Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Bí thư Thăng: "Với cơ chế này chỉ có đột tử, không thể đột phá"

-Bí thư Thăng: "Với cơ chế này chỉ có đột tử, không thể đột phá"
Trường Nguyên | 20/05/2016

“Đừng sợ ủy quyền thì mất quyền, thì dưới người ta làm sai. Người leo lên cây không sợ mà người ở dưới la ngã đấy, thế là ngã thật”, ông Thăng phát biểu.


Trong buổi làm việc giữa lãnh đạo TP HCM với Phó thủ tướng Vương Đình Huệ chiều 20/5, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng khẳng định:

Chính phủ, Thủ tướng và thủ trưởng các bộ ngành phải coi sự phát triển của TP.HCM là sự phát triển của cả nước, là đầu tàu cả nước. Phải coi cơ chế đột phá của TP là nhu cầu của lãnh đạo Chính phủ vì nếu không sẽ quay lại cơ chế xin cho.

Phải cần một cơ chế giống như cơ chế cầu Ghềnh


"Xa thế này mỗi lần xin rất lâu mà rất mất thời gian. Có chuyện thế này, TP.HCM muốn nạo vét luồng Soài Rạp nhưng không có tiền nên xin cơ chế làm thu phí để nạo vét mà từ ngày tôi còn làm Bộ trưởng đã ký văn bản đồng ý với đề nghị của TP nhưng đến bây giờ vẫn chưa xong.

Chuyện bé bằng cái móng tay mà chưa xong thì làm sao đột phá được. Như thế thì chỉ có đột tử thôi chứ không thể đột phá được" - ông Thăng nói.

Bí thư Thăng nhấn mạnh, hiện TP có 474 chung cư cũ xuống cấp cần xử lý nhưng với cơ chế như hiện nay không làm được.

Trong 10 năm qua, TP chỉ cải tạo được 22 chung cư cũ và với cơ chế hiện nay không biết bao giờ xong. Cứ như Sở Xây dựng trình bày thì trong 5 năm chỉ xử lý 24 chung cư thì trong khi người dân luôn luôn sống trong cảnh nơm nớp lo sợ.

Ông Thăng lấy dẫn chứng về cầu Ghềnh sập tại Biên Hòa để minh chứng cho nhu cầu cần cơ chế cho TP HCM:

"Phải cần một cơ chế giống như cơ chế cầu Ghềnh, phải có một cái xà lan làm "uỳnh, uỳnh" một phát thì "ầm ầm" thì các bộ ngành đến thăm ngay.

Ý tôi không phải đập phá để làm được điều đó nhưng phải có một cơ chế như vậy thì mới làm nhanh được. Không để xảy ra sự cố rồi mới làm".

"Hà Nội được lo đủ thứ, TP HCM không có gì cả"

Về giao thông, ông Thăng so sánh, Hà Nội được trung ương đầu tư tất cả các cửa ngõ ra vào như các cao tốc, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Ninh Bình, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên… "nhưng mà trong này thì chả có gì cả".

Thế nên cần quan tâm nguồn vốn ODA, trung ương để đầu tư các dự án kết nối cửa ngõ, đẩy nhanh các dự án metro để TP phát triển được.

"Nếu không giải quyết được vấn đề đường sắt đô thị thì TP không bao giờ giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông vì xe buýt có tăng bao nhiêu cũng chỉ đáp ứng được 32% là hết.

Giờ có xếp hết tất cả xe buýt ra kín hết các con đường cũng không lo được một nửa nhu cầu. Do vậy, với tốc độ của đường sắt trên cao như hiện nay thì càng chết", ông Thăng phát biểu.

Ông Thăng nhận định, với tiềm năng của TP để phát triển không phải chỉ 8% như hiện nay mà hoàn toàn có đủ điều kiện để phát triển ở mức 2 con số. Vấn đề hiện nay là TP đang bị trói buộc trong một cơ chế không thể vượt qua nổi.

Trong khi đó Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị thể hiện rõ những vấn đề gì chưa phù hợp với quy định hiện hành hoặc quy định hiện hành lỗi thời thì cho phép TP thí điểm.

"TP hiện đang rất tích cực để xây dựng cơ chế đột phá, cơ chế này phải có tư duy đột phá và ra ngoài những cái đang trói buộc hiện nay.

Bộ Chính trị, Trung ương luôn coi TP là đầu tàu nhưng hiện nay đầu tàu đang phải chịu cơ chế vận hành của toa tàu. Vậy thì làm sao mà kéo được?"-ông Thăng yêu cầu.


Ba đề xuất của TP HCM với Chính phủ:

Chính phủ tăng cường phân cấp, ủy quyền cho TP trên tất cả các lĩnh vực cả về tài chính công, quyết định ngân sách, thu chi, quy hoạch, kế hoạch đầu tư, nhân sự…

Chính phủ cần giúp đỡ TP về cơ chế vùng và vai trò hạt nhân của TP trong vùng. Vì TP .HCM gắn liền sự phát triển chung của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.



Ưu tiên vốn cho các công trình giao thông trọng điểm tại các cửa ngõ, đường sắt trên cao để giải quyết ùn tắc.

Cả khu phố huyên náo khi ông Đinh La Thăng tới thị sát
Bí thư Đinh La Thăng: "Chưa thấy chung cư cũ sập nên chưa sợ đúng không?"
Bí thư Đinh La Thăng: Cần những người nói đi đôi với làm


-“Cứ vào được công chức là ỳ ra không chịu làm!”

“Cứ vào được công chức là nhiều người ỳ ra không chịu làm. Sở dĩ có tình trạng đó là do cơ chế kỷ luật, rất khó để đưa được một công chức ra ngoài. Cần phải sửa luật để có cơ chế cắt giảm công chức chây ỳ không chịu làm việc”, Thứ trưởng Bộ Tài chính đề nghị.
Ngày 15/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi họp công tác cải cách hành chính của Bộ Nội vụ. Tại đây, lãnh đạo nhiều Bộ ngành thẳng thắn chỉ rõ những vấn đề còn tồn tại trong việc tuyển dụng công chức không qua thi tuyển và thi nâng ngạch công chức.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ ngành đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ ngành đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.


Vào được công chức là chây ỳ
Ông Nguyễn Khánh Ngọc - Thứ trưởng Bộ Tư pháp - chỉ ra các nhóm vấn đề liên quan trực tiếp đến Bộ Nội vụ còn “giậm chân tại chỗ” trong cải cách thủ tục hành chính. Nổi cộm trong đó là quá trình tổ chức thi tuyển công chức còn nhiều thủ tục rườm rà. Do vậy, ông Ngọc đề nghị cần phải cắt giảm nhiều thủ tục không cần thiết tránh lãng phí cho thí sinh.
Ngoài ra, ông Ngọc còn đề cập đến vấn đề cơ chế tuyển thẳng thí sinh là sinh viên xuất sắc của các trường Đại học trong nước và loại giỏi ở nước ngoài vào bộ máy nhà nước. Theo quy định hiện nay, các trường hợp địa phương muốn tuyển thẳng cũng phải phải chờ Bộ Nội vụ thông qua. Ông Ngọc đề nghị nên phân cấp trực tiếp cho các Bộ ngành, địa phương chứ không nên để Bộ Nội vụ “ôm” hết. Còn cơ quan tuyển dụng là đơn vị phải chịu trách nhiệm về chất lượng người được tuyển dụng.
Liên quan đến cơ chế tuyển thẳng nhân tài, Thứ trưởng Bộ Tài chính - Vũ Thị Mai cũng đề nghị sửa đổi quy định theo hướng không cần phải thông qua Bộ Nội vụ, mà phân cấp trực tiếp cho các đơn vị tự quyết định, tự chịu trách nhiệm. Còn để giảm lãng phí trong quá trình thi tuyển công chức, ngoài việc cắt bỏ thủ tục không cần thiết, bà Mai còn đề nghị rút ngắn thời gian thi thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.
Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai còn đề nghị nghiên cứu đưa ra biện pháp tăng sự năng động của công chức, viên chức. “Cứ vào được công chức là nhiều người ỳ ra không chịu làm, thiếu sự cạnh tranh. Sở dĩ có tình trạng đó là do cơ chế kỷ luật, rất khó để đưa được một công chức ra ngoài. Giờ nếu nói khó do luật thì cần phải sửa luật sao cho hợp lý để có cơ chế cắt giảm công chức chây ỳ không chịu làm việc”, bà Mai nói.
Ông Nguyễn Thành Hưng - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - nhận định cơ chế, chính sách liên quan đến thi tuyển công chức vào bộ máy hành chính như hiện nay là rất đúng, nhưng đầu ra - đào thải công chức không đáp ứng được yêu cầu còn nhiều bất cập. Vì vậy mới dẫn đến tâm lý nhiều công chức có tâm lý an tâm với vị trí của mình.

Bộ ngành thi nâng ngạch công chức: Cứ thi là đỗ hết
Giải thích rõ những băn khoăn trên, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, Bộ Nội vụ sẵn sàng ủy quyền, phân cấp cho các Bộ ngành địa phương trong thi nâng ngạch công chức. Tuy nhiên, điều bất cập ông Tuấn nêu ra là các Bộ ngành, địa phương đã được ủy quyền thì thí sinh nộp hồ sơ đi thi là đỗ hết.
“Thi bao nhiêu đỗ hết bấy nhiêu thì phải kiểm tra lại chất lượng kỳ thi. Cứ đi thi là đỗ hết thì làm sao đảm bảo chất lượng, khách quan trong chế độ công chức, viên chức. Bộ Nội vụ chúng tôi làm là phải chấm thi qua “ba tay” để đảm bảo khách quan, công bằng”, ông Tuấn nói.
Quy trình, thủ tục tuyển thẳng thí sinh là sinh viên xuất sắc của các trường Đại học trong nước và loại giỏi ở nước ngoài vào bộ máy nhà nước cũng được ông Tuấn giải thích rõ. Sở dĩ đưa ra việc này nhằm thu hút người tài vào làm việc trong bộ máy hành chính, tuy nhiên cần phải có cơ chế chặt chẽ kiểm soát. Như vừa rồi Hà Nội có 29 trường hợp đề nghị tuyển thẳng, nhưng mới giải quyết được 15 trường hợp, 14 trường hợp còn lại Bộ Nội vụ không đồng ý với lý do không đáp ứng điều kiện, yêu cầu theo quy định.
“Hiện dư luận còn nhiều băn khoăn cho rằng, nếu kiểm soát không chặt chẽ thì cơ chế này lại là kẽ hở để tuyển dụng những người có mối quan hệ thân thiết vào công chức, trong khi đó nhiều người phải thông qua hình thức thi cạnh tranh rất khắc nghiệt. Vì vậy, việc này phải kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo những người được tuyển thẳng không qua thi tuyển phải xứng đáng về phẩm chất, trình độ, năng lực”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ phân tích rõ.
Kết lại vấn đề, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong cải cách hành chính rất lớn, rất nặng nề. “Tôi nghĩ rằng nếu không cải cách thì tút hậu càng xa hơn. Nếu không cải cách, xa dân, quan liêu thì dân oán trách chúng ta. Không cải cách, không công khai minh bạch, dễ bị tham nhũng, tiêu cực. Do vậy, mọi cấp, mọi ngành phải tự cải cách, tự đổi mới, trong đó Bộ Nội vụ phải làm gương”, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thủ tục thi tuyển công chức, viên chức theo quy định người dự tuyển phải nộp rất nhiều thứ giấy tờ khác nhau từ giấy khai sinh, lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, lý lịch bản thân, các loại bằng cấp… Thế nhưng chưa chắc đã có người đọc rà soát các loại giấy tờ này.
Để tiết kiệm tiền bạc cho Nhà nước, nhân dân, giảm thủ tục hành chính, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ nghiên cứu thay đổi quy trình làm thủ tục liên quan đến hồ sơ, giấy tờ để thi tuyển công chức theo hướng hậu kiểm. Điều đó có nghĩa là chỉ những người trúng tuyển mới yêu cầu nộp đủ giấy tờ liên quan.
-
CÁI GỐC CỦA VẤN NẠN “PHÌNH ĐỘNG MẠCH”
Tô Văn Trường
Cái gốc của vấn nạn "phình động mạch" hay càng giảm càng phình to bộ máy hành chính nằm ở quan điểm Nhà nước muốn nắm cả kinh tế lẫn chính trị . Nếu áp dụng đúng mô hình Nhà nước pháp quyền + Thị trường đích thực+ Xã hội dân sự thì chẳng cần bộ máy cồng kềnh của Đảng và chính quyền mà mọi việc vẫn chạy vo vo.
Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo nghị định về chính sách tinh giản biên chế công chức của Chính phủ, đồng thời gửi công văn đến các bộ ngành và địa phương đề nghị góp ý kiến cho dự thảo này.
Trước hết cần làm rõ khái niệm về công chức

Theo quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức định nghĩa: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Vậy thì một số người bị loại khỏi khu vực công chức? Họ được xếp ở đâu? Như vậy nếu quân đôi là công chức thì nằm trong labor force. Nhưng tại sao định nghĩa công chức lại loại trừ quân nhân chuyên nghiệp? .
Những vấn đề như thế này cần làm rõ, còn nếu không thì chúng ta sẽ loay hoay, ngụy biện không biết trong số những người nhận lương từ ngân sách nhà nước thì bao nhiêu là công chức đích thực? Theo nguyên tắc của tài khoản quốc gia, quân đội tạo ra dịch vụ bảo vệ an ninh quốc gia. 
Theo chúng tôi ước tính nếu có tinh giảm bớt số công chức cũng chẳng được bao nhiêu, chỉ như “gãi ngứa” mà phải cải cách tất cả bộ phận hưởng lương ngân sách. Thực tế hiện nay, thuế của người dân đang “phải cõng” số người hưởng lương và phụ cập có tính chất “bao cấp” là hơn 10 triệu người. Nền kinh tế chúng ta đang phải chịu những khoản chi không nhỏ để nuôi dưỡng bộ máy của Đảng và các tổ chức chính trị song trùng với cơ cấu hành chính  từ cấp Phường trở lên. Đây là vấn đề rất “tế nhị”, nói ra dễ đụng chạm nhưng nếu không nhìn thẳng vào sự thật (vì con số biết nói) thì hậu quả nguy cơ “vỡ trận tài chính ” không chỉ còn là cảnh báo!
Con số tinh giảm biên chế chỉ như “gãi ngứa”!
Nghiên cứu Quyết định số 2285/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước và biên chế các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2014 thấy có những đặc điểm đáng chú ý như sau:
Số liệu 2014: ngàn người






Biên chế công chức, không bao gồm công an, quân đội và công chức xã


Theo QĐTTg
Kiểm tra lại
Sai số



=(1+2)
Biên chế nhà nước (QĐTTg2285)
281.714
281.732
0.018



1
Tổng biên chế không kể dự phòng
275.107
275.125
0.018



1.1
Cơ quan thuộc bộ, thuộc chính phủ
111.675





1.2
Cơ quan hội đồng nhân dân đến cấp huyện, không kể cấp xã
162.372





1.3
Ở nước ngoài
1.078





2
Dự phòng
6.607
6.607
0



Bản Quyết định này, không được kiểm tra kỹ lưỡng, đã có sai số dù nhỏ.









Số liệu 2012: ngàn người














1
Hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ

250.100




2
Hoạt động hành chính và dịch vụ hổ trợ

230.500




3
Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc

1591.300










Bỏ qua sự khác biệt số liệu do phân cách thời gian lưu trữ năm 2012 và 2014, và giả thiết là biên chế của nhà nước nằm gọn vào con số 1591.300 ngàn theo Tổng cục Thống kê. Con số này sẽ bao gồm biên chế trong các khu vực khác của nền kinh tế như sau:
- Cán bộ hành chính thuộc bộ. Con số này tương đương với 275 ngàn trong biên chế không gồm cán bộ xã mà Thủ tướng đưa ra;
-. Đảng và đoàn thể (cũng ăn lương biên chế): Không biết con số là bao nhiêu?
-. Quân đội: có thể là 400.000 người ? ;
-. Công an là bao nhiêu?
-. Cán bộ cấp xã. Việt Nam có 11.148 xã, phường. Theo một số báo chí, biên chế xã, phường là có khoảng 257.000. http://motthegioi.vn/xa-hoi/nam-doi-tuong-nam-trong-dien-cat-giam-100000-bien-che-43640.html
Như vậy số công an và cán bộ đảng ăn lương trong biên chế là 659.000. Có thực sự như thế không? Có thể giảm biên chế họ được không?


Cái gốc của vấn nạn “phình động mạch”
Bộ Nội vụ cần mạnh dạn đi sâu phân tích tìm ra nguyên nhân nào dẫn đến biên chế ngày càng phình ra như u bướu ung thư, để chữa cái đang xảy ra, đồng thời chữa cái nguyên nhân tạo ra u bướu thì mới thực hiện nổi ý định ban đầu là giảm 100.000 biên chế (Mặc dù nếu đi sâu phân tích thống kê thì con số này chỉ như muối bỏ biển).
Trước hết là bắt nguồn từ các tiêu cực trong công tác tuyển dụng. Văn kiện Đại hội Đảng đã phải đề cập đến tình trạng mua quan, bán chức. Trong dư luận xã hội đã đề cập đến cách tuyển dụng theo tổng kết dân gian là căn cứ vào “phả hệ, tiền tệ, quan hệ, đồ đệ, trí tuệ”. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn năng lực, phẩm chất đội ngũ công chức trong bộ máy quản lý không đáp ứng được yêu cẩu, không sử dụng được hệ thống cơ sở vật chất đầu tư vào công tác quản lý một cách có hiệu quả (nếu không muốn nói là sử dụng một cách tiêu cực). Một biểu hiện cụ thể của thực trạng đó là tuy có thể cập nhật kết quả hoạt động kinh tế hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhưng Bộ Tài chính chỉ có thể trình Quốc hội để thông qua quyết toán ngân sách chậm hàng năm. Đó là chưa kể tình hình các thông tin, số liệu thu thập được cũng không chuẩn xác dẫn đến tình hình không đánh giá được đúng thực trạng của nền kinh tế để có giải pháp đúng đắn. Do đó, định hướng tinh giản biên chế phải hướng vào việc tinh giản những người không có đủ năng lực và phẩm chất đã được tuyển dụng theo kiểu đã thực hiện như lâu nay.



Cái gốc của vấn nạn "phình động mạch" hay càng giảm càng phình to bộ máy hành chính nằm ở quan điểm Nhà nước muốn nắm cả kinh tế lẫn chính trị . Nếu áp dụng đúng mô hình Nhà nước pháp quyền + Thị trường đích thực+ Xã hội dân sự thì chẳng cần bộ máy cồng kềnh của Đảng và chính quyền mà mọi việc vẫn chạy vo vo.
Quan điểm ban đầu mang tính THỂ CHẾ mà đúng thì mới tiến hành xây dựng được bộ máy hành chính một cách khoa học , căn cơ được. Còn không sẽ vẫn là xây lâu đài trên cát! Việc giảm biên chế cần phải xem xét ngay ở bộ máy Đảng các cấp và công an nữa, xem tỷ lệ các khoản chi nuôi 2 bộ máy đó so với chi phát triển y tế, giáo dục và khoa học công nghệ là bao nhiêu và so với các nước trên thế giới thì ta ưu việt hơn hay trì trệ? 
Đã ai thống kê được chi phí ( tiền của, thời gian công tác ...) của
các đợt học tập nặng về hình thức mà Đảng tổ chức ví dụ như " học tập
tư tưởng Bác Hồ" chưa ? TS Phạm Gia Minh ước tính cũng vào khoảng hàng ngàn tỷ đấy chứ không phải nhỏ đâu. Cách vung tiền như vậy đâu có phù hợp với đạo đức liêm khiết và cần kiệm  mà lúc sinh thời Hồ Chí Minh vẫn làm gương cho cán bộ noi theo. Giảm biên chế là phải đi với giảm sự can thiệp và bao cấp về Thể Chế !
Hay nói một cách khác , nguyên nhân biên chế phình ra không ngừng là do thiết kế mô hình tổ chức không khoa học, thêm bớt cơ quan bộ máy tùy tiện. Thêm cơ quan thì thêm biên chế. Việc tái lập hai Ban của Đảng mới đây là một thí dụ điển hình.
Công chức và chính khách không phân biệt, chuẩn công chức không đạt yêu cầu công việc (mặc dù nhiều bằng cấp và học vị cao). Thường làm việc nào không chạy thì tăng biên chế hoặc lập thêm "Ban chỉ đạo” , càng thêm nhiều ban càng vô hiệu hóa các cơ quan chức năng của Nhà nước mà không hiểu tại sao công việc không trôi, nội bộ luc đục.
Nhà nước có đến 3 bộ máy
Hệ thống chính trị bên Đảng có uy hơn bên chính quyền, nhưng công việc hành pháp là của chính quyền, luật đã định. Bí thư tỉnh ủy là  người đứng đầu hệ thống chính trị nhưng để tai nạn giao thông tăng thì Chủ tich Tỉnh có trách nhiệm. Một kiểu ăn nói kỳ cục mà nói mãi không chán và cũng không bắt tội được ai. Một nhà nước mà có đến 3 bộ máy nói như cựu Bộ trưởng Tài chính Hồ Tế, thì dân nào nuôi cho nổi. Bởi vì công chức và viên chức đông như quân Nguyên, dân nuôi không nổi nên đói, mà đói thì phải quơ quào để có cái ăn, cộng với cái cơ chế không giống ai nên nạn tham nhũng càng lộng hành có trời cũng thua!.
Minh họa thực tế trường hợp thứ nhất thường ở một phường của Hà Nội có khoảng vài trăm người được hưởng lương hay phụ cấp các loại từ ngân sách nhà nước do làm việc trực tiếp trong bộ máy hệ thống chính trị của phường, hay do giúp việc cho hệ thống chính quyền phường (bao gồm cả bên Đảng, bên chính quyền, bên Mặt trận, đoàn thể và các tổ chức các loại, tổ nọ tổ kia.., trong những số này không tính người nhận lương hưu).
Trường hợp thứ hai là: Tất cả các cấp từ cơ sở (xã) lên đến cấp trung ương cao nhất đều có một bộ máy lắp ghép, chồng lấn và đan xen lẫn nhau của 3 hệ thống: Đảng, chính quyền (nhà nước) và Mặt trân; đặc biệt sự song song tồn tại và trùng lặp giữa hệ thống đảng và hệ thống chính quyền làm cho biên chế ăn lương từ ngân sách (thuế dân góp) rất lớn, trong đó trên thực tế  bộ máy của hệ thống bên chính quyền là thừa hành quyền lực của bên hệ thống đảng. Thực tế này (của ví dụ 2), khiến cho tính quan liêu của hệ thống chính quyền không thể khắc phục được, hiệu quả và chất lượng công việc thấp, không có cách gì chống được tham nhũng.
Giải pháp
Phân tích số liệu về biên chế rất khó vì thống kê không minh bạch. Nhưng trên là những con số tạm ước đoán. Nếu muốn giảm chi phí trong toàn bộ hệ thống nhà nước thì phải có số liệu chính xác. Chỉ tập trung vào con số 275 ngàn người mà Thủ tướng đưa ra thì chỉ là “gãi ngứa”.
Vấn đề là phải xây dựng một cách khoa học, căn cơ khu vực dịch vụ giao dịch nhằm phục vụ nền kinh tế thị trường vốn còn méo mó và non trẻ ở VN và chính lực lượng lao động dư thừa, kém hiệu năng trong bộ máy của Đảng , chính quyền , các tổ chức chính trị - xã hội sẽ là đội quân bổ sung cho khu vực mới mẻ này.
Làm được như vậy chúng ta vừa nâng cao hiệu năng nền hành chính, củng cố cơ cấu hợp lý cho một nền chính trị văn minh đồng thời không đẩy hàng triệu người ra đường do mất việc tạo căng thẳng xã hội.
Về mặt lý thuyết, các nhà hoạch định chính sách của VN cần xuất phát từ những luận điểm hiện đại của lý thuyết kinh tế thể chế (The New Institutional Economy Theory ) để bổ sung cho lý thuyết kinh tế tân cổ điển vốn đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua vv...
Thay cho lời kết
Tinh giảm biên chế là chủ trương đúng , là xu thế khách quan nhưng trước hết cần tính minh bạch và tính đồng bộ. Chỉ nói bộ máy hành chính mà không nói bộ máy của Đảng, Mặt trận, và các đoàn thể, và Hiệp hội hưởng trợ cấp từ ngân sách...là rất phiến diện.
Trong điều kiện lịch sử, xã hội cụ thể của nước ta, nếu không mạnh dạn chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả để có giải pháp khắc phục thì sẽ đi vào vết xe đổ của chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là lại tập trung vào vấn đề điều chỉnh chế độ sở hữu chứ không phải là nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ CEO và bộ máy quản lý.

Việc giảm 100.000 biên chế (không tính theo phần trăm) cũng lại là cái “trò chơi” như con số GDP. Vấn đế không phải đơn thuần chỉ là những con số mà từ quan điểm "Chính quyền phục vụ dân” như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng tiền thuế của Dân. 




-Đầu tư vốn ODA cho công an: Hội nghị Kế hoạch vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2014-2015 của Bộ Công an (CAND). Đại tướng Trần Đại Quang nhấn mạnh cần tăng mức vốn đầu tư giai đoạn 2014-2015 so với dự kiến Bộ KH&ĐT đã thông báo để đảm bảo tiến độ, hiệu quả đầu tư các dự án.
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Công an được bổ sung hoặc ứng trước vốn cho các dự án cấp thiết đã đề nghị trước đó; Bộ Công an sẽ báo cáo các bộ, ngành và Thủ tướng Chính phủ có cơ chế vốn riêng đối với một số dự án trang thiết bị cần thiết, cấp bách. Ủng hộ Bộ Công an điều chỉnh tổng mức đầu tư đối với một số dự án nhằm đảm bảo quy mô, hiệu quả đầu tư, tăng cường vận động đầu tư từ nguồn vốn ODA cho các đơn vị thuộc Bộ Công an…

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh cơ bản nhất trí với các kiến nghị, đề xuất của Bộ Công an và khẳng định, sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư vốn cho Quốc phòng – An ninh đảm bảo ANQG, TTATXH.
Hội nghị Kế hoạch vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2014-2015 của Bộ Công an (CAND 5-9-13) -- Một thân hữu gởi cho tôi bài này với lời bình: Đất nước thì suy thoái nhưng đầu tư cho Bộ CA lại tăng lên. Dành cả ODA cho công an thì thật khó hiểu. CA đang ngày càng trở nên 1 nhóm lợi ích lớn

-

- Điều kiện để tổ chức tín dụng vay lại nguồn vốn ODA


- TS Tô Văn Trường: VỐN ODA – MINH BẠCH CẦN ĐƯỢC “LUẬT HÓA (Bùi Văn Bồng).

-Việt Nam: Đất nước công an trị, cứ sáu có một làm việc cho lực lượng an ninh

Palash Ghosh

IB Times 29/8/2013
Bản dịch của Nguyễn Thanh Thủy (Defend the Defenders)


- Điều “đặc biệt và khó hiểu” ẩn chứa sau bản thông báo nhập học số 225/TB-HVCT-HCQG (Tầm nhìn). Được Ban Tổ chức trung ương đặc cách cử đi học lớp lý luận chính trị cao cấp, một “đại ca”-”đại gia” sắp trở thành “chính trị gia”.

Ban Tổ chức Trung ương vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Theo văn bản quy định này thì người dân không hiểu nổi ông Nguyễn Văn Hậu thuộc nhóm đối tượng nào? và vì sao lại có tên trong sách sách học viên lớp lý luận chính trị cao cấp khóa 2013-2014 hệ tập trung?


Văn bản được ban hành theo Kết luận số 57-KL/TW, ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về “tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp,” trên cơ sở thống nhất với Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan, tại công văn số 4741 - CV/BTCTW.

Theo văn bản trên, đối tượng được cử đi học cao cấp lý luận chính trị-hành chính gồm hai nhóm cán bộ. Cụ thể, nhóm cán bộ thứ nhất là các vụ trưởng, phó vụ trưởng và tương đương trở lên của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, đảng ủy trực thuộc Trung ương; tỉnh ủy viên, thành ủy viên, trưởng, phó các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố trở lên; cán bộ chủ chốt cấp huyện (Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân) và tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh này.

Nhóm cán bộ thứ hai là các trưởng, phó phòng và tương đương của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, đảng ủy trực thuộc Trung ương; trưởng phòng và tương đương của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố; cấp ủy viên cấp huyện, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương; trưởng phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh nêu trên.

Văn bản hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương cũng quy định tiêu chuẩn cán bộ cử đi học cao cấp lý luận chính trị-hành chính. Theo đó, đối tượng đi học cao cấp lý luận chính trị phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam , có bằng tốt nghiệp đại học trở lên trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hoặc ở nước ngoài. Về độ tuổi, đối với hệ tại chức, cán bộ đang giữ chức danh trong nhóm cán bộ được cử đi học có tuổi đời từ 40 tuổi trở lên đối với nam, 35 tuổi trở lên đối với nữ; Đối với hệ tập trung, cán bộ đang giữ chức danh quy định trong nhóm cán bộ được cử đi học có tuổi đời dưới 40 tuổi đối với nam, dưới 35 tuổi đối với nữ.

Ngoài các tiêu chuẩn chung trên, Ban Tổ chức Trung ương cũng đưa ra một số quy định riêng với từng trường hợp cụ thể.

Theo đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc nhóm cán bộ được đi học cao cấp lý luận chính trị, hiện đang công tác từ 3 năm trở lên ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các huyện biên giới, hải đảo, đơn vị và vị trí công tác đặc thù, nếu chưa có bằng tốt nghiệp đại học thì phải có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng về chuyên môn và bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị-hành chính hoặc trung cấp lý luận chính trị.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc nhóm cán bộ được đi học cao cấp lý luận chính trị hiện đang công tác từ 3 năm trở lên ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các huyện biên giới, hải đảo, đơn vị và vị trí công tác đặc thù, được ưu tiên học hệ tại chức trẻ hơn 5 tuổi so với quy định độ tuổi theo tiêu chuẩn chung. Các chức sắc tôn giáo có yêu cầu học cao cấp lý luận chính trị-hành chính thì được học tại các Học viện khu vực, do cấp ủy trực thuộc Trung ương đề nghị và có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Ban Tổ chức Trung ương.

Về tổ chức đào tạo cao cấp lý luận chính trị, Ban Tổ chức Trung ương quy định nhóm cán bộ thứ nhất sẽ được đào tạo tại Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; nhóm cán bộ thứ hai sẽ được đào tạo tại các học viện khu vực của Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Số lượng học viên mỗi lớp học: Lớp hệ tập trung không quá 50 học viên/lớp, lớp hệ tại chức không quá 110 học viên/lớp.

Việc xét duyệt và thẩm định cán bộ đi học cao cấp lý luận chính trị-hành chính hệ tập trung và tại chức tại hệ thống Học viện từ năm 2013 được tiến hành theo quy trình sau: Cấp ủy, cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi học trên cơ sở chỉ tiêu được giao, lập hồ sơ cán bộ cử đi học theo quy định. Trung tâm Học viện và các Học viện khu vực theo phân cấp, xét duyệt hồ sơ, lập danh sách học viên theo từng lớp đúng đối tượng, tiêu chuẩn (theo mẫu đính kèm) và chuyển danh sách học viên về cơ quan được giao thẩm định là Ban Tổ chức Trung ương, trung tâm Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

Danh sách học viên đã được Ban Tổ chức Trung ương, Trung tâm Học viện thẩm định là danh sách chính thức để Trung tâm Học viện, các Học viện khu vực gọi học viên nhập học và là căn cứ khi xét tốt nghiệp cho học viên.

Ban Tổ chức Trung ương thực hiện kiểm tra, giám sát, khảo sát công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trung tâm Học viện, các Học viện khu vực và các đơn vị liên quan theo quy định.

Hằng năm, các cấp ủy, cơ quan, đơn vị lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gửi về Ban Tổ chức Trung ương trong tháng Tám để tổng hợp và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho năm tiếp theo./.


Với nội dung trên thì không biết ông Nguyễn Văn Hâu thuộc đối tượng nào? ở cấp độ "ưu tiên" thứ mấy vì với vị trí công tác của ông từ xưa và nay là (Tổng giám đốc Công Ty Tập đoàn Phúc Sơn) tại Vĩnh Phúc thì có lẽ ông là "cán bộ nguồn" được cử đi hay mời đi học tập lớp học cao cấp lý luận chính trị của Học Viện Hành Chính Quốc gia vì sự bứt phá và xuất phát quá "đặc biệt" không biết là do "quan hệ" hay "tiền tệ" mà từ một "đại gia",có phần là "đại ca" theo phản ánh của nhân dân địa phương có thể trở thành đối tượng nhập học lớp cao cấp lý luận chính trị-hành chính hệ tập trung và sau khóa học sẽ trở thành một "chính trị gia" một chính khách là cán bộ nguồn của Huyện ,Tỉnh hay của Trung ương trong tương lai rất gần chăng?


Tại sao Ban biên tập Báo Tầm nhìn đưa thông tin này vì bản báo đã nhận được những thông tin,chứng cứ về nhiều vụ việc, dự án liên quan đến vị tân "học viên" lớp cao cấp lý luận chính trị-hành chính hệ tập trung của Học Viện Hành Chính Quốc Gia khóa 2013-2014 này với cái tên rất "đại ca" ông Nguyễn Văn Hậu tức "Hậu Pháo". Theo dư luận và phản ánh của nhân dân đây có phải là một địa chỉ "sân sau" của các cán bộ chuyên trách cao cấp từ Huyện, Tỉnh hay cao hơn nữa hay không? Hiện ông Hậu đang cư trú tại Xã Tuân Chính Huyện Vĩnh Tường Tỉnh Vĩnh Phúc và là chủ thầu thi công một vài dự án theo dư luận và chứng cứ ban đầu thì có nhiều dấu hiệu vi phạm và bất cập.


Tầm nhìn mong các cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ thực hư về giấy thông báo nhập học số 225/TB-HVCT-HCQG này có đúng với quy định của Đảng và Nhà nước về đối tượng nhập học hay không và điều tra làm rõ những thông tin về chủ các dự án có thẻ chứ nhiều dấu hiệu vi phạm và bất cập nêu trên.


Trân trọng


Ban Biên Tập







.

Việt Nam đang giao tài nguyên cho người không "chính danh" (PN Today 6-9-13) -- P/v Ts Nguyễn Thành Sơn

(Trái hay Phải) - "Tôi cho rằng những người chỉ biết nêu yêu sách với Nhà nước, đòi giảm thuế xuất khẩu khoáng sản là không đủ tư cách công dân." - TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH-Vinacomin cho biết.
PV: - Ngày 21/8 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe và cho ý kiến về đề xuất tăng một số khoản mục thuế sử dụng tài nguyên sắt, titan, đồng, vàng, than... Đa số các đại biểu đều đồng tình với đề xuất này để đảm bảo tài nguyên được sử dụng hợp lý. Xin ông cho biết quan điểm của mình đề xuất này?
TS. Nguyễn Thành Sơn: - Tôi luôn cho rằng thuế suất của các loại thuế đánh vào tài nguyên khoáng sản (TNKS) ở VN (như thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, phí môi trường v.v.) còn rất thấp. Nhà nước cần thông qua thuế để thu về cho các công dân của mình cái gọi là “địa tô tuyệt đối” của khoáng sản như C.Mác và V.I. Lênin đã dậy. Địa tô tuyệt đối của khoáng sản phải thuộc về người sở hữu- nhà nước. Mức địa tô tuyệt đối này ít nhất là 30% tính trên giá bán.
Tôi cho rằng, Nhà nước nên điều chỉnh thuế tài nguyên (và các khoản thu của nhà nước về tài nguyên) lên mức cố định chung khoảng 30-40% cho tất cả các loại khoáng sản (thay vì vài % như hiện nay). Trong đó, thuế tài nguyên tính trên sản lượng “nguyên khai”, còn các loại thu khác tính trên trữ lượng tài nguyên được cấp, như các nước vẫn làm. Còn thuế suất của thuế xuất khẩu có thể 5-10% tính trên sản lượng xuất khẩu cũng được cũng được. 
Khi đó, Chính phủ có thể chủ động nâng lên, hay hạ xuống thuế xuất khẩu, còn thuế tài nguyên phải là khoản cố định ở mức đủ để đảm bảo đúng chính sách của Đảng đã đề ra là TNKS thuộc sở hữu toàn dân.
TS Nguyễn Thành Sơn- Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH-Vinacomin (Ảnh NLĐ)
PV - Theo ông, lý do vì sao đến thời điểm này, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, Việt Nam vẫn kiên trì với chính sách xuất thô, do trình độ phát triển công nghệ hay do tư duy chưa thay đổi cho phù hợp? Họ cũng cho rằng, theo thông lệ thế giới, các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác chỉ được hưởng lợi từ việc làm gia tăng giá trị của tài nguyên khoáng sản, chứ phần tài nguyên thô 100% phải thuộc về Nhà nước, như vậy, chính sách xuất thô tài nguyên của Việt Nam có đồng nghĩa với việc "ăn cắp" tài nguyên quốc gia, tài sản chung của người dân. Hiểu như vậy có đúng không thưa ông?
TS. Nguyễn Thành Sơn: - Không phải “VN kiên trì với chính sách xuất thô”. Tôi nhớ, ngay từ năm 1996, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 13/NQ-TW ngày 1/3/1996 đã đề cập đến việc không cho phép xuất khẩu khoáng sản thô. Chỉ có điều, chúng ta chưa thực sự tuân thủ mà thôi. Nói chính xác là các DN đã lách luật để rất kiên trì trong việc xuất thô.
Không phải theo “thông lệ thế giới” mà theo Mác-Lênin thì ngoài địa tô tuyệt đối như trên tôi đã nói, nhà nước (và nhân dân) còn được hưởng địa tô chênh lệch I. Doanh nghiệp chỉ có quyền được hưởng địa tô chênh lệch II. Tức là chỉ được hưởng phần nguồn lợi mang lại nhờ đầu tư (bằng tiền túi của mình, chứ không phải bằng tiền có nguồn gốc ngân sách như của Than Khoáng Sản Việt Nam (TKV) để làm tăng giá trị và giá trị sử dụng của khoáng sản.
Nói các DN xuất khẩu thô đồng nghĩa với “ăn cắp” tài nguyên quốc gia thì cũng không phải. Đúng ra là hiện nay, quốc gia đang giao tài nguyên của mình cho những người không có đủ “chính danh” (trình độ và tư cách), quản lý điều hành kém hiệu quả nên họ phải “xoáy” vào tài sản quốc gia để tồn tại. 
Tôi cho rằng những người chỉ biết nêu yêu sách với Nhà nước, đòi giảm thuế xuất khẩu khoáng sản là không đủ tư cách công dân. Tại sao họ “phấn đấu” hay “quyết liệt” giảm chi phí sản xuất mãi mà không giảm được?
Tôi thấy lãnh đạo TKV chưa có giải pháp nào đáng kể để giảm chi phí sản xuất (để tăng lợi nhuận chính đáng- địa tô chênh lệch II), chỉ thấy “làm việc” hết với bộ này bộ khác để xin giảm thuế xuất khẩu (xâm hại vào địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch I, tức là xâm hại tới lợi ích quốc gia).
Việc làm tăng giá trị của TNKS thì có thể khó, nhưng làm tăng giá trị sử dụng của TNKS thì rất dễ. Cách đây không lâu, sau khi nghiên cứu cái quyết định về giá bán than của TKV (số 2310 ngày 23/10/2012 do anh Chuẩn- TGĐ TKV ký) tôi nói với anh Hòa (Chủ tịch TKV), chỉ cần các anh ấy cấp cho tôi giá bán chính xác trên thực tế từng chủng loại than, tôi sẽ chỉ ra cho các anh ấy cách tăng ít nhất 600 tỷ đồng lãi trước thuế trong kế hoạch 2013 (không phải làm gì, chỉ tốn 1 tờ giấy khổ A4 nhờ anh Chuẩn ký lại là xong). Nếu đúng theo QĐ trên giấy về giá bán than trong nước, hiện TKV đang bán nhiều chủng loại than dưới giá trị và thấp hơn rất nhiều giá trị sử dụng của chúng.
PV - Có ý kiến cho rằng, Việt Nam đã cận kề với lời nguyền tài nguyên, cũng đã phải trả giá cho việc "đào hết bán tất" của mình (với than). Theo ông, làm thế nào để Việt Nam tránh được lời nguyền tài nguyên mà giữ được chút tài nguyên cho thế hệ mai sau? Điều gì cần phải thay đổi đầu tiên?
TS. Nguyễn Thành Sơn: - Việt Nam nói chung, và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, sẽ không tránh được “lời nguyền của tài nguyên” nói chung, và “lời nguyền của hòn than” nói riêng. Khi mới thành lập TVN (TKV bây giờ), Quảng Ninh là 1 trong 5 tỉnh nằm trong “câu lạc bộ nghìn tỷ” (thu ngân sách). Bây giờ, hầu hết các tỉnh trong cả nước đã bước vào câu lạc bộ này. Quảng Ninh chắc không còn giữ được vị trí thứ 5 nữa rồi. Nhiều tỉnh “đàn em” như Vĩnh Phú, Bắc Ninh, v.v. chắc cũng đang ngồi “cùng mâm” với Quảng Ninh rồi vì họ tránh được “lời nguyền của tài nguyên”.
Từ đó, có thể suy ra làm thế nào để tránh được “lời nguyền của tài nguyên”.
PV: -Xin cảm ơn ông!
Ngọc Lê (thực hiện)


- Giám đốc DN lương “khủng”: Khai lao động khống để hưởng chênh lệch (Tin mới). - Nghĩ từ vụ “lương khủng” (ĐĐK). - Xung quanh việc đấu tranh chống tiêu cực: Chứng cứ đâu? (ĐĐK).

- Lợi ích nhóm phù phép rừng giàu thành rừng nghèo để phá (NĐT). - Hà Nội: Quy hoạch nghĩa trang phải đặc biệt quan tâm đến dân nghèo (DT). - Vĩnh Phúc muốn có đường hầm xuyên núi Tam Đảo (TTXVN).- Khó gỡ bài toán chống “vỡ quỹ” lương hưu (DT). - 62 tuổi mới được nghỉ hưu? (Tầm nhìn). - Bổ sung nguồn tiền đảm bảo Quỹ bảo hiểm hưu trí: Phương án tăng độ tuổi nghỉ hưu cần có những chứng cứ khoa học (CAND).
- Kết luận điều tra vụ Đinh Nhật Uy: Lại là điều 258 (Dân luận). - Kết luận điều tra vụ Đinh Nhật Uy (ĐCV). “Cơ quan điều tra tỉnh Long An do đại tá Nguyễn Sáu đứng đầu vừa công bố kết luận điều tra. Trong đó, đáng lưu ý là những tang vật tịch thu phục vụ cho công tác điều tra có áo phông No- U, phông ‘HS- TS Việt Nam’, ‘Bảo vệ biển đảo Việt Nam’…. và cuốn ‘Bên Thắng Cuộc‘, ‘Chết bởi Trung Quốc’.” - Công an Long An làm tay sai cho Tàu ? (Xuân VN).

- Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Nga: Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị đánh trong tù (RFI).

- Nghị định 72 tiếp tục bị chỉ trích (BBC). - BS TRẦN VĂN TÍCH “CƠ HỘI SỐNG SÓT CỦA ĐẢNG CSVN” (SHSM). – - Quyền con người trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (ĐBND).


- Phó công an xã nhốt vợ bằng lồng gà (PLTP).

- Hồ sơ điện hạt nhân: VN sẽ cắt làm đôi nếu có sự cố hạt nhân (BBC 6-9-13) -- P/v GS Nguyễn Khắc Nhẫn ◄

Ngân hàng chúng ta “chẳng giống ai” (Vietstock 6-9-13) -- Bài này đã đăng trên VnE nhưng rồi bị rút xuống

Tư bản đỏ Việt Nam: Sếp ngân hàng thời đổi 'ghế' vòng quanh (VNN 6-9-13) Choáng với lượng cổ phiếu trị giá vài trăm tỷ của công đoàn Rạng Đông và Vietinbank (TTVN 6-9-13)

Vì sao doanh nghiệp Việt dễ bị thâu tóm? (GD 6-9-13)


Hàng chục nghìn người nghỉ hưu ở tuổi 35 (VnEx 6-9-13) -- Đó là những người khôn ngoan. Tôi ân hận vì đã không nghỉ hưu năm 25 tuổi


'Không nước nào kinh doanh bất động sản dễ như Việt Nam' (VnEx 6-9-13) -- Ý kiến ông Trần Du Lịch

TS Bá "thách đấu" Thứ trưởng Bộ GTVT... 100 tỷ (KT 6-9-13)

Điểm một cuốn sách (của Ian Storey) có liên hệ đến Việt Nam và Trung Quốc: Review of Southeast Asia and the Rise of China (New Mandala 6-9-13)

Nga bài ngoại: Russia's War on Foreigners (FP 5-9-13) -- Những vụ đàn áp lao động Việt Nam ở Nga gần đây có là biểu hiện của hiện tượng này?

Năm chuyện lạ về chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc: The 5 Strangest Targets of Xi Jinping's Anti-Corruption Campaign (FP 5-9-13)

Tại sao Trung Quốc thịnh vuợng mà lại âu lo như vậy? Why Is Prosperous China So Anxious? (Yale Global 5-9-13)

Cass Sunstein điểm một cuốn sách mới về Behavioral Economics: Scarcity: Why Having Too Little Means So Much(NYRB 29-9-13) -- Có vẻ giống như cuốn "What money can't buy" của Michael Sandel, hoặc cuốn "Predictably Irrational" của Dan Ariely. Hai cuốn này đều hay, nên đọc!


Y tế, giáo dục Việt mang dáng dấp tính cách Lý Nhã Kỳ (PN Today 6-9-13) -- Đau nhưng đúng!

TS Nguyễn Tùng Lâm: "Tay nghề nhà giáo là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng giáo dục" (GD 6-9-13)

Hiệu trưởng không đọc diễn văn (TP 6-9-13)

Nước mắt thủ khoa (NLĐ 2-9-13)

Về một số bất cập trong phê bình, nghiên cứu văn học (ND 6-9-13)

Nhà thơ Lê Minh Quốc: Thật buồn khi nhà phê bình… đi vắng (TTVH 6-9-13)

Nhà báo Hồ Quang Lợi: Văn hoá ứng xử thể hiện cốt cách, tinh thần của xã hội (TTVH 6-9-13) -- Ông này là tác giả từ "dư luận viên". Có lẽ ông nên điều động đội ngũ dư luận viên của ông để chỉnh đốn "cốt cách, tinh thần của xã hội"



-- Văn hóa phê bình: Thuốc đắng và sự thật


-- Khi các cuộc khủng hoảng kinh tế xoay vòng  Đoàn Hưng Quốc




Tổng số lượt xem trang