-Gạo Việt biến mất trên thị trường hội nhập-
(PL)- Gạo Việt dường như biến mất trên thị trường thế giới vì không có thương hiệu và bị các nước nhập khẩu “thay tên, đổi chủ”.
TIN LIÊN QUAN
Hạt gạo, con số khủng và bức tranh buồn
Đi trước 20 năm, sao gạo Việt thua Campuchia?
Thị trường gạo Việt Nam đang mất dần
Nhiều thị trường ‘chê’ gạo Việt Nam
-Tại sao gạo Việt Nam rẻ như bèo
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-08-02
namnguyen08022013.mp3
- Chính trị là số phận
Max Boot (Los Angeles Times)
Trần Quốc Việt chuyển ngữ
14.9.13
- Nguyễn Minh Đào: Mấy suy nghĩ về công tác dân vận trong tình hình mới (Viet-Studies).
- Những công dân chống tham nhũng ở Việt Nam (Lê Anh Hùng). – Minh Diện: ÁO ĐỤP RẬN ĐÀN (Bùi Văn Bồng).
- “Làm quan chức mà giàu lên bất ngờ chính là tham nhũng” (TT). - “Khi đại biểu ứng cử thì hứa, trúng cử thì… trốn” (TT).- Vụ lương “khủng”: Không thể để “hạ cánh an toàn”! (NLĐ). - 3 sở bị truy trách nhiệm vì để ‘giám đốc nhận lương khủng’ (VNE).
- Cán bộ, công chức gây thiệt hại khiến Nhà nước phải bồi thường: Không dễ đòi hoàn trả… (PL&XH).
- Một vụ án, điều tra hơn 22 năm mới xong (LĐ).- Trưởng công an xã thuê người cưa trộm cây quý? (LĐ).- Quảng Bình: Điều tra vụ nổ tại nhà chủ tịch UBND xã Trường Sơn (LĐ).
- Kỳ Duyên: Cỗ máy kiếm tiền và chuyện đẻ biệt thự, xe sang (TVN).
- Không ‘bung’ tham nhũng vì sợ mất uy tín (TN). - Nhiều sai phạm tại Bệnh viện Nội tiết T.Ư (TN). - Kỷ luật các ‘sếp lương khủng’: đúng và kịp thời (TP). - Xử tội tham lam, còn tham ô, tham nhũng thì sao? (DT).
- Bí thư xã ‘chửi’ dân ngu giải thích về bộ máy ‘gia đình trị’ (Soha).
- PGS.TS Hồ Uy Liêm: “Đã dừng được bauxite Phú Yên, nên dừng luôn Nhân Cơ” (ĐV).- QH cần ‘quyết lại’ điện hạt nhân (BBC).
- DỰ ÁN THỦY ĐIỆN 6 VÀ 6A: “Không thể lách luật, đạp lên lẽ phải…” (NLĐ). - Không ai ủng hộ thủy điện phá rừng. - Thủy điện Đồng Nai 6, 6A: Tác động bất lợi về nhiều mặt (VH).
- Đề nghị tăng tính tự chủ của TP HCM (TBKTSG).
- Nợ 200 triệu đồng phải phá sản… nghe buồn cười (ĐT). - Luật phá sản chỉ áp dụng cho DN, hợp tác xã (TBNH). - Cần phải sửa đổi Luật Phá sản một cách căn bản (ĐBND).- Rau sạch hút khách (NLĐ). - Lồng đèn Việt được ưa chuộng.
- Dân phản đối nhà máy thuốc lá (NLĐ).
- Đòi lại đất công viên (TN).
(PL)- Gạo Việt dường như biến mất trên thị trường thế giới vì không có thương hiệu và bị các nước nhập khẩu “thay tên, đổi chủ”.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng các hiệp định thương mại tự do - FTA hay mới đây là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường đối với gạo VN khi hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Thái Lan, Ấn độ chưa vào TPP và thuế xuất khẩu gạo giảm về 0%. Song để tận dụng được những cơ hội này thì thực tế là xa vời vì gạo Việt đang mang nhiều “căn bệnh” chưa có “thuốc đặc trị”.
Bệnh thành tích
Hầu như năm nào ngành gạo cũng đề ra những mục tiêu xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước, đã có năm 2012 xuất khẩu gạo VN vượt qua 7,5 triệu tấn, có thời điểm xuất khẩu đứng đầu thế giới về sản lượng. Nhưng không phải từ năm 2014 đến nay khi xuất khẩu gạo tuột dốc, doanh nghiệp (DN) bế tắc, thị trường mới thấy rõ hậu quả của “căn bệnh” thành tích mà từ lâu đối nghịch với vị trí thứ hai, thứ ba thế giới, nông dân trồng lúa nước ta năm nào cũng kêu lỗ, phải bán giá thấp, vẫn nghèo.
GS Nguyễn Quốc Vọng, ĐH RMIT (Úc), chuyên gia quốc tế về nông nghiệp, cho biết không chỉ ngành gạo mà các nông sản khác của VN cứ mải miết chạy theo thành tích số lượng xuất khẩu mà quên đi phải chú trọng chất lượng, giá trị mặt hàng đó. Ngành lúa gạo VN đang rơi vào nguy cơ bị thua thiệt ngay trước mắt khi phải cạnh tranh về gạo giá rẻ với Ấn Độ, Pakistan, gạo chất lượng thì thua Thái Lan, Campuchia. Nếu không thay đổi thì ngành gạo sẽ không bao giờ tận dụng được cơ hội từ hội nhập.
Theo GS Vọng, giảm thuế chẳng mang lại gì nếu các nước dựng nên hàng rào kỹ thuật về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Ví dụ như thị trường ở châu Mỹ là Chi Lê và Mexico, những nước này đều tham gia TPP, thuế xuất khẩu sang Mexico hiện tại lên tới 20%, nếu giảm về 0% thì cơ hội rất lớn cho gạo Việt. Nhưng không có gì là dễ dàng vì muốn có mặt tại thị trường này, gạo Việt phải vượt qua hàng rào kỹ thuật, mà để vượt qua thì DN phải tốn nhiều chi phí. Khi đó giá gạo Việt phải bán ở mức cao, làm sao cạnh tranh lại gạo Mỹ với chất lượng tốt, chi phí vận chuyển thấp. Nói ra như vậy để thấy cứ đề ra mục tiêu số lượng không mang lại lợi ích gì cho ngành gạo mà cần chú trọng chất lượng, tìm cách nâng giá trị hạt gạo Việt.
Bệnh thành tích ảnh hưởng đến sản xuất rất lớn, nhiều năm nay VN chủ yếu xuất khẩu gạo cấp thấp, giá rẻ, trong khi các loại gạo thơm, gạo đồ chiếm dưới 10%. Theo GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia lúa gạo, DN xuất khẩu gạo Việt chỉ chăm chăm vào những thị trường dễ tính, ăn gạo giá rẻ như Trung Quốc, châu Phi, các nước Đông Nam Á, miễn sao bán được nhiều.
Đến khi thị trường thay đổi, các nước châu Phi họ chuyển sang ăn gạo chất lượng hơn, bằng chứng gạo Thái Lan đã chiếm lĩnh thị trường này từ tay VN trong năm 2015. Tiếp đến là Trung Quốc, từ năm 2014 đến nay, DN chỉ xuất khẩu được gạo cao cấp, gạo trắng 5% tấm và gạo thơm. Đến khi đó, ngành gạo rơi vào nghịch cảnh khi DN kiếm gạo cấp cao, gạo thơm lại không có đủ hàng để xuất khẩu.
GS Xuân chia sẻ, Thái Lan, Campuchia, Myanmar đều sản xuất lúa một vụ duy nhất trong năm, trong khi VN 2-3 vụ. Giống lúa các nước trồng nhiều vẫn là gạo thơm, giống lúa đặc sản, dài ngày, năng suất có thể không cao nhưng chất lượng tốt. Trong khi đó tại VN các giống lúa lại ngắn ngày, năng suất cao nhưng chất lượng thì không quan tâm đến.
“DN, Nhà nước lại đổ lỗi do nông dân trồng lúa thơm ít, toàn trồng lúa IR50404 (giống lúa làm ra gạo trắng 5%-25% tấm, năng suất cao, dễ chăm sóc, bán vẫn được giá). Nông dân họ thấy trồng loại lúa nào có lợi thì họ trồng, họ trồng lúa thơm vừa khó chăm sóc, năng suất không cao, khi bán thì thương lái, DN mua giá không cao hơn lúa IR50404 thì làm sao họ chịu trồng. Quan trọng là chiến lược kinh doanh, khai thác thị trường yếu kém của DN, cộng với mục tiêu thành tích sản lượng của bộ, ngành gây ra” - GS Xuân chỉ ra.
Biến mất trên thị trường thế giới
Không có thương hiệu gạo cũng là căn bệnh nhiều năm chưa có giải pháp, dù đã có chiến lược quốc gia nhưng sau bao nhiêu năm thì đến bây giờ mới triển khai. Vị trí xuất khẩu chủ yếu số lượng tốp 3 thế giới nhưng thương hiệu gạo Việt thì… không có vị trí.
Tại các thị trường tiêu thụ gạo Việt như Trung Quốc, Mỹ, châu Phi, một số nước EU, Đông Nam Á… người tiêu dùng ít khi và hầu như không thấy bao gạo được sản xuất từ VN chứ chưa nói đến mang tên thương hiệu gạo của DN VN. Ông Nguyễn Thanh Long, Giám đốc Công ty Gạo Việt, chia sẻ: “Do xuất thô, đóng thành từng bao lớn nên khi các nhà nhập khẩu đem về kho, họ sẽ đóng lại bao bì vì vậy người tiêu dùng sẽ không biết đó là gạo sản xuất ở VN. Ở những quốc gia không kiểm chặt về xuất xứ, các nhà nhập khẩu đóng bao thương hiệu có thể vẫn ghi xuất xứ VN nhưng khi bán cho nhà bán lẻ họ “thay tên, đổi chủ” lập lờ xuất xứ, thậm chí ghi xuất xứ Thái Lan, Campuchia”.
GS Nguyễn Quốc Vọng, ĐH RMIT (Úc): Thu hút DN đầu tư công nghệ cao
Đột phá trong nông nghiệp là Nhà nước phải áp dụng chính sách sử dụng đất đai dài hạn cho các nhà đầu tư. Đồng thời, Nhà nước tích cực hỗ trợ việc đổi mới công nghệ thông qua đưa công nghệ cao vào nông nghiệp của DN, đặc biệt là khâu sau thu hoạch và chế biến, có chính sách, chiến lược cho nông sản xuất khẩu. Phải xây dựng chuỗi ngành hàng gạo một cách xuyên suốt đồng bộ, tích cực hỗ trợ việc đổi mới công nghệ bằng cách đưa công nghệ cao vào nông nghiệp, đặc biệt khâu sau thu hoạch, chế biến và có chiến lược cũng như chính sách nông sản xuất khẩu.
Khi thị trường chung AEC mở ra và nếu TPP được ký kết, nông sản VN có một thị trường vô cùng rộng lớn. Nhưng thách thức còn lớn hơn khi chất lượng gạo Thái Lan ưu việt hơn; chuối Philippines; dừa, cà phê, cacao của Indonesia có chất lượng đồng đều hơn… Nếu không ứng dụng công nghệ cao thì nông sản VN sẽ có chất lượng thấp, không thể cạnh tranh được.
GS Võ Tòng Xuân: Ưu tiên gạo ngon, sạch
Myanmar mới đẩy mạnh sản xuất gạo nhưng năm 2014 nước này đã bán hơn 100.000 tấn gạo thơm cho EU, dự kiến năm nay sẽ cung ứng 200.000 tấn gạo cho EU. Giống gạo thơm Lone Thwal Hmwe và Paw San là giống địa phương lâu đời của Myanmar, giống gạo dài ngày, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên có độ an toàn cao (như gạo hữu cơ), nông dân vẫn giữ canh tác thủ công. Chính loại gạo này đã làm nên thương hiệu gạo Myanmar, giá gạo bán sang EU hơn 900 USD/tấn.
VN cần xác định một vài giống lúa theo chuẩn quốc gia rồi công bố tiêu chuẩn. Từ đó mới tính đến chuyện sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng VietGAP, GlobalG.A.P… Kế đến hỗ trợ vùng nguyên liệu, xay xát chế biến áp dụng công nghệ cao. Cần có chiến lược quảng bá thương hiệu gạo trong nước và thế giới. Nhà nước cần xây dựng hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn chất lượng cấp quốc gia để bảo hộ mặt hàng nông sản có thể bị lép vế và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trong nước khi hội nhập sâu rộng; sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, phải được công nhận bản quyền… Bên cạnh đó cũng xây dựng tiêu chuẩn chất lượng quốc gia đối với mặt hàng gạo, muốn bán ra thị trường trong nước và xuất khẩu phải có chứng nhận kiểm phẩm về chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…
|
TIN LIÊN QUAN
Hạt gạo, con số khủng và bức tranh buồn
Đi trước 20 năm, sao gạo Việt thua Campuchia?
Thị trường gạo Việt Nam đang mất dần
Nhiều thị trường ‘chê’ gạo Việt Nam
Nhớ đọc Chính trị là số phận-Nông dân, DN ‘chết’ trước ‘khí thế’ xuất khẩu gạo (TQ).
(Toquoc) – Các phân tích từ thực trạng ngành lúa gạo Việt Nam cho thấy, không chỉ nông dân mà chính doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cũng ‘chết’ trước ‘khí thế’ xuất khẩu gạo hiện nay.
Có thời vụ, người nông dân phải gặt lúa non để bán “chạy giá” (ảnh L.Nguyễn)
Nói như GS.TS Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Lúa ĐBSCL, nông dân không cần tổng sản lượng đạt bao nhiêu, tổng giá trị xuất khẩu đạt bao nhiêu mà họ chỉ cần sau mỗi mùa vụ họ lời được bao nhiêu (lãi ròng, lãi thuần) để nuôi sống gia đình và tái sản xuất.
Còn đối với DN xuất khẩu, ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) phải thốt lên rằng: “Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã yếu lắm rồi”.
Căn bệnh nan y
Theo Bộ Công Thương, năm 2012 Việt Nam xuất khẩu 7,8 triệu tấn gạo, đứng thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, giá bình quân suy giảm, thu nhập suy giảm. Đầu năm 2013 đến nay, xuất khẩu gạo còn phức tạp hơn, đã tác động trực tiếp đến sản xuất của người nông dân. 9 tháng 2013, chúng ta xuất khẩu hơn 4,6 triệu tấn nhưng sản lượng giảm, giá giảm.
Ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, ngành gạo Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, “trong thời gian vừa qua cái cạnh tranh này đã bộc lộ những hạn chế và có xu hướng mất dần. Chính sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của các DN đã tạo những khó khăn cho chính họ và nông dân. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh giờ đây hiểu rất rõ về nội tình sản xuất lúa gạo của chúng ta”.
Trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ, ngoài nông dân còn có các thành phần khác như thu gom (thương lái, “cò” lúa); nhà máy xay xát, đánh bóng; thương nhân xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động của các thành phần này chưa nhắm đến cùng một lợi ích, dẫn đến gian lận, ép giá. Các cơ quan chức năng đã từng vào cuộc loại bỏ hàng xáo nhưng không làm nổi do cách quản lý quan liêu bao cấp, rồi đâu cũng vào đấy.
Bộ Công Thương cũng đã thừa nhận, ngành sản xuất, xuất khẩu gạo còn nhiều bất cập như dù là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới nhưng chất lượng gạo chưa được đánh giá cao trên thị trường; chưa xây dựng được thương hiệu gạo; giá gạo xuất khẩu không ổn định. Nhiều DN xuất khẩu gạo không có định hướng làm ăn lâu dài, thiếu chiến lược kinh doanh, chiến lược thị trường; chưa gắn kết được khâu sản xuất với chế biến xuất khẩu.
Hơn nữa, sản xuất lúa gạo hiện nay chưa thật sự hướng tới yêu cầu của thị trường, vẫn còn tình trạng sản xuất theo số đông, tùy hứng. Điều này thể hiện rất rõ trong cơ cấu và diện tích gieo trồng. Diện tích trồng tăng nhưng năng suất kém; các giống lúa chất lượng thấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Thậm chí, thời gian gần đây do có quá nhiều lỗ hổng trong tổ chức sản xuất mà các giống lúa thơm cũng không đảm bảo chất lượng, người nông dân phải bán với giá thấp trong khi chi phí sản xuất cao.
Về chủng loại gạo, trong khi Thái Lan chú trọng nhiều ở gạo đồ, gạo nếp thì Việt Nam chủ yếu tập trung xuất khẩu gạo trắng. Tuy nhiên, gạo trắng vốn là thế mạnh của Việt Nam vẫn bị cạnh tranh quyết liệt, đến khi chuyển qua gạo đồ cũng bị cạnh tranh. “Mới đây chúng ta rao giá gạo đồ 410 – 420 USD/tấn thì ‘đứng máy’ luôn. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã yếu lắm rồi ”, ông Phạm Văn Bảy giãi bày.
Trong khi đó, ông Lê Minh Trượng, Giám đốc Công ty Lương thực Sông Hậu chia sẻ: “Nếu cuối năm nay tổng kết các doanh nghiệp xuất khẩu gạo lỗ 50% là điều đáng mừng. Chứ cái đà này lỗ có thể lên tới 70%, thậm chí 90%”.
Với khí thế xuất khẩu nhất nhì thế giới, nông dân vẫn nghèo, doanh nghiệp vẫn yếu.
Khó trị tận gốc
Theo các chuyên gia, đến năm 2015, việc khống chế 150 đầu mối xuất khẩu gạo cũng chỉ là một giải pháp truyền thống, một cơ chế “xin – cho”. Chính Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng phải thừa nhận điều này.
Theo PGS. Vũ Trọng Khải, nguyên Hiệu trưởng Trường Quản lý Cán bộ NN&PTNT, chính sách thu mua tạm trữ và hỗ trợ lãi suất không phải là chính sách thông minh bởi nó không kích thích DN nâng cao giá trị hạt gạo, nâng cao giá xuất khẩu bởi chỉ cần họ thu mua với giá thấp và bán (xuất khẩu) với giá cao hơn một chút miễn có lời là được mà không quan tâm gì đến lợi ích người nông dân.
Qua đó, PGS. Vũ Trọng Khải đề nghị tổ chức sản xuất theo hợp đồng và xây dựng chuỗi giá trị theo từng ngành hàng; đồng thời đề xuất cơ chế giá theo kiểu “nước lên, thuyền lên”. Theo PGS Khải, giá sàn mà Nhà nước quy định không phải là giá kinh doanh mà chỉ là giá bảo hiểm nên không thể buộc doanh nghiệp mua theo giá sàn.
Trong khi đó, ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA cho biết, giá gạo liên tục giảm trên thị trường thế giới do lượng cung thừa. Đối với các nước xuất khẩu khác (đối thủ cạnh tranh của Việt Nam), giá niêm yết mà họ đưa ra vậy chứ chưa phải là giá thực, cách đấu thầu giá của họ cũng có những chiêu trò khác nhau.
Diễn biến tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo thế giới cho thấy, Ấn Độ năm nay thời tiết tốt, được mùa nên dự báo đạt sản lượng lớn. Hiện Ấn Độ còn tồn kho khoảng 30 triệu tấn gạo. Do đó, nhiều khả năng Ấn Độ tiếp tục xuất khẩu mạnh. Trong khi đó, Pakistan đang nổi lên là nước xuất khẩu gạo tiềm năng. Chất lượng gạo của Pakistan, Ấn Độ được thị trường châu Phi ưa chuộng hơn gạo của Việt Nam.
Hiện Việt Nam chỉ trông chờ vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc nhập khẩu gạo lớn nhưng rất bưng bít thông tin. “Malaysia giờ không dám ký với chúng ta vì họ sợ ký rồi nay mai giá xuống nữa”, ông Phạm Văn Bảy chua chát.
Theo GS.TS Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Lúa ĐBSCL, nông dân hàng ngàn năm nay trồng lúa thì không thể nói bỏ là bỏ được. Vấn đề là làm sao để bà con làm giàu từ cây lúa. Cần chuyển giao khoa học kỹ thuật một cách chu đáo, chặt chẽ cho nông dân. Họ làm một vài vụ sẽ có kinh nghiệm và làm chủ được công nghệ.
Nói về thu nhập của người trồng lúa, GS.TS Luật phải kêu lên: “Doanh nghiệp lãi vừa thôi, để nông dân còn có lãi”. GS.TS Luật cho rằng, làm sao để nông dân bán được lúa với mức giá gần nhất, sát nhất với giá xuất khẩu. Nông dân không cần tổng sản lượng đạt bao nhiêu, tổng giá trị xuất khẩu đạt bao nhiêu mà họ chỉ cần sau mỗi mùa vụ họ làm lời được bao nhiêu (lãi ròng, lãi thuần) để nuôi sống gia đình và tái sản xuất.
Về cấp Cota xuất khẩu gạo, ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công thương khẳng định, Chính phủ sẽ không quản lý Cota xuất khẩu gạo nữa. Điều này phù hợp với tiến trình hội nhập khu vực, quốc tế cũng như với tư cách là thành viên WTO. Theo mục đích, yêu cầu của Chính phủ và các Bộ ngành, xuất khẩu gạo của Việt Nam phải mang lại giá trị cao hơn.
Theo VFA, quy mô sản xuất hàng năm của Việt Nam khoảng từ 7 – 8 tấn gạo hàng hóa. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo của chúng ta lại rất bấp bênh. Số hợp đồng xuất khẩu đã ký 8 tháng 2013 giảm 5,64% so cùng kỳ, lượng tồn kho còn khá cao. Ngay thời điểm này giá gạo đang xuống rất thấp. Tháng 8 giá xuất khẩu gạo giảm bình quân 15 USD/tấn.
VFA cho rằng, các DN cần theo dõi sát thị trường để có hướng giải quyết lượng gạo tồn kho và định hướng thu mua; đồng thời yêu cầu DN soạn thảo hợp đồng xuất khẩu chặt chẽ hơn để tránh tình trạng đối tác hủy hợp đồng.
|
-Tại sao gạo Việt Nam rẻ như bèo
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-08-02
namnguyen08022013.mp3
Giá gạo Việt Nam đã tách ra khỏi mặt bằng giá gạo thế giới và trở thành nguồn cung cấp rẻ nhất. Phát biểu của ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam được thông tấn xã Nhà nước và báo chí đưa tin hồi đầu tháng 7, thoạt nghe tưởng đâu gạo Việt Nam cạnh tranh tốt vì giá rẻ. Nhưng không phải vậy, phẩm chất gạo Việt Nam đã xuống thấp đến mức độ khách hàng chỉ chịu mua vì giá quá rẻ.
Trong thí dụ điển hình, một nông dân làm lúa thơm ở Cần Thơ mô tả việc thương lái và doanh nghiệp đấu trộn lúa để có lời nhiều hơn.
“Lúa Jasmine 85 so với Thái Lan cũng không thua gì bao nhiêu, thơm ngon dẻo có đủ, nhưng mấy ‘cha’ tham ăn quá xem dân không ra gì hết. Dân sạ giống chất lượng cao, sạ độ thuần rất là thuần, giống nó bằng, nó rặc, không bị lỏng, nhưng mua về mấy ‘cha’ đấu trộn bậy bạ mang tiếng dân, đổ thừa cho dân làm giống không chất lượng cao. Thương lái đấu một mớ, doanh nghiệp đấu một mớ nữa.”
Nông dân quá bức xúc năm nay làm ruộng lời chưa được 10% làm sao mà sống nổi. Trong khi phân bón thuốc trừ sâu của mấy ‘cha’ sản xuất ra thì nhìn ra theo giá thế giới.
-Một nông dân
Những năm thị trường gạo thế giới cung thấp hơn cầu, thì gạo Việt Nam còn dễ bán. Nhưng nay thị trường thừa cung, nhiều nước tạm ngừng xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Pakistan từ năm ngoái đã tham gia thị trường trở lại. Đó là chưa kể những đối thủ tiềm năng như Cămpuchia và Myanmar. Vào đầu tháng 7 vừa qua, gạo 5% tấm của Việt Nam đã rơi xuống đáy phải chào bán với giá 365 USD/tấn, hiện nay tuy báo giá của doanh nghiệp Việt Nam cho thấy giá gạo các loại đã tăng hơn trước nhưng vẫn kém gạo cùng phẩm cấp của Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan từ 50 tới 75 USD/tấn.
Quá nhiều nguyên do dẫn tới thực tế hiện nay cho nông nghiệp Việt Nam, quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ nhì thế giới nhiều năm liền. Năm 2012 cả nước xuất khẩu 7,7 triệu tấn gạo nhưng thu nhập bình quân của nông dân vựa lúa xuất khẩu đồng bằng sông Cửu Long chỉ hơn 500.000 đồng/người/tháng. Nông dân làm lúa phát biểu:
“Nông dân quá bức xúc năm nay làm ruộng lời chưa được 10% làm sao mà sống nổi. Trong khi phân bón thuốc trừ sâu của mấy ‘cha’ sản xuất ra thì nhìn ra theo giá thế giới không biết sao, giá trong nước thậm chí còn mắc hơn giá u-rê Trung Quốc nhập vô. Nông dân kiểu này nghèo suốt đời luôn, bộ chế độ này không cho nông dân làm giàu, đè đầu không cho ngóc đầu lên. Vậy là nói dân giàu nước mạnh cái nỗi gì, nước giàu dân mạt thì có…xã hội công bằng dân chủ văn minh, dân chủ chưa thấy chỗ nào, văn minh thì dân thu nhập không cao làm gì phát triển trí thức được…”
Nhà nước Việt Nam có thể đã hài lòng về việc từ chỗ thiếu lương thực mà trong vòng 20 năm trở thành nước xuất khẩu gạo thứ nhì thế giới và chẳng lắng nghe trước những khuyến cáo rất sớm, đối với vấn đề thay đổi tư duy tiểu nông. TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế từ Hà Nội nhận định:
“Nông nghiệp là một trong các trụ đỡ rất quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam. Còn việc Việt Nam đã khắc phục được nạn thiếu lương thực phải nhập khẩu, rồi phải bán theo định lượng, thậm chí phải bán bo bo để thay gạo thì đã qua rồi và đấy là những thành tựu rất đáng kể. Tuy vậy việc sản xuất lương thực của Việt Nam hiện nay đang có vấn đề là chưa kết hợp được giữa khâu sản xuất với khâu thu mua lưu thông chế biến và xuất khẩu. Giữa khâu sản xuất, khâu thu mua và khâu xuất khẩu này lại chưa có hợp đồng một cách ổn định, vì vậy bị cắt đứt đoạn và hạt gạo Việt Nam phải qua quá nhiều tay thì mới đi đến xuất khẩu được. Cứ mỗi lần như vậy thì những cá nhân thu mua, công ty thu mua đều có một phần lãi, nhưng người nông dân thì ít được lãi. Tôi nghĩ vấn đề ở đây trước hết Việt Nam sẽ phải tổ chức lại sản xuất, phải ký kết hợp đồng giữa người sản xuất và người tiêu thụ, người chế biến và người xuất khẩu.”
Chính sách cản trở công nghiệp hóa
Một cánh đồng trồng lúa ở Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam hôm 17/02/2013. AFP PHOTO.
Chính sách chia đều ruộng đất ở Việt Nam vô hình chung lại là một trong những nguyên nhân cản trở sản xuất nông nghiệp công nghiệp hóa. Trong một lần trả lời chúng tôi, TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn từng đề cập tới nhu cầu cấp thiết phải đổi mới, tái cơ cấu thay đổi thể chế nông thôn. Ông nói:
“… Nếu người nông dân Việt Nam với qui mô 0,6 héc-ta mà lại chia thành 5 tới 15 mảnh ruộng nhỏ và chia nhỏ thành hơn 10 triệu hộ riêng lẻ như hiện nay thì không có tài gì có thể tập hợp lại, có thể đưa ra khối lượng sản phẩm hàng hóa với chất lượng cao và ổn định, đưa đến tay khách hàng đúng hạn và đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, cũng như không có tài gì mà các ngân hàng, các tổ chức khuyến nông có thể bù đắp nổi chi phí để đưa các dịch vụ phục vụ cho đến tận làng bản xa xôi cho từng người nông dân nhỏ lẻ như thế cả. Đấy không thể là kết cấu của một nền sản xuất hàng hóa lớn được…”
Chất lượng lúa gạo tất nhiên liên quan đến công nghệ sau thu hoạch mà Việt Nam sẽ phải mất nhiều thời gian và tiền bạc nếu muốn tái cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt về sản xuất lúa gạo.
TS Phạm Văn Tấn chuyên gia công nghệ sau thu hoạch ở các tỉnh phía nam từng nói với chúng tôi, Việt Nam làm ra hạt gạo theo qui trình ngược làm giảm chất lượng và thất thoát. Doanh nghiệp mua gạo nguyên liệu của thương lái rồi mới chà bóng để xuất khẩu, thay vì phải mua lúa để có thể trữ lâu dài. TS Phạm Văn Tấn nhận định:
Với qui mô 0,6 héc-ta mà lại chia thành 5 tới 15 mảnh ruộng nhỏ và chia nhỏ thành hơn 10 triệu hộ riêng lẻ như hiện nay thì không có tài gì có thể tập hợp lại.
-TS Đặng Kim Sơn
“Có khoảng 2,5 triệu tới 3 triệu tấn kho hai mái cũng như nhà bình thường, hầu hết những kho đó đều không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để chứa lúa quá 6 tháng mà chỉ có thể chứa dưới ba tháng. Như thế không thể đáp ứng chiến lược lúa gạo, vì phải chứa lúa hơn 6 tháng mới có thể dự kiến sự biến động của gía cả lúa gạo trên thị trường thế giới, thì lúc đó mới có thể điều tiết được lúc nào bán ra lượng nhiều, lúc nào cần hạn chế, như thế thương mại lúa gạo của Việt Nam mới không bị khách hàng quốc tế ép giá.”
Chủ trương đẩy mạnh trồng lúa mà không kèm theo phát triển công nghệ sau thu hoạch, hoặc thực hiện rất chậm chạp, đã đưa đến nhiều hậu quả nhất là khi thị trường thế giới suy giảm.
Tuy vậy, vấn đề để lại nhiều hậu quả nhất lại chính là chính sách tiêu thụ và xuất khẩu gạo mang tính độc quyền. GSTS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học Tân Tạo Long An vạch rõ điều này trên báo mạng Phunutoday. Theo đó từ chính phủ đến Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT dù có chính sách tự do mậu dịch, nhưng trong thực tế lại giao tất cả quyền hành xuất khẩu cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Chủ tịch của VFA là ông Trương Thanh Phong lại đồng thời là Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2). Trong VFA hai Tổng Công ty Lương thực Nhà nước Vinafood 1 và Vinafood 2 chiếm lĩnh 60% tới 70% thị phần xuất khẩu gạo của cả nước. Các Tổng công ty này luôn luôn có lời vì xuất khẩu gạo giá thấp thì mua vào thấp hơn và hưởng chênh lệch.
Báo điện tử Đất Việt ngày 24/7 dẫn lời Phó Giáo sư TS Nguyễn Văn Nam nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) nhận định rằng: “Chính sách hỗ trợ thu mua tạm trữ gạo đang góp phần làm giá gạo Việt Nam rẻ nhất thế giới, danh nghĩa là hỗ trợ nông dân nhưng thực tế doanh nghiệp xuất khẩu hưởng lợi lớn, còn người nông dân chỉ được chút ít lợi ích gián tiếp.” Theo lời ông Nguyễn Văn Nam, chính phủ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu giúp họ giảm chi phí cho việc thu mua gạo, tức là mua được giá rẻ, và đương nhiên doanh nghiệp cũng sẵn sàng xuất khẩu với giá rẻ mà lợi nhuận không suy giảm. Thêm nữa, nhà xuất khẩu sẵn sàng bán rẻ vì họ có một chân hàng rất dồi dòa trong nước, và họ sẽ tiếp tục xuất khẩu lô thứ 2, thứ 3, tổng hợp lại là lợi nhuận của họ cao hơn nhiều so với dự trữ và chờ giá cao mới xuất hàng. Vì vậy, chính sách hỗ trợ tạm trữ gạo lại vô tình đẩy giá xuất khẩu gạo VN xuống thấp. Vơi gía thấp đó lợi ích nhà xuất khẩu không hề suy giảm, còn người nông dân chịu mọi thua thiệt, càng làm càng lỗ.
Vẫn theo Đất Việt Online, PGS.TS Nguyễn Văn Nam nhấn mạnh, bản thân nông dân cần bán lúa, còn chương trình lại hỗ trợ mua gạo, như vậy điều gọi là ‘lợi ích cho người nông dân’ chỉ là một con bài chính trị nhằm thực hiện lợi ích thiết thực và lớn lao cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Mặt khác xưa nay chỉ có thể dự trữ thóc lúa thì mới có thể duy trì được chất lượng hạt gạo, còn dự trữ gạo chỉ có làm cho chất lượng hạt gạo giảm, dự trữ càng lâu chất lượng càng giảm, kéo theo giá trị giảm.
- Gạo Việt mất dần lợi thế cạnh tranh! (CT). - Nông dân, DN ‘chết’ trước ‘khí thế’ xuất khẩu gạo (TQ).
- Về việc Đưa nông sản Việt sang Mỹ: Cần có “cách mạng” trong sản xuất (DV).
- Thận trọng với thương lái mua tôm giá cao (VTV).- Nông sản Trung Quốc ngập chợ Việt
- Tái cơ cấu ngành lúa gạo ĐBSCL nhắm tới người trồng lúa (TBKTSG).
- Tôm VN bị ‘thu vét ồ ạt’ sang TQ (BBC). - Nguy cơ hết tôm nguyên liệu cho xuất khẩu (CT).
- Tái cơ cấu nông nghiệp ở ĐBSCL: Các doanh nghiệp kỳ vọng vào hỗ trợ tài chính (SGTT). - Nhà nông than bị doanh nghiệp “bẻ kèo” (SGTT). - Nhập khẩu nông sản tăng mạnh (ĐĐK).
- Kinh tế Nga tồi tệ nhất từ năm 2008 (TBKTSG).
- “Thú lạ” xuất hiện trong khu dân cư là hổ, báo? (DV). - Những quả đắng Nga phải nuốt từ Trung Quốc (ĐV).
- Có thật Putin là người giàu nhất trái đất? (DV).
- Thiếu thương hiệu, giá gạo Việt Nam không thể cao (VOV). - Có nên theo đuổi “danh hiệu” xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới? (PT). - Nước nào được lợi khi sản lượng gạo của Việt Nam giảm? (VnEco). - Đời sống nông dân: Nhìn nhận và suy ngẫm (NNVN).- Hơn 1 tỷ tấn lương thực phí phạm hàng năm trên thế giới (RFI).- Bấp bênh nông sản xuất khẩu (TP).
- Nông dân bỏ ruộng: để không quá trễ (SGTT).- Đồng bào DTTS miền núi phía bắc: Khó tiếp cận khuyến nông (DV).- Giá gạo xuất khẩu rẻ nhất trong 3 tháng (VnEco).
Chất lượng xuống thấp
Theo các báo điện tử Pháp Luật TP.HCM và Saigon Tiếp Thị bản tin trên mạng ngày 29/7, ngay cả nước láng giềng Campuchia, hồi sinh từ diệt chủng, nay mới bắt đầu xuất khẩu gạo mà giá gạo 5% tấm còn cao hơn của Việt Nam tới 75 USD/tấn, cụ thể có thời điểm Xứ Chùa Tháp bán gạo 5% giá 480 USD/tấn so với 405 USD/tấn của Việt Nam. Tờ báo trích lời GSTS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học Tân tạo Long An mô tả, gạo Campuchia có tỉ lệ gạo đồng nhất, loại nào ra loại đó, không phải như Việt Nam một bao gạo 5% tấm nhưng trộn đủ loại trong đó.Trong thí dụ điển hình, một nông dân làm lúa thơm ở Cần Thơ mô tả việc thương lái và doanh nghiệp đấu trộn lúa để có lời nhiều hơn.
“Lúa Jasmine 85 so với Thái Lan cũng không thua gì bao nhiêu, thơm ngon dẻo có đủ, nhưng mấy ‘cha’ tham ăn quá xem dân không ra gì hết. Dân sạ giống chất lượng cao, sạ độ thuần rất là thuần, giống nó bằng, nó rặc, không bị lỏng, nhưng mua về mấy ‘cha’ đấu trộn bậy bạ mang tiếng dân, đổ thừa cho dân làm giống không chất lượng cao. Thương lái đấu một mớ, doanh nghiệp đấu một mớ nữa.”
Nông dân quá bức xúc năm nay làm ruộng lời chưa được 10% làm sao mà sống nổi. Trong khi phân bón thuốc trừ sâu của mấy ‘cha’ sản xuất ra thì nhìn ra theo giá thế giới.
-Một nông dân
Những năm thị trường gạo thế giới cung thấp hơn cầu, thì gạo Việt Nam còn dễ bán. Nhưng nay thị trường thừa cung, nhiều nước tạm ngừng xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Pakistan từ năm ngoái đã tham gia thị trường trở lại. Đó là chưa kể những đối thủ tiềm năng như Cămpuchia và Myanmar. Vào đầu tháng 7 vừa qua, gạo 5% tấm của Việt Nam đã rơi xuống đáy phải chào bán với giá 365 USD/tấn, hiện nay tuy báo giá của doanh nghiệp Việt Nam cho thấy giá gạo các loại đã tăng hơn trước nhưng vẫn kém gạo cùng phẩm cấp của Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan từ 50 tới 75 USD/tấn.
Quá nhiều nguyên do dẫn tới thực tế hiện nay cho nông nghiệp Việt Nam, quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ nhì thế giới nhiều năm liền. Năm 2012 cả nước xuất khẩu 7,7 triệu tấn gạo nhưng thu nhập bình quân của nông dân vựa lúa xuất khẩu đồng bằng sông Cửu Long chỉ hơn 500.000 đồng/người/tháng. Nông dân làm lúa phát biểu:
“Nông dân quá bức xúc năm nay làm ruộng lời chưa được 10% làm sao mà sống nổi. Trong khi phân bón thuốc trừ sâu của mấy ‘cha’ sản xuất ra thì nhìn ra theo giá thế giới không biết sao, giá trong nước thậm chí còn mắc hơn giá u-rê Trung Quốc nhập vô. Nông dân kiểu này nghèo suốt đời luôn, bộ chế độ này không cho nông dân làm giàu, đè đầu không cho ngóc đầu lên. Vậy là nói dân giàu nước mạnh cái nỗi gì, nước giàu dân mạt thì có…xã hội công bằng dân chủ văn minh, dân chủ chưa thấy chỗ nào, văn minh thì dân thu nhập không cao làm gì phát triển trí thức được…”
Nhà nước Việt Nam có thể đã hài lòng về việc từ chỗ thiếu lương thực mà trong vòng 20 năm trở thành nước xuất khẩu gạo thứ nhì thế giới và chẳng lắng nghe trước những khuyến cáo rất sớm, đối với vấn đề thay đổi tư duy tiểu nông. TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế từ Hà Nội nhận định:
“Nông nghiệp là một trong các trụ đỡ rất quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam. Còn việc Việt Nam đã khắc phục được nạn thiếu lương thực phải nhập khẩu, rồi phải bán theo định lượng, thậm chí phải bán bo bo để thay gạo thì đã qua rồi và đấy là những thành tựu rất đáng kể. Tuy vậy việc sản xuất lương thực của Việt Nam hiện nay đang có vấn đề là chưa kết hợp được giữa khâu sản xuất với khâu thu mua lưu thông chế biến và xuất khẩu. Giữa khâu sản xuất, khâu thu mua và khâu xuất khẩu này lại chưa có hợp đồng một cách ổn định, vì vậy bị cắt đứt đoạn và hạt gạo Việt Nam phải qua quá nhiều tay thì mới đi đến xuất khẩu được. Cứ mỗi lần như vậy thì những cá nhân thu mua, công ty thu mua đều có một phần lãi, nhưng người nông dân thì ít được lãi. Tôi nghĩ vấn đề ở đây trước hết Việt Nam sẽ phải tổ chức lại sản xuất, phải ký kết hợp đồng giữa người sản xuất và người tiêu thụ, người chế biến và người xuất khẩu.”
Chính sách cản trở công nghiệp hóa
Một cánh đồng trồng lúa ở Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam hôm 17/02/2013. AFP PHOTO.
Chính sách chia đều ruộng đất ở Việt Nam vô hình chung lại là một trong những nguyên nhân cản trở sản xuất nông nghiệp công nghiệp hóa. Trong một lần trả lời chúng tôi, TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn từng đề cập tới nhu cầu cấp thiết phải đổi mới, tái cơ cấu thay đổi thể chế nông thôn. Ông nói:
“… Nếu người nông dân Việt Nam với qui mô 0,6 héc-ta mà lại chia thành 5 tới 15 mảnh ruộng nhỏ và chia nhỏ thành hơn 10 triệu hộ riêng lẻ như hiện nay thì không có tài gì có thể tập hợp lại, có thể đưa ra khối lượng sản phẩm hàng hóa với chất lượng cao và ổn định, đưa đến tay khách hàng đúng hạn và đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, cũng như không có tài gì mà các ngân hàng, các tổ chức khuyến nông có thể bù đắp nổi chi phí để đưa các dịch vụ phục vụ cho đến tận làng bản xa xôi cho từng người nông dân nhỏ lẻ như thế cả. Đấy không thể là kết cấu của một nền sản xuất hàng hóa lớn được…”
Chất lượng lúa gạo tất nhiên liên quan đến công nghệ sau thu hoạch mà Việt Nam sẽ phải mất nhiều thời gian và tiền bạc nếu muốn tái cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt về sản xuất lúa gạo.
TS Phạm Văn Tấn chuyên gia công nghệ sau thu hoạch ở các tỉnh phía nam từng nói với chúng tôi, Việt Nam làm ra hạt gạo theo qui trình ngược làm giảm chất lượng và thất thoát. Doanh nghiệp mua gạo nguyên liệu của thương lái rồi mới chà bóng để xuất khẩu, thay vì phải mua lúa để có thể trữ lâu dài. TS Phạm Văn Tấn nhận định:
Với qui mô 0,6 héc-ta mà lại chia thành 5 tới 15 mảnh ruộng nhỏ và chia nhỏ thành hơn 10 triệu hộ riêng lẻ như hiện nay thì không có tài gì có thể tập hợp lại.
-TS Đặng Kim Sơn
“Có khoảng 2,5 triệu tới 3 triệu tấn kho hai mái cũng như nhà bình thường, hầu hết những kho đó đều không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để chứa lúa quá 6 tháng mà chỉ có thể chứa dưới ba tháng. Như thế không thể đáp ứng chiến lược lúa gạo, vì phải chứa lúa hơn 6 tháng mới có thể dự kiến sự biến động của gía cả lúa gạo trên thị trường thế giới, thì lúc đó mới có thể điều tiết được lúc nào bán ra lượng nhiều, lúc nào cần hạn chế, như thế thương mại lúa gạo của Việt Nam mới không bị khách hàng quốc tế ép giá.”
Chủ trương đẩy mạnh trồng lúa mà không kèm theo phát triển công nghệ sau thu hoạch, hoặc thực hiện rất chậm chạp, đã đưa đến nhiều hậu quả nhất là khi thị trường thế giới suy giảm.
Tuy vậy, vấn đề để lại nhiều hậu quả nhất lại chính là chính sách tiêu thụ và xuất khẩu gạo mang tính độc quyền. GSTS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học Tân Tạo Long An vạch rõ điều này trên báo mạng Phunutoday. Theo đó từ chính phủ đến Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT dù có chính sách tự do mậu dịch, nhưng trong thực tế lại giao tất cả quyền hành xuất khẩu cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Chủ tịch của VFA là ông Trương Thanh Phong lại đồng thời là Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2). Trong VFA hai Tổng Công ty Lương thực Nhà nước Vinafood 1 và Vinafood 2 chiếm lĩnh 60% tới 70% thị phần xuất khẩu gạo của cả nước. Các Tổng công ty này luôn luôn có lời vì xuất khẩu gạo giá thấp thì mua vào thấp hơn và hưởng chênh lệch.
Báo điện tử Đất Việt ngày 24/7 dẫn lời Phó Giáo sư TS Nguyễn Văn Nam nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) nhận định rằng: “Chính sách hỗ trợ thu mua tạm trữ gạo đang góp phần làm giá gạo Việt Nam rẻ nhất thế giới, danh nghĩa là hỗ trợ nông dân nhưng thực tế doanh nghiệp xuất khẩu hưởng lợi lớn, còn người nông dân chỉ được chút ít lợi ích gián tiếp.” Theo lời ông Nguyễn Văn Nam, chính phủ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu giúp họ giảm chi phí cho việc thu mua gạo, tức là mua được giá rẻ, và đương nhiên doanh nghiệp cũng sẵn sàng xuất khẩu với giá rẻ mà lợi nhuận không suy giảm. Thêm nữa, nhà xuất khẩu sẵn sàng bán rẻ vì họ có một chân hàng rất dồi dòa trong nước, và họ sẽ tiếp tục xuất khẩu lô thứ 2, thứ 3, tổng hợp lại là lợi nhuận của họ cao hơn nhiều so với dự trữ và chờ giá cao mới xuất hàng. Vì vậy, chính sách hỗ trợ tạm trữ gạo lại vô tình đẩy giá xuất khẩu gạo VN xuống thấp. Vơi gía thấp đó lợi ích nhà xuất khẩu không hề suy giảm, còn người nông dân chịu mọi thua thiệt, càng làm càng lỗ.
Vẫn theo Đất Việt Online, PGS.TS Nguyễn Văn Nam nhấn mạnh, bản thân nông dân cần bán lúa, còn chương trình lại hỗ trợ mua gạo, như vậy điều gọi là ‘lợi ích cho người nông dân’ chỉ là một con bài chính trị nhằm thực hiện lợi ích thiết thực và lớn lao cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Mặt khác xưa nay chỉ có thể dự trữ thóc lúa thì mới có thể duy trì được chất lượng hạt gạo, còn dự trữ gạo chỉ có làm cho chất lượng hạt gạo giảm, dự trữ càng lâu chất lượng càng giảm, kéo theo giá trị giảm.
- Gạo Việt mất dần lợi thế cạnh tranh! (CT). - Nông dân, DN ‘chết’ trước ‘khí thế’ xuất khẩu gạo (TQ).
- Về việc Đưa nông sản Việt sang Mỹ: Cần có “cách mạng” trong sản xuất (DV).
- Thận trọng với thương lái mua tôm giá cao (VTV).- Nông sản Trung Quốc ngập chợ Việt
- Tái cơ cấu ngành lúa gạo ĐBSCL nhắm tới người trồng lúa (TBKTSG).
- Tôm VN bị ‘thu vét ồ ạt’ sang TQ (BBC). - Nguy cơ hết tôm nguyên liệu cho xuất khẩu (CT).
- Tái cơ cấu nông nghiệp ở ĐBSCL: Các doanh nghiệp kỳ vọng vào hỗ trợ tài chính (SGTT). - Nhà nông than bị doanh nghiệp “bẻ kèo” (SGTT). - Nhập khẩu nông sản tăng mạnh (ĐĐK).
- Kinh tế Nga tồi tệ nhất từ năm 2008 (TBKTSG).
- “Thú lạ” xuất hiện trong khu dân cư là hổ, báo? (DV). - Những quả đắng Nga phải nuốt từ Trung Quốc (ĐV).
- Có thật Putin là người giàu nhất trái đất? (DV).
- Thiếu thương hiệu, giá gạo Việt Nam không thể cao (VOV). - Có nên theo đuổi “danh hiệu” xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới? (PT). - Nước nào được lợi khi sản lượng gạo của Việt Nam giảm? (VnEco). - Đời sống nông dân: Nhìn nhận và suy ngẫm (NNVN).- Hơn 1 tỷ tấn lương thực phí phạm hàng năm trên thế giới (RFI).- Bấp bênh nông sản xuất khẩu (TP).
- Nông dân bỏ ruộng: để không quá trễ (SGTT).- Đồng bào DTTS miền núi phía bắc: Khó tiếp cận khuyến nông (DV).- Giá gạo xuất khẩu rẻ nhất trong 3 tháng (VnEco).
Max Boot (Los Angeles Times)
Trần Quốc Việt chuyển ngữ
14.9.13
- Những công dân chống tham nhũng ở Việt Nam (Lê Anh Hùng). – Minh Diện: ÁO ĐỤP RẬN ĐÀN (Bùi Văn Bồng).
- “Làm quan chức mà giàu lên bất ngờ chính là tham nhũng” (TT). - “Khi đại biểu ứng cử thì hứa, trúng cử thì… trốn” (TT).- Vụ lương “khủng”: Không thể để “hạ cánh an toàn”! (NLĐ). - 3 sở bị truy trách nhiệm vì để ‘giám đốc nhận lương khủng’ (VNE).
- Cán bộ, công chức gây thiệt hại khiến Nhà nước phải bồi thường: Không dễ đòi hoàn trả… (PL&XH).
- Một vụ án, điều tra hơn 22 năm mới xong (LĐ).- Trưởng công an xã thuê người cưa trộm cây quý? (LĐ).- Quảng Bình: Điều tra vụ nổ tại nhà chủ tịch UBND xã Trường Sơn (LĐ).
- Kỳ Duyên: Cỗ máy kiếm tiền và chuyện đẻ biệt thự, xe sang (TVN).
- Không ‘bung’ tham nhũng vì sợ mất uy tín (TN). - Nhiều sai phạm tại Bệnh viện Nội tiết T.Ư (TN). - Kỷ luật các ‘sếp lương khủng’: đúng và kịp thời (TP). - Xử tội tham lam, còn tham ô, tham nhũng thì sao? (DT).
- Bí thư xã ‘chửi’ dân ngu giải thích về bộ máy ‘gia đình trị’ (Soha).
- PGS.TS Hồ Uy Liêm: “Đã dừng được bauxite Phú Yên, nên dừng luôn Nhân Cơ” (ĐV).- QH cần ‘quyết lại’ điện hạt nhân (BBC).
- DỰ ÁN THỦY ĐIỆN 6 VÀ 6A: “Không thể lách luật, đạp lên lẽ phải…” (NLĐ). - Không ai ủng hộ thủy điện phá rừng. - Thủy điện Đồng Nai 6, 6A: Tác động bất lợi về nhiều mặt (VH).
- Đề nghị tăng tính tự chủ của TP HCM (TBKTSG).
- Nợ 200 triệu đồng phải phá sản… nghe buồn cười (ĐT). - Luật phá sản chỉ áp dụng cho DN, hợp tác xã (TBNH). - Cần phải sửa đổi Luật Phá sản một cách căn bản (ĐBND).- Rau sạch hút khách (NLĐ). - Lồng đèn Việt được ưa chuộng.
- Dân phản đối nhà máy thuốc lá (NLĐ).
- Đòi lại đất công viên (TN).