Hộ chiếu ngoại nhân
-Nguồn:
-
-- Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: ‘Bắt 3 bố con tôi là vô cùng sai trái’ — (NV)
Người gốc Việt ở Mỹ: Nỗi khổ người bị lay off: Yếu Anh ngữ, khó học nghề mới (NV 12-11-11) ◄--
-Hòa Hảo có thêm tự do nhưng vẫn bị đàn áp (Nguoi-Viet Online) -
WESTMINSTER (NV) - Tình hình Phật Giáo Hòa Hảo tại Việt Nam được giới ngoại giao Mỹ xem là có tiến bộ, nhưng công an và an ninh vẫn còn tiếp tục đàn áp những người không gia nhập giáo hội được nhà nước công nhận, và đồng thời ảnh hưởng của Cụ Lê Quang Liêm đang bị giảm dần trong số người này.
Ảnh hưởng của Cụ Liêm
Và đó là một trong những đề tài chính của công điện. Tuy khởi đầu với vụ biểu tình ở An Giang, nhưng đề tài của công điện là về tình hình Hòa Hảo nói chung, trong đó có vấn đề tầm ảnh hưởng của Cụ Liêm.
“The Hoa Hao today,” từ Kenneth Fairfax, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM, 24 tháng 2, 2010. Loại bảo mật: Không bảo mật.http://wikileaks.org/cable/2010/02/10HOCHIMINHCITY56.html
.-
- Trung Quốc : Đầy rẫy tiêu cực trong nhà tù — (RFI).--– Xung đột dữ dội giữa nông dân và công an ở Quảng Đông làm 3 người thiệt mạng — (RFI). – Ngày càng xa dân (NLĐ).
- Ủy ban Nhân quyền Miến Ðiện kêu gọi phóng thích tù chính trị — (VOA). – Miến Điện sắp thả thêm tù chính trị — (RFA). – Miến Điện chuẩn bị thả thêm các tù nhân — (RFI).-
-Nguồn:
Vì sao tôi biểu tình?
-
-- Ông Huỳnh Ngọc Tuấn: ‘Bắt 3 bố con tôi là vô cùng sai trái’ — (NV)
Người gốc Việt ở Mỹ: Nỗi khổ người bị lay off: Yếu Anh ngữ, khó học nghề mới (NV 12-11-11) ◄--
-Hòa Hảo có thêm tự do nhưng vẫn bị đàn áp (Nguoi-Viet Online) -
Cụ Lê Quang Liêm bị mất ảnh hưởng
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt
WESTMINSTER (NV) - Tình hình Phật Giáo Hòa Hảo tại Việt Nam được giới ngoại giao Mỹ xem là có tiến bộ, nhưng công an và an ninh vẫn còn tiếp tục đàn áp những người không gia nhập giáo hội được nhà nước công nhận, và đồng thời ảnh hưởng của Cụ Lê Quang Liêm đang bị giảm dần trong số người này.
Ðó là một số nhận xét thấy được trong công điện mang tựa đề “Ðạo Hòa Hảo ngày nay,” đề ngày 24 tháng 2, 2010, do Tổng Lãnh Sự Kenneth Fairfax ký tên.
Lý do có bức công điện này là tin tức về một cuộc biểu tình của tín đồ Hòa Hảo bị đàn áp, khi họ phản đối việc giấy gói đồ, giấy rác có in lem luốc hình Ðức Huỳnh Giáo Chủ.
Nghe tin về vụ đàn áp biểu tình ngày 19 tháng 2, 2010, này, nhân viên lãnh sự liên lạc với “nguồn đáng tin cậy - kể cả một tín đồ trong một giáo hội Hòa Hảo không được nhà nước công nhận.”
Nhân vật này xác nhận là có một cuộc biểu tình như thế, nhưng thay vì hàng trăm hay hàng ngàn như tin trên Internet, người này nói số người biểu tình là “khoảng 40 tới 50 người thuộc Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy,” và họ được miêu tả là những người “vẫn trung thành với” Cụ Lê Quang Liêm.
Sự việc bắt đầu khi nhà in Công Ty In Ấn An Giang nhận in chân dung Ðức Huỳnh Giáo Chủ. Ðơn đặt hàng là của giáo hội Hòa Hảo được nhà nước công nhận.
Tuy nhiên, in xong thì bị chê xấu, nên khách không nhận. Nhà in bèn đem bán làm giấy vụn, và nguồn của những tờ giấy lộn in lem luốc hình Ðức Huỳnh Giáo Chủ là đến từ đó.
Người kể lại cho tòa tổng lãnh sự là một cựu thành viên trong nhóm của Cụ Liêm nhưng sau này đã tách ra vì phản đối việc Cụ Liêm ủng hộ việc đấu tranh bằng phương pháp tự thiêu. Theo người này, cuộc biểu tình không bị đàn áp, ngoài trường hợp một người chụp ảnh bị ngăn chặn, dẫn đến điều mà công điện gọi là “xô xát nhẹ.”
Ban giám đốc nhà in có chính thức xin lỗi giáo hội Hòa Hảo (được nhà nước công nhận), nhưng phía Cụ Liêm không chấp nhận lời xin lỗi này. Người nhân chứng cho rằng Cụ Liêm “phóng đại chi tiết của sự việc rồi đăng lên Internet để vận động sự ủng hộ cho phe mình.”
Though some Hoa Hao followers have distanced themselves from Liem, unrecognized members continue to report surveillance and harassment by security forces...Ảnh hưởng của Cụ Liêm
Và đó là một trong những đề tài chính của công điện. Tuy khởi đầu với vụ biểu tình ở An Giang, nhưng đề tài của công điện là về tình hình Hòa Hảo nói chung, trong đó có vấn đề tầm ảnh hưởng của Cụ Liêm.
Theo công điện này, từ sau khi Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo bắt đầu được nhà nước chính thức công nhận năm 1999, “số tín đồ trên một triệu người ngày càng được tự do thờ phượng hơn.” Một thành viên ban trị sự giáo hội này kể với nhân viên tổng lãnh sự là ngày lễ Ðản Sanh Ðức Huỳnh Giáo Chủ năm 2010, có từ 50,000 tới 70,000 tín đồ hành hương về An Hòa Tự, An Giang.
“Chính quyền không còn cấm trưng bày chân dung Ðức Huỳnh Giáo Chủ và ban trị sự đã đặt in từ Công Ty In Ấn An Giang trong 5 năm qua mà không có vấn đề gì. Giáo hội cũng in lại một số, nhưng không phải tất cả, kinh sấm giảng của Hòa Hảo.”
Người này giải thích những sách không được in lại là những cuốn có nội dung “không phù hợp,” về y học truyền thống và về chủ trương chính trị trước đây.
Giáo hội này cũng “không có ý định đòi lại” tài sản của giáo hội bị nhà nước tịch thu sau năm 1975, bức công điện cho biết.
Trong khi đó, phản đối việc thành lập giáo hội được nhà nước hậu thuẫn, nhiều tín đồ không gia nhập mà tham gia vào Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy do Cụ Lê Quang Liêm lãnh đạo.
“Hòa Hảo Thuần Túy vận động việc tự thiêu như một phương thức đấu tranh chống chính quyền Việt Nam,” bức công điện cho biết. Năm 2005, hai tín đồ Hòa Hảo Thuần Túy tự thiêu trong cuộc xô xát với công an, và “chính Cụ Liêm cũng đe dọa sẽ tự thiêu trước cổng tòa tổng lãnh sự.”
Tuy nhiên, theo công điện này, tới năm 2007 Cụ Liêm bắt đầu rút lui khỏi vị trí lãnh đạo. Tòa tổng lãnh sự bắt đầu bớt nhận được tin tức từ phía Cụ Liêm.
“Một số người liên lạc với tòa tổng lãnh sự trong Hòa Hảo đoán rằng Cụ Liêm đang muốn thương thuyết với chính quyền Việt Nam và đã yêu cầu trả lại trụ sở cũ của ông thời trước 1975, hoặc bồi hoàn tiền 30 triệu đồng Việt Nam (tương đương $1,500 đô la Mỹ).”
Những người này cho rằng “động thái của Cụ Liêm làm ông mất uy tín đối với tín đồ, và nhiều người tách ra và lập một nhóm mới mang tên Phật Giáo Hòa Hảo Truyền Thống. Nhóm này khước từ bạo lực và phương pháp tự thiêu,” công điện viết. (Một số tên tuổi trong Khối Tín Ðồ Phật Giáo Hòa Hảo Truyền Thống quen thuộc với độc giả hải ngoại là Nguyễn Văn Lía, Trần Hoài Ân,...)
Trong hai lần tới Việt Nam năm 2007 và 2009, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) có gặp nhóm Hòa Hỏa Truyền Thống, công điện cho biết.
Vẫn còn đàn áp
Nhưng tới tháng 1, 2010, Cụ Liêm ra thông báo cho biết cụ vẫn kiên quyết tranh đấu cho tự do tôn giáo, và tiếp tục kêu gọi sẵn sàng hy sinh mạng sống cho đạo.
Nhưng, bản công điện nhắc, ngay cả những người tách ra khỏi ảnh hưởng của Cụ Liêm vẫn tiếp tục bị công an đàn áp và sách nhiễu, “nhất là trong những dịp lễ.”
Trong dịp Ðản Sanh Ðức Huỳnh Giáo Chủ năm 2010, “một lực lượng 100 cán bộ và công an tới bao vây chùa Hòa Hảo Thuần Túy và ngăn chặn tín đồ vào hành lễ. Lãnh tụ Hòa Hảo cũng cho biết họ bị công an cảnh cáo cấm ra khỏi nhà.”
“Một tín đồ ở Vĩnh Long nói bà bị công an thẩm vấn mỗi lần bà muốn cử hành lễ nghi tôn giáo, và bàn thờ và cờ Hòa Hảo bà dựng trong nhà bị phá sập hồi tháng 12, 2009.”
Ngay cả lễ nghi riêng trong nhà cũng gặp khó khăn. “Một tín đồ khác ở Ðồng Tháp nói công an ngăn chặn không cho khách tới dự lễ giỗ đầu của thân mẫu ông ta vào tháng 11, 2009, và ông thấy bực tức quá ông nghĩ tới chuyện tự thiêu,” bức công điện viết.
“The Hoa Hao today,” từ Kenneth Fairfax, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM, 24 tháng 2, 2010. Loại bảo mật: Không bảo mật.http://wikileaks.org/cable/2010/02/10HOCHIMINHCITY56.html
- Trung Quốc : Đầy rẫy tiêu cực trong nhà tù — (RFI).--– Xung đột dữ dội giữa nông dân và công an ở Quảng Đông làm 3 người thiệt mạng — (RFI). – Ngày càng xa dân (NLĐ).
- Ủy ban Nhân quyền Miến Ðiện kêu gọi phóng thích tù chính trị — (VOA). – Miến Điện sắp thả thêm tù chính trị — (RFA). – Miến Điện chuẩn bị thả thêm các tù nhân — (RFI).-