Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Nhóm người Việt bị Australia hồi hương đang bị công an cầm giữ

uc
-Nhóm người Việt bị Australia hồi hương đang bị công an cầm giữ
Người ta tin rằng nhóm người tìm đường tị nạn bị hải quân Australia trả về Việt Nam tuần trước đang bị thẩm vấn tại một trung tâm giam giữ của công an ở tỉnh duyên hải phía Bắc Sài Gòn.

Tờ Sydney Morning Herald ngày 23/4 dẫn các nguồn tin từ cộng đồng người Việt ở Australia và giới hoạt động nhân quyền cho biết tất cả những người lớn trên chiếc tàu vượt biên bị Australia chặn bắt đang bị giam cầm để thẩm vấn trong khi một số trẻ em đã được phóng thích.

Tin nói nhóm này khởi hành vượt biên từ vùng biển phía Nam Việt Nam, nghĩa là nhà chức trách Australia có thể đã giữ họ trong lúc các yêu cầu tị nạn chính trị của họ được giới chức Sở Di trú có mặt trên tàu HMAS Choules thanh lọc.

Họ bị giao trả về cho giới hữu trách ở Vũng Tàu hồi thứ sáu tuần trước.

Bộ trưởng Di trú Australia Peter Dutton hôm nay 23/4, lần đầu tiên lên tiếng xác nhận rằng 46 người Việt đã bị hồi hương.

Thông tin về 46 người này do một người Việt trong một trung tâm cầm giữ người tị nạn ở Australia tiết lộ. Tờ Sydney Morning Herald nói cháu trai của bà nằm trong nhóm bị hồi hương đó.

Hãng tin Fairfax Media cho biết một số người trong cộng đồng người Việt ở Melbourne biết kế hoạch vượt biên bằng tàu hồi tháng 3 của nhóm vừa kể.

Tin nói những người lớn trong nhóm bị đưa về Việt Nam bằng tàu HMAS Choules đang bị nhốt trong một trung tâm giam giữ ở Bình Thuận.

Nhà hoạt động Anoop Sukumaran thuộc Mạng lưới Quyền của người Tị nạn Châu Á-Thái Bình Dương cũng xác nhận với Fairfax Media rằng ông cũng nhận được các báo cáo tương tự.

Cơ quan người tị nạn của Liên hiệp quốc đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về việc Australia hồi hương nhóm người tị nạn Việt Nam.

Trong khi đó, Tổ chức Ân xá Quốc tế nói họ e rằng đơn xin tị nạn của nhóm này đã không được xem xét và quyết định một cách thỏa đáng qua quy trình thanh lọc trên biển.

Bộ trưởng Di trú Australia hôm 23/4 bác bỏ tố cáo này, nói rằng theo phán quyết của Tòa án tối cao Australia vào năm ngoái, Australia có quyền thanh lọc người tị nạn ngay trên biển.

Ông Dutton cũng đoan chắc rằng những người vừa bị hồi hương sẽ không bị chính quyền đàn áp.

Tờ Sydney Morning Herald dẫn phát biểu của Bộ trưởng Dutton nhấn mạnh: ‘Chúng tôi đã làm việc với phía Việt Nam liên quan đến vấn đề này và tôi muốn bày tỏ lòng cảm kích với chính phủ Việt Nam về cách làm việc xây dựng. Chúng tôi đã có thể hồi hương an toàn 46 người đó về lại Việt Nam.’

Chính phủ Việt Nam chưa lên tiếng chính thức bình luận về vụ việc.

Nguồn: SMH, UN Press release-Australia đưa ra kêu gọi bằng video đến những người xin tị nạn
Bộ trưởng di trú Australia hôm nay đưa ra một lời thẳng thắn kêu gọi những người xin tị nạn đang bị giữ trên đảo Nauru ở Thái Bình Dương hãy chấp nhận một đề nghị tái định cư trong khi nhấn mạnh rằng họ đừng bao giờ nghĩ tới việc di cư đến Australia.

Trong thông điệp được thu video, ông Peter Dutton, Bộ trưởng Di trú Úc nói: “Tôi muốn khẳng định rất rõ ràng với tất các những người tị nạn và được chuyển đến Nauru rằng quý vị sẽ không bao giờ, trong bất kỳ tình huống nào, được định cư ở Australia. Đây sẽ không bao giờ là một chọn lựa mà chính phủ Úc dành cho quý vị.”


Campuchia đã đồng ý nhận hơn 1.000 người tị nạn để đối lấy điều được mô tả là một kế hoạch viện trợ 30 triệu đôla của Úc.

Thỏa thuận đã bị chỉ trích bở nhiều người làm việc về nhân quyền với lập luận rằng nó vi phạm Công ước của Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn.

Trong các nhận định được ghi hình gửi đến những người tị nạn, ông Dutton nói: “Chính phủ Campuchia đã khẳng định rõ với Australia rằng họ muốn thỏa thuận này thành công. Họ nhìn thấy giá trị lớn trong việc định cư người tị nạn và hoan nghênh kinh nghiệm và năng lực mà quý vị có thể đem lại cho quốc gia này.”
Campuchia đồng ý nhận hơn 1.000 người tỵ nạn để đối lấy điều được mô tả là một kế hoạch viện trợ 30 triệu đôla của Úc.

Bộ trưởng di trú Úc ca ngợi Campuchia là đem lại cho người tị nạn “vô số cơ hội,” và mô tả quốc gia nghèo khó ở Đông Nam Á này là tiến nhanh, sinh động và đa dạng.

Trên thực tế, người Khmer chiếm 90% dân số 15,5 triệu, trong khi một nửa trong 10% còn lại đang sống ở Campuchia là người gốc Việt Nam.

97% dân ở Campuchia theo đạo Phật.

Hơn 700 người xin tị nạn bị giữ ở Nauru xuất thân từ châu Phi, Trung Đông và Nam Á. Gần 500 người đã được coi là người tị nạn thực thụ, hơn 80 người đã bị bác đơn xin, và 150 người khác còn đang được thẩm định.

Người ta trông đợi rằng những người tị nạn đầu tiên sẽ di chuyển đến Campuchia vào cuối năm ngoái, nhưng họ tỏ ra rất miễn cưỡng.

Một người tranh đấu cho người tị nạn hôm thứ Hai cho biết 5 người xin tị nạn, được mô tả là 3 người sắc tộc Tamil từ Sri Lanka, 1 người Hồi giáo Rohingya từ Myanmar và 1 người Iran, đã đồng ý nằm trong số người đầu tiên chấp nhận đề nghị của Campuchia.

Căng thẳng đã tăng cao tại trại tạm giam do Australia điều hành, nơi từng xảy ra những vụ bạo loạn lẻ tẻ. Một đám cháy trong một cuộc biểu tình bạo động năm 2013 đã tiêu hủy tất cả những khu tạm cư, cơ sở y tế và văn phòng.


Trong lời kêu gọi được thu vào video, ông Dutton nêu ra sự kháng cự còn đang tiếp diễn và nói rằng “xin hãy đừng để cho thái độ của những kẻ gây rối này phá hoại cơ hội dành cho quý vị.”

Liên minh Hành động Người tị nạn, một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Australia, nói những người tị nạn đang được đề nghị nhận khoản tiền tư 7.800 đến 11.700 đôla để đi Campuchia.

Gân 20 nhân viên y tế cũ và mới, các giáo viên, cán sự xã hội và nhân viên khác trong trung tâm tạm giữ đã ký một bức thư ngỏ kêu gọi để cho tất cả những người xin tị nạn được phép đến Australia để bảo vệ họ trong tình hình bị ngược đãi tràn lan về thể chất và tính dục.

Trong những năm gần đây, các chính sách về tị nạn của Australia đã trở nên gay gắt một cách đáng kể. Nay Australia còn đang tìm cách gửi trả tàu thuyền về nơi xuất phát nếu chở những người không được phép vào nước hoặc gửi họ đến những trại tạm giam hẻo lánh trên đảo Nauru hay Papua New Guinea.

“Chặn các thuyền lại,” là khẩu hiệu trọng điểm trong cuộc vận động tranh cử thành công của Thủ tướng Tony Abbott năm 2013.
Các nhà hoạt động biểu tình cho quyền của người tị nạn tại trung tâm Sydney.

Nhưng lập trường của Australia đã bị đặt dưới sự xem xét lại trong mấy tuần vừa qua, bởi cả những người ủng hộ lẫn những người chống đối các chính sách cứng rắn về di trú bằng đường biển, sau khi số tử vong tăng vọt nơi những người tìm cách vượt Địa Trung Hải từ Châu Phi qua Châu Âu.

Tuy nhiên, dường như Australia không thay đổi quan điểm.

Tuần trước, các giới chức di trú Úc đã cho sơ tán và bác đơn xin tị nạn của 46 người Việt Nam đi trên một chiếc tàu của hải quân Úc trước khi bị gửi trả về Việt Nam, theo tin của Fairfax Media.

Phối hợp viên vận động cho người tị nạn của Hội Ân xá Quốc tế Graeme McGregor nói, “Các tin tức hết sức đáng lo ngại và tiêu biểu cho một sự vi phạm cơ bản của chính phủ Australia đối với quyền của người tị nạn.”

Về phần mình, Thủ tướng Abbott tin rằng các nước Châu Âu nên theo gương Australia.

Ông Abbott nói với các phóng viên hôm thứ ba rằng, “Chúng ta có hàng trăm, có thể là hàng ngàn người chết đuối trong khi tìm cách đi từ Châu Phi đến Châu Âu.” Ông nói thêm rằng, “cách duy nhất có thể ngăn chặn những cái chết đó thực ra là ngăn chặn các tàu thuyền.”

-LHQ chỉ trích Úc thanh lọc thuyền nhân Việt Nam ngay trên biển-
Phủ Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc ngày 21/04/2015 bày tỏ mối quan ngại với chính phủ Úc về việc thuyền nhân Việt Nam bị bác đơn tỵ nạn ngay trên biển, trước khi tàu Hải quân Úc bí mật gởi trả họ về nguyên quán. Chiếc tàu này đã rời Việt Nam vào tháng 3 và đến đầu tháng 4 đã bị các tàu của Hải quan và Hải quân Úc chặn bắt.
Theo tin từ báo chí Úc, 46 thuyền nhân Việt Nam đã được một tàu của Hải quân Úc chở về Vũng Tàu ngày 17/04/2015. Hãng tin AP đưa tin phát ngôn viên của Phủ Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (HCR) Vivian Tan cho biết các quan chức Hải quân Úc xác nhận những thuyền nhân xin tỵ nạn nói trên đã bị thanh lọc ngay trên biển và sau đó bị đưa về Việt Nam. Ông Vivian Tan cho rằng đơn xin tỵ nạn những thuyền nhân Việt Nam như vậy là có thể đã không được cứu xét một cách công bằng.

Ngày 20/04/2015 cơ quan HCR đã yêu cầu phía Úc cung cấp chi tiết về thủ tục xét đơn tỵ nạn của thuyền nhân Việt Nam, nhưng chưa nhận được trả lời.

Cho tới nay, Hải quân Úc vẫn thường đẩy trở lại những tàu chở người tỵ nạn từ châu Phi, Trung Đông hay Nam Á, nhưng những tàu này thường được kéo về Indonesia, điểm xuất phát của thuyền nhân.

Theo AP, bộ trưởng bộ Di trú của Úc Peter Dutton từ chối xác nhận là thuyền nhân Việt Nam đã bị gởi trả về nước, với lý do phải giữ bí mật về việc chặn bắt những tàu chở thuyền nhân toan cập vào các bờ biển của Úc.

Văn phòng bộ Di trú ra thông cáo khẳng định là Canberra không làm trái với Công ước tỵ nạn Liên Hiệp Quốc cấm gởi trả người tỵ nạn về quốc gia nơi mà họ có thể bị truy bức.



-Tàu Úc dẫn trả người Việt tị nạn về Việt Nam-

Australia đưa trả gần 50 thuyền nhân Việt Nam về nước sau khi chặn bắt được nhóm này ngoài khơi vùng biển phía bắc Úc hồi đầu tháng tư.

Báo Úc ước tính kinh phí để đưa những thuyền nhân này về nước lên đến khoảng 1 triệu 1 trăm ngàn đô la Mỹ, không biết liệu họ đã được chuyển cho chính quyền địa phương hay chưa.


phát ngôn nhân của Bộ trưởng Nhập cư Australia nói có biết tin này, nhưng từ chối bình luận.

Chính quyền Australia cũng từ chối tiết lộ chi tiết về chiến dịch do tàu hải quân Úc dẫn trả về nước sở tại những tàu chở thuyền nhân tìm đường vào Úc.


Úc Trục Xuất Thuyền Nhân VN, Liên Minh Việt BP Cầu Nguyện; Úc Tháng 9 Đã Giao Về VN 54 Người, Tháng 10 Đang Lập Danh Sách (10/26/2013)
Phạm Lê Hoàng Nam
(Liên minh ViệtBP tổ chức Đêm Cầu Nguyện cho 700 thuyền nhân Việt – 6g15 ngày 08/11 ở Perth, St Marys Cathedral...)*
25/10/2013- Có 108 trẻ em trong số đúng 700 thuyền nhân Việt đang bị giam ở các trại giam Di Trú khắp nước Úc, phần nhiều đến từ Vinh, trong đó có một số là thân nhân của nạn nhân vụ Mỹ Yên.
Theo thống kê của Bộ Di Trú thì trong tháng 9, một số thuyền nhân Việt đã bị âm thầm cưỡng bách hồi hương, giảm từ 754 xuống 700. Các nữ thuyền nhân Việt có thai rất có thể nay mai sẽ bị đưa qua đảo Nauru, nơi một số thuyền nhân Iran đang bị giam. Sanh ra ở Nauru, trẻ sơ sinh sau này sẽ không thể xin quốc tịch Úc. Để lên tiếng báo động, liên minh ViệtBP gồm một số hội đoàn Úc và Việt và cá nhân sẽ tổ chức một đêm thắp nến ngày 8th Tháng 11, tại St Marys Cathedral, 17 Victoria Square, Perth.

Tháng 9 cưỡng bách 54, tháng 10 sẽ bao nhiêu?

Trong mấy ngày qua, khoảng 40 thuyền nhân Việt bị đưa đi giam một chỗ kín, đây là dấu hiệu họ sắp bị cưỡng bách hồi hương. Theo tin từ thuyền nhân cho chúng tôi hay thì họ có tên là Sinh, Năng, Lộc, Lộc(2), Mân, Hiếu, Hiếu (2), Hiếu (3), Hoan, Tý, Hiệp, Hiệp (2), Hậu, Hậu(2), Văn, Trường, Đảm, Hùng, Hùng(2), Công, VÀ Chi, Dũng, Diễm, Tam, Tòng, Nhật, Đông, Sắc, Minh, Thảo, Huyền, Tuyến, Tuấn, Chương, Thiện, Chất, Giàu, Thủy, Hùng, Thanh, Lâm, Sơn.

TIN MỚI NHẤT: Bộ Di Trú xác nhận rằng sáng sớm 23/10, 28 người liệt kê đầu tiên trong danh sách kể trên, đã bị đưa về Việt Nam. Tuần trước đó có vài người khác, không biết tên.

Thuyền nhân Iran: "Người Việt, kể cả phụ nữ có thai, bị xử còn tệ hơn chúng tôi"

Đầu tuần trước, có tin các phụ nữ Việt có thai sắp bị đưa qua đảo Nauru, nơi khí hậu nóng bức và một phần của nhà thương bị cháy rụi vào tháng 8 năm ngoái. Đến nay chưa xảy ra, nhưng có sác suất cao là không sớm thì muộn họ sẽ bị đưa đi, như nhiều phụ nữ Iran, Sri Lanka, v.v... đã bị đưa đi.

Dù ban đêm hay sáng sớm, gác trại thường ngang nhiên vô phòng của mọi thuyền nhân, kể cả phụ nữ có thai, không cần gõ cửa, lý do: "Để coi bạn có khỏe không". Những khi xếp hàng, nếu phụ nữ có thai nào mệt quá muốn ngồi thì gác bắt họ phải đứng.

AHRC xét đơn tố cáo chính quyền Úc cho công an CS thẩm vấn thuyền nhân

Trong khi đó, Ủy Hội Nhân Quyền Úc (Australian Human Rights Commission, AHRC) đang xét đơn của CARAD, một hội đoàn Úc thành viên trong liên minh ViệtBP. CARAD trưng bằng chứng rằng hồi tháng 8, chính quyền Úc đã để công an CSVN A18 thẩm vấn người tầm trú. Trả lời thư của CĐNVTD Liên Bang, chính quyền Úc chối, nói đây là những người không muốn xin tỵ nạn chính trị, hoặc đã bị bác đơn, nên cần gặp công an để xác nhận lý lịch trước khi bị đưa về. Sự thật là tất cả đều xin tỵ nạn, và có ít nhất vài người đơn chưa có kết quả. CARAD cáo buộc chính quyền đã phạm luật quốc tế và luật Úc.

Đêm thắp nến cho thuyền nhân Việt: 6g15, 08/11, St Marys Cathedral, 17 Victoria Square, Perth:

3 tổ chức trong liên minh ViệtBP, gồm Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tây Úc, CARAD, và RRAN, sẽ tổ chức một Đêm Thắp Nến cho thuyền nhân Việt, ngày 8 Tháng 11 tại nhà thờ, St Marys Cathedral, 17 Victoria Square, Perth Tây Úc. Xin quý đồng hương ở Perth nhớ tham dự.

Liên lạc: Phạm Lê Hoàng Nam (infovietbp@gmail.com)

* Ghi chú: Việt Báo đặt lại tựa đề bài viết cho ngắn gọn. Trong ngoặc đầu bài là tựa gốc.

-Chính quyền Úc bí mật chuẩn bị cưỡng bách hồi hương
24/9/2013- Chính quyền Úc hôm qua âm thầm chuyển một phụ nữ thuyền nhân tên Hà cùng con gái Oanh 10 tuổi, con trai Hiệp 8 tuổi, và em trai Tịnh 17 tuổi qua một địa điểm biệt giam ở Bắc Úc để chuẩn bị cưỡng bách hồi hương.

Hôm qua, ở trại Wickham tại Darwin nơi giam giữ khoảng 220 thuyền nhân Việt, bà Hà 28 tuổi bị Bộ Di Trú kêu lên trình diện không nói lý do, sau đó họ đã đưa bà Hà, 2 con, và em trai 17 tuổi, đến một nơi bí mật. Khi thấy bà không về, nhiều thuyền nhân ở Wickham Point kéo đến để hỏi thì Di Trú chỉ nói đã đưa họ đi nhưng nhất định không tiết lộ đi đâu và để làm gì.
Căn nhà biệt giam người tị nạn
Theo nguồn tin từ một nhóm người Úc tranh đấu cho tỵ nạn thì có lẽ họ đang bị giam tại một căn nhà biệt giam ở Bắc Úc tên là Berrimah House, nằm trong khu đất thuộc quân đội Úc (HÌNH, do nhóm tranh đấu người Úc cho thuyền nhân, chụp trước đây)
Khi mới chân rướt chân ráo đến Úc, Di Trú hỏi bà Hà “Tại sao đến đây?”.
Vì không trả lời chính xác câu “Tôi muốn xin tỵ nạn chính trị” nên bà bị tước quyền nộp đơn xin tỵ nạn. Chính quyền Úc gọi thủ tục quái gở này là Enhanced Screening, tạm gọi là “Vòng Loại”. Do đó, chúng tôi không rõ trường hợp của bà. Chỉ biết là 1 ngày trước đó, bà gọi ra chúng tôi, tiếng được tiếng không vì điện thoại rất khó nghe, kể rằng ông nội là lính VNCN, lúc nhỏ bà không được đi học, bây giờ con của bà cũng bị làm khó dễ khi bà ghi danh học.
Tháng trước, Canberra đã rước công an CSVN qua Úc coi hồ sơ và thẩm vấn bà Hà cùng nhiều thuyền nhân Việt khác ở Darwin cũng như ở trại Yongah Hill ở Tây Úc và Villawood ở NSW. Cuộc thẩm vấn với bà Hà kéo dài gần 4 tiếng, dài hơn trung bình.
Liên minh VIỆTBP
Liên minh về tỵ nạn Việt, tạm gọi là ViệtBP, gồm có Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tây Úc, CĐNVTD Bắc Úc, nhóm VOICE, nhóm Úc tên là CARAD (Coalition for Asylum Seekers, Refugees and Detainees), nhóm RRAN (Refugee Rights Action Network), và một số cá nhân ở Perth, Darwin, Sydney, Melbourne.
Liên minh ViệtBP này sắp tổ chức một đêm thắp nến cho thuyền nhân Việt tại Tây Úc, ngày giờ và địa điểm sẽ thông báo sau.
Phạm Lê Hoàng Nam
© Đàn Chim Việt



-- ÚC KHÔNG CÒN CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ NGƯỜI TỊ NẠN
‘Thiết lập trục xuất’ người tị nạn Việt Nam (DTD).
--The Australian Government’s New Stance On Human Rights? – Analysis

- Thành lập các trung tâm việc làm: Bộ LĐTBXH bất ngờ “đòi” độc quyền! (LĐ).
- Trục xuất lao động nước ngoài không có giấy phép: Hạn chế lao động “chui” (ĐĐK).



-SBTN- THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TUYỆT THỰC TRONG TRẠI TỊ NẠN TẠI ÚC ĐẠI LỢI 
-Tin tổng hợp - Báo chí tại Úc hôm nay đưa tin thuyền nhân Việt Nam tuyệt thực 24 giờ ở trại tỵ nạn Tây Úc. Trước đó hôm thứ năm tuần trước, 300 thuyền nhân Việt Nam tại trại tị ngạn Yongah Hill Tây Úc cũng đã tuyệt thực để phản đối việc nhà cầm quyền Úc đã cho phép một nhóm công an Việt Nam vào trại điều tra các thuyền nhân. Đến hôm qua, vụ tuyệt thực mới nhất diễn ra sau khi 5 người tị nạn đào thoát khỏi trại sau vụ công an Cộng sản Việt Nam vào trại. Những người này sau đó đã bị bắt lại. Người tị nạn nói rằng công an Việt Nam đã dựa vào các thông tin mà họ điều tra trong trại để sách nhiễu gia đình họ tại Việt Nam. Số đông các người Việt Nam tị nạn tại trại này là những người công giáo đến từ tỉnh Nghệ An, nơi họ bị nhà cầm quyền cộng sản áp bức về tôn giáo.


Mới cách đây vài ngày đã xảy ra một vụ đàn áp của công an Việt Nam đối với giáo dân tại giáo xứ Mỹ Yên, xã Nghi Phương, huyện Nghi lộc, tỉnh Nghệ An. Xin được nhắc lại trong 3 ngày 21, 22 và 23 tháng 8 vừa qua, 3 công an CP A18 thuộc cục xuất nhập cảnh Cộng sản Việt Nam đã vào trại giam giữ di trú Yongah Hill điều tra trên 100 người trong số hơn 300 thuyền nhân Việt Nam đang tạm trú tại đây để chờ thủ tục thanh lọc. Đã có khoảng từ 150 đến 200 người bị trả hồ sơ. Ngoài việc hỏi cung lý lịch, công an còn hỏi lý do ra đi, đường đi, lý do xin tị nạn và bắt thuyền nhân ký vào bản khai. Nhân viên bộ di trú có mặt tại đó cũng khuyên họ nên ký vì họ nói ký vào đó là có lợi cho hồ sơ.

Việc này đã gây lo lắng, hoang mang cho những người đang xin tị nạn. Đa số thuyền nhân trong trại Yongah Hill là thanh niên công giáo đến từ các giáo xứ bị đàn áp như giáo phận Vinh, giáo xứ Con Cuông, Mỹ Yên. Theo như lời khai của họ, phần lớn họ phải trốn đi vì bị lấy nhà, lấy trường và không chịu nổi sự quấy nhiễu của công an xã huyện tại đây. Cho nên việc phải gặp lại công an Cộng sản tại trại tị nạn Úc đã gây nên một bất ngờ lớn cho toàn trại. Một thuyền nhân đã tuyệt vọng sau khi 3 ngày liên tục bị ép ký tên nên đã tự tử, nhưng được cứu thoát. Sau đó mọi người đã biểu tình đòi gặp bộ di trú và ban quản lý trại. Sau mấy ngày phải làm việc với công an CP A18 đó thì một số người họ biết được chữ ký của họ có thể đưa họ quay trở lại quê hương, cho nên một số người không ký.

Cuộc biểu tình kéo dài từ 7 giờ tối đến 12 giờ đêm thì nhân viên trong trại yêu cầu chấm dứt biểu tình để không gây hoang mang cho các sắc dân khác và hứa hôm sau sẽ cho gặp bộ di trú và ban quản lý trại, tuy nhiên lời hứa này không được thực hiện. Riêng một thuyền nhân tại trại Villawood, Sydney cho biết bộ di trú đã gọi điện thoại về công an xã để điều tra lý lịch của anh và vì thế, công an xã đã đến gia đình anh hăm doạ, quấy nhiễu bà mẹ già của anh và hiện anh rất lo sợ cho gia đình ở Việt Nam. Một phái đoàn cộng đồng người Việt tại Úc Đại Lợi đã đến thăm và trấn an họ, cũng như hứa sẽ cố gắng giúp họ về mặt pháp lý. Thuyền nhân trại Yongah Hill cho biết cho đến hôm nay không còn thấy công an vào điều tra nữa, một số thuyền nhân xin được huỷ bỏ chữ ký trong biên bản mà họ đã ký với công an Việt Nam vì họ nghe nói rằng ký giấy đó là chấp nhận hồi hương.

-Thuyền nhân Việt Nam – lịch sử lặp lại
Người Việt
Sunday, September 01, 2013 6:28:18 PM

Cô Carina Hoàng, tác giả cuốn sách về thuyền nhân “Boat People: Personal stories of the Vietnamese Exodus 1975-1996,” thường xuyên theo dõi tin tức, cũng như có được một số thông tin từ các thuyền nhân mới vượt biên đến Úc giữa năm 2013.
Hình ảnh truyền hình Sky News cho thấy một nhóm thuyền nhân Việt Nam đến Úc năm 2003. (Hình minh họa: STR/AFP/Getty Images)
Cô vừa chia sẻ một số thông tin liên quan đến thuyền nhân Việt Nam trên trang báo Người Việt 2 của nhật báo Người Việt.
Cô viết: “Bản thân tôi là thuyền nhân 34 năm trước đây. Chuyện không quá xưa để quên, nhưng đủ xa để nói rằng, quãng thời gian lịch sử 'tăm tối' đang lặp lại...”
“Khi tôi xuất bản cuốn sách về thuyền nhân 'Boat People: Personal stories of the Vietnamese Exodus 1975-1996,' tôi cứ nghĩ rằng mình ghi để cất giữ lại một giai đoạn lịch sử. Tôi không thể ngờ rằng giai đoạn đó vẫn đang diễn ra.”
Trong thư gửi tòa soạn, cô trích một số bài báo của Úc và thư của các thuyền nhân.
1-”Men fled Vietnamese police visit,” ký giả Rebecca Trigger.
Bản tin của tờ báo Úc, The West Australian, ra ngày 29 Tháng Tám, 2013 cho biết giới hữu trách về di trú của Úc cho một nhóm công an từ Việt Nam sang, đi vào tận trại tạm giam ở Northam, để “làm việc” với những người Việt Nam vừa vượt biên đến đây.
Bài báo viết rằng, nguồn tin bên trong trại Yongah Hill tiết lộ, công an di trú Việt Nam đã gặp và làm việc với các thuyền nhân, và nói với họ rằng họ phải ký vào giấy chấp nhận hồi hương.
Một thuyền nhân nói với phóng viên tờ The West Australian: “Chúng tôi đến đây để tìm sự an toàn.”
“Vậy thì tại sao chính phủ [Úc], tại sao Sở Di Trú lại trao hồ sơ cá nhân cho công an Việt Nam? Ðiều này có tạo nguy hiểm cho thân nhân của họ không?” Một người nói với phóng viên, và yêu cầu không nêu tên.
“Ðiều mà chúng tôi lo nhất là phải đối diện với các vấn đề chính trị... sự bất đồng về quyền tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam,” một thuyền nhân khác bày tỏ với phóng viên.
2-”Bizarre case in Northam center,” là nội dung thư ông Nam Pham gửi đến tờ The West Australian, 30 Tháng Tám.
“Một vài tuần trước, tôi đến thăm trại Yongah Hill và từ đó giữ liên lạc với một người Việt Nam xin tị nạn.”
Tối Thứ Tư, ông gọi tôi trong lo lắng và nói rằng công an Việt Nam, người mà tôi được biết là thuộc đơn vị có tên CPA18 (tôi không biết thêm về trách nhiệm của họ), đã ép người tị nạn này ký vào giấy xin hồi hương bằng thủ đoạn và đe dọa.
Nhiều người khác trong trại cũng đang sống trong lo sợ. Một vài người đã ký, số người còn lại từ chối. Một ông toan tự tử nhưng được cứu và chuyển vào bệnh viện.
Tối hôm đó, một nhóm người biểu tình, quyết không trả lại gian tù của họ và yêu cầu được giúp đỡ về pháp lý từ Bộ Di Trú và Nhập Tịch (DIAC).
Căng thẳng lên cao vì họ không những lo cho an toàn của bản thân mà còn sợ cho những người thân của họ vẫn còn ở tại Việt Nam.
Người tù mà tôi quen bày tỏ sự thất vọng. Ông nói ông tin là DIAC đã phản bội niềm tin và vi phạm sự bảo mật cá nhân khi đưa giấy tờ của họ cho những công chức cộng sản Việt Nam.
Số giấy tờ này có thông tin về gia đình, lời khai lý do vượt biên và xin tị nạn ở Úc.
“Những điều tương tự từng xảy ra ở Úc trong quá khứ...” Cô Carina Hoàng trich dẫn thêm hai câu chuyện khác về những bi kịch của người tù vượt biên trong trại giam tại Úc.
Một là tại Villawood Detention Centre, 2005, nơi bà Xiao Huang, 41 tuổi, vượt biên từ trung Quốc, tự tử bất thành. Sau đó, 13 người khác cùng cắt cổ tay của họ để bày tỏ bất mãn. Trại chuyển nhóm người này vào khu giữ biệt lập.
Hai năm sau đó, 50 người biểu tình trước trụ sở thủ tướng chính phủ để biểu tình để vận động cho 9 người tị nạn đang tuyệt thực tại trung tâm Villawood Immigration Detention Center.
Cô Carina Hoàng cũng có thư cầu cứu từ các thuyền nhân Việt Nam tại Úc và kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng. (T.A.)


- Công an Việt Nam sang Úc thẩm tra người vượt biên (Người Việt).

-- - Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc (Jonathan London) - Công an VN điều tra thuyền nhân tại trại Yongah Hill (RFA). - Thuyền nhân Việt tại trại Yongah Hill.- Phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Khải, cựu chuyên viên kinh tế của Ngân hàng Thế giới: Việt Nam và Hiệp định TPP – Thách thức và Cơ hội (VOA). - Nhập cư lậu và thợ làm móng tay ở Anh (BBC).
- Việt Nam: Đất nước công an trị, cứ sáu [người] có một làm việc cho lực lượng an ninh (DTD).

- Kỹ năng phản biện chưa chuyên nghiệp (VNN).- Sẽ không ghi tên cha, mẹ trong CMND (QĐND).

- TPP có tạo được sức ép cải cách?
- Đảng sẽ đưa đất nước về đâu? (RFA).

Người Việt chưa biết sống? Một thế kỷ đau buồn và ô nhục

Đôi điều với ông Đằng về lời hô hào lập đảng « Dân chủ xã hội » (Trương Nhân Tuấn).

-- Việt – Trung nhất trí kiểm soát tình hình Biển Đông (VNN). - Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Trung Quốc (CP). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc (VOV). - “Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam” (TTXVN).

- Nga thử tàu ngầm thứ ba cho VN (BBC). - Chuyên gia nói gì về tàu ngầm Trường Sa? (KP). - Doanh nhân Thái Bình tuyên bố ‘bỏ’ dự án tàu ngầm (VTC). 
“Sự thật về Thác Bản Giốc” và nhận thức sai lầm về chủ quyền lịch sử (GDVN).

Việt – Trung nhất trí kiểm soát tình hình Biển Đông (VNN). - Việt Nam – Trung Quốc: Thúc đẩy hợp tác thực chất cùng có lợi trên nhiều lĩnh vực (TTXVN/SGGP). - Sớm sử dụng đường dây nóng giải quyết vấn đề trên biển(PLTP).

Biển Đông: Asean tìm cách hạ nhiệt, Trung Quốc vẫn cố làm căng (Infonet).

-.- Nguyễn Đình Ấm: Ông Trần Công Trục có bị oan không? (Bà Đầm Xòe).- Bồi thường cho nạn nhân bị xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng: Trường hợp Campuchia (NCQT).

- Dự án phát triển cơ sở hạ tầng mới của Ðài Loan ở Biển Đông (VOA).

- Huỳnh Phan trò chuyện với Giáo sư Stein Tonnesson: Biên giới biển không thể phân định bằng quyền lực (TVN).


- Nhà báo Trần Quang Thành: Công an Long An ép buộc Đinh Nguyên Kha ký nhận tội khủng bố? (Ba Sàm).

- Vẫn tùy tiện trong việc bắt, giam (RFA). - Blogger Anh Ba Sài Gòn ra tù sớm (BBC). “ông không nằm trong đợt đặc xá nhân dịp Quốc khánh Việt Nam ngày 2/9 mà được giảm án ‘dựa trên kết quả cải tạo trong tù’”. - Blogger Anh Ba Saigon được trả tự do (VOA). -Việt Nam đặc xá hàng ngàn tù nhân dịp 2/9 (BBC).

- Hòa thượng Thích Quảng Độ từ nhiệm (BBC). – Audio: Vì sao HT Thích Quảng Độ từ nhiệm? (BBC). – Phỏng vấn Hòa thượng Thích Quảng Ba: ‘Giáo hội không thể thiếu lãnh đạo’ (BBC). - Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ từ chức (RFA). - HT Thích Quảng Độ từ chức lãnh đạo GH Phật giáo VN Thống nhất (RFI). =>

- VN ngày càng siết chặt internet? (BBC). - Nghị định 72 bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam (VOA). - Các nước Đông Nam Á tìm cách trấn áp bình luận trên các mạng xã hội (VOA).

- Nguyễn Sĩ Bình: Đảng Cộng sản: võ sỹ không đối thủ? (BBC).- Phạm Chí Dũng: Đình chỉ phát hành Đại gia: Nhóm lợi ích can thiệp vào công tác xuất bản? (VOA).

Tổng số lượt xem trang