Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

'Cần tỉnh táo trước thông tin lợi dụng dân chủ đòi đa đảng'

-Việt Nam: Thế hệ 'đẩy' và 'kéo'
9 tháng 8 2015-Bạn có phải là người thích đọc tin trên Facebook nhất rồi đến nghe nhạc, và tìm kiếm video trên YouTube?

Nếu đúng vậy, bạn có nhiều điểm chung với 'thế hệ Z ' của những người sinh ra ngay trước hoặc sau năm 2000.

Khảo sát được công bố hồi đầu tháng Tám của hãng thăm dò ý kiến qua mạng OMD cũng nói một nửa trong số những người từ 13-21 tuổi tham gia khảo sát cho biết họ xem video trên YouTube là chính.

Chỉ có 30% nói họ xem TV truyền thống.

Kết quả khảo sát này có thể làm cho những người thuộc thế hệ già hơn vò đầu bứt tai.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng vừa phát biểu tại Đại hội X của Hội Nhà báo Việt Nam rằng "mỗi người làm báo là một chiến sỹ cách mạng" và "Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện đối với hoạt động báo chí".

Ông Trọng hẳn muốn nói tới các "chiến sỹ" của loại hình truyền thông, trong đó có truyền hình và phát thanh, hoạt động theo nguyên tắc "đẩy" thông tin qua mặt báo, màn hình TV, đài phát thanh ... tới công chúng.

Nhưng thế hệ Z lại không chuộng các loại hình truyền thông truyền thống này mà thích "kéo" thông tin từ các kênh họ tự chọn vào lúc họ muốn, ở nơi họ thấy tiện và thường là trên thiết bị mà họ coi là vật bất ly thân - điện thoại di động.

Và trên hai 'hệ sinh thái' truyền thông xuyên biên giới Facebook và YouTube với số người dùng gộp lại lên tới gần 2,5 tỷ, Đảng Cộng sản cũng không thể giữ quyền "lãnh đạo tuyệt đối".
Tuyên truyền và dư luận viên

Việt Nam hiện có khoảng hơn 20.000 nhà báo và ít nhất 80.000 "tuyên truyền viên miệng", theo thống kê trên báo chí Việt Nam.

Đảng Cộng sản muốn đội quân 10 vạn người này là các "chiến sỹ" trong cả không gian thật lẫn ảo.


Việt Nam hiện có khoảng hơn 20.000 nhà báo và ít nhất 80.000 "tuyên truyền viên miệng", theo thống kê trên báo chí Việt Nam.

Nhưng đội ngũ này dường như cũng không được phép đăng hoặc không được trang bị những thông tin chính xác vào những thời điểm thích hợp nhất mà thế hệ Z cũng như các thế hệ khác muốn thấy.

Trong vụ sức khỏe hai chính trị gia tên Thanh, Nguyễn Bá Thanh và Phùng Quang Thanh, đội ngũ "chiến sỹ" vạn người thường bỏ "mặt trận" vào những lúc quan trọng nhất dù sau đó đã lên tiếng.

Điều quan trọng hơn có lẽ là điều được coi là sự thiếu vắng tính minh bạch, thẳng thắn và chính xác khi cung cấp thông tin khiến niềm tin của người đọc càng bị thách thức.

Trong các khủng hoảng cây xanh, lấp sông Đồng Nai hay mới đây nhất là vụ người dân bị máy xúc " chèn qua người", nhiều công dân mạng đã chỉ ra những tuyên bố sai trái của chính chính quyền địa phương.
Khoảng cách giữa nói và làm

Một lý do khác khiến nhiều người trẻ tuổi và cả thế hệ già hơn ngày càng mất niềm tin vào truyền thông chính thống là khoảng cách giữa lời nói, câu chữ với những gì diễn ra trong thực tế.

Cách đây ít lâu một blogger nói anh đã tranh luận với các nhân viên an ninh rằng ngay cả tên nước, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cũng là điều không thỏa đáng vì bản chất của xã hội hiện nay chưa phải là "xã hội chủ nghĩa".

Khi được trả lời tên nước được đặt như vậy là vì Việt Nam đang hướng tới "chủ nghĩa xã hội", blogger lại chất vấn vậy nếu anh đang hướng tới vị trí thủ tướng thì có thể ghi trên danh thiếp hai chữ 'thủ tướng' trước tên anh không.

Thực tế tên khai sinh ngày 2/9/1945 của Việt Nam là 'Việt Nam Dân chủ Cộng hòa' và tên hiện nay chỉ bắt đầu được dùng từ năm 1976, giai đoạn kinh tế Việt Nam bắt đầu cuộc trượt dốc kéo dài tới cuối thập niên 80.Ông Kiệt đã cảnh báo Việt Nam có thể "mất tất cả" nếu không cố gắng rút ngắn thời gian "hiện đại hóa"

Trong Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn cả Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 khi nói về "quyền tự do" và "quyền mưu cầu hạnh phúc".

Ngày nay các bạn trẻ chỉ ra rằng ở Việt Nam có hơn 100 tượng đài Hồ Chí Minh nhưng GDP chỉ đạt chưa tới 190 tỷ đô la trong năm ngoái.

Trong khi đó, các bạn nói, Singapore chưa có tượng Lý Quang Diệu nào nhưng tổng sản phẩm quốc nội của đất nước 5,6 triệu dân đạt 309 tỷ đô la trong năm 2014.

'Thế hệ Facebook' cũng thiếu kiên nhẫn và sẵn sàng đưa ra những chỉ trích gay gắt.

Khi BBC Tiếng Việt nhắc lại câu nói của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cách đây tròn 20 năm rằng Việt Nam cần "rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá xuống còn vài ba thập kỷ như một số "con rồng" ở châu Á đã thực hiện" nếu không muốn để "mất thời cơ và mất tất cả", một người dùng Facebook bình luận: "Giờ còn tư tưởng [M]ác [L]ê thì bay sao nổi, giờ thành con ruồi châu [Á] rồi."

Nhưng thế hệ Z bao gồm cả những người đang ở vào độ tuổi của "anh Ba" khi "ra đi tìm đường cứu nước".

Và họ cũng là hy vọng để Việt Nam có thể trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo hiện nay mà trong đó một "anh Ba" khác đang có khả năng vẫn phải đua với ít nhất bốn người cùng tuổi 66 để ở lại thêm năm năm nữa vào Đại hội 12 trong năm 2016.--






'Cần tỉnh táo trước thông tin lợi dụng dân chủ đòi đa đảng' 

Báo chí cần tỉnh táo và cảnh giác trước những thông tin lợi dụng tự do, dân chủ đòi đa nguyên đa đảng, lợi dụng phòng chống tham nhũng, tiêu cực thổi phồng những yếu kém của một bộ phận cán bộ, đảng viên để quy kết, bôi xấu chế độ...
Sáng nay, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo VN chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu dài hơn 15 phút, trong đó nhấn mạnh vai trò của báo chí trong việc kiên quyết đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt trong những ngày tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12.
báo chí, dân chủ, đa nguyên, đa đảng, tham nhũng, đảng viên, Tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng, hội nhà báo, Đại hội Đảng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư cho rằng, thời điểm này, các thế lực thù địch lợi dụng tự do dân chủ đòi đa nguyên đa đảng, lợi dụng phòng chống tham nhũng, tiêu cực thổi phồng những yếu kém khác biệt của một bộ phận cán bộ đảng viên để quy kết, bôi xấu chế độ, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước ta, gây nghi ngờ chia rẽ nội bộ.
“Báo chí cần tỉnh táo và cảnh giác trước những thông tin xuyên tạc của các thế lực xấu để thông tin phản bác lại, củng cố niềm tin của nhân dân”, Tổng bí thư nhấn mạnh.
Một số báo chưa làm chủ được dư luận xã hội
Tổng bí thư đánh giá cao vai trò quan trọng của báo chí trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân. Đến nay, báo chí đã có bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ về nhiều mặt.
Báo chí đã thông tin kịp thời đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, kịp thời phê phán những thông tin, quan điểm sai trái, âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực phản động, thù địch, góp phần quan trọng vào việc củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới.
Tổng bí thư cũng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của báo chí trong công tác thông tin về chủ quyền biển, đảo, tuyên truyền đối ngoại, thông tin về những thành tựu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
Bên cạnh đó, Tổng bí thư nhắc nhở hoạt động báo chí còn bộc lộ một số mặt hạn chế, khuyết điểm.
Cụ thể, một số báo còn có hiện tượng thiếu nhạy bén chính trị, chưa thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích, còn để lọt thông tin không trung thực, thiếu chính xác, giật gân, câu khách, lộ bí mật.
Báo chí cũng chưa làm tốt công tác phát hiện, tuyên truyền về các điển hình tiên tiến. Một số cơ quan báo chí chậm đổi mới nội dung và hình thức, nội dung tuyên truyền chưa hấp dẫn, chưa làm chủ được dư luận xã hội.
Ngoài ra, vẫn còn có cán bộ, phóng viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thậm chí vi phạm pháp luật. Việc xử lý những sai phạm trong hoạt động báo chí đã được tăng cường, nhưng còn có trường hợp chưa nghiêm, chưa có những chế tài thích đáng, đủ mạnh để răn đe.
Đừng làm phân tâm xã hội, phân rã niềm tin
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh 5 vấn đề liên quan đến hoạt động và quản lí báo chí trong tình hình hiện nay.
 báo chí, dân chủ, đa nguyên, đa đảng, tham nhũng, đảng viên, Tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng, hội nhà báo, Đại hội Đảng
Tổng bí thư yêu cầu cần quán triệt sâu sắc hơn nữa quan điểm báo chí là vũ khí sắc bén, là công cụ đắc lực của Đảng trên mặt trận tư tưởng. Mỗi người làm báo là một chiến sỹ cách mạng. Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện đối với hoạt động báo chí, Nhà nước quản lí báo chí bằng pháp luật.
“Nhà báo cách mạng phải có tinh thần cách mạng. Đó là tinh thần đấu tranh loại bỏ cái sai, cái xấu, bảo vệ cái tốt, cái đúng, vì sự nghiệp chung của đất nước và lợi ích của nhân dân”, Tổng bí thư nhấn mạnh..
Báo chí kiên quyết loại bỏ tin bài ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, tình cảm đời sống xã hội, đừng làm phân tâm xã hội, phân rã niềm tin - Tổng bí thư nói.
Ngoài ra, Tổng bí thư cũng lưu ý báo chí thực hiện nhiệm vụ cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là diễn đàn để phát huy dân chủ, để nhân dân tham gia giám sát và phản biện xã hội.
Tổng bí thư cũng yêu cầu đổi mới lãnh đạo và chỉ đạo trong quản lí báo chí. Trong đó, tăng cường trách nhiệm các cơ quan chủ quản, các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, quản lí và tạo điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động chất lượng.
“Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn đánh giá cao, luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho báo chí phát triển. Yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra cho báo chí và người làm báo hiện nay hết sức nặng nề. Tôi tin tưởng rằng đội ngũ những người làm báo Việt Nam hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình”, Tổng bí thư khẳng định.




- Nam Trọc – Vài ý kiến gửi chú Lữ Phương (Dân luận).
Chào chú Lữ Phương!
Cho phép cháu gọi chú bằng chú vì cháu tình cờ đã nhìn thấy ảnh chú trên Internet (mặc dù trước đây cháu đã nghe kể nhiều về chú).
Sau khi đọc ý kiến của chú viết trên bài được được đăng ngày 02/09/2013 bởi viet-studies và danluan.org, cháu xin được nêu vài ý kiến hoặc nếu chú cho rằng quan điểm riêng của cháu cũng không sao!

Cháu đồng ý sự ra đời của Đảng Dân Chủ Xã Hội không phải để đối đầu với Đảng Cộng Sản, mà cả 2 cùng nhau hợp sức lực, tinh thần để lo cho cuộc sống của dân ta, đồng bào ta được nâng lên, được cải thiện hơn hiện nay. Chứ đa đảng để rồi lại "nồi da, xáo thịt" ư? hay để xưng hùng, xưng bá, nếu vậy thì chú quên tư tưởng đó đi.Cháu không đọc những bài trước chú viết, cháu chỉ đọc bài viết hôm 02/09/2013 (bởi bản di chúc sau bao giờ cũng có giá trị hơn bản di chúc trước). Trong tình trạng tinh thần hoàn toàn minh mẫn và không bị ai ép buộc khi chấp bút. Ở đây với bản thân chú là sự tự nguyện, trước hết là vì bản thân mình, sau đó mới vì dân, vì nước, vì những người có cùng tư tưởng, quan điểm như chú và thêm nữa là tạo ra sự dân chủ mà kết quả là sự ra đời của Đảng Dân Chủ Xã Hội.
Chú còn nhớ Cụ Hoàng Văn Hoan ngày ấy chứ, xưa kia cũng có tư tưởng đó, đa nguyên, đa đảng, để rồi chết khô xác bên xứ người, hay mới đây như Luật sư trẻ Lê Công Định? hỏi làm được gì? kết cục như thế nào chú cũng biết rồi, không cần phải bàn thêm, nói như vậy bởi vì một con én sao làm nổi mùa xuân. Như trên cháu đã nói bản di chúc sau bao giờ cũng có giá trị hơn bản di chúc trước, vận dụng vào đây thì bài viết sau phải hay hơn bài viết trước, vậy mà ở đây (phần đầu) cháu không nhận thấy quan điểm hoặc chính kiến của chú mà toàn dựa vào anh nọ, anh kia mà cụ thể là: ông Lê Hiếu Đằng hay ông Hồ Ngọc Nhuận cả thôi, là sao vậy chú?
Chính kiến của ông Lê Hiếu Đằng cũng chỉ là tư tưởng, là quan điểm bởi thân cô, thế cô, hay chỉ với mấy bài phỏng vấn của mấy tay phóng viên bên đài RFI, BBC, cộng thêm tình trạng sức khỏe và tự hiểu ra rằng mình không làm nổi, không cáng đáng nổi sự nghiệp chính trị lớn, mặc dù biết rằng xu thế chính trị trong và ngoài nước cũng như lòng dân bức xúc như thế nào!
Còn chú, chú cũng bức xúc, cũng đường lối, cũng phân tích, nhưng theo cháu chú chỉ dựa vào cái gì có sẵn mà thôi, sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm có không? hay chỉ là đánh bóng tên tuổi, mà chú thì lớn tuổi rồi làm việc đó hỏi được gì? rồi kết quả ra sao?, hay lại như ông Lê Hiếu Đằng không biết đi đâu, về đâu?
* Ý kiến thứ 2 của chú cũng vậy, chú cũng chỉ mượn lời ông Hồ Ngọc Nhuận, vậy ý kiến của chú ở đâu?
Theo cháu, sự phản biện đều có trên rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống ví dụ như: văn hóa nghệ thuật, xây dựng, bóng đá... vậy thì trong tính đảng phản biện âu cũng là lẽ thường. Mà muốn phản biện được thì phải có đối trọng, mà để có đối trọng thi phải có một tổ chức mới. Tạm cho là một đảng ra đời (ít nhất là một đảng) thì có gì là xấu, là không được, bởi mục đích ra đời của nó vẫn là vì dân, vì vận mệnh đất nước mà thôi. Chứ ngồi một chỗ rồi chỉ trích người nọ, người kia, tổ chức nọ, tổ chức kia thì được gì? Tại sao chú không lập một diễn đàn như (Diễn Đàn Công Dân) chẳng hạn, để nghe những kiến nghị, ý kiến đóng góp của công dân, hòng để cải thiện cuộc sống cho người dân.
Lại cũng chú nói việc ông Lê Hiếu Đằng muốn có Đảng Dân Chủ Xã Hội, theo cháu thì 1 đảng, 2 đảng, 3 đảng hay nhiều đảng hơn nữa... thì mục tiêu chính vẫn là cải thiện đời sống của dân và đưa nền kinh tế nước nhà ngày một hưng thịnh. Chứ không phải sinh ra để đối đầu nhau.
Ý kiến của chú cháu không đồng tình vì đâu cần phải lôi kéo đảng viên Cộng sản mà hãy để họ tự nguyện, lôi kéo sau này có thể họ là nhân tố chống lại chính Đảng Dân Chủ Xã Hội. Trước hết muốn thành lập và để nhiều người tham gia thì phải có tổ chức, kinh phí, điều lệ của đảng, cương lĩnh, tiêu chí như thế nào? và quan trọng sau khi có kinh phí hoạt động, thì ai là người đứng ra, nói thi ai chả nói được, để tránh váo vết xe đổ như Lê Công Định thi cũng cần phải có luật sư giỏi và am hiểu về Luật pháp để không bị quy kết vào tội chống phá nhà nước Việt Nam và phải có thế lực mạnh từ nước ngoài hỗ trợ về kinh phí, tính pháp lý của cương lĩnh, về điều lệ Đảng Dân Chủ Xã Hội, kêu gọi chung chung vậy, không giải quyết vấn đề gì đâu! chưa có sự chuẩn bị thì lại "xây nhà từ nóc" thôi. Bất luận là một việc gì thì việc khởi đầu là rất quan trọng, người xưa đã có câu: "Vạn sự khởi đầu nan", chưa kể đám bên An ninh nữa sẽ lại "soi" vào mình. Cháu nhận thấy một điều: Đảng Cộng Sản rất "khó chịu" khi có một đảng khác ra đời để cạnh tranh với họ mặc dù là "cạnh tranh lành mạnh" theo kiểu nền kinh tế thị trường "định hướng XHCN".
Lại bàn về vấn đề Xã Hội Dân Sự và Dân Chủ Xã Hội! Cộng Sản ư? Cộng Sản dựa vào nền chuyên chính để cai trị dân, hay nói cách khác, họ dựa vào hệ thống Pháp luật để bắt người khác phải tuân thủ, vậy nếu ra đời thì Đảng Dân Chủ Xã Hội sẽ dựa vào đâu để điều hành đất nước? Câu hỏi để chú trả lời! Còn cháu thừa hiểu.
Cháu không bàn nhiều về phạm trù, nhưng cháu hiểu về phạm trù đơn giản nó là hai mặt của sự đối lập, nhưng là một thực thể thống nhất. Chú đang trách Đảng Cộng Sản, không phục Đảng Cộng Sản, chú muốn có sự ra đời Đảng Dân Chủ Xã Hội, vậy có phải là Đảng đối lập Đảng Cộng Sản? câu trả lời là nhường phần chú.
Theo cháu mặc dù có khác nhau về phương thức hoạt động, về cương lĩnh, về hành vi, nhưng đều có chung một mục tiêu đó là đưa đất nước đi lên, người dân được hưởng một nền Dân Chủ đích thực, có phải vậy không chú?
Quan điểm của cháu nếu Đảng Dân Chủ Xã Hội ra đời thì Đảng Dân Chủ Xã Hội & Đảng Cộng Sản phải ngang tầm chứ không phải là "đặc biệt, đối trọng" vì như trên cháu đã nói bởi đó là phạm trù mà, chứ nói như chú thì Đảng Dân Chủ Xã Hội ra đời thi cũng chỉ quẫy đuôi cho Đảng Cộng Sản mà thôi, vậy có cần thiết phải ra đời khi mà nhiệm vụ chính chỉ là quẫy đuôi.
* Ý kiến thư 5 của chú cũng lại dựa vào ông Lê Hiếu Đằng, những ý tưởng cách tân, đa đảng đã có từ lâu chứ không phải đột biến, quan trọng như chú nói đâu. Như trên cháu đã nói, trước 1975: đã có Cụ Hoàng Văn Hoan học ở Trung Quốc cũng đã đề xuất đa đảng để rồi số phận như thế nào chắc chú rõ hơn cháu, vậy thì sao nói là đột biến, quan trọng được, không hiểu chú viết bài này chú ở cương vị nào, có mượn tư tưởng của ai không? Vấn đề ở đây là làm, là hành động, là với hành vi cụ thể cho việc "Kiểm soát và Cân bằng quyền lực", điều này cháu đồng tình với chú.
Nhưng chưa xong bước 1 mà đã nói tới bước 2, chú mớm làm gì? chưa ra đời được Đảng Dân Chủ Xã Hội đã bàn đến cho ra đời Đảng Hiệp Thương, ảo tưởng quá đi chú ơi! Cháu những tưởng một người như chú với kinh nghiệm và bản lĩnh như vậy tại sao không dám đứng lên giương cờ, tụ nghĩa mà phải nói dựa, thế mới biết luật sư Lê Công Định tuy trẻ người nhưng dám làm việc lớn, mặc dù biết là nhóm người của mình sẽ gặp nguy hiểm và thật sự là đã gặp rồi. Thật tiếc cho một con người trẻ có nhiệt huyết, nhưng chưa gặp thời và chẳng có mấy ai hưởng ứng.
* Tóm lại: có rất nhiều ý kiến của chú mà cháu không đồng tình, để cho ra đời được Đảng Dân Chủ Xã Hội mà nói như chú thì quên đi sự hiện diện của nó và có chăng nó chỉ có ra đời ở trong lời nói, trong ý tưởng khi trà dư tửu hậu thì OK!
Cần thiết phải đa đảng đó là chủ trương và chính sách hợp lòng dân, hợp với xu thế chung của thời đại, nhưng ai là người phất cờ, hay những người phất cờ chỉ nhìn được tới vành móng ngựa với tội danh: "chống phá Nhà nước Việt Nam, hay làm nguy hại đến nền An Ninh Quốc Gia", tội nghiệp cho mấy đứa trẻ như Phương Uyên, Nguyên Kha... muốn làm mà không biết làm từ đâu, làm với ai? Ai? Ai? Ai?
Mấy lời cháu viết gửi chú, nếu có gì không phải hay làm chú bực mình, hoặc mất thời gian thì cháu thật thà xin lỗi chú! Chúc chú và những người cùng quan điểm vững bước trên con đường chông gai và nguy hiểm. Tất cả hãy vì Đảng Dân Chủ Xã Hội và sự hình thành của nó trong tương lai không xa.
Kính chú.

-http://danluan.org/tin-tuc/20130917/nam-troc-vai-y-kien-gui-chu-lu-phuong


- Tiêu Dao Bảo Cự: Góp phần giải mã hiện tượng Lê Hiếu Đằng (Boxitvn).- Cái giá của độc đảng (BBC). - Công tác dân vận ở Quân khu 5: Giữ vững niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, Quân đội (QĐND).

- Dân chủ, tôn giáo và chủ thuyết Marx (TCPT).

- Chu Chi Nam: QUỐC TẾ CỘNG SẢN (Ba Sàm).

-Diễn đàn

3-9-2013

Vài ý kiến về
đề xuất thành lập
một đảng chính trị mới
cho Việt Nam


Lữ Phương


Việc thành lập một đảng chính trị mới đang nói tới ở đây là một đảng giả định, mang tên “ Đảng Dân Chủ Xã hội ” do Lê Hiếu Đằng đề xuất. Anh Đằng là một cán bộ đã 45 tuổi Đảng, hoạt động ở các đô thị miền Nam trong thời kỳ chiến tranh “ chống Mỹ ”, sau 1975 từng đảm nhận vai trò lãnh đạo trong Mặt Trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh suốt một thời gian dài. Đề xuất của anh đã làm dấy lên trong dư luận trong và ngoài nước một không khí tranh cãi sôi nổi, hào hứng, quyết liệt ít thấy. Là chỗ quen biết anh Đằng, sau khi theo dõi những cuộc tranh luận nói trên, tôi xin được góp thêm với công luận mấy ý kiến sau đây :


*


1. Điều tôi có thể khẳng định đầu tiên là đề xuất ấy chỉ là ý kiến đột xuất của riêng Lê Hiếu Đằng khi anh đối mặt với căn bệnh ngặt nghèo mà mình vướng phải, từ đó nẩy ra ý định nhìn lại cả một đời hoạt động đã qua và đã bày tỏ những dằn vặt cá nhân của mình về những hoạt động đó trong bàiSuy nghĩ trong những ngày nằm bịnh. Khi bài này xuất hiện trên một trang mạng lập tức được anh Hồ Ngọc Nhuận – một nhà báo cũng là một nhân sĩ ngoài Đảng, thuộc “ lực lượng thứ ba ” đối lập với chính quyền Sài Gòn trước đây, sau 1975 đã cùng hoạt động với anh Đằng trong ban lãnh đạo Mặt trận Thành phố Hồ Chí Minh – lên tiếng tán thưởng bằng một bài viết hết sức nhiệt tình mang tên Phá Xiềng.
Sau bài viết đó của anh Nhuận, đây đó đã phát sinh dư luận cho rằng việc thành lập một đảng mới đối lập, đương đầu với Đảng Cộng sản đã là một thực tế đang được xúc tiến và xúc tiến bởi một nhóm người đang nuôi tham vọng nào đó về chính trị. Nhưng theo chỗ tôi biết thì trên thực tế chưa hề có một cá nhân nào hoặc một nhóm người nào đó thực sự có ý định kết tập nhau lại để bắt tay vào việc hình thành ra cái đảng chính trị này cả. Tất cả chỉ mới manh nha trong sự gợi ý từ bài viết của anh Đằng và riêng anh Đằng cũng cho biết, ngay cả khi có điều kiện để hiện thực hoá ý tưởng ấy thì trong tình trạng bệnh tật không biết đi đến đâu hiện nay, anh cũng không thể nào đứng ra đảm đương được. Anh Đằng không ngây thơ đến nỗi không hiểu tính chất đầy khó khăn và phức tạp của một dự án chính trị như vậy.

2. Qua việc tiếp xúc trực tiếp với anh và những văn bản mà anh đã công bố, tôi có thể khẳng định thêm rằng khi gợi ra vấn đề  “ đa đảng ” nói trên, anh Đằng không hề đề ra mục tiêu lật đổ hay thay thế Đảng cộng sản đang lãnh đạo nhà nước và xã hội Việt Nam. Động lực thực sự của anh là muốn đưa ra một giải pháp thiết thực, góp phần dân chủ hoá đời sống chính trị của đất nước, từ đó cùng góp sức với Đảng cộng sản, tìm kiếm những giải pháp phù hợp thực tế để mau chóng đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Suy nghĩ này của anh thật ra không có gì mới mẻ vì đã được nhiều nhân vật hoạt động và một số nhà nghiên cứu (kể cả những người trong Đảng) nói tới từ lâu, quan trọng nhất là chỉ ra được nguyên nhân mọi sai lầm lặp đi lặp lại của Đảng cộng sản cầm quyền: đó là việc Đảng đã coi cái ý thức hệ Mác-Lênin của riêng mình như chân lý duy nhất đúng, ép buộc toàn xã hội phải thừa nhận, căn cứ vào đó thiết lập quyền độc tôn lãnh đạo, không màng đến phản ứng của cuộc sống thực tiễn, nguyện vọng của đông đảo nhân dân.
Tất cả mọi sự phản biện dai dẳng đưa đến những đề xuất tìm kiếm một giải pháp điều chỉnh lại hướng đi cho đất nước cũng xuất phát từ đó : trong thời kỳ mới này, Việt Nam cần phải chuyển mình sang thể chế dân chủ để hình thành một tập hợp dân tộc đồng thuận, trong và ngoài nước, dựa trên đó cùng nhau tìm ra những giải pháp thoát khỏi được sự bế tắc bấy lâu nay. Trong ý hướng dân chủ hoá đời sống chính trị đó, vấn đề kiểm soát quyền lực – cụ thể là không để nhà nước dùng sự độc tôn quyền lực triệt tiêu sự sống độc lập của xã hội công dân, kết quả là biến sự độc tôn đó thành chỗ dựa cho các tập đoàn lợi ích cấu kết với nhau để thao túng nhà nước – đã được đặt ra ngày càng gay gắt, dưới nhiều hình thức, từ việc lên tiếng của những cá nhân đến những kiến nghị tập thể mở rộng cho nhiều người tham gia.

3. Vấn đề “ đa đảng ” mà Lê Hiếu Đằng nêu ra chỉ nhắc lại những suy nghĩ chung nẩy sinh từ quá trình thảo luận tìm kiếm con đường dân chủ hoá cho Việt Nam, diễn ra cả hơn hai thập kỷ đã qua. Và không phải chỉ như vậy vì có lúc các ý tưởng ấy đã thể hiện trong thực tế, cụ thể qua sự xuất hiện công khai một số đảng chính trị mà thách thức rất đáng chú ý là việc ông Hoàng Minh Chính một cựu đảng viên đứng ra “ phục hồi ” một đảng ra đời vào thời kỳ cách mạng 1945 mệnh danh là Đảng Dân Chủ. Gọi là “ phục hồi ” một đảng cũ (thực chất là do Đảng Cộng sản chủ động lập ra) nhưng trong khi đó ông Chính lại dời vị trí nội địa của nó ra hải ngoại để một số nhân vật bên ngoài chi phối, vì thế nỗ lực của ông đã không giữ được tính chính danh cần phải có để có thể hoạt động, nhất là không đủ thực lực để vượt qua được sự trấn áp của Đảng cộng sản.
Đảng chính trị mang tên “ Dân chủ Xã hội ” do Lê Hiếu Đằng đề xuất đã đi theo một hướng hoàn toàn khác : là kết quả của cuộc vận động trong nước nhưng không ra đời một cách tự phát từ cuộc sống xã hội mà lại bắt nguồn từ nội bộ Đảng cộng sản, cụ thể từ sáng kiến của những đảng viên bất đồng, xin ra khỏi Đảng với một số lượng tương đối nào đó để có thể khởi xướng và thành lập. Thực chất của cái thực thể chính trị được Lê Hiếu Đằng đề xuất đã bộc lộ rõ trong điều kiện giả định đó : Đảng Dân chủ Xã hội sẽ không thể nào trở thành hiện thực nếu chưa có đủ số đảng viên cộng sản ly khai cần thiết. Vì thế sẽ là tất nhiên khi thấy anh Đằng chưa nói gì đến cương lĩnh, tổ chức, điều lệ của đảng, và cũng là tất nhiên nữa khi chúng ta chưa thấy có dấu hiệu nào cho biết đã có một sự chuẩn bị tối thiểu để làm việc đó. Câu hỏi về sự chín muồi hay chưa của tình hình để sự đề xuất này có thể đi vào thực tế thiết tưởng cũng không có ý nghĩa bao nhiêu.
Vì thế, muốn nhìn ra cho rõ hình hài của cái thực thể chính trị mới này tôi thấy không dễ. Tuy vậy nếu cố gắng đi sâu vào những gì Lê Hiếu Đằng gợi ra qua các bài viết của anh, chúng ta vẫn có thể hình dung ra được đôi nét rất khái quát của nó. Khác hẳn về phương pháp hoạt động với Đảng cộng sản, đó là điều rõ ràng nhất : nếu một bên là chuyên chính, dựa vào đường lối từ bên trên để “ cải tạo ” bên dưới, buộc bên dưới phải vâng phục (cộng sản) thì một bên sẽ là dựa vào bên dưới – Lê Hiếu Đằng nói đến nhiều lần cái “ xã hội dân sự ” đang lớn mạnh – để hoạt động, lấy nguyện vọng của bên dưới hình thành đường lối, căn cứ vào đó tạo ra áp lực tác động lên trên, buộc Đảng cộng sản phải tiến hành những cải cách căn bản và thiết thực (dân chủ xã hội).
Khác nhau về phương pháp hoạt động nhưng xét về mặt mục tiêu, hai thực thể chính trị ấy vẫn có thể gặp nhau trên những định hướng lý thuyết khả dĩ về một mô hình xã hội chủ nghĩa truyền thống : hạn chế sự bóc lột mù quáng và vô độ của chủ nghĩa tư bản, đề cao quyền sở hữu về sức lao động của những người công nhân, bảo vệ môi trường tự nhiên, lành mạnh hoá môi trường văn hoá xã hội… Với những tương đồng giả định đó, nếu ra đời được, Đảng Dân Chủ Xã hội sẽ đảm nhận một chức năng đặc biệt trong mô hình “ lưỡng đảng ” kiểu Việt Nam, ở đó Đảng cộng sản vẫn là chủ thể lãnh đạo còn Đảng Dân chủ Xã hội sẽ giữ vai trò của một lực lượng “ đối trọng hợp pháp ”, không hoàn toàn là một thứ đảng bù nhìn vuốt đuôi (như ở Trung quốc) nhưng cũng không phải là một đảng chống đối nhằm “ giải thể ” Đảng cộng sản để thay thế như người ta có thể tưởng tượng ra.

4. Nhìn chung lại, tôi thấy đề xuất thành lập Đảng Dân chủ Xã hội của Lê Hiếu Đằng đã đặt nền trên mấy nhận định sau đây :
  • Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản hiện nay đã tỏ ra hoàn toàn bất lực trong công cuộc phát triển lành mạnh của đất nước, vì vậy đang đưa dân tộc vào một cuộc khủng hoảng xã hội trầm trọng, có nguy cơ để mất chủ quyền vào thế lực bành trướng phương Bắc.
  • Tình trạng đó được quy về phương thức lãnh đạo chuyên chính của Đảng cộng sản với một đường lối áp đặt, xa rời thực tế, mất lòng dân, cho nên biện pháp dân chủ hoá sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện cấp bách để giải quyết cuộc khủng hoảng nói trên.
  • Trong tình thế cực đoan như hiện nay, sự ra đời của một đảng mới gần gũi với Đảng cộng sản về mục tiêu nhưng khác về phương pháp là phương thức tốt nhất, để vừa dân chủ hoá thể chế chính trị ở Việt Nam, vừa tạo ra một môi trường cạnh tranh thúc đẩy Đảng cộng sản tự dân chủ hoá và canh tân.
Qua sự tìm hiểu như trên, giả sử như tiếp cận được gần đúng suy nghĩ của Lê Hiếu Đằng, nếu bỏ qua một số biểu đạt có tính chất cảm tính vì những bức xúc đặc biệt của anh, tôi cho rằng những suy nghĩ ấy cần được đón nhận một cách thiện chí vì bản thân cái phần cốt lõi trong bài viết của anh đã bắt nguồn từ một thiện chí không thể không ghi nhận. Những anh em quen biết anh Đằng lâu năm đều nhận thấy anh thuộc loại đảng viên ít chịu khoan nhượng trước những sai trái, cho nên hoạt động trong một môi trường phải tận mắt chứng kiến quá nhiều những điều đi ngược lại lý tưởng ban đầu của anh, nghiêm trọng, dai dẳng đến phi lý, anh không thể không tiếp nối những người đi trước (như tướng Trần Độ đã mất), lên tiếng phê phán những sai trái ấy với tinh thần trách nhiệm cao nhất của một đảng viên mà cũng là của một công dân. Gọi anh là kẻ “ phản bội ”, “ chuyển hệ ” hoặc theo đuôi các “ thế lực thù địch ”, xuyên tạc tư tưởng để bôi nhọ nhân thân của anh v.v… là những quy kết đầy ác ý.
Còn về vấn đề “ đa đảng ” mà anh xới lên, như đã nói ở trên, thật sự đó vẫn chỉ là một đề xuất giả định, đúng hơn là một khuyến cáo có tính chất định hướng cho Đảng cộng sản – chứ không phải cho những thực thể chính trị khác – mà anh vẫn còn là một thành phần, mục đích không có gì khác hơn là thúc đẩy sự canh tân thể chế, vì lợi ích của dân tộc mà cũng là vì Đảng của anh. Vốn là một khuyến cáo công khai đề xuất trực tiếp, nếu không đồng ý với anh thì điều quan trọng nhất để những nhà lãnh đạo Đảng ứng phó là chỉ đạo những nhà lý luận của mình, dưới hình thức một cuộc đối thoại cũng công khai, minh bạch trả lời từng điểm một các vấn đề đã được nêu ra, nhân dịp này thành thật công bố đường lối giải quyết những khó khăn hiện nay của Đảng (nhất là với chủ nghĩa bành trướng phương Bắc), không phải chỉ với riêng anh mà với cả đông đảo những người thuộc nhiều thế hệ khác nhau, đã nghĩ như anh và tạo ra động lực để anh bộc lộ. Không làm như vậy mà lại né tránh các vấn đề đó, trong khi đó lại cho mở ra chiến dịch công kích anh hết sức thô bạo – cơ sở lập luận không dựa vào đâu ngoài những công thức tuyên truyền xa rời thực tế (như tính chất “ khoa học ” của chủ nghĩa Mác-Lênin, sự chọn lựa của Đảng và của nhân dân là một, cổ vũ đa đảng là làm rối loạn xã hội v.v…), đương nhiên coi đó như những chân lý quyền uy, không cần thuyết phục – những nhà lý luận của Đảng đã không gặt hái được gì ngoài những chống trả quyết liệt của nhiều xu hướng phản biện khác nhau.

5. Để giữ tính chất nghiêm túc cho đề xuất của Lê Hiếu Đằng, thiết nghĩ chúng ta cần vượt lên cuộc tranh cãi ồn ào đang diễn ra để tìm hiểu thêm vấn đề này theo một viễn cảnh chuyển đổi xã hội rộng lớn hơn mà ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra ngày càng rõ ràng, đặc biệt là những ý hướng canh tân mạnh mẽ xuất phát từ trong nội bộ Đảng cộng sản. Trong xu thế ấy, việc đề xuất công khai và trực tiếp của Lê Hiếu Đằng về vấn đề “ đa đảng ” là một đột biến quan trọng, có khả năng mở ra một hướng mới cho quá trình đấu tranh trong nội bộ Đảng về sự cần thiết phải có những chuyển hoá triệt để về lãnh đạo : cuộc đấu tranh dân chủ hoá đời sống chính trị của đất nước từ nay trở đi sẽ không chỉ giới hạn trong việc “ phản biện ” trên lời nói về những chính sách sai lầm của Đảng mà cần tranh đấu tạo ra một định chế phân tán quyền lực để ngăn chặn những sai lầm ấy một cách có hiệu lực. Việc kiểm soát quyền lực này không đụng chạm tới cương lĩnh của Đảng cộng sản (đó là chuyện nội bộ của những người cộng sản) mà chỉ đặt vấn đề thiết lập một định chế mới để buộc Đảng cộng sản phải tuân thủ những quy định dân chủ về “ kiểm soát và cân bằng quyền lực ” khi đem cương lĩnh của mình ra thực hiện.
Trước một xu thế như vậy, sự phản ứng ứng quyết liệt của một số cán bộ Đảng, quen bám víu (một cách lén lút) vào thứ lý luận giáo điều về “ chuyên chính vô sản ”, dứt khoát không chia quyền với bất cứ ai, là hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng nhìn vào lịch sử của phong trào cộng sản thế giới, người ta nhận thấy quan niệm ấy không phải lúc nào cũng được áp dụng một cách tuyệt đối, máy móc, nhất là trong những tình thế khó khăn cần linh động nhân nhượng để đừng mất tất cả (“dĩ nhất biến ứng vạn biến” như Hồ Chí Minh hay nói) : việc Đảng cộng sản Đông Dương, cuối năm 1945 ra thông báo căn cứ vào “tình hình thế giới và hoàn cảnh trong nước” bấy giờ để tự giải tán là một thí dụ. Trong những tình hình như vậy, vấn đề “ đa đảng ” không còn là một khái niệm thiêng liêng, một nguyên tắc bất dịch mà là một công cụ trong đấu tranh, cần phải được sử dụng để bảo vệ mục đích theo đuổi của mình. Vấn đề thành công hay thất bại trong trong việc quyết định này hoàn toàn tuỳ thuộc vào bản lĩnh của những người có đảm lược sử dụng công cụ đó.
Ngay trong điều kiện đã giành thắng lợi rồi mà muốn bảo vệ quyền lực một cách lâu bền, công cụ đó vẫn không thể tiên quyết coi như một cấm kị. Thực tế cho chúng ta biết có khá nhiều hình thức “ đa đảng ” đã được những đảng cầm quyền sử dụng có lợi cho mình. Có thể cho phép một loạt đảng “ hiệp thương ” tồn tại để làm “ kiểng ” cho chế độ một đảng độc tài. Cũng có trường hợp các đảng gọi là “ đối lập trung thành ” được luật pháp cho hoạt động công khai nhưng trên thực tế đã bị đảng cầm quyền khống chế (một cách hợp pháp và cả bất hợp pháp) để duy trì quyền lãnh đạo thống trị của mình. Cũng có trường hợp công cụ đa đảng được dùng trong thể chế “ đa nguyên đa đảng ” ở đó các đảng đối lập, vì một lý do văn hoá, lịch sử nào đó, luôn chiếm vị trí thiểu số, nhưng cũng có những trường hợp được sử dụng trong thể chế “ nhất nguyên đa đảng ”, ở đó chỉ có hai đảng thay nhau cầm quyền bằng những phương pháp khác nhau nhưng có cùng mục đích bảo vệ những giá trị chung của một chế độ cả hai đều chia sẻ. Trước thực tế phức tạp của cuộc đấu tranh quyền lực, việc tuyệt đối hoá một quan niệm “ độc đảng ” có nội dung nào đó để duy trì sự độc tôn quyền lực cho Đảng của mình trong mọi trường hợp là một thái độ không thực tế. Nhất là lại thuần tuý bằng trấn áp và bạo lực thì không những không thực tế mà còn nguy hiểm : đảng chính trị đó chỉ tích tụ những toan tính bạo lực ngược chiều, trước sau gì cũng “ quỵ sụm ” hoặc bị đánh đổ bằng con đường bạo lực do mình tạo ra.

*


Sẽ là một thiếu sót nếu bài này chấm dứt mà không có vài lời sau đây xin thưa cùng những người quen hay không quen đã bày tỏ thái độ đồng tình, cổ vũ đề xuất của Lê Hiếu Đằng : a) Đề xuất của anh chỉ là một khuyến cáo với Đảng cộng sản. Tán thành nhưng xem đây chỉ như một sáng kiến “ cải lương ”, “ thoả hiệp ” hoặc “ ảo tưởng ” cũng không sao, nhưng đừng quên rằng đây là một hình thức tranh đấu mới nẩy sinh từ bên trong hàng ngũ những người cộng sản trước tình thế mới. b) Thực chất của đề xuất đó là chuyển hoá thể chế chuyên chính sang dân chủ pháp quyền, ở đó hình thức đa đảng là một công cụ đấu tranh thực hiện bằng phương pháp nội tại của những người cộng sản bất đồng. Cần xuất hiện những suy nghĩ khác có nội dung phù hợp với những bước đi thích hợp hơn. c) Công việc cực kỳ khó khăn, xin đừng quá bồng bột coi đề xuất này như một thứ phép màu mang đến khả năng chấm dứt ngay được di sản nặng nề của độc tài, chia rẽ, hận thù do quá khứ để lại. Cũng đừng quên trong chính trị, vấn đề “ đa đảng ” chỉ là một công cụ đấu tranh : viễn cảnh về một xã hội mà công cụ đó cần vượt qua và nhắm tới mới là mục tiêu quan trọng hơn.
2-9-2013

Lữ Phương


NGUỒN : -Diễn đàn
-Nguồn: Đôi điều với ông Đằng về lời hô hào lập đảng « Dân chủ xã hội ». (TNT)-Cũng như từ ngữ « dân chủ », « dân chủ xã hội » là học từ chính trị, thường xuyên được diễn giải qua lăng kính (hay được thể hiện dưới) chủ nghĩa chính trị, do đó có ý nghĩa rất khác nhau.

Tại VN hiện nay, người ta thường lấy mô hình « dân chủ xã hội » ở các nước Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy… để làm kiểu mẫu cho sự phát triển quốc gia, nhằm thay thế mô hình xã hội « xã hội chủ nghĩa » của Mác-Lênin. Có lẽ GS Phan Đình Diệu là một trong những người đầu tiên ở VN đã mạnh bạo đề cao mô hình « dân chủ xã hội » từ đầu thập niên 90, sau khi chứng kiến sự sụp đổ của các chế độ cộng sản LX và Đông âu.

Cũng như « dân chủ » - « dân chủ nhân dân » qua lăng kính Mác-Lê – hoàn toàn khác với « dân chủ » của thế giới tự do, « dân chủ xã hội » của Mác-Lê hoàn toàn khác với « dân chủ xã hội » của các nước Bắc Âu.

Một cách đơn giản để phân biện đâu là dân chủ xã hội của tư bản và đâu là dân chủ xã hội của Mác là vai trò của nhà nước trong sinh hoạt kinh tế. Tức khác biệt giữa sự can thiệp chừng mực của Keynes trong các nước tư bản với sự áp đặt (truất hữu) thô bạo của Mác trong các xã hội xã hội chủ nghĩa.
Sự sai biệt này, trước đây GS Phan Đình Diệu đã thấy và nhắc : dân chủ thì phải đa nguyên vì đa nguyên luôn là điều kiện cần của dân chủ.

« Dân chủ xã hội » ở các nước Bắc Âu được xây dựng trên căn bản xã hội đa nguyên : dân chủ tự do. (Người ta còn gọi là capitalisme social – chủ nghĩa tư bản xã hội). Ta còn gọi các nhà nước này là « nhà nước phúc lợi ».

Hầu hết các nước Tây Âu giàu mạnh như Pháp, Đức, Anh, Ý… đều là các nhà nước phúc lợi, có một liều lượng ít nhiều « dân chủ xã hội ». Các chính sách về kinh tế và xã hội các nước này tương tự như nhau : mức thuế rất cao đánh lên tài sản và mức thu nhập cá nhân nhưng đổi lại, một nền giáo dục ép buộc và miễn phí, an sinh xã hội, quĩ hưu trí, quĩ gia đình… bảo đảm cho mọi thành viên trong xã hội. Một đứa trẻ sinh ra « phải » học cho hết cấp phổ thông, có « quyền » học lên đại học, hoàn toàn miễn phí. Người bệnh có « quyền » được chăm sóc chu đáo, được « quyền » nghỉ bệnh có lương. Sản phụ được « quyền » nghỉ ăn lương để nuôi con. Tất cả những đứa trẻ sinh ra, cho đến tuổi trưởng thành, đều được « quyền » hưởng phúc lợi, sinh ra từ thành quả phát triển của đất nước, dưới hình thức tiền trợ cấp gia đình. Công nhân có « quyền » nghỉ thường niên có lương, khi thất nghiệp có « quyền » hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp. Khi đến tuổi về hưu, có đi làm hay không có đi làm, đều có « quyền » hưởng tiền hưu bỗng do đóng góp lúc đi làm, hay tiền trợ cấp từ quĩ xã hội…

Như thế, mức phúc lợi của người dân tùy thuộc vào số thuế thâu vào, tức mức độ phát triển kinh tế của quốc gia. Dân chúng các nước Bắc Âu có mức phúc lợi lớn hơn các nước Tây Âu vì nhiều yếu tố : dân số thấp nhưng phong phú tài nguyên thiên nhiên. (Yếu tố địa chính trị, trái độn giữa hai khối tư bản – cộng sản, các nước này « trung lập » trong chiến tranh lạnh, cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên văn hóa).

Chỉ sau khi khủng hoảng kinh tế từ vài năm nay (từ năm 2005), mức phúc lợi của người dân các xứ Tây Âu bị giảm sút đáng kể. Nhưng dầu vậy, ở các mặt giáo dục, an sinh xã hội, hưu trí… vẫn còn ở mức chấp nhận được.

Như vậy, « dân chủ xã hội » ở các nước Bắc Âu (và Tây Âu) được xây dựng trên một xã hội đã có sẵn một nền kinh tế năng động, (một nguồn tài nguyên dồi dào), một nền chính trị dân chủ tự do (đa nguyên). Nếu tính « bổ đồng », thời gian để xây dựng lên một nhà nước « phúc lợi » như vậy phải là 30 năm. Mà trong thời gian phát triển, các nước này thường xuyên đứng đầu trên thế giới về các mặt kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật…

Xây dựng lên một nhà nước phúc lợi khó biết bao nhiêu, nhưng « bọn tư bản dẩy chết » chúng xây dựng được.

Thế giới cộng sản đã xây dựng « dân chủ xã hội », « một thế giới không còn người bóc lột người », như thế nào ? Ở đây người ta lấy cái « nghèo » chia đều cho mọi người, xem đó là « công bằng xã hội ». Đây không phải là « công bằng » mà là « cào bằng », là đập phá chứ không phải là « xây dựng ». Đập phá, cào bằng ai làm cũng được, càng ngu dốt thì càng làm tốt thôi. Nhưng xây dựng thì rất khó, vì nó cần kiến thức, cần chuyên môn, cần vốn liếng…

Xây dựng một đất nước đã khó, một nhà nước phúc lợi càng khó thiên nan, vạn nan.

Ông Lê Hiếu Đằng, trong những ngày trên giường bệnh, nhắc đến « dân chủ xã hội » như là một lối thoát cho chính trị VN. Ông hô hào các đảng viên bỏ đảng, tuyên bố thành lập đảng « dân chủ xã hội ».

Tôi cảm nhận những khắc khoải, những thao thức của ông Đằng, trước cái bất công, cái nghèo đói của đại đa số người dân trong xã hội VN hiện nay. Dĩ nhiên, đứng trước một thảm cảnh như vậy, ai có lương tri cũng mong muốn người dân thoát cảnh bất công, nghèo khổ. « Dân chủ xã hội » chợt nghĩ đến như là một phản xạ tự nhiên. Nhất là những người như ông Đằng, theo cộng sản vì tưởng rằng « chủ nghĩa cộng sản » sẽ xây dựng được một VN tốt đẹp (như là các nước Bắc Âu).

Đây là một sai lầm chết người. Biết bao nhiêu xương máu VN đổ xuống tưởng rằng chỉ để thực hiện điều đó.

Tôi cũng có những giây phút khắc khoải và phản xạ như ông Đằng, mặc dầu sống tại nước ngoài. Tôi đã từng lên án trường phái « tân tự do – néolibéralisme » đã làm kinh tế thế giới khủng hoảng nặng nề. Khi chỉ số phát triển của quốc gia giảm, dĩ nhiên mức thuế thâu vào sụt giảm, mức phúc lợi của người dân do đó giảm theo. Ở một số nước như Tây Ban Nha, Hy Lạp… cuộc khủng hoảng kinh tế đã đưa đất nước vào vòng phá sản, đưa hàng chục triệu người không có công ăn việc làm, trong khi mức phúc lợi giảm, đôi khi truất mất.

Nhân danh cái gì, cho ai mà chúng đổ rác trên đầu trên cổ của đại đa số dân nghèo ?

Làm sao không uất ức ? Vì thế, trong dòng máu của tôi cũng chảy một phần « dân chủ xã hội », một lý tưởng về nhà nước phúc lợi.

Ở các nước Tây Âu, một xã hội dân chủ tự do, người ta có thể điều chỉnh lại, đặt ra các luật lệ khắc khe hơn để những con thú « tân tự do » không còn tác yêu tác quái như trước nữa. Những « phúc lợi » mà người dân đã đạt được, trong nhất thời bị bớt đi, nhưng không thể mất được.

Nhưng khi nói « dân chủ xã hội » cho VN thì tôi nghe không ổn, ông Đằng ơi !. « chỉ là mơ thôi… », lời bài hát của ai trong tình cảnh nào đó, xem ra cũng hợp.

Ông lấy gì để xây dựng một nhà nước dân chủ xã hội (như các xứ Bắc Âu) mà không thông qua dân chủ đa nguyên (như lời GS Phan Đình Diệu) ? Ở đây người ta xây dựng nhà nước phúc lợi bằng tiền thuế, bằng sự năng động của nền kinh tế quốc dân. Trong khi nhà nước XHCN của VN, kinh tế quốc doanh là chủ đạo, thực tế cho thấy nó không phát triển sinh lời để đóng góp vào phúc lợi cho toàn dân. Ngược lại, nền kinh tế nhà nước này đã trở thành gánh nặng cho đất nước.

VN đi theo mô hình TQ. Một nước phát triển chỉ về kinh tế, như Trung Quốc, sẽ dây dựng lên một thứ chủ nghĩa tư bản quyền lực man rợ, chỉ tạo ra bất công xã hội, không bao giờ xây dựng được một nhà nước phúc lợi.

Ước mơ nào cũng đẹp, nhưng đó là điều hướng tới. Muốn xây dựng một « nhà nước phúc lợi » như các xứ Bắc Âu, tôi e VN phải mất nhanh thì vài chục năm, chậm thì vài thế kỷ.

Tình trạng bệ rạc của VN hiện nay, nhà thuơng, trường học… lần hồi phải trả phí, trong khi việc miễn phí là điều căn bản của mọi quốc gia bất kể sắc thái chính trị. Tài nguyên khai thác cạn kiệt trong khi cơ sở hạ tầng không xây dựng được. Những công trình quan trọng đều có vốn, hay « viện trợ » của nước ngoài. Con người lý ra là đối tượng phục vụ của nhà nước, của bất kỳ quốc gia nào, thì ở VN con người trở thành « nguồn lực » để nhà nước « xuất khẩu lao động ». Ở các xứ tiên tiến, khi chỉ số thất nghiệp tăng thêm phần trăm nào thì chính phủ đang lãnh đạo mất lòng dân thêm phần trăm ấy.
Một chế độ như vậy, một đảng lãnh đạo như vậy, đưa đất nước từ thảm cảnh này đến thảm cảnh khác, đến nay mới quyết định « tính sổ với đảng » cũng là hơi chậm, phải không ông Đằng ?

Nhưng có còn hơn không, dầu trễ nhưng cũng hơn là « không bao giờ ».

Tôi thắc mắc về ngôn từ « dân chủ xã hội » nhưng tôi hoan nghênh việc ông hô hào lập đảng khác. Tôi thấy nhiều người lên tiếng phê bình ông lập đảng, lề phải và lề trái. Tôi không thấy ai đưa lời thuyết phục. « Lề phải » thì khỏi nói. Lý lẽ quá tệ. Có điều họ có súng trong tay. Họ nói thế nào cũng là « chân lý ».

Tôi lạc quan xem việc hô hào lập đảng của ông Đằng như là bước đầu của sinh hoạt dân chủ, đa nguyên chính trị ở VN. Ai chống thì chống, tôi ủng hộ, nếu « dân chủ xã hội » ở đây là một « ước mơ » để hướng đến.

Làm chính trị thì đối tượng là làm cho dân giảu, nước mạnh, mọi người được an lành, hạnh phúc. Vấn đề là làm thế nào ?

Đảng CSVN đã từ thất bại này sang thất bại khác, nhưng sai thì sửa, quyền lãnh đạo nhất định không buông, mà quyền này chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ có thực quyền trong đảng.

Đảng CSVN đã phản bội lại lý tưởng của các đảng viên có lý tưởng, như ông Đằng. Việc ông Đằng, cũng như nhiều đảng viên có lý tưởng khác, chưa bỏ thẻ đảng, sẽ là một dấu hỏi lớn cho những người quan tâm.

Sẽ mất thì giờ biết bao nhiêu, nếu « dân chủ xã hội » mà ông Đằng nói lại đặt lên nền tảng Mác-Lênin. Nếu vậy suy nghĩ chi lôi thôi, giao quách cho đảng CSVN, họ có nhiều « kinh nghiệm » hơn. Đất nước mấy lần được « cào bằng », không phải hay sao ?.

Sự minh bạch trong ngôn từ là điều cần thiết để được mọi người ủng hộ. Ông Đằng nói đi, cương lĩnh thế nào, xây dựng đất nước ra sao ? xã hội tổ chức ra sao ? các mặt văn hóa, kinh tế, giáo dục, quốc phòng, ngoại giao ?

Lề trái cũng nên ngồi yên, đánh tá lả trước khi nghe người ta nói phải trái là không đúng, phải không ?
Nguồn: Đôi điều với ông Đằng về lời hô hào lập đảng « Dân chủ xã hội ».
--- Nói về vấn đề đa nguyên đa đảng trong xã hội nước ta ngày nay (ĐCV).-- Số phận của những kẻ phản tỉnh!

- “Đa nguyên đa đảng” là phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc (ĐĐK).

- Thuyết Darwin làm chúng ta lú lẫn (Chúa cứu thế).

- Tình hình dân chủ Việt Nam hiện nay (Chúa cứu thế). - Vận Động Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm (Mạch sống). - ĐỖ THỊ MINH HẠNH: “… ĐẤT NƯỚC MÌNH PHẢI DO MÌNH LÀM CHỦ…” (TNM).

- Quốc thể và quốc kỳ (Nikonian).


- Blogger VN trao Tuyên bố phản đối điều luật 258 cho đại sứ quán Đức (VOA). –Mạng lưới bloggers Việt Nam gặp Đại sứ quán Đức (RFA).

- Hành trình của Tuyên bố 258 (Phương Bích). - Nông dân bị xúi giục biểu tình? (RFA). – Dẹp cả trường mầm non để lấy đất ?

- Thỉnh nguyện thư kêu gọi chấm dứt sử dụng lao động trẻ em tại Việt Nam (DTD).

- Từ ngày 1-9, Nghị định 72/NĐ-CP có hiệu lực: Vững vàng không gian thông tin(ĐĐK).- Bùi Tín: Đảng Cộng sản Việt Nam thiếu chính danh (VOA). – Báo Đảng công kích ông Lê Hiếu Đằng (BBC)-

-- Thư kêu cứu của gia đình ông Ngô Hào (DTD). - Đơn kêu cứu của người vợ về việc an ninh bắt chồng trái phép đã 7 tháng (DLB). - Vua Bảo Đại đã công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào ngày 11-3-1945 và Thủ tướng Trần Trọng Kim ra mắt quốc dân đồng bào nội các 17-4-1945 (Trần Hoàng). - Nhớ Lời Xưa… (Đinh Tấn Lực). - Bùi Minh Quốc: Nghĩ thêm về lời kêu gọi “Không có gì quí hơn độc lập tự do” (Quê Choa). - Tự vấn, tự trọng, tự do, tự đổi mới (Nguyễn Văn Tuấn). - SGTT: Tự vấn, tự trọng, tự do, tự đổi mới

-- Đỗ Thị Minh Hạnh giải thích lý do không lao động và tình cảnh tù chính trị nữ (Chúa Cứu Thế). - Đỗ Minh Hạnh với những dòng thư lên tiếng đấu tranh cho sự thật (DLB).

- MS Nguyễn Trung Tôn lại bị sách nhiễu! (DLB).

- Giáo hạt Bột Đà chuẩn bị đưa vị đại diện Tòa thánh không thường trú lên Con Cuông (Chúa Cứu Thế).

- Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ ra Cáo Bạch từ nhiệm khỏi Hội đồng Lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (Quê Mẹ/ DLB).

- Việt Hải: Gặp em (Diễn Đàn). - Chúng gọi em là phản động (DLB).

- Bản lên tiếng của các Chức Sắc Tôn Giáo Việt Nam về trường hợp của Đỗ Thị Minh Hạnh (DLB). - Không mang riêng nỗi đau em.

- Côn an đối với Binh Nhì Nguyễn Tiến Nam: Từ mắm tôm đến dao và mã tấu (DLB). - Công an vẫn dùng chiêu mời làm việc rồi bắt người sai pháp luật (Chúa cứu thế). – Lê Nguyên Hồng: Biểu tình viên Nguyễn Văn Dũng bị bắt về tội ‘Giao cấu với trẻ vị thành niên’ – bài học cho những nhà đấu tranh trong nước (Công dân). - Công an xã Đường 10 – huyện Bù Đăng bắt cóc dân oan Nguyễn Thị Tâm (Chúa Cứu Thế).
-- - Vũ Đức Khanh, Võ Tấn Huân: Quá trình chuyển đổi dân chủ tại Việt Nam (VOA).


- Nghị định 72 bắt đầu có hiệu lực (RFA).

- Hồ Quang Huy - Đơn đề nghị được đăng đàn Quốc Hội để phản biện về sửa đổi Hiến pháp, nhân quyền, dân chủ và mối quan hệ với TQ (Dân Luận).

- Phỏng vấn bà Phạm Chi Lan: Cần sửa Nghị định 72 trước khi quá muộn (BBC).

- Nguyễn Văn Bông – Luật Hiến pháp và Chính trị học (7) (procontra). - Nguyễn Văn Bông – Luật Hiến pháp và Chính trị học (8). - Đảng phái chính trị (P1) (Góc sân).


- Bà Nguyễn Thị Bình: Phải xóa bỏ “nhóm lợi ích” (TT/ĐV).

- Tên nước đã khẳng định Nhà nước là của dân (HQ). - Việt Nam 2045: Khơi dậy động lực, khai sáng để phát triển (TT). - Ngày Độc lập nghĩ về hòa bình và tự do (SM). - TP HCM: Kỷ niệm trọng thể 68 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 (CAND).

- TẢN MẠN NGÀY TẾT ĐỘC LẬP (Nguyễn Duy Xuân). - ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC (Thành). - RU CHÁU NGÀY QUỐC KHÁNH (Cu Vinh).

- Cuộc gặp giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và con trai cố Tổng thống Mỹ John Kennedy (LĐ).


- Cần hiểu đúng về nghị định quản lý internet mới (PT). - Hiểm họa từ facebook và blog (PT). - Nghị định 72 góp phần đảm bảo an toàn, an ninh thông tin (VOV).

- Vụ án Trần Dụ Châu và công tác chống tham nhũng (CL).

- CSGT bị tố “ăn chặn” bị chuyển công tác khác (Infonet).

- Vụ ‘bổ nhiệm bị can làm chấp hành viên’: Đề nghị thu hồi quyết định (TN).

- Nhìn lại những sai phạm của PCT huyện An Dương, Hải Phòng – Bài cuối: Chính quyền bán dự án ảo cho dân? (Tầm nhìn).

- 7 thứ trưởng “vi hành”, TP.HCM bị phê buông lỏng quản lý (TT).



Tính cách ông Trần Thọ, người thay ông Nguyễn Bá Thanh (ĐV 31-8-13) -- Ông này là thạc sĩ ngành "xây dựng Đảng". (Nếu tôi là nhà tâm lý học, tôi sẽ nghiên cứu xem type người nào chọn ngành này.  Có gì khác thường trong tuổi thơ của người ấy? Phải chăng họ đã thiếu tình thương của cha mẹ? Tại sao khi lớn lên, những bạn đồng lứa thì tò mò về sự bí ẩn của vũ trụ, hay mong giúp đỡ nhân loại, hoặc muốn làm thơ, viết văn, soan nhạc, thì người ấy lại muốn đi... xây dựng Đảng? Rồi đi học vài tuần, thậm chí vài tháng, còn thấy chưa đủ, mà phải cố học thêm lấy thạc sĩ, thậm chí tiến sĩ, về ngành này? Tại sao, tại sao hở trời?)

Báo Korea Herald lại bốc thơm ông Nguyễn Tấn Dũng: "Vai trò quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" (DT 31-8-13) -- Nguyên văn: Decisive role for Premier Nguyen Tan Dung (Korea Herald 31-8-13) -- Cũng mừng cho báo Dân Trí sẽ được thủ tướng xoa đầu.



- Vụ sếp lĩnh lương “khủng”: Cần xem lại tổ chức Đảng ở 4 doanh nghiệp (GDVN). - Thêm 8 doanh nghiệp công ích rút lương người lao động để trả cho sếp (DT).


Quá trình chuyển đổi dân chủ tại Việt Nam
VOA Tiếng Việt
Việc cải cách và dân chủ hóa tại Việt Nam là điều cấp thiết. Nhưng câu hỏi được đặt ra là dân chủ hóa theo mô thức nào? Dân chủ là một ý tưởng và được định hình bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc hướng đến một nhà nước thật sự của dân với bản ...

Hoạt động kỷ niệm 68 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Đảng Cộng sản: võ sỹ không đối thủ?

Quốc khánh 2/9: Dấu ấn thời gian và động lực phát triển

MỘT BÀI BÁO ‘SIÊU ĐẠO VĂN’ CỦA PETROTIMES !
Tâm Sự Y Giáo
Thứ hai, ngày 02 tháng chín năm 2013

--Bí thư quận nhận trách nhiệm pano 2/9 in sai tên nước
VNExpress
Pano chào mừng Quốc khánh nhưng in sai tên nước đã được quận Đống Đa (Hà Nội) tháo dỡ, thay bằng pano mới. Bí thư Lê Tiến Nhật nhìn nhận đây là sai sót của quận. Pano mừng 2/9 ghi sai tên nước. Trưa nay, trả lời VnExpress.net, Bí thư quận Đống ...

Pano mừng Quốc khánh 2-9 ghi sai tên nước

Hà Nội: Pano mừng 2/9 ghi sai tên nước

Nhức mắt trước tấm pano ghi sai tên nước Việt Nam



Chính sách của Obama đối với Việt Nam: Lịch sử lặp lại? Obama’s “Deja vu” Vietnam Diplomacy (Rushford Report 28-8-13) -- Bài dài, nhiều nhận định thú vị (Greg Rushford ít viết hơn Carl Thayer, nhưng có nhiều nhận xét mới lạ hơn... -- Thayer thì "overexposed".  Sorry, Carl!)  ◄◄


Tổng số lượt xem trang