Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Mai Thanh Truyết: Hiện Trạng Y Tế Việt Nam

-Nền y tế Việt Nam hiện đang được nhà cầm quyền rêu rao là đang tiến dần đến tiêu chuẩn của các quốc gia tiến bộ trên thế giới. Nhưng dù ca ngợi như thế nào đi nữa, sự thật hiện hữu vẫn cho chúng thấy rõ những vấn đề không bình thường trong cung cách giải quyết các dịch vụ và chính sách y tế của họ.

Dù ca ngợi sự tiến bộ như thế nào đi nữa, thưc tế đã cho thấy vẫn còn rất nhiều trường hợp tử vong cho người dân đáng lý ra có thể tránh khỏi được. Còn quá nhiều trường hợp có thể ngăn ngừa được nguy cơ tử vong như bịnh kiết lỵ, sốt rét, suy dinh dưỡng, cùng các vấn đề cấp cứu tức thời không kịp lúc đã gây ra quá nhiều nạn nhân, đặc biệt ở những vùng xa ngoài các thành phố lớn.
Sau 38 năm “thống nhứt” đất nước, những người quản lý hiện tại để lại một hiện trạng y tế, đặc biệt là y tế công cộng một thảm cảnh nhiều bi quan hơn là lạc quan, và dự kiến trong khoảng thời gian sắp đến cũng sẽ không có gì thay đổi. Nguyên do chính yếu là họ không xem nâng cao phúc lợi về y tế không nằm trong não trạng của những người cộng sản giáo điều.
Chuyên chính vô sản vẫn là phương châm để họ cai trị đất nước… bằng hình thức công an trị, bốc lột người dân, trấn áp chính trị, xây dựng tài sản cá nhân bằng cách rút ruột tài nguyên và nguyên khí quốc gia, và hèn hạ nhứt là quy phục đàn anh nước lớn. Đó là Trung Cộng.
Bài viết nầy nhằm mục tiêu nêu rõ tình trạng nến y tế của Việt Nam hiện nay và từ đó khơi dậy vài đề nghị cho một Việt Nam Tương Lai.
Hiện trạng y tế Việt Nam
Kể từ khi ngưng tiếng súng sau 30/4/1975, mặc dù cs Việt Nam đang áp dụng một chính sách “trả thù” miền Nam bằng hình thức đổi tiền để vừa triệt hạ tư sản vừa bần cùng hóa người miền Nam… nhằm mục đích cào bằng tình trạng thịnh vượng của miền Nam cho bằng miền Bắc. Tuy nhiên, cho dù thế giới vẫn thấy đây là một chính sách phi nhân độc nhứt trên hành tinh nầy, nhưng vì lòng nhân đạo giữa con người và con người, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn cao tay giúp đỡ Việt Nam như Thụy Điển, Đan Mạch, Tây Âu, Úc Châu, Hoa Kỳ và nhiều tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (OMF), Cơ quan Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan Giáo dục Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNESCO), và trong những năm gần đây, Cơ quan Kiểm soát Bịnh tật (CDC) của Hoa Kỳ đích thân thành lập một số cơ sở tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam nhằm giúp đở trực tiếp người dân. Cũng cần nói thêm là các NGO trên thế giới và những hội thiện nguyện của người Việt hải ngoại cũng cật lực giúp đổ Việt Nam như xây trường học, xây nhà xí, cung cấp nước sạch trong trường học, giúp các viện mồ côi, trại cùi, trại bịnh HIV… mà tất cả những việc trên là bổn phận của họ, trong khi họ luôn rao giảng và ca ngợi người cộng sản luôn sống vì mọi người! (Phải chăng việc làm của những người Việt hải ngoại kể trên chỉ kéo dài thêm sự đau khổ của người dân dưới ách chuyên chính vô sản thay vì hàn gắn vết thương “xã hội” mà do chính người cs Bắc Việt tạo ra trong hơn 38 năm qua?)
Dù được giúp đở mọi bề, nhưng cs Việt Nam vẫn không xem đây là một trong những đường hướng quyết định cho việc phát triển đất nước trước tiến trình toàn cầu hóa. Tệ hơn nữa, họ không xem đó là bổn phận của một chính quyền đang quản lý một đất nước.
Những việc làm của quốc tế trợ giúp Việt Nam trong lãnh vực y tế như:
• Xây dựng trường ốc, nhứt là ở cấp tiểu học và ở những vùng hẽo lánh và miền núi;
• Giúp các hệ thống vệ sinh trường ốc như nước sạch và xây cầu tiêu cầu tiểu cho học sinh;
• Giúp các học cụ giảng dạy và giấy bút.
• Tiếp trợ các dụng cụ, máy móc, thuốc ngừa các bịnh dịch.
• Thành lập các trạm xá cho những vùng quê hẽo lánh v.v…
Các giúp đở trên nhiều khi không đến tới người nhận là học sinh và dân chúng, nhiều khi lại vào tay của cán bộ địa phương trong vùng, nhứt là các hệ thống nước uống cho học sinh sau một thời gian ngắn ở trường học lại di chuyển vể nhà… cán bộ!
Đó là một tệ trạng không thể nào tha thứ được, giống như đủ loại viện trợ quốc tế đều bị ăn chận trước khi đến tay người dân. Nạn nhân bão lụt từ bao năm qua, có thực sự nhận được giúp đỡ từ bà con ở hải ngoại hay không? Nếu không nói là đã vào tay cán bộ?
1. Đất nước và con người Việt Nam
Việt Nam là một nước đất hẹp người đông, có bờ biển dài trên 3.200 Km, chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa cho nên rất ẩm ở hầu hết mọi nơi. Về sắc dân, người Việt chiếm khoảng 87% tổng số dân và có khoảng 54 sắc tộc thiểu số khác nhau, phần đông sống ở miền Thượng du và Cao nguyên.
Ngôn ngữ chính của Việt Nam là tiếng Việt. Nhiều vùng có thêm nhiều tiếng địa phương đặc biệt, tuy nhiên vẫn không có vấn đề khó khăn trong đối thoại giữa những người Việt trên toàn quốc. Về văn hóa, người Việt đặt nền tảng gia đình làm chính và tiếp theo đó là thôn xóm rồi làng xã… Về tôn giáo, tuy đa số đều được xem như là Phật giáo chiếm 80% dân số, nhưng thật ra phần đông theo đạo thờ cúng ông bà. Các tôn giáo khác như Thiên Chua giáo, Cao Đài, Hòa Hảo sống hài hòa bên nhau và không có những xung đột tôn giáo quan trọng như các quốc gia ở Trung Đông.
Theo thống kê 2012 của Việt Nam, dân số ở thời điểm trên là 91.000.000 người với lợi tức trên đầu người là US$ 2.700. Đời sống cho đàn ông là 72 tuổi, và 76 tuổi cho đàn bà. Số tử vong trẻ em dưới 5 tuổi: 15/1.000 (con số cao gần ngang hàng với người Phi Châu).
Hiện tại, trong lãnh vực y tế toàn quốc, đang xảy ra 10 bịnh gây nhiều tử vong nhứt cho người Việt căn cứ theo thống kê của Cơ quan CDC Hoa Kỳ 6/2013 là:
• Ung thư 25%
• Tai biến mạch máu não 20%
• Bịnh liên quan về tim mạch 6%
• Bịnh kiết lỵ 8%
• Bịnh nghẽn phổi mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease) 4%
• Nhiễm trùng đường hô hấp 4%
• Bịnh sơ gan 3%
• Bịnh lao 2%
• Bịnh sốt rét 2%
• Tai nạn đường phố 2%
Nếu so sánh với thống kê của Cơ quan Y tế Thế giới (WHO) năm 2006 như sau: 1- Các chứng bịnh liên quan trước khi sinh sản 14%, 2- Nhiễm trùng khí quản 10%, 3- Bịnh liên quan đến tim 8%, 4- Chứng kiết lỵ 8%, 5- Chứng liên quan đến mạch máu não 5%, 6- Chứng nghẽn phổi mãn tính 4%, 7- Bịnh lao 2%, 8- Bịnh sốt rét 2%, 9- Tai nạn đường phố 2%, 10- Tự hủy than thể 2%
Do đâu các bịnh kể trên chiếm tỷ lệ quan trọng (không thể có trong một xã hội phát triển bình thường) cho nền y tế Việt Nam hiện nay? Ngoại trừ tình trạng chết vì tai nạn xe cộ (năm 2012 có trên 12 ngàn người chết vì tai nạn giao thông và trên nửa triệu bị thương) do ý thức người dân về luật lệ giao thông (thiếu một chính sách giáo dục giao thông, chương trình công dân giáo dục), về việc tôn trọng luật pháp, về não trạng của những người quản lý đất nước tự xem mình là ưu tiên tất cả trong lãnh vực giao thông v.v…. Với tính cách thông tin, xin liệt kê vài con số thống kê về tai nạn giao thông của Việt Nam, Hoa Kỳ và Mã Lai năm 2010 như sau:
• Số tử vong trên đường phố trên 100.000 cư dân: Việt Nam 16,1; Malaysia 24,1; Hoa Kỳ 12.3.
• Số tử vong trên đường phố trên 100.000 xe: Việt Nam 55,9; Malaysia 36,5; Hoa Kỳ 15,0.
• Tổng số tử vong năm 2010: Việt Nam 14.500 (ước tính), Malaysia 6.745, Hoa Kỳ 33.808.
Còn các bịnh gây tử vong còn lại là do một chính sách y tế ấu trỉ trong suy nghĩ, và nhứt là cơ chế của một chế độ trong đó người dân bị phân biệt đối xử như một loại công dân hạng hai, không cần thiết hưởng được sự chăm sóc của “nhà nước”.
Về tai nạn xe cộ đường phố: Theo thống kê mới nhứt của Việt Nam ngày 20 tháng 8, 2013, trung bình hàng ngày có 17 người chết và 26 người bị thương, tương đương với 74,460 người chết hàng năm. Con số trên là một con số quá lớn so với tỷ lệ dân số và số lượng xe của Việt Nam. Đó là chưa kể đến 114.000 bị thương gây quá nhiều thiệt hại cho ngân sách quốc gia.
So sánh hai thống kê về 10 bịnh gây chết người nhiều nhất ở Việt Nam giữa 2006 và 2013 cho thấy:
• Các chứng bệnh liên quan trước khi sinh sản chiếm 14% năm 2006 đã không còn nằm trong thống kê năm 2013. Điều này có nghĩa là y tế Việt Nam đã tiến bộ hơn và đã giải quyết được những vấn đề phòng bịnh trong thời gian mang thai như giáo dục người mẹ, chế độ dinh dưỡng trong thời gian này vv…
• Các bịnh về khí quản 14% (2006) và 8% (2013) cũng cho thấy được mức lưu tâm của người dân trong vấn đề này.
• Tuy nhiên, các bịnh liên quan đến tim mạch và máu 13% (2006) và 26% (2013) cho thấy tình trạng trên ngày càng trầm trọng do áp lực của xã hội đè nặng lên người dân trong việc mưu sinh.
• Tệ hại nhứt là bịnh sơ gan, lao, kiết lỵ, sốt rét vẫn giữ tỷ lệ cao; đặc biệt là bịnh ung thư đứng đầu bảng năm 2013 với tỷ lệ 20%.
Chúng ta nghĩ gì với những con số trên?
Trước hết rõ ràng là nền y tế công cộng Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Các bịnh như lao, kiết lỵ, sốt rét đáng lý ra không còn tồn tại trong thế kỷ 21 này ở các quốc gia phát triển và bịnh ung thư xuất hiện đột biến, tăng nhanh trong vòng thời gian kỷ lục (6 năm). Nhiều nơi cả làng bị ung thư trầm trọng. Điều này nói lên tình trạng phát triển của Việt Nam không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường. Nguồn nước, nguồn đất và không khí bị ô nhiễm trầm trọng, nhứt là những nơi có công nghiệp sản xuất hóa chất ở những thành phố lớn.
2. Thực trạng đau lòng của y tế Việt Nam hiện đang xảy ra
Có thể nói, ba yếu tố căn bản để phục hoạt một Việt Nam tương lai là Giáo dục, Y tế, và Môi trường. Hiện tại chính ba yếu tố trên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa hoàn toàn bị băng hoại. Chính sách giáo dục hoàn toàn phá sản (người viết đã phân tích nhiều lần trước đây), môi trường và hệ sinh thái đang đi dần đến mức báo động “đen”, và hình ảnh nền y tế cũng chẳng khác gì hai yếu tố kể trên.
Sau đây là một số điển hình nói lên thảm nạn y tế do chính cơ chế xã hội chủ nghĩa để lại, kết quả tất nhiên sau 38 năm cai trị toàn đất nước. Hàng ngũ cán bộ vô trách nhiệm, tình trạng quá tải của những bịnh viện, và hiệu ứng “phong bì” có thế nói là ba nguyên nhân căn bản hủy hoại cả một hệ thống y tế quốc gia, một phúc lợi cần thiết nhứt cho người dân của một nước.
1. Về tình trạng quá tải của bịnh viện: Đối với miền Nam, có thể nói hầu hết bịnh viện công (thuộc chính phủ) hiện có là do tài sản của miền Nam trước kia để lại. Nếu có thêm bịnh viện mới với máy móc tối tân và bác sĩ ngoại quốc là những bịnh viện tư dành cho… cán bộ và các đại gia với chi phi nằm viện hàng ngày có thể lên đến hàng 500 Mỹ kim, chưa kể trị liệu! Tình trạng quá tải là hệ lụy “tất yếu” của chính sách nhà nước.
Lấy bịnh viện Nhi đồng làm thí dụ; ngày nay mỗi giường phải chứa 5, 6 trẻ em và dưới gầm giường là các thân nhân dành nhau chỗ nằm, cũng như ngoải hàng lang không còn lối đi nào trống. Đó là chưa kể muốn có được một chỗ nằm trên giường để được chữa trị thì phải qua bao nhiêu cửa ãi trước đó (với bao thơ đi theo). Bịnh viện hiện đang thep dõi và điều trị (mổ) cho hơn 10.000 trẻ em, mà thời gian chờ đợi đến phiên quá lâu, các em đành phải ra đi là thế!
Một bịnh viện ung thư khác là bịnh viện Tam Điệp, bịnh nhân được chuyền nước biển phải ra ngoài sân và chai nước biển được treo “tòn ten” trên một nhánh cây. Thậm chí thức ăn, nước uống cũng không có đủ, do đó, một số không nhỏ bịnh nhân phải đi qua chùa Thanh Nhàn kế cận để xếp hàng xin thức ăn. Còn thảm trạng nào tệ hơn nữa chăng?
Do tệ trạng trên, nhiều cái chết oan uổng là điều tất nhiên.
2. Sự vô trách nhiệm của Bác sĩ và Cán bộ lãnh đạo: Câu chuyện người dân đập phá nhà BS Lê Văn Thuyết và bịnh viện Năm Căn là điển hình nói lên sự giận dữ của người dân vì sự tắc trách của BS đã làm thiệt mạng một bịnh nhân.
Sự thiếu lương tâm của BS xảy ra đầy rẩy khắp nơi, có thể nói bịnh viện nào cũng có, nếu không có quyền lợi riêng (phong bì, quà cáp) thì không chữa trị. Còn đâu lời thề của Tổ Y Sĩ Hippocrates trước khi ra trường, trong đó cần quan tâm là: “Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng vì lợi ích của người bịnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại, nhứt là tránh cám dổ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ”.
Hiện nay ở Việt Nam còn có bao nhiêu bác sĩ còn nhớ và thi hành lời thề này?
• Bác sĩ chỉ phục vụ cho người giàu mà thí dụ điển hình là bịnh viện VINMEC khánh thành ngày 7 tháng 1, 2011 với 600 phòng khám và trị bịnh, có 25 giường VIP và 2 phòng Tổng thống (President Suite). Mức độ sang trọng của bịnh viện này tương đương với khách sạn 5 sao.
Ai là người được chữa tại nơi đây?
Có chăng chỉ là những Cán bộ Đảng và những Đại gia.
• Hậu quả của chính sách đào tạo bác sĩ: a) Việc thu nhận sinh viên y khoa quá dễ dàng. Nhiều nơi thi đậu vào trường y khoa chỉ cần 14 điểm và 3 điểm ưu tiên, đặc biệt là ở các trường y khoa ở tỉnh như Trà Vinh, Hậu Giang, Cần Thơ, Long An vv…, thay vì 26–27 điểm so với trường y khoa Saigon. b) Số lượng sinh viên quá tải so với trường ốc và học cụ cùng bịnh viện thực tập. Một trường y khoa trước đây trung bình đào tạo 150 bác sĩ/khóa, bây giờ gần 1000 bác sĩ/khóa. Như vậy làm sao bác sĩ tốt nghiệp có đủ kiến thức chuyên môn cần thiết vì phẩm chất giãng dạy quá kém.
• Về sự vô trách nhiệm của Cán bộ lãnh đạo, có thể nói điển hình nhứt là bà Bộ trưởng y tế Việt Nam. Nhân một vụ chích ngừa làm chết 3 trẻ em (7/2013), bà thản nhiên tuyên bố khi được hỏi rằng: “Đây không phải là trách nhiệm của tôi”.
3. Văn hóa phong bì: Về tệ trạng nầy, chính một Phó Chủ tịch Ủy ban của Vấn đề Xã hội của quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hoài Thu phải điều trần: ”… khám bịnh và xin việc làm là hai lãnh vực “bức xúc” nhứt hôm nay. Bây giờ bị ốm (bịnh) mà không lót tay cho bác sĩ có khi tánh mạng không còn giữ được. Đã có nhiều trường hợp như thế đã xảy ra. Lương là phụ, phong bì là chính,”
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói: “khi người dân, người bịnh không đưa phong bì thì y đức của bác sĩ, cán bộ sẽ được cải tiến.” Thiệt là một câu nói đổ thừa vô trách nhiệm. Bà bộ trưởng này cần phải được xét lại tư cách và bổn phận.
Có thể kết luận là tất cả các não trạng trên là do cơ chế chuyên chính vô sản của Cộng sản. Về hiện tượng phong bì, đó là chưa kể đến những trường hợp bác sĩ bị ép phải nhận phong bì, cán bộ lạm dụng bảo hiểm xã hội, lạm dụng việc áp đặt mua thuốc đắt tiền để moi tiền người bịnh.
Tóm lại, như đã nêu trên, ba tệ trạng về bịnh viện quá tải, sự vô trách nhiệm của bác sĩ cùng cán bộ lãnh đạo và “văn hóa phong bì” nói lên tình trạng phá sản của nền y tế và giáo dục của Việt Nam hiện tại. Sự phá sản trên còn kéo theo một nền văn hóa suy đồi, từ đó xã hội trở nên bạo loạn sẽ là một điều hiển nhiên.
Cơ chế và chuyên chính vô sản của CS Việt Nam đã là nguyên nhân của sự phá sản trên. Do đó không thể nào cải tiển được các tệ trạng đang xảy ra trong xã hội Việt Nam. Vì vậy, ngày nào chế độ còn tồn tại, Đất và Nước sẽ không thể ngẩn ngang đầu với các quốc gia tiến bộ trước tiến trình toàn cầu hóa trong thế kỷ 21 này.
Mai Thanh Truyết
Lễ Lao Động Hoa Kỳ 2013
Ghi chú: Người viết sẽ nêu ra trong những bài tiếp theo nói lên các trợ giúp quốc tế cho y tế công cộng Việt Nam cùng gợi ý những hướng giải quyết vấn đề y tế công cộng cho xã hội Việt Nam tương lai một khi Đất Nước thoát khỏi ách nô lệ của CS Bắc Việt.

Nguồn: Mai Thanh Truyết: Hiện Trạng Y Tế Việt Nam




- Bộ Y tế “bỏ quên” cả Ban giám đốc bệnh viện? (VNN). - Cấm ngực lép lái xe: Người khuyết tật vẫn bức xúc dù dự thảo đã bị bác bỏ (Soha). - Vụ ‘ngực lép’ không được lái xe: Bộ Y tế tiếp tục phủ nhận trách nhiệm (TN). - Vụ đấu thầu thuốc gây thiệt hại 21 tỉ đồng: Thuốc nội trúng thầu giá cao hơn thuốc ngoại (TN).- Càng tăng viện phí, càng lạm dụng nhiều (VNN). - Thai phụ đòi cắn lưỡi tự tử vì bị bác sĩ chẩn đoán nhầm nhiễm HIV (GDVN).

- Rút quy định xử phạt người đội mũ dỏm là sai lầm! (Infonet). -70% MBH đang dùng là “dỏm” (PLTP).

- Công an Kiên Giang nhận sai nhưng không xin lỗi dân (SGGP).

- Trước phản ứng “ngực lép không được lái xe”: Bộ Y tế chối chưa có dự thảo thông tư (PNTP). - Luật pháp, chính sách cho ai? (TT). .- Nhiều người lên chức là giàu rất nhanh (PLTP). - Đổi mới chính sách thu hút nhân tài vào cơ quan nhà nước (SGGP).

- Phó giám đốc sở không hề đọc sách, báo (DV).

- Lương giám đốc Cty thoát nước 2,6 tỷ: Họp báo làm rõ chuyện (Infonet). - Khẩn trương báo cáo, xử lý lương “khủng” của sếp (PLTP). - “Sếp công ích”: Vì sao lương khủng? (TP). - Lãnh đạo các công ty nhận lương “khủng” nói gì? (PLTP). - Phẫn nộ (TN). - Bất công (PLTP). - Dân phải trả phí dịch vụ công ích cao? (SGTT). - “Giải oan” cho người lao động (SGGP). - Có những “ông chủ” bóc lột tàn bạo tại các doanh nghiệp công ích (DT). - Vụ lương “khủng”: Có sự thông đồng và “ăn chia” từ một số ngành khác? (GDVN). - Không thể tùy tiện trả lương hơn 200 triệu đồng/tháng (TT).- Ai sai, nấy chịu? (TVN).

- Một phóng viên bị tố dàn dựng phóng sự (NLĐ). - Người giữ hồn cho nhạc dân tộc (BBC).

- Làng nhạc Việt – nơi những lời nói thật bị hắt hủi (VNE). - Nể phục cách hành xử của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (VOV). - Nếu nghệ thuật đích thực không được lên tiếng (TQ). - Còn ai dám… nói thật?! (PT). - Khi cãi vã làm tan nát chuyện ca hát (ANTĐ). - Mr Đàm đốp chát Nguyễn Ánh 9: Văn hóa chợ búa (VTC).

- Nhạc Phật giáo ‘chế’ cũng là một cách đạo nhạc (Chùa Phúc Lâm). - Xung quanh vụ việc “Ni cô mặc quân phục biểu diễn văn nghệ” .

- Không nghe, không biết, không thấy! (Sống Magazine).- Ý nghĩa của sự chia sẻ (FB Thầy giáo làng).- Kinh hoàng với văn hóa ứng xử của Mr.Đàm! (PT). - “Ăn miếng trả miếng” Nguyễn Ánh 9, Đàm Vĩnh Hưng đổ ‘khó’ cho khán giả (GDVN)- Nỗi buồn mang tên Nguyễn Ánh 9 (VOV). - Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: “Thấy buồn và quá mệt mỏi” (LĐ). - Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: Buồn cho cách xử lý quá con nít của Đàm Vĩnh Hưng (LĐ). - Thôi từ nay đừng gọi họ là Diva, là Vedette nữa nhé (Lương Kháu Lão)

Tổng số lượt xem trang