Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Hà Lan hoảng sợ khi tặng áo mưa, người Việt lên cướp

-Hà Lan hoảng sợ khi tặng áo mưa, người Việt lên cướp
(Đời sống) – Chị Phạm Thu Giang làm công tác báo chí văn hóa tại Đại sứ quán Hà Lan, cũng là người tổ chức chương trình hát áo mưa miễn phí cho người qua đường đã cảm thấy hoảng sợ trước ứng xử lạ của người dân.
Cảnh tượng tranh giành áo mưa tại sự kiện Đừng để bị mưa ướt hôm 12/9
Cảnh tượng tranh giành áo mưa tại sự kiện "Đừng để bị ướt mưa!" hôm 12/9
Bắt đầu vào lúc 2h00 chiều 12/9, chương trình “Đừng để bị ướt mưa!" được tổ chức ở một sân khấu ngoài trời, tại cửa của UBND quận Ba Đình. Nội dung của sự kiện ngày hôm đó bao gồm hoạt động trao tặng 3.000 chiếc áo mưa miễn phí cho người qua đường.
Mở đầu sự kiện, đại diện người Hà Lan có những lời chúc tốt đẹp tới người dân xung quanh đang có mặt tại đó.
Tuy nhiên, chỉ vài phút sau đó, không khí thay đổi nhanh chóng và trở nên hỗn loạn, mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình. Có người còn trèo lên cả sân khấu để cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán.Nhiều người hò hét xung quanh khu vực phát áo mưa khiến quang cảnh trước UBND quận Ba Đình trở nên lộn xộn và khó hiểu. Chỉ 35 phút sau khi chương trình bắt đầu, 3.000 chiếc áo mưa đã được lấy sạch.
Sau sự kiện này đã để lại những hình ảnh rất xấu của người dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Sáng 16/9, trao đổi với phóng viên Đất Việt, chị Phạm Thu Giang cho biết, chương trình "Đừng để bị ướt mưa!" nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao, và Hà Lan cũng là một trong những đối tác trong công tác quản lý nước và chống biến đổi khí hậu với Việt Nam.
Chương trình "Đừng để bị ướt mưa!" với mục đích nâng cao nhận thức của người dân trước biến đổi khí hậu, mọi người cần phải ý thức về điều đó, và trước hết là ý thức bảo vệ chính mình.
Tuy nhiên, những việc xảy ra khi thực hiện đã thực sự không hay. “Tình hình lúc sự kiện bắt đầu hoàn toàn nằm ngoài dự tính của những người tổ chức” – chị Giang cho biết.
“Ngay từ đầu chúng tôi đã quán triệt với những người trong đội ngũ tình nguyện viên và tổ chức, khi phát tặng áo mưa phải đưa thật cẩn thận bằng hai tay.
Tuy nhiên, mọi người tranh cướp nhau và đổ xô về phía sân khấu khiến chúng tôi rất hoảng sợ, đặc biệt là các bạn Hà Lan. Có tình nguyện viên còn bị người dân tranh cướp áo mưa cào rách tay, khiến chảy máu”.
Trong quá trình phát áo mưa, có hình ảnh ghi lại việc các tình nguyện viên đứng trên khán đài tung, ném áo mưa về phía người dân chứ không đưa bằng hai tay. Lý giải cho hành động này, chị Giang cho biết:
“Đây chỉ nhằm mục đích nới rộng sức ép và khoảng cách của người dân về phía sân khấu chứ không có ý gì khác. Hành động này ban đầu xuất phát từ một người Hà Lan, sau đó có một số tình nguyện viên khác cũng làm theo”.
Tình nguyện viên ném áo mưa về phía người dân
Tình nguyện viên ném áo mưa về phía người dân
Chị Giang chia sẻ thêm: “Phải đứng ở khán đài mới thấy được sức ép của người dân là lớn đến thế nào. Chúng tôi đã có giải pháp cử hai bạn tình nguyện mang 1 thùng áo mưa sang bên kia đường để phát, nhằm giải tỏa cho khu vực sân khấu.
Tuy nhiên khi đi được khoảng 10 bước chân về phía đám đông, những nhân viên này đã bị đám đông lao vào xô đẩy, cướp giật ngay khi còn chưa kịp mở thùng giấy”.
Có những lúc, diễn giả gần như phải hét lên: “Đề nghị mọi người không tranh giành, nếu không, chúng tôi sẽ dừng chương trình ngay lập tức!”
Nhân viên của Đại sứ quán Hà Lan, Phạm Thu Giang, cũng nhận định thêm, đại sứ quán qua chương trình đã phát hết 3.000 chiếc áo mưa, tuy nhiên hiệu quả của chương trình gần như không có khi không đạt được bất kỳ một mục đích ban đầu đề ra nào.
Hà Lan cho áo mưa, người Việt chèn nhau giật

Hành động thể hiện tính xấu của người Việt
Theo PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Viện xã hội học, trả lời trên báo Kiến Thức, ông rất buồn khi nghe, đọc thấy những những hành vi không đẹp kể trên. Việc chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để tranh giành, vơ vét của cải, vật chất không phải là hiếm ở Việt Nam.
Những hành vi này ngoài việc thể hiện tính xấu hôi của, “đám đông chỉ chờ kiếm chác” của người Việt thì nó còn cho thấy tính vô tổ chức, tự phát và tính ích kỷ của dân mình.
Cái tính ích kỷ chính là nguyên nhân để gây ra nhiều thói hư tật xấu khác. Mà cái tính này thường trực trong nhiều cá nhân, không cứ gì người dân nông thôn, tỉnh lẻ hay người thành thị.

PGS.TS Bình cho biết, căn nguyên của vấn đề trên là do nhiều nguyên nhân, như tâm lý tiểu nông đã ăn sâu vào tính cách người Việt, khiến họ chỉ thích thu vén cho riêng mình.
Bên cạnh đó là sự rối loạn về giá trị sống, nhiều người không biết cái gì đúng, cái gì sai, phải tôn thờ cái gì, dẫn đến lối sống vị kỷ, coi trọng vật chất. Chẳng hạn như trong vụ tranh giành nhau áo mưa miễn phí tại Hà Nội hôm 12/9, có người còn xúi người khác vào giành áo mưa và khoe khoang: “Tôi đã lấy được 5 – 6 chiếc rồi, giờ cất đi và chạy vào lấy tiếp”. Họ không biết đấy là điều đáng xấu hổ mà ngược lại họ có vẻ tự hào với “chiến tích” của mình.
Tú Tuệ

- Báo chí quân đội đấu tranh có hiệu quả với những quan điểm sai trái (PLTP).Cần nhận thức đúng về tự do và quyền con người (QĐND 15-9-13) -- Tóm tắt: Ỏ Việt Nam hai khái niệm này là... không giống ai cả!


- Từ tiếm danh đến loạn ngôn, lộng ngôn và... lừa bịp! (ND 10-9-13) -- Báo Nhân Dân phê phán "mạng lưới blogger"◄ Tam quyền phân lập không phù hợp với thể chế chính trị ở nước ta (ANTĐ 10-9-13) -- Thì thay đổi thể chế chính trị!

Tư bản đỏ Việt Nam: Đại gia Việt: Kẻ tậu máy bay, người cõng con đón vợ (ĐV 15-9-13) -- Công ‘mô tô’ là ai? (TN 15-9-13)

Schadenfreude: Đẳng cấp, sang trọng và đìu hiu như... TTTM Tràng Tiền Plaza (GD 14-9-13)

GS Nguyễn Mại: "Cho người Việt vào chơi casino là gây họa cho dân tộc" (GD 13-9-13) -

Rôm rả cà phê với... chó mèo (VEF 15-9-13) -- Càphê vợt, hương thơm ký ức (SGTT 15-9-13)

Trắng đêm ở chợ âm phủ (NLĐ 14-9-13) -- Muôn kiểu "ngủ bụi" ở Sài Thành (Petrotimes 15-9-13)

- Thư ngỏ của một học sinh gửi BGH trường mình đang học (Hồ Như Hiển).- Bộ Y tế đề nghị Bộ GD-ĐT “siết chặt” mở ngành Y (DT).- Vụ “Sản phụ tử vong do bệnh viện tắc trách?”: Bệnh viện T.Ư Huế phản hồi (NNVN).- Khủng bố điện thoại (TN).

- Bộ trưởng Chuyền: Tiếp tục xử lý gian lận chính sách thương binh, liệt sĩ (Infonet).- Sớm giải quyết hồ sơ tồn đọng về chính sách người có công (VOV). - Mất cả tỷ đồng, tiểu thương được hỗ trợ 10 triệu (NĐT).


- “Người Việt Nam thích kiếm tiền nhưng không chăm chỉ” (ĐV).

- Chí Trung: ‘Trọng Tấn, tôi khâm phục em!’ (TTT/Tin tức).

- Tục ngữ phải chăng quá khó hiểu? (LĐ).

- Giới trẻ đang bóp méo “văn hóa áo dài” (KP).

- Huyền bí chuyện cây thị và miếu linh thiêng ở Hà Nội (DV).

- Biến hội chọi trâu thành ‘chợ’ kinh doanh vé, giấy mời? (VTC). - Nhiều “sạn” ở lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2013 (LĐ).

- Hoang mang tin ‘giòi’ lúc nhúc trong thịt lợn (TP).

-- Nguyễn Huệ Chi: Thủ đoạn tiêu diệt tận gốc văn hóa Việt Nam của Minh Thành Tổ (Diễn đàn).

- CUỐI TUẦN BÊN TRỜI MỸ (Alan Phan).

Bảo tồn phố cổ Hà Nội Cần làm rõ “cái được” của người dân (SGGP 15-9-13) -- P/v ông Phạm Sỹ Liêm

Nhà văn Ngô Thảo: “Thực học sẽ làm nên giá trị và nhân cách” (Petrotimes 16-8-13) -- Trung Trung Đỉnh: Ngô Thảo & chùm lá quế (TP 15-9-13)

GS-TS Ngô Đức Thịnh: Hát văn, hầu đồng không phải là mê tín dị đoan (DNSG 14-9-13)

Việc định giá Lưu Quang Vũ vẫn còn bỏ ngỏ (TP 14-9-13)

Tọa đàm khoa học về thi sĩ và triết gia Bùi Giáng (Petrotimes15-9-13) -- Tại sao ở Việt Nam -- và các nước XHCN nói chung -- cái gì cũng phải thêm chữ "khoa học" (hội thảo "khoa học", toạ đàm "khoa học") mới được xem là có giá trị? (Gần dây, Leon Wieseltier có một bài rất hay trên The New Republic: Now science wants to invade the liberal arts. Don't let it happen. Để công bình, đọc thêm đối chất của Daniel Dennett: Let's Start With A Respect For Truth. Cũng nên đọc Curtis White: The science delusion)

Về nhạc sến: Vết ngứa trong tim (SGTT 14-9-13)

'Quý bà' miệt vườn bán đất phẫu thuật thành... Ngọc Trinh (NĐT 14-9-13) -- Ngày tận thế không còn xa?

Tổng số lượt xem trang