Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Phá đường dây buôn thực phẩm chức năng làm nở ngực phụ nữ

-Phá đường dây buôn thực phẩm chức năng làm nở ngực phụ nữVOV.VN -Các loại thực phẩm chức năng giả được các đầu nậu chuyển qua tay nhau để móc túi, làm tổn hại sức khỏe người tiêu dùng.
Tang vật thu giữ của vụ án
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm trật tự quản lý Kinh tế và Chức vụ (PC46 - Công an Hà Nội) ngày 23/10, cho biết, Đội Chống hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ trực thuộc đơn vị này vừa khám phá đường dây buôn bán hàng giả là thực phẩm chức năng nhãn hiệu Đào Hồng Đơn. Cơ quan công an bắt khẩn cấp 2 đối tượng, thu giữ số lượng lớn tang vật.
Trước đó, ngày 17/10, Tổ công tác của PC46 phát hiện Nguyễn Cảnh Nhơn (46 tuổi, trú ở phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) đang vận chuyển 60 hộp thực phẩm chức năng nhãn hiệu Đào Hồng Đơn - một loại thực phẩm chức năng được quảng cáo có công dụng tăng kích thước, làm săn chắc “vòng 1” của phụ nữ. Cơ quan công an xác định đây là hàng giả.
Tại cơ quan công an, Nhơn khai nhận, số thực phẩm chức năng trên là của Phạm Thị Hải Đường (vợ Nhơn), chủ quầy thuốc số 325 Trung tâm phân phối dược phẩm Hapulico. Sáng 17/10, Đường bảo Nhơn chở số hàng trên đi giao cho khách thì bị phát hiện.
Còn Phạm Thị Hải Đường khai rằng đã mua 120 hộp Đào Hồng Đơn của Nguyễn Văn Hà (ở xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Đường biết là hàng giả nhưng vì hám lợi nên vẫn mua để kiếm lời.
Mở rộng điều tra, cơ quan công an triệu tập các đối tượng Nguyễn Văn Hà và Đỗ Thị Tuyết Mai (ở ngõ Hội Vũ, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm).
Đỗ Thị Tuyết Mai khai mua Đào Hồng Đơn giả với giá 190.000 đồng/hộp của một phụ nữ không rõ địa chỉ sau đó phân phối cho các đối tượng khác để bán kiếm lời. Mai khai mua các loại thực phẩm chức năng trôi nổi trên thị trường.
Trước đó, Mai từng bị Phòng Cảnh sát môi trường Công an Hà Nội (PC-49) kiểm tra phát hiện buôn bán hàng loạt các sản phẩm thực phẩm chức năng không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
PC46 đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Phạm Thị Hải và Nguyễn Văn Hà về hành vi buôn bán hàng giả.
Đối với Đỗ Thị Tuyết Mai, do đang nuôi con nhỏ 16 tháng tuổi, cơ quan điều tra tiếp tục củng cố tài liệu chứng cứ để khởi tố bị can./.
Đó là các sản phẩm mang tên: Thực phẩm chức năng Cishi (Qingguo capsule), thực phẩm chức năng The Utimate Gout Forrmula và sản phẩm chức năng viên nang phục linh nhãn hiệu Juji.


...
Triệt phá đường dây buôn thực phẩm chức năng làm nở ngực phụ ...
Phá đường dây buôn thuốc làm to ngực phụ nữ
Lô hàng làm nở ngực phụ nữ dởm bị bắt

- Thói quen lừa đảo và gian lận, hậu quả nhãn tiền (Phi Vũ)..- Lại phát hiện người Trung Quốc khám bệnh trái phép (TN).

- Đừng chủ quan với… đồ chơi (PT).- Không hàn the sao ra giò chả dai giòn? (VNN).
- Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP HCM Nhà thương hay cái “chợ y tế”? (GDVN).

- Chặn đứng nửa tấn xúc xích, chả cá Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam (DT).
- Vụ “tố tráo thuỷ tinh thể”: Bí thư Thành uỷ Hà Nội quan tâm nhưng… (Infonet).- Vụ mẹ con sản phụ tử vong bất thường: Sản phụ chết ngay trên bàn mổ? (GDVN). - Mẹ con sản phụ tử vong tức tưởi, bệnh viện “hỗ trợ” 150 triệu đồng (DV).

--Thủ đoạn "móc túi" của 188bet.com

--- Con nhà nghèo uống sữa ký: Lợi ít, hại nhiều (TT).
- Cơm hàng đầu độc dân Việt bằng hóa chất (PNT).


-Hàng hết hạn, đồ chơi độc hại: Dân phải chấp nhận vì...nghèo
(ĐV) (Sức khỏe) - Ngày 3/9, Sở Y tế Hà Nội cho biết triển khai công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ Tết Trung thu năm 2013 trên địa bàn Hà Nội, đơn vị này đã phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến lĩnh vực này.
28 thùng hàng hết hạn trong cửa hàng bánh Kinh Đô

Ngày 30/8, đoàn kiểm tra liên ngành quận Hai Bà Trưng đã kiểm tra 3 cơ sở sản xuất bánh trung thu, nhân bánh, 1 cơ sở kinh doanh bánh trung thu Kinh Đô.
Một cơ sở bán bánh trung thu của Kinh Đô
Trong đó, kiểm tra cửa hàng kinh doanh bánh trung thu Kinh Đô thời vụ trên phố Bạch Mai (đối diện nhà 516 Bạch Mai, Q. Hai Bà Trưng), Đoàn kiểm tra phát hiện có 28 thùng hàng (bột ngũ cốc, bánh vừng dừa, bánh Asean có giá trị 2,5 triệu đồng) đã hết hạn sử dụng năm 2010, 2011. 
Đoàn kiểm tra xử phạt 1.900.000 đồng. Trong đó 1.500.000 đồng với hành vi kinh doanh hàng hóa là thực phẩm hết hạn sử dụng và buộc tiêu hủy số hàng hết hạn theo đúng quy định; phạt 400.000 đồng đối với việc kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và yêu cầu chủ cơ sở không được hoạt động khi cơ sở không có đủ các điều kiện theo quy định. 
Giải thích thêm về việc này, ông Hoàng Đức Hạnh - Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, cửa hàng này do ông Đỗ Thành Anh là người được thuê bán hàng tại thời điểm kiểm tra. 
"28 thùng hàng hết hạn sử dụng bị thu giữ tại cửa hàng không phải sản phẩm của Kinh Đô mà cửa hàng này chỉ lấy để kê ở các góc lều", ông Hạnh cho biết thêm.
Tuy nhiên, lời giải thích này của ông Hạnh khó mà thuyết phục được dư luận: Tại sao Kinh Đô lại lấy sản phẩm hết hạn không phải của mình để kê trong gian hàng bày bán bánh trung thu Kinh Đô? Thùng hàng này có liên quan gì đến sản phẩm của Kinh Đô hay không?...Câu trả lời này, ông Hạnh lại đẩy sang cho đội quản lý thị trường số 5.
Hơn nữa, trong báo cáo của thanh tra Sở Y tế, đơn vị này đã tiến hành kiểm tra 9 cơ sở sản xuất kinh doanh bánh trung thu, trong đó có 1 cơ sở dự kiến mời về xử lý vi phạm theo quy định vì lý do vệ sinh cơ sở chưa đảm bảo, lấy 13 mẫu xét nghiệm bánh trung thu tuy nhiên phải 10 ngày sau mới có kết quả. 
Thông tin này cũng khiến người tiêu dùng không yên tâm, trong khi thị trường bánh trung thu đã được bày bán sôi động từ cả tháng nay, đến nay liên ngành kiểm tra mới tiến hành lấy mẫu kiểm tra.
Không hiểu, 10 ngày mới có kết quả theo như ông Nguyễn Đắc Lộc, Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội, nói là "không thể sớm hơn vì phải theo quy trình", đến lúc đó bánh trung thu đã bán hết, người dân đều đã mua, đã ăn thì liên ngành sẽ xử lý thế nào? 
Đồ chơi Trung Quốc độc hại, dân phải chấp nhận... vì nghèo
Riêng về thị trường đồ chơi trẻ em, luôn được cảnh báo đồ chơi Trung Quốc tràn lan thị trường có chất độc hại gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em, ông Lộc khuyên người dân không nên hoang mang.
Theo lý giải của ông Lộc là vì "Việt Nam đang ở cạnh một người hàng xóm quá mạnh là Trung Quốc, mặt hàng của họ chủ yếu tập trung sản xuất để xuất khẩu, trong khi dân trí, trình độ của mình thấp thì việc kiểm soát, quản lý được hết là rất khó".
Đồ chơi trẻ em độc hại khó quản lý
Đồ chơi trẻ em độc hại khó quản lý
Việc này dường như mâu thuẫn với chức năng và nhiệm vụ của Chi cục quản lý thị trường. Vì theo lý, để đồ chơi Trung Quốc có độc gây hại cho trẻ em xuất hiện trên thị trường là trách nhiệm của cơ quan này, thì ông Lộc lại đổ trách nhiệm này sang cho người dân. 
Và theo lý giải của ông Lộc, vì dân mình nghèo, dân trí thấp thì hàng độc hại, kém chất lượng của Trung Quốc cứ tuồn sang là mình phải dùng. Nếu vậy, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý thị trường ở đâu? Chi Cục quản lý thị trường đã làm gì để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng?
Trả lời câu hỏi này, ông Lộc cho rằng, "tốt nhất người tiêu dùng nên cẩn thận hơn, nên phát huy hết khả năng của người tiêu dùng thông thái, lựa chọn sản phẩm thông minh hơn".
Ông Lộc còn cho biết, hàng năm, Chi cục quản lý luôn triển khai nhiều chuyên đề kiểm tra mặt hàng này, nhiều kế hoạch tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nhưng rất khó quản lý vì đồ chơi trẻ em đa số được đưa vào thị trường Việt Nam dưới hình thức hàng lậu.
Trong khi đó, thông tin mới đây được ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ Khoa học & Công nghệ (KH&CN) cho biết, từ kết quả các đợt thanh tra, đồ chơi cho trẻ em có xuất xứ Trung Quốc luôn gây lo ngại cho người tiêu dùng. Nhiều sản phẩm nguy cơ ngộ độc rất cao.
Đối diện với Trường Tiểu học Đặng Trần Côn A, phố Nguyễn Quý Đức (Thanh Xuân, Hà Nội) là dãy cửa hàng bán đồ chơi trẻ em. Hàng chục sản phẩm với màu sắc rực rỡ được bày bán như túi đồ bếp, xe cát đồ chơi, máy tính đồ chơi, robot trái cây, ngựa bập bênh…Trên hầu hết các sản phẩm này đều dán mác xuất xứ Trung Quốc.
Ông Dũng cho biết, năm 2012, trong số 109 cơ sở sản xuất, phân phối, bán hàng đồ chơi trẻ em tại 11 tỉnh thành được kiểm tra, có 25 cơ sở bị xử phạt. 
“Ước tính, 24% số cơ sở, 22% số mẫu đồ chơi trẻ em được thanh tra, kiểm tra về chất lượng có vi phạm”, ông Dũng nói.
Năm 2012, kết quả kiểm tra của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam với sản phẩm thú nhún có nguồn gốc Trung Quốc cho thấy hàm lượng chất phthalates (có khả năng gây dậy thì sớm, vô sinh và ung thư) cao gấp 5-9 lần tiêu chuẩn hiện hành.
Kết quả kiểm nghiệm mới đây của Viện Hóa học Việt Nam chỉ ra sản phẩm đèn lồng Trung Quốc có chứa chất cadmi độc không kém chì, thủy ngân. Các nhà sản xuất thường dùng cadmi làm vật liệu mạ đánh bóng khi sản xuất đồ chơi phủ sơn, đồ trang sức trẻ em.
Hóa chất vốn được sử dụng trong sản xuất sơn, phẩm màu công nghiệp, làm điện cực pin này, khi ngấm vào cơ thể trẻ sẽ làm chậm phát triển xương, còi xương. Nhiều công trình nghiên cứu của thế giới còn chỉ ra cadmi là yếu tố gây ung thư tiền liệt tuyến, phổi, vú.
Hiếu Lam

-
Phát hiện chất độc hại trong thuốc cổ truyền Trung Quốc
Bánh trung thu TQ 'thập cẩm chất độc hại'
Trung Quốc: Bánh bao chứa hóa chất độc hại

--

Dầu ăn Trung Quốc làm từ chất thải động vật
- Xuất hiện nhiều dòng bánh trung thu “độc” (DT).

- Thương lái Trung Quốc lùng mua…nấm độc (TP).

- Kinh hoàng trộn đất, đá, sắt vào thực phẩm kiếm lời


- Cảnh báo thuốc giá rẻ chất lượng kém vào bệnh viện (TN). - Đua nhau ‘tố’ chuyện nhầm lẫn khi khám bệnh (VNN).

- Kinh hoàng trộn đất, đá, sắt vào thực phẩm kiếm lời (VEF). - Cơ sở làm bún sạch bị vạ lây (DV).


Tại sao hàng tiêu dùng ở Trung Quốc mắc thế? In China, Veil Begins to Lift on High Consumer Prices (WSJ 4-9-13)


--
- Không sản xuất thừa mứa lúa, cá… (TT).


- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp – Bài 2: đặt hiệu quả lên hàng đầu (SGGP).

- Bánh Trung thu bị “làm giá” tăng tới 300% (Infonet).

- Không thể lập lại trật tự lòng, lề đường? (NLĐ).

- Đội mưa, xếp hàng mua bánh Trung thu như thời bao cấp (Zing). - Bánh trung thu “vàng” hết thời (NLĐ).

- Rộ tin đồn về “thần dược nấm lim xanh” (RFA).

- Uống sữa đậu nành mà… run (TP).

- Nhiều thành phần là thế! (LĐ).

TPP giúp Việt Nam tiến trước các nước trong khu vực
- Đối tác cá mập nuốt dần bánh kẹo, rượu bia nội (VEF).

Nước ngoài chiếm 70% thị trường phụ tùng cho doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam (SM 5-9-13) -- Not good! (Bạn nào dạy international economics nên dùng chuyện này như một thất bại của "domestic content requirements" policy)

Từ lâu đã có chuyện lợi dụng chính sách, phá rừng giàu (PN Today 4-9-13)

Những ngõ hẻm đầy Tây (TT 3-9-13) Tây balô, 12 đô một ngày (TT 4-9-13)

Tư bản đỏ Việt Nam: Tài sản "kếch xù" của em gái Cường Đô la (KT 4-9-13)

Mẹ nẫu ruột vì tiêu chí tuyển gái đẹp của ngân hàng (VEF 4-9-13)

Hồ sơ điện hạt nhân: Điện hạt nhân Việt Nam: Dự án Đà Lạt vẫn bị chỉ trích (RFI 4-9-13) -- P/v Ts Nguyễn Khắc Nhẫn

- Luận bàn về sự công bằng (Tia sáng).

- Tại phường Thủy Dương (Hương Thủy, Thừa Thiên- Huế): Chưa được cấp phép đã thi công sân golf (DV). - Phê duyệt quy hoạch sai, về hưu cũng phải ra tòa! (DT).

- Vụ bệnh nhân kiện đòi bác sĩ bồi thường 2,6 tỷ đồng: 30 triệu đồng và tình người khô cứng (PLTP).

- “Cấp dưới” khai gì về việc “Bầu Kiên” thao túng quyền lực ở Ngân hàng (GDVN).

- Hôm nay xử vụ “quan tài diễu phố” (VNN).

Tổng số lượt xem trang