Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Vào Đảng, Bỏ Đảng- Rồi sẽ đi tới đâu?

-Son Tran 


TUYÊN BỐ THOÁI ĐẢNG - NGUYỄN DOÃN KIÊN

-Son Tran
-http://www.youtube.com/watch?v=2nS8WTjrssM

-VẬN ĐỘNG THOÁI ĐẢNG - Nguyên Bộ - 100 triệu người thoái Đảng (TUIDANG MOVEMENT)
youtube.com

-
Photo: THÔNG BÁO CÔNG KHAI TỪ BỎ ĐẢNG CỦA ĐỒNG CHÍ BÁC SĨ NHÂN DÂN NGUYỄN ĐẮC DIÊN 

THÔNG BÁO CÔNG KHAI TỪ BỎ ĐẢNG

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 6 tháng 12 năm 2013

      Hưởng ứng lời tuyên bố từ bỏ Đảng của Luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo, TS Phạm Chí Dũng, tôi, Nguyễn Đắc Diên, Bác sĩ Nha khoa, đảng viên, số hiệu thẻ đảng 3444669, THÔNG BÁO CÔNG KHAI từ bỏ Đảng Cộng sản Việt nam.

Xuất thân trong một gia đình có truyền thống chống các kiểu thực dân và áp bức, sau 1954 tuy sống ở đô thị miền Nam nhưng gia đình tôi là cơ sở CM nội thành, đã được tặng thưởng Huân Chương Kháng Chiến Hạng Nhất theo QĐ số 801/HĐNN, có Giấy Chứng Nhận Người Có Công Với Cách Mạng. Thế nên đã một thời, tôi cũng từng tràn đầy nhiệt huyết với khát vọng đồng hành cùng Đảng xây dựng một đất nước công bằng dân chủ và văn minh.

Song tất cả những gì mà Đảng Cộng sản đã thể hiện từ ngày Bắc Nam thống nhất khiến tôi đi từ thất vọng đến thất vọng khác.

      Tôi không tin Đảng sẽ dẫn dắt dân tộc cập được bến bờ vinh quang bằng các cương lĩnh kiểu như cương lĩnh 1991, hiến pháp 2013. Bởi đó là những cương lĩnh u ám, những hiến pháp tiểu xảo.

      Với thỏa ước Thành Đô 9/1990, Đảng đã đánh mất cơ hội ngàn vàng trong sự nghiệp bảo toàn chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ khi sống cạnh một nước lớn có tiền sử hàng ngàn năm áp chế dân tộc Việt.

      Thay vì theo đường quan mà cộng đồng thế giới văn minh đã khai phóng để đi, Đảng lại liên tục quàng vào bụi rậm. Câu châm biếm "Đảng tiên phong đi trước, nhân dân tiếp bước theo sau, dân hỏi Đảng đi đâu, Đảng lầu bầu: đang định hướng" là hình ảnh vừa bi vừa hài, nhưng mà thực và sống.

      Khi vào Đảng tôi đã từng thề, rằng tuyệt đối trung thành với Đảng. Nay, tôi thà phản bội lời thề trung thành với Đảng còn hơn phải theo Đảng mà phản bội lại quyền lợi dân tộc, dân sinh, dân chủ, dân quyền mà lẽ ra dân tộc tôi phải được hưởng từ 38 năm về trước.

      Nhưng rồi có thể một ngày nào đó, khi Đảng thực sự hoàn lương, tôi lại phấn đấu xin vào Đảng.

Bs. Nguyễn Đắc Diên

ĐT: 0914002424

Email: dien1789@yahoo.com 

Nguồn: Boxitvn-Son Tran 
THÔNG BÁO CÔNG KHAI TỪ BỎ ĐẢNG CỦA ĐỒNG CHÍ BÁC SĨ NHÂN DÂN NGUYỄN ĐẮC DIÊN

THÔNG BÁO CÔNG KHAI TỪ BỎ ĐẢNG

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 6 tháng 12 năm 2013

Hưởng ứng lời tuyên bố từ bỏ Đảng của Luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo, TS Phạm Chí Dũng, tôi, Nguyễn Đắc Diên, Bác sĩ Nha khoa, đảng viên, số hiệu thẻ đảng 3444669, THÔNG BÁO CÔNG KHAI từ bỏ Đảng Cộng sản Việt nam.


Xuất thân trong một gia đình có truyền thống chống các kiểu thực dân và áp bức, sau 1954 tuy sống ở đô thị miền Nam nhưng gia đình tôi là cơ sở CM nội thành, đã được tặng thưởng Huân Chương Kháng Chiến Hạng Nhất theo QĐ số 801/HĐNN, có Giấy Chứng Nhận Người Có Công Với Cách Mạng. Thế nên đã một thời, tôi cũng từng tràn đầy nhiệt huyết với khát vọng đồng hành cùng Đảng xây dựng một đất nước công bằng dân chủ và văn minh.

Song tất cả những gì mà Đảng Cộng sản đã thể hiện từ ngày Bắc Nam thống nhất khiến tôi đi từ thất vọng đến thất vọng khác.

Tôi không tin Đảng sẽ dẫn dắt dân tộc cập được bến bờ vinh quang bằng các cương lĩnh kiểu như cương lĩnh 1991, hiến pháp 2013. Bởi đó là những cương lĩnh u ám, những hiến pháp tiểu xảo.

Với thỏa ước Thành Đô 9/1990, Đảng đã đánh mất cơ hội ngàn vàng trong sự nghiệp bảo toàn chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ khi sống cạnh một nước lớn có tiền sử hàng ngàn năm áp chế dân tộc Việt.

Thay vì theo đường quan mà cộng đồng thế giới văn minh đã khai phóng để đi, Đảng lại liên tục quàng vào bụi rậm. Câu châm biếm "Đảng tiên phong đi trước, nhân dân tiếp bước theo sau, dân hỏi Đảng đi đâu, Đảng lầu bầu: đang định hướng" là hình ảnh vừa bi vừa hài, nhưng mà thực và sống.

Khi vào Đảng tôi đã từng thề, rằng tuyệt đối trung thành với Đảng. Nay, tôi thà phản bội lời thề trung thành với Đảng còn hơn phải theo Đảng mà phản bội lại quyền lợi dân tộc, dân sinh, dân chủ, dân quyền mà lẽ ra dân tộc tôi phải được hưởng từ 38 năm về trước.

Nhưng rồi có thể một ngày nào đó, khi Đảng thực sự hoàn lương, tôi lại phấn đấu xin vào Đảng.

Bs. Nguyễn Đắc Diên

ĐT: 0914002424

Email: dien1789@yahoo.com

Nguồn: Boxitvn
-

-Son Tran


-Son Tran 
AI SẼ LÀ NGƯỜI TIẾP THEO?
http://thuymyrfi.blogspot.fr/2013/12/tam-thu-tu-bo-ang-cua-nha-bao-pham-chi.html




-“Tự ra khỏi Đảng” lặng lẽ-Pháp luật TPHCM
24/06/2012 – 01:55

(PL)- Bà Hoàng Yến bị Quốc hội khóa XIII bãi nhiệm tư cách đại biểu vì đã không trung thực khi khai lý lịch ứng cứ đại biểu Quốc hội.

Bà từng là đảng viên nhưng không khai điều này. Bà ra khỏi Đảng với hình thức khi chuyển sinh hoạt Đảng bà đã không nộp hồ sơ về địa phương, vì bà “tự thấy mình không còn là đảng viên”. Hình thức ra khỏi Đảng này tạm gọi là “tự ra khỏi Đảng”.

Tình trạng “tự ra khỏi Đảng” theo cách này không phải cá biệt. Tuy chưa có thống kê số lượng trên cả nước là bao nhiêu nhưng nếu thống kê đầy đủ, tôi tin không phải là hai con số. Trước đây, đảng viên bị khai trừ hoặc bị xóa tên mới không còn là đảng viên nữa. Không ai muốn ra khỏi Đảng, vì hai chữ “đảng viên” đối với công dân Việt Nam rất thiêng liêng, họ sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để bảo vệ. Còn bây giờ, một bộ phận đảng viên không còn thiết tha với Đảng nữa, khi hai chữ “đảng viên” không còn có tác dụng đối với họ thì họ tự ra khỏi Đảng. Phải chăng đây cũng là một biểu hiện của sự “suy thoái” đối với một bộ phận đảng viên?

Tự ra khỏi Đảng bằng cách không nộp giấy sinh hoạt Đảng và hồ sơ đảng viên cho tổ chức Đảng nơi mà đảng viên được giới thiệu đến sinh hoạt, gồm nhiều đối tượng như công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước; cán bộ, nhân viên trong các tổ chức xã hội, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an và quân đội…

Trước đây, đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng từ nơi này đến nơi khác chỉ được mang theo “Giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt Đảng”. Thậm chí giấy giới thiệu cũng không được mang theo người vì lý do bí mật hoặc đề phòng đảng viên bị hy sinh, bị bắt…, còn hồ sơ đảng viên thì được chuyển qua đường công văn. Khi nhận được hồ sơ đảng viên, tổ chức đảng ở cơ quan, đơn vị mới sẽ tiến hành các thủ tục tiếp nhận đảng viên về sinh hoạt tại cơ quan, đơn vị mình. Có trường hợp đảng viên chưa kịp về cơ quan, đơn vị mới đã hy sinh…

Hiện, không biết theo quy định nào mà đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng từ nơi này đến nơi khác được mang cả giấy giới thiệu cùng với hồ sơ “gốc” của đảng viên. Vậy là đến cơ quan, đơn vị mới hoặc về địa phương nơi nghỉ hưu, nếu không muốn là đảng viên nữa hoặc “tự thấy không còn là đảng viên nữa”, họ không nộp giấy sinh hoạt và hồ sơ đảng viên là xong! Về nguyên tắc, tổ chức Đảng ở đơn vị, cơ quan mới không nhận được giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng thì dù biết chắc người này là đảng viên cũng không được công nhận là đảng viên. Còn tổ chức Đảng ở đơn vị, cơ quan cũ đã chuyển sinh hoạt Đảng cho đảng viên do mình quản lý thì hết trách nhiệm. Quản lý đảng viên như thế thì tình trạng “tự ra khỏi Đảng” sẽ ngày càng nhiều, bởi lẽ: Đảng viên đã nhiều năm công tác, nay được nghỉ hưu có tâm lý không muốn tham gia sinh hoạt Đảng; đảng viên chuyển từ cơ quan, tổ chức nhà nước ra ngoài kinh doanh cũng không muốn là đảng viên nữa, nhất là đối với những người làm việc cho các công ty, tổ chức nước ngoài! Việc “tự ra khỏi Đảng” bằng hình thức này không gây ồn ào, bởi họ không “mang tiếng” bị xóa tên hay khai trừ.

Không nộp giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng là hình thức tự ra khỏi Đảng “trong sạch” và dễ dàng nhất mà nhiều đảng viên đang áp dụng.

Đành rằng việc vào Đảng hay ra khỏi Đảng là quyền của mỗi người nhưng khi ra khỏi Đảng cũng nên đàng hoàng, minh bạch. Nếu khi vào Đảng, chi bộ làm lễ kết nạp với đầy đủ thủ tục thì thiết nghĩ, khi một đảng viên muốn ra khỏi Đảng vì lý do sức khỏe hay vì hoàn cảnh cũng nên tổ chức đàng hoàng để ghi nhận những năm cống hiến của đảng viên đó. Cạnh đó, công tác quản lý đảng viên trong trường hợp chuyển sinh hoạt Đảng cũng cần xem lại để tổ chức Đảng nắm được đảng viên khi chuyển sinh hoạt từ nơi này đến nơi khác, không nên để tình trạng đảng viên “tự ra khỏi Đảng” bằng cách không chuyển sinh hoạt Đảng như hiện nay.


ĐINH VĂN QUỄ
-


-Son Tran
TUYÊN BỐ BỎ ĐẢNGcsvn
*
-Lê Hiếu Đằng : 


"Nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi đảng CSVN vì:
ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân" ...
*
Một phong trào bỏ đảng nếu như được dấy lên, ngay vào lúc này, sẽ là cái giá phải trả đau đớn nhất, mối đe dọa lớn nhất trong lịch sử 83 năm vinh – nhục của ĐCSVN".

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=267405083408951&set=a.178447908971336.1073741829.178019749014152&type=1&theater




-Rồi sẽ đi tới đâu?
Lữ Giang

Trong mấy tuần qua, đã có nhiều cuộc tranh luận trên các cơ quan truyền thông cũng như các diễn đàn Internet về lời kêu gọi thành lập một chính đảng mang tên Đảng Dân Chủ Xã Hội tại Việt Nam của ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên đảng CSVN và lời kêu gọi “Phá Xiềng” của ông Hồ Ngọc Nhuận, một dân biểu và ký giả miền Nam hoạt động cho Cộng Sản trước năm 1975. Đa số cho rằng hai người này là cò mồi của Đảng CSVN. Một số có ý kiến nên xem họ sẽ làm gì rồi sẽ phê phán...
Trong 38 năm qua, nhiều người “cứ nghe ai hô chống cộng là theo” nên đã bị Cộng Sản hay những tên lừa đảo làm mất cả chì lẫn chài, khi nhận ra thì đã quá muộn! Do đó, trước khi đưa ra một vài nhận xét về hai lời kêu gọi nói trên, chúng tôi xin nói qua về các mưu lược mà Đảng CSVN đã xử dụng để bảo vệ quyền bính.

MƯU LƯỢC VÀ QUYỀN BÍNH
Chúng ta nhớ lại, trong bài “Niềm Tin và Đạo Đức” được phổ biến hôm 15.8.2010, Tướng Lưu Á Châu (Liu Ya-zhou), Chính ủy Trường đại học Quốc phòng Trung Quốc có nói: “Trung Quốc không có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược”.
Sách Tàu nói đến “tam thập lục kế” tượng trưng cho vô lượng kế, trong đó có cả kế “dĩ đào vi thượng sách” (bỏ chạy là cách hay nhất). Mao Trạch Đông từng nói: "Đánh vẫn cứ phải đánh, đàm vẫn cứ phải đàm, hòa vẫn cứ phải hòa."
Sách và phim ảnh nói về mưu lược Trung Quốc tràn ngập thị trường sách báo của người Việt ở trong cũng như ngoài nước. Tuân Vực, một nhà mưu lược của Tào Tháo có nói đến bốn cách thắng của Trung Quốc, đó là "độ thắng", "mưu thắng", "võ thắng" và "đức thắng". Trong bốn cách này thì “mưu thắng” bao giờ cũng chiếm ưu thế.
Đảng CSVN, con đẻ của Đảng CSTQ, cũng không có tư tưởng, chỉ có mưu lược. Nhất cử nhất động đều dùng mưu lược. Bài “Vận dụng mưu lược, chuyển hướng chú ý của đối phương” đăng trên website bachkhoatrithuc.vn ở trong nước, đã mở đầu như sau:
Thành công thật sự sẽ thuộc về người có mưu lược hơn người. Trên đời này có rất nhiều “thành công phi thường” đạt được bằng những “cách làm phi thường”. Trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình, chúng ta phải vừa cố gắng nỗ lực, lại vừa phải biết cách động não, suy nghĩ, vận dụng mưu lược thích hợp, tìm ra con đường ngắn nhất để tạo được mục tiêu nào đó.”
Còn “người Việt quốc gia” hay “người Việt chống cộng” thì sao?
Năm 1945 Đảng CSVN chỉ có khoảng 300 người, nhưng đã cướp được chính quyền nhờ dùng mưu lược xảo trá. VNQDĐ tuy có trên hai triệu đảng viên, nhưng cứ ngồi chờ quân đồng minh đến nên thua đậm và bị thanh toán. Cũng bằng mưu lược, năm 1954 Đảng CSVN đã chiếm được miền Bắc và năm 1975 đã chiếm được miền Nam.

Sau 30.4.1975. CSVN đã thanh toán các thành phần chống đối bắng hai phương thức sau đây:
Phương thức thứ nhất là xâm nhâp vào các tổ chức chống đối để phá vỡ. Bằng phương thức này CSVN đã thanh toán
            (1) Tổ chức Phục Quốc,
            (2) Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, 
            (4) Chí Nguyện Đoàn Hải Ngoại Phục Quốc của Võ Đại Tôn.
Phương thức thứ hai là hình thành các tổ chức CHỐNG CỘNG CÒ MỒI để gài bẫy thanh toán các tổ chức chống đối ở Thái Lan, Cambodia và trong nước.

MỘT VÀI NHÓM CÒ MỒI ĐIỂN HÌNH
Từ năm 1975 đến nay, có rất nhiều tổ chức chống cộng có mồi được Đảng CSVN dựng lên để làm bẫy sập. Chúng tôi đã nói đến những tổ chức này nhiều lần. Hôm nay chúng tôi xin nhắc lại một vài thí dụ điển hình.

1.- Nhóm cò mồi Nguyễn Hữu Chánh
Hà Nội cho các cán bộ tình báo vào nằm ngay trong Liên Quân Kháng Chiến Đông Dương, Chính phủ Cách Mạng Việt Nam Tự Do và Đảng Dân Tộc… của Nguyễn Hữu Chánh để gài bắt các thành phấn chống đối, chẳng hạn như:  Hốt 260 “chiến hữu” ở Cambodia năm 1996, trong đó có Lý Thara; tổ chức “Đại Hội Biên Thùy Đông Dương” và thành lập“Chiến khu KC 702” giả ở Thái Lan vào 30.4.1998 để tập trung tàn quân của các lực lượng kháng chiến còn lại ở Thái gồm 38 người, trong đó 33 người đang lưu vong ở Thái Lan và Cambodia, 1 người từ hải ngoại về và 4 người ở trong nước ra, rồi gài bẫy cho Công An bắt và đưa ra xét xử ngày 16.5.2001, v.v.
Tuy nhiên, sau khi hoàn thành “sứ mạng”, Công An đã dùng Phan Nguyễn Thành Hiền Sĩ, một người tự nhận là thành viên của CPCMVNTD của Nguyễn Hữu Chánh, đặt bom không ngòi nổ ở Tòa Đại Sứ Hà Nội ở Thái Lan vào lúc 4 giờ sáng ngày 19.6.2001. Tòa Thái Lan đã tuyên phạt Hiền Sĩ 13 năm tù, còn CSVN ban hành trát truy nã quốc tế Nguyễn Hữu Chánh về tội khủng bố. Nguyễn Hữu Chánh hết dám ra khỏi nước Mỹ.
Mấy ngày qua, Nguyễn Hũu Chánh đã lên đài truyền hình tuyên bố sẽ rút 17.000 quân đang đóng ở Biên Thùy Đông Dương trở về để đổ bộ ra chiếm lại Hoàng Sa và Trường Sa. Chánh yêu cầu đồng bào mua “bond” (công khố phiếu) của  chính phủ Chánh và góp tiền mua tàu…
Có người thắc mắc: Mấy lâu nay Chánh lấy tiền đâu để nuôi 17.000 quân? Thắc mắc như thế là không hiểu gì về “tình hình chiến sự” cả. 17.000 quân đó đều là âm binh, không cần ăn uống gì, chỉ sống nhờ hơi của các đồ do bá tánh cúng. Khi đi Trường Sa, đoàn quân đó sẽ ĐI BẰNG DIỀU chớ không đi bằng tàu. Do đó, đồng bào chớ mua “bond” hay góp tiền cho Nguyễn Hữu Chánh.

2.- Nhóm cò mồi Nguyễn Sĩ Bình
Nguyễn Sĩ Bình sinh năm 1955 tại làng Hội Phú, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, qua Mỹ vào tháng 4 năm 1975. Năm 1992, Nguyễn Sĩ Bình về Việt Nam và bị Công An bắt vì “tổ chức chống đối chế độ”. Nguyễn Sĩ Bình được “khoan hồng” ngày 26.6.1993 và trở về Mỹ, rồi năm 1996 qua Cambodia tổ chức cái gọi là "Đại Hội Đảng Nhân Dân Hành” tập trung 24 người chống cộng còn hoạt động tại Cambodia cho Công An bắt và đưa về Việt Nam truy tố và tuyên án rất nặng. Điều đáng ngạc nhiên là Nguyễn Sĩ Bình, người đứng ra tổ chức Đại Hội, và người tình là Nguyễn Thị An Nhàn, lại không bị bắt mà được “trục xuất” về Mỹ trong thư thái hân hoan!
Năm 2006 Bác Sĩ Nguyễn Xuân Ngãi đã đưa ông Hoàng Minh Chính qua Mỹ chữa bệnh, Nguyễn Sĩ Bình xúi Hoàng Minh Chính tuyên bố thành lập “Đảng Dân Chủ Việt Nam” ở hải ngoại để giúp Bình thay hình đổi dạng. Báo Công An cho biết vào tháng 3/2008, Nguyễn Tiến Trung đã giới thiệu Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Định với Nguyễn Sĩ Bình để hình thành một tổ chức lật đổ chính phủ ở trong nước.
Tháng 9/2009, nhóm Lê Công Định qua Mỹ gặp Nguyễn Sĩ Bình “để thống nhất thành lập các tổ chức chính trị thay thế Đảng Cộng Sản VN khi xảy ra biến cố chính trị vào năm 2010” và tuyên bố gia nhập "Đảng Dân Chủ VN" tại Mỹ. Từ ngày 1.3.2009 – 3.3.2009, Lê Quốc Định lại đi tham gia “khoá huấn luyện bất bạo động” được tổ chức tại Pattaya, Thái Lan, v.v..
Các cuốn băng và video thu hai cuộc họp này đều nằm trong tay Công An nên Lê Công Định phải nhận tội. Trần Huỳnh Duy Thức bị 16 năm tù, 5 năm quản chế. Nguyễn Tiến Trung 7 năm tù, 3 năm quản chế. Lê Công Định: 5 năm tù, 3 năm quản chế. Lê Thăng Long: 5 năm tù, 3 năm quản chế. Lê Công Định mớ được thả ra.

3.- Nhóm cò mồi Nguyễn Công Bằng
Nguyễn Công Bằng chỉ là một hạ sĩ quan QLVNCH trước 1975. Khi qua Mỹ, Bằng đến ở Orange County và được Hoàng Việt Cương cài vào tổ chức của Nguyễn Hữu Chánh với bí danh là Lê Chí Thức, làm Phát Ngôn Viên cho chính phủ của Chánh.
Khi Chánh làm xong “sứ mạng” ở Thái Lan và Cambodia, nhóm tham mưu của Bộ Công An rút, Nguyễn Công Bằng trở về Việt Nam thành lập Đảng Thăng Tiến, Đảng Vì Dân và Liên Đảng Lạc Hổng để gài bắt nhóm Linh mục Nguyễn Văn Lý và hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Sau đó Nguyễn Công Bằng qua Houston.
Hôm 18.8.2013 Nguyễn Công Bằng mới hô lên đã bị ám sát hụt ở Siem Reap, Cambodia và nghi là Cộng Sản! Chuyện Nguyễn Công Bằng còn dài. Chúng tôi sẽ kể tiếp.
Một nguồn tin cho biết ở trong nước Đảng Việt Tân đang liên lạc với các nhà tranh đấu để “phối hợp hành động”. Đa số đã biết đó là Đảng Việt Tân giả của Công An. Nhưng nhóm Thanh Niên và Sinh Viên Vinh cũng như Việt Khang và Phương Uyên đã bị sập bẩy.
Các kế hoạch gài bẫy trong và ngoài nước của Công An còn nhiều, nhất là dưới danh nghĩa của đảng Việt Tân. Chúng tôi sẽ bàn sau.

HAI NHÂN VẬT ĐỐI KHÁNG
Trước khi có ý kiến về hai ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận muốn lập Đảng Dân Chủ Xã Hội tại Việt Nam, chúng tôi xin tóm lược lý lịch của hai nhân vật này.

1.- Vài nét về Lê Hiếu Đằng
Lê Hiếu Đằng sinh năm 1942, người gốc Thừa Thiên vào sinh sống ở Đà Nẵng, học Trường Trung học Phan Châu Trinh, Đà Nẵng từ 1955 đến 1962, sau đó theo học Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, mới hết năm thứ hai, chưa xong cử nhân. Đằng đã tham gia vào tổ chức nội thành của Đảng CSVN và hoạt động dưới danh nghĩa thành viên Ban chấp hành Tổng hội sinh viên Sài Gòn và ĐH Luật Khoa.
Trong biến cố Tết Mậu Thân, "Ủy Ban Trung Ương Liên Minh các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình Việt Nam" được thành lập do Luật sư Trịnh Đình Thảo lãnh đạo; Hòa thượng Thích Đôn Hậu và Kỹ sư Lâm Văn Tết đồng Phó Chủ tịch; Tôn Thất Dương Kỵ làm Tổng thư ký; Dương Quỳnh Hoa, Hoàng Trọng Quỳ và Lê Hiếu Đằng làm Phó Tổng thư ký. Sau biến cố này, Lê Hiếu Đằng đã đi vào hoạt động bí mật và được kết nạp vào Đảng Cộng Sản. Sau đó Đẳng làm Tổng thư ký Uỷ Ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định (1969-1975).
Từ 1975 đến 1983 Đằng là giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ thuộc Khu ủy Sài Gòn-Gia Định. Sau đó Đằng làm Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM (từ 1989-2009) và Đại biểu HĐND Thành phố khóa 4 và khóa 5. Tính tới 2013, Đằng đã có 45 tuổi đảng (1968 – 2013). Hiện Đằng đang bị bệnh ung thư.

2.- Vài nét về Hồ Ngọc Nhuận
Hồ Ngọc Nhuận sinh năm 1935 tại Mỹ Tho, lớn lên học trường đạo rồi đi dạy học ở các trường tư thục, trong đó có trường Regina Pacis.
Năm 1966 tham gia Đoàn Thanh Niên Trừ Gian của chính phủ Nguyễn Cao Kỳ, sau đó được Võ Long Triều, Ủy Viên(Bộ Trưởng) Thanh Niên của chính phủ Nguyễn Cao Kỳ cử làm Công Cán Ủy Viên đặc trách phát triển Quận 8.
Trong cuộc bầu cử Hạ Viện vào tháng 10/1967 Nhuận ra ứng cử đơn vị Quận 8 và đắc cử. Sau đó ông tái đắc cử và làm dân biểu đến 1975.
Ông tham gia nhóm đối lập của Ngô Công Đức và làm Giám Đốc Chính Tri nhật báo Tin Sáng của Ngô Công Đức. Sau 30.4.1975 tờ báo này vẫn được tiếp tục hoạt động một thời gian. Hồ Ngọc Nhuận trở thành Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM rồi Ủy viên Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam cho đến nay. Tuy nhiên, ông không phải là đảng viên.

BỎ ĐẢNG HAY BỊ ĐẢNG BỎ?
Qua lý lịch và lời phát biểu của hai ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận về việc thành lập Đảng Dân Chủ Xã Hội, chúng tôi có vài nhận xét như sau:
1.- Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận tuy theo Đảng CSVN nhưng không được trọng dụng. Họ bị vứt vào cái thùng rác Mặt Trận Tổ Quốc. Sự đối kháng của họ chắc chắn đã có từ lâu nhưng đến cuối đời họ mới dám nói ra.
2.- Ảnh hưởng của hai nhân vật này đối với quần chúng trong nước không cao, nên nhà cầm quyền không quan tâm nhiều những điều họ nói, vì nó không thể gây ra một phong trào đối kháng mới hoặc làm cho các cuộc đối kháng hiện tại bùng phát mạnh hơn.
3.- Hồ Ngọc Nhuận chỉ là loại chính khách mà Tướng Nguyễn Khánh gọi là “chính khách phòng trà”, thường dùng dao to búa lớn mỗi khi phát biểu và có tài xách động quần chúng, nhưng không có khả năng xây dựng các cơ sở chính trị và thiết lập các kế hoạch hành động. Đó là khuyết điểm chung của đa số chính khách miềm Nam. Họ thường chỉ đi kiếm ghế.
Lê Hiếu Đằng có kiến thức và biết tùy cơ ứng biến hơn. Ông không dám đưa ra một đảng mới mà chỉ đòi tái lập hai đảng cũ được Việt Minh đưa ra năm 1946, đó là Đảng Dân Chủ và Đảng Xã Hội. Thật ra đó không phải là hai đảng đối lập mà chỉ là hai công cụ của Mặt Trận Việt Minh. Lúc đó Việt Minh tổ chức bầu cử quốc hội gian dối, nhưng không lẽ để Việt Minh chiếm hết 356 ghế? Do đó, Việt Minh phải cho ra hai đảng nữa để làm bình phong. Sau đó Việt Minh còn phải chia cho Việt Cách 20 ghề và Việt Quốc 50 ghế. Nay nếu tái lập Đảng Dân Chủ và Đảng Xã Hội theo kiểu 1946 thì cũng chỉ là một trò hề.
Với cách hành động như trên mà gọi là “phá xiềng” thì chẳng ai tin. Nó chỉ góp phần vào việc làm xói mòn niềm tin vào chế độ mà thôi.

Ngày 22.8.2013
Lữ Giang

-Son Tran
"Một đảng mới nếu xuất hiện công khai sẽ bị đảng Cộng sản dìm chết sớm nhất.
Đảng CS còn muốn dìm chết cả ý đồ lập đảng mới.

Không thể mơ hồ, ngây thơ chuyện này.
Từ xưa tới nay là thế.
Đảng của cụ Hoàng Minh Chính là như vậy. Một nguyên nhân là ra đời quá sớm, tình thế chưa cho phép. Thời cơ chưa chín.

Nhưng từ nay về sau lại chưa hẳn thế.
Vâng, NẾU (phải có “nếu”).

Nếu khủng hoảng phát triển ngày càng toàn diện (như hiện nay)… Nếu nông dân, công nhân ngày càng bất mãn (như hiện nay)… Nếu vụ tham nhũng nào cũng lòi mặt những đảng viên CS… Nếu một số đảng viên CS già, có quá trình sinh hoạt lâu năm, có công trạng với đảng, với số lượng vài trăm, cùng lúc ra Tuyên bố lập đảng mới… thì câu chuyện có thể rất khác.
Đây chính là thời cơ..."
(Đõ Thúy Hường)

MỜI ĐỌC TIẾP:
21/08/2013

Đảng mới phải xuất hiện cái đã. Nhưng thời cơ đến chưa?

Đỗ Thúy Hường

Một đảng mới nếu xuất hiện công khai sẽ bị đảng Cộng sản dìm chết sớm nhất.

Đảng CS còn muốn dìm chết cả ý đồ lập đảng mới.

Không thể mơ hồ, ngây thơ chuyện này.

Từ xưa tới nay là thế.

Đảng của cụ Hoàng Minh Chính là như vậy. Một nguyên nhân là ra đời quá sớm, tình thế chưa cho phép. Thời cơ chưa chín.

Nhưng từ nay về sau lại chưa hẳn thế.

Vâng, NẾU (phải có “nếu”).

Nếu khủng hoảng phát triển ngày càng toàn diện (như hiện nay)… Nếu nông dân, công nhân ngày càng bất mãn (như hiện nay)… Nếu vụ tham nhũng nào cũng lòi mặt những đảng viên CS… Nếu một số đảng viên CS già, có quá trình sinh hoạt lâu năm, có công trạng với đảng, với số lượng vài trăm, cùng lúc ra Tuyên bố lập đảng mới… thì câu chuyện có thể rất khác.

Đây chính là thời cơ.

Sau đó ít tháng, nếu số lượng lên 500 hoặc 1000, đảng mới sẽ không thể chết nữa.

Do vậy, chúng ta đã có trong tay con số trên chưa? Phải là con số thật, chớ tính trên giấy. Cũng chớ tung toàn lực lượng ra quá sớm trong bước khởi đầu.

Người khởi xướng thích hợp nhất?

Hẳn đó là những người đã từng sống với Việt Nam Cộng hòa và thấy chế độ đó chưa đủ dân chủ (đúng vậy đấy), hy vọng chế độ miền Bắc sẽ khá hơn (theo sự tuyên truyền chính thức trước 1975), nhưng nay - sau 40 năm trải nghiệm - đã hoàn toàn thất vọng. Mọi góp ý với thái độ xây dựng, lễ phép, tôn trọng… đều bị vứt bỏ. Đơn giản như khái niệm nhân quyền mà Đảng Đỉnh Cao vẫn cố tình bóp méo. Thử hỏi, con trông mong gì sự phục thiện?

Nếu lợi dụng được Hiến pháp để lập đảng, tính chính danh sẽ càng cao. Đồng thời vạch rõ: Đảng CS cũng chưa thật chính danh. Nếu nó muốn được ghi vào Hiến pháp (như điều 4) trước hết dân ý phải cho kết quả “tán thành” nó lãnh đạo.

Kèm với “tuyên bố lập đảng” phải là một bản Cương lĩnh dễ hiểu, có những mục tiêu thiết thực, khả thi, đúng tâm nguyện nhiều người. Chớ quên nông dân, công nhân, tiểu thương, dân nghèo. Quả là cuộc sống dưới đáy, dân trí thấp, đồng bào chưa quan tâm những quyền lợi tinh thần (như trí thức quan tâm). Trí thức dễ xa dân là do vậy.

Hướng đồng bào vào mục tiêu xây dựng (tạo diễn biến hòa bình) hơn là hướng cái khối đồ sộ này vào mục tiêu căm thù bọn phản bội lời hứa thời xưa.

Được vậy, sẽ đỡ lo hỗn loạn xã hội.

Nội dung Cương lĩnh phải có một ý: Không chống đảng CS, mà thi đua lành mạnh với đảng CS trong thực hiện các mục tiêu mà “chính đảng CS - trên lời nói - cũng đang phấn đấu cho dân”.

Phải xuất hiện đảng mới, mới có thể ra báo và đưa người ứng cử Quốc hội. Đây mới thật là môi trường thi đua và cạnh tranh giữa các đảng chính trị. Một tờ báo, một đại biểu trong QH đủ làm cán cân nghiêng ngả. Tương lai, dân càng tín nhiệm, cán cân còn thay đổi lớn.

Vẫn hoan nghênh các đảng viên CS tiếp tục bỏ đảng, nhưng sinh lực của đảng mới phải trông vào lớp trẻ… Chỉ có đông đảo lớp trẻ mới hoàn thành mục tiêu khai dân trí, chấn dân khí… đặng thực hiện Cương lĩnh, xây dựng xã hội mới.

Mười năm nữa sẽ có lớp lãnh tụ trẻ.

Đây là chuyện dài, điều cần là phải có đột phá.

Nhưng vấn đề là cần có sự xuất hiện một đảng mới trong hệ thống toàn trị độc đảng. Đó là đột phá khẩu. Cửa đột phá chỉ cần duy trì một năm, đủ để nó tự mở toang, không thể ai bịt lại nữa.

Phải nhắc lại: Hãy thực tâm không chống lại đảng CS.

Chỉ cần đảng CS thay đổi căn bản. Nếu nó không thay đổi, đó là nó muốn tự sát. Thế thì, mặc… mẹ nó chết đi. Ai mà cứu nổi nó, một khi tự nó muốn chết?

Nó chết không vì ai giết, mà vì sẽ tới lúc không đảng viên CS nào muốn cùng chìm theo con thuyền chuyên chở Giáo, Mác, Lê.

Đ.T.H.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

-Son Tran
Lê Phú Khải
Tôi sinh năm Nhâm ngọ 1942, tức là,  cho đến lúc này (2013) đã hơn 70 năm sống trong chế độ toàn trị của một đảng độc quyền lãnh đạo đất nước. Ông nội tôi là thư ký (bưu chính) riêng cho Toàn quyền Đông Dương. Vậy mà năm 1946, nội tôi đã đem cả đại gia đình theo cụ Hồ, đi tản cư lên Phú Thọ kháng chiến chống Pháp. Sau hòa bình 1954, Pháp tuyên bố, ai xuống Hải Phòng, dù là đi kháng chiến, chính phủ Pháp vẫn trả đủ lương hưu 8 năm  gián đoạn. Nhiều người khuyên ông nội tôi nên đi, vì đó là tiền nợ của Pháp đối với công chức đã phục vụ chính quyền Pháp…Nhưng ông nội tôi nói: nước nhà độc lập rồi, dù ăn cháo cũng sướng, không cần đi!

Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa lúc đó, rõ ràng đồng nghĩa với dân tộc độc lập. Rõ ràng, Đảng Cộng sản (lúc đó mang tên Đảng Lao động) đồng nghĩa với chính nghĩa: Đảng có chính danh để cai trị đất nước. Sẽ có người đặt câu hỏi, có lẽ trường hợp của ông nội tôi là cá biệt? Xin hỏi lại: vậy những nhà trí thức lỗi lạc Việt Nam lúc đó như Nguyễn Hữu Thọ, Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Khắc Viện…và hàng triệu nông dân, công nhân, nhà buôn khác đã theo tiếng gọi của cụ Hồ đi kháng chiến thì có là cá biệt không?
   Sau hòa bình 1954, mỗi khi lễ, tết, gia đình họ Lê Phú nhà tôi đoàn tụ thì nhìn trước nhìn sau đâu cũng thấy đảng viên. Có lẽ, chỉ có mấy cái cột nhà và tôi là ngoài đảng! Tôi thừa biết, sống trong một xã hội đảng trị, đảng cầm quyền tuyệt đối, ai đứng ngoài đảng thì không có quyền gì cả. Và đương nhiên đã không có quyền thì không có gì cả!
   Khi Liên Xô tiến hành cải tổ, có một nhà tư bản Mỹ sang nghiên cứu đất nước của Cách mạng tháng 10, ông ta nói: ở nước Mỹ, có tiền là có tất cả còn ở Liên Xô thì có quyền là có tất cả!
   Vì thế, ở xã hội miền Bắc Việt Nam trước năm 1975 và sau này cũng thế, hầu như ai cũng muốn vào đảng để “có tất cả!” Ở cơ quan tôi làm việc, có vị lãnh đạo khuyên tôi nên tham gia sinh hoạt cảm tình đảng để rồi vào đảng. Tôi thành thật nói với vị lãnh đạo đáng kính đó thế này: anh thấy đấy, đến cậu lái xe ở cơ quan cũng phấn đấu vào đảng để được làm tổ trưởng tổ lái xe. Vậy không lẽ tôi không muốn làm trưởng phòng, trưởng ban biên tập, làm giám đốc…để tết đến cả phòng, cả ban, cả cơ quan ai ai cũng có quà tết cho lãnh đạo…mà vợ con tôi cũng giống như vợ con người khác. Tết đều muốn có quà, muốn chồng có lương cao, đi làm có xe đưa, xe đón!!! Nghe xong vị lãnh đạo đó …yên lặng không nói gì nữa!
   Đấy là tôi trả lời cho qua chuyện. Mà nguyên nhân sâu xa khiến tôi không vào đảng vì tôi đã sớm nhận ra, xã hội đảng trị là một xã hội độc thoại, không có chân lý. Nhìn lại lịch sử, xã hội phong kiến Trung Quốc và Việt Nam trong mấy nghìn năm bị cái vòng kim cô của Khổng Giáo nhốt chặt vào tư tưởng “phò chính thống” (Nguyễn Kiến Giang). Bàn dân thiên hạ cũng như tầng lớp nho sỹ trí thức chỉ biết vâng lời người trên. Người ta đi học là để làm quan, để được quỳ lậy trước ngai vàng. Chỉ có bề trên đúng. Không được cãi lại bề trên. Xã hội phong kiến đó lại được tiếp nối bằng chế độ đảng trị với khẩu hiệu “tập trung dân chủ”, thì cái vòng kim cô độc thoại ấy càng siết chặt hơn bao giờ hết. Tập trung dân chủ là một trò bịp, là dân chủ với một số người lãnh đạo chóp bu, áp đặt cho kẻ dưới. Đại hội đảng nhiệm kỳ nào cũng nêu khẩu hiệu “dân chủ”. Nhưng nhân sự của ban chấp hành mới lại do một nhóm người ở ban chấp hành cũ “giới thiệu”. Mà đã được “giới thiệu” thì coi như  đã trúng cử. Vì thế đến đại hội 10, ông Võ Văn Kiệt đã nêu ý kiến: đại hội quyết định số phận của đảng, chứ không phải ban chấp hành cũ quyết định số phận của đại hội.
   Ý kiến của ông Kiệt như “nước đổ lá khoai”. Ở Trung Quốc, tướng Lưu Á Châu nổi tiếng, có kể câu chuyện đại ý như sau: khi ông ta theo học một lớp chính trị, thấy thầy nói không đúng. Trò Lưu Á Châu phát biểu phản bác lại ý của thầy. Nghe xong ông thầy nói lớn: ai cho phép anh cãi lại tôi? Thế là đã rõ. Ông tướng họ Lưu chỉ muốn nêu lên cái câu nói của ông thầy là “tại sao anh dám cãi lại tôi?” chứ ông thầy không hỏi “vì sao anh lại nói như thế?” Trong tư duy cố hữu của ông thầy, bất cứ anh nói gì (không kể đúng , sai) tôi không cần biết. Chỉ có một nguyên tắc là không được “cãi lại tôi”. Thế thôi. Không được cãi lại thầy, cãi lại bề trên, đó là cái lô-gích từ nghìn xưa của tư duy phong kiến Khổng-Mạnh được nhân lên gấp ngàn lần trong xã hội đảng trị. Trong khi đó, ở phương Tây, hàng trăm năm trước Công nguyên nhà triết học lừng danh Aristote đã tuyên bố: Platon là thầy tôi, nhưng chân lý còn quý hơn thầy!
   Tư duy “chân lý quý hơn thầy” đã đưa xã hội phương Tây đến văn minh. Còn tư duy “không được cãi lại tôi” đã dìm xã hội phương Đông trong mê muội mấy nghìn năm. Từ lúc còn mài đũng quần trên ghế nhà trường phổ thông, nhờ đọc sách triết học, tôi đã ngưỡng mộ Aristote nên đi theo con đường đối thoại, xa lánh những người độc thoại. Vì thế, tôi đã nhiều lần từ chối vào đảng độc thoại này.
   Tôi nhớ vào cuối năm 1978, tại nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra hội nghị khoa học kỹ thuật toàn quốc. Với nhiệm vụ là phóng viên Đài Truyền hình trung ương ( nay là Đài THVN), tôi đến dự để đưa tin. Khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến, cả đại hội đã đứng dậy vỗ tay theo kiểu đại hội (tức là vỗ tay vang dậy, theo nhịp). Ông Thủ tướng đã chỉ đạo, Việt Nam làm khoa học theo cách của Việt Nam, là đi tắt đón đầu như Cù Chính Lan (cắt rừng mà đón đầu xe tăng để đánh)…Ông tuyên bố thật hùng hồn: Việt Nam sẽ đi tắt, đón đầu, đuổi kịp và vượt phương Tây trong vòng mươi, mười lăm, hai mươi năm…
   Cả hội trường lại vỗ tay rào rào….duy chỉ có một đại biểu nữ lên diễn đàn nói trái ý Thủ tướng. Chị ở Tổng cục khai hoang. Khi thấy trái ý mình, là người ngồi chủ trì hội nghị, Thủ tướng liền rung chuông …chị vẫn nói…lại rung chuông, chị quay hẳn về phía chủ tịch đoàn dõng dạc: chính phủ giao kế hoạch khai hoang rộng đến 50 vạn ha thì phải nói dài….lại rung chuông…Nhưng chị vẫn nói cho hết ý của mình mới chịu xuống.
   Đến giờ giải lao, mọi người vây quanh chị. Có người nói: chị gan quá, Thủ tướng rung chuông nhiều lần mà không chịu xuống. Chị nói: các anh là đàn ông nên nhiều tham vọng. Tôi là phụ nữ không có tham vọng gì nên tôi phải nói thẳng nói thật! Chị đã chửi thẳng vào mặt đám trí thức “phò chính thống” để kiếm danh vị, kiếm cái ghế, kiếm miếng ăn.
   Năm 1996, tôi lại gặp ông Phạm Văn Đồng ở tỉnh ủy Hậu Giang , tức là 18 năm sau ngày ông phát biểu chỉ đạo Hội nghị khoa học toàn quốc ở Hà Nội ( chỉ còn 2 năm nữa là hết hạn Việt Nam đi tắt đón đầu, đuổi kịp và vượt phương Tây). Lúc ấy ông đang ngồi cạnh ông Nguyễn Hà Phan, trên mặt là chiếc kính đen khá to, tôi định vào gặp và nhắc ông câu chuyện “ đuổi kịp và vượt phương Tây” năm nào, xem ông trả lời ra sao? Nhưng thấy ông ngồi bất động như một pho tượng…nên tôi lặng lẽ đi giật lùi.
   Đất nước được lãnh đạo bởi những con người mắc bệnh kiêu ngạo cộng sản, chủ quan hết sức vô lối và hoang đường như thế…nhưng không hề có đối thoại, đối lập trong tranh biện để tìm ra chân lý, tìm ra hướng đi nên ngày càng lạc lõng, càng lụi bại. Lạc hậu còn mong có ngày tiến bộ chứ lạc lõng thì vô phương!
   Đến bây giờ thì nền độc lập dân tộc mà chúng ta có ngày hôm nay, nhân dân ta đã phải giành lấy bằng núi sông xương máu, cũng đang bị anh bạn 16 chữ vàng và 4 tốt đe dọa hàng ngày hàng giờ. Nanh vuốt của anh bạn 4 tốt đang ngày càng cắm sâu vào cơ thể Việt Nam. Nọc độc của nó đang phân hủy từng tế bào Việt Nam bằng hàng giả, hàng độc. Nguy cơ Bắc thuộc đã rõ như ban ngày.
   Bây giờ thì đất nước của chúng ta rừng đã phá hết. Rừng đầu nguồn thì cho Trung Quốc thuê dài hạn 50 năm. Tài nguyên dưới lòng đất đã khai thác cạn kiệt. Biển thì thỏa thuận để Trung Quốc cùng khai thác và đánh cá chung. Mái nhà của đất nước là Tây Nguyên thì Trung Quốc đã ngồi chễm trệ trên đó. Kinh tế quốc doanh là chủ đạo thì đã sụp đổ tan tành với các tập đoàn Vinashine, Vinalines, Than và Khoáng sản…Kinh tế tư nhân cũng đang phá sản. Sự suy thoái đạo đức, tham nhũng, hối lộ “sờ đâu cũng thấy, nhìn đâu cũng có” như ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã thừa nhận. Cả xã hội lấy dối trá làm lẽ sống. Lãnh đạo thì “nói dối lem lẻm, nói dối lỳ lợm, nói dối không biết xấu hổ, nói dối không biết khiếp sợ” (Nguyễn Khải- Đi tìm cái tôi đã mất).
   Bây giờ đã là 35 năm so với cái hạn định 20 năm của người đứng đầu chính phủ “đuổi kịp và vượt phương Tây” chẳng thấy đâu mà thực tế thì còn tụt hậu xa so với các nước trong khu vực. Chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước đứng bên bờ vực thẳm. Vụ nhân bản xét nghiệm ở bệnh viện Hoài Đức Hà Nội vừa qua là một báo hiệu sự suy thoái đạo đức, lương tâm của con người trong chế độ XHCN đã đến điểm đỉnh, vượt ra ngoài sức tưởng tượng của nhân loại lương thiện. Nguyên nhân của tất cả nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên của đất nước hôm nay là chế độ độc thoại, là sự cai trị độc tài của một đảng, một mình một chợ, vừa đá banh vừa thổi còi. Những thiết chế dân chủ mà loài người đã đi hàng ngàn năm để tìm thấy và có được như quốc hội dân bầu, pháp luật  độc lập, báo chí tự do…thì ở xã hội toàn trị như Trung Quốc và Việt Nam chỉ là những trò hề, là sự lừa gạt trắng trợn.
   Từ chỗ đang là chính danh, nay đảng cầm quyền đã mất hết tính chính danh, chỉ còn có thể cai trị bằng dùi cui, roi điện, nhà tù để “đá câu giờ” và tồn tại. Chính quyền của đảng đã phải dùng đến lũ côn đồ đội lốt “thương binh”, “quần chúng tự phát” để hỗ trợ công an đàn áp dân chủ, khủng bố quần chúng đòi dân sinh….
   Trong bối cảnh ấy, sự ra đời của một đảng đối lập, lại do chính những người đảng viên trung kiên tách ra thành lập, chủ trương đối thoại ôn hòa là một phúc lớn cho đảng đương cầm quyền. Từ nay, đảng độc thoại có một lực lượng kiềm chế, uốn nắn những sai lầm. Từ nay trong ngôi nhà độc thoại, xưa nay không ai rửa mặt, thì nay có một cái gương to để người ta nhìn thấy vết nhọ trên mặt mình mà lau rửa. Cuộc tập dượt dân chủ này không dễ dàng nhưng hòa bình để cạnh tranh. Nếu thắng, đảng cầm quyền có chính danh để tiếp tục cầm quyền sau một cuộc bầu bán dân chủ trong cả nước. Nếu không thắng thì chí ít cũng là rút lui trong danh dự đẻ tiếp tục thi đua hòa bình trong một nhiệm kỳ khác.
   Tiến sỹ Nguyễn Xuân Tụ ( Hà Sỹ Phu) có nói một câu đầy ấn tượng: con đỉa là một con vật đơn bào. Nó tồn tại từ thời hồng hoang của lịch sử đến nay. Nhưng chỉ tồn tại trong cống rãnh. Muốn nên người, nó phải là một con vật đa bào.
   Là một người ngoài đảng, một công dân, tôi mừng cho đất nước, mừng cho đảng cầm quyền có lối ra khỏi cảnh lạc lõng mà lối ra ấy chính là sự ra đời của một tổ chức ôn hòa, một đảng có cùng “lý lịch” với đảng cầm quyền…Cầu mong cho tương lai tươi sáng của đất nước !

Sài Gòn 8/2013
LPK
-SUY NGHĨ CỦA MỘT NGƯỜI NGOÀI ĐẢNG VỀ ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG Ở VIỆT NAM

Đại Dương: Chính Trị Việt Nam – Bình Cũ, Rượu Ôi
Bộ Chính trị phái Chủ tịch Trương Tấn Sang tới Bắc Kinh để ký Tuyên bố chung với người tương nhiệm có thế lực gấp bội nên bị buộc vào cổ xe chiến lược của Trung Quốc làm cho dư luận trong nước và hải ngoại ái ngại hoặc bực tức.
Tiếp theo, Trương Tấn Sang vội vã sang gặp Tổng thống Barack Obama trong Toà Bạch Ốc hòng dùng miệng lưỡi Tô Tần đòi công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường và xác định đảng cộng sản kiên trì đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền. Mỹ không thể nào thừa nhận một thị trường tưởng tượng. Các tổ chức nhân quyền quốc tế và Lập pháp Mỹ liên tục nổ đại bác vào các vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam buộc Obama phải gay gắt với Sang trong cuộc họp báo chung.

Những đứa con ghẻ của đảng cộng sản như Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận từng làm cánh tay nối dài cho Hà Nội những tưởng thời cơ đã tới để một lần nữa ra sức khuyển mã như từng tham gia trong Đảng Nhân dân Cách mạng Miền Nam Việt Nam.
Hà Nội cho thành lập đảng này vào 1-1-1962 do Hồ Chí Minh làm Lãnh tụ, Võ Chí Công Chủ tịch, Nguyễn Văn Linh Tổng bí thư nhằm che đậy chuyện Miền Bắc đang trực tiếp tổ chức lật đổ Việt Nam Cộng Hoà. Nó bị giải thể không kèn không trống đúng 30-4-1975.
Mỗi lần gặp khó khăn, đảng cộng sản lại bật đèn cho những “quân xanh” khơi lên cuộc tranh luận về đa nguyên, đa đảng, tách đôi đảng cộng sản.
Xính vính trước làn sóng cách mạng dân chủ Đông Âu vào thập niên 1990, những Lữ Phương, Hà Sĩ Phu … cùng với rất nhiều nhân sĩ trí thức hải ngoại lao vào một cuộc tranh luận về đa nguyên, đa đảng, xã hội dân sự. Hà Sĩ Phu đề nghị tách Đảng Cộng sản thành hai Đảng Bảo thủ và Đảng Cấp tiến. Câu chuyện trà dư hậu tửu này cũng tàn sau khi Hà Nội chỉnh đốn được hàng ngũ.
Năm 2006, nguyên Tổng bí thư Đảng Dân chủ, Hoàng Minh Chính tuyên bố khôi phục hoạt động của Đảng này bị Huỳnh Văn Tiểng tố cáo không có tư cách vì đã bị khai trừ từ lâu. Hy vọng được rót vào bình rượu cũ mà Đảng Cộng sản không nhận do rượu ôi nên chóng tàn lụi.
Năm 2009, Thi sĩ Bùi Minh Quốc tự xưng nhà đấu tranh cho dân chủ ở trong nước cũng đề nghị tách Đảng Cộng sản ra làm hai để cạnh tranh “làm đầy tớ” cho nhân dân. Làm đầy tớ trong chế độ cộng sản rất vinh quang, nhất hô bá ứng, tiền vào như nước nên không dễ gì chia sẻ cho những tên bị đẩy ra bên ngoài vòng quyền lực. Dân sợ quá, thêm đầy tớ sẽ chẳng còn tiền để “mua vải che mặt Bác Hồ”.
Ngày 13-5-2013, Bác sĩ Hồ Hải ở trong nước lại đặt câu hỏi đã đến lúc lập 2 đảng bảo thủ và cấp tiến chưa vì trong Đảng Cộng sản đã nẩy sinh mâu thuẩn đối kháng khó dung hoà. Thực tế, các nhóm lợi ích đang chi phối đảng cộng sản, nhưng, không hề khác biệt về bảo vệ quyền độc tôn lãnh đạo nên không thể tách đôi.
Hôm 15-8-2013, Dân biểu đối lập tại Việt Nam Cộng Hoà, Hồ Ngọc Nhuận núp bóng Lê Hiếu Đằng có 45 tuổi đảng [cộng sản] viết bài cổ vũ cho việc thành lập Đảng Dân chủ Xã hội nhằm cạnh tranh với Đảng Cộng sản để xây dựng xã hội dân sự.
Tại sao phong trào ồn ào và thậm thụt suốt hơn 2 thập niên mà đa nguyên đa đảng chẳng có và xã hội dân sự còn nằm trên giấy?
Tất cả những kẻ xướng xuất từ trong lòng chế độ đều mâu thuẩn khi lập luận.
Ai cũng thừa nhận sự cần thiết của cách mạng bạo lực để giành độc lập dân tộc. Nhưng, Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã nướng gần 4 triệu dân và một đất nước tang hoang mà chỉ độc lập sau 30 năm so với 13 nước Á, Phi có cùng hoàn cảnh bị thực dân Tây Phương cai trị. Bọn họ mê muội đến độ mù tịt với xu thế giải thực toàn cầu được Liên Hiệp Quốc xướng xuất sau Đệ nhất Thế chiến và đẩy mạnh sau Thế chiến Thứ hai.
Họ tự cao, tự đắc về mục tiêu đấu tranh cho dân tộc. Lê Hiếu Đằng viết trong bài: Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh “Tôi tham gia kháng chiến vì bị thôi thúc bởi lòng yêu nước, ý chí chống xâm lược, giành độc lập, tự do dân chủ cho dân tộc”. Nhưng, bưng tai, bịt mắt trước thảm hoạ Cải cách Ruộng đất, Cải tạo Công thương nghiệp, hợp-tác-hoá giáng xuống đầu người Việt.
Lê Hiếu Đằng cao giọng “Không nên ngồi tranh luận với nhau về sự đúng, sai khi chọn lựa đứng bên này hay bên kia”. Ai có can đảm giao số phận vào tay những người có viễn kiến hạn hẹp, thiếu óc phán đoán, chậm tiêu kiến thức?
Những người trưởng thành trong chế độ cộng sản ở Miền Bắc không có hình mẫu sống động để so sánh sự khác biệt giữa xã hội công dân và xã hội toàn trị. Nhưng, Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận ăn cơm của của Miền Nam tự do đến mòn răng mà mãi gần kề miệng lổ, mất hết quyền lực mới kêu gọi thiết lập xã hội công dân sơ khởi.
Lê Hiếu Đằng kết tội “Đảng và nhà nước Việt Nam nhận chìm các tầng lớp nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam dưới chế độ quản lý kinh tế bao cấp, đi ngược lại tất cả qui luật tự nhiên, cop-pi mô hình kinh tế của Liên bang Xô viết và Trung Quốc cộng sản 100%. Dân chúng đói kém rên xiết. Các đợt cải tạo tư sản X1, X2 đã làm tan nát biết bao gia đình, làm dòng người vượt biên ngày càng nhiều và biết bao gia đình phải chết tức tưởi trên biển. Có thể nói tất cả điều đó là tội ác của Đảng và Nhà nước Việt Nam”.
Những người đòi tách Đảng cộng sản làm đôi đã có sự “sai lầm cố ý” chỉ tách ra, nhưng, không độc lập mà trực thuộc nên liên thủ bảo vệ quyền lực và lợi ích cho nhau. Bộ Chính trị đồng ý hạ bệ “đồng chí X”, nhưng, thành viên trong Ban Chấp hành Trung ương không cho phép nên câu chuyện trở thành “đầu voi đuôi chuột”. Những đảng viên cộng sản điều hành trong hai đảng thì khác nào hai bình hoa Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội từ năm 1946 đến 1988!
Lê Hiếu Đằng nhận xét về đối tác tương lai “Tôi nghĩ trong một thời gian dài Đảng Cộng sản vẫn sẽ là một lực lượng chính trị mà không có bất cứ lực lượng nào có thể tranh chấp được”. Vì thế, Đằng không từ bỏ đảng mà chỉ khuyên các đảng viên khác phải từ chức tập thể để gia nhập Đảng Dân chủ Xã hội dần dần đối lập với Đảng Cộng sản.
Phong trào này sẽ biến mất khi Việt Nam ký được Hiệp ước Đối tác Kinh tế Thái Bình Dương, TPP.
Hai Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội do Cộng sản giật dây từ năm 1946 cho tới khi bị giải thể vào năm 1988 mà không hề thành đối lập bởi vì bản chất cuội.
Những người muốn đòi tách Đảng Cộng sản làm để có thể duy trì độc quyền lãnh đạo mà không chừa chỗ cho những người ngoài vòng tay thách đố quyền lực.
Tất cả những người đòi đa nguyên, đa đảng, xã hội dân chủ ở trong nước từ thập niên 1990 đến nay đều không có chủ trương tập họp quần chúng để đương đầu với Đảng Cộng sản nên chẳng có người theo sau tạo ra tình trạng vắng vẻ như Chùa Bà Đanh.
Mikhail Gorbachev muốn sửa đổi Đảng cộng sản đã bất thành nên than “Tôi đã bỏ nửa đời cho lý tưởng cộng sản. Nay phải nói Đảng Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói dối”.
Boris Yeltsin bốp chát “Cộng sản không thể nào sửa chữa mà phải đào thải”.
Các dân tộc Đông Âu và Liên Xô đã tái xây dựng xã hội dân sự từ sức mạnh của quần chúng chứ không nhờ Đảng Cộng sản tách đôi.
Bình cũ, rượu ôi không thể uống mà phải đổ nếu chẳng muốn bị trúng độc.
Đại Dương


Ông Hồ Ngọc Nhuận cần đổi cách suy nghĩ

Ngô Nhân Dụng

Người Việt ở khắp thế giới chào mừng cháu Nguyễn Phương Uyên đã được về nhà. Khi ra khỏi nhà tù, cháu đã nghĩ ngay tới những bạn bè cùng lứa tuổi: “Tôi nghĩ hành động của mình nhỏ bé thôi... tôi vui mừng và tự hào vì đã cống hiến cho đất nước, khơi dậy lòng yêu nước của các bạn trẻ, để họ không còn vô cảm nữa.”

Cháu có thể yên lòng, rất nhiều người không còn vô cảm nữa; chính cháu góp phần vào hiện tượng chuyển hóa đó. Riêng thái độ bình tĩnh, tự chủ của cháu đã thay đổi nhiều người. Huỳnh Ngọc Chênh thăm cháu trong tù về, đã viết: “...Dường như Phương Uyên đã truyền niềm tin đến cho mọi người. Nên sau đó, Lê Quốc Quyết đã ghi trên facebook: Ði thăm Phương Uyên để động viên tinh thần em và gia đình, không ngờ khi gặp em thì mình được động viên tinh thần nhiều hơn.” Ði thăm cháu ở nhà tù và đi biểu tình trong thị xã Tân An có nhà thơ Hoàng Hưng, có cả những đảng viên cộng sản lâu năm như Huỳnh Kim Báu, Kha Lương Ngãi. Họ không vô cảm được. Và chắc cháu đã được đọc bài của Lê Hiếu Ðằng “tính sổ” với đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông Lê Hiếu Ðằng kêu gọi các đảng viên Cộng Sản khác: “Tại sao chúng ta hàng trăm đảng viên không tuyên bố tập thể ra khỏi đảng và thành lập một đảng mới, chẳng hạn như đảng Dân Chủ Xã Hội?”

Ý kiến của Lê Hiếu Ðằng đã gây tiếng vang rất xa và rộng. Có bài phản ứng của Hà Sĩ Phu về “Con đường Xã hội Dân chủ” và một bài của ông Hồ Ngọc Nhuận hô hào ủng hộ đảng mới. Ðọc bài “Phá Xiềng” của ông Hồ Ngọc Nhuận, tôi muốn cần nêu lên vài ý kiến; khi nghĩ đến các bạn trẻ như Huỳnh Thục Vi, Ðinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, vân vân, đang dấn thân tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do dân chủ. Muốn xây dựng một xã hội tự do dân chủ chúng ta cần suy nghĩ theo lối tự do dân chủ, mà sau khi đọc bài của ông Hồ Ngọc Nhuận tôi cảm thấy mọi người chưa chắc đã thấm phong cách sống dân chủ. Ðiều này cũng dễ hiểu. Những người chưa bao giờ xuống nước thì khó hình dung bơi lội nó thế nào. Nhưng có nhiều điều chúng ta cần xác định rõ ràng về cách sống dân chủ trong khi còn đang tranh đấu thiết lập chế độ dân chủ.

Ông Hồ Ngọc Nhuận hoan nghênh việc vận động thành lập “đảng mới” này với lời lẽ nồng nhiệt biểu lộ tấm lòng thành; như một người đang đi trong sa mạc trông thấy mặt nước long lanh ở phía xa. Và ông kêu gọi mọi người, không riêng gì các đảng viên Cộng Sản, hãy tiến tới đó uống cho hết khát. Ông viết: “Tổ tiên nòi giống đang ủng hộ, cổ võ sự ra đời của đảng Dân Chủ Xã Hội mới. Các đảng chánh trị yêu nước, với các chiến sĩ đã hy sinh hay còn sống, bị bức tử gần đây... đang ủng hộ các bạn. Các tiền bối yêu nước thương dân của mọi thời kỳ, cả các đảng viên Cộng Sản lão thành đã hy sinh hay đang uất nghẹn trước sự phản bội của một phường tham nhũng trục lợi, đang ủng hộ các bạn.” Vân vân. Sau khi nói đến “tổ tiên nòi giống,” những “chiến sĩ đã hy sinh,” “Vong linh hằng vạn thanh niên nam nữ” đang cổ võ, ủng hộ đảng mới, ông Hồ Ngọc Nhuận còn kể thêm: “Hằng vạn gia đình nạn nhân các đợt cải cách, cải tạo... Hằng vạn gia đình nạn nhân chết tức chết tưởi, trên biển trên bờ... Toàn thể nông dân... Lực lương các anh chị em công nhân... Các ngư dân và gia đình các ngư dân... Hàng hàng lớp lớp học sinh sinh viên... Các nhà kinh doanh, những người dân làm ăn lương thiện... hàng ngũ trí thức, nghệ nhân, văn nghệ sĩ, báo chí trên cả nước... Các chức sắc và nam nữ tín đồ các tôn giáo đang khao khát tự do hành đạo...” Tất cả những lớp người đó, ông Hồ Ngọc Nhuận viết, “đang ủng hộ các bạn, đang thúc giục các bạn, đang hối thúc các bạn, đang khẩn thiết kêu gọi các bạn, đang mong chờ các bạn, đang thúc bách các bạn,” vân vân.

Những lời kêu gọi nhiệt thành đó rất đáng ngợi khen. Chỉ thiếu một điều ông Hồ Ngọc Nhuận chưa cho biết, là “Ðảng Dân Chủ Xã Hội mới” mà ông cổ võ nó sẽ làm cái gì? Tất nhiên, chuyện đáng khen là có người đề nghị thành lập đảng trong khi chính quyền Cộng Sản hiện không chấp nhận cho một đảng thứ hai nào xuất hiện. Riêng việc đưa ra cái tên Dân Chủ Xã Hội, khác với chủ trương chuyên chế của đảng Cộng Sản, đã đáng hoan nghênh rồi. Nhưng người dân cần biết cái đảng này sẽ làm gì. Nhất là, cần biết nó sẽ làm gì nếu lên nắm quyền thay thế đảng Cộng Sản. Làm sao có thể hô hào tất cả các tầng lớp dân chúng như trên có thể ào ào ủng hộ một đảng mới, chỉ vì thấy cái tên mới?

Thiếu sót đó, chắc vì tác giả bài “Phá Xiềng” chưa có kinh nghiệm sống trong một thể chế tự do dân chủ, chưa có thói quen suy nghĩ theo lối sống tự do dân chủ. Trong một xã hội dân chủ, mỗi đảng phái chinh phục cử tri bằng những chương trình hành động nếu họ được nắm quyền, chứ không chỉ dựa trên một cái tên hay một khẩu hiệu. Hiện giờ chỉ mới thấy ông Lê Hiếu Ðằng mới chỉ nói muốn “thành lập một đảng mới, chẳng hạn như đảng Dân Chủ Xã Hội”. Nói “chẳng hạn” nghĩa là chưa chắc chắn. Mới có thế mà đã kêu gọi tất cả mọi người ủng hộ, cả người còn đang sống lẫn người đã khuất, thì hơi vội vàng.

Ông Hồ Ngọc Nhuận còn viết một câu nghe đáng lo ngại; ông tuyên bố: “Ðứng vào hàng ngũ đảng Dân Chủ Xã Hội là yêu nước.” Những người phải nghe đài và đọc báo Nhân Dân qua nhiều năm hay bắt chước cái lối nói “ăn trùm” như vậy. Một thủ đoạn của các đảng cộng sản là thấy những gì tốt đẹp của nhân loại thì dùng vơ vào tất cả làm của mình, hô khẩu hiệu rồi dần dần biến thành thói quen khi nói năng. Anh có yêu nước không? Có? Vậy chính anh ủng hộ đảng tôi rồi? Anh có muốn dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng hay không? Nói có tức là anh đã học tập nghị quyết đại hội đảng tôi rồi!

Trong một xã hội tự do dân chủ người ta không sống, không suy nghĩ theo lối trùm lấp đó. Một đảng chính trị không có tham vọng bao gồm tất cả mọi người, những người yêu nước, người đạo đức, người chồng chung thủy, người vợ đảm đang, những người lái xe cẩn thận, đánh răng mỗi ngày, biết ăn uống điều độ không mập phì, vân vân. Phải nghĩ rằng trong tất cả các đảng chính trị khác cũng có những người tôn trọng các giá trị chung của nhân loại. Mỗi đảng phân biệt với đảng khác bằng chương trình lập pháp, chứ không phải là vì đảng này yêu nước, đảng kia không. Các chương trình hành động này phản ảnh khát vọng hay quyền lợi của các nhóm dân chúng, mỗi đảng thu hút các “nhóm lợi ích” khác nhau. Mà trong mỗi đảng, chính các nhóm này cũng không hoàn toàn đồng ý với nhau tất cả mọi chuyện. Chính họ cũng phải thỏa hiệp với nhau khi ủng hộ cùng một đảng. Thí dụ, một đảng chính trị có thể thu hút những người chống phá thai, cùng những người đòi giảm thuế. Hai nhóm theo đuổi hai mục tiêu khác nhau, họ nương vào nhau để chiếm đa số phiếu cho đảng, nhưng trên các vấn đề khác họ có thể trái nghịch nhau. Mỗi nhóm lợi ích có thể thay đổi từ đảng này sang đảng khác, tùy thời gian và chương trình tranh cử của các đảng. Không một đảng chính trị đứng đắn nào dám nói: Những người tốt nhất thì vào đảng tôi. Nói như vậy người ta sẽ cười cho. Nói như vậy là không hiểu tinh thần dân chủ.

Trên đây là mấy điều mà các bạn trẻ như Huỳnh Thục Vi, Nguyễn Phương Uyên, Ðinh Nguyên Kha nên biết. Còn rất nhiều khác cần biết nữa. Trong lúc tranh đấu thiết lập một xã hội dân chủ tự do chúng ta cần sống và suy nghĩ theo lối tự do dân chủ.

Nước Việt Nam chúng ta cần nhiều đảng chính trị, họ cần cạnh tranh với nhau, giống như trong thị trường. Mỗi đảng phải trình bày chương trình mình sẽ làm gì, khi cầm quyền. Một khẩu hiệu như Dân Chủ Xã Hội chưa đủ. Ở Việt Nam ông Mai Thái Lĩnh là người đã nghiên cứu và trình bày rất nhiều về các chế độ Dân Chủ Xã Hội trên thế giới. Nhưng một đảng Dân Chủ Xã Hội ở Việt Nam phải cho biết sẽ có các chính sách cụ thể như thế nào, phù hợp với nhu cầu của đất nước.

Chúng ta hiểu hoàn cảnh khó khăn của những người như các ông Lê Hiếu Ðằng, Hồ Ngọc Nhuận. Ðối tượng của họ hiện giờ không phải là tất cả dân chúng Việt Nam. Họ nhắm trước hết vào các đảng viên cộng sản, chỉ cho những người này thấy nếu bỏ đảng vẫn có thể hành động cách khác. Lê Hiếu Ðằng còn đoán “trong một thời gian dài đảng Cộng Sản vẫn sẽ là một lực lượng chính trị mà không có bất cứ lực lượng nào có thể tranh chấp được”. Lời tiên đoán đó cốt để làm cho các lãnh tụ đảng bớt sợ, nhưng không biết họ có tin không?

Nhưng việc kêu gọi các đảng viên cộng sản bỏ đảng, lập đảng mới không phải là phương cách tranh đấu duy nhất. Các bạn trẻ có thể vận động cho một xã hội dân chủ tự do bằng nhiều lối hoạt động khác. Nước ta đang cần những phong trào, mọi phong trào nhằm vào một vài mục tiêu cụ thể. Các blogger đang đòi xóa bỏ các điều luật “bịt mồm bịt miệng”. Các nông dân đang đòi thay đổi luật ruộng đất. Bao nhiêu người đang đòi trả tự do cho các tù nhân chính trị. Các công nhân đảng muốn tự do lập công đoàn. Còn phải gây một phong trào bãi bỏ chế độ hộ khẩu để dân được tự do cư trú và di chuyển. Cần nhiều phong trào bảo vệ môi trường; vân vân.

Các phong trào đó có những mục tiêu cụ thể, sẽ thu hút được nhiều người. Chính các đảng viên cộng sản cũng có thể tham gia vào các phong trào này. Khi người dân tự do và tự nguyện tham gia, họ sẽ tập sống theo lề thói dân chủ. Tất cả các hoạt động đó sẽ xây dựng nên một xã hội công dân, nền tảng của chế độ dân chủ. Tới một lúc, các phong trào nhỏ tập hợp lại, nếu cần sẽ thành lập một đảng chính trị. Khi nào cụ bà Lê Hiền Ðức, ông Ðoàn Văn Vươn, Tiến Sĩ Nguyễn Quang A họp nhau lại lập một đảng, chắc họ cũng đại diện cho nguyện vọng của nhiều tầng lớp nhân dân. Nhưng không phải cứ ai yêu nước thì phải vào đảng “HÐVA” này! Ngay từ bây giờ, chúng ta đã nhất thiết phải sống theo tinh thần dân chủ. Trong việc xây dựng chế độ dân chủ, những bước đầu mà đi trệch đường sẽ gây hại rất lâu trong tương lai. Vì vậy, tôi mới xin phép khuyên ông Hồ Ngọc Nhuận thay đổi cách suy nghĩ.
Bỏ đảng, lập đảng khác
Nhờ đâu vẫn còn nước Việt Nam?
Hoàng Sa bị thế giới bỏ quên?
Bỏ đảng hay đảng bỏ?
Vũ Thư Hiên -Một chuyện bỏ đảng



Nhân chuyện ông Lê Hiếu Đằng nằm trên giường bệnh còn hô hào các đồng chí bỏ đảng (cộng sản), tôi xin hầu các bạn Facebook một chuyện bỏ đảng (tất nhiên ở nước ta là đảng cộng sản, đảng duy nhất, khỏi nhắc lại mà rườm) theo cách hi hữu, riêng tôi chưa từng gặp.

Chuyện bỏ đảng thông thường diễn ra theo cách êm – ấy là khi chuyển công tác, hay chuyển chỗ ở (các quan hay chữ gọi là chuyển địa bàn cư trú), đảng viên được cấp một tấm giấy gọi là giấy chuyển sinh hoạt đảng, để đảng viên tiếp tục họp chi bộ ở nơi mới chuyển đến. Không trình giấy ấy, bỏ bê không liên hệ với tổ chức đảng trong một thời gian nhất định, sẽ bị cắt sinh hoạt đảng (tức là không còn được coi là đảng viên nữa). Nhưng ra khỏi đảng cách ấy khác xa với việc bị đảng khai trừ. Người bị khai trừ coi như có dấu nung đóng lên mặt, đi đâu cũng gặp lắm chuyện lôi thôi, nhất là với các ông bà cán bộ tổ chức, với công an, khi anh còn trong tuổi làm việc. Ra sao cho êm có nghĩa là như thế. Chứ mà làm đơn xin ra đảng thì rách việc lắm lắm – hành động đó được đảng, và cả thiên hạ nữa, đánh giá như sự bôi gio trát trấu vào mặt đảng, rằng đảng chẳng ra cái chó gì, tôi không thích ở với các người nữa, tôi chán lắm rồi, tôi cút. Cái đó sẽ làm cho đảng cáu. Đảng toàn năng mà đã cáu thì hậu quả là khôn lường, người xin ra đảng sẽ lãnh đủ, đủ cái gì thì chẳng cần nhiều trí tưởng tượng cũng đoán ra.

Tôi có anh bạn là đảng viên cộng sản, anh này thấy người ta bày ra các trò gọi là đảng lãnh đạo toàn diện như buộc đảng viên phải thi hành mọi nghị quyết trên ban xuống, cấm ho he, chỉ một mực nhắm mắt chấp hành, như cái cách cơ cấu các cấp uỷ đảng (là sắp đặt trước ấy mà) trước các cuộc bầu bán trong nội bộ đảng, hoặc như trong các cuộc bầu cử hội đồng nhân dân hay Quốc Hội thì cho người dặn trước cử tri nhớ gạch tên cái thằng số 8, con mẹ số 9…, những chuyện như thế với người khác coi như không sao, xưa nay vẫn thế, nhưng anh thì lại bực mình. Mới quyết định ra khỏi đảng.

Anh không viết đơn, mà gửi cho chi bộ của anh một tuyên bố. Anh viết thế này:

“… Trước nay, trong mọi việc tôi làm, trong mọi hành xử liên quan tới tư cách đảng viên. tôi thường tự vấn: tôi có xứng đáng với đảng không? Chưa bao giờ câu hỏi ngược được đặt ra: trong mọi việc đảng làm, đảng có xứng đáng với tôi không? Nay thì câu hỏi ấy đã được đặt ra, và câu trả lời là: đảng không xứng đáng với tôi. Nên tôi ra.”

Anh cho tôi xem lá đơn, à quên, bản tuyên bố ấy, trước khi gửi đi. Tôi băn khoăn, nói:”Thế này có căng quá không?”. Anh đáp: “Chuyện nó là thế thì mình viết đúng thế, có gì mà quá”!

Vào những năm 60 thế kỷ trước, cái cách bỏ đảng như thế là chuyện động trời. Tôi hồi hộp theo dõi hậu quả việc làm không giống ai của bạn mình. Tôi lo cho anh lắm.

May, rồi anh không bị làm sao hết. Người ta nói: đó là trường hợp đặc biệt – thời đảng còn trong bí mật mẹ anh từng che giấu, nuôi nấng rất nhiều các vị sau này làm to, từ chủ tịch nước trở xuống, nên người ta không nỡ xuống tay với anh. Phải người khác ấy à, có mà toi cả họ.

Nguồn: FB Vũ Thư Hiên

19 tháng tám 2013
******************

-Son Tran 

TRICH (Nghiêm Văn Thạch)
1/Khi ông (Lê Hiếu Đằng) quả quyết "trước mắt là hành động, hành động và hành động". Cách phát biểu này bày tỏ quyết tâm, nhưng hành động với ai, như thế nào, theo tiến trình nào ? Tôi nghĩ là còn nhiều vấn đề phải thảo luận để đi đến kết luận chung đúng đắn chứ không phải chỉ giản dị là hành động, hành động và hành động.
Vấn đề trước hết là phải cảnh giác với những điều mà chúng ta cho là hiển nhiên.


2/Dù rất tán thành thái độ dũng cảm thẳng thắn quay lưng lại với đảng cộng sản tôi cũng thấy phải đặt câu hỏi tại sao lại chỉ có những đảng viên cộng sản cũ trong đảng Dân Chủ Xã Hội mà ông Lê Hiếu Đằng muốn thành lập ?

3/Vậy còn lý do nào khiến ông còn ngần ngại bắt tay với những người dân chủ ngoài đảng và nhà nước cộng sản?
Ông Đằng viết : "tôi nghĩ trong một thời gian dài đảng cộng sản sẽ là một lực lượng chính trị mà không có bất cứ lực lượng nào có thể tranh chấp được".
Như vậy thì mục đích của cuộc đấu tranh dũng cảm này chỉ là để khiến đảng cộng sản cải tiến cách cai trị đất nước ?

4/Nếu có một lực lượng dân chủ thực sự thì đánh bại đảng cộng sản không khó.
Người ta không bao giờ ước lượng đúng được sự thù ghét của nhân dân đối với chế độ cộng sản. Những người dân chủ chắc chắn sẽ thắng nếu xây dựng với nhau một tập hợp dân tộc mới qui tụ tất cả những người dân chủ thuộc mọi quá khứ chính trị.
-Nghiêm Văn Thạch-
http://www.ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=3459%3Ati-p-l-i-ong-le-hi-u-d-ng-nghiem-van-th-ch&catid=44&Itemid=301



Tiếp lời ông Lê Hiếu Đằng ( Nghiêm Văn Thạch)
Người ta không bao giờ ước lượng đúng được sự thù ghét của nhân dân đối với chế độ cộng sản. Những người dân chủ chắc chắn sẽ thắng nếu xây dựng với nhau một tập hợp dân tộc mới qui tụ tất cả những người dân chủ thuộc mọi quá khứ chính trị. Đó là niềm tin từ hơn 30 năm qua của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên mà tôi hân hạnh là thành viên.

Tôi vốn sẵn có cảm tình với ông Lê Hiếu Đằng. Trong những vị mà tôi tạm gọi là "trí thức dân chủ trong nước" ông Lê Hiếu Đằng là một trong những người mà tôi ưa đọc nhất.  Theo nhận xét của tôi ông là người nói thẳng nhất, dù tôi vẫn có cảm tưởng rằng ông vẫn còn giữ gìn, chưa nói hết những điều mình nghĩ. Bài "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…" của ông, do ông Nguyễn Huệ Chi biên tập khác ở chỗ nó khiến tôi nghĩ rằng lần này ông đã viết hết những điều mình nghĩ. Hoan hô ông Lê Hiếu Đằng và hoan hô cả ông Nguyễn Huệ Chi người đã biên tập và phổ biến bài này.
Lý do khiến tôi thích bài này nhất trong những bài của ông Lê Hiếu Đằng, và trong số tất cả những bài viết gần đây của trí thức trong nước, nằm ngay trong lời giới thiệu của ông Nguyễn Huệ Chi : bài này là "một lời tuyên ngôn chắc nịch về con đường nhất thiết phải đi để đưa dân tộc thoát khỏi (..) một cái ách cực kỳ phi lý (…) Hãy hất nó xuống khe vực để đứng thẳng dậy, sánh bước cùng nhân loại văn minh."
Một độc giả Thông Luận, ông Hữu Văn, đã nhận định bài này là một đột phá về tư tưởng. Tôi chỉ đồng ý một phần. Theo tôi nên gọi đây là một sự giác ngộ thì đúng hơn. Ông Lê Hiếu Đằng đã viết bài này sau khi nằm bệnh viện và xáp mặt với cái chết. Tôi biết ông Đằng đã ngoài 70 và tôi còn hơn ông Đằng trên một con giáp để đã có nhiều cơ hội hiểu rằng ở vào tuổi đó mỗi khi phải vào bệnh viện người ta đều có cảm nghĩ lần này có khả năng mình sẽ từ giã tất cả trên cõi đời này. Những lúc đó mình mới thấy rằng câu hỏi duy nhất đáng được đặt ra là mình đã dám sống thật với mình chưa. Cuộc đời mình có ý nghĩa gì hay không hoàn toàn ở cách mà mình tự trả lời mình, ngoài ra tất cả đều chỉ là phù phiếm. Tôi tin rằng ông Đằng vừa trải qua một lúc như thế và vì thế bài này của ông đã vượt trội hơn những bài khác.
Tôi rất nể phục ông Lê Hiếu Đằng ở chỗ ông đã kể lại quá trình tham gia và hoạt động trong đảng cộng sản một cách bộc trực. Tại sao không ? Chúng ta chẳng có gì để phải giấu giếm che đậy cả. Giai đoạn lịch sử vừa qua đã là một giai đoạn rất đau thương trong đó người những người Việt Nam có chút đầu óc đã chỉ có những chọn lựa buồn giữa một cái dở và một cái mà một cách chủ quan chúng ta cho là còn dở hơn. Để rồi sau cùng tất cả đều thất vọng, kẻ thì thất bại đi tù cải tạo hay đào thoát ra nước ngoài, hay bị gạt ra ngoài lề xã hội, kẻ thì tỉnh mộng nhận ra là mình đã chỉ đóng góp cho một công trình đập phá đất nước. Chẳng có ai có tư cách để bắt lỗi ai. Tất cả chúng ta đều bẽ bàng như nhau. Dĩ nhiên cũng có những người khôn lanh biết họ muốn gì và đang thỏa mãn nhưng tôi không muốn nói tới họ trong bài này, tôi chỉ muốn nói về những người còn khắc khoải với tương lai đất nước.
Không những nể phục mà tôi còn tán thành ông Lê Hiếu Đằng khi ông nhận định : "hiện nay tình hình trong nước và trên thế giới đã thay đổi, vì vậy chúng ta phải nhận thức lại một số vấn đề trước đây. Nhận thức lại và dấn thân hành động cho cuộc chiến đấu mới". Cuộc chiến đấu mới đó theo ông Đằng là để "thay đổi thể chế từ một nhà nước độc tài toàn trị chuyển thành một nhà nước cộng hòa với tam quyền phân lập : lập pháp, hiến pháp, tư pháp độc lập". Tôi cũng hoàn toàn tán thành. Bởi vậy những gì tôi nói sau đây là thảo luận với một người cùng chí hướng trong tinh thần đóng góp cho mục đích chung.
Chính vì đồng ý với ông Đằng là "chúng ta phải nhận thức lại một số vấn đề" mà tôi phân vân khi ông quả quyết : "trước mắt là hành động, hành động và hành động". Cach phát biểu này bày tỏ quyết tâm, nhưng hành động với ai, như thế nào, theo tiến trình nào ? Tôi nghĩ là còn nhiều vấn đề phải thảo luận để đi đến kết luận chung đúng đắn chứ không phải chỉ giản dị là hành động, hành động và hành động. Vấn đề trước hết là phải cảnh giác với những điều mà chúng ta cho là hiển nhiên.
Một trong những vấn đề mà nhiều trí thức xuất thân từ hàng ngũ cộng sản cho là hiển nhiên là chỉ có họ mới có khả năng thực hiện cuộc chuyển hóa về dân chủ. Tôi còn nhớ trước đây, vào cuối năm 2010, đã có một hội thảo của các chuyên gia và nhân sĩ hàng đầu của chế độ có tiếng là cởi mở để đóng góp cho cương lĩnh của đại hội lần thứ 11 của Đảng Cộng Sản Việt Nam do ông Trần Phương chủ trì tại Hà Nội. Hội nghị này đã có những phê phán rất gay gắt đối với chế độ. Có vị nói thẳng chủ nghĩa Mác-Lenin đã sai bét rồi, có vị chất vấn về vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản : "ai cho anh lãnh đạo ?", có vị nói thẳng : "không lừa được người ta mãi đâu !". Đúng là một cuộc hội thảo bộc trực và tâm huyết hiếm có trong chế độ. Một số đông đảo các vị này cũng là những vị mà ông Lê Hiếu Đằng nêu tên như là những khuôn mặt quí báu của đất nước hiện nay.
Một chi tiết ít ai lưu ý là bà Dương Thị Thu Hương, nguyên phó thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, đã nói trong hội thảo này rằng các nhân sĩ trong nước chỉ cần thảo luận với nhau chứ còn "những thằng ở nước ngoài chúng nó nói gì cứ kệ chúng nó". Tôi không hiểu "những thằng ở nước ngoài"như tôi đã làm gì để xứng đáng với một sự thù ghét khinh bỉ như thế. Điều đáng lưu ý là đã không có vị nhân sĩ nào trong hội nghị phiền lòng vì câu phát biểu cao ngạo này.
Hình như chính ông Lê Hiếu Đằng cũng chia sẻ quan điểm cho rằng cuộc vận động dân chủ phải hoàn toàn do những người cộng sản cũ chủ xướng khi ông viết : "Vậy tại sao chúng ta hàng trăm đảng viên không tuyên bố tập thể ra khỏi đảng và thành lập một đảng mới, chẳng hạn như Đảng Dân chủ Xã hội (…)".
Dù rất tán thành thái độ dũng cảm thẳng thắn quay lưng lại với đảng cộng sản tôi cũng thấy phải đặt câu hỏi tại sao lại chỉ có những đảng viên cộng sản cũ trong đảng Dân Chủ Xã Hội mà ông Lê Hiếu Đằng muốn thành lập ?
Tôi là một người chống đối với đảng và chủ nghĩa cộng sản từ rất lâu. Tôi có thể chất vấn các vị cho rằng cuộc cách mạng dân chủ phải hoàn toàn do những người cộng sản cũ chủ xướng rằng họ nhân danh cái gì để nghĩ như thế. Phải chăng là vì họ có ý thức dân chủ rõ rệt hơn chúng tôi ? Hay là vì họ có kinh nghiệm dân chủ hơn ? Hay họ có quyết tâm đấu tranh cho dân chủ hơn ? v.v. Nếu thực sự có cuộc tranh luận xem ai có tư cách và thẩm quyền để đấu tranh cho dân chủ hơn ai thì sẽ phức tạp lắm chứ không hiển nhiên chút nào đâu. Nhưng vấn đề thực sự cần được ý thức thật rõ rệt là một kết hợp chỉ gồm những người cộng sản cũ hay chỉ gồm những người xuất phát từ chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước đây là một kết hợp vô vọng ngay từ đầu. Một lý do là họ sẽ chỉ qui tụ được những  người gắn bó với quá khứ thay vì hướng về tương lại, nghĩa là một thiểu số không đáng kể. Một lý do khác là kinh nghiệm cho thấy không bao giờ có một kết hợp chỉ gồm những người trong nội bộ một tổ chức có thể thay đổi được tổ chức đó ; trái lại chính họ sẽ bịđè bẹp. Xin gợi ý các vị đọc một bài giải thích lý do này nhân dịp viện IDS giải thể ; một số đông thành viên IDS là những người mà ông Lê Hiếu Đằng đặt kỳ vọng (1).
Định kiến của các trí thức xuất phát từ chế độ cộng sản -theo đó cuộc vận động dân chủ phải chỉ do những người cộng sản- có thể có nhiều nguyên nhân. Trước hết là do giáo dục và đào tạo trong nội bộ đảng họ được huấn luyện để không nhìn những người chống cộng như là đồng bào và anh em, di sản của tâm lý đó là  họ vẫn còn nhìn những người chống chế độ với con mắt xa lạ. Cũng có thể là vì dù sao tâm lý chiến thắng sau ngày 30-4-1975 vẫn còn trong tiềm thức và khiến họ vẫn thấy mình thuộc "bên thắng cuộc" hơn hẳn những kẻ thuộc "bên thua cuộc". Nhưng đó là những lý do chỉ tồn tại trong tiềm thức khi mình không ý thức được là chúng còn tồn tại, chỉ cần nói ra là chúng tan biến ngay.
Quan trọng hơn là nỗi sợ. Phát biểu những trăn trở cá nhân hoặc giao du với bạn bè trong chế độ thì còn được dung túng chứ bắt tay với bọn chống đối thực sự là điều đảng không tha. Và nhiều người sợ. Sợ bị mất sổ lương hưu hay cái nhà hóa giá, sợ bị vu cáo, sợ cho người thân v.v. Nhưng tôi chắc ông Lê Hiếu Đằng không có nỗi sợ đó, ít nhất là từ nay bởi vì ông đã quả quyết : "Trước mắt là phải “chấn dân khí” để không còn sợ hãi các thế lực tàn bạo, không sợ bắt bớ, tù đày". Vậy còn lý do nào khiến ông còn ngần ngại bắt tay với những người dân chủ ngoài đảng và nhà nước cộng sản?
Tôi thấy còn một lý do khác và trên điểm này tôi cũng muốn góp ý. Ông Đằng viết : "tôi nghĩ trong một thời gian dài đảng cộng sản sẽ là một lực lượng chính trị mà không có bất cứ lực lượng nào có thể tranh chấp được".Như vậy thì mục đích của cuộc đấu tranh dũng cảm này chỉ là để khiến đảng cộng sản cải tiến cách cai trị đất nước ?
Tôi nghĩ rằng chúng ta không cần phải khiêm tốn như vậy đâu. Nếu có một lực lượng dân chủ thực sự thì đánh bại đảng cộng sản không khó. Cuối thập niên 1980 khi phong trào dân chủ dâng lên tại Liên Xô và Đông Âu nhiều người, trong đó có Soljenitsyne, tuyên bố rằng ngay cả nếu có bầu cử tự do thì các đảng cộng sản cũng vẫn sẽ thắng, đối lập chỉ có hy vọng trong những cuộc bầu cử sau đó. Sự thực đã như thế nào ? Trong cuộc bầu củ tự do đầu tiên tại Liên Xô do chính Gorbachev tổ chức đảng cộng sản Liên Xô đã chỉ được 7%. Tại Ba Lan đảng cộng sản không được một ghế nào cả, công đoàn Solidarnosc chiếm được toàn bộ số ghế, đến nỗi tướng Jaruzelski phải chua chát thốt lên : "Nếu lấy nhãn Solidarnosc dán lên đầu một con bò thì con bò cũng đắc cử". Và đó là những đảng cộng sản không đến nỗi quá mất lòng dân như Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Người ta không bao giờ ước lượng đúng được sự thù ghét của nhân dân đối với chế độ cộng sản. Những người dân chủ chắc chắn sẽ thắng nếu xây dựng với nhau một tập hợp dân tộc mới qui tụ tất cả những người dân chủ thuộc mọi quá khứ chính trị. Đó là niềm tin từ hơn 30 năm qua của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên mà tôi hân hạnh là thành viên.
Vậy thì những người dân chủ như ông Lê Hiếu Đằng và ông Nguyễn Huệ Chi còn ngần ngại gì mà không nắm lấy những bàn tay đang chìa ra từ ngoài đảng cộng sản ?
Nghiêm Văn Thạch
-Son Tran
RFA- 08152013-bodang-kh.mp3

Từ trái qua: Chủ tịch Trương Tấn Sang, TBT Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bỏ phiếu tại Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội hôm 17/1/2011.
AFP photo


Tờ báo The Epoch Times, được cho là gần gủi với phong trào Pháp Luân Công tại Trung quốc có hẳn một góc nhỏ để công bố số đảng viên đảng cộng sản Trung quốc rời khỏi đảng.

Trong bài viết mới nhất của ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên lâu năm của đảng cộng sản Việt Nam có câu“tôi biết nhiều đảng viên đang muốn ra khỏi Đảng, hoặc không còn sinh hoạt Đảng (giấy sinh hoạt bỏ vào ngăn kéo). Vậy tại sao chúng ta hàng trăm đảng viên không tuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và thành lập một Đảng mới”.

Trong suốt lịch sử Việt Nam hiện đại, không có một tổ chức chính trị nào ngự trị vũ đài chính trị của đất nước một cách tòan diện và dài lâu như đảng cộng sản. Đó là một tổ chức chính trị chặt chẽ, có sức hấp dẫn từ những năm đầu thế kỷ 20.

Sức hấp dẫn ấy đến từ những lý tưởng công bằng xã hội, từ nỗi niềm mong ước giải quyết tòan diện các vấn đề của xã hội lòai người. Sự hấp dẫn cộng sản còn mạnh mẽ hơn nữa sau khi thí nghiệm đầu tiên được thực hiện tại nước Nga và các quốc gia phụ thuộc của nó, nơi mà thông tin ít ỏi được mang ra làm khơi gợi trí tò mò.

Bức màn sắt đã sụp đổ. Thí nghiệm cộng sản đầu tiên đã thất bại một cách rõ ràng, khó có lời biện hộ mang tính thuyết phục. Chỉ còn lại trên trần gian này những thí nghiệm cộng sản, biến thái với thời gian, trong cuộc hôn nhân đầy sóng gió của nó với kinh tế thị trường.
Khoảng năm 2011 thì tôi thấy tình hình không ổn. Chính sách không ổn, thực tế không ổn, sự quản trị không ổn của một đảng duy nhất, nên tôi làm đơn xin ra khỏi đảng.
- Một đảng viên


Một cán bộ giảng dạy có bằng Tiến sĩ, là đảng viên cộng sản dạy đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, đang rời khỏi đảng cho chúng tôi biết,

“Khoảng năm 2011 thì tôi thấy tình hình không ổn. Chính sách không ổn, thực tế không ổn, sự quản trị không ổn của một đảng duy nhất, nên tôi làm đơn xin ra khỏi đảng.”

Ngoài những lý do của sự hấp dẫn cộng sản là mong ước về công bằng xã hội đã đề cập bên trên, sự hấp dẫn của đảng cộng sản Việt Nam còn có lý do từ một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mà bao lâu nay Đảng đã rất thành công trong việc duy trì tính chính danh của mình. Từ cuộc đấu tranh đó đảng biện minh cho ngôi vị độc tôn của mình. Tuy nhiên lý do biện minh đó cũng đang bị thách thức. Một trong những thủ lĩnh phong trào sinh viên tại các thành thị miền Nam trước 1975 là Huỳnh Kim Báu nói với đài Á châu tự do,

“Chuyện công lao quá khứ với hiện tại là hai phạm trù khác nhau. Anh có thể có công với quá khứ nhưng bây giờ có tội với tương lai. Không thể xét đoán công với tội mà cả dân tộc này chịu sự cai trị của Đảng suốt đời như vậy. Trong khi đó dân tộc, đất nước có trước Đảng. Trước khi là một Đảng viên thì là người Việt Nam đã, cái đó là điều hiển nhiên cho nên không thể lấy lập luận đó để bảo vệ.”

Sự bất hợp lý của mô hình cai trị độc đảng đó được người giảng viên đại học đang rời khỏi đảng nêu rõ,

“Cái đa đảng nó làm cho nhiều trường phái đấu tranh với nhau, từ đó chọn ra cái tốt nhất cho đất nước, chứ kiểu độc tôn là hoàn toàn không ổn.”

Người giảng viên này cũng nói về sự khủng khiếp hiện tại ở Việt Nam khi chứng kiến sự cấu kết giữa đảng nắm quyền và các nhóm lợi ích, hiện đang chi phối xã hội.

Những đảng viên nông dân, một lực lượng quan trọng của đảng cộng sản, không có những lý luận về quản trị như trên, chắc là cũng không hiểu lý tưởng cộng sản ở những năm đầu thế kỷ 20 như thế nào, nhưng họ hòan tòan ý thức được là đứng trong hàng ngũ đảng cộng sản hiện nay là không cần thiết, khi cuộc sống của họ bị đe dọa bởi các nhóm lợi ích. Một nữ đảng viên ở làng Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, vì không chấp nhận giao đất cho các công ty, đã bị khai trừ khỏi đảng, bà nói với chúng tôi về chuyện đó không chút luyến tiếc,
Cái đa đảng nó làm cho nhiều trường phái đấu tranh với nhau, từ đó chọn ra cái tốt nhất cho đất nước, chứ kiểu độc tôn là hoàn toàn không ổn.
- Một đảng viên


“Bao năm phấn đấu vào đảng, nhưng nay họ làm sai, tôi không cần nữa. Bây giờ cần dân hơn cần Đảng. Thân mình mình phải lo, chứ khi người ta lo đến mình là mình toi rồi.”

Sự hấp dẫn của chủ nghĩa đã không còn nữa, cho nên đảng cộng sản phải lấy tư lợi ra để thu hút người vào đảng. Ông Lưu Hiểu Ba, người bất đồng chính kiến nổi tiếng đang bị cầm tù tại Trung Quốc viết rằng động cơ xin vào đảng của thanh niên Trung Quốc chỉ là tư lợi.

Người anh em của đảng Trung quốc là đảng Việt Nam cũng có cùng phương pháp. Người cán bộ giảng dạy ở TP HCM nói tiếp về nguyên nhân tại sao anh vào đảng,

“Lúc ấy tôi muốn lấy một học bổng trong chương trình liên kết với Đại học Curtin bên Úc, mà muốn như thế thì phải là đảng viên đảng cộng sản.”

Bỏ qua ý tưởng tư lợi, thì sự ham mê cống hiến có lẽ cũng là lý do của nhiều trí thức trẻ, với hòai bão được cống hiến, được làm khoa học, và trong một thời điểm lãng mạn nào đó của cuộc đời, nghĩ rằng đảng cộng sản sẽ giúp mình thực hiện hòai bão ấy. Khi được hỏi anh nhìn nhận như thế nào về cảm tình của giới trẻ có học thức hiện nay đối với đảng cộng sản, anh trả lời ngay lập tức là không hề có.

Nếu cách đây mấy mươi năm người cộng sản Nam Tư Milovan Djilas có nói:

"Nếu ở tuổi hai mươi mà không vào đảng thì là người không tim, nhưng đến tuổi 40 mà còn ở trong đảng lại là người không có trí."

Thì nay có lẽ giới trẻ Việt Nam không cần đến sự chênh lệch đến 20 năm để quyết định.-Vào Đảng, Bỏ Đảng
--http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/leaving-the-party-ml-08152013100959.html





- Kỳ Duyên: ‘Tim đường’, miệng quan và các ‘fan hâm mộ’… (TVN).

- Vô cảm trước bức xúc của dân là quan liêu (SGGP).
- - Cờ đỏ sao vàng – Biểu tượng bất diệt của Tổ quốc Việt Nam (Infonet).

- Quan chức lười học (PT). – Bài 6: Cán bộ xã bồ bịch, mua chức, lộng quyền? (Tầm nhìn).

- Vụ Giám đốc bệnh viện lộng quyền, tư lợi: Cảnh cáo về mặt Đảng đối với bà Lâm Hoài Phương (TN). – VỤ THƯ KÝ TÒA BỊ TỐ LẤY TIỀN ĐƯƠNG SỰ: Chánh án TAND tỉnh Tây Ninh yêu cầu xử lý ngay (PLTP). – Vụ Tổng GĐ tố bị tống tiền, nhân viên tố bị lừa tình: Đảng ủy khối doanh nghiệp vào cuộc (DV). – Có hay không cuộc mặc cả trong vụ sếp kêu bị tống tiền bạc tỷ (DV).- Xem cảnh sát diễn tập chống khủng bố (VNN).

- Khiếu nại tố cáo gia tăng rơi vào lĩnh vực đất đai (Infonet). – Đối thoại với dân bị thu hồi đất dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài (TN). – Dự án Vành đai ngoài: 47 hộ dân khiếu nại vì bị thu hồi đất (PLTP).- Vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2: Cứu đói vì chủ đầu tư chưa chịu đền bù (TN).- Vòng tròn bội bạc (VNN).

- Nông dân đóng góp làm đường giao thông: Hạn chế dồn gánh nặng lên dân (TP).

- Trao thưởng cho người dám chống tiêu cực tại BV Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội): Chỉ ra điều sai trái là ý nghĩa vô giá của việc khen thưởng (LĐ). – Lễ khen thưởng buồn bã (TT).

- Người tố cáo gian lận xét nghiệm (TN). – Chị Nguyệt “Hoài Đức” (TT).
- Khen thưởng người tố cáo vụ ‘nhân bản’ xét nghiệm (VNN). - 3 nhân viên BV Hoài Đức nhận thưởng trong nước mắt (TT). - Khen thưởng người tố cáo vụ Hoài Đức: “Tôi rất cảm động” (VOV). - Vụ ‘nhân bản’ xét nghiệm: Phẫn nộ tột cùng! (VNN).-- Tạm đình chỉ công tác giám đốc bệnh viện (NLĐ). – Tiếp tục đình chỉ thêm 6 cán bộ Bệnh viện Hoài Đức (TTXVN). – Người tố cáo vụ ‘nhân bản’ xét nghiệm động trời (VNN). . – Nhân bản xét nghiệm tại BV Hoài Đức: Cho mượn máy để bán hóa chất (TT). – Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm máu của BV Hoài Đức: Nhóm tố cáo bị cô lập, o ép (PNTP). – Tái khám miễn phí cho bệnh nhân bị trả kết quả xét nghiệm giả (VNE). – Khởi tố vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm(PLTP).- Dân cần bác sĩ cứu người (TT). -Bắt nguyên giám đốc Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang (TT). - Cụ già và con đường công lý (TT).

Cảnh báo ô nhiễm xung quanh nhà máy Nhiệt điện Mạo Khê (Tầm nhìn).

- Vụ 4 thuyền viên nghi bị đối xử tồi tệ: Họ không bị hành hạ? (TP). - Ký ức kinh hoàng của thuyền viên nhảy xuống biển bỏ trốn (VOV). - Thuyền viên kể 8 tháng kinh hoàng trên biển (VNN). - Cuộc “đào tẩu” có một không hai của 4 thuyền viên bị ngược đãi (DT).- Gặp các thuyền viên nhảy xuống biển để trốn (CAND).- VỤ 4 THUYỀN VIÊN NHẢY TÀU BỎ TRỐN: Thuyền viên đòi đối chất (NLĐ).- - Thủy thủ VN nhảy xuống biển do bị đối xử tệ (TT/Alobacsi).

- Sống giữa “ma” và rác (DV).

Tổng số lượt xem trang