Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Chính phủ và sữa

-Chính phủ và sữa

- -Chỉ sau một công văn yêu cầu làm rõ giá sữa của Thủ tướng, và một cuộc họp cấp Cục giữa hai Bộ Tài Chính, Y tế, vấn đề giá sữa tồn tại suốt từ 2010 trong sự phẫn nộ của dư luận, đã được giải quyết.

Tóm lại, gọi là sữa, hay “sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ em” thì cũng phải kê khai giá hết. Và từ giờ trở đi, xa rồi chuyện muốn tăng thế nào thì tăng, trừ phi họ lại tiếp tục lách trong “giấc ngủ đông” của cơ quan quản lý.

Xin cảm ơn Thủ tướng, trước việc mà đáng lẽ ra, không cần đến một tờ công văn cấp Chính phủ.

Nhưng hiệu quả bất ngờ của tờ trát cho thấy vấn đề thả nổi, để tồn tại một cái giá giống y như sự “thách thức” dư luận, chẳng có gì phức tạp để đến nỗi các quan chức quản lý chỉ biết ôm đầu kêu khó.

Đại khái theo Thông tư 122 năm 2010, sữa là một trong 14 mặt hàng thiết yếu do Nhà nước quản lý giá. Nhưng riêng đối với các nhà nhập khẩu sữa, thông tư này chẳng hề liên quan đến họ khi trên vỏ hộp sữa, người ta ghi tên gọi lên đó, là “sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ em”.

Bộ Tài chính có biết không? Có. Một vị cục phó của bộ này than vãn đó là lách luật.

Bộ Y tế có biết không? Không biết là có biết không, dù biết chắc cơn giận dữ từ dư luận khi quy định mới của họ, yêu cầu nồng độ đạm phải đạt 34% mới được gọi là sữa- đã khiến hàng loạt các loại sữa quen thuộc với người dân bỗng dưng lại không phải là sữa. Khỏi xem tivi cũng biết “con bò” trong các quảng cáo sữa đã cười đắc ý đến thế nào.

Chả biết các hãng sữa đã trình bày thống thiết thế nào, để ngay cả khi đồng ý đưa vào diện phải quản lý giá, một quan chức của Bộ Y tế, y như một sự miễn cưỡng, vẫn cố vớt vát rằng giá sữa tăng 4-5 lần từ đầu năm là do các nguyên nhân nhân công, vận chuyển, kho tàng bến bãi, giá nguyên liệu tăng, tỷ giá, thậm chí do giá điện, giá nước liên tục thay đổi, chứ không phải vì không được bình ổn giá.

Phát biểu của ông cục phó vừa đúng vừa sai. Công bằng mà nói, giá cả đầu vào biến động có ảnh hưởng đến giá sữa. Nhưng nếu ảnh hưởng, thì trước hết sữa nội phải chịu ảnh hưởng.

Còn cái sai. Là sự lệch chuẩn, khi trước bàn dân thiên hạ, cơ quan quản lý thay vì “bắc kính lúp” soi giá sữa thì lại ban hành quy định để giá sữa lách luật, và sau đó, ra sức thanh minh cho các hãng sữa

Đấy, đến người có trách nhiệm còn suy nghĩ thế, trách sao giá sữa không tự tung tự tác, tăng phi mã với cái giá mang lại lợi nhuận còn hơn cả buôn ma túy.

Cái kết có hậu của câu chuyện giá sữa một mặt cho thấy trách nhiệm của Chính phủ với nhân dân, nhưng cũng cho thấy quản lý hóa ra cũng giống với việc giải thích sự hợp lý trước mỗi lần sữa tăng giá, và ngồi một chỗ ôm đầu kêu khó.

Đào Tuấn

- Sữa nội hút khách (DV).- Xích Tử – Con nợ của nhân dân (Dân luận).

-BÌNH LUẬN HÀNG TUẦN (KỲ 253) : MỘT CUỘC CÁCH MẠNG PHẢI XẢY RA (09/16/2013 07:37 PM)

 - ‘Tháo van điểm nổ’ cần người đứng đầu xuất hiện (VNN). - Tiếp dân để giải quyết khiếu nại – không làm “phồng” bộ máy (DT). - Đừng làm chim đưa thư? (PT). - Lãnh đạo không tiếp dân thì ai xử lý? (VnEco).

- Tranh cãi nảy lửa ở dự án nghìn tỷ của Vinachem (NĐT).

- Rau muống lên giá 18.000 đồng/bó tại Hà Nội (TN).- Rau trên kệ siêu thị: mập mờ nguồn gốc (TT). - Hô biến hàng chợ thành rau an toàn (TT).

- Phí quản lý chung cư, làm sao minh bạch? (VnEco).

- Kết nghĩa thôn buôn – cách làm hay trong công tác dân vận của tỉnh Đắk Lắk (Tầm nhìn).

- Phục hồi, giữ vững thương hiệu cam sành Hà Giang (TTXVN).



Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT bất đồng về đào tạo bác sĩ
TT - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Bộ GD-ĐT về một loạt vấn đề tồn tại của đào tạo ngành y dược khiến chất lượng đào tạo ngành đặc thù này nảy sinh nhiều bất cập. Trong khi thí sinh thi vào Trường ĐH Y Hà Nội và ĐH Y dược TP.HCM đạt mỗi môn 9 điểm ...

Nhân lực ngành du lịch TPHCM: Thiếu chuyên môn và ngoại ngữ

Bộ Y tế đề nghị “siết” việc đào tạo nhân lực ngành y. Giáo dục học tập

Cử tuyển và chất lượng

- Dự án nhà ở xã hội bị nghi lách luật để huy động vốn (TN). - Nguy cơ mất hàng chục tỉ đồng vì ưu ái con nợ (LĐ). - Dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 422B: 5 năm vẫn… án binh bất động (KTĐT).

- Xây dựng Đặc khu Phú Quốc: Cần có cơ chế đột phá (TT). - Đề xuất táo bạo về đất đai tại Phú Quốc (VnEco).-Đề xuất táo bạo về đất đai tại Phú Quốc


- Luật Phá sản đã… phá sản (ĐTCK).


Tổng nợ xấu toàn hệ thống còn gần 139 nghìn tỉ đồng (Petrotimes 16-9-13)

Lãnh đạo Petrolimex dỗi: Không muốn lãi thì làm DN công ích (PLTP 16-9-13)- Petrolimex hờn dỗi bỏ độc quyền, người dân cảm tạ (PNT).
Giá dầu tiếp tục giảm mạnh (Tin tức).

Nguyên liệu cá tra thoi thóp (SM 16-9-13)

- Tổng tài sản của các ngân hàng quay đầu giảm, nợ xấu gia tăng (TTT/CafeF). - Nợ xấu đã được xử lý thế nào? (GDVN).

- Việt Nam mới nhận 72% số vốn ODA cam kết (DV).

- Nghị định “vượt” luật (PLTP).
- Doanh nghiệp nội bị “đánh bạt” tại mọi kênh phân phối (SM).
- Quản lý phân bón – Bất cập! (SGGP).- Lâm trường “đầu độc” gần 6.000 dân bằng thuốc diệt cỏ! (DT).

- Đẩy mạnh xuất khẩu rau, quả vào Indonesia (DV). - Nông sản Việt sẵn sàng sang Mỹ (DV).

- Đồng bằng sông Cửu Long: Từ “chủ động hội nhập WTO” đến “hướng đến nền kinh tế xanh” (LĐ).

-Bruce Forbes không có mối liên quan nào với gia đình Forbes Magazines (TN 16-9-13) -- Việt Nam ngày nay là đất màu mỡ của những nhân vật bịp bợm?

Tổng số lượt xem trang