Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Khán giả và buổi thuyết trình của tiến sỹ Nguyễn Nhã

--Đôi điều với TS Nguyễn Nhã
“…một nữ du học sinh ở Úc cũng lên phát biểu nhận xét về không khí vừa sôi nổi vừa quá khích gay gắt của một số cử tọa”.

Theo tôi hôm ấy mọi người tham dự đều rất quan tâm đến Hòang Sa, đều rất thông cảm hòan cảnh và rất tôn trọng anh.


Người dân chủ động biểu tình nhắc đến Hải chiến Hoàng Sa 1974

Hôm đó anh Nguyễn Hưng Quốc, người đồng chủ tọa, trong phần phát biểu đã cho biết đây là lần đầu tiên anh ấy nhận nói về một đề tài có liên quan đến chính trị.

Toàn buổi thuyết trình, ngọai trừ một bạn trẻ du học đề cập đến tình trạng ngư dân bị nhà cầm quyền Trung Quốc cấm đánh cá, các cử tọa khác biết anh phải về lại Việt Nam nên chỉ trao đổi những điều gì anh đã nói.

Tôi có may mắn được tiếp xúc với nhiều sử gia Úc. Họ không chỉ được đào tạo và thực hành các phương pháp sử học. Họ có căn bản vững vàng về kinh tế, xã hội, văn hóa, và nhất là về chính trị.

Sử học là môn khoa học xã hội học, học về con người. Nếu người viết sử không hiểu về chính trị, cố tránh vấn đề chính trị, hay “phi chính trị” vấn đề, thì làm sao họ có thể hiểu được các biến cố chính trị do chính con người tạo ra.

Là người, kẻ ít người nhiều đều có tính chủ quan. Nhất là khi đã tự chọn một đề tài và đeo đuổi nghiên cứu nó. Môi trường sinh họat tự do sẽ giúp cho học thuật trở nên khách quan hơn, trung thực hơn, đến gần với sự thật hơn.

Năm 1990, trong một buổi hội thảo tại Viện Đại Học Quốc Gia Úc, sau nhiều trao đổi với giáo sư sử học David Marr tôi đưa ra nhận xét ông ấy thiếu khách quan khi viết sử Việt. Ông David Marr trả lời ông ấy viết, người khác viết, ông ấy viết lại, người khác viết lại, viết cho đến khi đến gần sự thật. Ông ấy ngầm trả lời không nên xem những điều ông ấy viết ra là chân lý.

Ngày nay tôi đã đọc được nhiều công trình nghiên cứu về sử Việt khá lý thú và gần sự thực hơn.

Vì thời gian có hạn nên hôm anh Nguyễn Nhã đến Melbourne tôi chỉ đưa ra một số vấn đề nhưng chưa nói được ý.

Khi anh nhắc đến Hải Đội Hoàng Sa, tôi muốn trao đổi với anh, Hoàng Sa và Trường Sa nằm chính giữa biển Đông. Với vị thế chiến lược này nước nào kiểm soát được hai quần đảo là kiểm soát được tuyến đường hàng hải quốc tế càng ngày càng trở nên quan trọng.

Mặc dầu hai quần đảo không có cư dân, các Vua triều Nguyễn vẫn lập ra các hải đội ra vào canh phòng kiểm sóat. Việc trao tòan quyền cho những người địa phương, về chiến thuật là để họ bảo vệ quyền sống của ngư dân địa phương.

Còn về chiến lược các Vua đã nhìn xa, đã thấy trước sự quan trọng của Hòang Sa và Trường Sa, thành lập Hải Đội là để giữ gìn hai quần đảo cho hậu thế chúng ta.

Khi anh nhắc đến tiếp thu Trường Sa, 30/4/1975, anh cho biết chỉ hai ngày sau tàu quân sự Trung Quốc đã xuất hiện trong vùng.

Về đề tài này, trên báo Tuổi Trẻ, có bài báo nhắc đến ký ức của người chỉ huy ông Mai Năng: “Một binh sĩ Sài Gòn nói với tôi rằng sau khi đã nhận biết đối phương qua giọng nói thì họ bình tĩnh hơn, vì lực lượng giải phóng đảo là quân đội miền Bắc, đều là đất nước Việt Nam cả”.

Vì thế khi nghe anh nói tôi đã nêu ra ý kiến nếu quân Trung Cộng tấn công Trường Sa tôi tin rằng các binh sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã nổ súng để tuyên bố chủ quyền.
Tầm nhìn chiến lược



"Tầm nhìn của ông Thiệu là tầm nhìn của người lãnh đạo quốc gia, nhìn xa, cho chúng ta ngày hôm nay có cơ hội để đấu tranh giành lại Hoàng Sa"

Việt Nam Cộng Hòa là một nước nhỏ nên chiến lược của chúng ta phụ thuộc chiến lược của nước lớn Hoa Kỳ. Năm 1971, Hoa Kỳ thay đổi chiến lược bắt tay với Trung Quốc cộng sản. Năm 1973, họ ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi miền Nam, cắt giảm viện trợ và gián tiếp bàn giao miền Nam cho Khối cộng sản.

Trong thế nước nhỏ, lực yếu và đang chiến tranh, ngày 19/1/1974, khi quân Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh nổ súng theo tôi chỉ nhằm một mục đích duy nhất là xác định chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa.

Tầm nhìn của ông Thiệu là tầm nhìn của người lãnh đạo quốc gia, nhìn xa, nhìn chiến lược, nhìn cho chúng ta ngày hôm nay có cơ hội để đấu tranh giành lại Hoàng Sa.

Khi trận Hải chiến Hoàng Sa còn đang diễn ra, ngày 19/1/1974, Bộ Ngoại giao đã ra Tuyên cáo với nhận định:

“Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng Hòa, mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.” Nhận định này là một nhận định chiến lược ngày nay đã trở thành sự thực.
Cứ mỗi khi nghĩ đến Hoàng Sa, tôi đều nghĩ đến việc phải giành lại quần đảo này. Muốn giành bằng phương cách hòa bình hay bằng chiến tranh chúng ta đều cần nghiên cứu tình hình, tính khả thi và chủ động thích ứng với chiến thuật và chiến lược của các đại cường.


Công an Việt Nam dẹp biể̀u tình vì biển đảo

Biết lòng anh luôn nghĩ đến hòa giải hòa hợp dân tộc, cũng xin nhắc lại với anh bức hình được chụp ngày 19/1/2014 tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ Hà Nội, bức hình theo tôi đã nói được hai mặt của vấn đề.

Mặt chính một người lính trong quân phục Bắc Việt, ôm nón cối, tay cầm một bông hoa, đến để thương tiếc những chiến sỹ Miền Nam đã hy sinh bảo vệ Hòang Sa. Người mất người còn đã thực sự hòa giải hòa hợp trong tinh thần Tổ Quốc Bên Trên.

Cũng trên bức hình là công an những người đại diện cho chế độ tay cầm loa tìm mọi cách để giải tán, để phá tan sự nghiêm trang của buổi lễ tưởng niệm. Mặt trái của bức hình đã nói lên sự thực của cái gọi là “hòa hợp hòa giải” giữa người dân và nhà cầm quyền cộng sản.

Khi anh nói về giáo dục, tôi đề nghị anh nói với các bạn trẻ về ba căn bản triết lý giáo dục của miền Nam: dân tộc, khai phóng và nhân bản. Thiết nghĩ làm gì cũng vậy nếu thiếu đi căn bản trước sau cũng dẫn đến khủng hoảng. Từ triết lý giáo dục miền Nam vì tinh thần dân tộc chúng ta cùng quan tâm đến Hoàng Sa, vì nhân bản chúng ta mới đề cao những phương cách hòa bình để giành lại Hoàng Sa và vì tinh thần khai phóng chúng ta mới thẳng thắn trao đổi học hỏi lẫn nhau.

Cuối cùng xin cám ơn anh, nhờ bài viết “Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1” chúng ta mới có thể hiểu nhau hơn và tôn trọng nhau hơn và nhân dịp năm mới mong chúc anh, bạn đọc xa gần và gia đình một năm mới nhiều sức khỏe và nhiệt tâm để đi tiếp con đường giành lại những gì mình đã mất.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, nguyên chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Canberra và phó chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu.
-Khán giả và buổi thuyết trình của tiến sỹ Nguyễn NhãGần 100 người tới dự buổi tọa đàm của TS Nguyễn Nhã tại Praha 25/8Gần 100 người tới dự buổi tọa đàm của TS Nguyễn Nhã tại Praha 25/8. Ảnh Đàn Chim Việt
Ra khỏi phòng tọa đàm cùng Ts Nguyễn Nhã (TsNN), tại tòa nhà số 9, thành phố Plzen, của anh chị Nam, Hà. Gần 20 khán giả đều cảm thấy không hài lòng, bởi những mong muốn những gì được nghe từ vị Ts sử học này không mấy thỏa đáng.

Có hai thông điệp của Ts NN đưa ra.
Một là dự án BÊP VIỆT, quảng bà ẩm thực của Việt Nam ra thế giới.
Hai là chuyển tải những sử liệu về biển Đông và hai quần đảo Hoàng sa, Trường sa, đến công chúng.
Và khoảng 20 người tới dự buổi ngày hôm sau ở PlzenVà khoảng 20 người tới dự buổi ngày hôm sau ở Plzen. Ảnh FB Hoàng Hùng.
Dự án BV, coi như không ai quan tâm, mọi chú ý của khán giả đều tập trung vào vấn đề biển đảo. Khán giả đến dự buổi tọa đàm kỳ vọng được biết thêm những thông tin mới mẻ,và giải tỏa bớt những bức xúc trước sự ngang ngược của TQ xâm lược biển đảo của VN, nhưng cũng chẳng được gì hơn ngoài những cứ liệu và khẳng định HS, TS là của VN như chính quyền đã công bố.
TsNN nói VN chưa có luật giải mật như các nước, nên nhiều thông tin chưa thể tiếp cận được, khiến nhiều sự kiện đúng sai chưa thể phân định. Chẳng hạn như có người hỏi rằng  có bao nhiêu Km2 đất liền và mặt biển của VN đã mất vào tay Trung Quốc. Mặc dù có nói là mất, nhưng Ts cũng không biết số lượng cụ thể là bao nhiêu?.
Trong vấn đề ngoại giao, chúng ta càng phải khéo léo, Ts nói, từ thời Quang Trung, Lê Lợi, vv, trong lịch sử chúng ta đã bao lần đánh tan giặc phương bắc xâm lược. Nhưng sau mỗi lần chiến thắng chúng ta đều phải nhún nhường xin sắc phong, thậm chí đúc cả tượng vàng để xin triều cống… Nhưng cái chính là các triều đại phong kiến VN không để mất đi một tấc đất của tổ tiên đã không được nhắc đến. Theo ý của Ts thì chúng ta phải nhún nhường đến phải mất cả đất đai để giữ hòa khí chăng?.
Một thính giả hỏi rằng, khi ông đại tá Trần Đăng Thanh đăng đàn trước các giáo viên đã nói rằng, chúng ta phải bằng mọi giá giữ ổn định chính trị, đấy là ý riêng của ông ấy hay là của cả chính phủ?
Việc này thì phải hỏi ông ấy chứ sao lại hỏi tôi..!
Câu hỏi tuy ngoài luồng, câu trả lời cũng chính xác, nhưng sao nghe chưa vừa.
Trong suốt buổi nói chuyện Ts vẫn thường khẳng định, tôi là người nghiên cứu lịch sử, nên chỉ muốn cung cấp những số liệu cụ thể, khách quan, mà tiêu chí là minh bạch rõ ràng, còn đánh giá như thế nào là quyền của mọi người. Ts cũng nhắc lời tiền nhân, quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. Thế nhưng trong cách trả lời của Ts thường né tránh những vấn đề mà nhà nước cộng sản VN cho là nhạy cảm. Chả ai trách được Ts cả, Ts là người nói sử, không cần phải thể hiện chính kiến của mình. Nhưng chính điều này đã khiến thính giả chán chường.
Công hàm năm 1958 của thủ tướng Pham Văn Đồng, cũng là đề tài mà trả lời của Ts NN gây nhiều tranh cãi. Thậm chí Ts NN còn cho rằng nhắc đến sự kiện này là về hùa với TQ. Theo Ts NN, công hàm này không có giá trị pháp lý, nhắc nhiều đến nó chỉ có lợi cho TQ. Thính giả TDT đã thẳng thắn phản đối việc Ts cho là về hùa với TQ. Ý này Ts nêu ra trong buổi nói chuyện ở Praha trước đó nhưng chưa có ai phản đối.
Nỗi bức xúc về chủ quyền biển đảo được tăng lên, khi một thính giả  là cựu quân nhân thời chiến tranh biên giới Trung Việt, tháng 2. 1979, kể lại một kỷ niệm khó quên. Có một người dân tộc thiểu số xách súng hết đạn chạy giặc Tầu đến tận đơn vị nơi anh đóng quân, hô lớn, cho tối ít đạn để tôi chơi với bọn Tầu. Nói thế để thấy rằng dân ta không hề sợ giặc TQ. Mà chỉ vì không đủ điều kiện.
Ts NN cũng nhắc lại, trong một hội nghị, người ta nêu ra một công thức gọi là 8K, như kiên quyết, kiên định .v.v, tôi đã xin nói thêm một K nữa là KHÔNG SỢ. Trong khán giả có tiếng xì xào, dân thì không sợ TQ, mà chỉ sợ chính quyền, còn chính quyền thì sợ TQ. Chúng ta, kể cả Ts cần phải rũ bỏ sợ hãi, một thính giả lên tiếng.
Tại sao chúng ta không kiện TQ ra tòa án quốc tế như Filipin?, một thính giả nữ được Ts NN khuyến khích đã hỏi như thế. Câu trả lời là, kiện tụng như thế tốn kém lắm, án phí hàng bảy tám triệu đôla, lại nữa ta chưa có thẩm phán quốc tế nào là người VN, tòa án, kiện tụng mà, thắng thua chưa biết được. TQ vẫn nói ta lật long họ, rằng ta nói một đằng làm một nẻo, Nhưng chính họ đã lật lọng ta trước, họ đã đi đêm với Mỹ năm 1972. TQ tấn chiếm HS, nước Mỹ phải có trách nhiệm…!
Trước năm 1975, VNCH và VNDCCH là hai chính quyền được quốc tế công nhận, cớ sao VNDCCH lại ký giấy bán HS, TS của VNCH cho TQ?. Câu hỏi của một thính giả có vẻ bỗ bã.
Ngày trước Đài loan chiếm đảo Thái bình, thuộc quần đảo TS, đảo này chính tôi đã đổi tên là Ba bình. Chính quyền VNCH lúc đó cũng hoan hô lắm, vì cho rằng Đài loan là đồng minh chiếm giữ hộ. Cũng như chính quyền miền bắc, để TQ đánh chiếm HS là lấy làm mừng vì cũng là đồng minh chiếm giữ hộ. Ts dẫn lời ông Dương Danh Dy nói rằng VN ta bị TQ lừa nhiều lắm rồi.
Những kiến thức về biển đảo rất cần được phổ cập trong nhân dân nhất là lớp trẻ, chính phủ đã có kế hoạch gì đưa giáo dục biển đảo vào nhà trường?. Có rồi! Ts trả lời, Chúng ta đã đưa giáo dục biển đảo vào nhà trường, nhưng chủ quyền biển đảo thì chưa..! Nghe cũng hơi bị mỉa mai, có thể người ta chỉ muốn con dân mình biết là có biển đảo như thế, còn quyền lợi khoan hãy biết?
Thưa Ts! Qua những sử liệu Ts đưa ra khẳng định HS,TS là của VN. Chính phủ VN cũng khẳng định như thế. Nhưng thực tế thì toàn bộ quần đảo HS đã nằm trong tay TQ từ năm 1974, tám đảo nổi, chìm ở TS cũng đang được TQ giữ hộ. Theo quan điểm riêng của Ts , có cách gì giúp VN lấy lại các đảo đã bị chiếm?.
Trong lịch sử một nghìn năm bắc thuộc, sau cùng rồi nước ta cũng giành được độc lập. Chúng ta phải biết kiên trì chờ đợi thời cơ, xây dựng nội lực…Ts trả lời!. Khán giả ngẩn ngơ, là chờ đợi như thế nào?, đến bao giờ?. Chủ nghĩa cộng sản đã đem tai họa này đến VN, rồi lừa đảo, chặt chém lẫn nhau, chẳng hề quan tâm đến lợi ích quốc gia, bây giờ mới ra cơ sự như vậy. Đúng vậy, phải có nội lực, phải có sự vượt thoát ra khỏi sự khống chế của cộng sản TQ. Nhưng tất cả những điều này lại tùy thuộc vào tự do dân chủ, hay độc tài chuyên chính. Ai cũng hiểu VN chả bằng được quốc gia nào bây giờ, kể cả Campuchia, bởi vì VN có đảng CS ưu tú lãnh đạo, chỉ cỏ đảng là không chịu hiểu. Đảng cộng sản VN còn, thì HS, TS mất vĩnh viễn, tôi đồng tình với bài viết có tiêu đề như thế. Gần 40 năm VN thống nhất, xây dưng, đất nước ngày càng lệ thuộc nhiều vào TQ, chủ quyền biển đảo chẵng còn bao nhiêu, làm sao có nội lực đây?
Sau cùng Ts NN kêu gọi mọi người ủng hộ kế hoạch dịch những tài liệu của ông ra tiếng anh, nhằm quảng bá cho thế giới hiểu biết nhiều hơn về biển Đông và quần đảo HS, TS.
Tôi thật không muốn làm buồn lòng Ts NN, khi thay mặt nhiều thính giả nói rằng, sẽ chẳng đi đến đâu khi quan điểm của Ts NN quá gần như quan điểm của chính quyền hiện tại, kẻ đã để chủ quyền biển đảo của VN rơi vào tay TQ.
© Việt Nguyễn
Đọc bài liên quan:
Thử chấm điểm buổi tọa đàm của TS Nguyễn Nhã tại Praha
LTS: Như đã đưa tin, tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã có buổi nói chuyện tại Praha, Cộng hòa Séc hôm 25/8 vừa rồi. Chuyến đi châu Âu với mục đích thăm thân, nhưng TS Nguyễn Nhã tranh thủ nói chuyện về chủ quyền biển đảo ở nhiều nước như Đức, Pháp, Séc…
Những buổi nói chuyện mang tính chuyên đề thường rất khó thu hút được thính giả, nhưng buổi ở Praha đã có tới gần 100 người tham dự. Đó là một thành công lớn về số lượng người nghe. Nhưng những ghi nhận tại chỗ cho hay, một số người không hài lòng, thậm chí thất vọng khi TS Nguyễn Nhã không trả lời trực diện mà có phần “vòng vo” khi đụng chạm tới những vấn đề nhạy cảm như công hàm 1958 hay biểu tình phản đối Trung Quốc.v.v. Người khác lại cho rằng, ông ôm đồm quá nhiều, quỹ nọ, quỹ kia từ ẩm thực tới ca trù, rồi “Người Việt xấu xí” khiến cho trọng tâm bị loãng đi.
Rồi cũng có ý kiến nói, TS ăn nói y chang một cán bộ Ngoại Giao của chế độ và tư liệu hay bài giảng thì không có gì mới. Người nghe, nhất là những người ở nước ngoài mong đợi điều gì đó khác với truyền thông chính thống, điều gì chính quyền còn giấu giếm, hay những tình tiết thâm cung bí sử, đã ít nhiều cảm thấy thất vọng.
Nguyễn Cường là một thính giả, đồng thời cũng là thành viên của Ban tổ chức. Bài viết dưới đây anh đăng trên Facebook cá nhân. Chúng tôi đưa lại với sự đồng ý của anh để rộng đường dư luận.
——————————————————-
Trận Siêu Cúp Chelsea – Bayern (30/8) và buổi Tọa đàm của Tiến sĩ Nguyễn Nhã (25/8) ở Praha
Xem xong trận Siêu Cúp giữa Chelsea và Bayern tối qua mặc dù rất buồn cho Petr Cech nhưng tôi thấy sung sướng vì được chứng kiến tinh thần sắt truyền thống của Bayern.
Dù đội ngũ cầu thủ không hoàn toàn Đức nhưng cái chất của người Đức đã thấm vào từng cầu thủ Bayern cho dù họ đến từ quốc gia nào và ngay cả ông bầu Pep Guardiola cũng không ngoại lệ.
Praha được vinh dự tổ chức một sự kiện thể thao tuyệt vời và đã thành công trọn vẹn, hoàn hảo đến từng chi tiết. Nếu chấm điểm, tôi chấm:
1/ Ban Tổ chức (Praha): 5/5
2/ Diễn giả (Chelsea – Bayern): 5/5
3/ Khán-Thính giả: 5/5
(điểm 5 = Tốt nhất)
Trở lại với buổi Tọa đàm tại Praha hôm 25/8 của Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã ( Ts. NN) về đề tài Chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Nhóm Văn Lang (VL) tổ chức, là một trong những người tham gia tổ chức, xin nêu mấy ý kiến cá nhân và nếu chấm điểm, tôi chấm như sau:
1/ Ban Tổ chức (nhóm VL): 4/5
2/ Diễn giả (Ts NN): 2/5
3/ Thính giả: 5/5
cuong
- Về Ban Tổ chức: Với một “nguồn lực” khiêm tốn, cả người lẫn tiền, chúng tôi phải cân nhắc đến từng đồng cho việc thuê phòng, mượn thiết bị, in tờ rơi, quảng cáo…
Sau phần 1, anh N. đại diện Hội NVN tại Séc có nói với tôi: “Sao không mượn Micro mà để Ts. NN nói không như vậy?”. Tôi phải thú thật: “vốn liếng của VL (xem tài khoản công bố mở trên web VL) hạn chế lắm anh. Vụ này VL trả tiền thuê phòng, quảng cáo do Vietinfo, EICVN và các báo cộng đồng: Tuần Tin Mới, Xa Xứ, Đàn Chim Việt…giúp miễn phí, còn lại từ in ấn tờ rơi, đi lại, in CD, gửi giấy mời….là do các cá nhân bỏ tiền túi anh ạ. Thậm chí, lúc đầu BTC cũng định mua nước uống nhưng suy đi tính lại đành phải để mọi người tự bấm… automat” (cũng may, Praha tối đó mưa to nên mọi người cũng không đến nỗi ….khát lắm).
Về chuyện tài chính, BTC quyết định ngay từ đầu là không dùng 1 xu nào từ tiền quyên góp và đúng vậy, toàn bộ số tiền quyên góp được, BTC đã trao cho Ts. NN cuối buổi Tọa đàm trước chứng kiến của nhiều người. Thiếu sót hay yếu kém của BTC là không kiểm chứng hay không có đủ thông tin về Diễn giả do mình mời, ở đây là Ts. NN.
Hy vọng sau 2 lần tổ chức (lần đầu là buổi chiếu phim “Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát” của ông Andre Menras Hồ Cương Quyết tháng 4/2012) VL sẽ có kinh nghiệm hơn.
- Về Diễn giả (Ts. NN): Buổi Tọa đàm có 2 phần. Phần 1 là trình bày của Ts. NN. Phần 2 là Thảo luận, Hỏi-Đáp.
Trong phần 1, từ cách trình bày đến giá trị của các tư liệu, số liệu..do Ts. NN đưa ra tôi thấy thiếu thuyết phục.
Những chứng cứ, số liệu Ts. đưa dẫn chỉ là những sao chép, thống kê lại từ những tài liệu, nguồn dữ liệu đã có sẵn. Cách trình bày của Ts. NN cũng không khoa học, có lúc tôi thấy như 1 ông thầy đọc lại cho học sinh những gì viết sẵn trên bảng. Tôi không thấy có thông tin hay chứng cứ gì do chính bản thân Ts. tìm ra hay chứng minh. Liệu với một cơ sở lý luận và chứng cứ như vậy thì Ts. NN (nói riêng) và Việt Nam (nói chung) có khả năng thắng không nếu như tới đây có 1 “trận siêu cúp” giữa VN và bên đối thủ là TQ cùng các quốc gia đang tranh chấp với chúng ta về chủ quyền, quyền lợi ở HS, TS?
Phần 2, đúng ra phải là phần lôi cuốn và hứng thú nhất bởi khi nhìn vào thành phần thính giả thì đa số là những khuôn mặt quen biết trong cộng đồng và là những người thực sự quan tâm tới chủ đề HS-TS, tới thời sự…Chắc Ts. NN cũng nhận ra sự thất vọng của thính giả, thậm chí có những tiếng nói không đồng ý với cách trả lời quá khéo léo, vòng vo của Ts. Một trong những thất vọng mà tôi cảm nhận rõ nhất là khi Ts. kêu gọi mỗi cá nhân hãy dũng cảm, đoàn kết phát huy nội lực…nhưng thuyết phục sao được khi bản thân Ts. là một trí thức, một người làm sử học lại tránh né, không dám thẳng thắn?
Anh N. người tổ chức buổi nói chuyện thứ hai tại Plzen (cách Praha 80km) nói với tôi: “Nhiều người đến dự (buổi ở Plzen) hy vọng được nghe những lời tâm huyết, ngay thẳng cuối cùng thất vọng vì cảm tưởng như nghe 1 ông cán bộ ngoại giao của chính quyền cử đến”. Và nhiều ý kiến thất vọng nữa do Ts. NN miên man, lạc đề khi nói quá nhiều tới chuyện ẩm thực, bếp núc…
Một chi tiết rất nhỏ, nhưng cũng không thể không nhắc tới, đó là đôi tất (vớ) của Ts. NN. Ngồi ngay hàng đầu nên tôi để ý và giật mình khi thấy ông mặc bộ comple đen nhưng mang đôi tất (vớ) trắng. Một lỗi rất hay thấy của đàn ông Việt Nam, may mà hôm đó không có truyền hình Séc.
- Về khán-thính giả: Theo tôi, có 2 lý do để có con số gần 100 người tham dự buổi Tọa đàm ở Praha. Một là do dư âm từ việc ông Pham Hữu Uyển, thành viên của nhóm VL vừa rồi trở thành Đại diện của nhóm người Séc gốc Việt tại Hội đồng dân tộc thiểu số thuộc Chính phủ Séc và hai là do đề tài HS-TS thật sự đang là quan tâm của người mọi VN. Và chính nhờ thành phần thính giả như vậy nên mặc dù không thỏa mãn hay hài lòng nhưng mọi người vẫn vui vẻ, nhiệt tình ủng hộ BTC (tinh thần) và Ts. NN (tài chính cho Quỹ dịch thuật HNNN).
Thay cho cảm ơn, tôi xin chấm điểm 5, điểm tốt nhất cho những người tới tham dự buổi Tọa đàm. Đặc biệt là sự ủng hộ và góp mặt của một số bạn bè từ Warszawa, Ba Lan.
Có câu “Người Việt mình nó thế” hay “Tây mà làm thì khỏi chê”.
Tôi thấy quá đúng trong 2 sự kiện xảy ra vừa rồi ở Praha.
Có thể tôi hơi quá khi dám cho buổi Tọa đàm do VL tổ chức là sự kiện để so với trận Siêu Cúp Chelsea – Bayern.
Nhưng không làm thì sao biết được hay – dở?

Nguyễn Cường, Praha, Cộng hòa Séc

Biển Đông: China Rejects Multilateral Intervention in South China Sea Disputes (WSJ 29-8-13)

- Phạm Chí Dũng: Liệu sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị ở Việt Nam? (Thời Đại Mới 8/2013) -- Toàn văn tham luận mà tác giả đã dự định đích thân đọc tại Hội thảo Hè ở Singapore vừa qua. Hộ chiếu đã có, vé máy bay đã mua, khách sạn đã sẵn sàng, nhưng vào phút chót các "cơ quan chức năng" đã nghiêm khắc cảnh cáo tác giả "không nên đi". (Nếu vào Thời Đại Mới không được thì dùngbản này) ◄◄

Tự do (Blog Jonathan London 31-8-13)

Công an vào cuộc điều tra chuỗi cửa hàng cà phê Cộng (Petrotimes 31-8-13) -- Khi gia nhập vào ngành công an, các chiến sĩ công an có biết là cuộc đời các bạn sẽ là những chuỗi ngày đi điều tra các quán cà phê? Thu lượm những bao cao su đã qua sử dụng? Khi về hưu, các bạn sẽ kể lại cuộc đời minh ra sao với con cháu?

- Ngôi mộ tập thể bị lãng quên.

-- - Thái Lan bắt 16 ngư dân Việt Nam (BBC). – Kiên Giang: Tàu cá Việt Nam chính thức khai thác ở vùng biển Indonesia (VOV).

Gọi lên hỏi hai câu là lòi mặt tham nhũng (DT 31-8-13)

- An ninh giả dạng côn đồ giết người và cố ý hủy hoại tài sản (Chúa cứu thế).

- Nghị định 72 có lồng Từ điển ngữ nghĩa (?!) (Bùi Văn Bồng).

- Giữ hay không điều 4 trong Hiến Pháp Việt Nam năm 1992? (NVDĐ).

- Cùng bàn về Dân chủ (NVDĐ).

- Việt Nam: Ai là người thay đổi cuộc chơi tham nhũng? (worldbank/HDTG).

- Lương khủng vì công thức tính lương từ khâu tuyển dụng mà ra ? (Tầm nhìn).

- Lãnh đạo cố ‘giữ ghế’ làm giảm hiệu quả cổ phần hóa (VNE). - Càng “đói” càng lo “chạy” dự án (PT). - Các nhà bảo vệ nhân quyền Vi Đức Hồi, Paulus Lê Sơn và Nguyễn Văn Oai bị ngược đãi trong tù (DTD). - Thư Kháng nghị lần thứ 3 của Nguyễn Trung Tôn (DLB). - Freedom for hòn đá. - Lo ngại về luật Internet mới tại Việt Nam (DTD). - Vụ giám đốc nhận lương “khủng”: Công nhân thiệt đủ đường! (NLĐ) - Những Số Tiền Phi Pháp Cho Nền Kinh Tế Ngầm (Góc nhìn Alan).

- Đất công vào túi ai? (Trần Kinh Nghị).

- GIA ĐÌNH VỊ ANH HÙNG BẮT SỐNG TƯỚNG ĐỜ – CÁT – XTƠ – RI KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI (FB Trần Đình Triển).

- Vũ Ngọc Huyên: NỖI BUỒN ĐAU HẬU VẬN (Bùi Văn Bồng).

- Nguyễn Gia Kiểng: Cách Mạng Tháng 8, nội chiến, và nội chiến cộng sản (Nguyễn Gia Kiểng) (Thông luận).

- Đỗ Chu: Điểm chung giữa 2 ‘cha đẻ’ Tuyên ngôn độc lập (TVN).- Lương khủng không bằng… ‘lậu’ khủng (TVN). - Vụ sếp lương “khủng”: Đây là một vụ tham nhũng, cần được xử lý nghiêm(GDVN). - Bịt ngay lỗ hổng “công ích” (ANTĐ). - Nổi khùng nổi điên. - Đâu rồi nàng Cộng sản quyến rũ?. - Khủng hoảng nhân cách. - Một đảng mang bản chất vô đạo đức lại kêu gọi học tập đạo đức thì thật quá lố bịch. - Thời cơ chín muồi? (DLB).

-- - Nguyễn Văn Bông – Luật Hiến pháp và Chính trị học (7) (pro&contra).

- Cần hiểu đúng Nghị định 72 về quản lý Internet (VOV).

- Văn bản “trên trời” – phải xử lý thủ trưởng! (KT). - Người dân đã tỏ ra “ông chủ” hơn (TT).

- BHXH Hưng Yên ‘găm chỉ tiêu’ viên chức tới phút chót để làm gì? (NĐT).


- Quan lớn ‘Đại ca đồng hồ’ hầu tòa (ĐV). - Công an đùn đẩy vụ côn đồ truy chém Nguyễn Tiến Nam lên cấp cao hơn (DLB).

- Đi thăm gia đình Uy – Kha (Chúa Cứu Thế).

- Nhà cầm quyền Cần Thơ ngang ngược; Ngăn tín hữu PGHH dự đám giỗ (Chúa Cứu Thế). Việt Nam sẽ “xoay trục” sang phương Tây ? (RFI). Phỏng vấn Nhà báo Phạm Chí Dũng. - Các nhà hoạt động bị loại ra khỏi danh sách đặc xá của Việt Nam (DTD). - Việt Nam không thả tù chính trị nổi tiếng (NV). - Gián điệp Trung Quốc được đặc xá, tù nhân chính trị và tôn giáo không! (Chúa Cứu Thế).

- NGỌN NẾN TRONG ĐÊM (FB Mai Dzũng).

- PHẬT GIÁO HÒA HẢO – ĐƠN TỐ CÁO (TNM).

- 30 Quyền con người là gì? (DTD).Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói về Nghị định 72, giờ là bài thứ 2: Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: “Nghị định 72 bảo vệ lợi ích người dùng Internet” (Infonet).


--- Nguyễn Cam: Đảng Cộng sản Việt Nam Không thuộc Kinh Thánh của mình (Boxitvn). - Nguyen Thuy: Sự “tương đối” ở đời (Boxxitvn).

- GS Nguyễn Lang: Về Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền và vấn đề đa đảng trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam (P2) (Tầm nhìn). Phần 3: Vấn đề đa đảng trong giai đoạn hiện nay của Việt nam.

- Chết ngoài kế hoạch- Một bông hoa đời bật ra từ bãi rác xã hội chủ nghĩa (ĐCV).

- Cao Huy Thuần: Ai cho chú mày làm vua? (TCTĐ).

- Kết luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phiên họp thứ 20 (VOV).

Tổng số lượt xem trang