-Lại chuyện khi nguồn tin nói sai! (Blog Nguyễn Vạn Phú 8-9-13)Có ít nhất hai tờ báo đưa tin về chuyện “Giáo dục Việt Nam thua cả Campuchia” làm tôi phải đọc lại toàn bộ cái báo cáo 569 trang, Global Competitiveness Report 2013-2014 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) vừa mới công bố tuần trước.
Tìm mãi không thấy thông tin “Tính hiệu quả của hệ thống giáo dục Việt Nam chỉ xếp thứ 7 trong số 8 nước ASEAN được xếp hạng”, cũng như thông tin “Về giáo dục, WEF ghi nhận Singapore, Malaysia và Brunei Darussalam lần lượt đứng đầu trong khi Campuchia đứng thứ 6, Việt Nam thứ 7 và Thái Lan ở cuối bảng. Lào và Myanmar không được WEF xếp hạng” ở đâu cả.
Chỉ thấy trong báo cáo có bảng đánh giá các nước ASEAN trên cả 12 cột trụ xếp hạng, trong đó cột trụ thứ 4 là “Y tế và Giáo dục Phổ thông” và cột trụ thứ 5 “Giáo dục và đào tạo đại học” thì kết quả cụ thể như sau (trong ngoặc là xếp hạng):
Cột 4: Singapore (2); Malaysia (33); Brunei (23); Thái Lan (81); Indonesia (72); Philippines (96); Việt Nam (67); Lào (80); Campuchia (99); Myanmar (111).
Ở đây, Việt Nam xếp thứ 4, thua ai, trên ai, nhìn vào bảng trên cũng đã rõ.
Cột 5: Singapore (2); Malaysia (46); Brunei (55); Thái Lan (66); Indonesia (64); Philippines (67); Việt Nam (95); Lào (111); Campuchia (116); Myanmar (139).
Về giáo dục đại học, Việt Nam bị đánh giá thua giáo dục phổ thông, xếp hạng 7, chỉ còn hơn được Lào, Campuchia và Myanmar.
Giáo dục Việt Nam phải nói là còn nhiều yếu kém và tình hình không thấy gì cải thiện nhưng kết quả bảng xếp hạng là như thế, chứ đâu có thấy nói giáo dục Việt Nam thua giáo dục Campuchia lại hơn giáo dục Thái Lan? Xếp hạng trên cũng trùng khớp với nhiều nhận định tôi được nghe, rằng giáo dục phổ thông Việt Nam còn khá một chút; giáo dục đại học thì quá yếu kém.
Không trách hai tờ báo trong nước đưa tin như thế được vì họ lấy nguồn từ tờ Bangkok Post. Nhưng tìm trên tờ này thì thấy mặc dù cũng mới đưa tin tuần trước nhưng không hiểu sao họ lại dựa vào Báo cáo Tính cạnh tranh toàn cầu năm ngoái (2012-2013) (trích:"We feel stunned because our ranking is very low," said Phawit Thongrot, assistant to the minister, after reading the WEF's Global Competitiveness Report 2012-2013) (trích một tin khác:The World Economic Forum's Global Competitiveness Report 2012-2013 released earlier this week said Thailand's education quality ranked the worst among eight Asean countries).
Có lẽ họ đọc nhầm báo cáo năm ngoái chăng? Báo cáo năm ngoái cũng dài cỡ 500 trang, không đọc nổi.
* * *
Hóa ra, tờ Bangkok Post sau đó cho biết, tin này là do ông Pavich Thongroj, cố vấn Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan đưa ra. Tờ báo nói mặc dù ông này khẳng định ông lấy nguồn từ Diễn đàn Kinh tế thế giới, Bangkok Post điều tra mới biết đây chỉ là một cuộc khảo sát hỏi ý kiến người Thái xem thử họ đánh giá nền giáo dục Thái Lan đóng góp vào tính cạnh tranh của nền kinh tế như thế nào.
Riêng tôi sau khi kiểm tra lại báo cáo năm ngoái thì thấy trong trong Cột trụ thứ 5 (Giáo dục đại học & Đào tạo) có tám tiêu chỉ nhỏ nữa gồm: tỷ lệ ghi danh phổ thông trung học, tỷ lệ ghi danh đại học, chất lượng hệ thống giáo dục, chất lượng giáo dục (môn toán và khoa học), chất lượng trường đào tạo quản lý, mức độ truy cập Internet tại trường, tính có sẵn các dịch vụ nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành, mức độ huấn luyện đội ngũ. Với tiêu chí “chất lượng hệ thống giáo dục” thì năm ngoái đúng là Campuchia xếp hạng 58, Việt Nam hạng 72, Thái Lan hạng 78.
Có lẽ ông này lấy chuyện cũ ra nói hay nói quá lên như thế để kích thích sự nôn nóng phải cải tổ nền giáo dục Thái Lan. Mà báo chí Thái Lan cũng hay, chỉ nói qua chuyện ông này đưa thông tin không chính xác (To put the record straight, it's not true that Thai education is the worst in Asean) sau đó lại tập trung vào phân tích những yếu kém của nền giáo dục nước họ (What's true is that our education system is in an appalling state, which has been confirmed repeatedly by both domestic and international findings). Bộ trưởng Giáo dục Chaturon Chaisaeng nhân đó cam kết đẩy mạnh nỗ lực cải cách nền giáo dục. Cũng là chuyện lạ.
Giật mình với học phí đại học (LĐ 6-9-13)
Người Việt, chất xám, đi về đâu? (TS 5-9-13)- Giáo dục Việt Nam xếp hạng sau Campuchia (ĐV). (Giáo dục) - Tính hiệu quả của hệ thống giáo dục Việt Nam chỉ xếp thứ 7 trong số 8 nước ASEAN được xếp hạng mà Báo cáo về Tính Cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố.Theo đó WEF ghi nhận Singapore, Malaysia và Brunei Darussalam lần lượt đứng đầu trong khi Campuchia đứng thứ 6, Việt Nam thứ 7 và Thái Lan ở cuối bảng. Lào và Myanmar không được WEF xếp hạng.
Kết quả xếp hạng này dường như trái ngược với những bản báo cáo thành tích về số lượng dày đặc các học sinh giỏi, học sinh tốt nghiệp, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư tại Việt Nam.
Thế nhưng báo cáo này xem ra có phần phù hợp với nhận xét của Giáo sư Thomas J.Vallely trước đó từng chỉ ra 5 ngộ nhận của Việt Nam về việc làm như thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.
Trong số này Giáo sư Thomas J.Vallely cho rằng Việt Nam ngộ nhận vì nghĩ bộ tiêu chuẩn mà các trường ở Việt Nam đang áp dụng sẽ tạo ra chất lượng cao. Song, vấn đề khó nhất, lớn nhất là làm thế nào để quản trị, quản lý trường đại học (Việt Nam nên so sánh hệ thống đại học của mình với các nước khác, không nên so sánh mình với mình);
Hai là, việc tăng nguồn lực vật chất là có thể tạo ra chất luợng cao hơn hiện có. Tôi (Giáo sư Thomas J.Vallely) rất hoài nghi về khả năng Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam vay để phát triển giáo dục. Giáo sư cho rằng, nếu tiếp tục thì sẽ không thành công, không hiệu quả mà vấn đề là ở chỗ đổi mới quản trị, quản lý trước rồi mới đến cái khác. Kinh nghiệm ở Trung Quốc là khó áp dụng ở Việt Nam;
Những nhận xét khách quan này cũng là dễ hiểu khi báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chiều 15/8 cũng chỉ ra những điều đáng ngại về giáo dục.
Theo đó, từ việc biên soạn còn chưa cân đối giữa “dạy chữ” với “dạy người”, giữa lý thuyết và thực hành, giữa dung lượng kiến thức, kỹ năng và thời lượng thực hiện của một số môn học. Một số nội dung trong chương trình, trong sách chưa thực sự cơ bản, khối lượng kiến thức nhiều, dẫn đến sự “quá tải”…,
Bên cạnh đó, việc phân ban không đạt được mục tiêu đề ra, không phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Sau 3 năm triển khai thực hiện phân ban đại trà, năm học 2008-2009, cả nước có gần 84% học sinh lớp 10 học ban Cơ bản, chỉ hơn 14% học sinh học ban Khoa học Tự nhiên, xấp xỉ 2% học sinh học ban Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Tiền vẫn tăng đều, bộ trưởng kêu thiếu tiền
Đáng chú ý là ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng nhanh, từ 15,3% năm 2001 lên đến 20% tổng chi ngân sách năm 2010. Giai đoạn 2008-2012, tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo chiếm khoảng 5,5% GDP. Ngân sách chi cho giáo dục phổ thông chiếm khoảng 55% đến trên 60% tổng chi cho giáo dục đào tạo và luôn được ưu tiên đầu tư tăng thêm hằng năm.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cũng cho rằng tài chính đầu tư cho giáo dục nhiều chứ không ít song thiếu bàn tay chỉ đạo, thiếu niềm tin của xã hội nên nguồn lực bị phân tán. Vì thiếu niềm tin nên nhiều gia đình mang tiền đi đầu tư giáo dục ở bên ngoài. Nếu không củng cố niềm tin đó đầu tư cho giáo dục vẫn dàn trải.
Song Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận giải thích thêm rằng, 20% ngân sách là chi cho giáo dục đào tạo nói chung chứ không chỉ của riêng bộ này. Vậy nên số chi cho giáo dục phổ thông trên tổng thể vẫn không đủ đảm bảo cho chất lượng tối thiểu của giáo dục.
Thế nhưng vẫn có ý kiến lo ngại: "Nếu tăng được ngân sách thì chất lượng giáo dục có tăng tỷ lệ thuận được không? Tôi nghi ngờ. Có ý kiến là chính ngành giáo dục cũng phải vì lợi ích người dân mà chiến thắng chính lợi ích của ngành mình".
Trong khi đó báo cáo của WEF lại khẳng định rằng tài chính không phải là yếu tố quan trọng nhất để bảo đảm nền giáo dục tốt và lương giáo viên cao không hẳn tạo ra khả năng giảng dạy thích hợp.
Mới đây, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan còn đánh giá đạo đức học sinh hiện nay xuống cấp đến mức báo động.
Theo bà Doan, nếu muốn thay đổi sản phẩm đào tạo thì cần chỉ thẳng vào khiếm khuyết, phải xác định thực tế mục tiêu giáo dục của từng cấp học, xem khiếm khuyết cái gì thì sửa cái đó. Ví dụ, ở bậc tiểu học, giáo dục nhân cách phải được chú trọng vì nó chi phối tất cả quá trình sau này, bậc tiểu học cần tập trung vào dạy người và học lễ...
Phương Nguyên
-- Giáo dục Việt Nam xếp hạng sau Campuchia (ĐV).
- Giáo dục cần điều kiện tối thiểu để đảm bảo chất lượng
- Trường công chất lượng cao: ’Khi giáo dục mang ra buôn bán’
- Y tế, giao thông, giáo dục đều ham ’của lạ’
- The Voice Kids: Những sự thật phũ phàng (KP). - 280 triệu/30s quảng cáo The Voice Kids: VTV lợi dụng trẻ kiếm bộn tiền (GDVN).
- Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: Cái cần nhất, nôm na là sự tử tế (LĐ).
Bị Nguyễn Ánh 9 ‘chê’ hát nhạc vàng, Mr Đàm phát hành album ‘nhạc đỏ’ (GDVN).
- Từ giã sân khấu, Nguyễn Ánh 9: Tôi không trách hay giận Đàm Vĩnh Hưng (iHay/GDVN).
- Showbiz Việt: Công nghệ lăng xê ‘vàng’ thì ít, ‘thau’ thì đầy (TN).- Nỗi buồn của... âm nhạc “tử tế”!
- Mẹ con sản phụ tử vong, người nhà mang xác đặt trước sân bệnh viện (GDVN). - Nghệ An: Hai mẹ con sản phụ chết bất thường, người nhà đập phá bệnh viện (Tầm nhìn). - Chuyển viện muộn, bé gái 8 tháng chết bất thường (Infonet). - Bé 10 tháng tuổi tử vong, người nhà yêu cầu bệnh viện làm rõ (TP).
- Chậm định cư, trẻ vạn đò 3 tuổi chết oan (TP).
- Trọng Tấn rời bỏ Học viện âm nhạc quốc gia (TT).
- “Đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm” (LĐ).
- Nhà trường thu chi thiếu minh bạch, phụ huynh cho con nghỉ học để phản đối (SM).- Xin cho em một ngôi trường! (PNTP).
Nguyễn Thị Hậu: Tản mạn Sài Gòn cà phê (viet-studies 5-9-13) ◄ Cà phê Givral đóng cửa vì... mặt bằng: Xót xa câu chuyện thương hiệu (GD 4-9-13)
Giáo sư, Phó giáo sư họ là ai? (Tam Nhin 5-9-13) Giảng viên đại học lao đầu vào xe tải tự vẫn (NĐT 2-9-13)
PGS Văn Như Cương: 'Học thêm chỉ bất lợi cho học sinh' (VnEx 5-9-13)
"Căn bệnh thành tích” trong giáo dục sẽ tích thành "trọng bệnh”! (GD 5-9-13)
Đừng để mai một những giá trị văn hóa (Tam nhin 5-9-13)
TẢN VĂN MỚI CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ: Răng của chúng mình (viet-studies 3-9-13) ◄
Đình chỉ phát hành Đại gia: Nhóm lợi ích can thiệp vào công tác xuất bản? (VOA 2-9-13) -- Bài Phạm Chí Dũng
Thơ viết trong vườn nhà văn Vũ Trọng Phụng (CAND 3-9-13)
Nhà phê bình âm nhạc: Hồn ở đâu bây giờ? (TTVH 3-9-13)
Trung Quốc muốn bắt chước Mỹ về giáo dục: Chinese Educators Look to American Classrooms (NYT 2-9-13)
Sản phẩm du lịch mới ở Cần Thơ: Pizza hủ tiếu (DNSG 2-9-13)
- Trưởng công an xã bị bắt vì ém thông tin vụ con đánh chết bố (TN).
- Vụ “nhân bản” xét nghiệm: “Người hùng” phản pháo (Soha).
- Ban hành khung giá đất hằng năm để…ngắm? (DT). - Xây dựng Luật Đầu tư công, sửa Luật Phá sản (VnEco). - ĐBQH Trần Du Lịch: Nhiều doanh nghiệp BĐS đang ‘mượn đầu heo nấu cháo’ (GDVN). - Luật rối rắm, BĐS gặp khó, người dân chịu thiệt (SM).
- Những công trình thủy lợi làm khổ dân (CATP). - Chủ đầu tư ĐN 6 và 6A: “Chúng tôi chỉ làm đúng theo quy định và số liệu phân tích” (ĐĐK).- Dân ồ ạt đốt rừng chiếm đất (DT). - Rừng lâu năm bị phá: Kiểm lâm không làm tròn trách nhiệm! (DT).
-Khám phá những nhà nghỉ trưa tình dục ở Việt Nam
Jak Phillips
VICE Magazine Diên Vỹ chuyển ngữ
- ASEAN hỗ trợ phụ nữ tiếp cận hệ thống tư pháp (RFA).
Mưa nghiệm thu sản phẩm thoát nước của | “Mr 2,6 tỉ” (DT).
- “Công nghệ nhân bản” giấy khám sức khỏe (VNN). - Tước giấy phép hoạt động 12 tháng với phòng khám Apollo (PT). - Có chuyện Công ty TNHH kính mắt Việt Nam “Nhân bản” kết quả kiểm tra thị lực? (Tầm nhìn).
- Ông Nguyễn Việt Hùng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược – Bộ Y tế: “Nói thuốc trúng thầu giá rẻ không đảm bảo chất lượng là không có cơ sở” (LĐ). – Đấu thầu thuốc theo quy định mới: Giá thuốc giảm mạnh (TP).
- Vụ 2 học sinh tiểu học chết đuối dưới hố công trình: Gia đình nạn nhân chưa nhận được hỗ trợ, đền bù (TN). – Vụ hai cháu bé chết đuối ở công trường cầu Nhật Tân: Yêu cầu nhà thầu phối hợp khắc phục hậu quả (TT).
- Dự án 'lạ' ở khu du lịch: Xây tường che... biển
- Cách đánh giá học sinh hiện nay là của 40 năm trước
-- Cựu đại tá Phạm Quế Dương: Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc: Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan? (ĐCV). - Phước nhà cụ Nghè Sắc (FB Caubay Thiem).
- Thông Luận – Tuổi trẻ Việt Nam đâu? (TL 256) (Dân Luận).
- Đừng coi nhẹ tiếng ồn (PT).Cuộc gặp giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và con trai cố Tổng thống Mỹ John Kennedy (LĐ 1-9-13)
Cần hiểu đúng về nghị định quản lý internet mới (Petrotimes 2-9-13) -- Càng cắt nghĩa, càng lộ sự trấn áp phi lý hơn!
Vụ án Bạc Hi Lai: Bo Xilai trial analysis: How and why Chinese politician veered off script (CNN 24-8-13) -- Phỏng vấn Lý Thành (Cheng Li)