-Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị
-Tác giả chụp ảnh với một lão nông ở địa phương, người có hơn 8 sào đất thuộc diện sẽ bị thu hồi, hôm 4.2.2014, trên con đường đất đỏ dẫn xuống biển (khu đất dự án nằm ngay trước mặt chúng tôi; sau lưng chúng tôi, cách gần 1km, là Hải đội 202, Vùng Cảnh sá
Lê Anh Hùng
10.02.2014
Trong những năm qua, dư luận đã nhiều lần lên tiếng trước tình trạng người Trung Quốc, thông qua chiêu bài lập dự án kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau, đã chiếm lĩnh được những khu vực hiểm yếu về an ninh - quốc phòng trên cả nước trước sự “ưu ái” và “chủ quan” đến mức khó hiểu của những người có trách nhiệm.
Các dự án trồng rừng đầu nguồn ở một số tỉnh miền núi phía bắc của tập đoàn InnovGreen và việc tập đoàn Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng là những ví dụ điển hình.
Mới đây, trong lần ghé thăm Cửa Việt (Quảng Trị), chúng tôi lại nhận được một tin hết sức đáng lo ngại: Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, trước đây thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Quốc thâu tóm kể từ năm 2011) sắp được giao 96,1ha đất, kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km.
Cửa Việt nhìn từ cầu Cửa Việt.
Nhà văn Xuân Đức, một người con của tỉnh Quảng Trị, đã viết về Cửa Việtnhư sau:
Những năm đánh Mỹ, nếu Quảng Trị là cửa ngõ của cả hai thế lực tiêu biểu của loài người thì Cửa Việt chính là cuống họng của ống thực quản nuôi sống sức mạnh của kẻ xâm lược cho vành đai trắng nam giới tuyến để kháng cự với sức mạnh tổng lực của chúng ta từ Miền Bắc tràn vào. Lính thủy đánh bộ, vũ khí, thiết bị quân sự Mỹ vào cảng Cửa Việt, lên Đông Hà rồi theo con sông Hiếu để lên Cam Lộ, Khe Sanh... Cùng với các điểm chốt thiết yếu trên bờ từ biển lên rừng như cao điểm 31, Dốc Miếu, Cồn Tiên, lên đồi 241, Phulo, Đầu Mầu, Động Tri, Tà Cơn v..v.. Con sông Cửa Việt (hoặc sông Hiếu) hợp thành một phòng tuyến mà McNamara coi là bất khả xâm phạm. Và vì thế, cuộc chiến đập tan phòng tuyến Gio Linh, Cam Lộ, Khe Sanh (hàng rào điên tử McNamara) nói chung, cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam.
Như vậy, có thể nói Cửa Việt là một khu vực trọng yếu và hết sức nhạy cảm về an ninh – quốc phòng.
Khu đất dự kiến thu hồi cho Công ty C.P. Việt Nam nằm gọn trong vùng đất canh tác của làng Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong. Người dân ở đây cho chúng tôi biết, dự án này đã manh nha từ năm 2011. Chính quyền địa phương và nhà đầu tư đã vài lần gặp gỡ với dân để trao đổi về dự án, lần gần nhất là vào ngày 12.1.2014.
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì cán bộ địa phương hầu như không “lấn cấn” gì với dự án.
Điều này là vì một số lý do. Thứ nhất, do họ nằm trong bộ máy nên luôn đề cao ý thức chấp hành những “chủ trương lớn” của đảng và nhà nước. Thứ hai, đất đai của họ chủ yếu cho người khác thuê mướn chứ họ hiếm khi trực tiếp canh tác nên việc bị thu hồi đất đối với họ không quan trọng. Thứ ba, có lẽ là quan trọng hơn cả, những mảnh đất công, bờ ruộng, lối đi… nằm rải rác trong khu đất dự án (không thuộc đất canh tác của các hộ dân) sẽ được họ tìm cách “phù phép” để chia nhau bỏ túi theo kiểu “sống chết mặc bay…”, một hiện tượng phổ biến khắp cả nước.
Với người dân thì họ đặc biệt quan tâm đến những vấn đề thiết thân với mình: (i) sau khi bị thu hồi đất đai canh tác thì họ sẽ làm gì để mưu sinh? (ii) giá đền bù sẽ được áp như thế nào, liệu có tương xứng với giá trị đất đai canh tác của họ hay không, hay lại rẻ mạt như khắp các tỉnh thành khác? (iii) khi dự án đi vào hoạt động, nếu phần đất xung quanh khu vực dự án bị ô nhiễm (điều rất dễ xẩy ra, đặc biệt là những ao nuôi tôm nằm sát biển của bà con) khiến họ không tiếp tục canh tác hay nuôi trồng thuỷ sản được thì xử lý thế nào, ai là người phải chịu trách nhiệm.
Những người nông dân chất phác, thuần hậu ở đây không biết được đằng sau Công ty C.P. Việt Nam là Trung Quốc, và việc người Trung Quốc (mà gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều ở Quảng Trị) kéo sang theo dự án rồi sinh cơ lập nghiệp, xâm chiếm không gian sống của họ là điều không khó đoán, qua những “dự án” mà người Trung Quốc thực hiện trên khắp cả nước thời gian qua. Họ lại càng không ý thức được những hệ luỵ tiềm tàng về an ninh - quốc phòng của một dự án do người Trung Quốc làm chủ ngay sát nách Cửa Việt như thế gây ra. Đây là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như đòi hỏi sự lên tiếng kịp thời của công luận.
Hải đội 202, Vùng Cảnh sát biển II, nơi chỉ cách dự án do Cty Trung Quốc làm chủ chưa đầy 1km về phía Nam
Tỉnh lộ 64 nối Cửa Việt với thị xã Quảng Trị, khu vực dự án nằm song song và chỉ cách con đường này hơn 100m
Bên phải là tỉnh lộ 64, cách bờ biển khoảng 1km, nối Cửa Việt với thị xã Quảng Trị; bên trái là đường đất đỏ dẫn xuống biển (đây là ranh giới phân chia đất canh tác của làng Phú Hội và làng Hà Tây, xã Triệu An).
Đường đất đỏ chạy từ tỉnh lộ 64 thẳng xuống biển. Bên trái con đường là đất đai canh tác của làng Phú Hội, bên phải là của làng Hà Tây (dự kiến thu hồi để giao cho Cty C.P. Việt Nam). Khu đất dự án nằm song song với tỉnh lộ 64 (cách mép đường đỏ vài chục mét)
Một ao nuôi tôm nằm sát bờ biển của bà con làng Hà Tây
Liệu có nhất thiết phải thu hồi những thửa ruộng phì nhiêu ngay sát một khu vực trọng yếu và hết sức nhạy cảm về an ninh - quốc phòng như Cửa Việt cho một công ty của Trung Quốc hay không? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về những hệ luỵ kinh tế - xã hội và đặc biệt là an ninh quốc phòng từ quyết định khó hiểu này?Dự án này rất có thể lại là “tác phẩm” do Phó Thủ tướng Tàu “phụ trách kinh tế” Hoàng Trung Hải “đạo diễn”, giống như việc ông ta đã “dâng” đến 90% các công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia cho nhà thầu Trung Quốc, quê hương của ông ta, “dâng” phần lớn các mỏ khoáng sản của Việt Nam và ngành điện Việt Nam cho Trung Quốc, âm mưu “Hán hoá” nền kinh tế Việt Nam, hay mở đường cho người Trung Quốc chiếm lĩnh cả vùng g Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh)… Xin lưu ý là lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, kể cả lực lượng công an ở đây, phần lớn là tay chân thân tín của PTT Tàu Hoàng Trung Hải. Đó là lý do vì sao vợ chồng tác giả bài viết (Lê Anh Hùng – Lê Thị Phương Anh, những người đang tố cáo ngài PTT Tàu này về những tội ác khủng khiếp như gián điệp, buôn bán ma tuý và giết người suốt mấy năm nay) thường xuyên bị công an và côn đồ ở đây khủng bố, bắt cóc, cướp bóc, hành hung, triệt đường sống.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
-Cây thuốc đơn tướng quân sắp tuyệt chủng vì Trung Quốc
Mục Lân, An Lân, Phú Lân?Trên trang web của Đại sứ quán CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phần Tổng quan về Trung Quốc, trong mục đối ngoại đã viết: “Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục đi theo con đường phát triển hòa bình, kiên trì mở cửa đối ngoại, sẵn sàng hợp tác cùng có lợi với các nước trên thế giới, trong đó Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng theo phương châm ‘mục lân, an lân, phú lân’(thân thiện với láng giềng, ổn định với láng giềng và cùng làm giàu với láng giềng)”.
Chúng ta thử nhìn xem những gì Trung Quốc nói có tương xứng với những gì Trung Quốc đã làm đối với Việt Nam những ngày gần đây không?
1. Mục lân:
Trung Quốc chính thức cấm đánh bắt tại biển Đông từ 16/05/2009 đến 01/08/2009 và đã điều tám tàu tuần tra để theo dõi giám sát khu vực rộng 128.000 km2 tại đây.
Tần Cương, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói đây là “biện pháp hành chính thông thường và đúng đắn”sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn “giao tiếp” với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường để “lưu ý” ông này về lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc.
Tần Cương nói tiếp: “Trung Quốc áp dụng biện pháp này để bảo vệ tài nguyên biển trong vùng lãnh thổ của mình” và tái khẳng định Trung Quốc có chủ quyền “không thể chối cãi” đối với các đảo thuộc Nam Hải (Biển Đông), bao gồm cả Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa), cùng các vùng biển phụ cận.
Để thể hiện thái độ “mục lân”, ngày 16/6/2009, 37 ngư dân Việt Nam bị lực lượng tuần tra Trung Quốc bắt khi đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa và cho đến nay 12 ngư dân đảo Lý Sơn vẫn đang bị Trung Quốc bắt giữ làm con tin tại đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa chủ quyền của Việt Nam) với “hạn trong 10 ngày phải giao nộp 210.000 nhân dân tệ (khoảng 540 triệu VND) mới được thả về” đang gây bức xúc không chỉ cho ngư dân Lý Sơn, ngư dân Quảng Ngãi mà còn cho tất cả mọi người dân Việt Nam lương thiện và ý thức được chủ quyền quốc gia.
Nhưng căn cứ vào các tin thông tấn quốc tế, Trung Quốc không tỏ thái độ như vậy đối với Indonesia, nước đông dân nhất Asean và Philippines, nước vốn là đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực.
Đông phương Nhật báo, một tờ báo thân Bắc Kinh xuất bản tại Hong Kong, hôm 10/06 bình luận rằng “Lệnh cấm đánh bắt ở Nam Hải của Trung Quốc dò đáy ý chí của Việt Nam”.
Nhà báo Huy Đức đã xác đáng khi nhận xét rằng: “Những hành vi nhắm vào thường dân trên Biển Đông không còn là chuyện riêng của một hay hai quốc gia; không chỉ là pháp lý mà còn là đạo lý. Cộng đồng quốc tế cần phải được thông tin về cách hành xử này; chính người dân Trung Quốc đánh cá trên Biển Đông cũng cần được biết: Việt Nam đã không cư xử với họ như cách mà Chính quyền họ vẫn làm với ngư dân người Việt”.
2. An lân:
Theo báo Giải Phóng Quân ngày 29/6/2009 cho biết đầu tháng 6/2009 không quân Trung Quốc đã tổ chức phân đội chiến đấu, lần đầu tiên diễn tập triển khai tiếp nhiên liệu ngay trên không để bay đến vùng biển xa, tiếp sau đó lại diễn tập thành công tổ chức biên đội chiến đấu cơ có máy bay tiếp nhiên liệu bảo trợ tuần tra viễn hải thành nhiều đợt, nhiều vòng. Đúc rút ra nhiều kinh nghiệm cho các chiến đấu cơ tuần tra viễn hải tại những nơi xa nhất.
Rất nhiều các diễn đàn quân sự của Trung Quốc cũng đã dẫn thuật tuyên bố của bộ tư lệnh hải quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ về việc hạm đội hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận quy mô lớn, bắn đạn thật trong tháng 5 tại khu vực Biển Đông. Cuộc diễn tập đã huy động 30 chiến thuyền bao gồm 12 tầu ngầm tiên tiến, cùng với sự tham gia của 3500 lính hải quân lục chiến hoàn thành bài tập tác chiến đổ bộ lên các đảo.Tại cuộc diễn tập này hạm đội Nam Hải điều thêm tổng hợp các tàu hộ tống loại mới, khu trục hạm lọai mới nhất, các tàu đổ bộ và bổ sung thêm nhiều biên đội chiến hạm tới khu vực vùng Biển Đông để tham gia tiến hành cuộc tập trận tác chiến cơ động xa bờ kéo dài 17 ngày.
Tờ tạp chí Hoàn Cầu trong tháng này có bài viết nói: Năm nay trong khu vực xung quanh vùng biển Trung Quốc phát sinh hàng loạt sự kiện đột phát hoặc sự kiện giống như phát sinh một cách tình cờ khiến cho năm 2009 biên giới trên biển của Trung Quốc từ đầu năm bắt đầu nổi sóng.
Theo tin tức từ báo Giải Phóng Quân, đầu tháng 6 không quân Trung Quốc đã tổ chức phân đội chiến đấu, lần đầu tiên diễn tập triển khai tiếp nhiên liệu ngay trên không để bay đến vùng biển xa, tiếp sau đó lại diễn tập thành công tổ chức biên đội chiến đấu cơ có máy bay tiếp nhiên liệu bảo trợ tuần tra viễn hải thành nhiều đợt, nhiều vòng, rút ra nhiều kinh nghiệm cho các chiến đấu cơ tuần tra viễn hải ở những vùng biển xa nhất.
Ngày 27 tháng 5 lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc tiến hành tuần tra giám sát trên đường trung tuyến giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Vịnh Bắc Bộ.
Ngày 12 tháng 6 năm 2009 trong cuộc tập trận mang tên CARAT2009 tại Biển Đông, khu trục hạm Chung Vân trang bị tên lửa Mỹ Bá Khắc tiến hành diễn tập bắn pháo chống hạm 127 mm.
Corterz Cooper, nghiên cứu viên cao cấp về chính sách quốc tế của công ty Research and Development (RAND) trong cuộc họp báo cáo về thẩm tra an ninh và kinh tế Trung Mỹ đã báo cáo về việc xây dựng hiện đại hóa hải quân quân đội Trung Quốc, ông nói rằng, ngoài căn cứ mới Tam Á ở Hải Nam,Trung Quốc đang xây dựng hoặc mở rộng thêm 4 căn cứ hải quân nữa, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng hải quân.
Cortrz Cooper nói, vấn đề Đài Loan luôn là động lực cơ bản để nhiều năm qua hải quân Trung Quốc phát triển năng lực tác chiến. Trước mắt, hải quân Trung Quốc đã có đủ khả năng thực thi và bao vây kéo dài khu vực Đài Loan, trừ khi Hoa Kỳ và các nước đồng minh có sự can dự bằng vũ lực. Có điều, dù cho Đài Loan có được sự giúp đỡ của thế lực thứ ba, hải quân Trung Quốc vẫn có thể gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng hải không quân và huyết mạch kinh tế cảu khu vực Đài Loan.
Hải quân Trung Quốc với sự chi viện thông thường của pháo binh, sẽ làm tăng rủi ro cho biên đội hải quân Hoa Kỳ ở khu vực Thái Bình Dương, có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn xung đột ở khu vực. Ngoài ra, nếu đúng như nhà phân tích quân sự phương Tây đã nói, lực lượng tác chiến đã đi vào bố trí thực chiến và được xác định là hình thành sức chiến đấu, như vậy khả năng tác chiến khống chế biển ở khu vực bờ biển của hải quân Trung Quốc sẽ trở thành hiện thực, tàu ngầm của hải quân Trung Quốc sẽ có thể thực hiện bố trí tầm xa trong thời gian dài. Điều này cũng đồng nghĩa với Trung Quốc có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến ngoài 400 dặm Anh ( 640km) ở Đông Hải và biển Đông. Phát triển theo xu thế này, khả năng bố trí của hải quân Trung Quốc rất nhanh sẽ có thể đạt tới 1000 dặm (1.600km) khu vực lân cận.
Năng lực tác chiến của hải quân Trung Quốc phát triển vì để ứng phó với vấn đề Đài Loan có thể dùng để thực hiện các nhiệm vụ quân sự bao gồm việc bảo vệ lợi ích quốc gia liên quan đến Đông Hải và biển Đông. Hải quân Trung Quốc đã tăng cường khả năng thực hiện nhiệm vụ ở khu vực biển này, đồng thời bố trí lực lược đặc biệt tiên tiến ở căn cứ hải quân mới Tam Á, Hải Nam. Ngoài ra, ở quần đảo Hoàng Sa cũng cắm một đơn vị quân đội đặc thù bao gồm cả phân đội hải quân bộ binh, riêng ở đảo Ngũ Địch (tức đảo Vĩnh Hưng) xây dựng một sân bay loại nhỏ, có thể giúp tất cả máy bay chiến đấu của Quân giải phóng cất cánh. Các nhà chiến lược Trung Quốc đang nghiên cứu trọng điểm làm thế nào để bảo vệ an ninh eo biển xuyên Malacca và tuyến đường thương mại và năng lượng ở khu vực biển Đông.
Hải quân Trung Quốc thực hiện tác chiến “chống can dự” và “khống chế biển” ở vùng biển gần bờ và thủy vực xung quanh, chủ yếu dựa vào một lượng lớn thủy lôi tiên tiến và biên đội thủy quân lục chiến. Hải quân Trung Quốc có năng lực rải mìn ở nước sâu, có thể dùng nhiều phương pháp ném thủy lôi và dẫn pháo khác nhau. Quân giải phóng luôn ưu tiên phát triển quân đội tàu ngầm, theo quy hoạch, trong khoảng thời gian từ 2010 – 2012 hải quân Trung Quốc sẽ có khoảng 50 chiếc tàu ngầm hiện đại hóa hoặc cải tiến. Trước mắt, hải quân Trung Quốc có hạm khu trục “cấp hiện đại” của Nga và đang tự chế tạo 8 chiếc hạm khu trục và hạm hộ vệ đẳng cấp khác nhau. Tàu khu trục “Lữ hải” kiểu 051B và tàu khu trục đạn đạo “Lữ dương” do xưởng đóng tàu Giang Nam Thượng Hải chế tạo hiện đang sử dụng có tính năng phòng không rất cao, có thể bổ khuyết cho năng lực phòng không ở khu vực hạm đội trong phương diện bố trí binh lực của hải quân Trung Quốc. Hạm đội hộ vệ kiểu mới của hải quân Trung Quốc dùng rất nhiều kỹ thuật thiết kế tàng hình và phòng không tiên tiến, ngoài ra Trung Quốc đang chế tạo tàu tàng hình đạn đạo kiểu 022 cấp “HOUBEI” có thể là số 1 thế giới với số lượng hơn 50 chiếc. Tàu kiểu 022 là bình đài tác chiến vùng biển ven bờ vô cùng “khôn ngoan”, có thể đảm đương hàng loạt nhiệm vụ tác chiến trên biển,ví dụ lợi dụng đạn đạo để thực hiện nhiệm vụ chống can dự và bao vây khu vực khi có xung đột eo biển Đài Loan hoặc biển Đông, từ đó ngăn chặn hoặc trì hoãn sự can dự của Hoa Kỳ và quân đội đồng minh.
Nhiều nguồn tin tức cho thấy, Trung Quốc đã xây dựng được căn cứ hải quân quan trọng ở Tam Á, Hải Nam. Theo nguồn tin,ở căn cứ này các thiết bị tiên tiến hoàn hảo, có thể bố trí một đơn vị quân đội tác chiến qui mô lớn nhằm cung cấp vũ khí đạn dược và hậu cần cho nó; phía dưới là chỗ vô cùng thuận lợi để tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn ẩn náu. Sau khi bố trí tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân 094, nâng cao thêm một bước năng lực tuần tra dưới nước sâu của hải quân Trung Quốc, hơn nữa giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ càng trở nên an toàn. Ngoài ra, Trung Quốc đang xây dựng hoặc mở rộng khoảng 4 căn cứ hải quân, những công trình này kinh phí đều vô cùng lớn, điều đó chứng tỏ lãnh đạo Trung Quốc hết sức coi trọng việc đặt nền móng hậu cần vững chắc để ngày càng tăng cường nhiệm vụ quân sự.
Như vậy, chúng ta thấy rằng, gần đây hải quân và không quân Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận tác chiến viễn hải trong khi đại hội nhân dân toàn quốc Trung Quốc bàn thảo dự luật bảo hộ hải đảo, các trang mạng Trung Quốc liên tiếp có bài về chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông đang bị khiêu khích cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị để cho những khả năng xẩy ra thay đổi tại biển Đông trong tương lai gần.
Trung Quốc đã xây dựng một loạt căn cứ quân sự tại biển Đông và Trung Quốc cũng là quốc gia duy nhất tìm cách phát triển cơ sở hải quân nước sâu để đối trọng Hoa Kỳ. Mục tiêu chính là để bảo vệ eo biển Malacca trong trường hợp xung đột và Hoa Kỳ cấm vận dầu lửa (Eo biển Malacca mang giá trị chiến lược cao vì đa phần dầu thô mà Trung Quốc nhập khẩu cho mình phải qua con đường này. Bắc Kinh lâu nay đã sợ rằng Hoa Kỳ sẽ chặn đường lưu thông qua Malacca nếu quan hệ hai bên xấu đi thí dụ về vấn đề Đài Loan hay một vấn đề nào khác). Các căn cứ ở Nam Hải và tiềm lực hải quân ngày càng mạnh của Trung Quốc cũng mang một nghị trình chiến lược khác chứ không chỉ để bảo vệ con đường hàng hải quan trọng nói trên. Chúng tạo ra một sự “khoanh vùng” của Trung Quốc bao quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giàu năng lượng.
3. Phú lân:
Trung Quốc sẽ khoan dầu ở biển Đông vào năm 2010, chấm dứt việc tạm ngưng thăm dò nơi đang tranh chấp với Việt Nam - Đó là lời tuyên bố của 2 viên chức Tập đoàn China Petroleum & Chemical Corp, được đăng trên website RIGZONE – mạng thông tin về kỹ nghệ dầu hỏa và khí đốt hôm thứ Ba, 16/6/2009 và được báo Wall Street Journal dẫn lại ngày 17/06/2009.
Theo các tin đã dẫn, hãng Sinopec đã bắt đầu thăm dò 3 chiều điạ chấn ở vùng rộng 1.250km2 ở vùng họ đặt tên là Quỳnh Đông Nam (Qiongdongan), và công tác khoan dầu sẽ thực hiện sau đó.
Hãng Sinopec có giấy phép từ Bắc Kinh để thăm dò hơn 8.000 km2 ở vùng này, Sinopec nói: “kể cả một số lô trong vùng biển mà VN đang tranh chấp chủ quyền. Tuy nhiên, thăm dò sẽ thực hiện ở vùng không tranh chấp”.
Theo chương trình thì hoạt động khảo sát này đã được thực hiện từ năm 2008. Nhưng chính phủ đã có lệnh trì hoãn do hoạt động thăm dò của Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (PetroChina) có tranh chấp với Việt Nam ở khu vực bể trầm tích Tư Chính-Vũng Mây trên biển Đông. Trung Quốc đã tránh đối đầu với Việt Nam để tổ chức Đại hội Olympic.
Theo các quan chức đó cho biết, trước đó tập đoàn đã tiến hành khảo sát địa chấn hai chiều (2D) trên diện tích 8000 km23 khí gas. Theo đánh giá khảo sát và ước tính, đối với Trung Quốc đây có thể là khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi lớn nhất. Tuy vậy nhưng lượng khai thác chỉ đạt được khoảng 30% tức khoảng 240 tỷ mét khối. và ước tích khoảng 800 tỷ m
Cho đến nay Trung Quốc chỉ có khu mỏ khai thác dầu khí Liwan, là mỏ khí gas ngoài khơi lớn nhất ước tính đạt khoảng 112 đến 168 tỷ mét khối.
Tiến sĩ Trần Vinh Dự, chuyên gia tư vấn của Tập đoàn tư vấn kinh tế ERSGroup (Mỹ) và là cố vấn của Quỹ nghiên cứu biển Đông cho biết dựa theo bản đồ đi kèm bài báo kể trên thì vùng mà Sinopec định khai thác nằm rất sát với Việt Nam và chắc chắn là chồng lấn lên vùng thềm lục địa và thềm lục địa mở rộng của Việt Nam.
Theo Tiến sĩ Trần Vinh Dự, những diễn tiến này cho thấy rằng Việt Nam đang phải đối mặt với một thực trạng nguy hiểm – không phải là nguy cơ mất các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, mà là nguy cơ đánh mất quyền kiểm soát và khai thác các nguồn tài nguyên trong các vùng biển thuộc chủ quyền của mình. Ông nói thêm rằng có một điều đáng sợ hơn nữa là dường như cho đến nay Việt Nam vẫn chưa tìm ra được một đối sách hợp lý để đáp lại những hành vi của Trung Quốc.
Đáp lại các thông tin trên, ngày 18/6/2009, ông Trương Trị Quốc, quản lý truyền thông cấp cao của Sinopec đã phát biểu trên tờ Thời báo Toàn cầu đã bác bỏ các thông tin nói trên. Tờ báo này cho biết đã gọi đến đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh để hỏi thông tin này nhưng chưa nhận được phúc đáp (nhưng đến chiều 18.6, website của Sinopec vẫn không đưa tin về sự kiện này, kể cả lời bác bỏ của ông Trương Trị Quốc).
Vậy Trung Quốc có kế hoạch khai thác dầu ở biển Đông hay không?
Trả lời phỏng vấn của Tân Hoa Xã bên lề phiên họp Đại Hội toàn quốc lần thứ 11 của Trung Quốc, ông Giả Thừa Tạo, nguyên phó giám đốc công ty khí Trung Quốc Sinopec đã nói rằng: “Hiện tại Trung Quốc đã có đủ khả năng về kỹ thuật để tiến hành khai thác các giếng dầu tại biển Đông, điều cần thiết hiện nay đó là sự quan tâm của Chính phủ cũng như sự ủng hộ của cơ chính sách chính phủ”, “Trung Quốc nên tăng cường các chính sách đầu tư khai thác vào các tài nguyên trên biển Đông, nhằm ‘bảo vệ’ cho lợi ích trên biển của Trung Quốc”.
Ông Trần Miễn – một giáo sư thuộc Đại học Dầu khí Trung Quốc cho biết, giá trị của lượng dầu thô trên biển Đông có thể tương đương với hơn 20.000 tỷ Nhân dân tệ. Tương lai trong vòng hai thập kỷ nữa khi khai thác được nguồn vàng đen này trên biển Đông, đó có thể sẽ là một “cống hiến” to lớn đối với GDP của Trung Quốc. Nhưng việc thăm dò các giếng dầu này tại biển Đông cần có yêu cầu kỹ thuật cao, vì rủi ro tiềm ẩn cũng không nhỏ.
Nhận định của các chuyên gia Trung Quốc, hiện tại nguồn tài nguyên của Trung Quốc đại lục là rất khan hiếm, không ít các mỏ dầu của Trung Quốc đại lục đã được khai thác từ ba thập niên qua, cũng sắp rơi vào thời kỳ thoái trào. Vì vậy mà, “ngành năng lượng của Trung Quốc cần dựa vào biển”.
Trong mọi vấn đề Trung Quốc thường có những suy tính sâu xa. Việc có hay không có dầu ở biển Đông và kỹ thuật của Trung Quốc có cho phép họ khai thác dầu ở biển Đông hay không, chắc chưa phải là điều quan trọng bậc nhất. Trong tất cả những động thái kiểu như thế này của người Trung Quốc, thì cái đích mà họ muốn nhắm tới là việc “từng bước gieo vào lòng người dân cũng như dư luận thế giới một cảm giác coi biển Đông là sở hữu của riêng họ”, bất chấp những sự thực hiển nhiên là Trung Quốc hiện vẫn đang xâm phạm chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam!
Trên tạp chí Journal of Energy Security, tức Tạp chí An ninh năng lượng, bài viết nhan đề “China’s Oil Supply Dependence” (Tình hình lệ thuộc nguồn dầu của TQ) đăng ngày 18/06/2009 của tác giả David L.O. Hayward cho biết rằng sẽ dễ dàng xảy ra tình hình Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự để chiếm các nguồn dầu.
David L. O. Hayward là phân tích gia quốc phòng của Royal United Services Institute (RUSI) of Australia Inc., tại Canberra, Australia. Nơi các đoạn cuối bài viết, là tóm lược các nhận xét như sau:
Các công ty dầu Trung Quốc đã đầu tư vào các liên doanh ở hơn 20 quốc gia tại Bắc Phi, Trung Á, Đông Nam Á, Mỹ Latin và Bắc Mỹ. Tổng lượng đầu tư này, gồm các khoản mua ào ạt các mỏ dầu và khí và các công ty dầu khí toàn cầu, ước tính dè dặt là 40 tỉ USD, “nhưng con số thực nhiều phần sẽ cao hơn”.
Tại sao Trung Quốc phải đi mua tài nguyên dầu khí ào ạt như thế? Hayward đưa ra các lý do sau, không nhất thiết ghi theo thứ tự ưu tiên.
Thứ nhất, Trung Quốc muốn tiếp tục làm vai trò cơ xưởng khổng lồ sản xuất hàng tiêu dùng, vừa nâng tiêu chuẩn sống của dân và vừa đáp ứng nhu cầu nội địa. Trung Quốc có thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, tới hơn 1.3 tỉ khách hàng.
Thứ nhì, Trung Quốc muốn tiếp tục xuất cảng ào ạt sản phẩm ra toàn cầu, để tiếp tục đóng vai nước xuất cảng hàng đầu thế giới và chiếm thị trường.
Thứ ba, Trung Quốc muốn tự quân bình kinh tế và ước mơ tăng sức phát triển.
Thứ tư, Trung Quốc tự xem Trung Quốc như lãnh đạo của trật tự kinh tế thế giới mới, để sẽ trở thành nền kinh tế hàng đầu vào năm 2020-2030, và sẽ chiếm vị trí khống chế về tình hình thế giới và địa-chính trị, tương lai phải khống chế phương Tây.
Thứ năm, với trữ lượng ngoại hối 1,95 ngàn tỷ USD, Trung Quốc sẽ không bao giờ còn có cơ hội vàng khác nữa để mua các nguồn dầu khí và tài nguyên mỏ khác của thế giới với giá rẻ như hiện nay.Và bây giờ, thực tế là Ngân hàng nhân dân Trung Quốc gần như trở thành thực tiễn là ngân hàng thế giới và là “thách thức nghiêm trọng đối với Quỹ Tiền tệ quốc tế- IMF, đối với đồng Mỹ kim của khối Ả Rập có nhờ bán dầu, và đối với các định chế tài chánh ngoài Trung Quốc”. Trị giá thấp giả tạo của đồng Yuan đã giúp Trung Quốc mau chóng gom đô la vào kho ngoại hối. Thế này, các nước Âu-Mỹ đã bị Trung Quốc phục kích về tài chính rồi.
Thứ sáu, Trung Quốc đi mua ào ạt tài nguyên dầu khí và các mỏ khác bởi vì tài nguyên thế giới có lúc phải cạn.
Thứ bảy, Trung Quốc muốn tăng lượng dầu dự trữ chiến lược. Giai đoạn đầu tiên của kho trữ dầu chiến lược Trung Quốc sẽ hoàn tất năm 2009, sẽ trữ 100 triệu thùng (barrels) dầu (m/bo). Giai đoạn thường niên thứ nhì dự kiến là giữ 200 m/bo, và tăng dần để trữ lượng vượt quá 500 m/bo khoảng sau năm 2013. Trữ được dầu như thế, Trung Quốc có khả năng mở các cuộc chiến tranh quy ước truyền thống mà không cần sử dụng tới vũ khí nguyên tử hay các vũ khí hủy diệt tập thể. Như thế, các nước phương Tây kể như bất lợi về chiến thuật và có thể sẽ buộc phải dùng vù khí nguyên tử trước nhằm ngăn cản bước tiến Trung Quốc.
Thứ tám, Trung Quốc có chương trình tăng tốc quân sự, hiện đại hóa quân đội và thiết lập hải quân vùng biển nước xanh (biển xa bờ) nhằm bảo vệ các tuyến đường biển chở dầu khí về Trung Quốc. Hoa Kỳ nói chương trình này của Trung Quốc trong bản chất có tính tự vệ, nhưng nhiều học giả không đồng ý về bản chất “hiếu hòa” này.
Đoạn cuối của bản nghiên cứu của tác giả Hayward viết: “Lịch sử đôi khi cho thấy rằng các nước thường dự trữ dầu khí (và các tài nguyên năng lượng khác) nhằm sửa soạn các cuộc chiến khu vực và các xung đột có thể có với các nước đối thủ và các nước kình nhau cũng đang đói năng lượng. Trong bầu không khí ngày càng tệ hại, với khủng hoảng tài chánh tiếp diễn, với ngày càng cạn dần nguồn dầu, khả năng xảy ra cuộc chạm trán quân sự trong thế kỷ 21-22 trong đó dầu có thể đóng một vai đã tăng cao hơn nhiều.”
Có một chi tiết cần quan tâm, ngày 23/6/2009, Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc loan báo hiện nay, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đang xem xét dự án Luật Bảo vệ hải đảo. Trong dự án luật lần đầu tiên đưa ra xem xét này, có các nội dung như giải quyết vấn đề chủ quyền không rõ của hải đảo không có người ở, nghiêm khắc bảo vệ các tài nguyên bãi cát, giống sinh vật, thảm thực vật, nước ngọt hải đảo, nêu rõ nhà nước sẽ sắp xếp ngân sách chuyên môn bảo vệ hải đảo, xây dựng chế độ tuần tra bảo vệ sinh thái hải đảo. Bộ luật này bước vào trình tự lập pháp, đánh dấu là nước biển lớn, Trung Quốc sẽ lập pháp tăng cường bảo vệ nguồn hải đảo.
Một trong những nội dung quan tâm nhất của dự án luật, là đã giải quyết vấn đề chủ quyền không rõ của hải đảo không có người ở. Dự án luật quy định rõ ràng, quyền sở hữu hải đảo không có người ở là thuộc về nhà nước, Quốc vụ viện thay mặt nhà nước thi hành quyền sở hữu hải đảo không có người ở. Điều này sẽ giải quyết vấn đề trước đây một số đơn vị và cá nhân coi hải đảo không có người ở là “đất không có chủ”, tuỳ ý chiếm dụng, sử dụng, mua bán và chuyển nhượng…
Kết luận:
Nước thì xa mà lửa thì gần, xem ra làm chư hầu của Trung Quốc thì dễ, chứ còn làm láng giềng tốt thì rất khó. Chúng ta hãy nhớ câu nói nổi tiếng của Julius Fucík, tác giả của tác phẩm bất hủ “Viết dưới giá treo cổ”: “Hỡi nhân loại, tôi yêu tất cả mọi người… hãy cảnh giác!”.
-Tác giả chụp ảnh với một lão nông ở địa phương, người có hơn 8 sào đất thuộc diện sẽ bị thu hồi, hôm 4.2.2014, trên con đường đất đỏ dẫn xuống biển (khu đất dự án nằm ngay trước mặt chúng tôi; sau lưng chúng tôi, cách gần 1km, là Hải đội 202, Vùng Cảnh sá
Lê Anh Hùng
10.02.2014
Trong những năm qua, dư luận đã nhiều lần lên tiếng trước tình trạng người Trung Quốc, thông qua chiêu bài lập dự án kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau, đã chiếm lĩnh được những khu vực hiểm yếu về an ninh - quốc phòng trên cả nước trước sự “ưu ái” và “chủ quan” đến mức khó hiểu của những người có trách nhiệm.
Các dự án trồng rừng đầu nguồn ở một số tỉnh miền núi phía bắc của tập đoàn InnovGreen và việc tập đoàn Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng là những ví dụ điển hình.
Mới đây, trong lần ghé thăm Cửa Việt (Quảng Trị), chúng tôi lại nhận được một tin hết sức đáng lo ngại: Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, trước đây thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Quốc thâu tóm kể từ năm 2011) sắp được giao 96,1ha đất, kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km.
Cửa Việt nhìn từ cầu Cửa Việt.
Nhà văn Xuân Đức, một người con của tỉnh Quảng Trị, đã viết về Cửa Việtnhư sau:
Những năm đánh Mỹ, nếu Quảng Trị là cửa ngõ của cả hai thế lực tiêu biểu của loài người thì Cửa Việt chính là cuống họng của ống thực quản nuôi sống sức mạnh của kẻ xâm lược cho vành đai trắng nam giới tuyến để kháng cự với sức mạnh tổng lực của chúng ta từ Miền Bắc tràn vào. Lính thủy đánh bộ, vũ khí, thiết bị quân sự Mỹ vào cảng Cửa Việt, lên Đông Hà rồi theo con sông Hiếu để lên Cam Lộ, Khe Sanh... Cùng với các điểm chốt thiết yếu trên bờ từ biển lên rừng như cao điểm 31, Dốc Miếu, Cồn Tiên, lên đồi 241, Phulo, Đầu Mầu, Động Tri, Tà Cơn v..v.. Con sông Cửa Việt (hoặc sông Hiếu) hợp thành một phòng tuyến mà McNamara coi là bất khả xâm phạm. Và vì thế, cuộc chiến đập tan phòng tuyến Gio Linh, Cam Lộ, Khe Sanh (hàng rào điên tử McNamara) nói chung, cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam.
Như vậy, có thể nói Cửa Việt là một khu vực trọng yếu và hết sức nhạy cảm về an ninh – quốc phòng.
Khu đất dự kiến thu hồi cho Công ty C.P. Việt Nam nằm gọn trong vùng đất canh tác của làng Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong. Người dân ở đây cho chúng tôi biết, dự án này đã manh nha từ năm 2011. Chính quyền địa phương và nhà đầu tư đã vài lần gặp gỡ với dân để trao đổi về dự án, lần gần nhất là vào ngày 12.1.2014.
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì cán bộ địa phương hầu như không “lấn cấn” gì với dự án.
Điều này là vì một số lý do. Thứ nhất, do họ nằm trong bộ máy nên luôn đề cao ý thức chấp hành những “chủ trương lớn” của đảng và nhà nước. Thứ hai, đất đai của họ chủ yếu cho người khác thuê mướn chứ họ hiếm khi trực tiếp canh tác nên việc bị thu hồi đất đối với họ không quan trọng. Thứ ba, có lẽ là quan trọng hơn cả, những mảnh đất công, bờ ruộng, lối đi… nằm rải rác trong khu đất dự án (không thuộc đất canh tác của các hộ dân) sẽ được họ tìm cách “phù phép” để chia nhau bỏ túi theo kiểu “sống chết mặc bay…”, một hiện tượng phổ biến khắp cả nước.
Với người dân thì họ đặc biệt quan tâm đến những vấn đề thiết thân với mình: (i) sau khi bị thu hồi đất đai canh tác thì họ sẽ làm gì để mưu sinh? (ii) giá đền bù sẽ được áp như thế nào, liệu có tương xứng với giá trị đất đai canh tác của họ hay không, hay lại rẻ mạt như khắp các tỉnh thành khác? (iii) khi dự án đi vào hoạt động, nếu phần đất xung quanh khu vực dự án bị ô nhiễm (điều rất dễ xẩy ra, đặc biệt là những ao nuôi tôm nằm sát biển của bà con) khiến họ không tiếp tục canh tác hay nuôi trồng thuỷ sản được thì xử lý thế nào, ai là người phải chịu trách nhiệm.
Những người nông dân chất phác, thuần hậu ở đây không biết được đằng sau Công ty C.P. Việt Nam là Trung Quốc, và việc người Trung Quốc (mà gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều ở Quảng Trị) kéo sang theo dự án rồi sinh cơ lập nghiệp, xâm chiếm không gian sống của họ là điều không khó đoán, qua những “dự án” mà người Trung Quốc thực hiện trên khắp cả nước thời gian qua. Họ lại càng không ý thức được những hệ luỵ tiềm tàng về an ninh - quốc phòng của một dự án do người Trung Quốc làm chủ ngay sát nách Cửa Việt như thế gây ra. Đây là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như đòi hỏi sự lên tiếng kịp thời của công luận.
Hải đội 202, Vùng Cảnh sát biển II, nơi chỉ cách dự án do Cty Trung Quốc làm chủ chưa đầy 1km về phía Nam
Tỉnh lộ 64 nối Cửa Việt với thị xã Quảng Trị, khu vực dự án nằm song song và chỉ cách con đường này hơn 100m
Bên phải là tỉnh lộ 64, cách bờ biển khoảng 1km, nối Cửa Việt với thị xã Quảng Trị; bên trái là đường đất đỏ dẫn xuống biển (đây là ranh giới phân chia đất canh tác của làng Phú Hội và làng Hà Tây, xã Triệu An).
Đường đất đỏ chạy từ tỉnh lộ 64 thẳng xuống biển. Bên trái con đường là đất đai canh tác của làng Phú Hội, bên phải là của làng Hà Tây (dự kiến thu hồi để giao cho Cty C.P. Việt Nam). Khu đất dự án nằm song song với tỉnh lộ 64 (cách mép đường đỏ vài chục mét)
Một ao nuôi tôm nằm sát bờ biển của bà con làng Hà Tây
Liệu có nhất thiết phải thu hồi những thửa ruộng phì nhiêu ngay sát một khu vực trọng yếu và hết sức nhạy cảm về an ninh - quốc phòng như Cửa Việt cho một công ty của Trung Quốc hay không? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về những hệ luỵ kinh tế - xã hội và đặc biệt là an ninh quốc phòng từ quyết định khó hiểu này?Dự án này rất có thể lại là “tác phẩm” do Phó Thủ tướng Tàu “phụ trách kinh tế” Hoàng Trung Hải “đạo diễn”, giống như việc ông ta đã “dâng” đến 90% các công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia cho nhà thầu Trung Quốc, quê hương của ông ta, “dâng” phần lớn các mỏ khoáng sản của Việt Nam và ngành điện Việt Nam cho Trung Quốc, âm mưu “Hán hoá” nền kinh tế Việt Nam, hay mở đường cho người Trung Quốc chiếm lĩnh cả vùng g Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh)… Xin lưu ý là lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, kể cả lực lượng công an ở đây, phần lớn là tay chân thân tín của PTT Tàu Hoàng Trung Hải. Đó là lý do vì sao vợ chồng tác giả bài viết (Lê Anh Hùng – Lê Thị Phương Anh, những người đang tố cáo ngài PTT Tàu này về những tội ác khủng khiếp như gián điệp, buôn bán ma tuý và giết người suốt mấy năm nay) thường xuyên bị công an và côn đồ ở đây khủng bố, bắt cóc, cướp bóc, hành hung, triệt đường sống.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
-Cây thuốc đơn tướng quân sắp tuyệt chủng vì Trung Quốc
HÀ NỘI (NV) .- Đơn tướng quân, còn gọi là cây khôi, một loại dược thảo qúy, vốn có rất nhiều ở các tỉnh rừng núi miền Bắc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì bị khai thác triệt để theo các đơn đặt hàng từ Trung Quốc.
Cây khôi hay còn gọi là cây đơn tướng quân hữu hiệu trong việc chữa bệnh đau bao tử, nay chỉ còn rải rác trong rừng sâu. (Hình: Kiến Thức)
|
Đơn tướng quân được xem là dược thảo đặc biệt công hiệu trong việc điều trị các chứng bệnh liên quan đến bao tử nay chỉ còn trong rừng sâu. Ông Lưu Văn Thanh, Giám đốc Dự án ADC thuộc Trung tâm Nghiên cứu nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, cho biết, trước đây, xã Mai Lạp, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, vẫn được xem là “thủ phủ” của cây đơn tướng quân. Tại đó, đơn tướng quân nhiều như rau nhưng bây giờ thì chỉ có thể tìm trong rừng sâu hay núi cao.
Ông Hà Văn Chín, Chủ tịch xã Mai Lạp, xác nhận, do thương lái Trung Quốc hỏi mua lá loại cây này với giá cao nên dân chúng đổ nhau đi hái. Dân chúng quá nghèo nên chính quyền xã không thể ngăn chặn.
Một phụ nữ tên Trần Thị Phượng, ngụ ở xã Mai Lạp, kể với phóng viên tờ Kiến Thức, thương lái Trung Quốc thu mua lá cây đơn tướng quân từ năm 2010 với giá lá tươi 60,000 đồng/ký, lá khô 150,000 đồng/ký. Gần đây, họ mua cả lá, cả thân, cả rễ nên đơn tướng quân gần như tuyệt chủng.
Một viên chức tên là Phan Thị Thu Hiền, làm việc tại Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế, thú nhận, tình trạng khai thác dược thảo theo kiểu “đào tận gốc, trốc tận rễ” là rất phổ biến. Trong khi đó, các loại dược thảo cần một khoảng thời gian dài để trưởng thành, có thể tu hoạch nên nhiều nguồn dược thảo bị kiệt quệ. Bà Hiền nói thêm, nếu chỉ riêng Bộ Y tế thì không đủ sức ngăn chặn thương lái Trung Quốc tổ chức gom hàng khiến dân chúng đổ xô đi săn tìm, khai thác.
Cùng bàn về vấn đề này với tờ Khoa học và Đời sống, ông Vũ Văn Dũng, Hội Khoa học - Kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam, gọi các loại dược thảo của Việt Nam là một thứ “vàng xanh”. Tình trạng thương lái Trung Quốc tận thu khiến nguồn “vàng xanh” cạn kiệt là một vấn nạn lớn.
Tỉnh Bắc Kạn nói riêng và khu vực Tây Bắc Việt Nam vốn là một “vựa dược thảo” vừa lớn, vừa qúy. Nhiều năm qua, “vừa dược thảo” này trở thành nơi để thương lái Trung Quốc tổ chức nhiều đợt tận thu khiến nhiều loại dược thảo rơi vào tình trạng gần như tuyệt chủng nhưng chế độ Hà Nội hoàn toàn bất lực.
Tờ Kiến thức mô tả, hàng ngày, tại cửa khẩu của các tỉnh Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn... từng đoàn dài xe tải vẫn xếp hàng dài chở dược thảo Việt Nam sang Trung Quốc mà không ai làm gì được cả.
Một giảng viên Đại học Dược Hà Nội tên là Trần Văn Ơn, phẫn nộ: Trung Quốc thu gom đủ loại dược liệu của chúng ta với ý đồ gì? Ông Ơn bảo hiện tượng đó có một phần do lỗi của giới khoa học khi chậm nghiên cứu hoặc nghiên cứu không đến nơi đến chốn tính năng, tác dụng của các loại dược thảo ở Việt Nam. Cũng theo ông Ơn, nếu dân chúng các tỉnh rừng núi miền Bắc vẫn đói khổ, không biết làm gì để sống thì thương lái Trung Quốc vẫn có thể làm mưa, làm gió.
Cả dân chúng, báo giới, các chuyên gia kinh tế, y tế, nông nghiệp, lâm nghiệp lẫn viên chức Việt Nam liên tục cảnh báo về tình trạng thương lái Trung Quốc phá hoại Việt Nam. Người ta đem chuyện thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua ốc bươu vàng – loại sinh vật được xem là đại họa của nông nghiệp thiên dịch, khiến nông dân lén lút nuôi để bán như một bằng chứng.
Những cảnh báo này đi kèm các cảnh báo về tình trạng kinh tế Việt Nam càng lúc càng lệ thuộc vào Trung Quốc. Hồi tháng 9 năm ngoái, ông Nguyễn Ngọc Trân, một cựu đại biểu của Quốc hội Việt Nam, từng hệ thống các hoạt động, thủ đoạn và tác hại của việc để cho thương lái Trung Quốc tung hoành trên khắp Việt Nam.
Qua một bài viết, đăng trên tờ Tuổi Trẻ, ông Trân lên án chiến lược “cột chặt” các doanh nghiệp Việt Nam vào mạng lưới thu mua của Trung Quốc để đẩy hoạt động xuất cảng hàng hóa sang Trung Quốc chỉ theo “con đường tiểu ngạch”, đã tạo điều kiện cho thương lái Trung Quốc dễ quịt nợ, dễ “lật kèo”.
Viên cựu đại biểu của Quốc hội CSVN nhận định, phải xem việc thương lái Trung Quốc tận thu mọi thứ là có thâm ý: tận diệt các loại thực vật, động vật qúy hiếm, thúc đẩy tiến trình phá rừng, làm đất sớm bạc màu, khiến quá trình rửa trôi đất đồi núi diễn ra nhanh hơn, phá hoại môi sinh, môi trường. Không chỉ tác động để hủy diệt tự nhiên, những chiến dịch thu mua của thương lái Trung Quốc còn đánh vào các doanh nghiệp Việt Nam, khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng vì thiếu nguyên liệu, mất uy tín vì không còn khả năng thực hiện đúng hợp đồng.
Ông Trân khẳng định, không ai nghĩ rằng, thương lái Trung Quốc chỉ là những cá nhân vào Việt Nam làm ăn riêng lẻ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ thấy lợi trước mắt mà “bắt tay” với thương lái Trung Quốc. Đặc biệt đáng trách là nhà cầm quyền trung ương đã bỏ ngỏ vấn đề này. Ông Trân kêu gọi, phải xem chuyện giải quyết tình trạng thương lái Trung Quốc đang phá hoại kinh tế Việt Nam là “một nhiệm vụ không thể trì hoãn”. (G.Đ)
Mục Lân, An Lân, Phú Lân?Trên trang web của Đại sứ quán CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phần Tổng quan về Trung Quốc, trong mục đối ngoại đã viết: “Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục đi theo con đường phát triển hòa bình, kiên trì mở cửa đối ngoại, sẵn sàng hợp tác cùng có lợi với các nước trên thế giới, trong đó Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng theo phương châm ‘mục lân, an lân, phú lân’(thân thiện với láng giềng, ổn định với láng giềng và cùng làm giàu với láng giềng)”.
Chúng ta thử nhìn xem những gì Trung Quốc nói có tương xứng với những gì Trung Quốc đã làm đối với Việt Nam những ngày gần đây không?
1. Mục lân:
Trung Quốc chính thức cấm đánh bắt tại biển Đông từ 16/05/2009 đến 01/08/2009 và đã điều tám tàu tuần tra để theo dõi giám sát khu vực rộng 128.000 km2 tại đây.
Tần Cương, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói đây là “biện pháp hành chính thông thường và đúng đắn”sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn “giao tiếp” với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường để “lưu ý” ông này về lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc.
Tần Cương nói tiếp: “Trung Quốc áp dụng biện pháp này để bảo vệ tài nguyên biển trong vùng lãnh thổ của mình” và tái khẳng định Trung Quốc có chủ quyền “không thể chối cãi” đối với các đảo thuộc Nam Hải (Biển Đông), bao gồm cả Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa), cùng các vùng biển phụ cận.
Để thể hiện thái độ “mục lân”, ngày 16/6/2009, 37 ngư dân Việt Nam bị lực lượng tuần tra Trung Quốc bắt khi đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa và cho đến nay 12 ngư dân đảo Lý Sơn vẫn đang bị Trung Quốc bắt giữ làm con tin tại đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa chủ quyền của Việt Nam) với “hạn trong 10 ngày phải giao nộp 210.000 nhân dân tệ (khoảng 540 triệu VND) mới được thả về” đang gây bức xúc không chỉ cho ngư dân Lý Sơn, ngư dân Quảng Ngãi mà còn cho tất cả mọi người dân Việt Nam lương thiện và ý thức được chủ quyền quốc gia.
Nhưng căn cứ vào các tin thông tấn quốc tế, Trung Quốc không tỏ thái độ như vậy đối với Indonesia, nước đông dân nhất Asean và Philippines, nước vốn là đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực.
Đông phương Nhật báo, một tờ báo thân Bắc Kinh xuất bản tại Hong Kong, hôm 10/06 bình luận rằng “Lệnh cấm đánh bắt ở Nam Hải của Trung Quốc dò đáy ý chí của Việt Nam”.
Nhà báo Huy Đức đã xác đáng khi nhận xét rằng: “Những hành vi nhắm vào thường dân trên Biển Đông không còn là chuyện riêng của một hay hai quốc gia; không chỉ là pháp lý mà còn là đạo lý. Cộng đồng quốc tế cần phải được thông tin về cách hành xử này; chính người dân Trung Quốc đánh cá trên Biển Đông cũng cần được biết: Việt Nam đã không cư xử với họ như cách mà Chính quyền họ vẫn làm với ngư dân người Việt”.
2. An lân:
Theo báo Giải Phóng Quân ngày 29/6/2009 cho biết đầu tháng 6/2009 không quân Trung Quốc đã tổ chức phân đội chiến đấu, lần đầu tiên diễn tập triển khai tiếp nhiên liệu ngay trên không để bay đến vùng biển xa, tiếp sau đó lại diễn tập thành công tổ chức biên đội chiến đấu cơ có máy bay tiếp nhiên liệu bảo trợ tuần tra viễn hải thành nhiều đợt, nhiều vòng. Đúc rút ra nhiều kinh nghiệm cho các chiến đấu cơ tuần tra viễn hải tại những nơi xa nhất.
Rất nhiều các diễn đàn quân sự của Trung Quốc cũng đã dẫn thuật tuyên bố của bộ tư lệnh hải quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ về việc hạm đội hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận quy mô lớn, bắn đạn thật trong tháng 5 tại khu vực Biển Đông. Cuộc diễn tập đã huy động 30 chiến thuyền bao gồm 12 tầu ngầm tiên tiến, cùng với sự tham gia của 3500 lính hải quân lục chiến hoàn thành bài tập tác chiến đổ bộ lên các đảo.Tại cuộc diễn tập này hạm đội Nam Hải điều thêm tổng hợp các tàu hộ tống loại mới, khu trục hạm lọai mới nhất, các tàu đổ bộ và bổ sung thêm nhiều biên đội chiến hạm tới khu vực vùng Biển Đông để tham gia tiến hành cuộc tập trận tác chiến cơ động xa bờ kéo dài 17 ngày.
Tờ tạp chí Hoàn Cầu trong tháng này có bài viết nói: Năm nay trong khu vực xung quanh vùng biển Trung Quốc phát sinh hàng loạt sự kiện đột phát hoặc sự kiện giống như phát sinh một cách tình cờ khiến cho năm 2009 biên giới trên biển của Trung Quốc từ đầu năm bắt đầu nổi sóng.
Theo tin tức từ báo Giải Phóng Quân, đầu tháng 6 không quân Trung Quốc đã tổ chức phân đội chiến đấu, lần đầu tiên diễn tập triển khai tiếp nhiên liệu ngay trên không để bay đến vùng biển xa, tiếp sau đó lại diễn tập thành công tổ chức biên đội chiến đấu cơ có máy bay tiếp nhiên liệu bảo trợ tuần tra viễn hải thành nhiều đợt, nhiều vòng, rút ra nhiều kinh nghiệm cho các chiến đấu cơ tuần tra viễn hải ở những vùng biển xa nhất.
Ngày 27 tháng 5 lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc tiến hành tuần tra giám sát trên đường trung tuyến giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Vịnh Bắc Bộ.
Ngày 12 tháng 6 năm 2009 trong cuộc tập trận mang tên CARAT2009 tại Biển Đông, khu trục hạm Chung Vân trang bị tên lửa Mỹ Bá Khắc tiến hành diễn tập bắn pháo chống hạm 127 mm.
Corterz Cooper, nghiên cứu viên cao cấp về chính sách quốc tế của công ty Research and Development (RAND) trong cuộc họp báo cáo về thẩm tra an ninh và kinh tế Trung Mỹ đã báo cáo về việc xây dựng hiện đại hóa hải quân quân đội Trung Quốc, ông nói rằng, ngoài căn cứ mới Tam Á ở Hải Nam,Trung Quốc đang xây dựng hoặc mở rộng thêm 4 căn cứ hải quân nữa, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng hải quân.
Cortrz Cooper nói, vấn đề Đài Loan luôn là động lực cơ bản để nhiều năm qua hải quân Trung Quốc phát triển năng lực tác chiến. Trước mắt, hải quân Trung Quốc đã có đủ khả năng thực thi và bao vây kéo dài khu vực Đài Loan, trừ khi Hoa Kỳ và các nước đồng minh có sự can dự bằng vũ lực. Có điều, dù cho Đài Loan có được sự giúp đỡ của thế lực thứ ba, hải quân Trung Quốc vẫn có thể gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng hải không quân và huyết mạch kinh tế cảu khu vực Đài Loan.
Hải quân Trung Quốc với sự chi viện thông thường của pháo binh, sẽ làm tăng rủi ro cho biên đội hải quân Hoa Kỳ ở khu vực Thái Bình Dương, có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn xung đột ở khu vực. Ngoài ra, nếu đúng như nhà phân tích quân sự phương Tây đã nói, lực lượng tác chiến đã đi vào bố trí thực chiến và được xác định là hình thành sức chiến đấu, như vậy khả năng tác chiến khống chế biển ở khu vực bờ biển của hải quân Trung Quốc sẽ trở thành hiện thực, tàu ngầm của hải quân Trung Quốc sẽ có thể thực hiện bố trí tầm xa trong thời gian dài. Điều này cũng đồng nghĩa với Trung Quốc có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến ngoài 400 dặm Anh ( 640km) ở Đông Hải và biển Đông. Phát triển theo xu thế này, khả năng bố trí của hải quân Trung Quốc rất nhanh sẽ có thể đạt tới 1000 dặm (1.600km) khu vực lân cận.
Năng lực tác chiến của hải quân Trung Quốc phát triển vì để ứng phó với vấn đề Đài Loan có thể dùng để thực hiện các nhiệm vụ quân sự bao gồm việc bảo vệ lợi ích quốc gia liên quan đến Đông Hải và biển Đông. Hải quân Trung Quốc đã tăng cường khả năng thực hiện nhiệm vụ ở khu vực biển này, đồng thời bố trí lực lược đặc biệt tiên tiến ở căn cứ hải quân mới Tam Á, Hải Nam. Ngoài ra, ở quần đảo Hoàng Sa cũng cắm một đơn vị quân đội đặc thù bao gồm cả phân đội hải quân bộ binh, riêng ở đảo Ngũ Địch (tức đảo Vĩnh Hưng) xây dựng một sân bay loại nhỏ, có thể giúp tất cả máy bay chiến đấu của Quân giải phóng cất cánh. Các nhà chiến lược Trung Quốc đang nghiên cứu trọng điểm làm thế nào để bảo vệ an ninh eo biển xuyên Malacca và tuyến đường thương mại và năng lượng ở khu vực biển Đông.
Hải quân Trung Quốc thực hiện tác chiến “chống can dự” và “khống chế biển” ở vùng biển gần bờ và thủy vực xung quanh, chủ yếu dựa vào một lượng lớn thủy lôi tiên tiến và biên đội thủy quân lục chiến. Hải quân Trung Quốc có năng lực rải mìn ở nước sâu, có thể dùng nhiều phương pháp ném thủy lôi và dẫn pháo khác nhau. Quân giải phóng luôn ưu tiên phát triển quân đội tàu ngầm, theo quy hoạch, trong khoảng thời gian từ 2010 – 2012 hải quân Trung Quốc sẽ có khoảng 50 chiếc tàu ngầm hiện đại hóa hoặc cải tiến. Trước mắt, hải quân Trung Quốc có hạm khu trục “cấp hiện đại” của Nga và đang tự chế tạo 8 chiếc hạm khu trục và hạm hộ vệ đẳng cấp khác nhau. Tàu khu trục “Lữ hải” kiểu 051B và tàu khu trục đạn đạo “Lữ dương” do xưởng đóng tàu Giang Nam Thượng Hải chế tạo hiện đang sử dụng có tính năng phòng không rất cao, có thể bổ khuyết cho năng lực phòng không ở khu vực hạm đội trong phương diện bố trí binh lực của hải quân Trung Quốc. Hạm đội hộ vệ kiểu mới của hải quân Trung Quốc dùng rất nhiều kỹ thuật thiết kế tàng hình và phòng không tiên tiến, ngoài ra Trung Quốc đang chế tạo tàu tàng hình đạn đạo kiểu 022 cấp “HOUBEI” có thể là số 1 thế giới với số lượng hơn 50 chiếc. Tàu kiểu 022 là bình đài tác chiến vùng biển ven bờ vô cùng “khôn ngoan”, có thể đảm đương hàng loạt nhiệm vụ tác chiến trên biển,ví dụ lợi dụng đạn đạo để thực hiện nhiệm vụ chống can dự và bao vây khu vực khi có xung đột eo biển Đài Loan hoặc biển Đông, từ đó ngăn chặn hoặc trì hoãn sự can dự của Hoa Kỳ và quân đội đồng minh.
Nhiều nguồn tin tức cho thấy, Trung Quốc đã xây dựng được căn cứ hải quân quan trọng ở Tam Á, Hải Nam. Theo nguồn tin,ở căn cứ này các thiết bị tiên tiến hoàn hảo, có thể bố trí một đơn vị quân đội tác chiến qui mô lớn nhằm cung cấp vũ khí đạn dược và hậu cần cho nó; phía dưới là chỗ vô cùng thuận lợi để tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn ẩn náu. Sau khi bố trí tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân 094, nâng cao thêm một bước năng lực tuần tra dưới nước sâu của hải quân Trung Quốc, hơn nữa giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ càng trở nên an toàn. Ngoài ra, Trung Quốc đang xây dựng hoặc mở rộng khoảng 4 căn cứ hải quân, những công trình này kinh phí đều vô cùng lớn, điều đó chứng tỏ lãnh đạo Trung Quốc hết sức coi trọng việc đặt nền móng hậu cần vững chắc để ngày càng tăng cường nhiệm vụ quân sự.
Như vậy, chúng ta thấy rằng, gần đây hải quân và không quân Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận tác chiến viễn hải trong khi đại hội nhân dân toàn quốc Trung Quốc bàn thảo dự luật bảo hộ hải đảo, các trang mạng Trung Quốc liên tiếp có bài về chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông đang bị khiêu khích cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị để cho những khả năng xẩy ra thay đổi tại biển Đông trong tương lai gần.
Trung Quốc đã xây dựng một loạt căn cứ quân sự tại biển Đông và Trung Quốc cũng là quốc gia duy nhất tìm cách phát triển cơ sở hải quân nước sâu để đối trọng Hoa Kỳ. Mục tiêu chính là để bảo vệ eo biển Malacca trong trường hợp xung đột và Hoa Kỳ cấm vận dầu lửa (Eo biển Malacca mang giá trị chiến lược cao vì đa phần dầu thô mà Trung Quốc nhập khẩu cho mình phải qua con đường này. Bắc Kinh lâu nay đã sợ rằng Hoa Kỳ sẽ chặn đường lưu thông qua Malacca nếu quan hệ hai bên xấu đi thí dụ về vấn đề Đài Loan hay một vấn đề nào khác). Các căn cứ ở Nam Hải và tiềm lực hải quân ngày càng mạnh của Trung Quốc cũng mang một nghị trình chiến lược khác chứ không chỉ để bảo vệ con đường hàng hải quan trọng nói trên. Chúng tạo ra một sự “khoanh vùng” của Trung Quốc bao quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giàu năng lượng.
3. Phú lân:
Trung Quốc sẽ khoan dầu ở biển Đông vào năm 2010, chấm dứt việc tạm ngưng thăm dò nơi đang tranh chấp với Việt Nam - Đó là lời tuyên bố của 2 viên chức Tập đoàn China Petroleum & Chemical Corp, được đăng trên website RIGZONE – mạng thông tin về kỹ nghệ dầu hỏa và khí đốt hôm thứ Ba, 16/6/2009 và được báo Wall Street Journal dẫn lại ngày 17/06/2009.
Theo các tin đã dẫn, hãng Sinopec đã bắt đầu thăm dò 3 chiều điạ chấn ở vùng rộng 1.250km2 ở vùng họ đặt tên là Quỳnh Đông Nam (Qiongdongan), và công tác khoan dầu sẽ thực hiện sau đó.
Hãng Sinopec có giấy phép từ Bắc Kinh để thăm dò hơn 8.000 km2 ở vùng này, Sinopec nói: “kể cả một số lô trong vùng biển mà VN đang tranh chấp chủ quyền. Tuy nhiên, thăm dò sẽ thực hiện ở vùng không tranh chấp”.
Theo chương trình thì hoạt động khảo sát này đã được thực hiện từ năm 2008. Nhưng chính phủ đã có lệnh trì hoãn do hoạt động thăm dò của Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (PetroChina) có tranh chấp với Việt Nam ở khu vực bể trầm tích Tư Chính-Vũng Mây trên biển Đông. Trung Quốc đã tránh đối đầu với Việt Nam để tổ chức Đại hội Olympic.
Theo các quan chức đó cho biết, trước đó tập đoàn đã tiến hành khảo sát địa chấn hai chiều (2D) trên diện tích 8000 km23 khí gas. Theo đánh giá khảo sát và ước tính, đối với Trung Quốc đây có thể là khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi lớn nhất. Tuy vậy nhưng lượng khai thác chỉ đạt được khoảng 30% tức khoảng 240 tỷ mét khối. và ước tích khoảng 800 tỷ m
Cho đến nay Trung Quốc chỉ có khu mỏ khai thác dầu khí Liwan, là mỏ khí gas ngoài khơi lớn nhất ước tính đạt khoảng 112 đến 168 tỷ mét khối.
Tiến sĩ Trần Vinh Dự, chuyên gia tư vấn của Tập đoàn tư vấn kinh tế ERSGroup (Mỹ) và là cố vấn của Quỹ nghiên cứu biển Đông cho biết dựa theo bản đồ đi kèm bài báo kể trên thì vùng mà Sinopec định khai thác nằm rất sát với Việt Nam và chắc chắn là chồng lấn lên vùng thềm lục địa và thềm lục địa mở rộng của Việt Nam.
Theo Tiến sĩ Trần Vinh Dự, những diễn tiến này cho thấy rằng Việt Nam đang phải đối mặt với một thực trạng nguy hiểm – không phải là nguy cơ mất các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, mà là nguy cơ đánh mất quyền kiểm soát và khai thác các nguồn tài nguyên trong các vùng biển thuộc chủ quyền của mình. Ông nói thêm rằng có một điều đáng sợ hơn nữa là dường như cho đến nay Việt Nam vẫn chưa tìm ra được một đối sách hợp lý để đáp lại những hành vi của Trung Quốc.
Đáp lại các thông tin trên, ngày 18/6/2009, ông Trương Trị Quốc, quản lý truyền thông cấp cao của Sinopec đã phát biểu trên tờ Thời báo Toàn cầu đã bác bỏ các thông tin nói trên. Tờ báo này cho biết đã gọi đến đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh để hỏi thông tin này nhưng chưa nhận được phúc đáp (nhưng đến chiều 18.6, website của Sinopec vẫn không đưa tin về sự kiện này, kể cả lời bác bỏ của ông Trương Trị Quốc).
Vậy Trung Quốc có kế hoạch khai thác dầu ở biển Đông hay không?
Trả lời phỏng vấn của Tân Hoa Xã bên lề phiên họp Đại Hội toàn quốc lần thứ 11 của Trung Quốc, ông Giả Thừa Tạo, nguyên phó giám đốc công ty khí Trung Quốc Sinopec đã nói rằng: “Hiện tại Trung Quốc đã có đủ khả năng về kỹ thuật để tiến hành khai thác các giếng dầu tại biển Đông, điều cần thiết hiện nay đó là sự quan tâm của Chính phủ cũng như sự ủng hộ của cơ chính sách chính phủ”, “Trung Quốc nên tăng cường các chính sách đầu tư khai thác vào các tài nguyên trên biển Đông, nhằm ‘bảo vệ’ cho lợi ích trên biển của Trung Quốc”.
Ông Trần Miễn – một giáo sư thuộc Đại học Dầu khí Trung Quốc cho biết, giá trị của lượng dầu thô trên biển Đông có thể tương đương với hơn 20.000 tỷ Nhân dân tệ. Tương lai trong vòng hai thập kỷ nữa khi khai thác được nguồn vàng đen này trên biển Đông, đó có thể sẽ là một “cống hiến” to lớn đối với GDP của Trung Quốc. Nhưng việc thăm dò các giếng dầu này tại biển Đông cần có yêu cầu kỹ thuật cao, vì rủi ro tiềm ẩn cũng không nhỏ.
Nhận định của các chuyên gia Trung Quốc, hiện tại nguồn tài nguyên của Trung Quốc đại lục là rất khan hiếm, không ít các mỏ dầu của Trung Quốc đại lục đã được khai thác từ ba thập niên qua, cũng sắp rơi vào thời kỳ thoái trào. Vì vậy mà, “ngành năng lượng của Trung Quốc cần dựa vào biển”.
Trong mọi vấn đề Trung Quốc thường có những suy tính sâu xa. Việc có hay không có dầu ở biển Đông và kỹ thuật của Trung Quốc có cho phép họ khai thác dầu ở biển Đông hay không, chắc chưa phải là điều quan trọng bậc nhất. Trong tất cả những động thái kiểu như thế này của người Trung Quốc, thì cái đích mà họ muốn nhắm tới là việc “từng bước gieo vào lòng người dân cũng như dư luận thế giới một cảm giác coi biển Đông là sở hữu của riêng họ”, bất chấp những sự thực hiển nhiên là Trung Quốc hiện vẫn đang xâm phạm chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam!
Trên tạp chí Journal of Energy Security, tức Tạp chí An ninh năng lượng, bài viết nhan đề “China’s Oil Supply Dependence” (Tình hình lệ thuộc nguồn dầu của TQ) đăng ngày 18/06/2009 của tác giả David L.O. Hayward cho biết rằng sẽ dễ dàng xảy ra tình hình Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự để chiếm các nguồn dầu.
David L. O. Hayward là phân tích gia quốc phòng của Royal United Services Institute (RUSI) of Australia Inc., tại Canberra, Australia. Nơi các đoạn cuối bài viết, là tóm lược các nhận xét như sau:
Các công ty dầu Trung Quốc đã đầu tư vào các liên doanh ở hơn 20 quốc gia tại Bắc Phi, Trung Á, Đông Nam Á, Mỹ Latin và Bắc Mỹ. Tổng lượng đầu tư này, gồm các khoản mua ào ạt các mỏ dầu và khí và các công ty dầu khí toàn cầu, ước tính dè dặt là 40 tỉ USD, “nhưng con số thực nhiều phần sẽ cao hơn”.
Tại sao Trung Quốc phải đi mua tài nguyên dầu khí ào ạt như thế? Hayward đưa ra các lý do sau, không nhất thiết ghi theo thứ tự ưu tiên.
Thứ nhất, Trung Quốc muốn tiếp tục làm vai trò cơ xưởng khổng lồ sản xuất hàng tiêu dùng, vừa nâng tiêu chuẩn sống của dân và vừa đáp ứng nhu cầu nội địa. Trung Quốc có thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, tới hơn 1.3 tỉ khách hàng.
Thứ nhì, Trung Quốc muốn tiếp tục xuất cảng ào ạt sản phẩm ra toàn cầu, để tiếp tục đóng vai nước xuất cảng hàng đầu thế giới và chiếm thị trường.
Thứ ba, Trung Quốc muốn tự quân bình kinh tế và ước mơ tăng sức phát triển.
Thứ tư, Trung Quốc tự xem Trung Quốc như lãnh đạo của trật tự kinh tế thế giới mới, để sẽ trở thành nền kinh tế hàng đầu vào năm 2020-2030, và sẽ chiếm vị trí khống chế về tình hình thế giới và địa-chính trị, tương lai phải khống chế phương Tây.
Thứ năm, với trữ lượng ngoại hối 1,95 ngàn tỷ USD, Trung Quốc sẽ không bao giờ còn có cơ hội vàng khác nữa để mua các nguồn dầu khí và tài nguyên mỏ khác của thế giới với giá rẻ như hiện nay.Và bây giờ, thực tế là Ngân hàng nhân dân Trung Quốc gần như trở thành thực tiễn là ngân hàng thế giới và là “thách thức nghiêm trọng đối với Quỹ Tiền tệ quốc tế- IMF, đối với đồng Mỹ kim của khối Ả Rập có nhờ bán dầu, và đối với các định chế tài chánh ngoài Trung Quốc”. Trị giá thấp giả tạo của đồng Yuan đã giúp Trung Quốc mau chóng gom đô la vào kho ngoại hối. Thế này, các nước Âu-Mỹ đã bị Trung Quốc phục kích về tài chính rồi.
Thứ sáu, Trung Quốc đi mua ào ạt tài nguyên dầu khí và các mỏ khác bởi vì tài nguyên thế giới có lúc phải cạn.
Thứ bảy, Trung Quốc muốn tăng lượng dầu dự trữ chiến lược. Giai đoạn đầu tiên của kho trữ dầu chiến lược Trung Quốc sẽ hoàn tất năm 2009, sẽ trữ 100 triệu thùng (barrels) dầu (m/bo). Giai đoạn thường niên thứ nhì dự kiến là giữ 200 m/bo, và tăng dần để trữ lượng vượt quá 500 m/bo khoảng sau năm 2013. Trữ được dầu như thế, Trung Quốc có khả năng mở các cuộc chiến tranh quy ước truyền thống mà không cần sử dụng tới vũ khí nguyên tử hay các vũ khí hủy diệt tập thể. Như thế, các nước phương Tây kể như bất lợi về chiến thuật và có thể sẽ buộc phải dùng vù khí nguyên tử trước nhằm ngăn cản bước tiến Trung Quốc.
Thứ tám, Trung Quốc có chương trình tăng tốc quân sự, hiện đại hóa quân đội và thiết lập hải quân vùng biển nước xanh (biển xa bờ) nhằm bảo vệ các tuyến đường biển chở dầu khí về Trung Quốc. Hoa Kỳ nói chương trình này của Trung Quốc trong bản chất có tính tự vệ, nhưng nhiều học giả không đồng ý về bản chất “hiếu hòa” này.
Đoạn cuối của bản nghiên cứu của tác giả Hayward viết: “Lịch sử đôi khi cho thấy rằng các nước thường dự trữ dầu khí (và các tài nguyên năng lượng khác) nhằm sửa soạn các cuộc chiến khu vực và các xung đột có thể có với các nước đối thủ và các nước kình nhau cũng đang đói năng lượng. Trong bầu không khí ngày càng tệ hại, với khủng hoảng tài chánh tiếp diễn, với ngày càng cạn dần nguồn dầu, khả năng xảy ra cuộc chạm trán quân sự trong thế kỷ 21-22 trong đó dầu có thể đóng một vai đã tăng cao hơn nhiều.”
Có một chi tiết cần quan tâm, ngày 23/6/2009, Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc loan báo hiện nay, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đang xem xét dự án Luật Bảo vệ hải đảo. Trong dự án luật lần đầu tiên đưa ra xem xét này, có các nội dung như giải quyết vấn đề chủ quyền không rõ của hải đảo không có người ở, nghiêm khắc bảo vệ các tài nguyên bãi cát, giống sinh vật, thảm thực vật, nước ngọt hải đảo, nêu rõ nhà nước sẽ sắp xếp ngân sách chuyên môn bảo vệ hải đảo, xây dựng chế độ tuần tra bảo vệ sinh thái hải đảo. Bộ luật này bước vào trình tự lập pháp, đánh dấu là nước biển lớn, Trung Quốc sẽ lập pháp tăng cường bảo vệ nguồn hải đảo.
Một trong những nội dung quan tâm nhất của dự án luật, là đã giải quyết vấn đề chủ quyền không rõ của hải đảo không có người ở. Dự án luật quy định rõ ràng, quyền sở hữu hải đảo không có người ở là thuộc về nhà nước, Quốc vụ viện thay mặt nhà nước thi hành quyền sở hữu hải đảo không có người ở. Điều này sẽ giải quyết vấn đề trước đây một số đơn vị và cá nhân coi hải đảo không có người ở là “đất không có chủ”, tuỳ ý chiếm dụng, sử dụng, mua bán và chuyển nhượng…
Kết luận:
Nước thì xa mà lửa thì gần, xem ra làm chư hầu của Trung Quốc thì dễ, chứ còn làm láng giềng tốt thì rất khó. Chúng ta hãy nhớ câu nói nổi tiếng của Julius Fucík, tác giả của tác phẩm bất hủ “Viết dưới giá treo cổ”: “Hỡi nhân loại, tôi yêu tất cả mọi người… hãy cảnh giác!”.