Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Ông Nguyễn Đình Lương: Sẽ không có "bữa đại tiệc" cho Việt Nam

-Bình luận về phát biểu của ông Nguyễn Đình Lương
Trả lời phỏng vấn của Vietnamnet, ông Nguyễn Đình Lương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, tiết lộ những áp lực buộc Việt Nam phải thay đổi nếu muốn vào TPP, trong đó nổi lên hai vấn đề lớn:
(1) Không phân biệt đối xứ giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân:
“Vào TPP chắc chắn phải chấp nhận xóa hết sự phân biệt đối xử, áp dụng luật chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, trên thị trường cũng như trong đấu thầu các khoản mua sắm công (trừ mua sắm cho an ninh quốc phòng). Mọi doanh nghiệp được bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực, tài nguyên, vốn, thị trường.”

(2) Chấp nhận quyền tự do lập hội:
“Quyền lập hội là một trong những quyền “tạo hóa ban” cho những người có sức lao động, đi lao động để tự vệ. Đó là một trong những chuẩn mực quy định của  Tổ chức lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Đó cũng là một quy phạm phổ quát trong đời sống xã hội văn minh.
Trong cuộc đàm phán BTA với Hoa Kỳ trước đây, Việt Nam kiên trì đòi phía Hoa Kỳ dành cho phía Việt Nam Quy chế ưu đãi phổ cập (GSP) (áp dụng thuế bằng 0 đối với mấy ngàn mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ chủ yếu là hàng thủ công nghiệp,  mây tre, cói ngô…)
Phía Hoa Kỳ kiên quyết không chấp nhận vì Luật GSP của Hoa Kỳ đòi đòi hỏi một số yêu cầu cao trong đó có quyền lập hội.”
[…]
Kỳ này, muốn vào TPP, Việt Nam không thể tránh khỏi điều khoản này. Theo tôi, phía Hoa Kỳ và các nước khác có nhân nhượng thì cũng chỉ ở mức cho một thời hạn bảo lưu vài ba năm để Việt Nam xử lý những vấn đề thuộc cơ chế trong nước.
Chấp nhận “Quyền lập hội” cho người lao động thì công đoàn Việt Nam sẽ phải đổi mới cả về chức năng nhiệm vụ, cả về phương thức hoạt động, và sau đó có thể là các đoàn thể quần chúng khác cũng sẽ noi gương.”
Bauxite Việt Nam xin trích đăng bình luận của một số blogger xung quanh phát biểu của ông Nguyễn Đình Lương.
Bauxite Việt Nam
 “Chắc hắn nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết một số quyền căn bản được “tạo hóa ban cho” mà dân Việt Nam chúng ta được hưởng trên thực tế, chứ không phải trên sách vở hiện nay là do tư bản mang lại, theo đúng nghĩa đen. Tôi đã từng rất ngạc nhiên khi được biết quyền tự do đi lại và cư trú, đặc biệt là quyền tự do xuất nhập cảnh dành cho chính công dân Việt là điều kiện tiên quyết mà Chính phủ Việt Nam phải chấp nhận để nhận được các khoản vay từ World Bank. Luật doanh nghiệp thống nhất với việc tạo một sân chơi bình đẳng giữa nhà nước và tư nhân mà nhà nước thiết lập cũng là một điều kiện khác do tư bản áp đặt. Nên cũng không có gì ngạc nhiên khi tham gia TPP Việt Nam sẽ phải hiện thực hóa quyền lập hội cho chính dân Việt vốn chết lâm sàng từ năm 1957. Còn không ít quyền căn bản khác dành cho người Việt mà chính phủ Việt Nam phải thực thi theo các điều kiện để vay, để xin tiền của tư bản không được công khai và được tung hô là thành tích cải cách của Việt Nam.”
(Thạc sĩ, NCS. Trần Kiên, Đại học Glasglow, Anh)
* * *
“Nhân việc anh Trần Kiên nhắc đến quyền tự do đi lại và cư trú, mình nhớ từng được nghe vài cô chú đứng tuổi kể một chuyện khó tin. Đó là vào thập niên 90s, mặc dù ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn đã có khách sạn, nhà nghỉ, song bạn sẽ không được phép lưu trú tại đó nếu có hộ khẩu trong thành phố.
‘Có nhà sao không ở, mà lại chui vào khách sạn, nhà nghỉ? Hẳn là có gì đó mờ ám.’ là lối tư duy của các nhà quản lý thời đó. Nhãn quan quản lý của họ lúc ấy dường như chưa có bóng dáng quyền con người.
Thôi thì cái thời ấu trĩ (tới mức đó) cũng đã qua. Song, điều quan trọng mà chúng ta cần nhận rõ là những quyền tự do [còn ít ỏi] chúng ta nhận được tới thời điểm này không đến từ thiện ý của chính quyền, mà từ các cuộc mặc cả trong đó chính quyền cực chẳng đã phải chiều ý các nước phương Tây để đạt được thỏa thuận với họ (cũng nhằm kiếm tiền thôi).
Nhận rõ để làm gì? Để hành xử cho đúng từ việc nhỏ đến việc lớn. Nhỏ, là mỗi khi vào nhà nghỉ nhớ niệm ‘Đội ơn World Bank’ [thay cho 'Ơn Đảng ơn Chính phủ'] cho hợp với truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Lớn, là thúc ép chính quyền hội nhập với phương Tây hơn nữa, mà sắp tới đây là TPP”.
(Blogger Nguyễn Anh Tuấn, cựu sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia)
* * * 
“[…] điều mỉa mai là Việt Nam phải trông chờ vào một hiệp định ký với các nước tư bản để các nước tư bản này gây sức ép buộc Việt Nam phải bảo vệ công nhân của mình, không để giới chủ bóc lột quá đáng! Điều mỉa mai là phát biểu của ông Lương gián tiếp thừa nhận Công đoàn hiện nay không giúp người công nhân tự bảo vệ mà họ cần một loại hình công đoàn khác dưới sự thúc giục thành lập của các nước được coi là tư bản!
Vấn đề là các giới chủ có vốn đầu tư nước ngoài có thật sự muốn thúc đẩy chuyện này hay họ đang hài lòng với hệ thống công đoàn hiện tại của Việt Nam? Cái đó mới chính là hai tầng mỉa mai.”
(Blogger Nguyễn Vạn Phú)

- Tất nhiên, tôi cũng mong muốn Việt Nam được vào TPP, nhưng tôi không quá kỳ vọng vào nó.  Nhớ lại mấy năm trước, ai cũng nghĩ là vào WTO thì Việt Nam sẽ "hoá rồng" ngay?  TPP rồi cũng chỉ thế thôi.  Một ngôi nhà xiêu vẹo, xây trên bãi cát, nếu có cơi lên vài tầng thì cũng vẫn là trên bãi cát, và càng xiêu vẹo thêm! Ấy là không nói đến việc những "nhóm lợi ích" sẽ nhân đó mà giàu hơn, còn lợi ích cho đại đa số, nếu có, chỉ là những lợi ích nhỏ giọt!
"Vấn đề thứ ba, đó là ta phải cam kết trao cho người lao động Việt Nam 'quyền lập hội'. Công nhân, người lao động tự tụ tập với nhau, tự lập hội để 'nói chuyện' với giới chủ, để 'cưu mang' nhau lúc khó khăn" - Rất ít có khả năng Đảng và Tổng Công đoàn VN chấp nhận điều này để Việt Nam được hưởng Quy chế ưu đãi phổ cập (GSP). Thật cay đắng khi theo ông Nguyễn Đình Lương, gần như trong các tiến trình đàm phán (WTO, BTA, TPP...) chính "bọn tư bản giãy chết" chứ không phải "đảng của giai cấp công nhân" phải gây sức ép buộc Nhà nước Việt Nam cam kết đảm bảo các quyền "tạo hóa" trao cho công nhân và người dân nước mình. (Osin)
Với BTA ta đã chấp nhận mở cửa cả những ngành dịch vụ như viễn thông, tài chính mà trước đó đã khoanh vùng là "đất của chúa" và đã rào thật kín "vì an ninh quốc gia". Việc tham gia TPP tới đây sẽ mở tiếp", ông Nguyễn Đình Lương nói.

LTS: Ông Nguyễn Đình Lương*, Nguyên trưởng đoàn đàm phán hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), từng được bạn đọc Tuần Việt Nam biết đến qua các bài phỏng vấn về đàm phán BTA, đàm phán WTO.
Tuần Việt Nam tiếp tục giới thiệu những nhận định của ông về đàm phán Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Không thể tiếp tục đi làm thuê mải kiếm mấy đồng tiền công
Thưa ông, các cuộc đàm phán TPP đang được tiến hành dồn dập để có thể kết thúc vào cuối năm nay. Ông thấy diễn biến mọi việc như thế nào? Việt Nam có vào TPP được không?
Tôi không có cảm giác lạc quan là cuộc đàm phán TPP sẽ kết thúc năm nay. Tôi hy vọng và mong Việt Nam sẽ trở thành thành viên TPP khi nó được ký kết vì rằng lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện quyết tâm, đã nói cho dân biết cũng như đã công khai trên các diễn đàn quốc tế.
Các nước tham gia đàm phán,  nhất là Hoa Kỳ, nước đang "cầm cái" đang "áp đặt luật chơi" trong cuộc đàm phán này cũng mong muốn và động viên Việt Nam cố gắng tham gia.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang có những quan ngại, lo lắng cụ thể, ví dụ các doanh nghiệp dệt may, giầy dép... lo rằng: Trong TPP chỉ áp dụng thuế nhập khẩu bằng 0 cho hàng hóa có nguyên vật liệu sản xuất trong nước hoàn nhập khẩu từ các nước TPP, trong lúc lâu nay nguyên vật liệu, phụ kiện của ta chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc - là những nước chưa tham gia TPP. Ông có chia sẻ gì với những lo lắng này?
Không lo.
Kinh tế Việt Nam hôm nay cơ bản là kinh tế gia công lắp ráp. Ta đi làm thuê kiếm mấy đồng tiền công. Nguyên vật liệu cho hàng xuất khẩu lâu nay ở ta vốn nhập khẩu là chính. Có lẽ  cũng còn phải lâu lâu nữa thì người Việt Nam mới tự sản xuất ra đủ những thứ này.
Việt Nam cứ vào TPP đi, tức khắc người Trung Quốc từ lục địa, từ Đài Loan, từ Hồng Kông, người Hàn và nhiều người khác sẽ vào. Họ sẽ mang tiền máy móc, thiết bị và cả người lao động nữa vào xây dựng xí nghiệp 100% vốn người nước ngoài, thuê lao động Việt Nam sản xuất cho Việt Nam đủ dùng.
Những nguyên vật liệu này hoàn toàn đủ tư cách "made in Việt Nam" để được hưởng thuế nhập khẩu bằng O. Họ đã bắt đầu khởi động rồi chỉ chờ Việt Nam "quyết" là họ vào liền.
Nhân đây tôi cũng muốn nói thêm rằng ở tầm chiến lược quốc gia ta không nên tính chuyện suốt đời đi gia công làm thuê, không nên xây dựng chiến lược để con cháu mình suốt đời đi đạp máy khâu, khâu váy, khâu quần, khâu dép ...Tại sao hội thảo TPP mãi chỉ toàn nghe chuyện may mặc, giầy dép? Có lẽ phải tính những bài toán lớn hơn thế?
Vả lại theo quy luật, hàng dệt may sẽ rời Việt Nam, khi đồng lương người thợ may ở đây cao, nó họ sẽ tự động chuyển dịch tới những vùng đất nghèo hơn, lao động rẻ hơn.
TPP, BTA, thương mại, Việt Mỹ, WTO
Ông Nguyễn Đình Lương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (Ảnh: Trần Đông)
Mở mở, kín kín, hở hở...
Hiện đã có một vài bình luận, phân tích về lợi ích của Việt Nam khi tham gia TPP. Có ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ là nước gặt hái nhiều nhất, có người còn đưa ra con số cụ thể rằng là GDP Việt Nam sẽ tăng bao nhiêu tỷ đô. Ông có đồng tình với những phép tính này không?
Điều chắc chắn và đã rõ: Tham gia TPP là một thách thức lớn đối với Việt Nam.
Việt Nam sẽ là nước khó khăn trong cuộc đàm phán TPP này vì Việt Nam là nước có nền kinh tế kém nhất và hệ thống pháp luật " khập khiễng" nhất trong số các nước đang đàm phán. Không thể có chuyện như có người nói rằng TPP sẽ là một bữa "đại tiệc"của Việt Nam.
Về lợi ích kinh tế: Lợi ích nhiều hay ít còn phụ thuộc vào khả năng khai thác cơ hội. Biết khai thác cơ hội sẽ được nhiều, có khi được rất nhiều. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, thế giới đang đua tranh, nếu anh lập cập không biết làm ăn, anh chỉ được "ăn xái" vạch lưng ra cho người ta giẫm lên.
Thực tiễn tham gia WTO cho thấy rằng: khả năng thích ứng với kinh tế thị trường ở Việt Nam là rất kém, khả năng chủ động khai thác cơ hội là rất yếu. Làm ăn không bài bản, không chiến lược, không chiến thuật. Đánh trống bỏ dùi.
Khi tham gia WTO đã có người dự báo: Kinh tế Việt Nam sẽ như là một con tàu ra "biển lớn". Hôm nay có người bảo sau 5 năm tham gia WTO kinh tế Việt Nam sẽ trở về 0! Thậm chí có người nói: WTO đã gây ra những cú sốc cho nền kinh tế Việt Nam.
Không biết có phải vậy không? Cần phải có đánh giá, kiểm chứng và số liệu. Song nếu đúng như vậy thì cũng là hợp logic. Kinh tế WTO là kinh tế thị trường tự do. Vì vậy nó chỉ có thể vận hành và phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Từ sau khi tham gia WTO đến nay kinh tế Việt Nam chưa thực sự kiến tạo được một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đúng hơn, cạnh tranh lành mạnh không được cổ vũ, khuyến khích và tạo dựng. Cộng thêm vào đó, văn hóa tham nhũng được phổ cập, tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích hoành hành, làm méo mó cả những quốc sách đúng, hay của Nhà nước.
Điều tôi  muốn nhấn mạnh ở đây, đó là những lợi ích về mặt kinh tế thì đúng là rất quan trọng và phải phấn đấu để đạt tới. Nhưng cũng chưa phải là mục tiêu quan trọng nhất...
Vậy cái lớn nhất ta được lần này là gì, thưa ông?
Cái được lớn nhất lúc này có thể là:
Với TPP ta tiến thêm một bước theo hướng tăng tốc mở cửa với thế giới, thiết lập một nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa, tạo dựng một nền kinh tế có sức cạnh tranh, để phát triển cùng thời đại.
Ông có thể nói cụ thể hơn?
Cuộc đàm phán chưa kết thúc, nhưng chắc chắn khung pháp lý TPP sẽ là khuôn mẫu cho việc vận hành kinh tế thế kỷ XXI, nghĩa là nó sẽ bao gồm  những quy phạm, những quy định cao hơn, toàn diện hơn. Có cả những quy định "ngoài kinh tế" hay "kinh tế chính trị".
Ví dụ: Thứ nhất, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Có thông tin nói rằng, những quy định trong TPP về lĩnh vực này sẽ cao hơn, chế tài mạnh hơn, rất khó cho Việt Nam.
Sở hữu trí tuệ (SHTT) là tiền, là lợi ích của doanh nghiệp và của quốc gia. Giá trị của quyền SHTT có lúc cao hơn nhiều quyền sử dụng đất. Thương hiệu một mặt hàng có giá đến hàng tỷ, hàng chục tỷ đô la, là cả một gia tài lớn, phải được bảo vệ chặt.
Bảo hộ sản phẩm trí tuệ là yêu cầu của mọi quốc gia trong thời đại kinh tế tri thức, trong lúc nạn ăn cắp trí tuệ đang tràn lan. Ở Việt Nam, nạn ăn cắp đó cũng đã vượt qua "báo động đỏ".
Không bảo vệ được sản phẩm trí tuệ, thì sẽ không có sản phẩm trí tuệ và rồi trí tuệ sẽ không phát triển. Trong nền kinh tế tri thức có thể coi tình trạng "chết lâm sàng"
Cả thế giới và cả Việt Nam đang cần những chế tài mạnh, thật mạnh để chặn đứng nạn ăn cắp sản phẩm trí tuệ, để cứu cả nền kinh tế và cả nền khoa học.
Chấp nhận những yêu cầu cao chế tài mạnh là bảo vệ mình hôm nay, ngày mai, là xây dựng môi trường cho trí tuệ phát triển và tạo cho Việt Nam một chỗ đứng đàng hoàng trong thế giới hiện đại.
Việt Nam sẽ có nhiều khó khăn nhất định trong quá trình thực thi, ta sẽ nhờ quốc tế hỗ trợ.
Thứ hai, vấn đề doanh nghiệp nhà nước, cạnh tranh, mua sắm công.
Sân chơi TPP vốn là sân chơi kinh tế thị trường. Những tiêu chí trên sân chơi: mở, thông thoáng, công khai, minh bạch, bình đẳng, không phân biệt đối thủ; là những tiêu chí bắt buộc nó sẽ giữ cho các nền kinh tế phát triển lành mạnh và bền vững.
Duy trì tình trạng đóng đóng mở mở, kín kín, hở hở rồi để cho các nhóm lợi ích khai thác không phải là của TPP.
Vào TPP chắc chắn phải chấp nhận xóa hết sự phân biệt đối xử, áp dụng luật chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, trên thị trường cũng như trong đấu thầu các khoản mua sắm công (trừ mua sắm cho an ninh quốc phòng). Mọi doanh nghiệp được bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực, tài nguyên, vốn, thị trường.
Nhà nước có quyền lập các doanh nghiệp nhà nước, lĩnh vực nào cũng được, to hay nhỏ nhiều hay ít... không ai can thiệp, nhưng kinh doanh phải công khai, minh bạch,  trên thị trường phải theo tiêu chí thị trường, phải bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
Chấp nhận  những cam kết này rõ ràng chúng ta phải sửa đổi một số văn bản pháp luật hiện hành và cách điều hành kinh tế hiện nay.
Những yêu cầu này khi đàm phán BTA, phía Hoa Kỳ đã nêu ra, đã đòi ta chấp nhận. Nhưng ta chưa chấp nhận vì ta khó có thể ngay một lúc xử lý được tất cả mọi vấn đề.
Vả lại, ở thời điểm đó thời điểm đàm phán BTA cái chủ trương "quốc doanh chiếm vai trò chủ đạo" thông qua các tập đoàn hoạt động đa ngành chưa trở thành quốc sách, chỉ mới là ý tưởng ban đầu chứ chưa hình thành và kích hoạt thành những "bọc ung thư" như Vinashin, Vinalines..., chưa khê mùi "bức xúc" như hiện nay.
Ngoài ra?
Vấn đề thứ ba, đó là ta phải cam kết trao cho người lao động Việt Nam "quyền lập hội". Công nhân, người lao động tự tụ tập với nhau, tự lập hội để "nói chuyện" với giới chủ, để "cưu mang" nhau lúc khó khăn.
TPP, BTA, thương mại, Việt Mỹ, WTO 
Quyền lập hội là một trong những quyền "tạo hóa ban" cho những người có sức lao động, đi lao động để tự vệ. Đó là một trong những chuẩn mực quy định của  Tổ chức lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Đó cũng là một quy phạm phổ quát trong đời sống xã hội văn minh.
Trong cuộc đàm phán BTA với Hoa Kỳ trước đây, Việt Nam kiên trì đòi phía Hoa Kỳ dành cho phía Việt Nam Quy chế ưu đãi phổ cập (GSP) (áp dụng thuế bằng 0 đối với mấy ngàn mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ chủ yếu là hàng thủ công nghiệp,  mây tre, cói ngô...)
Phía Hoa Kỳ kiên quyết không chấp nhận vì Luật GSP của Hoa Kỳ đòi đòi hỏi một số yêu cầu cao trong đó có quyền lập hội.
Tại vòng đàm phán cuối cùng, trong buổi gặp riêng hai trưởng đoàn, tôi bảo ông JOE Damond - Trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ: ta cứ ghi vào BTA "phía Hoa Kỳ sẽ xem xét dành GSP cho Việt Nam" còn khi nào xem xét, được hay không ta sẽ bàn sau. Ông Damond thấy đề xuất hợp lý, đồng ý ghi vào.
Về nước tôi không dám khoe thành tích đó vì tôi hiểu đó chỉ là một cụm từ "làm đẹp" BTA cho "cả nhà đều vui" nhưng có người lại báo cáo rằng vòng đàm phán này ta đã giành thắng lợi, ta đã kiên trì đấu tranh đã bắt Mỹ dành cho ta GSP!
Nghe nói sau này, qua nhiều năm đàm phán, đến nay Hoa Kỳ vẫn chưa chấp nhận cho hàng Việt Nam được hưởng GSP vì Việt Nam chưa có điều kiện để thực thi quyền lập hội.
Kỳ này, muốn vào TPP, Việt Nam không thể tránh khỏi điều khoản này. Theo tôi, phía Hoa Kỳ và các nước khác có nhân nhượng thì cũng chỉ ở mức cho một thời hạn bảo lưu vài ba năm để Việt Nam xử lý những vấn đề thuộc cơ chế trong nước.
Chấp nhận "Quyền lập hội" cho người lao động thì công đoàn Việt Nam sẽ phải đổi mới cả về chức năng nhiệm vụ, cả về phương thức hoạt động, và sau đó có thể là các đoàn thể quần chúng khác cũng sẽ noi gương.
Và còn nhiều ví dụ nữa...
Mở cửa "đất của Chúa"
Trong lúc nền kinh tế đang khó khăn, xã hội đang có nhiều vấn đề, liệu ta có tìm được sự đồng thuận để tham gia TPP không, thưa ông?
Có Việt Nam hay không có Việt Nam, đoàn tàu TPP vẫn chạy theo lộ trình. Nhưng đứng trước những vấn đề phức tạp như vậy, ta phải có sự đồng thuận xã hội. Kinh nghiệm lịch sử Việt Nam là sự đồng thuận đó sẽ có khi mọi người đều đặt lợi ích phát triển đất nước lên trên hết.
Ba mươi năm qua, công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng lãnh đạo và tiến hành, vì lợi ích phát triển đất nước vì nhận thức được rằng thời đại đó thay đổi, chúng ta đã gạch xóa đi khỏi cuốn kinh thánh bao nhiêu điều húy kỵ. Chúng ta đã đưa vào bức tranh đất nước bao nhiêu màu sáng, màu tươi. Đất nước đang thay đổi cùng thời đại.
Đổi mới 30 năm qua là một quá trình tiền tiến cùng với những bứt phá liên tục. BTA với Hoa Kỳ là 1 bứt phá. Ta cam kết chơi theo luật chơi mà thế giới tư bản đã chơi, ta chấp nhận chơi bình đẳng, bỏ phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Với BTA ta đã chấp nhận mở cửa cả những nghành dịch vụ như viễn thông, tài chính mà trước đó đã khoanh vùng là "đất của chúa" và đã rào thật kín "vì an ninh quốc gia".
Đó là những điều tưởng như không thể, nhưng rồi ta đã chấp nhận để mở đường cho đất nước phát triển.
Nhưng trong quá trình thực thi, do chưa đủ điều kiện để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật cộng với sự níu kéo của cơ quan công quyền đã làm biến tướng môi trường kinh doanh, và dẫn đến những hệ lụy mà báo chí nói mãi.
TPP sẽ xử lý tiếp, TPP sẽ là một bứt phá mới nữa. Trên con đường đổi mới mà Đảng và Dân đã chọn.
Anh Phương (thực hiện)

Bất ngờ những con số. (NVP)

Khi đọc tin trên các báo, rằng Việt Nam có trên 5 triệu đơn vị kinh tế, hành chính, có lẽ ít người có ấn tượng gì. Nhưng nếu đọc kỹ báo cáo về kết quả chính thức cuộc tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp mà Tổng cục Thống kê vừa công bố, có thể rút ra những kết luận đáng ngạc nhiên.

Ví dụ, lâu nay, rất nhiều nghiên cứu khi nói về doanh nghiệp nhà nước đều cho rằng sau một quá trình cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu thì số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh, còn khoảng 1.300 đơn vị.

Tuy nhiên, theo báo cáo, số lượng doanh nghiệp nhà nước đến năm 2012 là 3.308, đang sử dụng 1,66 triệu lao động. Đó là chưa kể hơn 8.000 “cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể, hiệp hội”. Thế mà nhiều nghiên cứu cứ nói, năm 1990, cả nước có 12.000 doanh nghiệp nhà nước, đến năm 2000, còn khoảng 6.000 và 2011 chỉ còn hơn 1.300 doanh nghiệp. Đáng tiếc là báo cáo không có một định nghĩa rõ ràng thế nào là doanh nghiệp nhà nước nên khó lý giải sự chênh nhau này. Có thể báo cáo tính riêng các công ty con hạch toán độc lập của các tập đoàn, tổng công ty… Nhưng dù sao điều rõ nhất là, trên cùng một báo cáo, con số doanh nghiệp nhà nước không giảm bao nhiêu so với 5 năm trước đó (năm 2007 có 3.706 doanh nghiệp). Nếu tính luôn hơn 8.000 cơ sở sản xuất kinh doanh mang tính nhà nước thì quá trình cải cách khối doanh nghiệp nhà nước chưa đạt được kết quả bao nhiêu, vẫn còn đó những lỗ đen hút hết vốn đầu tư nhà nước, tín dụng ưu đãi, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài sản công cho hoạt động kinh doanh.

Điều thứ ngạc nhiên thứ nhì là quy mô của các đơn vị sự nghiệp. Nếu như cả nước có 34.803 cơ quan hành chính thì số đơn vị sự nghiệp cao gấp đôi, lên đến 69.735 đơn vị. Nếu loại trừ các cơ sở y tế (13.682) và cơ sở giáo dục (44.712) thì vẫn còn 11.341 đơn vị sự nghiệp có thể chuyển đổi mô hình hoạt động để giảm nhẹ gánh nặng ngân sách nhà nước. Đó là những đơn vị như thế nào? Trong văn hóa thể thao, đó có thể là nhà hát cải lương, trung tâm ca nhạc nhẹ, đoàn nghệ thuật múa rối, đoàn xiếc, trung tâm thông tin triển lãm, các viện bảo tàng, thư viện… Trong sự nghiệp kinh tế, đó có thể là chi cục thú y, chi cục bảo vệ thực vật, trung tâm khuyến nông, trung tâm công nghệ thông tin, cảng vụ hàng hải, ban quản lý cảng, ban quản lý bến xe…

Năm 2009, Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo “Quy chế thí điểm chuyển đơn vị sự nghiệp công lập có thu thành công ty cổ phần” nhưng do chưa có sự chuẩn bị kỹ, dư luận hiểu nhầm đây là chủ trương cổ phần hóa các trường đại học nên phản đối và cuối cùng Bộ Tài chính phải rút lui dự thảo này. Lẽ ra cần phải mạnh dạn cổ phần hóa, chuyển đổi mô hình hoạt động các đơn vị sự nghiệp này bởi đa số là loại hình hoạt động có thể chuyển giao cho tư nhân làm mà không ảnh hưởng gì đến xã hội. Ở những đơn vị sự nghiệp nào còn nhận kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước thì khi chuyển đổi, khoản ngân sách sẽ trở thành các khoản tài trợ  mà bên nhận tài trợ phải chứng minh hiệu quả hoạt động trước khi được giao.

Thật ra, trong nhiều văn bản, Nhà nước cũng đã nhiều lần nhấn mạnh đến chủ trương khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp, loại hình ngoài công lập và đi kèm là nhiều ưu đãi về thuế, đất đai, tài sản… nhưng kết quả không như chủ trương. Thực tế số lượng các đơn vị sự nghiệp ngày càng tăng, từ 63.054 đơn vị năm 2007 lên đến 69.735 đơn vị năm 2012, theo báo cáo (loại trừ mức tăng của ngành y tế và giáo dục thì con số đơn vị sự nghiệp khác vẫn tăng mạnh từ 8.770 lên 11.341 đơn vị).

Số lượng các đơn vị thuộc dạng tổ chức chính trị, đoàn thể, hiệp hội cũng là con số rất lớn, lên đến 33.897đơn vị, xem như gần bằng các cơ quan hành chính của cả nước. Điều đáng nói hơn là so với năm 2007, trong khi các cơ quan hành chính giảm 0,4% thì các tổ chức chính trị, đoàn thể, hiệp hội lại tăng 9,3%. Rõ ràng đây là một khu vực có thể cải tổ,  theo hướng tinh gọn, sao cho vừa tránh được sự trùng lắp trong bộ máy hành chính, bộ máy điều hành, vừa là cơ sở để cải cách tiền lương trên cơ sở giảm biên chế.

Đã đến lúc phải cân nhắc, xem thử ngân sách nhà nước có phải cán đáng các tổ chức như Hội Nhà văn, Hội Nhà báo, Hội Nhạc sĩ, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh, Hội Luật gia, Hội Làm vườn… Lúc đó cụm từ “xã hội hóa” mới mang ý nghĩa thật sự đối với xã hội và nền kinh tế.


-- TPP, kinh tế Abe và chiến lược xoay trục hướng về châu Á của Mỹ (TCPT).-TPP: Hiệp định thương mại của thế kỷ 21
-
Bàn về nghị định 72 của chính phủ Việt Nam

-- Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (VTV).
Thuốc lá và TPP: Trans-Pacific Partnership's Tobacco Problem (CFR 5-9-13)Làm gì để có Lợi ích tối đa từ Hiệp định TPP

Tổng thống Obama cam kết hoàn tất hiệp định TPP trong năm nay (VOA).

TPP có tạo được sức ép cải cách? (VnE 3-9-13) -- Bài rất hiếm hoi ở Việt Nam dám chê đích danh thủ tướng Dũng.







Why Japan Must Join the TPP theDiplomat.com




Hiệp Định TPP và Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - Trung Quốc

from dainamax tribune



China May Join US-led Trans-Pacific Partnership Talks



from theDiplomat.com



-- Thảo luận TPP gặp khó khăn, Mỹ đòi hỏi kiên nhẫn (RFI).- -


-- The Trans-Pacific Partnership, We Won’t Be Fooled By Rigged Trade Agreements – OpEd


-- Pakistan: Sharif’s TTP Challenge – Analysis




- Làm gì để có Lợi ích tối đa từ Hiệp định TPP (Tầm nhìn).

- Sẵn sàng cho “đại tiệc” TPP (SGGP). - Doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi gì từ TPP? (VTV).

- Lê Diễn Ðức: Cuộc chạy đua vào TPP và những rào cản (DĐTK).

Lê Diễn Ðức - Cuộc chạy đua vào TPP và những rào cản



--The Transatlantic Free-Trade Imperative

from Project Syndicate by Alfred Gusenbauer

The confirmation of Michael Froman as the US Trade Representative is a fitting moment to highlight the opportunities that an EU-US free-trade agreement would offer Europe, America, and the world. Historically, free trade and economic growth have gone together, and deeper trade integration would strengthen growth on both sides of the Atlantic.




-The TPP: Be Cautious – OpEd


Lạc quan TPP? (NVP)

Đừng lặp lại sự kỳ vọng phi lý như WTO



… Cũng như WTO, tư cách thành viên TPP của Việt Nam trong tương lai trước tiên sẽ là cục nam châm thu hút sự quan tâm của giới đầu tư nước ngoài, cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Sự quan tâm này có thể tạo ra những bong bóng mới, nhưng cũng có thể trở thành cú hích để sản xuất trong nước có bước biến chuyển mới. Và từ sự quan tâm này, các doanh nghiệp trong nước có mối quan hệ tốt với đối tác nước ngoài sẽ xác định được cơ hội làm ăn mới. Vì thế, có thể nói, dù ai hưởng lợi nhiều, cái lợi ích tổng thể cho nền kinh tế khi Việt Nam tham gia TPP vẫn cao hơn là không tham gia. Đó là điều đáng lưu ý.



Xin đọc toàn bài ở đây:

http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/sotay/97828/Dung-lap-lai-su-ky-vong-phi-ly-nhu-WTO.html



Chiếc áo đi ăn cỗ



… Theo Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, nhà bán lẻ số 1 thế giới Walmart từ Mỹ đã chính thức có giấy phép mua hàng từ Việt Nam, và trong những ngày vừa qua họ đang có những động thái đáng chú ý. Không chỉ tiếp xúc với các doanh nghiệp của Amcham, Walmart còn gặp gỡ các hiệp hội doanh nghiệp trong nước. Trước mắt, Walmart đánh tiếng tìm đối tác để mua hàng bán vào hệ thống phân phối của họ, sau nữa, họ vừa vận động, gây sức ép vừa đón đầu cơ hội cho Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sớm được ký kết...


http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/sotay/97830/Chiec-ao-di-an-co.html

--

-----Strategic Implications of TPP: Answering the Critics


- Lạc quan TPP? Đừng lặp lại sự kỳ vọng phi lý như WTO (TBKTSG/ Nguyễn Vạn Phú).







Hiệp Định TPP và Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - Trung Quốc

from dainamax tribune



China May Join US-led Trans-Pacific Partnership Talks



from theDiplomat.com



- http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/tpp-gc-nhn-ca-alan.html



- Công nhân ngất xỉu vì làm việc quá sức

TTO - Chiều 8-9, bà Trần Thị Hồng Vân, chánh thanh tra Sở Lao động thương binh và xã hội TP Đà Nẵng cho biết đã lập biên bản, đề nghị xử phạt đối với Công ty TNHH Việt Nam Knitwear đóng tại khu công nghiệp Hòa Khánh, Q.Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) ...

Phạt công ty ép công nhân làm kiệt sức phải nhập viện

Công nhân làm việc đến kiệt sức, ngất xỉu

Công nhân ngất xỉu do tăng ca kiệt sức
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: “Tự do ngôn luận không phải là vô hạn” (infonet 8-9-13) -- Không ai cho rằng tư do ngôn luận phải là vô hạn, thưa ông! (Luật nước nào cũng cấm hô hoán "Cháy!" trong một rạp hát đông người). Vấn đề là ai có quyền định đoạt những hạn chế ngôn luận, vì mục đích gi?-
-VIỆT NAM: 5 NĂM, HƠN 3,000 VỤ ĐÌNH CÔNG'Tỷ phú Forbes đến Việt Nam' vì lỗi dịch thuật (VnEx 18-9-13) -- "Có nhiều ngôn ngữ trong văn bản rất mới và lạ nên công ty không dám đi thuê phiên dịch từ ngoài". WTF? ("ông John Kerry Forbes - Ngoại trưởng Mỹ (thường được biết tới với tên viết tắt John Kerry F." Lộn tùng phèo: Ông John Forbes Kerry, viết tắt là John F. Kerry , không phải John Kerry Forbes, viết tắt John Kerry F.)


- Chưa có thỏa thuận giữa ông Tony Blair và Việt Nam

- Một bộ phận cán bộ chức quyền có biểu hiện bảo kê cho doanh nghiệp (DT 18-9-13) -- Bài này có tựa gốc: "Công an có nhiều tướng nhưng niềm tin của người dân suy giảm" nhưng đã bị đổi tựa. Câu này trên báo Vietnamnet cũng bị xóa.

-- Còn lâu Việt Nam mới có Samsung, Hyundai (VTC).


Vinashin Cuts Jobs as Vietnam Overhauls State Companies (Bloomberg 18-9-13)

Internet và tự do ngôn luận ở Việt Nam: Rise of Mobile in Vietnam Fuels Push for Free Speech (WSJ 18-9-13)

Đàn áp Internet ở Trung Quốc: The ‘Legalization’ of China’s Internet Crackdown (WSJ 18-9-13)

Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể cải cách được không? Can the Chinese Communist Party Still Reform?(Diplomat 18-9-13)

Sự xoay trục khôn ngoan của châu Âu ở châu Á: Europe’s Smart Asian Pivot (Project Syndicate 18-9-13)

-Bỏ ghi họ tên cha và mẹ trên chứng minh nhân dân (VNN 18-9-13) -- Vì sự phản đối kich liệt của ông Nông Đức Mạnh?

'Không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức?' (TP 18-9-13) "Không lấy tiền chỗ này chỗ kia, lấy gì mà chơi?"(VTC 18-9-13) -- Phải sống trong một xã hội như thế này, lại phải nghe lải nhải: "xã hội chủ nghĩa" "ĐCSVN quang vinh", "gương đạo đức của Bác Hồ" thì chỉ muốn ói máu! "Dân vi phạm 2 triệu bỏ tù, quan tham nhũng 2 tỉ án treo!?"(Petrotimes 18-9-13)

Cán bộ quen thói trục lợi - Nợ xấu tăng cao (SM 18-9-13)

Lại để yên mặc Petrolimex độc quyền còn "dọa" người dân? (PN Today 18-9-13)


- Đề nghị kiểm toán việc sử dụng tiền lãi từ dầu khí (VnEco).

-- Sản phẩm được coi là sữa có trong diện bình ổn giá? (VTV).

- Xuất, nhập khẩu đều tăng bậc sau 6 năm gia nhập WTO (TT). - Xuất khẩu gạo thơm nhiều tiềm năng (VTV).


Phú Quốc, những âu lo (TT 18-9-13) -- Bài Gs Nguyễn Ngọc Trân



Thụy Sỹ giúp Việt Nam tránh “bẫy” thu nhập trung bình (TT 18-9-13)
-Thụy Sĩ tăng 50% ngân sách hỗ trợ Việt Nam
--- Việt Nam mới nhận 72% số vốn ODA cam kết


- - Vì sao NHNN ngăn báo chí tiếp xúc ông Nguyễn Bá Thanh? (VTC). - Xử án tham nhũng: T.Ư không nghiêm nên rất khó làm gương cho địa phương (TN). - Bao nhiêu vụ tham nhũng đã bị can thiệp xử nhẹ? (VnEco). - Chống tham nhũng phải “bủa lưới bắt cá lớn” (ĐT). - Tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm (HNM). - Việc xử lý tham nhũng chưa tương xứng với tình hình (TTXVN). - Vụ lương khủng chứng tỏ kê khai thu nhập “đơ” trước tham nhũng (DT).

- Vụ chôn thuốc sâu: Đã có kết quả phân tích mẫu của người dân (DT).

- Lấy ý kiến về chính quyền đô thị: phải xác định rõ khó khăn (VOV).

- Tiếp tục tranh cãi chuyện chậm dự án 5.000 tỷ đồng (DV).- Bỏ tên cha, mẹ trên giấy chứng minh nhân dân (LĐ)

-Bán vỉa hè Hà Nội cho quán cóc: 10 triệu đồng/chỗ
- Mở ngành y đơn giản như... mua bánh mì (TT 18-9-13) -- Đào tạo nhân lực y tế dễ dãi: Giá nào phải trả?(SGTT 18-9-13)

Sách và khai minh (SGTT 18-9-13)

Bảo vệ tác quyền:“Chính tác giả còn chưa nắm rõ quyền lợi của mình” (Petrotimes 18-9-13)

Hội thảo 70 năm Đề cương văn hóa Việt Nam: Văn hóa không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu của sự phát triển (CAND 18-9-13) -- Đọc phát biểu của "người cầm chịch văn hoá" Đinh Thế Huynh mà chỉ muốn khóc ngất! (Có thể bài này là do một sinh viên năm thứ nhất Học Viện Tuyên truyền viết?)

Long mạch và động long mạch: Khi mê tín xâm nhập (Petrotimes 18-9-13)

Tổng số lượt xem trang