Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Nghi vấn gần 51 ngàn tỷ đồng rửa tiền qua ngân hàng

(NĐT) Gần 51 ngàn tỷ đồng với 165 giao dịch bị nghi ngờ là hoạt động rửa tiền tập trung vào giao dịch tiền gửi qua ngân hàng và báo cáo của các công ty bảo hiểm. Trong đó có nghi vấn đã được chuyển sang cơ quan điều tra.

Tiền mặt - "bãi đáp" cho tội phạm rửa tiền

Theo cục Phòng chống rửa tiền (AMLD) thuộc ngân hàng Nhà nước (NHNN), Việt Nam chưa có đánh giá chính thức của cơ quan có thẩm quyền về tội phạm rửa tiền. NHNN đã "khoanh vùng" được 165 báo cáo giao dịch đáng ngờ liên quan đến hoạt động rửa tiền, chuyển cơ quan thanh tra và công an xác minh. Tổng số tiền giao dịch nghi ngờ rửa tiền là gần 51.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, NHNN cũng tiếp nhận 50 văn bản từ các cơ quan thực thi pháp luật đề nghị rà soát, cung cấp thông tin liên quan đến các bị can hoặc đối tượng trong các vụ án hình sự.


Nhiều chuyên gia ngân hàng cho rằng, với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam sử dụng tiền mặt nhiều, cơ hội cho tội phạm rửa tiền rất cao. Trước đây rửa tiền thường được đánh giá liên quan đến hoạt động chuyển tiền qua biên giới, thì nay rửa tiền trong nước gia tăng, gắn với hoạt động phạm pháp như buôn lậu, buôn bán ma túy, trốn thuế đặc biệt là tham nhũng. Khi bầu Kiên bị bắt, nhiều câu hỏi đặt ra, liệu ở đây có liên quan gì đến hoạt động rửa tiền? Tuy nhiên, đại diện cục Phòng chống rửa tiền khẳng định: Ma trận sở hữu chéo đã trở thành hiện tượng điển hình của nền kinh tế Việt Nam. Các cá nhân, tổ chức đều được góp vốn tham gia cổ đông sáng lập ngân hàng. Ngân hàng A có công ty B tham gia 10% vốn, công ty B lại có ông C là chủ tịch HĐQT nhưng ông C lại cử ông D đứng ra đại diện vốn. Vì vậy, trong cổ đông sáng lập ngân hàng A không có tên ông C, trong khi nhân vật này mới thực sự là người điều hành. Hơn nữa, pháp luật Việt Nam cũng không truy cứu "tội phạm kép".

Do đó, nếu ai đó tham nhũng hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng không bị xem xét có hay không tội rửa tiền. Hơn nữa, các hiện tượng thuê giám đốc để thành lập doanh nghiệp, ủy quyền cho tài xế, nhân viên đứng tên cổ phần... cũng gây khó khăn cho việc truy tìm nguồn gốc dòng tiền.

Hiện tượng rửa tiền bằng cách thuê người khác đứng tên chủ tài khoản, sau đó chủ sở hữu bàn giao mã số pin để người thuê thực hiện việc chuyển tiền vào tài khoản trong nước và rút ngoại tệ tại Campuchia đã có. Trước đây có nhóm tội phạm quốc tế thuê một số người Việt Nam mở 12 thẻ debit của các ngân hàng trong nước. Các chủ thẻ nhận ít tiền thù lao rồi giao lại thẻ cho người đặt hàng. Sau đó, nhóm tội phạm này sang Campuchia (quốc gia không quản lý ngoại hối) để rút tiền mặt. Hằng ngày, tiền được chuyển vào cả 12 tài khoản ở Việt Nam và rút sạch từ Campuchia.

Về nghiệp vụ, các ngân hàng phải có bộ phận riêng rà soát tất cả các giao dịch hàng ngày. Có rất nhiều yêu cầu đặt ra trong vấn đề an ninh tiền tệ, đòi hỏi ngân hàng phải quản trị nhiều hơn, phải bổ sung nguồn lực cho khâu theo dõi, kiểm soát dòng tiền. Thực tế, theo luật tất cả các giao dịch gửi tiền hoặc rút tiền từ 500 triệu đồng trở lên đều phải qua khâu khai báo với ngân hàng. Ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin, mục đích. Trong trường hợp khách hàng từ chối thì ngân hàng buộc phải hủy giao dịch, đó là bổn phận của ngân hàng.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, với tội phạm rửa tiền là loại tội phạm có những am hiểu nhất định về ngân hàng nên chúng có nhiều chiêu để lách luật, chẳng hạn chia nhỏ hạn mức tiền gửi. Về vấn đề này, ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: "Trong hệ thống tài chính ngân hàng ở Mỹ, các cơ quan an ninh như FBI buộc ngân hàng phải có phần mềm theo dõi, phát hiện tất cả những hành vi Splitting (chia nhỏ). Chúng ta hiện nay chưa có điều khoản bắt buộc, song cũng đã đến lúc các ngân hàng thương mại phải lưu ý và có đánh giá đầy đ


- Thực phẩm nhiễm độc chờ… quy định (TP). - Chưa xác định được “chất lạ” trong phích nước có độc hay không (DT).

- Sạt lở núi đào vàng, 2 người chết, 12 người bị thương (TN).

- Vặt lá, chặt rễ cây bán cho thương lái Trung Quốc (VEF).
ủ, lưu tâm nhiều hơn đến vấn đề này, trong những trường hợp cần thiết cần báo cáo với các cơ quan chức năng".
Nhiều "mảnh đất đen" chưa được phát lộ


Đại diện cục Phòng chống rửa tiền cho biết, các giao dịch nghi ngờ rửa tiền nói trên chủ yếu là các báo cáo thu thập từ ngân hàng, trong đó có cả ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Tuy nhiên, con số này không phản ánh ngân hàng là mảnh đất thuận lợi cho tội phạm rửa tiền. Vì trong các lĩnh vực có khả năng lớn xảy ra rửa tiền như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, kinh doanh vàng, casino... Thực tế, với những cơn "sốt nóng" của thị trường chứng khoán, bất động sản, dòng tiền đổ vào và rút ra từ hai thị trường này là một con số khổng lồ nhưng thực tế chưa có một đơn vị nào báo cáo nghi ngờ. Hiện mới chỉ có hệ thống ngân hàng chú trọng tập huấn nâng cao kiến thức phòng chống rửa tiền cho đội ngũ nhân viên, từ đó kịp thời cập nhật các báo cáo giao dịch đáng ngờ gửi cơ quan chức năng.

Chia sẻ về thời điểm bất động sản "nóng" ở khắp nơi, nhiều giao dịch mua bằng mọi giá, trong đó không ít nguồn tiền từ bên ngoài đổ vào thị trường. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng: "Cũng rất khó đánh giá đâu là giao dịch đáng nghi ngờ. Mọi nghi ngờ có thể ảnh hưởng không tốt tới thị trường. Hơn nữa, với người mua nhà, cầm tiền mặt đi giao dịch họ cũng không phải giải trình với chủ đầu tư tiền ấy nguồn gốc từ đâu. Còn với dòng ngoại tệ từ bên ngoài đổ vào thị trường đã được chuyển qua ngân hàng, có sự kê khai, giám sát của hệ thống". Còn theo đánh giá của lãnh đạo một công ty chứng khoán, việc giám sát giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu rửa tiền trong lĩnh vực này hầu như không được các công ty coi trọng. Có chăng chỉ dừng lại ở lưu trữ số liệu giao dịch phục vụ cho các cơ quan chức năng khi có yêu cầu mà không mang tính chủ động cảnh báo.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã nhận được báo cáo hai hợp đồng bảo hiểm là giao dịch đáng ngờ và đã kịp thời chuyển đến cục Phòng chống rửa tiền để xử lý theo quy định của pháp luật. Dù số hợp đồng bảo hiểm có dấu hiệu rửa tiền bị phát hiện còn rất ít, nhưng nguy cơ rửa tiền qua các hợp đồng bảo hiểm là không nhỏ.

Thực tế, các chuyên gia về phòng chống rửa tiền cho rằng, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể bị lợi dụng, làm phương tiện rửa tiền thường nằm trong các trường hợp: Tiền phí bảo hiểm được đem đi đầu tư; các đơn bảo hiểm nhân thọ với một mức phí duy nhất có bản chất lưu giữ giá trị tiền mặt; bảo hiểm niên kim cố định hoặc thay đổi; hay đơn bảo hiểm chuyển nhượng được và có thể dùng để thế chấp ngân hàng. Các công ty bảo hiểm cũng có thể nghi ngờ một số loại dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ đã bị hoạt động rửa tiền lợi dụng nếu phát hiện việc đòi bồi thường số tiền khổng lồ, hoặc cho những vụ được dàn dựng. Bên cạnh đó, đối với những hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn, có số phí đóng 400 triệu đồng trở lên là phải báo cáo lên cục Phòng chống rửa tiền để thẩm định kiểm tra. Nếu cơ quan này nghi ngờ có dấu hiệu rửa tiền, sẽ yêu cầu điều tra kỹ lưỡng.
Biến "tiền bẩn" thành "tiền sạch, tiền tươi"
Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: "Tội phạm thu tiền từ các hoạt động phạm pháp như lừa đảo tín dụng, lừa đảo đầu tư, mại dâm, buôn bán ma tuý đều là "tiền bẩn". Để dùng được tiền này mà không bị nhòm ngó thì tội phạm phải thực hiện rửa tiền qua hệ thống ngân hàng hay bất động sản để thu về "tiền sạch, tiền tươi". Chính vì thế hệ thống ngân hàng phải đặc biệt cảnh giác với loại hình rửa tiền" .
'Việt Nam dễ trở thành mục tiêu của hoạt động rửa tiền'

Chuyên gia nói gì về vụ rửa tiền lớn nhất trong lịch sử?

Đại gia rửa tiền Liberty Reserve vươn tới Việt Nam


.- Một loạt lãnh đạo ngân hàng khu vực miền Tây bị bắt (SM). - Bắt giam ba lãnh đạo ngân hàng ở Sóc Trăng và Hậu Giang (PLTP). - - Nghi vấn gần 51 ngàn tỷ đồng rửa tiền qua ngân hàng (NĐT).

Tư bản đỏ Việt Nam: Cần có biện pháp mạnh để ngăn chặn cơn bão "tín dụng đen" (CAND 7-9-13) --  Nhiều thông tin về "bà trùm" Huỳnh Thị Huyền Như .  Những đại gia mới làm chủ ngân hàng (VEF 7-9-13)
- Xuất khẩu gạo và yêu cầu tái cơ cấu chuỗi cung ứng (ĐBND). – Video: Xây dựng nông thôn mới: Những tín hiệu mới từ xuất khẩu rau quả (VTV).

- Tá hỏa thịt gà, vịt bị tiêm “nước bẩn” tăng trọng… trục lợi (KT).

- NÔNG DÂN… CHÁN RUỘNG: Đói khổ chực chờ (NLĐ). Không bỏ ruộng thì đói (SGTT 7-9-13)

Tái cơ cấu nông nghiệp: Tránh rập khuôn, phong trào (TN 7-9-13)

Cá tra ở ĐBSCL: Nông dân bị chiếm dụng vốn (SGGP 7-9-13) -- Trong cuốn "Chuyện nghề, chuyện nghiệp ngoại giao" nguyên đại sứ Nguyễn Tâm Chiến có kể lại thời kỳ ông lobby cho cá tra Việt Nam ở Mỹ, và có nhiều thông tin mà ông không năm chắc. Ahhh, chính lúc ấy tôi đang chủ trì một luận án thạc sĩ cho một sinh viên Việt Nam về vấn đề này!

Việt Nam trên đường trở thành "công xưởng xe máy" (DNSG 3-9-13)

- Xuất khẩu tôm hồi phục và tăng 38% so với cùng kỳ (TTXVN).

- Cá tra ở ĐBSCL: Nông dân bị chiếm dụng vốn (SGGP).

- Tâm lý được mùa đè nặng thị trường cà phê (TBKTSG).

- Nghe thấy gì từ Guy Kawasaki (NM).

- Thị trường bán lẻ: Giàu tiềm năng, nhiều thách thức. Bài 3: Đòn bẩy từ chính sách (SGGP). - Siêu thị điện máy sống mòn trong cơn bĩ cực (SM).

- Dệt may ‘khó nuốt’ cơ hội vàng TTP (TP).

- Bánh Trung thu: Nhiều người xem, ít người mua (TT). - Bánh trung thu HN: Những hình ảnh khiến Kinh Đô, Bảo Ngọc “phát thèm”(GDVN).

- Cần có biện pháp mạnh để ngăn chặn cơn bão “tín dụng đen”: Kỳ 5: Hệ lụy “vòi bạch tuộc” từ cán bộ ngân hàng (CAND).

"Hô biến" thịt heo thành khô bò TTO - Từ nguyên liệu thịt heo, một công ty đã chế biến, tẩm ướp gia vị để "hô biến" chúng thành khô bò bán ra thị trường. Thịt heo đang được tẩm ướp gia vị để giống như khô bò - Ảnh: · Những thau lớn dùng để tẩm ướp thịt heo - Ảnh: Đại Việt · Hóa chất ...

“Hô biến” hàng chục tấn thịt heo thành... thịt bò khô

Sản xuất khô bò từ... thịt heo thối

Đột kích cơ sở sản xuất thịt heo hôi thối thành khô bò

-- Dầu ăn Trung Quốc làm từ chất thải động vật (PT).

- Người tiêu dùng “quay lưng” với rau, củ, quả Trung Quốc (DT). - Người tiêu dùng trở về với sữa công thức (VNN).

- Thực phẩm nhiễm độc chờ… quy định (TP). - Chưa xác định được “chất lạ” trong phích nước có độc hay không (DT).

- Sạt lở núi đào vàng, 2 người chết, 12 người bị thương (TN).

- Vặt lá, chặt rễ cây bán cho thương lái Trung Quốc (VEF).

- 2 đòn giáng vào con cá tra (Infonet).

--Thu ngân sách 8 tháng mới đạt gần 61% dự toán

'Phá độc quyền xuất khẩu gạo thì TQ không làm gì được'
- Gỡ khó cho lúa gạo (Công thương).- Lúng túng với bảng hiệu Tây hóa (TT).-

--- Từ lâu đã có chuyện lợi dụng chính sách, phá rừng giàu

- Cơ quan Cảnh sát điều tra đưa cảnh báo sau vụ “bầu” Kiên? (PT).

- Hàn Quốc mở rộng lệnh cấm nhập khẩu thủy sản Nhật (TN). - Tiền Giang: Ngừng việc tập thể, một công nhân bị “xã hội đen” đâm thủng bụng? (LĐ).

- Công an vào cuộc điều tra vụ hàng chục xe buýt “dàn trận” (DT).


- Hàng trăm hộ dân sinh hoạt bằng nước… đen như nước sông Tô Lịch (DT).

Vì sao giám đốc được Bộ trưởng Thăng thương hoàn cảnh lại mất 'ghế'? (PN Today 7-9-13) -- Một đứa bé 3 tuổi còn dể hiểu hơn ông Thăng.

Máy phát hiện nói dối giúp làm sạch ngân hàng (SGTT 7-9-13) -- Chắc chắn Đảng và Nhà nước sẽ không bao giờ cho phép nhập khẩu máy này vào Việt Nam

Hiện tương "nhà nghỉ" của Việt Nam nổi tiếng quốc tế: Exploring Vietnam's Lunchtime Sex Motels (Vice 2-9-13) -- Có thể đọc một bản dịch bài này trên Dân Luận.Stiglitz chê Larry Summers, khen Janet Yellen: Why Janet Yellen, Not Larry Summers, Should Lead the Fed (NYT 6-9-13) --


-Lữ Phương: Vài ý kiến về đề xuất thành lập một đảng chính trị mới cho Việt Nam (viet-studies 3-9-13)◄◄

Tổng số lượt xem trang