Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

Cảnh báo đuổi học 1.000 sinh viên: Việc cần làm ngay!

--Cảnh báo đuổi học 1.000 sinh viên: Việc cần làm ngay!Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN - Đuổi học những sinh viên yếu kém, vô kỷ luật sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, sàng lọc nguồn nhân lực của nước nhà. 

Sự việc 1.041 sinh viên thuộc 8 khoa của Đại học Tây Nguyên có nguy cơ bị buộc thôi học là việc làm hiếm thấy từ xưa tới nay ở một trường Đại học nước ta bởi trong lúc nhiều trường phải vật lộn, tìm đủ mọi cách để tuyển sinh, lôi kéo người học về trường mình. Thế nhưng, đây là việc nên làm, khuyến khích làm vì nó góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, sàng lọc nguồn nhân lực của nước nhà.

Lý do mà Hội đồng kỷ luật nhà trường đưa ra do các sinh viên này phần lớn tự ý bỏ học hoặc có điểm trung bình chung học kỳ dưới 1,0 (tính theo thang điểm 4,0). Sau khi cảnh báo quá 2 lần mà sinh viên không khắc phục được, thì sẽ bị trường buộc thôi học.

Chỉ cách đây vài năm, học sinh thi đỗ vào trường đại học dù có “dính” kỷ luật, bỏ học triền miên cũng khó xử lý, ít trường hợp bị đuổi học. Mọi người thường nói đùa “vào trường đại học thì khó chứ kiểu gì mà chả ra trường được”. Thế mới có chuyện, có sinh viên học tới 6-7 năm mới có được tấm bằng tốt nghiệp. Việc thải loại sinh viên yếu kém không phải bây giờ mới có, nhưng trong điều kiện và tình hình mới thì yêu cầu này đặt ra phải được thực hiện ráo riết, kỹ càng hơn.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, siết kỷ luật đối với sinh viên Thông tư 57/2012/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ra đời. Theo đó, từ ngày 10/2/2013, sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu bị cảnh báo kết quả học tập kém trên 2 lần liên tiếp… Việc cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ, nhằm giúp cho sinh viên có kết quả học tập kém biết và lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt nghiệp trong thời hạn tối đa được phép theo học chương trình.

Việt Nam muốn tiến đến một nền giáo dục chất lượng cao thì ngay từ bây giờ việc đuổi 1 nghìn, 2 nghìn, thậm chí nhiều hơn nữa những sinh viên yếu kém là điều cần thiết. Ở Mỹ, một nền giáo dục mang tính thị trường cao nhưng chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu. Hồi đầu năm nay, Sách Trắng về vấn đề đuổi học sinh viên Trung Quốc do WholeRen Education, tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ cho sinh viên Trung Quốc có trụ sở tại Mỹ, phát hành cho biết: Có tới hàng nghìn sinh viên Trung Quốc bị đuổi học. Qua phân tích 1.657 sinh viên trong số bị đuổi học, thì có khoảng 57% bị sa thải vì học tập kém cỏi, số còn lại là do thái độ học tập chểnh mảng, triệu chứng tâm thần và một số vấn đề thể chất khác.

Trở lại với câu chuyện của nước mình, những năm gần đây, chất lượng nguồn nhân lực ở trình độ đại học, cao đẳng ra trường được đánh giá không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, kể cả với những sinh viên tốt nghiệp ở các trường đại học top đầu. Thực trạng này xuất phát từ đâu? Đầu vào được tuyển lựa khá kỹ càng, nhưng quá trình học tập ở trường đại học lại "thả lỏng" hơn khi học phổ thông nên nhiều bạn đã không chú tâm vào học tập khiến họ bị tụt dần so với mặt bằng chung. Hoặc vì lý do nào đó, như năng lực, hoàn cảnh… mà họ bị “văng” khỏi guồng máy học tập.

Siết chặt kỷ luật đào tạo cũng là cách để có nguồn lao động chất lượng cao. Ở bất kỳ môi trường nào cũng cần có sự sàng lọc. Học kém, kỷ luật kém, tự ý bỏ học… thì đương nhiên phải nhận án “đuổi học”. Đã một thời gian dài, giáo dục đại học quá nhân nhượng với sinh viên, tạo sự bất bình đẳng trong sinh viên và gây hệ lụy lâu dài. Người học tốt, chăm ngoan cũng như kẻ biếng lười, phá phách, cuối cùng cũng được công nhận tốt nghiệp. Khi ra trường lại tận dụng "quan hệ, tiền tệ" là vào được những chỗ thơm ngon. Và thế mới có chuyện, bộ máy hành chính cồng kềnh, không hiệu quả. Đến giờ muốn tinh giản không làm được vì không biết giảm ai.
Siết chặt đào tạo cũng là cách để phân bổ lại nguồn lực, không thể để kiểu đào tạo “dàn hàng ngang”, người người, nhà nhà học đại học trong khi năng lực, trình độ lại không đáp ứng được yêu cầu, chỉ gây tốn kém, lãng phí cho gia đình, xã hội. Càng nhiều lưới sàng lọc càng tốt. Có thể “lưới” thi tuyển đầu vào đại học chưa chọn được đúng người thì khi vào trường lại thêm một lần “lọc” nữa trong quá trình đào tạo và thi tốt nghiệp. Cuối cùng là khâu tuyển dụng vào hệ thống các cơ quan công quyền, các doanh nghiệp… được thực hiện bình đẳng, công khai thì chắc chắn khi đó hiệu quả, hiệu suất hoạt động của bộ máy công quyền sẽ cao hơn rất nhiều so với hiện nay./. ...

-





-NHẬP NHẰNG BẰNG TIẾN SĨ: ​Giảng viên đại học xài bằng tiến sĩ “ma”

TT - Bất chấp những cảnh báo, nhiều giảng viên của một số trường ÐH, CÐ vẫn sử dụng bằng tiến sĩ “ma” - bằng chưa được thẩm định hoặc không được công nhận tại VN.

Cuối năm 2011, Tuổi Trẻ đã thực hiện loạt bài viết về tình trạng nhiều người, trong đó có cán bộ quản lý và giảng viên nhiều trường ÐH, CÐ, học thạc sĩ, tiến sĩ online của các trường ÐH “ma” của Mỹ mở tại VN.






Thời điểm đó có hơn 150 người theo học tiến sĩ của ÐH Quốc tế Mỹ và hơn 200 người theo học thạc sĩ của ÐH quốc tế Adam tại một cơ sở giáo dục ở TP.HCM. Năm 2012, Bộ GD-ÐT vào cuộc, thanh tra và đóng cửa các chương trình liên kết đào tạo “chui” này.


Danh sách 21 trường ÐH “ma” của Mỹ mà bằng cấp không được công nhận, trong đó có hai ÐH nêu trên, đã được đưa ra và Bộ GD-ÐT khẳng định không công nhận bằng tiến sĩ của các ÐH trong danh sách này. Nhiều người ngừng học nhưng cũng có không ít người đã “tốt nghiệp” và được cấp “bằng tiến sĩ”.


Vẫn sử dụng




Lấy bằng tiến sĩ... làm kỷ niệm


Cũng theo học tiến sĩ ĐH Quốc tế Mỹ và đã nhận bằng nhưng hiệu trưởng một trường CĐ tại TP.HCM cho hay khi có thông tin không công nhận bằng tiến sĩ, ông không sử dụng bằng này nữa và chỉ để làm kỷ niệm! Nhiều cán bộ quản lý của trường cũng ngưng theo học chương trình này.


Ông Nguyễn Văn Xuân - phó hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng miền Tây - cho biết có theo học tiến sĩ của ĐH Quốc tế Mỹ nhưng sau khi có thông tin không công nhận, ông đã chuyển sang học tiến sĩ của một trường ĐH khác.



Theo danh sách người có bằng tiến sĩ (tính đến tháng 12-2014) của phòng quản lý khoa học Trường ÐH Sài Gòn mà chúng tôi có được, hiện có ba người đang sử dụng bằng tiến sĩ của ÐH Quốc tế Mỹ. Trong số này có hai người là giảng viên gồm bà N.T.L. nhận bằng tiến sĩ năm 2010, ông H.H.T. nhận bằng tiến sĩ năm 2010 và ông L.H.S. nhận bằng năm 2009.


Trao đổi với chúng tôi, ông L.H.S. cho biết thời điểm ông theo học tiến sĩ online của ÐH Quốc tế Mỹ tại VN thì ÐH này được Cục Quản lý giáo dục sau trung học của bang California kiểm định.


“Bồi dưỡng kiến thức là nhu cầu cá nhân và chi phí do tôi tự bỏ ra, không lấy từ ngân sách nhà nước. Sau này khi có thông tin về việc không công nhận bằng tiến sĩ của ÐH này ở VN, tôi có hỏi thông tin và được biết từ năm 2009 trở về trước chưa có quy định rõ ràng về việc công nhận hay không công nhận bằng tiến sĩ online tại VN” - ông S. nói thêm.


Trong khi đó, ông H.H.T. cho biết hiện đang làm thủ tục thẩm định bằng tiến sĩ ÐH Quốc tế Mỹ của mình. “Sáng 20-1, tôi đã đến Tổng lãnh sự quán Mỹ để làm thủ tục xác nhận. Hiện nay quá trình thủ tục thẩm định đang được thực hiện theo yêu cầu của trường” - ông T. nói.


Chúng tôi đã liên hệ phòng quản lý khoa học, phòng tổ chức nhân sự để tìm hiểu việc cán bộ giảng viên của trường sử dụng bằng tiến sĩ không được công nhận nhưng đều nhận được câu trả lời “không đủ thẩm quyền trả lời” và cho biết phải gặp hiệu trưởng. Chúng tôi đã liên lạc rất nhiều lần với hiệu trưởng Trường ÐH Sài Gòn: trực tiếp đến trường, gọi điện, nhắn tin hẹn làm việc... nhưng tất cả đều rơi vào im lặng.


Về việc xài bằng “ma” trong trường ÐH, một giảng viên của Trường ÐH Sài Gòn bình luận: “Bản thân tôi là giảng viên, thật không thể hiểu được một trường như ÐH Sài Gòn, hoạt động bằng ngân sách nhà nước với nhiệm vụ chủ yếu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố lại có thể tiếp nhận và để những người có bằng tiến sĩ “dỏm” đứng giảng dạy cho sinh viên”.



Nơi bắt kiểm định, chỗ cho qua


GS.TS Hoàng Văn Châu - hiệu trưởng Trường ÐH Ngoại thương - cho biết trường sẽ không công nhận bằng từ 21 trường ÐH “ma” của Mỹ theo danh sách đã công bố. Còn lại những người đi học nước ngoài về đều được trường công nhận bằng cấp.


Ông Nguyễn Văn Xuân - phó hiệu trưởng Trường ÐH Xây dựng miền Tây - cũng cho biết chủ trương của trường là công nhận văn bằng của người học các trường nước ngoài.


Theo phó hiệu trưởng một trường ÐH ngoài công lập, trường có nhiều người theo học và lấy bằng tiến sĩ theo dạng “du học” ngắn ngày của ÐH Bulacan. Ông này cho biết thêm hầu hết người có bằng cấp nước ngoài đều được trường công nhận.


Mới đây khi làm việc với trường, Bộ GD-ÐT có yêu cầu những bằng thạc sĩ, tiến sĩ của ÐH nước ngoài cấp sau năm 2007 đều cần phải làm thủ tục thẩm định. Do đó sắp tới trường sẽ thực hiện việc thẩm định và công nhận bằng từ ÐH nước ngoài.


TS Phan Ngọc Sơn - hiệu trưởng Trường ÐH Công nghệ Ðồng Nai - xác nhận mình và nhiều cán bộ của trường theo học và lấy bằng tiến sĩ của ÐH Bulacan. Tuy nhiên, ông Sơn cho biết việc công nhận văn bằng nước ngoài của trường chia làm hai đối tượng.


Ðối với chương trình tiến sĩ “du học” ngắn ngày của ÐH Bulacan, người lấy bằng là cán bộ quản lý sẽ được công nhận bởi họ có học về công tác quản lý. Nếu là giảng viên, bằng tiến sĩ đó bắt buộc phải được Bộ GD-ÐT thẩm định và công nhận mới được trường chấp nhận, nếu không sẽ không được trường công nhận học vị.


Trong khi đó, nhiều trường kiểm soát gắt gao bằng từ ÐH nước ngoài, yêu cầu phải được Bộ GD-ÐT thẩm định và công nhận mới được trường công nhận. TS Nguyễn Hữu Huy Nhựt - trưởng phòng tổ chức hành chính Trường ÐH Kinh tế TP.HCM - cho biết trường đã từ chối công nhận bằng thạc sĩ nước ngoài của một giảng viên trong trường vì theo học chương trình liên kết chưa được công nhận.


Theo ông Nhựt, chương trình nước ngoài hiện nay thượng vàng hạ cám đủ loại nên trường chủ trương tất cả bằng thạc sĩ, tiến sĩ nước ngoài nộp về trường đều phải được Bộ GD-ÐT thẩm định và công nhận trước.


Nếu cán bộ, giảng viên muốn được hưởng quyền lợi của người đi học thì phải được trường thẩm tra chương trình đó có được công nhận hay không trước khi ra quyết định cử đi học.


PGS.TS Ðỗ Văn Dũng - hiệu trưởng Trường ÐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho biết đã tuyên bố thẳng thừng không chấp nhận cán bộ, giảng viên theo học những chương trình chưa được công nhận.


Hiệu trưởng một trường ÐH ngoài công lập tại TP.HCM phân tích thêm: nhiều trường ÐH mới nâng cấp sau này cần lực lượng giảng viên có học vị cao để mở ngành, tăng chỉ tiêu tuyển sinh cũng như tạo nên vẻ hào nhoáng về đội ngũ có chất lượng.


Ðối với giảng viên chưa có quy định cụ thể về việc bắt buộc kiểm định bằng cấp nên việc thừa nhận hay không là do lãnh đạo trường quyết định. Tuy nhiên, với nhiều chương trình tiến sĩ “ngắn ngày” như vậy khó có thể nói đó là một chương trình tốt, nên việc truyền đạt kiến thức cho sinh viên cũng khó có kết quả như mong muốn.




Chất lượng không được kiểm định, bằng không được công nhận


Ông Nguyễn Xuân Vang - cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ GD-ĐT - cho biết thông tin về 21 trường ĐH “ma” đã được đưa ra từ năm 2010. Trong số 21 trường này có nhiều cơ sở dạy trực tuyến. Trên thế giới, nhiều nước có các cơ sở giáo dục được cấp phép hoạt động nhưng chất lượng không được kiểm định, do đó bằng cấp không được công nhận.


“Từ năm 2007, Bộ GD-ĐT đã ban hành quy định về việc công nhận văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người VN và quy định rất rõ về việc công nhận các loại văn bằng do nước ngoài cấp, trong đó có hình thức học online.


Những văn bằng học online do nước ngoài cấp chỉ được Bộ GD-ĐT công nhận khi chương trình đó được Bộ GD-ĐT cấp phép hoạt động tại VN. Văn bằng của các trường ĐH nước ngoài chưa được kiểm định chất lượng tại nước sở tại cấp cho người VN sẽ không được công nhận tại VN, trong đó có ĐH Quốc tế Mỹ” - ông Vang nói.





Danh sách 21 trường ĐH không được công nhận tại Mỹ


1 - ĐH quốc tế Adam (Adam International University) thuộc bang Georgia.


2 - ĐH Akamai (Akamai University) thuộc bang Hawaii.


3 - ĐH American City (American City University), bang California.


4 - ĐH Di sản Mỹ (American Heritage University), phía nam California.


5 - ĐH American Pacific (American Pacific University).


6 - ĐH quốc tế American Pacific (American Pacific University - International) thuộc bang New Mexico/California.


7- ĐH Apollo (Apollo University) bang California.


8 - ĐH quốc tế Đại Tây Dương (Atlantic International University) thuộc bang Hawaii.


9 - ĐH Capstone (Capstone University), bang California.


10 - ĐH Cosmopolitan (Cosmopolitan University).


11 - ĐH Frederick Taylor (Frederick Taylor University) thuộc bang California.


12 - ĐH Honolulu (Honolulu University) thuộc bang Hawaii,


13 - ĐH Irvine (Irvine University) thuộc bang California.


14 - ĐH Quốc tế Mỹ (International American University), bang California.


15 - ĐH Kỹ thuật Paramount (Paramount University of Technology) thuộc bang California.


16 - ĐH Pebble Hills (Pebble Hills University) thuộc bang Pennsylvania.


17 - ĐH Preston (Preston University) thuộc bang California.


18 - ĐH Tây Nam Mỹ (Southwest American University) thuộc bang California.


19 - ĐH Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) thuộc bang Delaware.


20 - ĐH quốc tế Washington (Washington International University) thuộc bang Pennsylvania.


21 - ĐH quốc tế Berkeley (Berkeley International University), bang Delaware.


(Theo TS Mark A.Ashwill - nguyên giám đốc Viện Giáo dục quốc tế Hoa Kỳ)


-Ông Vũ Viết Ngoạn nói về cáo buộc 'bằng rởm'
Ông Vũ Viết Ngoạn nhậm chức Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính hôm 22/07
Tân chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn vừa lên tiếng giải thích về học vị tiến sỹ sau khi có cáo buộc bằng của ông là 'rởm'.
Trước đó, nhiều diễn đàn mạng đăng tải thông tin nói rằng tấm bằng Tiến sỹ Tài chính Đại học La Salle (Hoa Kỳ) của ông là giả mạo.

Theo báo Người Việt ở Mỹ, có hai trường Đại học mang tên La Salle ở Hoa Kỳ.
Trường La Salle ở tiểu bang Philadelphia không có chương trình Tiến sỹ Tài chính, báo này cho biết, và nói thêm rằng trường Đại học mang tên La Salle khác tại tiểu bang Louisiana, nhưng đã bị đóng cửa năm 2002 vì nhiều sai phạm, trong đó có việc bán bằng cấp giả.
Trong lời giải thích được đăng tải rộng rãi trên nhiều tờ báo ở Việt Nam, ông Vũ Viết Ngoại nói ông "đăng ký và được cơ quan cử đi học vào cuối năm 1995, theo phương thức học từ xa".
Ông không nói rõ đại học này nằm ở tiểu bang nào, nhưng trường La Salle (Louisiana) trước khi gặp tai tiếng đã cung cấp nhiều bằng cấp qua hình thức học từ xa (correspondence).
Ông Ngoạn giải thích tiếp: "Năm 1996, trường xảy ra vụ bê bối tài chính do hiệu trưởng vi phạm pháp luật. Đầu năm 1997, trường được chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác và được cơ cấu lại".
Theo ông, sau khi cơ cấu lại trường La Salle có hội đồng quản trị và ban giám hiệu mới.
"Giai đoạn sau này trường hoạt động khá quy củ, nề nếp, đúng theo quy định của pháp luật. Thời gian tôi đăng ký thi là vào năm 1997, 1998 và bảo vệ luận án vào cuối năm 1998."
Các nguồn tin trong khi đó nói dù đã sắp xếp lại, thậm chí đổi tên thành Orion College năm 2001, trường La Salle ở Mandeville, Louisiana, vẫn bị kiện tụng, không qua nổi khủng hoảng và phải đóng cửa năm 2002.

Học từ xa

Ông Vũ Viết Ngoạn tâm sự trên các báo trong nước rằng ông chọn phương thức học từ xa vì nó "phù hợp nhất với hoàn cảnh gia đình và công việc" của ông.
Thời gian đó, ông đang giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Vietcombank.
Ông nói: "Thực tế thì cách thức học ở trường hồi đó khá chặt chẽ. Trường cử một giáo viên hướng dẫn tôi, thày trò liên lạc, trao đổi qua thư".
"Tôi được trường gửi cho một đề cương các nội dung phải học, danh sách đầu sách phải đọc, nghiên cứu. Có khó khăn gì lại hỏi giáo viên hướng dẫn."
Những năm 1997-1998, mạng internet mới bắt đầu được mang vào Việt Nam, và không rõ hình thức "trao đổi qua thư" mà ông Ngoạn nói được thực hiện như thế nào.
Tuy nhiên, ông khẳng định do đã có kinh nghiệm công tác và nghiên cứu nên "việc tiếp cận chương trình, thi và bảo vệ luận án tương đối thuận lợi".
Ông Vũ Viết Ngoạn hiện đang là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam.
Chức vụ chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia trước ông là do ông Lê Đức Thúy nắm giữ. Ông Thúy mới nhận quyết định nghỉ hưu, trong khi cũng có cáo buộc liên quan vụ một công ty Australia hối lộ quan chức Việt Nam.
Ông Vũ Viết Ngoạn được cho là có nhiều kinh nghiệm với 30 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng.

Năm ngoái, hai quan chức cấp tỉnh ở Việt Nam cũng bị dân tố giác có bằng tiến sỹ ở một trường có tên Western Pacific University mà theo họ, thực chất chỉ là giả mạo.

-Lại có cáo buộc quan chức giả mạo bằng cấp  - (BBC)-
Ông Vũ Viết Ngoạn được cho là có nhiều kinh nghiệm về tài chính-ngân hàng
Ông Vũ Viết Ngoạn, tân chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, bị tố giác giả mạo khi khai có bằng tiến sỹ tài chính tại một trường đại học của Hoa Kỳ.
Tiểu sử của ông Ngoạn, được đăng trên một số báo điện tử trong nước nói ông sinh năm 1958 và có học vị là Tiến sỹ Tài chính Đại học La Salle (Hoa Kỳ).

Ngay sau khi có tin về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 1218/QĐ-TTg về việc điều động, bổ nhiệm ông vào chức vụ mới từ 22/07, đã xuất hiện tố giác rằng bằng cấp tiến sỹ của ông là 'giả mạo'.
Các trang mạng cá nhân của giới quan tâm tới lĩnh vực kinh tế - tài chính rộn lên thông tin nói rằng trường Đại học La Salle (Philadelphia) không có chương trình Tiến sỹ Tài chính.
Theo báo Người Việt ở Mỹ, chỉ có một đại học Công Giáo ở thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, tên là La Salle University, địa chỉ 1900 W. Olney Ave., Philadelphia, PA. 19141.
"Trường này có một chương trình tiến sỹ về tâm lý (APA Accredited Psychology Doctor Program in Clinical Psychology), và tiến sỹ điều dưỡng (Doctor of Nursing Pratice)."
Báo Người Việt viết: "Ðại Học La Salle không có chương trình tiến sỹ kinh tế hay tài chính".

Nhiều kinh nghiệm

Cũng theo báo này, có một Đại học mang tên La Salle khác tại tiểu bang Louisiana, nhưng đã bị đóng cửa năm 2002 vì nhiều sai phạm, trong đó có việc bán bằng cấp giả.
Ông Vũ Viết Ngoạn hiện đang là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam.
Chức vụ chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia trước ông là do ông Lê Đức Thúy nắm giữ. Ông Thúy mới nhận quyết định nghỉ hưu, trong khi cũng có cáo buộc liên quan vụ một công ty Australia hối lộ quan chức Việt Nam.
Ông Vũ Viết Ngoạn được cho là có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng.

Ông từng làm việc nhiều năm tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giữ chức Tổng Giám đốc ngân hàng này từ năm 2000 - 2007.
Năm ngoái, hai quan chức cấp tỉnh ở Việt Nam cũng bị dân tố giác có bằng tiến sỹ ở một trường có tên Western Pacific University mà theo họ, thực chất chỉ là giả mạo.

THD: -Ô hô! Ai tai! Ai tai!: Ông Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài Chính Quốc gia mới bổ nhiệm Vũ Viết Ngoạn xài bằng giả (DDKT 27-7-11) -- Và hãy nhìn vào những chức vụ của ông này từ trước đến nay! Tiểu sử ông Vũ Viết Ngoạn

Ông Vũ Viết Ngoạn – sinh năm 1958.
Học vị: Tiến sĩ tài chính Đại học La Salle (Hoa Kỳ)
Quá trình công tác:
Từ 1993 – 1995: Phó giám đốc sở giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Từ 1995 – 1996: Giám đốc khối thanh toán kế toán Ngoại thương Việt Nam
Từ 1996 – 1998: Phó tổng giám đốc Ngoại thương Việt Nam

Từ 1998 – 2000: Phó tổng giám đốc kiêm giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Từ 2000 – 2007: Ủy viên hội đồng quản trị, kiêm TGĐ Ngoại thương Việt Nam
Từ 2007 – 2011: Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội
Hôm nay tôi ngồi đọc báo mạng thì tìm thấy tiểu sử của ông Vũ Viết Ngoạn, người mới được bổ nhiệm vào chức Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài Chính Quốc gia. Tôi đã có nghi vấn về học vị của ông này do trường Đại học La Salle (Philadelphia) không có chương trình Tiến sĩ Tài Chính.
Link: http://www.lasalle.edu/admiss/grad/doctoral.php
Doctoral Programs
School of Arts and Sciences
APA Accredited Psy.D. Program in Clinical Psychology
School of Nursing and Health Sciences
Doctor of Nursing Practice
Sau khi tìm kiếm thông tin trên mạng một hồi thì tôi phát hiện ra là có 2 trường La Salle tại Mỹ. Trường đàng hoàng ở Philadelphia có website như sau: www.lasalle.edu
Trường này KHÔNG CẤP BẰNG Ph.D. Tài Chính.
——————————–
“Trường” dỏm dưới Louisina, cũng lấy tên La Salle, thì chỉ in bằng ra bán, hoàn toàn không dạy gì hết, chỉ có 1 giáo viên, có bằng Cử nhân chính trường này cấp, dạy “15 ngàn sinh viên” chẳng bao giờ tới trường:
“…The FBI report stated that LaSalle had only one faculty member serving 15,000 students (and her only degree was a Bachelor’s from LaSalle)…”
In 2001, the Coquille Valley Sentinel profiled a hospital administrator who had asserted both a masters degree and a Ph.D. in Business Administration, from LaSalle University in Philadelphia, PA.[12] The real La Salle does not have a Ph.D. program in Business (only in Clinical Psychology and Nursing).[13] Richard Cormier had been newly selected for the head administrator role with Coquille Valley Hospital, when it was discovered that he had been lying about his education. When questioned, Cormier presented copies of his diplomas, both of which were awarded in October of 1994 by Kirk’s outfit in Louisiana. Shortly thereafter, Cormier recanted his acceptance of the position.[14]
Source: https://secure.wikimedia.org/wikipedia/en/wiki/James_Kirk_diploma_mills
——————————–
Như vậy, theo tôi, ông Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chánh của CP VN hẳn là MUA BẰNG tại La Salle Louisiana, không từng đi học 1 ngày.
Điều này sẽ là 1 cú tát tai vào mặt CP VN.

Tổng số lượt xem trang