ không đặt ở Việt Nam thì hiện giờ khó kiểm soát hết.
Khi chúng ta ban hành Nghị định 72 nhận được rất nhiều ý kiến cho rằng những quy định trong Nghị định này quá chặt chẽ, song vì mục tiêu bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người dân, an ninh quốc gia chúng ta vẫn phải làm và quyết tâm làm.

Chống phá nhà nước trên mạng xã hội bị phạt đến 100 triệu đồng
M.Q   -   ICTnews 27/11/2013 14:00:53
ICTnews - Theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP mới được ban hành, các hành vi vi phạm đưa tin sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt nặng. Theo đó, hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam và truyền bá tư tưởng phản động bị phạt nặng nhất, mức phạt từ 70 đến 100 triệu đồng.
Theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện, các trang thông tin điện tử hoạt động không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Các mạng xã hội hoạt động không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.

Điều 64 và 65 có quy định trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội không có hệ thống máy chủ đặt ở Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ TT&TT sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.
Trên mạng xã hội, các hành vi tuyên truyền phá hoại chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc; Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động; Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu của cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân anh hùng dân tộc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 70 đến 100 triệu đồng.
Các hành vi khác như: Tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của các cá nhân và tổ chức có liên quan; Đưa hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện đúng chủ quyền quốc gia; Đưa các thông tin miêu tả hành động dâm ô, bạo lực, chém giết, tai nạn rùng rợn  không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.
Nghị định này có hiệu lực từ 15/1/2014.


-“Blog cá nhân hiện là một thách thức”
An ninh mạng và quản lý thông tin trên các trang mạng là nội dung quan trọng nhất trong phần đầu phiên chất vấn của Quốc hội với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Bắc Son.

3 báo điện tử từng bị tấn công từ 5 nước

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết Việt Nam hiện có tên trong top 20 quốc gia sử dụng Internet nhiều nhất thế giới, chính vì vậy, việc đảm bảo an toàn an ninh thông tin là “một thách thức”.



Ông dẫn chứng, trong thời gian vừa qua đã có nhiều cuộc tấn công trên mạng, xuất phát từ các nước khác. Tháng 7 vừa qua, ba báo điện tử Dân Trí, Tuổi Trẻ Online và báo Vietnamnet cũng bị tấn công, đầu tiên các báo đã tự “cứu chữa”, nhưng sau phải nhờ đến tổ chức Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT).

“Có thể nói việc tấn công của lực lượng bên ngoài, làm ảnh hưởng an ninh mạng của chúng ta trong thời gian vừa qua là rất nhiều. Hiện nay hàng ngày VNCERT đã và đang cùng cảnh báo cho các cấp, các ngành và đã gỡ rất nhiều mã độc nằm ở các mạng của chúng ta”, Bộ trưởng Son nói.

Về giải pháp, Bộ trưởng  cho hay ngoài VNCERT, tháng 10 vừa qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo để tập duyệt ứng cứu khẩn cấp máy tính ở trong nước cũng như tham gia ứng cứu khẩn cấp với một số tổ chức trong quốc tế. “Ngay trong việc ứng cứu cho 3 máy chủ của 3 tờ báo trong tháng 7 vừa qua, chúng ta đã chống lại 5 lực lượng tấn công ở các nước khác nhau. Chúng ta đã tìm ra và cùng phối hợp với các nước sở tại để giải quyết”, ông Son nói.

Nhìn về tương lai, ông Son nói Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là phát triển hợp tác an ninh mạng với các nước mà chúng ta có hợp tác đầu tư, hợp tác chiến lược.

“Hiện nay, chúng ta có 14 quốc gia là đối tác chiến lược với Việt Nam. Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các tổ chức này ở các nước và trong ngành để phối hợp làm sao nâng cao khả năng ứng cứu khẩn cấp”, Bộ trưởng cho biết.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã và đang xây dựng dự án Luật An toàn thông tin, đến nay đã sang dự thảo lần thứ 3. Bộ trưởng Son cho hay ông mong muốn việc thông qua luật này sẽ được đưa vào chương trình Quốc hội trong năm 2014.

Blog là “thách thức”

Trả lời các câu hỏi liên quan đến quản lý các báo điện tử, trang thông tin điện tử, blog…, Bộ trưởng Son cho hay đây là lĩnh vực đang “có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay, trong điều kiện bùng nổ thông tin và Internet”.

Tuy nhiên, có tình trạng “nhiều thông tin mới có tin thôi đã đưa lên ngay, chưa được kiểm chứng, dẫn đến có những thông tin thất thiệt, đưa thông tin lên mạng mọi lúc. Chính vì vậy, những phần tử xấu sẽ lợi dụng nó để đưa những thông tin sai lạc về kinh tế để lừa đảo, thậm chí có thông tin về chính trị”.

“Trong thời gian qua, nhiều trang mạng xã hội đã đưa những thông tin sai trái về tình hình kinh tế, tình hình xã hội, đưa những hình ảnh không phù hợp với phong tục tập quán, nếp sống của người Việt Nam chúng ta. Nhưng đặc biệt có những thông tin đưa sai lệch, gây mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ trong nội bộ chúng ta, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xuyên tạc lịch sử, bóp méo lịch sử, thậm chí đưa thông tin nói xấu lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, nhà nước chúng ta, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ông cho biết các trang thông tin điện tử tổng hợp trước đây cũng đã thực hiện cấp phép, còn trang mạng xã hội trước đây chỉ phải đăng ký thôi. Với Nghị định 72 mới ban hành, bây giờ nâng lên là cấp phép để quản lý chặt chẽ hơn.

Tuy nhiên, Bộ trưởng thừa nhận việc quản lý trang blog cá nhân hiện nay “là một thách thức, vì không phải tất cả mọi người dùng blog đặt tại những máy chủ của Việt Nam”.

“Máy chủ tại Việt Nam thì các nhà đăng ký dịch vụ này đều phải đăng ký, đều được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép, khi có sai phạm chúng ta có thể quản lý được. Nhưng những người dùng blog đăng ký tại các máy chủ từ nước ngoài, đây là một thách thức lớn mà chúng ta chưa chế tài được”, ông Son thừa nhận.

Khoảng trống pháp lý cũng là vấn đề được Bộ trưởng đề cập tới. “Báo điện tử là một loại hình mới xuất hiện hiện nay. Trong khi đó Luật Báo chí của chúng ta đã ra đời cách đây 24 năm và chúng ta sửa đổi cách đây 14 năm. Như vậy chúng ta chưa có điều kiện để chế tài những hoạt động ngay cả báo điện tử của chúng ta”, ông nói tiếp.

Chính vì vậy, trong thời gian tới, Bộ trưởng đề xuất việc phải xem xét bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Trước mắt, phải quán triệt việc thực hiện nghiêm Nghị định 72, vẫn theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son.

Còn trong thời gian tới, ông Son nói Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trong việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên mạng để kiểm tra những trang thông tin điện tử tổng hợp cũng như trang mạng xã hội mà được cấp phép, nếu vi phạm sẽ thu hồi giấy phép.

-Bộ ngoại giao Hoa Kỳ lên tiếng về Nghị định 72

VRNs (27.08.2013) – Washington DC, USA – Nghị định 72 không chỉ vi phạm Công ước Quốc tế về quyền Chính Trị và Dân Sự, và Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, mà còn có thể gây nguy hại đến nền kinh tế Việt Nam vì trói buộc việc phát triển thương mại tại Việt Nam, giới hạn sáng kiến, cản trở đầu tư nước ngoài.
Bà Marie Harf, Phó phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phát biểu như vậy, hôm 26.08.2013 (giờ Washington DC).
VRNs xin giới thiệu toàn văn phát biểu này của bà Marie Harf. Bản Việt ngữ đã phát hành tại website Đại sứ quán Hoa Kỳ.

—-
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Văn phòng Phát ngôn viên
Dành cho đăng tải ngay 
Ngày 26 tháng 8 năm 2013
2013/2034
Liên minh Tự do Trực tuyến quan ngại sâu sắc về Nghị định 72 mới công bố của Việt Nam, theo đó sẽ áp đặt thêm những hạn chế đối với cách thức truy cập và sử dụng Internet ở Việt Nam khi nghị định có hiệu lực ngày 1 tháng 9. Ví dụ, Nghị định 72 hạn chế luồng thông tin trực tuyến và giới hạn việc chia sẻ một số loại tin tức và ngôn luận khác. Nghị định 72 dường như không phù hợp với nghĩa vụ của Việt Nam đối với Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các cam kết của họ đối với Tuyên ngôn Nhân quyền.
Nghị định 72 có nguy cơ làm tổn hại đến nền kinh tế của Việt Nam với việc hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp ở Việt Nam, hạn chế sự đổi mới, và làm chùn bước đầu tư nước ngoài. Mạng Internet cởi mở và tự do là điều thiết yếu đối với một nền kinh tế hiện đại, vận hành hoàn chỉnh; các văn bản luật hạn chế sự công khai và tự do như Nghị định 72 tước khỏi các nhà sáng tạo và các doanh nghiệp các công cụ cần và đủ để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Liên minh Tự do Trực tuyến lưu ý rằng nghị quyết 20/8, được Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhất trí thông qua vào tháng 7 năm 2012, khẳng định rằng nhân quyền được áp dụng cả trên mạng cũng như trong cuộc sống thực. Liên minh Tự do Trực tuyến kêu gọi Chính phủ Việt Nam sửa đổi Nghị định 72 để văn bản này thúc đẩy khả năng thực thi quyền con người của các cá nhân, bao gồm cả quyền tự do ngôn luận.
Liên minh Tự do Trực tuyến là một nhóm liên khu vực gồm 21 chính phủ hợp tác để đẩy mạnh tự do Internet trên toàn thế giới. Liên minh mang lại một diễn đàn để các chính phủ cùng chí hướng phối hợp các nỗ lực và làm việc với xã hội dân sự và khu vực tư nhân để hỗ trợ cho khả năng thực hiện quyền con người và các quyền tự do trực tuyến cơ bản của các cá nhân.
Liên minh Tự do Trực tuyến được thành lập tại một cuộc họp do Chính phủ Hà Lan tổ chức vào năm 2011, và liên minh đã tổ chức thêm các cuộc họp ở các nước chủ nhà là Kenya vào năm 2012 và Tunisia trong năm 2013. Chính phủ Estonia, Chủ tịch Liên minh, sẽ tổ chức các hội nghị tiếp theo vào mùa xuân năm 2014. 

Bộ TT&TT  tổ chức họp báo giới thiệu Nghị định 72 về quản lý và cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Bộ TT&TT tổ chức họp báo giới thiệu Nghị định 72 về quản lý và cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. news.go.vn
-Son Tran 
-Từ đầu Tháng Chín tới, việc sử dụng mạng lưới Internet tại Việt Nam sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn do Nghị định số 72 của Thủ tướng Chính phủ Hà Nội. So sánh với những gì đang xảy ra tại Trung Quốc, chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa đánh giá quyết định này là một sự dại dột về kinh tế và một sự nguy hại về an ninh.

Hậu quả tai hại về dài
MỜI ĐỌC



Vũ Hoàng: Xin kính chào chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, tuần qua thì nguồn tin từ Trung Quốc cho thấy nhà cầm quyền Bắc Kinh trù tính nới lỏng chế độ kiểm soát sinh đẻ do chính sách "mỗi hộ một con" ban hành từ năm 1978. Lý do là chính sách làm giảm dân số lao động và dẫn tới hiện tượng ông gọi là "chưa giàu đã già". Chuyện ấy khiến người ta để ý đến bài toán tương tự và mối lo về tình trạng co cụm dân số vì sinh suất sút giảm tại Việt Nam. Song song, cư dân mạng ở Việt Nam và cộng đồng quốc tế cũng vừa đả kích Nghị định số 72 của Chính phủ Hà Nội về việc tăng cường kiểm soát mạng lưới Internet kể từ đầu Tháng Chín này. Chế độ kiểm soát đó khiến người ta lại liên tưởng đến bài toán tuyên truyền tại Trung Quốc và hậu quả bất lợi về khả năng thông tin và sáng tạo trong kinh tế. Ông nghĩ sao nếu chúng ta đề cập đến chuyện thông tin, ổn định xã hội và tư duy sáng tạo ở hai xứ này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Diễn đàn của chúng ta đã nhiều lần nói đến sự chuyển dịch chậm rãi mà khó cưỡng về dân số và về tinh thần duy ý chí khi nhà nước lấy quyết định sai lầm mà mấy chục năm sau mới thấy ra hậu quả. Chuyện dân số của Trung Quốc là một thí dụ.
Đồng thời, nói về dân số học hay nhân khẩu học, ta cũng đề cập đến lối suy nghĩ tích cực là đừng nên coi một người sinh ra chỉ là một miệng ăn mà còn có đôi tay biết làm và nhất là cái đầu biết nghĩ để làm ăn có lợi nhờ khả năng sáng tạo. Trong hai ví dụ này, quan trọng nhất là quyền tự do vì nếu được tự do thì con người ta đều biết cách chọn lựa tối hảo, chứ nhà nước không thể bao biện lo toan được tất cả.
Nói về dân số học hay nhân khẩu học, ta cũng đề cập đến lối suy nghĩ tích cực là đừng nên coi một người sinh ra chỉ là một miệng ăn mà còn có đôi tay biết làm và nhất là cái đầu biết nghĩ để làm ăn có lợi nhờ khả năng sáng tạo
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Riêng tôi thì e ngại nhất về hậu quả của Nghị định 72 ông vừa nhắc tới khi thấy những gì đã được áp dụng tại Trung Quốc trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền. Chẳng phải ngẫu nhiên mà hai quốc gia này cùng có một chế độ độc tài chính trị. Chế độ ấy mới cản trở phát triển kinh tế, và trong hoàn cảnh hiện nay còn có thể gây ra mối họa về an ninh cho Việt Nam.
Kiểm soát thông tin trên mạng, kiểm soát bloggers...RFA files
Kiểm soát thông tin trên mạng, kiểm soát bloggers...RFA files
Vũ Hoàng:Chúng ta sẽ từng bước tìm hiểu về vấn đề này. Thưa ông, Trung Quốc áp dụng chế độ kiểm soát thông tin tuyên truyền như thế nào mà ông lại nói đến mối họa cho Việt Nam?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thật ra, nếu theo dõi kỹ thì ta thấy lãnh đạo Việt Nam ngày nay chỉ áp dụng những gì đã thử nghiệm tại Trung Quốc mà tưởng là hay, chứ không thấy ra hậu quả tai hại về dài. Hơn hai chục năm sau cuộc cách mạng về công nghệ tín học mà Hà Nội lại đòi kiểm soát thông tin thì họ có tinh thần tự sát cao độ. Tôi xin lần lượt được giải thích về bối cảnh như sau.
Từ cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911, Trung Quốc có cuộc cách mạng văn hóa đích thực vì chưa từng thấy trong 21 thế kỷ của chế độ quân chủ, đó là cách mạng về tư duy, với quyền tự do phê phán, học hỏi và nhất là quyền suy nghĩ độc lập. Từ đó và sau nhiều loạn lạc mới là cuộc cách mạng chính trị dẫn tới chế độ dân chủ như ta đang thấy tại Đài Loan. Chìm sâu bên dưới là khả năng sáng tạo của kinh tế Đài Loan.
Không may cho Trung Quốc, và cả Việt Nam, là phe cộng sản lại thắng tại Hoa lục năm 1949, với cuộc cách mạng giả về văn hoá chính trị và hậu quả thật về kinh tế. Ba chục năm sau, từ năm 1979 họ mới cải cách về kinh tế mà vẫn duy trị nạn độc tôn văn hóa và chính trị, lồng trong đó có cả quyền kiểm soát chế độ sinh đẻ với hậu quả giờ này mới biết.
Điều không ngờ là địa cầu vẫn quay và thế giới đã đổi thay với cuộc cách mạng về công nghệ tin học dẫn đến nền kinh tế tri thức người ta nói từ hai chục năm trước. Trung Quốc sẽ khó tiến vào hình thái kinh tế này và là cường quốc tụt hậu khi vẫn duy trì độ hạn chế thông tin.
Vũ Hoàng: Nhưng thưa ông, thính giả của chúng ta vẫn chưa hiểu là vì sao ông lại nói đến mối nguy về an ninh cho Việt Nam?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta sẽ tuần tự đi tới đó khi theo dõi từng bước thụt lùi của Bắc Kinh trước trào lưu bất khả cưỡng của cuộc cách mạng về thông tin.
Cảnh sát chống biểu tình. Files photos
Cảnh sát chống biểu tình. Files photos
Trước hết, lãnh đạo Trung Quốc trở về phản ứng truyền thống của sự hãi sợ. Như tổ tiên của họ đã dựng Vạn lý Trường thành, một kỳ tích của sự sợ hãi có thể thấy được từ cung trăng, họ dựng tường lửa để khoanh vùng suy tư và kiểm soát tư tưởng. Họ áp dụng chính sách tiêu cực này trong chục năm đầu và cuối năm ngoái còn nâng bức tường lửa khi bắt người dùng internet phải đăng ký lý lịch.
Nhưng họ đã thất bại vì phân nửa dân số ngày nay truy cập mạng lưới điện toán và 400 triệu người, đa số là giới trẻ, đã thành cư dân mạng và trao đổi thông tin trên không gian ảo, mà không chỉ có mạng Vi Bác của nhà nước. Trên không gian đó, cư dân mạng loan truyền về nhiều tệ nạn của bộ máy công quyền và còn cho thất sự bất nhất và bất lực của lãnh đạo, điển hình là vụ tai tiếng về Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh hay con cháu lãnh tụ tham ô đang thành triệu phú nhờ nền kinh tế tầm tô. Khi ấy, Bắc Kinh phải xoay.
Nếu theo dõi kỹ thì ta thấy lãnh đạo VN ngày nay chỉ áp dụng những gì đã thử nghiệm tại TQ mà tưởng là hay, chứ không thấy ra hậu quả tai hại về dài.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
...Nếu theo dõi kỹ thì ta thấy lãnh đạo Việt Nam ngày nay chỉ áp dụng những gì đã thử nghiệm tại Trung Quốc mà tưởng là hay, chứ không thấy ra hậu quả tai hại về dài. Hơn hai chục năm sau cuộc cách mạng về công nghệ tín học mà Hà Nội lại đòi kiểm soát thông tin thì họ có tinh thần tự sát cao độ.
Thứ nhất, bên trong và từ trên đầu xuống, họ thận trọng chứng tỏ tinh thần nhất trí của lãnh đạo và răn đe nhau về loại rủi ro bất lường. Tức là phải cho thấy sự đoàn kết của lãnh đạo qua việc chuyển giao quyền lực trước và sau Đại hội 18. Từ đó mình đã có thể kết luận rằng thế hệ Tập-Lý vừa lên là những người rất sợ rủi ro nên sẽ khó chuyển hướng cải cách để ra khỏi bế tắc.
Thứ hai, khi thấy như đang cưỡi lưng cọp và sợ bị cọp vồ, họ hướng quần chúng vào tinh thần quốc gia dân tộc. Không kiểm soát được tiếng nói của quần chúng, họ phải bắc thang và kiễng chân để nói to hơn quần chúng và nói về những mối họa của kẻ khác, từ bên ngoài. Nguyên nhân của mọi vấn đề chính là do cái gọi là "các thế lực thù nghịch" và "âm mưu diễn biến hòa bình". Hà Nội cũng làm như vậy khi cán bộ thông tin tuyên truyền được lệnh xung phong trên mặt trận tư tưởng trong khi lại cấm đoán tuổi trẻ xuống đường và bắt giữ các blogger có ảnh hưởng nhất.
Một sự tự sát chính trị
Vũ Hoàng: Chúng tôi hiểu ra cái ý của ông về mối nguy an ninh cho Việt Nam. Nó là kết quả của hai sự chuyển động trái ngược. Vì không thể kiểm soát được quần chúng trên mạng nên lãnh đạo Trung Quốc khích động và điều hướng quần chúng vào tinh thần quốc gia dân tộc, lại còn đổ lỗi cho xứ khác, như Hoa Kỳ hay Nhật Bản và cả Việt Nam hay Philippines. Trong khi đó, lãnh đạo Hà Nội cũng kiểm soát thông tin và tuyên truyền về mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc nhưng lại bắt giam những ai dám đả kích lãnh đạo Bắc Kinh.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đúng như vậy. Lãnh đạo Bắc Kinh lấy thế công làm thế thủ, là công kích xứ khác để gián tiếp thủ kín quyền lực của họ. Lãnh đạo Hà Nội thì mở thế công với người dân của mình để làm thế thủ với Trung Quốc. Tức là cột tay bịt miệng người dân để khỏi mất lòng Bắc Kinh. Vì vậy, Nghị định 72 này mới là một sự tự sát chính trị, chậm mà chắc.
Vũ Hoàng: Trong một kỳ trước, ông có phát biểu rằng 10 năm sắp tới là 10 năm thoái trào của Trung Quốc với rất nhiều rủi ro. Thưa ông, những rủi ro ấy là gì?
Bắc Kinh lấy thế công làm thế thủ, là công kích xứ khác để gián tiếp thủ kín quyền lực của họ. Lãnh đạo Hà Nội thì mở thế công với người dân của mình để làm thế thủ với TQ. Tức là cột tay bịt miệng người dân để khỏi mất lòng Bắc Kinh. Vì vậy, Nghị định 72 này mới là một sự tự sát chính trị, chậm mà chắc
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Lãnh đạo Trung Quốc nói tới nhu cầu ổn định xã hội bên trong và nêu cao khẩu hiệu họ gọi là "quật khởi hòa bình" với bên ngoài. Thực tế thì họ không ổn định được nên lại thoái lui trước làn sóng quần chúng. Họ lại mở chiến dịch đàn áp bắt bớ cư dân mạng và vì vậy gây thêm bất mãn về xã hội, sẽ thất bại trong việc chuyển hướng kinh tế và càng tự cô lập trong cộng đồng thế giới.
Y như nhà Mãn Thanh trước khi sụp đổ, lãnh đạo xứ này sẽ lại mở ra làn sóng bài ngoại, chống Tây phương, thù ghét Nhật Bản, nghi ngờ Ấn Độ hay đả kích Hoa Kỳ hoặc hung hăng với các nước láng giềng.... Kết cuộc thì chính làn sóng đó lại dội ngược và làm chế độ suy sụp như thảm kịch của Từ Hy Thái Hậu nhà Đại Thanh sau khi cải cách nửa vời vào cuối thế kỷ 19.
Vũ Hoàng: Chúng ta trở về chuyện Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, ông cho rằng Việt Nam nên làm gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi cho rằng dễ nhất là đừng lầm lẫn như thiên hạ. Khó hơn thế là nên nhân cơ hội sai lầm của xứ khác mà cải cách mau chóng hơn. Một cách cụ thể là nên tìm hiểu xem tuổi trẻ của các nước Đông Á đang sống, suy nghĩ, học hỏi và tiếp thu kiến thức của thế giới như thế nào để thật sự là lực lượng tiên tiến trong trào lưu chung của nhân loại. Các quốc gia đó đều trở thành tân hưng và tuổi trẻ của họ không thua kém gì tuổi trẻ Âu-Mỹ. Với khả năng tổ chức và sản xuất cao gấp bội, một thế hệ sau họ sẽ làm thầy hay làm chủ tuổi trẻ tại Việt Nam.
Trong ngắn hạn và vì ráp giới Trung Quốc, Việt Nam rất dễ gặp xung đột khi xứ này có loạn. Tất nhiên là khi ấy chế độ chính trị của đảng độc tài ở Hà Nội sẽ sụp đổ, nhưng sau đó đất nước còn gì và ra sao nếu chế độ tiêu diệt dân khí và cố tình đánh sụt dân trí? Khi thấy nhà nước Việt Nam đóng đai lên đầu người dân và kiểm soát tâm tư của tuổi trẻ, bỏ tù những người yêu nước trong khi con cháu các đảng viên có chức có quyền thì đã tẩu tán sài sản và tìm bãi đáp ở bên ngoài thì ai cũng phải lo. Nghị định 72 chính là cái đai trên đầu dân Việt và cần phải gỡ bỏ.
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, thưa ông, chúng ta không thể quên rằng dù sao Trung Quốc cũng là một cường quốc kinh tế và trong các dụng cụ hiện đại như máy vi tính hay điện thoại di động đều có những cơ phận ráp chế tại Trung Quốc. Có thể nào nhờ vậy mà họ sẽ theo kịp cuộc cách mạng về công nghệ tiên tiến không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi không lạc quan như vậy vì về căn bản, Trung Quốc chỉ làm gia công và góp vào phần sản xuất phụ tùng, chứ chưa có khả năng sáng tạo từ cái gốc. Họ nhặt được bạc lẻ trong cái iPhone chứ chưa thể làm ra một cái máy như Samsung để cạnh tranh với Apple của Mỹ. Mà nói về Samsung thì tập đoàn này vừa lập nhà máy ráp chế điện thoại di động lớn nhất tại Thái Nguyên của Việt Nam với kinh phí hơn ba tỷ đô la, tức là kỹ sư của họ đã làm thầy làm chủ công nhân Việt Nam. Trong thế giới đó mà nói đến Nghị định 72 thì quả là lạc điệu!
Vũ Hoàng: Xin cám ơn chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về những phân tích thấm thía này.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/info-stabil-n-innova-08072013062059.html



DSQ Hoa Ky

TUYÊN BỐ
Nghị định về Nội dung Internet

Hà Nội, 6/8/2013
Các quyền tự do cơ bản áp dụng trong không gian mạng cũng giống như trong đời sống thực. Nghị định 72 dường như trái với nghĩa vụ của Việt Nam trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như những cam kết của Việt Nam trong Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền.

Chúng tôi quan ngại sâu sắc về các quy định của Nghị định vì dường như nó hạn chế các loại hình thông tin mà cá nhân có thể chia sẻ thông qua tài khoản mạng xã hội cá nhân và trên các trang web. Ngoài ra, Nghị định này sẽ hạn chế sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) đang hé nở của Việt Nam bằng việc kiềm chế sự đổi mới trong nước và ngăn cản đầu tư nước ngoài.

Chúng tôi đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về Nghị định này với các quan chức chính phủ cấp cao của Việt Nam, và chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận.

(Hết tuyên bố)

STATEMENT
Internet Content Decree

Hanoi, August 06, 2013
Fundamental freedoms apply online just as they do offline. Decree 72 appears to be inconsistent with Vietnam’s obligations under the International Covenant on Civil and Political Rights, as well as its commitments under the Universal Declaration of Human Rights.
We are deeply concerned by the decree’s provisions that appear to limit the types of information individuals can share via personal social media accounts and on websites. In addition, this decree will limit the development of Vietnam’s budding IT sector by hampering domestic innovation and deterring foreign investment.
We have repeatedly raised our concerns about this decree with senior Vietnamese government officials, and we call on the Vietnamese government to respect the right to freedom of expression.
- See more at: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/08/07/tuyen-bo-cua-dsq-hoa-ky-ve-nghi-dinh-722013nd-cp-u-s-embassys-statement-on-internet-content-decree/#sthash.tdxkiRSZ.dpuf


Bản dịch của Lê Thiên Hà
(Defend the Defenders)
Caitlin Dewey
Washington Post | 6.8.2013 |
Một nghị định mới của Việt Nam sẽ khiến cho việc người dân đăng tin tức hay “thông tin tổng hợp” trên mạng là phạm pháp, một sự hạn chế mà thoạt nghe có vẻ như không thể thực thi vì ngớ ngẩn nhưng hoá ra lại dễ thực hiện hơn – và chưa tới mức cực đoan – so với mức độ mà bạn có thể chờ đợi. Theo phân tích của tổ chức theo dõi nhân quyền Freedom House, Việt Nam không đơn độc trong chiến dịch đàn áp của nó, ngay cả khi các phương pháp mà nó áp dụng là đặc biệt hà khắc. Kiểm duyệt Internet đang gia tăng trên khắp thế giới, và những quốc gia độc đảng, hà khắc như Việt Nam không phải là những nước duy nhất luật định về những gì mà người dân có thể đăng tải trên mạng.
Hãy xem xét những dòng tiêu đề mà bạn từng xem chỉ trong tháng qua. Ở Anh, một công cụ sàng lọc mà người ta đề xuất sẽ tự động chặn các trang khiêu dâm và, theo các tổ chức bảo vệ tự do Internet, các nội dung không mong muốn khác. Ở Jordan, các trang Web mới không thể hoạt động nếu thiếu giấy phép đặc biệt từ chính phủ.
Theo Sanja Kelly, giám đốc dự án “Freedom on the Net” của Freedom House (dự án sẽ công bố báo cáo 2013 của nó vào tháng Chín tới), thì “điều mà chúng tôi nhận thấy qua nghiên cứu của mình là khi số người truy cập Internet tăng lên, các chính phủ ngày càng dễ áp đặt các biện pháp kiểm soát một số nội dung nhất định. Một trong những phát hiện của chúng tôi trong năm nay sẽ là kiểm duyệt Internet đang gia tăng: Nhiều trang mạng đang bị chặn hơn so với trước kia, và ngày càng nhiều nước thông qua các quy định pháp luật nhằm hạn chế những nội dung nhất định trên mạng”.
Ngay cả trong bối cảnh đó, Nghị định 72 của Việt Nam, một nghị định cấm đoán tin tức và thông tin trên Internet một cách tràn lan, xem ra vẫn giống với việc xác lập một đáy mới. Theo hãng tin AFP, văn bản pháp luật mới sẽ cấm sử dụng blog và các mạng xã hội vào bất kỳ mục đích nào ngoài việc “trao đổi thông tin cá nhân”. Thậm chí việc trích dẫn từ các tờ báo hay trang web của nhà nước cũng sẽ bị cấm.
Trong khi một số nhà bình luận nhìn nhận động thái này là nhằm bảo vệ các phương tiện truyền thông truyền thống (nên hiểu là do nhà nước quản lý) thì thực tế lại có thể còn kém vị tha hơn. Việt Nam không phải là Bắc Triều Tiên – nói gì thì nói, Việt Nam nằm trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và hơn 1/3 dân số của nó sử dụng Internet – song đây vẫn là một trong những quốc gia cộng sản độc đảng còn sót lại trên thế giới, và là một trong những chính thể kiểm soát truyền thông hà khắc nhất. Các nhà báo được Đảng CS công nhận, theo Freedom House, và phần lớn hoạt động xuất bản thuộc sở hữu và nằm dưới sự giám sát của đảng hoặc quân đội. Cả hai đều phải đối mặt với hình phạt nặng nề nếu in ấn những tài liệu phê phán nhà nước hay khuyến khích cải cách.
Trong những năm gần đây, hình thức tố cáo ngược như thế đã lan sang thế giới mạng: Theo tổ chức Phóng viên Không biên giới (RWB), 35 blogger và những người chỉ trích trên mạng khác đã bị bỏ tù ở Việt Nam trong năm 2013, nghĩa là khoảng 20% số blogger bị cầm tù trên thế giới trong năm nay là người Việt Nam. Một số người, chẳng hạn như Nguyễn Tiến Trung, một blogger từng được đào tạo ở Pháp và bị kết án 7 năm tù giam, đã khích động cải cách dân chủ. Số khác thì chỉ đơn thuần là viết về các chủ đề nhạy cảm chính trị, chẳng hạn như quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc.
Văn bản pháp luật mới này rõ ràng là tin xấu dành cho những blogger này và những người như họ. Tuy nhiên, cho đến khi chúng ta biết được chính xác chính phủ sẽ thực thi chính sách mới như thế nào, ở đây khả dĩ có một hy vọng: Không giống như các công cụ sàng lọc nội dung Internet, vốn hoạt động ở cấp độ nhà cung cấp dịch vụ, và việc cấp phép cho các trang mạng, việc soi tìm một thứ gì đó mơ hồ như “thông tin phi cá nhân” là một cơn ác mộng về mặt hậu cầu và có thể sẽ đòi hỏi các nhà kiểm duyệt bằng xương bằng thịt phải lùng sục kỹ lưỡng các mạng xã hội. Ít nhất, lọt lưới là điều nghe khả dĩ ở đây.
Song điều có thể gây lo ngại nhất, đối với các nhà vận động cho tự do Internet, về văn bản pháp luật mới của Việt Nam lại không phải ở mức độ hà khắc của nó mà là ở chỗ, theo một số cách nào đó nó thực sự tạo ra ít ảnh hưởng hơn so với các chế độ kiểm duyệt đã hiện hữu từ trước tại các nước khác. Ở những nước như Trung Quốc, Iran và Ethiopia, các chính phủ đã trấn áp những phần mềm hỗ trợ mọi người vượt qua các công cụ sàng lọc nội dung của chính phủ, Sanja Kelly của Freedom House cho biết. Thông qua việc triển khai những công cụ tinh vi hơn của riêng mình, các chính phủ có khả năng là cơ bản buộc những người sử dụng Internet phải ở trong những vùng Internet mà chính phủ có thể kiểm soát trực tiếp, điều mà CEO của Google Eric Schmidt và những người khác từng cảnh báo là có thể thực sự phá vỡ Internet. Kiểu kiểm duyệt như thế có thể cho thấy là gây ra nhiều bất ổn hơn, trong dài hạn, so với những thứ luật lệ như của Việt Nam.
Nguồn: Washington Post
- See more at: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/08/07/tu-anh-toi-viet-nam-kiem-duyet-internet-dang-gia-tang-tren-toan-cau/#sthash.K3FQOsoh.dpuf

Decree 72: Vietnam’s Confusing Internet Law (Diplomat 8-8-13)
Nghị định 72 không hạn chế quyền tự do ngôn luận (VOV 8-8-13) -- Không biết ông Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn muốn thuyết phục ai, nhưng những người có chút ít học thức, chưa ăn cháo lú, nghe ông mà không khỏi rùng mình!

- Phỏng vấn ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ 4T:Nghị định 72 không hạn chế quyền tự do ngôn luận (VOV).

- Tiếp tục phỏng vấn Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn: Thiếu kỹ năng mới ngại báo chí (VNN).

- Blogger Việt Nam trao “Tuyên Bố 258″ cho Đại sứ quán Thụy Điển (RFA). – Mạng lưới Blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho Thụy Điển (RFI). –Trao Tuyên bố 258 cho sứ quán Thụy Điển (BBC). – Trao Tuyên bố 258 cho sứ quán Thụy Điển (BBC).

- TIN BÁO ĐỘNG: NHÀ BÁO VÕ TÙNG – VÕ DUY ĐÔNG báo Pháp Luật ĐÃ BỊ BẮT (TTXVA). –Facebooker Người Buôn Gió: “Theo tin từ đồng nghiệp, nhà báo Võ Duy Đông của báo PLHCM tác giả của loạt bài phóng sự về tiêu cực ăn hối lộ của cảnh sát giao thông, đã được cơ quan anh ninh tối nay bất ngờ đưa vô tù, có thể để anh có cơ hội điều tra về tiêu cực của cán bộ trại giam“. - NHỨC NHỐI NẠN “ĐÓNG HỤI CHẾT” CHO CSGT TRÊN QL20 – BÀI 1 Bán xe, đóng “hụi chết” bằng tiền… âm phủ! (PLTP). - Bài 2: Điệp khúc: “Sếp ơi, cho em gửi tháng!”Bài 3: SGT trả lại tiền vì… chê ít!Bài 4: Mở rộng nguồn xe chung thángBài 5: Vì sao tài xế đóng “hụi chết”? “Sẽ xử lý nghiêm các CSGT sai phạm”Việc đóng “hụi chết” cho CSGT trên quốc lộ 20: Văn phòng Bộ Công an yêu cầu kiểm tra, xử lý (PLTP).

- Tướng tình báo trở lại Bộ Công an (BBC). 



Mỹ xem xét nghiêm túc bỏ cấm bán vũ khí sát thương cho VN (TP 7-8-13)


Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (TCCS 7-8-13)

Tổng số lượt xem trang