Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Nghĩa cử cao đẹp: Cơm chay 5.000 đồng giữa Thủ đô

--Nghĩa cử cao đẹp: Cơm chay 5.000 đồng giữa Thủ đô(PetroTimes) - Như thường lệ vào mỗi buổi sáng thứ Sáu hằng tuần nhóm tình nguyện Hope lại tất bật thực hiện hoạt động bán “cơm chay” cho các bạn sinh viên, người lao động nghèo với mức giá 5.000 đồng tại cổng trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội).
Các bạn sinh viên xếp hàng đợi tới lượt mình mua phiếu nhận cơm

Mục đích nghĩa cử cao đẹp này nhằm khuyến khích lối sống, ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn thực phẩm động vật giúp đảm bảo sức khỏe cho mọi người.
Không khí giữa buổi trưa nắng, từng người xếp hàng ngay ngắn chờ đến lượt mình để có thể mua hàng. Hòa chung cùng các bạn sinh viên, chúng tôi có chung cảm nhận với các bạn sinh viên trước giờ phát cơm, tất cả đều cho biết bản thân khá tò mò vì chưa bao giờ được ăn cơm chay, rằng liệu món cơm đó có khác nhiều so với bình thường không?
Mọi người bắt đầu xếp hàng từ 10h đến 10h30 thì bắt đầu các bạn tình nguyện viên câu lạc bộ Hope bán phiếu mua cơm với giá 5.000 đồng, ai cũng đều hồ hởi chờ đợi.
Cầm suất cơm trên tay, bạn Lương Thị Tú (sinh viên năm 3 trường Đại học Khoa học Xã hôi & Nhân văn) cho biết : “Ở đây em thấy các bạn tình nguyện viên thật sự chu đáo, những suất cơm được đóng hộp cẩn thận, bên trong cơm rất dẻo và thơm, các món ăn có vị lạ miệng rất dễ ăn. Ngoài ra mọi người còn được phát cả quạt giấy để xua tan cái nóng bên ngoài nữa.”
Bạn Lương Thị Tú nhận được hộp cơm nóng hổi từ tay các bạn tình nguyện viên
Mỗi bạn một công việc từ xếp cơm, múc canh chuẩn bị ô dù, tất cả đều tỏ ra hết sức nhanh nhẹn, hoạt bát thể hiện một tấm lòng và sức vóc của tuổi trẻ.
Chia sẻ về ý tưởng thực hiện hoạt động ý nghĩa này, bạn Tạ Thị Bích (sinh viên năm 4 Học viên Ngân Hàng, Trưởng dự án cơm chay 5.000) cho biết: “Mục đích dự án này của bọn mình đầu tiên là hướng đến giúp đỡ các bạn sinh viên trang trải thêm một phần chi phí trong cuộc sống. Sau đấy mục tiêu lâu dài của Câu lạc bộ Hope là mở rộng lối sống ăn chay bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta”.
Đây là buổi bán cơm thứ 4 của dự án, các bạn tình nguyện viên đã tăng suất ăn so với buổi đầu lên 200 suất trong ngày hôm nay. Dự kiến, đây là chương trình sẽ đươc duy trì hàng tuần trước mắt trong vòng 6 tháng tại cổng trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội).
Với phiếu mua cơm chay 5.000 đồng, các bạn sinh viên đã mua được một suất cơm trị giá 25-30 nghìn đồng
Những suất cơm chay các bạn nhận được sự trợ giúp từ các nhà tài trợ hảo tâm từ Chùa Quan Âm Thiền Tự, một cửa hàng rau sạch…cùng rất nhiều những đóng góp thầm lặng. Đặc biệt chùa Linh Thông tạo điều kiện địa điểm để các bạn chế biến, nấu nướng thức ăn.
Tâm sự về quá trình chuẩn bị Lưu Thị Thanh Hòa sinh viên năm 2 trường (ĐHKH -Tự nhiên) vui vẻ nói: “Bọn em phải chuẩn bị rau sơ chế từ hôm trước để ngày hôm sau có thể tạo dễ dàng cho việc hoàn thành món ăn, đặc biệt hơn các bạn tình nguyện viên phải dậy từ 4h sáng có mặt tại chùa Linh Thông đi chợ rồi đem về chế biến dưới sự hướng dẫn của đầu bếp chuyên nấu món chay.”
Thực đơn bao gồm những món ăn chay, nhưng đảm bảo tiêu chuẩn một bữa ăn chất lượng, đâỳ đủ dinh dưỡng
Với những xuất cơm dẻo thơm
Công việc với sự giúp đỡ của gần 20 bạn tình nguyện viên được lựa chọn kỹ lưỡng. Ngoài ra, bạn Hòa chia sẻ cùng lời nhắn nhủ. “Hiện tại bọn em đang kiếm túi giấy để thay thế túi ni – lon đang sử dụng vì như đã biết loại túi này rất khó phân hủy. Hy vọng các bạn sinh viên đến đây mua cơm hãy hạn chế xin túi ni – lon để có thể bảo vệ môi trường sống của chúng ta”.
Thứ 6 hôm nay với số lượng cơm bán ra là 200 suất. Chưa đầy 30 phút, với phong cách làm việc năng động, nhiệt tình và cẩn thận của các tình nguyện viên câu lạc bộ Hope, 200 suất cơm đã được bán hết tới tay các bạn trẻ cùng tài liệu phổ biến tác dụng của ăn chay với việc bảo vệ môi trường và sức khỏe.
Đối với chúng tôi, khi thấy các bạn sinh viên được ăn bữa cơm ngon miệng, niềm vui như nhân đôi. Có thể cảm nhận rõ tình cảm chân thành đầy tình người của một hoạt động nghĩa cử cao đẹp.


- Quán cơm 2.000 đồng và góc nhìn… mù màu! (FB Thế Anh). - Nói tiếp về ý tưởng cơm 2.000 đồng (BBC). Chủ tiệm cơm 2.000 đồng: Đừng võ đoán! (KP 7-9-13) ◄


-Cơm 2000 đồng: Người sáng lập lên tiếng (KP 8-9-13)

- Quán cơm xã hội, Quán cơm từ thiện, Quán cơm 2.000 (Trần Nhương).- Cơm 2.000 đồng: Đừng “ném đá” việc thiện (KP). - Góc nhìn… mù màu! (BBC).

-Giải mã chuyện người Sài Gòn làm từ thiện (KP 14-9-13)

Lạ lùng quán cơm 2000 đồng (VOV 14-9-13)-
Tuan Nguyen-Nạn “chặt chém” du khách ở VN
Đọc báo Tuổi Trẻ thấy có một khách hàng viết rằng chỉ ăn 2 tô phở gà trong một nhà hàng (chắc là hạng “sang”) ở phi trường Tân Sơn Nhất mà giá lên đến 256 ngàn đồng. Giá này tương đương với ~12 USD. Một tô phở bên California giá cũng chỉ 6-7 USD. Nhưng tôi dám cam đoan rằng tô phở bên Little Saigon (Cali) thì phẩm chất tốt hơn nhiều và lớn hơn nhiều so với tô phở trong nước, kể cả tô phở ở phi trường TSN. So sánh như thế để thấy rằng, cho dù đó là cách tính sai, thì vẫn là một sự chặt chém có hệ thống.


Đi du lịch ở VN tôi sợ nhất là nạn chặt chém. Nạn chặt chém xảy ra khắp nơi trong nước, nhưng kinh hoàng nhất, vĩ đại nhất, trắng trợn nhất, táo tợn nhất vẫn là các tỉnh phía Bắc. Nghe nói ở Huế cũng chặt chém kinh lắm, nhưng tôi chưa kinh qua. Có lẽ cả nước chỉ có Hội An là còn tử tế với du khách. Đọc những bản tin về các thương lái du lịch làm tiền khách một cách táo tợn ở Vịnh Hạ Long hay Đồ Sơn làm tôi rùng mình, đến nỗi không dám nghĩ đến ghé qua những nơi đó. Tôi về VN khá thường xuyên, cũng quen nước quen cái, cũng biết “luật giang hồ đất Bắc”, vậy mà lần nào ra ngoài đó cũng đều bị chặt chém. Từ anh chàng lái taxi đến chị bán xôi đều cố tình nâng giá. Nói cho ngay các xe taxi của hãng đàng hoàng (như TaxiGroup) thì không có nạn này, nhưng taxi dù, thì ôi thôi, tôi sợ họ còn hơn sợ cọp. Tôi an ủi chắc vì mình nói giọng Nam nên họ đương nhiên xem là “Anh Hai Sài Gòn” mà Sài Gòn là nơi hái ra tiền (họ nghĩ thế) nên tự động nâng giá.

Tôi biết họ ăn gian, nhưng giả bộ không biết để thăm dò xem họ chém đến đâu. Có một đêm tôi đi ăn miến gà ở một quán vĩa hè gần Nhà thờ Lớn ở khu phố cổ, tô miến ngon, giá 40 ngàn đồng, nhưng đến khi tôi tính tiền thì chị ấy nói tỉnh queo: bốn nhăm nghìn! Tôi giả bộ ngạc nhiên hỏi: Ủa, tui thấy ai cũng trả 40 ngàn mà chị! Tôi ngồi gần chỗ tính tiền nên có để ý. Chị ấy nói: Ah, cái bát của bác có nhiều thịt hơn. Tôi cố tình cù cưa: Ủa, tui đâu có kêu nhiều thịt gì đâu?! Chị ấy càng tỏ ra lém miệng: Vâng, bác trong Nam “da”, chúng cháu phải chăm sóc chứ nị. Nịnh hay đến thế thì tôi cũng phải đành chi thêm 5 ngàn đồng. Và, dĩ nhiên, lần sau tôi tìm cách tránh cái quán này.

Tình trạng chặt chém du khách ở VN rất tương phản với du lịch đàng hoàng ở Thái Lan. Tôi cũng thường xuyên ghé qua Thái Lan, đi từ Bangkok đến tỉnh lẻ, nhưng chưa bao giờ bị ai chặt chém. Một tháng trời ở Khon Kaen, tiếng Thái một chữ bẻ đôi cũng không biết, vậy mà chẳng thấy ai nâng giá gì cả. Một trái xoài 25 Bát, tôi trả 30 vì thấy công người ta gọt vỏ, nhưng anh chàng bán hàng nhất định chỉ lấy 25B. Nhớ có lần vào quán khá tươm tất ở KKU, tôi thì nói tiếng Anh, người chạy bàn thì nói tiếng Thái, hai người chỉ trỏ một hồi cũng xong, nhưng không có chuyện nâng giá vì tôi không biết tiếng Thái. Tôi nghĩ đó là một kĩ nghệ du lịch đàng hoàng. Còn kĩ nghệ du lịch ở VN vì có vài “con sâu” lớn, nên hình ảnh mà du khách có được là một kĩ nghệ du lịch du côn.

Có một hiện tượng cũng đáng nói ra là VN có khi rất chảnh. Người ta nghĩ rằng VN bây giờ cũng có khách sạn 5 sao, cũng biết nói tiếng Anh tiếng U, cảnh đẹp, người đẹp, thì du khách phải đến thăm. Vì ảo tưởng như thế nên họ sẵn sàng nâng giá khách sạn. Giá khách sạn ở VN bây giờ còn đắt đỏ hơn giá khách sạn ở Thái Lan. Hàng hoá ở VN (toàn hàng nhái và hàng Tàu "Made in China") cũng đắt đỏ hơn Thái Lan, thậm chí hơn cả Mĩ. Một cái quần jean hiệu nổi tiếng của Mĩ như Levi, Polo, Tommy, v.v. giá cao lắm cũng chỉ vài chục USD, vậy mà cái quần jean của hãng AP của VN giá trên 100 USD! Quần áo may ở trong nước xem bề ngoài thì đẹp, nhưng mặc vào thì rất khó chịu và chỉ thọ vài tháng. Ăn uống ở VN thì công bằng mà nói là ngon hơn Thái Lan, nhưng giá cả thì chẳng thua gì nhà hàng bên phương Tây. Thật vậy, nhiều Việt kiều về nước bây giờ nhận xét rằng giá cả ở VN còn đắt hơn ở Mĩ. Thêm vào đó là nguy cơ bị cướp giựt và tai nạn giao thông, tất cả cộng lại cho thấy lựa chọn du lịch ở VN không có lợi ích gì cả. (Dĩ nhiên, về thăm nhà thì không có … lựa chọn, vì dù tốt xấu thế nào đi nữa đó vẫn là quê hương của mình).

Trong thực tế thì chất lượng dịch vụ ở VN rất kém so với các nước trong vùng. Khách sạn VN do các tập đoàn quốc tế đầu tư thì có thể không thua bất cứ ai, nhưng khách sạn do cơ sở của Nhà nước quản lí thì còn xa mới so với các khách sạn quốc tế. Một lần ở Cần Thơ tôi mới phát hiện rằng khách sạn do Nhà nước quản lí có 3 bậc giá dành cho người trong nước, Việt kiều, và người nước ngoài. Hài hước đến độ vợ chồng kia dự hội nghị, chồng là người Mĩ phải trả giá phòng gấp đôi vợ! Họ chặt chém có tổ chức. Tôi là dân miền Tây, nghe anh bạn Mĩ than phiền tôi cảm thấy xấu hổ. Còn cảnh quan VN thì chẳng đẹp hơn nước nào cả, mà còn bị ô nhiễm và dơ bẩn kinh khủng. Có một survey hỏi những du khách tại sân bay (khi họ làm thủ tục về nước) là lần sau họ có quay lại VN không, thì kết quả cho thấy 75% nói “No”. Họ chỉ đi 1 lần cho biết rồi thôi. Tôi nghĩ kết quả này có thể tin được vì những kỉ niệm có thể không mấy đẹp trong thời gian họ ở VN và so với du lịch ở Thái Lan rõ ràng là rẻ hơn và chất lượng tốt hơn du lịch trong nước.

Câu chuyện về giá phở ở phi trường Tân Sơn Nhất một lần nữa cho thấy có người kinh doanh trong đó làm ăn theo kiểu ăn xổi. Có thể họ biết 75% du khách “một đi không trở lại” nên chặt chém thoải mái. Có thể họ nghĩ du khách không biết, nhưng họ lầm vì du khách đều biết và sẵn sàng trả tiền nhưng đằng sau thì có thể họ rất khinh người VN. Nhưng họ quên rằng “du khách” cũng có thể là người Việt (và như thế là chặt chém đồng hương), và quan trọng hơn là làm cho kĩ nghệ du lịch VN rất xấu xí.

Ghi thêm: Người ta có thể biện minh rằng vì giá thuê mặt bằng đắt đỏ và phải "chung chi" với các quan chức địa phương nên phải tăng giá, nhưng du khách họ không quan tâm chuyện đó; họ chỉ nhìn tổng thể và hệ thống. Họ không cần biết tại sao "chặt chém" (đó là vấn đề của các anh), họ chỉ biết có chặt chém và đó là một thất bại. Thất bại của VN trong du lịch là thất bại của hệ thống. 



Một góc nhìn nguy hiểm (NVP)
Quán cơm 2000 đồng
Nhiều quán cơm 2000 đồng như của 'Người tôi cưu mang' đã xuất hiện

Hôm qua đọc tin “Ca sĩ Ngọc Sơn mua bảo hiểm trinh tiết 1 triệu đô”, có lẽ nhiều người chỉ biết cười buồn, rằng tính lá cải của một số tờ báo đã đạt thêm một mốc mới. Nhưng loại tin này vô hại vì ai cũng thấy nó nhảm nhí.

Ngược lại, bài viết “Một góc nhìn về cơm 2000 đồng” trên BBC Tiếng Việt mới thật sự nguy hiểm. Bây giờ tôi mới thấy thấm thía câu nói “A little learning is a dangerous thing”.

Nó nguy hiểm ở chỗ, sẽ có người do tin tức lan tỏa về các quán ăn từ thiện 2.000 đồng từng muốn làm một điều gì đó, chung một tay cho nỗ lực này nhưng vì nhiều lý do chưa làm gì được, nay đọc xong bài trên BBC Tiếng Việt bèn bật lên tiếng chà – thế à và đánh mất luôn ý hướng thiện vừa mới chớm nở. Có lẽ ít người bị tác động như thế nhưng dù chỉ một người cũng là gây tác hại bằng ngòi bút.
Bài viết của tác giả Nguyễn Quảng, ghi là “gửi cho BBC từ Milton Keynes, Anh Quốc”, lập luận: “Về mặt kinh tế, rõ ràng khi quán 2 nghìn bán được 1 suất cơm, đâu đó ở thành phố, một quán cơm bình thường sẽ ế một suất cơm”; “Cứ một quán cơm 2 nghìn được mở, đồng nghĩa một quán cơm bình thường khác phải đóng cửa, kéo theo hàng loạt lao động bị mất việc”.
Rất dễ phẫn nộ khi nghe người ta nhân danh kinh tế học, đưa ra những lập luận phi lý như thế. Người viết có biết gì về tương quan quy mô cung cầu mà dám nói như thế? Một vài quán cơm 2.000 đồng ở một thành phố 10 triệu dân sẽ tác động dữ dội lên hàng chục ngàn các quán cơm bình dân khác đến thế sao? Hay nói như Linh Hoang Vu, market distortion đâu ra mà dễ xuất hiện đến thế!
Tác giả lập luận tiếp: “Hẳn chúng ta đều đã nghe câu: hãy cho kẻ khốn khó cần câu, thay vì con cá? Quán cơm 2 nghìn chính là con cá, nó không giúp được vào trọng tâm của vấn đề”.
Nghe qua thì dễ bị thuyết phục (nên tôi mới nói là nguy hiểm) nhưng thử hỏi chênh lệch giữa 2.000 đồng và 14.000 đồng (giá trị thật của bữa ăn) có thể gom lại mua được cái cần câu gì (cần câu theo nghĩa đen có mua nổi không)? Tại sao cứ bám vào những cliché con cá cần câu mà không chịu hiểu bữa cơm 2.000 đó chính là cần câu, để những người ăn dùng nó biến thành sức lao động, cày bừa tiếp tục nuôi sống gia đình họ? Nghĩ được như thế thì mới thấy chính những quán cơm từ thiện đang trao cho họ những chiếc cần câu sử dụng trong ngày đó thôi.
Tác giả lập luận tiếp, quán cơm 2.000 sẽ khuyến khích di cư vào thành phố theo kiểu “Quá nhiều lao động ngoại tỉnh tràn vào thành phố đã khiến khắp nơi quá tải và ngột ngạt. Phần đông số này xả rác khắp nơi, phóng uế bừa bãi, ngủ vạ vật gầm cầu mái hiện thậm chí giữa hè phố và vô luật pháp”. Cái lập luận này nó phát xít, nó xuẩn ngốc quá nên thôi không nói làm gì. Họ bị cuốn vào một cuộc sống đầy bất trắc như được mô tả chỉ vì quán cơm 2.000 đồng ư?
Chỉ còn một lập luận sau cùng cần nói, là quán cơm 2.000 đồng có thể bị lợi dụng, anh xe ôm vào ăn để dành tiền chiều lại đi uống bia… Tác giả ở bên Anh vì sao không chịu hiểu, người vào quán cơm từ thiện họ không chỉ bỏ ra 2.000 đồng để mua xuất ăn, họ bỏ thêm vào đó Một Phần Phẩm Giá của họ, không tính được bằng tiền nhưng lớn lắm. Lớn đến nỗi nó sẽ ngăn người tự trọng bước vào quán ăn nếu họ còn có thể xoay xở ăn ở quán bình thường. Ngược lại, giá trị xã hội của phần cơm không chỉ 2.000 đồng, nó có sức lay động lòng người, khích thích thiện tâm sẵn có ở mọi người, nó góp một phần rất lớn vào “vốn xã hội” mà có lẽ tác giả cũng từng được học qua.
Tác giả và những người làm trang BBC Tiếng Việt ở nước ngoài ắt cũng biết các soup kitchen mà hiện nay hoạt động càng lớn mạnh do khủng hoảng kinh tế đi kèm với chính sách thắt lưng buộc bụng ở cả Mỹ và châu Âu. Nỡ nào BBC Tiếng Việt đăng bài theo dạng biết là sẽ gây tranh cãi để câu người vào bình luận. Làm thế có khác gì đăng tin “Ca sĩ Ngọc Sơn mua bảo hiểm trinh tiết 1 triệu đô”. Nguồn: - Một góc nhìn nguy hiểm





- Một góc nhìn về cơm 2000 đồng (BBC). 
Từ khi có quán cơm mới mở bán với giá 2 nghìn cách đó vài con phố vào thứ 2, thứ 4 và thứ 6, chị L – chủ một quán cơm bình dân tại một quận trung tâm thành phố Hồ Chí Minh – chỉ bán được một nửa hàng.

Các bài liên quan

Điều tra vụ nhà hàng Việt cấm người Việt
Lò chế nước phở bẩn ở Hà Nội
Việt Nam và chuyện 'Người chăn kiến'

"Những ngày đó chị cắt giảm phần ăn cho đỡ ế, cứ thế này thì chết đói hết" – chị phân trần với tôi sau khi nói một tràng lẫn những câu đệm không có trong từ điển.

Quán cơm 2 nghìn đã nhân rộng ra nhiều nơi, thậm chí đã tới Hà Nội, với giá 5 nghìn.

Hai nghìn hay 5 nghìn cũng đều là bán dưới giá cả, và đều là những đồng tiền lẻ để rải trong đám ma.

Hãy thử phân tích xem, liệucó 100 quán cơm kiểu 2 nghìn thì lợi hay hại?
Bán 'phá giá'

Về mặt kinh tế, rõ ràng khi quán 2 nghìn bán được 1 suất cơm, đâu đó ở thành phố, một quán cơm bình thường sẽ ế một suất cơm.

Nếu quán 2 nghìn mở cạnh 1 hàng cơm bất kì, chủ quán cơm bán 20 nghìn 1 suất đó phải đổi nghề, do không thể cạnh tranh lại.

Vì cùng một suất cơm với ngần ấy thức ăn, mà một hàng lại bán cao hơn đối thủ đến mười lần, đương nhiên khách sẽ chọn phương án cơm 2 nghìn.

Cứ một quán cơm 2 nghìn được mở, đồng nghĩa một quán cơm bình thường khác phải đóng cửa, kéo theo hàng loạt lao động bị mất việc.

Đến anh đến lấy nước gạo nuôi lợn cũng mất phần mà phải ngậm ngùi quay gót.

Những chủ quán cơm bình thường hoàn toàn không có lỗi khi mở quán để kiếm tiền.

Họ phải thuê cửa hàng, nhân công, trả tiền thuế, tiền điện, nước... và không thể bán phá giá như quán 2 nghìn đồng.

Một sự cạnh tranh bất bình đẳng liệu có công bằng cho họ? Họ cũng đóng thuế như bao doanh nghiệp, nhưng ai sẽ bảo vệ họ cú bán phá giá tuyệt đối gây ra bởi hàng cơm 2 nghìn bên cạnh?

Khách của những quán cơm hai nghìn thường là lao động ngoại tỉnh, lao động nghèo, xe ôm, ve chai, xe ôm, hàng rong, ăn mày...

Vấn đề nằm ở chỗ, họ ở đâu khi chưa có cơm 2 nghìn? Có thể họ tự nấu ăn hoặc ăn quán, nhưng chắc chắn giá bán phải nhiều hơn 2 nghìn.
'Chăn thầu ăn mày'

Những kẻ hưởng lợi trước tiên từ cơm 2 nghìn là những kẻ chăn thầu ăn mày.

"Những kẻ hưởng lợi trước tiên từ cơm 2 nghìn là những kẻ chăn thầu ăn mày."

Thầu ăn mày nghĩa là một anh nuôi độ chục trẻ nít. Anh ta trả cho bố mẹ lũ trẻ một khoản tiền để đưa các em lên thành phố làm ăn mày, với nhiệm vụ mỗi ngày phải nộp số tiền ăn xin được.

Giờ anh lùa chúng vào quán cơm 2 nghìn, trước anh trả 200 nghìn cho 10 xuất cơm (mười em), giờ anh chỉ phải trả có 20 nghìn. Anh đã giàu lại càng giàu!

Người ăn mày cũng không vui đâu. Họ đi ăn mày cả ngày rồi. Giờ lúc ăn vẫn phải ăn mày.

Tôi mà là họ ắt cũng cáu lắm.

Anh xe ôm cũng quá vui. Anh vào quán 2 nghìn ăn trưa, thế là để dành dôi ra được 18 nghìn, và dùng tiền này để thư giãn với cốc bia hơi vào buổi chiều.

Tương tự với các anh chị vé số ve chai, họ để dành ra được một cơ số tiền nhờ vào quán 2 nghìn.
Rẻ nhưng liệu có hay?

Nhưng câu hỏi là: có nhiều quán 2 nghìn liệu có hay?

Quá nhiều lao động ngoại tỉnh tràn vào thành phố đã khiến khắp nơi quá tải và ngột ngạt. Phần đông số này xả rác khắp nơi, phóng uế bừa bãi, ngủ vạ vật gầm cầu mái hiện thậm chí giữa hè phố và vô luật pháp.


Các quán cơm 2.000 đồng phục vụ nhiều khách hàng nghèo



Cơm 2 nghìn sẽ tiếp sức tích cực cho họ trong công cuộc bám trụ thành phố, và nếu ai đó đang phân vân giữa việc rời quê lên thành phố để kiếm sống, cơm 2 nghìn đã cho họ câu trả lời sắc nét (dĩ nhiên là nếu mô hình cơm 2 nghìn được nhân rộng hơn hiện tại).

Quán cơm 2 nghìn được nói là "chỉ phục vụ người nghèo". Nhưng thế nào là nghèo?

Rất nhiều trường hợp những người dân xấu tính hôi đồ hôi của xe tai nạn, trong khi họ đâu có nghèo?

Quán cơm 2 nghìn đâu có lựa chọn hoàn cảnh, khi bất cứ ai cũng vào ăn được với tờ bạc 2 nghìn trên tay. Vậy chủ các quán cơm 2 nghìn có chắc nhiều người không tranh thủ vào ăn ké, như cách họ hôi đồ trên xe tai nạn?

Cho họ ăn gần như miễn phí liệu có phải cách giúp hay?
Con cá và cần câu

Việt Nam thời bao cấp cũng được viện trợ nhiều từ các nước bạn thuộc khối xã hội chủ nghĩa.

Nhưng khi Liên Xô tan rã, Việt Nam đã phải tự đi trên chính đôi chân của mình. Và thật ngạc nhiên, khi từ một nước chỉ biết nhận viện trợ, nước này đã thành nước xuất khẩu gạo thứ nhì thế giới, trong thời gian rất ngắn.



"Hẳn chúng ta đều đã nghe câu: hãy cho kẻ khốn khó cần câu, thay vì con cá? Quán cơm 2 nghìn chính là con cá, nó không giúp được vào trọng tâm của vấn đề. "

Được viện trợ chưa chắc đã hay, vì nó khiến người nhận bị lệ thuộc và khiến đôi chân họ yếu đi.

Tôi đánh giá cao lòng nhân đức của các vị mạnh thường quân và lòng hảo tâm của họ để duy trì quán cơm 2 nghìn, nhưng bỏ đồng tiền chỉ để lương tâm thanh thản mà không quan tâm rằng liệu đồng tiền đó có giúp được cho bà con nghèo hay không, đây là điều khiến tôi băn khoăn hơn cả.

Hẳn chúng ta đều đã nghe câu: hãy cho kẻ khốn khó cần câu, thay vì con cá?

Quán cơm 2 nghìn chính là con cá, nó không giúp được vào trọng tâm của vấn đề.

Ngược lại, mô hình kinh tế này gây cạnh tranh bất bình đẳng, dồn nhiều lao động ngoại tỉnh về trung tâm, làm suy yếu nghị lực bản thân của người tìm đến ăn, rõ ràng chả việc gì phải cày cuốc kiếm ăn mửa mật, khi mà ăn 1 bữa no tới 24 giờ kế tiếp?

Vậy hãy phân vân một chút, điều gì sẽ xảy ra nếu có một trăm quán cơm "2000 đồng" như thế?
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hiện sống ở Anh quốc.- 15 năm “cõng cháo” tình thương (VH).





Hải Phòng: Trưởng Công an xã “bảo kê” nhóm "cẩu tặc"

- Ở VN mất tích: Công an bắt cóc ! (Chúa cứu thế).

- Dân oan Bình Dương bị công an quấy nhiễu vì đến VP Công lý – Hòa bình (Chúa cứu thế).

- S.O.S – Sau những cuộc tuần hành đòi trả lại trường học cho các em nhỏ Giáo Xứ Ngọc Đỉnh (DLB).

- Tập trung khắc phục yếu kém hạ tầng và giáo dục (NNVN).



- Phỏng vấn TS Giáp Văn Dương: ‘Con người tự do’ đích đến của giáo dục (VNN).- Vụ việc Chùa Sải, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội: Sư Thích Đàm Chung thừa nhận có hành hung cụ Trần Thị Tấm, vợ liệt sĩ (NCT). - Bé gái chết, dân vây bệnh viện (TN). - Bé 10 tháng tuổi tử vong do bệnh viện tắc trách? (TP). - Mẹ con sản phụ chết, hàng trăm người bao vây bệnh viện (PLTP). - Đền bù 350 triệu đồng cho gia đình sản phụ tử vong (DT).

- Đóng cửa phòng khám khi kiểm tra có “bác sĩ TQ trốn trên trần nhà” (GDVN).

- VỤ TRẺ MẦM NON CHẾT TRONG HỐ GA: Trường rào chắn hố ga, bồi thường cho gia đình cháu bé (PLTP).

- Tai nạn làm chết 6 người ở Lấp Vò, Đồng Tháp: Hé lộ nguyên nhân thảm kịch khiến 6 người tử vong (TP). - Vụ tai nạn lao động thương tâm ở Đồng Tháp: Mất mát không của riêng ai (LĐ).

- Vụ 6 lao động chết ngạt: Lỗi do người đã khuất? (DT).

- Vụ sau vinh danh là đuổi việc: Sa thải 2 lần không thành, vẫn quyết…sa thải (LĐ).- TP HCM: Xung quanh vụ lương giám đốc các công ty nhà nước 2,6 tỷ/năm (PT). - “Gây sốc trong dư luận” (SGTT). - Lương giám đốc 2,6 tỷ đồng/năm: Hai kẽ hở để qua mặt cơ quan quản lý (GDVN). - 2,6 tỉ đồng là lương công ích hay tư lợi? (LĐ). - Khủng (TP). - Vụ lương khủng 2,6 tỷ/ năm: GĐ các Cty trả lại tiền lương bị thu sai (GDVN). - “Trăm dâu đổ đầu… cơ chế” (ĐĐK). 

- Ông Vũ Quốc Hùng – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trương ương: Vụ ‘nhân bản’ xét nghiệm: “Đừng làm hại cuộc chiến chống tham nhũng” (GDVN). - Ban Nội chính Thành ủy TPHCM gồm 30 người (LĐ). 

- Khoáng sản: “ông canh, bà xuất” (SGTT).

- Bắt TGĐ Petimex buôn lậu gần 6.000 tấn dầu (PLTP/NĐT).

- Tiết lộ “động trời” của một chủ dự án: Bám sát quan hệ (VOV).

- Hơn 4.700 tỷ xây đường trên cao Vĩnh Tuy-Ngã Tư Sở (TP). - Đề xuất thưởng 180 tỉ đồng cho nhà thầu vượt tiến độ (SGTT).

- Lãng phí nhà văn hóa cộng đồng (CAĐN).- Thị trường vốn vẫn gặp khó (PT).

- 4 điểm yếu trong giám sát tài chính ở Việt Nam (VnEco).- TCT Công nghiệp Xi măng Việt Nam lấy đâu ra 1.200 tỷ đồng để “giải cứu” HT1? (TTT/CafeF).

- Tập đoàn Hòa Phát nói về khoản tiền 264 tỉ đồng trong vụ “bầu” Kiên (PT).

- Cùng tăng giá, xăng, điện và nước cùng lãi cao trong quý II (SM).

- 20% doanh nghiệp châu Âu cân nhắc rời Việt Nam (DT).

- Doanh nghiệp cá tra dẫm đạp lên nhau để tồn tại? (VOV).

- Xuất khẩu nông sản giảm cả lượng và giá trị (DV).- Phân bón nhập từ Trung Quốc tăng cao (NNVN).- Thổ Tang, Vĩnh Phúc: “Thủ phủ” của hàng giả, hàng nhái (LĐ).- Có một “nghĩa địa tàu cổ” ở miền Trung (LĐ). - Bỏ biển, ngư dân sốt xình xịch đi săn cổ vật (DV).

- Tượng bị thay ở chùa Vạn Niên (Hà Nội): Có phải là tượng cổ? (LĐ).- Giá như Đàm Vĩnh Hưng đừng… ‘nửa chừng xuân’ (TTVH). - Cần người cảnh tỉnh… (LĐ). - Lạc lối là điều dễ hiểu (TT). - Ca sĩ Ánh Tuyết bức xúc vì sự hỗn hào của Đàm Vĩnh Hưng (VNN). - NSND Thanh Hoa: Những điều Nguyễn Ánh 9 nói thật đến đau lòng (GDVN). - “Thân đậu không bao giờ muốn đun hạt đậu đâu”(Phước Béo). - Thư gửi Đàm Vĩnh Hưng (Quê choa). - Vụ 14 ngư dân mất tích ở Bạc Liêu: Họ vẫn an toàn? (NNVN). - Cứu ngư dân bị tai biến ở Trường Sa (TP).

- Một năm tăng viện phí: Tăng xét nghiệm, chụp chiếu (VNN). - Bệnh viện xin lỗi bệnh nhân dính… HIV nhầm (VNN).

- Kiện đòi quyền lợi bảo hiểm xã hội cho người lao động ở TP.Hồ Chí Minh: Thắng kiện dễ thi hành án mới khó! (LĐ).

- Rau an toàn “đẫm” thuốc sâu: Treo đầu dê bán thịt chó (Infonet). - Tái nhập khẩu nội tạng trắng (ĐĐK).

- ‘Khai quật’ một công ty tìm chất gây ô nhiễm (TN). - Khốn đốn vì chất thải nhà máy (NNVN).

- LĐ đi Hàn Quốc ký quỹ 100 triệu: Biện pháp mạnh để chống bỏ trốn (DV).

- Vụ 36 du khách Việt gặp nạn ở Lào: Trung tâm lữ hành… “phủi tay”? (DT).

- Quảng Ngãi: Không chỉ có một “người rừng” (ANTĐ/DT).

- Tàn phá rừng Tà Xùa (NNVN). Cần tạo niềm tin cho người chống tham nhũng

Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN -Người tố cáo hành vi tham nhũng cần phải được bảo vệ, được vinh danh một cách đúng nghĩa. LIÊN QUAN. Quyết liệt chống tham nhũng: Lấy lại lòng tin · Việt Nam và Thái Lan tăng cường phòng, chống tham nhũng · Chống tham nhũng phải trung ...
Kiện xã vì phá hủy tài sản, cưỡng chế thu hồi đất có sổ đỏ. Pháp ...
'Đừng làm hại cuộc chiến chống tham nhũng'
- Đòi đa đảng – vẫn thủ đoạn “chia để trị”

- Vụ tàu 4.000 tấn “xâm nhập” trái phép: Nộp phạt, đền bù ngư dân gần 1 tỉ đồng (Infonet).

- Hoàn Cầu: “Trung Quốc không thể tiếp tục để nước nhỏ ức hiếp nước lớn” (GDVN).

- Chủ tịch Hồ Chí Minh sao có thể không hiểu thủy vũ là gì? (THTN).

- Lời biển khóc (DLB).

- Bí ẩn nghĩa địa chôn người Tàu giữa Hà Nội (VTC).
- Đi tìm người cộng sản chân chính (Chính luận). - Chúng tôi đứng ngồi lộn xộn (DLB).
- Thương tâm cháu bé bị chó cắn tận sọ (VTC/Infonet). 


Tổng số lượt xem trang