Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Ông Nguyễn Bắc Truyển được công an cho về

-Phỏng vấn nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển sau khi được phóng thích
Trà Mi-VOA 10.02.2014

Trao đổi với VOA Việt ngữ khi về tới nhà, nhà hoạt động cổ xúy nhân quyền và tự do tôn giáo và cũng là một cựu tù nhân lương tâm, Nguyễn Bắc Truyển, thuật lại chi tiết vụ bắt giữ gây xôn xao cộng đồng mạng chỉ vài ngày sau khi Việt Nam kiểm điểm thành tích nhân quyền UPR tại Liên hiệp quốc.

Ông Nguyễn Bắc Truyển: Cách đây 1 tiếng, tôi được thả từ trại giam Chí Hòa.

VOA: Khi anh bị bắt, họ đưa anh đi đâu và làm việc với anh về những vấn đề gì?

Ông Nguyễn Bắc Truyển: Họ chở tôi về Sài Gòn. Họ nói: ‘Chúng tôi chỉ áp giải anh từ Lấp Vò (Đồng Tháp) về Sài Gòn về vấn đề công nợ của công ty cũ của anh trước đây. Trước khi bị bắt tháng 11/2006, tôi là giám đốc công ty vận tải quốc tế Việt-Thịnh-Phú và tổng giám đốc của công ty khai thác đá granite ở Kontum. Khi tôi bị bắt, toàn bộ hai công ty ngưng hoạt động, xảy ra tình trạng công nợ một số người và dĩ nhiên cũng nhiều người nợ công ty. Khi ra tù, tôi bị quản chế nhưng trong thời gian đó tôi vẫn cố gắng trả. Thời gian gần đây, không hiểu sao tự nhiên các chủ nợ đưa đơn lên công an nói rằng tôi ‘chiếm đoạt tài sản’ trong khi họ biết rằng công ty tôi bị phá sản do vụ án ‘tuyên truyền chống nhà nước’ mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cáo buộc tôi hồi 2006. Tôi rất đau lòng khi có những tài sản giá trị lớn mà phải bán đi với giá rất rẻ để trả nợ, nhưng tôi vẫn làm.

VOA: Trong 24 giờ câu lưu anh vừa qua, họ còn làm việc với anh về vấn đề nào khác không và thỏa thuận như thế nào trước khi phóng thích anh?

Ông Nguyễn Bắc Truyển: Họ yêu cầu tôi trả lời các câu hỏi nhưng tôi nói tôi chỉ trả lời khi có luật sư của tôi ở đây. Trước khi họ thả tôi, họ nói: ‘Chúng tôi là cảnh sát điều tra, chỉ làm việc với anh về vấn đề công nợ, không liên quan đến chính trị hay an ninh quốc gia. Do đó, đề nghị anh liên hệ với các chủ nợ đưa đơn tố cáo anh để dàn xếp với họ, chúng tôi sẽ đóng vụ án này lại.” Mai tôi sẽ gặp các chủ nợ hỏi lý do vì sao họ gửi đơn như vậy vì đây là một vụ án dân sự, tại sao họ lại gửi đơn cho cảnh sát điều tra biến thành một vụ án hình sự. Làm việc với cảnh sát điều tra, tôi đã nói thẳng rằng: “Các anh đã vi phạm luật pháp, bắt người không đúng mà còn đánh đập tôi nữa. Do đó, tôi từ chối trả lời thẩm vấn của các anh và không ký vào các văn bản.” Cảnh sát điều tra ở Sài Gòn cũng nhìn nhận vấn đề đó là không đúng. Còn công an tỉnh Đồng Tháp chủ trương tấn công gia đình chúng tôi, họ đi rất đông. Họ đập phá đồ đạc trong nhà. Khi họ bắt tôi, họ bẻ tay, lấy băng bịt miệng bịt mắt tôi lại. Họ ấn tôi xuống nền gạch và rất nhiều người đánh vào đầu, lưng, bụng, hai vai tôi.

VOA: Với cáo buộc ‘chiếm đoạt tài sản’ mà anh bị bắt với một lực lượng võ trang đông đảo như vậy, kể cả hành hung và bắn chỉ thiên. Anh có thắc mắc gì không?

Ông Nguyễn Bắc Truyển: Tôi nghĩ công an tỉnh Đồng Tháp đã ghim tôi từ rất lâu rồi. Khi tôi về huyện Lấp Vò này, họ đã nhiều lần nhắn tin vào Facebook và điện thoại di động đe dọa nếu tôi không rời khỏi Lấp Vò về Sài Gòn thì những người thân bên vợ tôi sẽ bị chém. Thậm chí họ còn đòi thảy chất nổ vào nhà. Nhà tôi đêm nào cũng bị họ chọi gạch vào. Ống thoát nước thì họ bít kín lại. Chúng tôi yêu cầu công an xã can thiệp thì họ nói không phải trách nhiệm của họ. Tôi nghĩ họ rất căm tức khi tôi có mặt tại Lấp Vò vì sự có mặt của tôi ở đây cản trở việc đàn áp tôn giáo của họ ở khu vực miền Tây này.

VOA: Anh có những hoạt động thế nào liên quan?

Ông Nguyễn Bắc Truyển: Bất cứ chuyện đàn áp nào đối với Phật giáo Hòa Hảo cũng như những thông tin liên quan đến Phật giáo Hòa Hảo, tôi đều cố gắng đưa lên Facebook cũng như các trang truyền thông khác để mọi người hiểu rằng đây là một tôn giáo rất ôn hòa, nhưng nhà cầm quyền luôn cấm đoán hoạt động sinh hoạt tôn giáo của họ.

VOA: Anh có nghĩ tới các phương pháp nào để tự vệ cho mình?

Ông Nguyễn Bắc Truyển: Ở Việt Nam, chúng tôi không còn cách nào khác là phải chịu trận. Họ có bắt mình bỏ tù, mình cũng phải chịu trận thôi. Tôi tin rằng đồng bào bên ngoài luôn cổ võ, ủng hộ chúng tôi. Tôi đã nhiều lần nói với công an rằng: “Bắt tôi thì dễ nhưng thả thì nhức đầu lắm đó. Nếu anh không tin, anh lên mạng xem mọi người đang nghĩ gì về tôi.”

VOA: Anh muốn gửi thông điệp gì đến những người quan tâm đến anh, chẳng hạn như những nhà lập pháp-hành pháp Hoa Kỳ từng trao đổi với anh về vấn đề nhân quyền Việt Nam?

Ông Nguyễn Bắc Truyển: Cơ quan hành pháp-lập pháp Hoa Kỳ luôn ủng hộ tiến trình dân chủ tại Việt Nam. Tôi mong rằng sắp tới đây họ sẽ có những phương thức hữu hiệu hơn để ủng hộ những nhà đấu tranh trong nước Việt Nam. Một lần nữa, tôi xin cảm ơn các cơ quan hành pháp-lập pháp Hoa Kỳ rất nhiều đã luôn ủng hộ chúng tôi.

Ông Nguyễn Bắc Truyển đã được thả

-Ông Nguyễn Bắc Truyển được công an cho về

Thông tin mới nhất về tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển là ông đã được thả sau 24 tiếng bị bắt giữ. Ngày 9 tháng 2, Công an tỉnh Đồng tháp đã sử dụng vũ lực bắt giữ nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển tại nhà vị hôn thê của ông ở ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh  Đồng Tháp.

Hôm nay, hôn thê của ông Nguyễn Bắc Truyển, bà Bùi thị Kim Phượng có thư kêu cứu đưa lên mạng. Trả lời đài Á châu Tự do vào chiều tối ngày 10 tháng 2, bà Bùi Thị Kim Phượng, cho biết:
Sáng hôm qua khoảng 10 giờ, chiếc xe 16 chỗ có công an thành phố Sài Gòn, công an tỉnh, xã đến gia đình tôi ở ngoài cửa rào yêu cầu tôi mở cửa rào để mang anh Truyển về công an xã làm việc… Anh Truyển từ chối anh Truyển nói là phải có lệnh thì anh mới đi, không có lệnh anh không đi.
Tới chiều khoảng 4 giờ một lực lượng công an rất đông đến dùng xà beng đẩy cửa rào nhà tôi, xong rồi xông vô rồi phá cửa kéo sắt nhà tôi, làm bể cửa kính nhà tôi, làm hỏng tủ thờ và hai bức hình của đức Thầy là vị Giáo Chủ, khai sáng Phật giáo Hòa hảo của tôi, rồi nổ ba phát súng, phá cửa sau nhà tôi và bể mặt bàn và mấy cái ghế nhà tôi, làm bể tường nhà tôi. Xong rồi bắt anh Truyển, còng anh lại, lôi anh ra sân, đánh anh té xuống, tát vô mặt anh. Rồi kéo tôi và chị tôi lại và đọc nguyên nhân lệnh bắt là chiếm đoạt tài sản của người khác.
Theo bà Phượng, công an đã lục soát nhà bà và tịch thu các vật dụng của ông Truyển bao gồm máy tính xách tay, điện thoại di động, máy ảnh và nhiều vật dụng khác mà bà chưa kiểm hết được.
Sau khi tiến hành bắt giữ ông Truyển, công an xã Long Hưng B cũng đã áp giải bà Phượng về đồn công an xã để làm việc suốt 5 tiếng đồng hồ và chỉ thả bà ra vào khoảng 9 giờ tối cùng ngày. Bà Phượng cho biết thêm:
Nó đưa tôi về công an xã làm việc từ 4 giờ chiều đến gần 9 giờ tối mới cho tôi về nhà. Người làm việc với tôi là trưởng công an xã là Trần Văn Bạch, và người thứ hai là Nguyễn Tấn  Sỹ là công an từ Sài gòn tới….họ nói anh  Truyển là người xấu, có hành vi phạm tội và tôi là người chứa chấp anh Truyển cho cư trú mà không đăng ký hộ khẩu, tức là vi phạm luật cư trú, vi phạm hành chánh.
Tôi nói là tôi sống theo hiến pháp vì hiến pháp quy định người dân có quyền đi lại tự do trong nước. Họ đòi xử phạt, nhưng tôi không đồng ý, họ nói nếu tôi không đồng ý thì sẽ cưỡng chế tôi, tôi nói các anh cứ việc cưỡng chế chứ tôi không chấp hành. Họ hăm dọa tôi, họ sẽ đàn áp và gây nhiều khó khăn cho tôi sau này.
Bà phượng cho biết công an đã bố trí người canh gác ngoài cửa nhà bà để kiểm tra bất kỳ ai ra vào nhà của bà.
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, trụ sở tại bang California, vừa ra thông cáo lên tiếng phản đối hành động sử dụng bạo lực bắt giữ ông Truyển của công an Việt Nam và yêu cầu chính quyền phải trả tự do ngay lập tức cho ông.
Ông Nguyễn Bắc Truyển đã từng bị chính quyền Việt Nam kết án tù 3 năm rưỡi vào năm 2007 với tội danh tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông đã mãn hạn tù vào năm 2010. Theo dự kiến, vào ngày 18 tháng 2 tới ông Truyển và bà Phượng sẽ làm lễ cưới.

-Ông Nguyễn Bắc Truyển bị bắt

Ông Nguyễn Bắc Truyển một tù nhân lương tâm bị tù ba năm rưỡi về tội tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88 bộ luật tố tụng hình sự khi tham gia “Đảng dân chủ nhân dân”, rải truyền đơn, biểu tình vào dịp Việt Nam tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC năm 2006.
Sau khi mãn hạn tù ông liên tục bị chính quyền theo dõi, sách nhiễu và tìm mọi cách ngăn cản ông trong các sinh hoạt bình thường của một công dân sau khi mãn án. Trường hợp mới nhất xảy ra vào sáng hôm nay theo lời ông kể trước khi bị bắt:

Vào lúc 10 giờ sáng hôm nay thì công an ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp tới nhà yêu cầu tôi ra đồn công an. Họ bố trí công an vào nhà tôi rất đông con đường vào nhà tôi bị chận lại. Những người đồng đạo Phật giáo Hòa hảo cũng như những người thân thuộc của mình tới hỗ trợ thì bị họ chặn lại bên ngoài hết và không cho ai vào.
Vào lúc 4 giờ 30 phút chiều nay trên đường ra nhà con tôi thì tôi thấy vợ chồng Bắc Truyển bị áp tải bằng xe Honda tới xe bít bùng của công an và xe bít bùng đã chở đi mất tới giờ này không biết đi đâu Một người dân
Một người dân
Cách đây gần ba tháng ông Nguyễn Bắc Truyển về huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp để chuẩn bị cưới vợ là một tín đồ Phật giáo Hòa hảo, từ đó công an tiếp tục có hành vi sách nhiễu ông và gia đình bên vợ:
Công an bao vây nhà ông Nguyễn Bắc Truyển
Công an bao vây nhà ông Nguyễn Bắc Truyển ngày 9 tháng 2, 2014
Trong thời gian qua gia đình vợ tôi là một gia đình Phật giáo Hòa Hảo do đó thường xuyên bị sách nhiễu kỳ thị bởi chính quyền địa phương ở đây. Khi tôi về sinh sống ở đây được ba tháng thì họ bao vây họ cho công an mặc thường phục bao vây chung quanh nhà, những nhà chung quanh họ đều đặt các chốt gác hết.
Khi được hỏi ông đã hết thời gian quản chế hay chưa ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết:
Tôi bị quản chế hai năm sau khi rời nhà tù thì họ tự ý tăng thêm ba tháng nữa có nghĩa là hai năm ba tháng. Bây giờ đã hết quản chế rồi thì họ không có lý do gì cản trở việc tôi cư trú tại đại phương. Hiến pháp 1992 và 2013 đã quy định quyền tự do đi lại của người dân do đó tất cả luật pháp và văn bản dưới luật yêu cầu công dân phải lập hộ khẩu, phải đăng ký tạm trú tạm vắng là sai và vi phạm hiến pháp và tôi đã phản đối, đấu tranh việc này đã mấy năm nay rồi.
Vào lúc 4 giờ 30 phút công an đã phá cửa xông vào nhà ông Truyển và bắt ông đi giữa sự chứng kiến của gia đình và đồng đạo bất kể luật pháp quy định việc bắt người phải có trát của tòa án. Một đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo sống gần với gia đình cho chúng tôi biết:
Vào lúc 4 giờ 30 phút chiều nay trên đường ra nhà con tôi thì tôi thấy vợ chồng Bắc Truyển bị áp tải bằng xe Honda tới xe bít bùng của công an và xe bít bùng đã chở đi mất tới giờ này không biết đi đâu
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi trường hợp của ông Nguyễn Bắc Truyển nếu có thêm diễn biến mới.

 Thích Thiện Minh: khẩn báo từ LS.Nguyễn Bắc Truyển (02/09/2014) 
THÔNG BÁO KHẨN
  Tin khẩn báo từ LS.Nguyễn Bắc Truyển nhà dân chủ, bất đồng chính kiến. hiện tạm trú tại nhà người vợ sắp cưới sẽ diễn ra ngày 18 tháng 02 năm 2014 nhằm ngày 18 tháng Giêng âm lịch năm Giáp Ngọ, địa chỉ ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, Huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Hôm nay ngày 09/02/2014 nhằm mùng 10 al năm Giáp Ngọ. Bộ Công An phối hợp công an tỉnh Đồng Tháp đang bao vây ngôi nhà  định bắt nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyển
Xin thông báo khẩn đến các tổ chức Quốc Tế và các cơ quan truyền thông  hải ngoại xin  phổ biến tin nầy và lên tiếng can thiệp giúp đỡ, phone chị vợ của Truyển là: 01214347731
Kính
Thích Thiện Minh
.
.

TLQ: Quản ngại sự lan tỏa của “Cách Mạng Hoa Lài”


Tù nhân chính trị Việt Nam-Nguyễn Bắc Truyển (danlambao) - Nhiều tù nhân hầu như đã bị quên lãng vì nhiều lý do, họ tồn tại như không tồn tại. Sống im lặng trong nhà tù với cái án nặng "như cái núi", không thăm nuôi, không thư từ bên ngoài và họ đã sống như thế hơn chục năm với nỗi mặc cảm. Đành rằng khi dấn thân, sa chân vào tù họ chấp nhận mọi khó khăn. Nhưng nên chăng chúng ta cần có một Ngày để nhớ về những Tù nhân chinh trị Việt Nam...*
Có lẽ cách gọi của tôi không được đồng thuận với nhiều đọc giả. Khi nói đến tù nhân chính trị Việt Nam, tôi muốn nói đến những Nhà tranh đấu cho Tự do - Dân chủ - Nhân quyền, những Nhà bất đồng chính kiến, các Blogger (nhà báo tự do), các Nhà đấu tranh cho quyền tự do Tôn giáo, những Luật sư Luật gia lên tiếng cho công lý, Dân oan khiếu kiện đất đai...tất cả đã bị Nhà nước CHXHCN Việt Nam bắt giam vì các tội danh an ninh quốc gia hay là các tội danh khác.
Thói quen của cách gọi này là khi tôi đi tù, được giam chung với các tù thường phạm khác, họ gọi chúng tôi là "Tù chính trị", ngay cả một số cảnh sát trại giam cũng gọi như thế. Vì không thể giải thích thế nào là tù chính trị, tù tôn giáo và cũng không cần thiết lắm, nên tôi đồng thuận theo cách gọi của tù thường phạm. Tổ chức Ân xá quốc tế thì có cách gọi nghe nhân văn hơn: Tù nhân lương tâm (Prisoner of consience). 

Trước khi cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội nước Miến Điện vào tháng /2011, công luận quốc tế còn hồ nghi với cam kết cải cách chính trị tại đất nước này. Các nhà lãnh đạo Miến Điện né tránh những ngôn từ Tù nhân chính trị, Tù nhân lương tâm và không công nhận là đất nước họ có một nhóm tù nhân này. 

Trong một động thái gần đây, Nhà nước Miến Điện đã công bố sẽ thả khoảng 6.000 tù nhân và trong đó sẽ có hàng chục Tù nhân lương tâm. Như vậy họ đã công nhận đất nước họ có Tù nhân chính trị mà bấy lâu nay họ phủ nhận tất cả. Trong số những tù nhân chính trị được phóng thích, bao gồm những luật sư, nhà báo, nghệ sỹ, Nhà tu...thành phần sao mà na ná những Tù nhân chính trị tại Việt Nam. 

Nhân dân Miến Điện có được cái may mắn hơn người dân Việt Nam, khi mà các lãnh đạo đất nước đang tiến hành cải cách toàn diện từ chính trị đến kinh tế. Vừa qua họ còn ngưng việc hợp tác với Trung quốc xây dựng một con đập thủy điện trị giá trên 2 tỷ USD vì sự phản đối của người dân. Thật vui lòng khi thấy Nhân dân Miến Điện đang từng bước xây dựng những viên đá đầu tiên cho nền dân chủ của họ. 

Nhìn đất nước Miến Điện mà chạnh lòng mình. Ở Việt Nam, con số tù nhân chính trị cũng hàng trăm người, đa số được giam giữ tập trung tại trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai), Thủ Đức (Bình Thuận), Đầm Đùn (Thanh Hóa), Ba Sao (Nam Hà)...và một số trại giam khác. Trong đó, đồng bào người dân tộc thiểu số cũng hơn con số 100 người. Tất cả bị bắt, bị kết án...vì họ đã lên tiếng hiện tình đất nước, những bất công của xã hội và cả những chính sách không được lòng dân. 

Cũng như các nhà nước theo chủ nghĩa cộng sản: Trung quốc, Bắc Hàn, Lào, Cu Ba, nhà nước Việt nam cũng không công nhận là có Tù nhân chính trị hay Tù nhân lương tâm. Những người này bị kết án theo bộ luật hình sự,ở một số trại giam còn áp đặt chính sách cưỡng bách lao động, khi bệnh tật hiểm nghèo thì hiếm khi được cho về nhà chữa bệnh và ngay cả khi chết thì gia đình cũng không được mang xác về nhà vì trại giam viện dẫn lý do "an ninh". Tù nhân chính trị Việt Nam bị phân biệt đối xử là một thực tế không thể che đậy được ở các trại giam của Việt Nam. 

Cựu đại úy QL VNCH Nguyễn Hữu Cầu với năm thứ 34 trong nhà giam (trại giam Xuân Lộc); cố Trung úy QL VNCH Trương Văn Sương vừa qua đời tại trại giam Ba Sao, cũng gần 34 năm hay ông Nguyễn Văn Trại cũng vừa mất tại trại giam Xuân Lộc cũng trên 10 năm tù đày, mà khi ông mất nhiều người mới biết là đã có một tù nhân chính trị mang tên Nguyễn Văn Trại. Còn rất nhiều những tù nhân khác khi tôi nêu tên, đọc giả sẽ nghe như là lần đầu tiên. Đó là sự tồn tại của những Tù nhân chính trị tại Việt Nam. Nhiều tù nhân hầu như đã bị quên lãng vì nhiều lý do, họ tồn tại như không tồn tại. Sống im lặng trong nhà tù với cái án nặng "như cái núi", không thăm nuôi, không thư từ bên ngoài và họ đã sống như thế hơn chục năm với nỗi mặc cảm. Đành rằng khi dấn thân, sa chân vào tù họ chấp nhận mọi khó khăn. Nhưng nên chăng chúng ta cần có một Ngày để nhớ về những Tù nhân chinh trị Việt Nam. 

Sài gòn, 12/10/2011 - Ngày Nhà nước Miến Điện phóng thích Tù nhân chính trị.

Tù nhân chính trị đang bị quản chế.

Tù nhân chính trị Việt Nam

---

9 dân biểu Mỹ kêu gọi VN trả tự do cho 13 nhà hoạt động Công giáo



Trong bức thư gửi Thủ tướng Việt Nam đề ngày 12/10/2011, 9 nhà lập pháp trong Hạ viện Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Hà Nội bắt giữ 13 nhà hoạt động nhân quyền, đa số là tín đồ Công giáo  Dòng Chúa Cứu thế thuộc giáo phận Vinh, từ cuối tháng 7 tới nay.

Lá thư nhắc nhở Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng các chiến dịch đàn áp và các vụ bắt bớ tại Việt Nam đang ngày càng trở nên thường xuyên là vi phạm Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị của công dân.

9 dân biểu đồng ký tên trong thỉnh nguyện thư nói rằng với tình trạng vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tiếp diễn tại Việt Nam mà chiến dịch bắt giữ 13 nhà hoạt động tôn giáo mới đây là một bằng chứng cụ thể, Việt Nam nên bị liệt kê là một ‘quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo’, tức trong danh sách CPC.

Bức thư do dân biểu Ed Royce đề xướng yêu cầu chính quyền Hà Nội trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho các thanh niên Công giáo đã bị cầm giữ hơn 2 tháng nay bao gồm các blogger, các nhà tổ chức cộng đồng, và các giáo dân hăng hái hoạt động công tác xã hội, như Chu Mạnh Sơn, Đặng Xuân Diệu, Đậu Văn Dương, Hồ Đức Hòa, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Xuân Anh, Nông Hùng Anh, Thái Văn Dung, Trần Hữu Đức, Trần Minh Nhật và Paulus Lê Văn Sơn.

Ông Trần Đức Trường, thân phụ của anh Trần Hữu Đức, một trong những người đang bị cầm giữ, phát biểu với VOA Việt Ngữ:

“Hiện giờ gia đình vẫn chưa có tin tức gì kể từ ngày Đức bị bắt 2/8/2011. Trước đây, gia đình cứ đi tìm từng địa điểm, viết thư, rồi lên tỉnh, lên trung ương, nhưng họ chỉ trả lời loanh quanh. Một thời gian lâu sau, chúng tôi trực tiếp xuống trại giam Nghi Kim, Nghệ An, hỏi xem có tên tuổi của Đức ở đây không. Họ bảo có, nhưng họ nói rằng họ chỉ biết giữ người thôi, còn vì lý do gì, thì họ bảo không biết. Chúng tôi cũng đi hỏi nhiều chỗ khác, nhưng không ai trả lời cả. Nếu được quốc tế quan tâm, gia đình chúng tôi rất phấn khởi. Chúng tôi rất mong muốn có tiếng nói để trả lại tự do và công lý cho tất cả nhiều người khác nữa.”

Cách đây không lâu, 10 tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đã đồng ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi giới lãnh đạo Việt Nam, lên án Hà Nội vi phạm nhân quyền và kêu gọi phóng thích 13 nhà hoạt động cổ xúy cho công lý và dân quyền đang bị giam giữ.

Phiên xử phúc thẩm nhà hoạt động Phạm Minh Hoàng bị hoãn  (VOA).
Hàng trăm tù chính trị được thả tại Miến Điện  –  (RFI). – Cải tổ dân chủ mạnh bạo bất ngờ tại Miến Điện   –  (RFI).  “… . – Miến Điện bắt đầu thực hiện lệnh ân xá  –  (BBC). – Miến Điện phóng thích hơn 100 tù nhân chính trị (VOA). – Chân dung các tù chính trị Miến Điện  –  (BBC).
-Đại diện bệnh viện Đống Đa không ký biên bản làm việc với Linh mục và giáo dân Thái Hà
-Một thiếu nữ Công giáo bị mất tích tại Hà Nội

--- Phỏng vấn ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam:Doanh nhân tư có thể vào T.Ư Đảng? (TP).

Tổng số lượt xem trang