Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Vấn đề cải cách tại Việt Nam

David Koh
Trong một đất nước nói chung là nói không đi với làm, thì có cải cách Hiến pháp cũng không ăn thua, trừ khi Hiến pháp được mọi người, từ Tổng Bí Thư ĐCSVN đến mỗi một người đều tôn trọng và thực hiện.

DCVOnline – Xin giới thiệu đến bạn đọc bài Bài phát biểu của T.s. David Koh tại Hội Thảo Hè 13/8/2013 trong tiết mục “Bàn tròn về cải cách Hiến pháp và cải cách nói chung / Roundtable on constitution reform and other reforms”. David Koh là người làm nghiên cứu (senior fellow) có tiếng tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á Châu (ISAS) chuyên về chính trị Việt Nam, xã hội và văn hóa, chính quyền địa phương và các mối quan hệ nhà nước-xã hội, cải cách hành chính ở Việt Nam, chính sách đối ngoại của Việt Nam, Người Trung Hoa tại Việt Nam.
Bài phát biểu của David Koh tại Hội Thảo Hè 13/8/2013 Singapore Management University
Kính thưa chủ tọa, ban tổ chức, qúy vị đại biểu,

Hai hôm nay mọi người đã cất công đến đây, chắc không phải chỉ vì sự tò mò, đúng không ạ? Tôi thấy mọi người đến dự hội thảo này đều có chung một nhiệt huyết và mong muốn là đưa nước Việt Nam tiến lên, như lời ông Hồ Chí Minh đã nói, để “nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu”. Cái đó chứng tỏ người Việt yêu nước, yêu quê hương, yêu đồng bào. Nhưng nếu mà cứ theo phương châm này mà hành động, có khi lại là hại dân hại nước hơn.

Trong vài phút theo đây tôi muốn chia sẻ bốn điều với mọi người.

Hiện nay tôi thấy đang nổi lên một ý kiến chung, được phổ biến rộng rãi, rằng đầu mối của các vấn đề quốc kế dân sinh, quản lý đất nước, vận mệnh nước nhà, đều có nguồn gốc từ cải cách chính trị. Trong ý kiến chung này, tôi lại thấy có vài trường phái hơi khác nhau. Nói tóm tắt là, có người muốn cải cách nhanh, có người muốn đi từ từ, có người cho rằng thế chế bây giờ là vừa, và cũng có người không suy nghĩ gì và chỉ thích sự bình yên. Tôi có đếm đến năm trường phái.

Trường phái thứ nhất cho rằng, phải cải cách toàn diện theo hướng dân chủ cởi mở tự do. Về hành động cụ thể, trường phái này thấy cần phải bãi bỏ Đảng Cộng Sản Việt Nam, thiết lập một chính thể mới (thập chí có thể là quân chủ lập hiến). Bởi vì mặc dù chế độ Cộng sản đã có công giành độc lập trong quá khứ nhưng mà cách làm của họ, dựa trên tư duy thời đại trước, nay đã hết thời rồi. Mà thực tế là đã hết thời hơn 20 năm rồi chứ.

Trường phái thứ hai thấy cải cách phải từ từ để tránh xáo trộn trong xã hội. Vì việc này cũng giống như luộc khoai, “từ từ thì khoai mới nhừ”. Cho nên, xã hội cần hạn chế quyền lực vô biên của Đảng Cộng Sản nhưng nên làm từng bước một. Trong trường phái này thì có người coi sửa đổi Điều lệ Đảng là cơ bản, cho ra một thể chế dân chủ hơn trong Đảng; có người muốn dùng pháp luật của nhà nước để đưa quyền lực của Đảng vào khuôn khổ. Có người thì cho rằng pháp luật phải đứng trên Đảng và nên coi ĐCSVN như một đảng chính trị bình thường, bình đảng với các lực lượng chính trị khác.

Còn trường phái thứ ba lại kêu gọi một sự thỏa thuận xã hội (social compact) mới, giữa người cầm quyền và người dân, như một Hội Nghị Diên Hồng mới, một cuộc Phục Hưng để chấn hưng quốc gia. Rồi Hội nghị đưa ra nghị quyết gì thì nghị quyết ấy phải được mọi người chấp thuận và tôn trọng.

Bước qua một dải phân cách lớn để đi sang chiều hướng khác là một trường phái nữa cho rằng vai trò lãnh đạo của ĐCSVN nên được giữ nguyên nhưng Đảng phải cải cách nội bộ. Và vấn đề không chi dừng lại ở việc sửa đổi điều lệ hay luật pháp mà còn được mở rộng đến cả lề lối làm việc, cách dùng người, cách tuyển chọn lãnh đạo, tư duy của người lãnh đạo, phát huy thực sự ý tưởng tập trung dân chủ để đoàn kết mọi người lại trong một cú đấm sắt thép đưa đất nước đi lên. Và cả vấn đề ý thức hệ cũng phải xem xét lại – phải xem lại vấn đề mèo đen, mèo trắng, xem lại đầu óc con người có quá bảo thủ không?

Trường phái thứ năm cho rằng chỉ có ĐCSVN là đảng duy nhất có khả năng lãnh đạo đất nước tiến lên trong thời kỳ này bởi vì Đảng đã thể hiện tài năng lãnh đạo trong quá khứ. Thể chế, lề lối làm việc của Đảng sẽ tạo thuận lợi cho việc tập kết sức mạnh để tiến lên trong tình hình hiện tại. Nhưng Đảng nên có những chính sách sâu sắc và gần gũi với nhân dân hơn.

Có trường phái nữa cho rằng thể chế vẫn hoạt động tốt. Đảng phải được bảo vệ kỹ lưỡng trong thời kỳ rối rén của đất nước. Nếu Đảng bị sụp đổ thì Việt Nam sẽ bị đưa trở lại thời kỳ đồ đá tối tăm. Nhất là trước tình hình vùng biển đang có nhiều đe dọa thì nước Việt Nam càng cần tập trung quyền lực chính trị vào Đảng. tập trung hơn trước. Về vấn đề chống ngoại xâm, ĐCSVN vẫn là đảng tiên phong, là niềm tự hào sáng chói trong lich sử.

Kính thưa qúi vị, mọi trường pháitrên đều là tiên đoán. Đến thời điểm này rất khó có thể nói là về hiệu qủa cải cách, trường phái nào là đúng hay là sai. Và tất nhiên, không có một chính thể hoàn hảo. Ở mỗi một thời điểm lịch sử đều sẽ phát sinh những yêu cầu khác biệt về chính trị. Vấn đề là làm thế nào để thích ứng, cập nhật, phát triển. Xã hội phải luôn luôn biết cạnh tranh, thích ứng thì mới phồn vinh được trong cuộc chạy đua toàn cầu.

Thay vì nêu ra đề nghị là đất nước Việt Nam nên đi theo trường phái nào, tôi nghĩ có lẽ nên bàn đến việc Việt Nam cần những biện pháp cải cách nào dể mang lại hiệu quả quốc gia (National Effectiveness) một cách tích cực nhất. Nhưng sửa đổi Hiếp pháp theo tôi là không nằm trong những biện pháp này. Trong một đất nước nói chung là nói không đi với làm, thì có cải cách Hiến pháp cũng không ăn thua, trừ khi Hiến pháp được mọi người, từ Tổng Bí Thư ĐCSVN đến mỗi một người đều tôn trọng và thực hiện. Nếu thể chế Đảng cứ đứng trên luật pháp, thì việc này coi như sẽ không bao giờ có được. Đường đi của Hiến pháp vẫn con dài và lắm chông gai. Cho nên, theo tôi cuộc tranh luận sửa đổi Hiến pháp chưa phải đi vào cốt lõi của vấn đề, nhưng nó lại là một vấn đề không thể bỏ mặc được.

Điều thứ hai tôi muốn chia sẻ hôm nay là tính cách không dễ chịu sự chỉ đạo của chính quyền, là một cản trở. Văn hóa VN đa dạng, dân chủ, sức sáng tạo cao, biết phản biện, cần cù sản xuất, và nhiều cái đáng khen nữa. Một xã hội có nền văn hóa như vậy có rất nhiều thuận lợi để tìm ra chân lý, đi đến xã hội hoàn thiện.

Đúng thế, sau khi có những cuộc tranh luận gay gắt cho ra nhẽ, người ta mới đạt ra là phải hành động như thế nào trong một sự đồng thuận toàn dân. Nếu mà không có sự phản biện, tranh luận dẫn đến thỏa thuận, thì lý lẽ của các hành động do một trường phái nào đó đạt ra sẽ khó được trường phái khác chấp nhận.

Nhưng mà những điều nay có mặt trái. Nếu xét về gốc độ hiệu quả quốc gia thì một nền văn hóa phản biện quá sẽ có tốc độ tiến lên chậm hơn.

Ý chính của tôi ở đây là văn hóa VN là một nền văn hóa biết phản biện, biết đấu tranh. Thậm chí đó là một nền văn hóa thích được đứng về phía thắng lợi, không dễ chấp nhận quan điểm, lập trường của người khác nếu đó la những quan điểm, lập trường không phù hợp với thế giới quan của minh. Nói như một giáo sư của tôi đã nói hai chục năm trước về người HQ, rằng giữa ba người HQ, thi sẽ có 4 chính đảng được thành lập. Ở đám người Việt Nam chắc là cũng vậy thôi.

Những người dễ bất đồng và cứng rắn về lập trường như vậy, trong môi trường Độc Đảng, chính trị, kinh tế, xã hội không tự do và không có không gian cho ý kiến ngoài lề, thì sẽ hèn nhạt và lựa chọn sự tách biệt, không quan tâm, thờ ơ với những cái chính thống nếu có thể thờ ơ được, hoặc chấp nhận những cái mà chính thống đang áp đạt nhưng cố tìm cách thắng lợi cá nhân trong môi trường không lý tưởng đó.

Tắt nhiên, nếu mà vấn đề ngoại xâm ở mức báo động , thì mọi người Việt Nam sẽ đoàn kết lại, kết hợp mọi lực lượng. Khi đó mọi người sẽ gác mọi biệt phái sang một bên để đi theo một con đường chung. Kẻ thù của Việt Nam mà khôn ngoan thì sẽ có những bước đi làm cho Việt Nam dở dang – vừa không đoàn kết nội bộ bởi vì độ nguy hiểm của việc ngoại xâm chưa đến độ báo động, nhưng lại khuyến khích nội bộ Việt Nam trăm hoa đua nở, khuyến khích dân chủ, rồi lại khuyến khích đàn áp.

Một xã hội luôn luôn phản biện để thể hiện mình sẽ luôn luôn bị hạn chế khả năng khai thác mọi nguồn lực của xã hội đối với bất kỳ việc gì trong thời gian nhanh nhất. Nếu mà xã hội, trong đó có ĐCSVN và những cá nhân có suy nghĩ ủng hộ một trường phái độc tôn không tạo không gian sống cho người thua cuộc, và người thua cuộc lại không bao giờ chấp nhận kẻ thắng cuộc, thì xã hội sẽ luôn luôn có những cuộc xáo trộn lớn. Làm cách nào để khuyến khích một tư duy dân chủ thật sự, thay vì tư duy được làm vua, thua làm giặc?

Điều thứ ba tôi muốn chia sẻ hôm nay liên quan đến tinh thần tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền lợi của người khác. Qua quan sát bao năm nay, tôi thấy trong xã hội Việt Nam quan hệ giữa cá nhân với nhau hết sức dân chủ và có sự tôn trọng nếu mà những quan hệ đó la quan hệ gia đình, người thân, quen biết, hợp tác, bề trên bề dưới, có lợi ích đan xen.

Mặt khác, tôi cũng đã chứng kiến, khi có xung đột về lợi ích thì có vẻ như ai có quyền lực thì sẽ cố gắng sử dụng quyền lực của mình để đạt được mục đích riêng. Có người đỗ xe chiếm dụng vỉa hè, đã không cho tôi đi bộ qua lại mà còn dọa giết nếu tôi không chịu đi xuống lòng đường. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ nhưng tôi thường xuyên nghe thấy, nhìn thấy, đọc thấy nhiều trường hợp khác. Đó là biểu hiện của một xã hội có thói xấu quen sử dung quyền lực thay vì tuân thủ pháp luật. Câu nói “mạnh ai nấy làm” là câu nói tôi đã gặp từ rất sớm, khi tôi mới bắt đầu học tiếng Việt. Nhưng tôi không ngờ đây là một hiện tượng rất phổ biến trong xã hội Việt Nam. Nó thường dùng để chỉ những mặt tiêu cực, những pha biểu hiện quyền lực thuần túy, và tuyệt nhiên không có nể nang một chút gì với pháp luật cả. Nhiều khi, tôi cảm giác là xã hội Việt Nam như một khu rừng rộng, mình phải liên kết với rất nhiều người để mà sống sót. Cuộc sống có vô vàn khó khăn do cơ chế, do quan liêu mang đến, nhưng lại có những cách giải quyết vô cùng thoáng đãng dựa trên quan hệ và quyền lực. Nhiều người Việt Nam hay nói rằng họ rất thích một chế độ pháp trị mạnh mẽ, công bằng với mọi người. Nhưng mà khi gặp phải những khó khăn trong đời sống thực tế thì họ lại hay nhờ vả, dùng cách này cách khác để giải quyết công việc đằng sau màn, ngoại pháp luật.

Mạnh ai nấy làm. Nguồn: baomoi.com
Điều thứ tư tôi muốn nói có liên quan, và to lớn hơn Điều Bốn của Hiến pháp. Lịch sử Việt Nam cho thấy, sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam sẽ tạo dựng lên một sức lực vô biên. Nó lớn hơn cả sức lực của ĐCSVN, lớn hơn bất kỳ dã tâm xâm chiếm nào. Nhưng, ĐCSVN phải hiểu rằng thể chế và cơ chế về quản lý hiện tại đang gây ra sự chia rẽ khá nặng nề. Không thể nói đây là vấn đề của Chính Phủ và chi cần thay người của Chính Phủ là mọi việc sẽ xong xuôi. Như một câu nói cửa miệng của một người trong cuộc, đó là “lỗi hệ thống”. Cho nên, người dân sẽ không nhận thấy sự cần thiết phải đoàn kết với chính quyền nếu cách làm của chính quyền theo cái mà tôi gọi là Ba Xa: xa dân, xa thực tế, và xa thời đại. Dân luôn luôn như ngón tay của con người, có ngón dài, ngón ngắn. Mỗi ngón đều có những tác dụng và chức năng khác nhau. Chính quyền nên nhìn nhận nhân dân cho đúng. Lúc nào cũng vậy, thực tế nên là kim chỉ nam cho mọi hành động. Chỉ khi chính quyền giải quyết được các vấn đề trong cuộc sống hiện thực của người dân thì dân mới quý. Và làm thế nào tránh Ba Xa, mà vẫn đạt được hiệu quả quốc gia trong thời gian ngắn nhất?

Kính thưa các bạn,

Tôi đã bắt đầu nghiên cứu về Việt Nam từ năm 1994, và sang năm sẽ tròn hai mươi năm. Thế mà tôi luôn luôn thích thú khi nghiên cứu về Việt Nam, chỉ vì những câu hỏi vừa nói trên.

Để thay lời kết, tôi xin cám ơn ban tổ chức đã cho phép tôi tham gia vào cuộc thảo luận bàn tròn này. Tôi xin gửi lời chào thân thiết nhất đến tất cả bạn Việt Nam có mặt hôm nay. Chúc mọi người vạn sự tốt lành, chúc Việt Nam sớm ra khỏi cơn suy thoái, ra khỏi vòng xoáy Ba Xa.

Cám ơn các bạn.

Nguồn:
Nguồn Bài phát biểu tại Hội Thảo Hè 13/8/2013. David Koh Facebook. August 15, 2013 at 12:39pm. Tựa của DCVOnline.
-
Vấn đề cải cách tại Việt Nam

- Đọc thêm còm bài  -Rồi sẽ đi tới đâu? Lữ Giang
 tại DCVOnline Minh Đức 

Bài viết này trình bày cho thấy sự yếu kém của các tổ chức chính trị quốc gia trước các hoạt động xâm nhập, gài bẫy của đảng Cộng Sản Việt Nam. Mục đính tác giả viết bài này là cho thấy phe quốc gia sẽ chẳng thắng nổi Cộng Sản vì kém mưu lược, luôn luôn bị Cộng Sản gài bẫy đánh lừa.

Lừa dối, gài bẫy, dùng bạo lực, ám sát, giết chóc là sở trường của đảng CSVN. Nhưng "Rồi sẽ đi tới đâu"? Nó đi đến tình trạng cai trị kém về luật pháp mà ông David Koh viết trong bài "Vấn đề cải cách tại Việt Nam", cũng đăng trên DCVOnline cùng một lúc với bài này.

Trong số những người hoạt động chính trị chống lại đảng CSVN có những nhà trí thức, các luật gia, họ kém về mưu lược kiểu CS, họ cũng không có khả năng giết người như CS. nhưng họ có kiến thức để xây dựng một chế độ có luật pháp, hoạt động hừu hiệu, ngăn nắp.

Lê Công Định tuy bị đám ma đầu CS gài bẫy nhưng nếu anh ta được tự do ứng cử và cầm quyền như ở các nước dân chủ thì có nhiều khả năng anh ta tổ chức guồng máy chính quyền và xã hội tại VN hoạt động theo luật pháp hơn.

Giáo sư Nguyễn Văn Bông bị CS ám sát năm 1971 tại Sài Gòn. Ông Nguyễn Văn Bông chắc chắn không biết dùng súng và ném lựu đạn như những người đã giết ông nhưng ông có khả năng tổ chức guồng máy hành chính hữu hiệu cho Việt Nam Cộng Hòa, hơn là cái guồng máy "hành dân là chính" của đảng CSVN.

Bà Ngô Bá Thành, được nói là đậu tiến sĩ luật tại Pháp nhưng trong suốt cuộc đời phục vụ cho chế độ CSVN, khi bà ta qua đời thì chế độ CSVN vẫn là chế độ hành xử không theo nguyên tắc pháp trị, phải nhờ Pháp soạn hộ luật. Thế trong suốt cuộc đời bà Ngô Bá Thành đã làm gì? Bà ta say mê với thứ mưu lược của đảng CSVN, đóng trò trong các Ủy Ban trá hình này, bày trò biểu tình tuyệt thực kia mà không nhìn thấy là bà ta có kiến thức về luật thì dùng kiến thức về luật đóng góp cho đất nước thì có lợi hơn gấp bội là lao vào cái trò chơi "mưu lược" của đảng CSVN. Thực tế cho thấy bà ta đã phí cả cuộc đời vào cái trò chơi "mưu lược" mà Việt Nam vẫn còn lạc hậu so với các nước xung quanh.

Bài viết của ông David Koh đặt cạnh bài viết này của ông Lữ Giang cho thấy là sau hơn 70 năm đảng CSVN hoạt động thì ông David Koh vẫn phải nói xã hội tại Việt Nam là xã hội "mạnh ai nấy làm", nghĩa là yếu kém về việc dùng luật pháp để cai trị. Và bài viết của ông Lữ Giang là bài viết nói về mặt mạnh của đảng CSVN là mưu mô, thủ đoạn, đánh lừa, gài bẫy. Với tất cả những trò mưu lược như vậy, Việt Nam vẫn chưa có một chế độ có luật pháp để có thể phát triển kinh tế một cách hữu hiệu. Vẫn đầy rẫy nạn tham nhũng, hối lội công ty nhà nước làm thất thoát tiền...

Trong bài ông David Koh nói về cải cách tại Việt Nam, ông không đi vào việc sẽ đi theo hướng nào để có cải cách mà nói về cần phải cải cách như thế nào, "hiệu quả quốc gia (National Effectiveness)", trong đó có việc bỏ cái tư tưởng "được làm vua, thua làm giặc", phải cai trị có luật pháp. Cái tư tưởng "được làm vua, thua làm giặc" và cai trị bất chấp luật pháp là lối xử sự của những kẻ "mưu lược" chuyên dùng dối trá, gài bẫy, bạo lực để giành cho đảng mình được độc tôn. Loại người đó cũng thấy ở Trung Quốc, và chính là tập đoàn Putin đã leo trở lại chính quyền.

Những đề nghị ông David Koh đưa ra cũng là các điểm chính trong cách cai trị của Singapore. Chính nhờ biết cách cai trị với sự "hiệu quả quốc gia (National Effectiveness)" mà ông Lý Quang Diệu đã đem lại sự thành công cho Singapore. Muốn làm được như vậy, ông Lý Quang Diệu đã phải bỏ tù những kẻ làm chính trị theo lối "mưu lược" nói dối, đánh lừa kiểu CS tại Singapore vào thập niên 1960.

Cũng là sách Trung Quốc nhưng không đề cao mưu lược mà có câu:

"Tài lớn và tài vặt không giống nhau, một ẩn trọng mà thành công, một xông xáo mà thất bại"

Ẩn trọng mà thành công là trường hợp Singapore, dưới sự cai trị của Lý Quang Diệu. Trong lúc CSVN nổi tiếng trên thế giới vì đánh Mỹ thì Singapore chẳng ai để ý đến. Ông Lý Quang Diệu chẳng lo chống đế quốc nào cả, chỉ lo làm sao Singapore có luật pháp nghiêm chỉnh, có nền kinh tế hữu hiệu. Xông xáo và mưu lược như đảng CSVN, sau hàng chục năm thì Việt Nam bị tan hoang về chiến tranh, cai trị kém cỏi, thiếu trật tự.




- Đức Thành: Những mong ước chính đáng! (Boxitvn).

- Nói sự thật hay công khai bày tỏ quan điểm là vị phạm luật ? (RFA).

- Roger Mitton- Việt Nam quản lý tư tưởng (The Phnom Penh Post/ Dân luận)..

- Ths, LS Vũ VĂN TÍNH, (NCS Ðại học Paris 2 – CH Pháp): Tự do ngôn luận và các giới hạn về tự do ngôn luận (ND). Chắc phải nhờ bà con ở Pháp tìm coi có vị nghiên cứu sinh này thật hay không.

- MỤC TIÊU VÀ THỦ THUẬT CỦA DƯ LUẬN VIÊN – MỤC TIÊU CỦA NHÀ NƯỚC SỬ DỤNG DƯ LUẬN VIÊN LÀ GÌ? (FB TNCG).


- Công an A18 chửi mắng thuyền nhân: “mày qua đây làm gì?” (DLB).

- Phạm Chí Dũng: Việt Nam – TPP: Từ đường hầm đến ánh sáng (RFA). - Mười điều ngộ nhận về chủ nghĩa Mác (2, tiếp theo): Chủ nghĩa xã hội không cần tự do dân chủ? (Anh Vũ).

- Nguyễn Văn Bông – Luật Hiến pháp và Chính trị học (13) (pro&contra).

- Ý nghĩa của việc ông Nhân sang Mặt trận? (BBC).

- Hai cột trụ (Nguyễn Vạn Phú).

- Tình hình khiếu nại, tố cáo tại Hà Nội vẫn phức tạp (VOV). – Video: Cải cách hành chính (VTV).

- 80% số bà con đến phòng tiếp dân là vì oan ức (LĐ). – Luật Tiếp công dân: Xây trụ sở to, lo dân không đến (TP). - Trách nhiệm người đứng đầu ở dự án Luật Tiếp công dân chưa rõ nét (DV). Tiếp công dân: Vai trò người đứng đầu còn mờ nhạt (PLTP). - Dự thảo Luật tiếp công dân làm rõ hơn trách nhiệm người đứng đầu (PLVN). -

- Về việc quyết định phương án đền bù, hỗ trợ, tái định cư: GS Đặng Hùng Võ: “Người dân đồng thuận mới triển khai dự án” (DV).

- Khi người dân hành động tự phát (TVN). - Vụ chôn thuốc sâu động trời ở Thanh Hóa: Hội Nông dân huyện sẽ đứng đơn kiện Nicotex Thanh Thái (LĐ). - Dân bỏ làng, ong bỏ tổ vì vụ chôn hóa chất (VNN).


- Giá lúa gạo ĐBSCL xuống thấp nhất năm (VOV). - 1 trái dừa sáp giá bằng nửa tạ thóc (DT).

- Choáng: Ủng giẫm lên nội tạng, đậu phụ thạch cao (VEF).Hà Nội: Xe đạp điện "vô tư" phạm luật


- Minh Diện: “AI CHO TÔI LƯƠNG THIỆN” ?! (Bùi Văn Bồng).

Không có chuyện “bôi trơn” hơn 18 tỉ đồng tại dự án chợ Kim Nỗ


--NHNN hạn chế báo chí dự cuộc làm việc với ông Nguyễn Bá Thanh
(TNO) Thực hiện chương trình công tác năm 2013, sáng 17.9, tại Hà Nội, ông Nguyễn Bá Thanh, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, Trưởng ban Nội chính T.Ư làm việc với Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Ngân hàng ...

Ông Nguyễn Bá Thanh làm việc với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước

Nâng hiệu quả phòng, chống tham nhũng ở ngân hàng

Đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ vào …


- “Gặp báo chí mà ngại, rồi “trốn” là không thể được” (VOV). - Cơ quan hành chính ‘né’ trả lời báo chí sẽ bị xử lý (TN).
- Hai nhóm khách hàng vây hai chủ đầu tư bất động sản (TT). - Nhà ở xã hội cũng tìm cách huy động vốn trái pháp luật (SM). - Nhà thu nhập thấp: Đặt cọc “tùy tâm” sẽ được ưu tiên mua? (VTC/Infonet).

- Loạn giá sữa, Bộ Y tế “đá bóng” sang Bộ Tài chính (ĐV).


- Bộ Giáo dục, Bộ Y tế cùng kiểm tra chất lượng bác sĩ (DT). - Bộ Y tế muốn tham gia thẩm định mở ngành đào tạo (HQ).- Dân mạng “sốt” vì bản kiểm điểm có một không hai (Tri thứ/DV).- ‘Thịt heo có sâu’ là tin đồn thất thiệt (TN).

- Rác độc (SM).

- “Thần dược” ANTOT – IQ của Traphaco bị tố gây hại cho trẻ em (PT).- Chồng ngoại tình, vợ ra nghĩa địa sống (Infonet).
- Dân “buồn nôn, chóng mặt”, cán bộ Thanh Thái “vẫn khỏe” (ĐT). - Vụ chôn thuốc trừ sâu, ĐBQH Đỗ Văn Đương: “Khởi tố bắt tạm giam ngay được…” (LĐ).- Lạ lùng các Bộ tranh quyền kêu khổ của người dân (PNT).- Ngân hàng mua khoảng 30 tấn vàng “đấu thầu” là để trả nợ dân (DT). - Ngân hàng dư 100 lượng vàng phiên đấu thầu thứ 59 (VOV). - Đấu thầu vàng: Đã dừng được chưa? (PT).

- Phá sản – Sự lựa chọn “tất yếu” các công ty tài chính thuộc tập đoàn NN? (VTV). - Sẽ cắt giảm 14.000 nhân sự tại Vinashin (DT).

- Nợ 200 triệu là phá sản DN: Không dễ “chết” như vậy! (Infonet).

- Vụ “đại gia biến mất” tại Hà Nội: Ngân hàng định giá… trên trời? (DT).

- Doanh nghiệp hủy niêm yết: Ai thiệt, thiệt ai? (TP).


- Doanh nghiệp công ích Hà Nội trễ nải báo cáo lương lên Sở (SM). – Phú Yên: “Báo chí phản ánh tham nhũng, chúng tôi sẽ làm quyết liệt” (DT).



Cần Thơ: Mặc quần không đúng logo, không được học thể dục ...
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật

Sự việc xảy ra tại trường Trung học cơ sở Phú Thứ (phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ). Ảnh minh họa. Theo ý kiến phản ánh của ông Nguyễn Văn T., phụ huynh của một học sinh lớp 7 trường này, đầu năm học mới 2013-2014, nhà trường ...

Phụ huynh xông vào lớp đánh học sinh

Cần Thơ: Phụ huynh tố thầy giáo bắt học sinh mặc quần thể dục có ..


Thú dữ xuất hiện ở khu dân cư
NDĐT- Chiều 17-9, tin từ Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng cho biết, có cá thể thuộc loài thú ăn thịt xuất hiện tại khu dân cư sau sân bay Liên Khương - Đà Lạt. Con thú này được một số hộ dân thôn Bospha, xã Liên Hiệp (Đức Trọng, Lâm Đồng) phát hiện vào ...

'Thú lạ' gây hoang mang trong khu dân cư

Lâm Đồng: Xác minh "thú lạ" xuất hiện ở khu dân cư

-- Làng nhạc Việt: “Bò rống” lên ngôi, “vịt kêu” toả sáng (VNN).


Tổng số lượt xem trang