Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Ba chuyện nhỏ xung quanh việc tướng Giáp từ trần

Ba chuyện nhỏ xung quanh việc tướng Giáp từ trần, một dân oan bị cho là phản động và cũng là người lính được các báo tung hô. Chuyện nghệ sĩ Trí Hải mặc áo NO-U kéo đàn viếng tướng Giáp và tang vật áo NO_U để kết tội anh Đinh Nhật Uy. Và một bài báo không rõ ai viết và nguồn ở đâu phản bác lại câu nói “Chúng ta chiến thắng tất cả các trận đánh, nhưng thua cả cuộc chiến”
--
---Nhật ký mở lại (lần thứ 70): KẺ THÙ NÀO CỤ CŨNG OÁNH TUỐT…NHƯNG CÁC ĐỒNG CHÍ CỦA CỤ OÁNH CỤ, THÌ CỤ….XIN HÀNG!Nhật ký mở lại (lần thứ 70)

Ngày 8 tháng 10/2013



KẺ THÙ NÀO CỤ CŨNG OÁNH TUỐT…NHƯNG CÁC ĐỒNG CHÍ CỦA CỤ OÁNH CỤ, THÌ CỤ….XIN HÀNG!
 
Đáng lẽ theo câu nói của người Pháp có học “Paix aux morts” (bình an cho người vừa mới chết), thì bất cứ ai, vừa chết, ta không nên phê phán, bới lại chuyện xấu xa, thậm chí tội lỗi của người ấy ngay lúc người ấy… chết chưa kịp chôn!

Mọi chuyện đâu còn đấy! Chẳng đi đâu mà vội mà vàng, nhất là đối với những nhân vật mà lịch sử đang còn có nhiểu dấu hỏi như trường hợp cụ Giáp!

Thế nhưng, cho tới hôm nay, cái “số” của cụ Giáp có lẽ không được “tốt” lắm lúc cuối đời (kể cả khi qua đời) là, khắp nơi trên thế giới cũng như trong nước hàng vạn, hàng triệu ý kiến thương tiếc cụ có, oán trách, kể tội cụ có. Tệ hại nhất là thêu dệt, dấu diếm, và….tiếp tục nói dối về cụ, bất kể có thuyết phục được ai hay gây cười cho ai không!!!

Không kể đến những nạn nhân trực tiếp của chủ nghĩa cộng sản (gia đình tan nát, mất mạng, mất hết tài sản, căm thù chủ nghĩa cộng sản đến tận xương tủy), tung lên trên mạng, trên báo chí nước ngoài những bài viết bất cần đến đạo lý thông thường “paix aux morts” –“để sau sẽ tính”!
Những bài viết của Currey, S.Karnow, của Pomonti, Boudarel, Lacouture…viết từ năm nảo năm nào đều được…cắt cúp in lại (kể cả ở Việt Nam) với những bình luận đủ kiểu...Chỉ một câu: ”Ông Giáp chỉ thắng chúng ta (Người Mỹ) trong chiến tranh chứ không thắng trong mỗi trận đánh” của J. Mc. Cain, tờ Neww York Times ngày 4/10/2013 đã đặt ra một vấn đề làm nức lòng những ai chống cộng bằng bất cứ giá nào: Tướng Giáp không hề thương sinh mạng của quân tướng mà sẵn sàng theo bài học của Mao là:

a/-Tuyên truyền b/ khủng bố và c-/Chiến tranh du kích kéo dài!?

Thế là hàng vạn ý kiến của cư dân mạng, của các nhà báo đủ mọi lề,bên Tây, bên Mỹ, bên Ta lẫn bên Tầu nhao nhao lên bình lựng.
Chỉ riêng việc J. Mc Cain kể lại lời cụ Giáp gặp ông ta lần thứ 2 tại nhà riêng (khi đã hết quyền lực): “Người Mỹ diệt chúng tôi 10 người thì ít nhất chúng tôi cũng diệt của họ 1! Nhưng người chán nản bỏ cuộc sẽ là các ông!"...rồi nêu lên nhận xét: "tướng Giáp là tướng nướng quân hay tướng biết sót sa, biết tiết kiệm xương máu của quân?"...lại một lần nữa làm nổ ra tranh luận, thậm chí ném đá nhau tơi bời!

Và hàng vạn ý kiến suốt 4, 5 ngày qua xảy ra tranh cãi, thậm chí phán đoán mò, dự báo vu vơ và cả vạch tội nhau, lên án nhau về những hiện tượng bất thường như:

-Tại sao phải để gần 2 ngày trời mới chính thức thông báo về một vị tướng mà thực chất đã thôi làm tướng cả hơn 20 năm?

-Tại sao lại phải huy động toàn bộ Bộ Chính Trị đương thời (trừ 2 bà Ngân và Phóng) vào Ban tang lễ?

-Tại sao lại phải để đến 10 ngày trời mới tổ chúc lễ tang?

-Tại sao lại “để cho” Nhân Dân tự động phúng điếu sớm tại tư gia, dẫn đến hàng loạt vụ đàm tiếu (vụ sao Đàm Vĩnh Hưng, vụ cựu chiến binh, dân oan mất đất 24 năm đi kiện không thành công, Phàng Sao Vàng...)

-Tại sao lý lịch của cụ công bố chính thức chỉ có công ăn việc làm đến tháng 12/1986 là …The End?, mất đứt đi 27 năm dù cụ vẫn còn sống khỏe vẫn là chủ tịch Ủy ban Sinh Đẻ có Kế Hoạch mà chưa hề có quyết định ….nghỉ hưu!??
-Và còn cả ngàn cái “tại sao” nữa mà mà tán rộng, tán hẹp đủ kiểu thì ….tha hồ!
Riêng cái công việc tuyên huấn về việc cụ “đột ngột” ra đi, thì quả là….gây rối cho các nguồn tin về cụ nhất! Chẳng ngày nào không có “tin mới” mà tin nào cũng thừa đất để…phán đoán, bình luận…
Chẳng hiểu là vô tình hay cố ý? Ngu dốt hay dại khờ?
Ví dụ:
-Suốt từ hôm 7/10 tới giờ thì trưởng Ban tổ chức tang lễ không thấy nhắc gì đến cái tên Nguyễn Phú Trọng nữa! Mọi quyết định phúng điếu, chôn cất ra sao, thậm chí cả đến chở thi hài cụ bằng phương tiện gì, phi cơ dân dụng hay quân sự…đều do Trưởng Ban Tổ chức Nguyễn xuân Phúc, người cùng ngang cấp phó thủ tướng với cụ Võ (lúc “phải” rời quyền lực) làm…Trưởng Ban tổ chức (!?) chính thức chủ trì mọi cuộc họp báo công bố mọi quyết định?!

-Vụ bố trí các tướng, tá, cựu trào gần cụ suốt nửa thế kỷ mà chỉ toàn là những vị nói đi cũng như nói lại, loanh quanh những điều photocopy của nhau, nhắc đi nhắc lại những điều khen cụ chung chung, đức độ, tài ba, khiêm nhường, sáng suốt ....Chẳng một ai dám nói đến nỗi đau 20 năm cụ bị cái tì vết to tướng và nhục nhã nhất là: “con nuôi của Pháp”, “là C.I.A”… (qua vụ Năm Châu, Sáu Sứ), là: ngay khi vào Vinh để cùng đoàn ứng cử Trung Ương Khóa VII ra mắt danh sách đề cử, cụ bị gọi ngay về để trình bầy về những tội “phản bội Tổ Quốc”, “phản bội Đảng”, “phản bội Nhân Dân”!? mà những kẻ muốn hạ bệ cụ tuy nay đã chết gần hết ,nhưng hậu duệ của bọn ngụy tạo ra vụ án này, không phải đã hết, thậm chí còn ngồi vững chắc các chiêc ghế Trung Ương là đằng khác!
Và “vụ án” Năm Châu, Sáu Sứ này, mặc dầu đã có kết luận, Sáu Sứ đã bị bắt, ngay thời kỳ ông Tổng Nông, nhưng yêu cầu làm rõ của chính cu Võ và sau đó là kiến nghị, thắc mắc của hàng loạt tướng tá, lão thành cách mạng yêu cầu làm rõ mọi chuyện về vụ năm Châu, Sáu Sứ này đều bị bỏ qua và “treo” cho đến ngày cụ đã bị tháo mọi máy móc, ống truyền nước, thức ăn để qua đời trong ân hận?
Làm sao giải đáp nổi mọi bí ẩn trong thâm cung của mấy chú lãnh đạo hậu sinh, đàn em? Họ muốn gì,làm gì và đang mưu đồ gì? Và làm sao có thể không động tới quả tim và những cái đầu của những người có lương tâm, ”những người cứ muốn dính líu vào mọi việc chẳng dính líu gì đến mình cơ chứ”!

-Mới nhất là 2 ngày 8 và 9/10, báo chí lại rầm rộ đưa tin: Nơi cụ Võ yên nghỉ sẽ là Vũng Chùa, Đảo Yến. 2 máy bay dân dụng (không phải là chuyên cơ hay quân sự gì đâu nhé) sẽ bay theo đường bay nào? tăng-bo từ ô-tô sang máy bay và từ máy bay sang ô-tô như thế nào? từ đâu đến đâu! Thậm chí có cả bản đồ hướng dẫn, cả ảnh chụp hàng đoàn xe ủi, xe lăn đang làm đường (cấm dân đi lại, vô xem...) để xe chở quan tài vị tướng giản dị, liêm khiết họ Võ sẽ được nhẹ nhàng lăn bánh tới cái nơi rất khó có thể đến thăm này.
Tất cả đều được phép của tuyên giáo công bố công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Và một loạt những “bình lựng” lại được phát tán khắp các trang mạng với đủ loại mỉa mai, khích bác ….nhất là khi ai đó đưa tin con trai cụ có cái tên mà dân miền Nam rất ghét “Võ Hồng Nam” (Dùng võ nhuộm đỏ miền Nam?!) đang là chủ đầu tư cái khu du lịch chắc chắn sẽ thu hút khách ở ngay cái nơi cha mình sẽ yên ngủ: Đảo Yến!

-Nổi bật hơn cả mọi cuộc tạ thế khác (kể cả cụ Hồ) là toàn quốc sẽ có đến cả trăm bàn thờ để nhân dân, bộ đội, đèn nhang hoa hoét đến vái cụ do Tổng Quân Ủy, (ông Phùng Quang Thanh chứ chắc chắn không phải là của ông …Nguyễn Chi Vịnh đã chỉ thị) mỗi trung đoàn sẽ phải thiết lập một bàn thờ cụ và phải mở rộng cửa doanh trại cho công chúng vào viếng thăm!

Chắc từ nay đến ngày 13/10 này sẽ còn nhiều tiết mục chưa từng thấy diễn bao giờ! Tha hồ cho mọi thành phần, mọi phương tiện truyền thông lề phải lề trái bộc lộ hết mọi ý đồ tốt, xấu, lợi, hại, của mình …
Bởi dzậy, là người sẵn sàng NÓI THẬT lòng mình trước một số ý kiến và việc làm mà mình “cho là” không hợp với sự hiểu biết, với cảm nhận của mình, mình đành lòng phát ra vài ý kiến sau đây mà chẳng ngại mất lòng ai hoặc lo bị ai “ném đá”:

1-/Mình không hiểu nổi với cái chữ “đột ngột” nhắc đi nhắc lại nhiều lần của rất nhiều ông tướng tá về sự ra đi của cụ Giáp? Rõ ràng là các vị này đã phải nói dối ngay với lòng mình! Kể từ ngày cụ Giáp phải đưa vào bệnh viện 108 (24/6/2009) cho đến ngày 7/10/2013, tất cả là 1559 ngày! Đặc biệt sau 129 ngày, khi cụ phải chuyển sang cuộc sống thực vật, có ai mà chẳng biết Cụ sẽ ra đi bất cứ lúc nào! 
Riêng với mình thì mình thêm cái vế “…khi người ta muốn cụ ra đi”. Thậm chí, mình thú thiệt: Mình mong ơn trời giúp cụ sớm ra đi cho đỡ khổ cụ, khổ gia đình cụ và khổ cả hàng loạt bác sỹ, y tá, điều dưỡng phải phục vụ cho một “cái xác còn thở bằng máy” (*), ngày càng teo tóp lại đến mức không ai có thể ngờ được đó là hình hài một vị tướng tài ba đến người nước ngoài cũng phải đặt tên là “Napoléon đỏ” hoặc “Alexandre Đại Đế của Việt Nam” oai hùng lẫm liệt ngày nào! Chướng mắt (và vụng về nữa) là mỗi lần có mấy chú lãnh đạo đương thời vào thăm chỉa bằng khen, bài viết về cụ cho cụ sờ sờ ra vẻ “đã xem” thì mình thấy ngay: “Rõ ràng đây chỉ là một trò đánh thấp uy thế chính trị của cụ mà thôi! Vậy mà người ta vẫn cả gan lấy cả những tấm ảnh đã chụp cụ không còn ra hồn người nữa từ tháng 7/2012 mà tung lên báo với dòng chữ “Đại tướng tỉnh táo đến giờ phút cuối cùng”!!! 

Rõ ràng 1559-129=1430 ngày sống trong tình trạng không nói được thở, ăn, uống, tiêu hóa bằng máy mà còn nói chuyện, uốn nắn lại tiếng Anh (không phải là tiếng Pháp nhé!) cho nhân viên phục vụ, hỏi thăm, dạy dỗ mọi người thì….quả là cụ đã trở thành…. Thánh, vượt qua mọi tổng kết của y học tiên tiến nhất trên thế giới về “cái chết lâm sàng” và cái chết không đau đớn (euthanaxie)! (“Những ngày cuối đời ở bệnh biện 108” và “Sức khoe đại tướng suy giảm từ ngày 129 – T.Trẻ ngày 10/3 trang 5)

Và sau 1430 ngày đợi chờ đó (kể cả mình)…. mà ai đó, khi nghe tin cụ đã ra đi đã khóc rống lên vì …quá đột ngột thì quả là … khóc bằng cái….đầu lưỡi!
Theo mình, lúc này muốn khóc thật là phải nói lên cái nỗi khổ 22 năm của thủ trưởng cũ của họ: Đến chết cũng chẳng ai lên tiếng bạch hóa cho Cụ những sự vu cáo chính trị ác độc, hại người của những kẻ đồng chí nhưng không đồng hướng với cụ! Chẳng lẽ các tướng tá, những người thân giúp việc cụ cả 4, 50 năm không biết nỗi khổ và sự cô đơn của cụ, sau các vụ vu cáo không được kết luận (nghe nói đã có kết luận nhưng bị ỉm đi để tránh lộn xộn nội bộ?) là những vụ bị “vứt vô sọt rác” những bức tâm thư góp ý của cụ:
1-/ không nên phá nhà Quốc Hội
2-/ không nên sát nhập Thủ đô vào Hà Đông, Hòa Bình, Vĩnh Phúc
3-/ Không nên khai thác bô-xít Tây Nguyên

Không! Tuyệt đối không ai kể cả những người làm thư ký riêng cho cụ, mãi tận hôm nay như đại tá Huyên! Vị nào cũng có vẻ … thương cụ thì thương nhưng trước hết phải giữ chặt lấy cái…vinh quang và sinh mạng chính trị của mình đã! Ngoại trừ trường hợp VTV1 sơ xuất để lọt trường hợp phỏng vấn đại tá Hà Minh Phương khi để ông này tiết lộ “Đời sống đại tướng nay đang khó khăn!? Lương đại tướng nay còn thấp hơn lương em”…và có rơm rớm nước mắt thật tình khi nói đến chuyện Cụ muốn chia tiền bản quyền với đại tá Phương nhưng ông từ chối“!

Không một lời yêu cầu bạch hóa các vấn đề mà cụ Giáp chờ đợi suốt mấy kỳ đại hội Đảng. Không một lời vạch rõ cái lý đúng đắn của thủ trưởng minh qua các “tâm thư” vô ích!

Càng không có một quyết định đưa cụ lên hàng gì gì đó (Nguyên soái chẳng hạn) như mong ước, nguyện vọng kể cả kiến nghị của một số tướng tá, lão thành cách mạng để khỏi lầm lẫn giữa viên ngọc thật với cả đống ngọc giả đang lẫn lộn trong một cái bị tướng tá của lực lượng quốc phòng - an ninh.
Và quan trọng nhất: Cứ để lý lịch bị vấy bẩn của cụ đó mơ -mơ-hồ-hồ trong tâm trí của toàn dân để khỏi phải công khai nhận tội thay các tiền nhân mà họ đang thừa kế hai thứ vũ khí cực kỳ sắc bén của…. đảng trị muôn năm: lực lượng võ trang + nhà tù và bộ máy truyền thông khổng lồ gồm 700 tờ báo và gần 70 cái đài tivi, phát thanh với hàng trăm kênh đủ loại chỉ khởi động khi có một “nhạc trưởng” duy nhất vẫy tay ra lệnh!

Bởi tất cả đã trở thành “chủ trương lớn” của mấy chú lãnh đạo đàn con, đàn cháu cụ, hôm nay đã thay đổi tận gốc mọi quan niệm bạn-thù, mọi chính sách về kinh tế, thậm chí đã dám coi cụ là bị bọn “biến chất thoái hóa” (như bọn bô-xít chẳng hạn) chúng chẳng qua chỉ lợi dụng cụ để đấu tranh đòi xóa bỏ Đảng, lật đổ chính quyền!

Họ nghĩ gì, làm gì, nói gì là…chỉ có đúng vì họ có trong tay cả một lực lượng nhà khoa học, có hàng loạt học viện hàn lâm, gồm : 9.000 giáo sư, 24.000 tiến sỹ, 101.000 thạc sỹ, 2.700.000 cử nhân thì cái chuyện giảng giải cho bọn họ, can ngăn này nọ chỉ là chuyện dở hơi của mấy anh già lẩm cẩm….sắp chết!

Cho nên, cái “chết hẳn” của cụ đại tướng hôm nay theo nhận định lơ tơ mơ của mình thì:

Tất cả đều có chỉ đạo, lập trình tỉ mỉ, chọn ngày giờ rất kỹ càng để:

a-/Có sự tập hợp đông đủ của toàn thể Trung ương ủy viên để cùng chịu trách nhiệm, đặc biêt là chuyện “vượt trần” hình thức tang lễ theo quy định: từ lễ tang nhà nước cho một chức vụ cao nhất là phó thủ tướng của cụ đại tướng sang quốc tang (thậm chí siêu quốc tang)

b-/Qua quyết định chưa từng có này, gián tiếp trả lại danh dự cho cụ đại tướng mà không cần phải phê phán, xin lỗi ai, bơi móc lại bất cứ sự kiện gì, va chạm tới những vị “cha-bố” tuy già khú đế nhưng chưa chịu chết, muốn diệt bằng được ông đại tướng hay nói tiếng Tây, đua đòi pia-nô, pia-đùa, tự diễn biến thành giai cấp tư sản thứ thiệt!

c-/Ra lệnh cả nước truy điệu cụ đại tướng ngoài bách niên mới chết… thật để phân tán bớt những “lực lượng thù địch” có thể nhân dịp tập trung ở một chỗ nào đó mà tung ra những lời phát biểu, những hành động bất ngờ nguy hiểm cho lãnh đạo như đã từng xảy ra tại tang lễ tướng Trần Độ!

d-/Nơi chôn đại tướng tại Quảng Bình quê cụ dù ở Lệ Thủy hay Đảo Yến, ở đâu cũng tốt hơn là chôn cụ ở Mai Dịch vì tránh được những sự phân biệt đối xử của đám quan quân sùng bái cụ sẽ nườm nượp vô thăm với những vòng hoa có…. chúa mới biết sẽ là những lời tuyên bố gì gì đây! Hơn nữa, nếu đúng đảỏ Yến là nơi con trai cụ đang phát triển kinh doanh du lịch thì việc ít hay nhiều người viếng thăm nơi an nghỉ cuối cùng của cụ là do gia đình cụ muốn thế chứ đâu phải của Bộ Chính Trị, của Ban chấp hành T. Ư.!

Và trước mắt, mới có bốn ngày mà đã thấy:

1-Nội bộ mấy anh lắm điều hay phản biện, phản bị … đã phấn khởi hẳn lên (!), thay nhau ngợi ca một lãnh tụ cộng sản hết lời, hết chữ. Nào là “Vị tướng của dân” “Vị tướng của hòa bình”, “Vị tướng được cả tài lẫn đức”, ”được cả võ lẫn văn”! Nào là “Nhân vật “kiệt xuất”, ”phi thường”, ”người thiết kế cho nghệ thuật chiến tranh nhân dân”, ….là “chỗ dựa” cho giáo dục, là “bệ đỡ” cho trí thức …v.v...….và v.v...Thậm chí có anh viết bài lề trái mà vui xướng tới mức tung ra cái đầu đề “Cái chết của Võ đại tướng đã làm chúng ta xích lại gần nhau!”

2-Tất cả mọi sự xảy ra trên đời gần như bị quên lãng bỏ bê hết. Tất cả chỉ còn bàn về cái “chết hẳn” của một vị tướng suốt 20 năm qua đã bị…vô hiệu hóa một cách vu vơ, mù mờ, bất cần giải thích.

3- Bắt đầu có sự chia rẽ trong hàng ngũ những người hay lên tiếng chỉ trích mọi sự suy thoái của đảng vì qua cụ Giáp chết lời lẽ chống ít, chống nhiều, hay … “vớ chồng” không thể không lòi cái đuôi hoặc dài hoặc ngắn ra! Thế là mỉa mai, phê phán, thậm chí chửi thẳng nhau (nhất là trên Fb.)

Ai có lợi trong vụ “chết hẳn” của cụ Võ lần này??? Ai? Ai? Đâu có cần nữa câu trả lời!!
Hãy chờ cho đến hết ngày 13/10, khi cờ rũ được kéo lên đỉnh cột trở lại, khi nghị quyết trung ương 8 được công bố ...và khi ông thủ tướng Trung Quốc bắt đầu chuyến viếng thăm và đàm phán, ký kết cái gì sau đó ....

Sẽ còn nhiều chuyện bất ngờ mà cái “chết hẳn” của cụ Võ sẽ là cái mốc dễ nhớ cho một thời gian cực kỳ tế nhị cho đảng, cho chính phủ và quốc hội của các ông ấy sẽ diễn ra ngay tháng này!
Liệu mình có quá đoán mò không các bạn?


(*) Chứng kiến và phục vụ trực tiếp cho những người thân phải sống đời sống thực vật đã nhiều lần, mình đã rút ra được những kết luận nhờ được một số bạn giáo sư bác sý uy tín cho biết:

-a/ Đó là những cố gắng vô vọng của những tình thương cha mẹ-con cháu, ông bà, dù biết rằng cái chết thật sự sẽ là ….phải đến. Hoặc do thân xác tự hoại dù có nuôi dưỡng bằng các thức ăn qua ống nuôi, truyền dịch nhưng không thể sông lại là 100%! (Truờng hợp em trai mình “sống” đời thực vật 21 ngày nhưng nửa người dười đã bị lở loét, phân hủy, hôi thối mà người đau nhất lại chính là gia đình, vợ con và thằng anh trai duy nhất xuýt chết vì …không thể không sống bên cái thi hài còn được ăn, uống, thở nhân tạo suốt 21 ngày đêm của em ruột mình)

-b-/trừ trường hợp gia đình đồng ý, thì tại một số nước, bác sỹ có quyền rút các ống (sonde) ra để bớt nỗi khổ cho cả gia đình, lẫn người chết lâm sàng không có khả năng sông lại được! (Ở VN, liệu có được áp dụng những “động tác giải thoát” này trong trường hợp cụ Giáp không đây?
Chuyện ứng xử với đồng đội tướng Giáp: Hai Tấm Hình, Hai Cách Ứng Xử, Một Con Người (FB Anh Chí).



Hai Tấm Hình, Hai Cách Ứng Xử, Một Con Người

Trên mạng và báo chí nhà nước đang phát sốt với hình ảnh người lính dân tộc Mông, Phàng Sao Vàng đi hàng trăm km để xuống viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bức ảnh được hàng trăm tờ báo, hàng nghìn trang mạng lan truyền làm cho biết bao nhiêu người rơi nước mắt về tình cảm của ông.

Vâng, cũng con người ấy ở một góc chụp khác trong một hoàn cảnh khác thì KHÔNG một tờ báo nào của nhà nước đưa lên cho bạn đọc biết. Nó chỉ được lan truyền trên những trang blog cá nhân của những blogger "dở hơi" chuyên lo "chuyện bao đồng" và được chính quyền coi là "những kẻ phản động".

Xin được hỏi 2 câu hỏi, một dành cho giới truyền thông nhà nước, một dành cho các cấp cầm quyền Việt Nam:
1) Dành cho giới truyền thông: Khi người lính già ấy giương khẩu hiệu kêu oan ở Vườn hoa Dân Oan (tức vườn hoa Lý Tự Trọng) ngay bên Hồ Tây lộng gió thì các bạn ở đâu, sao không đưa tin và ảnh lên?
2) Dành cho giới chức cầm quyền Việt Nam: Thế lực nào đã đẩy ông ra nông nỗi như vậy: Người Pháp, người Mỹ hay bọn "phản động"?

Nào các bạn đọc, các bạn đã rơi nước mắt khi thấy hình ảnh cảm động của người lính già đi viếng vị tướng, xin các bạn một lời bình cho bức ảnh thứ hai. Có tiếc gì nước mắt mà hà tiện chứ, phải không các bạn. Còn tôi, nước mắt đã khô, đởn giản vì tôi đã khóc cho những người dân oan như thế này đã quá nhiều rồi. — với Do Quyen.

-
Lòng dân (oan) với Đại tướng (Đoan Trang). . - Bùi Chí Vinh – Sự tráo trở của phương pháp truyền thông hai mặt qua cái chết của tướng Giáp (Bùi Chí Vinh). - Người lính Cụ Hồ là ai? (FB Tấn Lộc). Đó là dân oan, cựu chiến binh Phàng Sao Vàng với nhiều năm kêu oan, khiếu kiện!





Video: Người nghệ sĩ kéo đàn thê lương trong lễ viếng Đại tướng


  Nghệ sĩ Trí Hải kéo đàn từ lúc vào viếng đến lúc ra.
Chiều nay, nghệ sĩ Trí Hải đã kéo đàn từ lúc vào viếng đến lúc ra tại nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
 Ông đã đứng trước cổng nhà Đại tướng từ trưa để được vào viếng.
Ông đã đứng trước cổng nhà Đại tướng từ trưa để được vào viếng.
Video: Người nghệ sĩ kéo đàn thê lương trong lễ viếng Đại tướng

(Bài này không biết lấy từ đâu và ai viết!!!)
-Người Mỹ thật không biết xấu hổ!

VietnamDefence - “Chúng ta chiến thắng tất cả các trận đánh, nhưng thua cả cuộc chiến” là câu nói mà giới tướng lĩnh, một số chính trị gia và sử gia Mỹ ưa thích khi nói về cuộc chiến của họ ở Việt Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Cách đây hơn 10 năm, một lần ở nước ngoài, tôi có dịp đọc một số cuốn sách về chiến tranh xâm lược Việt Nam của tướng lĩnh Mỹ và bắt gặp câu nói tự an ủi đại loại “Chúng ta chiến thắng tất cả các trận đánh, nhưng thua cả cuộc chiến” (We win every battle, but we lose the war) hay “Các ông (người Việt Nam) chưa bao giờ đánh bại chúng tôi trên chiến trường” (You never beat us on the battlefield).

Hôm nay, vào đọc trang mạng của tờ Wall Street Journal, tôi bắt gặp bài báo đăng hôm 6/10/2013 của ông John McCain, Thượng nghị sĩ Mỹ, cựu tù binh phi công ở Việt Nam thời chiến viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời.

Bài viết lại có tiêu đề: “Ông ấy (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) đánh bại chúng ta trong cuộc chiến, nhưng chưa bao giờ đánh bại chúng ta trong một trận đánh nào” (He beat us in war but never in battle). Bực mình quá, tôi buột miệng: “Người Mỹ thật không biết xấu hổ!” Ở đây, ý tôi không muốn nói đến người Mỹ nói chung, mà là những người từng gây tội ác ở Việt Nam, từng chịu trách nhiệm về cuộc chiến xâm lược này và số ít người Mỹ hiện nay vẫn bênh vực cho cuộc chiến tranh phi nghĩa này của nước Mỹ. Câu nói phi lý và ngụy biện.

Phải chăng vì chiến lược đếm xác người để xác định chiến thắng mà người Mỹ giết nhiều người Việt Nam thế, nhất là thường dân? Hay tư duy chiến lược quân sự Mỹ không chú trọng giành chiến thắng trong chiến tranh mà chỉ cần những trận đánh? Đúng là người Việt Nam đã mất hàng triệu người trong cuộc chiến này, điều đó là không tránh khỏi khi một quốc gia nghèo, quân đội trang bị thua kém nhiều lần đối đầu với đế quốc giàu mạnh nhất thế giới về kinh tế và quân sự là Mỹ. Việt Nam có tổn thất lớn như thế khi Mỹ có tiềm lực kinh tế và quân sự tương đương Việt Nam không? Đương nhiên là không? Cho nên thua ở Việt Nam, nước Mỹ phải biết đó là nhục, phải thừa nhận đó là thua, là thất bại toàn diện cả về tinh thần và vật chất, chứ không phải là cái gì khác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra phương châm kháng chiến chống Mỹ: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Việt Nam không cần tiêu diệt hết lính Mỹ xâm lược mà cần đánh bại ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ, để thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập, tự do của mình dù phải hy sinh lớn lao, đất nước bị tàn phá. Đó là chiến lược để giành chiến thắng của Việt Nam!

Thượng nghị sĩ John McCain
Khi chọn ủng hộ Pháp trong nỗ lực tái nô dịch Việt Nam, khi trực tiếp dùng tiền bạc, bom đạn và quân lính âm mưu cản trở nguyện vọng độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam, Mỹ đã sai lầm chiến lược và đó chính là những thất bại. Mỗi người lính Mỹ tử trận hay thương vong ở Việt Nam đều là những thất bại của chính họ và nước Mỹ. Đương nhiên, cả việc ông McCain bị bắn rơi và làm khách của “Hilton Hà Nội” cũng không thể coi là thắng lợi trong trận đánh của riêng ông được.

Với tất cả sự tôn trọng đối với ông McCain, một con người biết phục thiện, đã góp phần không nhỏ cho việc thiết lập bang giao Mỹ-Việt và ủng hộ quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, nhưng tôi không đồng ý với ông về tít của bài viết. Liệu ông có dám nói thế với Võ Nguyên Giáp, một trong những nhà cầm quân đã chỉ huy quân đội Việt Nam đánh bại quân Mỹ xâm lược trong cuộc chiến này khi Đại tướng còn sống không?

Mặt khác, ông đặt tên bài báo như thế và viết ở sa-pô “Để đánh bại bất kỳ kẻ thù nào, cố Đại tướng Bắc Việt Võ Nguyên Giáp đã chấp nhận nhưng thương vong lớn lao và đất nước gần như bị hủy diệt hoàn toàn”, cá nhân tôi cho là không phù hợp với một người đã khuất.

Tôi cho rằng, các tướng lĩnh Mỹ cũng nên ít rao giảng “We win every battle, but we lose the war” với các học viên sĩ quan và binh lính của mình khi nói về cuộc chiến tranh Việt Nam.
Nguồn: Hà Nội, 8.10.2013.


Thắng cuộc nhưng chưa khi nào thắng trận


John McCain – DCVOnline lược dịch
General-Vo-Nguyen-GiapÔng ta đánh bại chúng tôi trong chiến tranh nhưng chưa bao giờ thắng ở mặt trận. Để đánh bại bất kỳ kẻ thù nào, cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Bắc Việt đã chịu nhận số thương vong khổng lồ và và để đất nước của ông bị phá hủy gần hết.
Tôi đã gặp tướng Võ Nguyên Giáp – người vừa qua đời chiều thứ sáu – hai lần. Lần đầu tiên tại bệnh viện quân đội Việt Nam, nơi tôi đã được đưa đến ngay sau khi bị bắt năm 1967. Cha tôi là tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương đã khiến tôi trở thành một đối tượng của sự tò mò đối với một số người trong chính phủ Bắc Việt.
Tôi nhớ  lúc ấy có nhiều vị khách cấp cao ngoài số nhân viên canh giữ và thẩm vấn tôi thấy hàng ngày. Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng của Bắc Việt, là người duy nhất tôi nhận ra. Ông chỉ ở lại trong khoảnh khắc, nhìn chằm chằm vào tôi, sau đó bỏ đi mà không nói một lời.
Chúng tôi gặp nhau lần thứ hai vào đầu những năm 1990, trong một chuyến đi Hà Nội của tôi để thảo luận về vấn đề tù binh / người mất tích (POW / MIA) và việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Tôi đã yêu cầu Ngoại trưởng lúc đó là Nguyễn Cơ Thạch và Thứ trưởng Ngoại giao, Lê Mai,  sắp xếp một cuộc phỏng vấn ngắn với vi tư lệnh huyền thoại của Quân đội Nhân dân Bắc Việt.
Một người đàn ông nắm giữ một bức chân dung của cuối Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ông lên đường trong số hàng ngàn người khác bên ngoài nơi cư trú của cuối Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi đi để tỏ lòng tôn kính người anh hùng độc lập dân tộc tại Hà Nội ngày 06 tháng 10 năm 2013. Nguồn: Agence  France-Presse/Getty
Một thanh niên ôm bức chân dung của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp,cùng hàng ngàn người khác bên ngoài căn nhà của ông, trước khi đi để tỏ lòng tôn kính người anh hùng tại Hà Nội ngày 6 tháng 10 năm 2013. Nguồn: Agence France-Presse/Getty
Ngày hôm sau, tôi được dẫn vào phòng tiếp tân lớn của Phủ Chủ tịch mà người Pháp đã xây cho các quan thuộc địa của họ (Toàn quyền Đông Dương), nơi ông Tướng đang chờ đợi. Mỉm cười, người nhỏ bé, có tuổi nhưng nhanh nhẹn, mặc một bộ đồ màu xám và đeo cà vạt, hầu như ông không giống như hỗn danh thời chiến là ông tướng tàn nhẫn, với tính khí cọc cằn.
Giáp chào tôi nồng nhiệt ở dưới bức tượng bán thân rất lớn của Hồ Chí Minh, người đã lãnh đạo Việt Nam trong các cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Cả hai chúng tôi ôm chặt vai nhau như thể chúng tôi là đồng chí lâu ngày gặp lại chứ không phải là kẻ cựu thù.
Tôi đã hy vọng cuộc thảo luận của chúng tôi sẽ tập trung vào vai trò lịch sử của ông (Giáp). Sau khi từ Việt Nam trở về Mỹ vào năm 1973, tôi đã đọc tất cả mọi thứ có thể có đặt tay tới về chiến tranh chống Pháp và Mỹ tại Việt Nam, bắt đầu với cuốn “Địa ngục trong một nơi rất nhỏ,” của Bernard Fall, tài liệu nghiên cứu kinh điển của ông về cuộc vây hãm năm 1954 ở Điện Biên Phủ, nơi mà chế độ thực dân Pháp thực sự kết thúc và thiên tài của tướng Giáp lần đầu tiên  được cả thế giới biết đến và kinh ngạc.
Tôi muốn nghe Giáp kể lại trận đánh kéo dài gần hai tháng, để được giải thích bằng cách nào lực lượng của ông đã gây sốc cho quân Pháp vì đã kéo được pháo lên những ngọn đồi và qua những khu rừng dày đặc. Tôi muốn nói chuyện với ông ấy về một kỳ công hậu cần khác, đường mòn Hồ Chí Minh.
Tôi biết ông tự hào về danh tiếng của mình là “Napoleon Đỏ,” và tôi nghĩ rằng ông sẽ thỏa mãn sự tò mò của tôi về những chiến thắng của ông. Tôi muốn chúng tôi ứng xử như hai sĩ quan đã nghỉ hưu và hai kẻ cựu thù kể lại các sự kiện lịch sử, trong đó ông đã đóng một vai trò quan trọng và tôi giữ một vai nhỏ. Nhưng ông đã trả lời hầu hết các câu hỏi của tôi rất vắn tắt, không hơn những gì tôi đã biết, và sau đó xua tay cho biết ông không hứng thú.
Tất cả bây giờ đã là quá khứ, ông nói. Chúng ta nên thảo luận về một tương lai mà hai nước chúng ta không phải là kẻ thù mà là bạn. Và vì vậy chúng tôi đã vào cuộc, hai chính trị gia thảo luận về việc hiện tại giữa hai nước của chúng tôi, điều đã đưa tôi trở lại Việt Nam.
Giáp là bậc thầy về hậu cần, nhưng danh tiếng của ông dựa trên nhiều hơn thế. Những chiến thắng của ông đã đạt được bằng một chiến lược kiên trì mà ông và Hồ Chí Minh đã tin chắc là sẽ thành công—một quyết tâm sắt đá chịu nhận  số thương vong khổng lồ và để cho đất nước của họ bị phá hủy gần hết hầu đánh bại bất kỳ kẻ thù nào, dù mạnh đến đâu. “Các ông giết 10 người của chúng tôi, chúng tôi sẽ giết một người của các ông,” Hồ Chí Minh nói với Pháp,“nhưng cuối cùng, các ông sẽ mệt mỏi [và bỏ cuộc] trước.”
“Các ông giết 10 người của chúng tôi, chúng tôi sẽ giết một người của các ông, nhưng cuối cùng, các ông sẽ mệt mỏi [và bỏ cuộc] trước.” – Hồ Chí Minh
Giáp thực hiện chiến lược đó với một ý chí bất khuất. Pháp đẩy lùi hết sóng người này đến sóng người khác trong cuộc tấn công trực diện tại Điện Biên Phủ. Cuộc tấn công Tết Mậu thân 1968 là một thảm họa quân sự gần như đã tiêu diệt lực lượng Việt Cộng. Nhưng Giáp đã kiên gan và đã thắng thế.
Mỹ chưa bao giờ thua trận trước quân Bắc Việt, nhưng Mỹ đã thua cả cuộc chiến. Quốc gia, chứ không chỉ những đoàn quân ở đó, đã chiến thắng trong chiến tranh. Giáp hiểu điều này. Người Mỹ thì không. Người Mỹ quá mệt mỏi vì sự giết chóc trước khi người Việt Nam chán ngán. Thật khó để biện hộ cho đạo đức của chiến lược này. Nhưng không ai có thể phủ nhận sự thành công của nó.
Gần cuối buổi họp, tôi đã một lần nữa cố để thử thách độ thẳng thắn của Giáp. Tôi hỏi có phải sự thật là ông đã phản đối cuộc xâm lược Campuchia của Việt Nam. Ông cũng bác bỏ điều đó, và nói đại khái, “quyết định của đảng luôn luôn đúng.”
Đến đó, cuộc gặp mặt chấm dứt. Chúng tôi đứng lên, bắt tay, và khi tôi quay đi, ông ta ôm chặt cánh tay tôi, và nói nhỏ, “ông là một kẻ thù đáng kính.”
Tôi không biết có phải ông nói thế như một sự so sánh với các kẻ thù khác của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản hay Pháp, người đã giết chết vợ ông, hay đây chỉ là một sự thừa nhận ngầm rằng chúng tôi đã chiến đấu cho lý tưởng chứ không phải vì muốn là đế quốc và rằng tính nhân bản của chúng tôi đã góp một phần trong thất bại của Hoa Kỳ. Có lẽ ông ấy chỉ nói thế để tâng bốc tôi. Dù ngụ ý là gì đi nữa tôi vẫn đánh giá cao tình cảm này.
Ông McCain là một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Arizona.
Bài viết này đăng trên trang A15, phiên bản Mỹ của tờ The Wall Street Journal, ngày 6 tháng 10 2013, với tiêu đề: Ông ta đánh bại chúng tôi trong chiến tranh nhưng chưa bao giờ ở mặt trận.
© 2013 DCVOnline

Nguồn: He Beat Us in War but Never in Battle. John McCain, The Wall Street Journam, OPINION, October 6, 2013

Những ý nghĩa của việc tướng Giáp qua đời


Jonathan London
giap1Tâm trạng được ghi nhận là sự kính trọng và ngưỡng mộ. Nhưng mỗi người đang hiểu nhiều ý nghĩa của Tướng Giáp theo cách riêng của mình.
Tiêu đề các báo cho chúng ta biết rằng vào tuần này, Việt Nam đang thương tiếc cái chết của Tướng Võ Nguyên Giáp. Thực tế, có gì đó phức tạp và thú vị hơn đang diễn ra.
Tướng Giáp, tất nhiên, là một nhân vật quan trọng trong lịch sử quân sự và chính trị Việt Nam và thực sự là một nhân vật lịch sử quan trọng của thế giới. Thông tin về cái chết của ông, được lan truyền đầu tiên qua Facebook hơn là truyền thông nhà nước, và được quốc tế đón nhận với kí ức ca ngợi từ mọi nơi, sự tôn trọng miễn cưỡng từ những người khác và sự khinh thường không khoan nhượng từ những người vẫn tranh cãi về cuộc chiến ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, cái chết của Tướng Giáp đã gợi mở một quá trình cực kỳ thú vị mà có lẽ về vài khía cạnh được hiểu như một dạng hòa giải. Hòa giải ở Việt Nam, cho đến ngày nay, là một khái niệm vô cùng nhạy cảm ám chỉ một quá trình chấp nhận quá khứ – đáng buồn là điều này chưa diễn ra. Và tôi không có ý định đề xuất rằng việc Đại tướng qua đời sẽ bắt đầu một quá trình hòa giải to lớn hơn những người Việt Nam có đầu óc cải cách mong muốn.
Điều đang diễn ra giống như một dạng hòa giải nguyên tử hơn, mà trong đó những cá nhân, gia đình, và cộng đồng sẽ chấp nhận một con người mà tên tuổi luôn được gắn liền với những hy sinh to lớn mà Việt Nam phải chịu đựng trên con đường đầy hãnh diện và đau thương cho đến hiện tại.
Đến tận những giờ phút cuối cùng, Tướng Giáp và tinh hoa của ông vô cùng phức tạp. Được những người ngưỡng mộ khen ngợi như một chiến lược gia tài giỏi, chiến thuật quân sự của Tướng Giáp lại bị chất vấn thẳng thừng và thậm chí mạt sát bởi những ai lo rằng ông ta coi sự mất mát nhân mạng quá nhẹ nhàng. Vì tôi không phải là sử gia, tôi sẽ không cố gắng đánh giá ông Giáp như những người khác đã làm.
Điều làm tôi chú ý, hiện tại, là cảnh tượng đang diễn ra trong tuần này ở Việt Nam. Một phần nhỏ của những gì thú vị đang diễn ra trong giới lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà những người lãnh đạo sẽ đánh dấu một cách trọng thể sự ra đi của một nhân vật mà tầm vóc đã làm lu mờ họ, và là người trong nhiều năm trước khi qua đời đã quan ngại về sự phát triển bừa bãi và lợi ích vốn có của nền chính trị. Chẳng có ích gì cả khi đơn giản hóa các vấn đề, di sản của tướng Giáp thậm chí được tranh cãi ngay cả trong nội bộ Đảng.
Điều thú vị nhất có lẽ là những gì đang diễn ra trên đường phố Hà Nội và thực sự là trên “đường phố Việt Nam” khắp mọi nơi, từ quê hương của Tướng Giáp ở tỉnh Quảng Bình cho tới nhiều địa phương ở miền Nam và trải khắp cộng đồng người Việt hải ngoại. Ở đó, các cá nhân, gia đình và cộng đồng sẽ chấp nhận cái chết của Đại tướng theo cách của riêng họ.
hàng ngàn người hiếu kỳ xếp hàng trên phố Hà Nội để ... chụp hình Nguồn: JL
Hàng ngàn người hiếu kỳ xếp hàng trên phố Hà Nội để … chụp hình Nguồn: JL
Ở Hà Nội, nơi hàng ngàn người xếp hàng trên phố để tỏ lòng kính trọng lần cuối cùng, tâm trạng rất u sầu, căng thẳng và không được chuẩn bị trước. Phụ huynh đem theo con cái, vì ngày nay họ và con cái họ biết về Đại tướng chủ yếu qua sách giáo khoa. Những người nhiều tuổi hơn xuất hiện rất đông, đi cùng bạn bè và trong vài trường hợp đi cùng con cháu họ. Một ngôi sao nhạc pop lố bịch bị mắng vì đã chen ngang cũng cảm thấy có nhu cầu xuất hiện. Trong khi đó, một người nông dân trong độ tuổi 70 lái xe máy từ tỉnh Sơn La cách Hà Nội hàng trăm cây số, để xác nhận sự ngưỡng mộ với ngài đại tướng và cũng để quần chúng biết nhà nước đã hứa bồi thường cho ông hơn 20 năm về trước và đến giờ ông vẫn chưa nhận được một khoản nào.
Tâm trạng được ghi nhận là sự kính trọng và ngưỡng mộ. Nhưng mỗi người đang hiểu nhiều ý nghĩa của Tướng Giáp theo cách riêng của mình.
Cuối tuần này, cuộc đời và di sản của Đại tướng sẽ được vinh danh trong Lễ quốc tang, được cho là cao hơn một bậc so với lễ tang cấp nhà nước, và có lẽ được dùng để trốn tránh nền chính trị không thể lờ đi được vào lúc này. Tướng Giáp là một nhân vật nổi bật, người đang và sẽ tiếp tục có ý nghĩa khác nhau với nhiều người khác. Chắc chắn rằng sự ra đi của ông đánh dấu sự ra đi của một nhân vật chủ chốt. Một người mà sự ra đi sẽ buộc người Việt Nam phải suy ngẫm về quá khứ đổ vỡ của mình và hướng đến một tương lai chung.
JL

Nguồn: Những ý nghĩa của việc tướng Giáp qua đời. Jonathan London, Blog Xin lỗi ông, October 9, 2013. DCVOnline chú ở hình minh họa.



TNS McCain viết về Tướng Giáp, trong nước bỏ những chỗ "nhạy cảm"

buivanphu.wordpress.com


Trận cuối trớ trêu của đại tướng


Đối với Mỹ, Việt Nam xem mạng người rất rẻ (!!!): For America, Life Was Cheap in Vietnam (NYT 9-10-13) -- Bình luận của Nick Turse

--Tướng VN Giáp chỉ là anh hùng của CSVN và khối XHCN TN - CHÂU XUÂN NGUYỄN 9-10-2013

- -- Tướng Giáp, Hậu Chiến Tranh BÙI VĂN PHÚ (10/08/2013)


NHỮNG CÂU HỎI VỀ TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

TTX Công Giáo Việt Nam

Đại tướng CSVN Võ Nguyễn Giáp, nhân vật lịch sử của hai cuộc chiến “chống Pháp giành độc lập” và “chống Mỹ cứu nước” của Việt Nam, theo cách nói của những người thuộc phe Cộng sản trong cuộc chiến, đã từ trần lúc 18 giờ 9 phút ngày 4-10- 2013, ...

Lãnh đạo nhiều nước gửi điện chia buồn Đại tướng

Cựu Đại tá Mỹ thán phục tài thao lược của Đại tướng

Trận chiến tranh giành di sản chính trị của tướng Giáp



-
- Nguyễn Minh Đào: “Ký ức buồn trong Đại hội VI của Đảng” (viet-studies). “Năm 2009, vào dịp kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và kỷ niệm ngày sinh của Đại tướng những năm sau nầy, tôi thấy qua màn ảnh truyền hình, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đến chúc mừng Đại tướng với thái độ ‘rất trân trọng’!? làm cho tôi chợt nhớ hình ảnh Đại tướng trong Đại hội VI, tôi không thể không suy nghĩ…!“. – Nguyễn Trọng Bình: Suy ngẫm nhân ngày quốc tang Đại tướng – Tương Lai: Những bước đi chậm rãi của lịch sử

Trần Văn Thọ: Thời bình của Võ Nguyên Giáp và Trần Hưng Đạo (TBKTSG 10-10-13) ◄◄

Lê Đăng Doanh: Chữ nhẫn của đại tướng (TBKTSG 10-10-13) ◄◄

Nguyễn Trọng Bình: Suy ngẫm nhân ngày quốc tang Đại tướng (viet-studies 10-10-13) -- "Ai rồi cũng sẽ tới ngày trở về cát bụi giống như Đại tướng thôi. Vấn đề là khi ngày ấy xảy đến, liệu trong nhân dân có mấy người đến nhỏ cho vài giọt nước mắt tiễn đưa (lãnh đạo đang và sẽ nắm vận mệnh tương lai của đất nước)?◄◄

General Giap (Economist 12-10-13)

Người là bậc Thánh Nhân! (Petrotimes 10-10-13) -- Xin cám ơn ông Nguyễn Như Phong đã nói đến vài chuyện "nhạy cảm": "..vào năm 1984, khi Kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chẳng hiểu vì lý do gì mà người ta không mời Đại tướng lên Điện Biên dự lễ kỷ niệm. Đại tướng phải lên thăm lại chiến trường xưa và bà con Tây Bắc với tư cách cá nhân. Rồi trong các hội thảo tuyên truyền về Chiến thắng Điện Biên, người ta còn "ngại" không dám nói về vai trò của Đại tướng..."



Chụp ảnh tướng Giáp: Photographing a Vietnamese War Hero (Huffington Post 9-12-12) Bài củaCatherine Karnow. Cô này chính là người đụng chạm với Lê Phú Khải trong bài này: Đại tướng Võ Nguyên Giáp như tôi đã biết (Bôxít 5-10-13) ◄

- Về bài đăng trên báo Lao Động: Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua tâm sự của người thư ký già, có trích lời của Đại tá Huyên, thư ký tướng Giáp: “Trong một buổi họp của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đặt vấn đề: ‘Trước đây tôi kiêm phụ trách mảng dân số-kế hoạch hóa gia đình, nay anh Văn phụ trách mảng khoa học kỹ thuật (khi đó bác Giáp là Phó Thủ tướng), thì có lẽ anh Văn phụ trách luôn về dân số-kế hoạch hóa gia đình?’. Tất cả chỉ có thế, không có bất kỳ quyết định nào về việc này, không có phân công công tác… Tôi cũng biết sau đó dân đồn um lên, đàm tiếu, chê trách này kia… Tôi nghĩ anh Văn cũng nghe được, dù không thấy anh nói gì với tôi“.

- Facebooker Uyên Vũ đăng bức hình chụp quyết định của ông Phạm Văn Đồng trên báo Tuổi Trẻ và bình luận: “1) Ông đại tá Huyên là thư ký của ông Giáp mà không biết 2) Ông Huyên biết nhưng che giấu 3) Tuổi Trẻ Online ngụy tạo Quyết Định này“. Thật ra quyết định của ông Phạm Văn Đồng bổ nhiệm tướng Giáp làm Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ có Kế hoạch năm 1984 đã được đăng ở nhiều trang mạng như Cơ sở Dữ liệu Quốc gia; hay Thư viện Pháp luật … Trong bài Một chiều nghiêng Ba Đình của báo TP, bà Đặng Bích Hà, phu nhân đại tướng cũng có kể cho nhà văn Sơn Tùng nghe chuyện này. Nên “Tuổi Trẻ Online ngụy tạo Quyết Định này” đã bị loại.

- Facebooker Tin Không Lề bình luận: “Mình không nghĩ bác Huyên cố tình nói dối trong vụ này, có thể bác ấy bị mấy lão bên Tuyên giáo bắt phải nói thế, nhằm giúp đảng và nhà nước rửa bớt bộ mặt lem luốc trong vụ ra quyết định bổ nhiệm tướng Giáp làm Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ có Kế hoạch năm 1984. Nhưng mà lời của bác Huyên nói ra thì bác ấy phải chịu trách nhiệm“.

- Trần Văn Thọ: Thời bình của Võ Nguyên Giáp và Trần Hưng Đạo (DĐXHDS). - Đỉnh núi này sừng sững nước non (TVN). - TẤM ÁO GIÁP ĐẤT VIỆT (Nguyễn Trọng Tạo).

- André Menras: ‘Con người huyền thoại, Tướng Giáp không còn nữa’ (TN). - Đúng là bậc Thánh nhân! (PT). - Không bắn đại bác trong Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp (DV). - Không mang vòng hoa tới Lễ Quốc tang (TP).

- Đại tướng nhiều lần rơi nước mắt, thức trắng đêm (TVN). - Sẽ có người kế tiếp “thế hệ vàng” của Đại tướng (TVN). - Nhìn lại những khoảnh khắc cuối đươc vào tiễn biệt Đại tướng (DV). - Ngày viếng cuối cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Cánh cổng đã không thể khép… (LĐ). - Những hình ảnh vĩnh viễn không lặp lại ở đường Hoàng Diệu (KT).

- Khi một vị tướng thành ‘tít nóng’ (VNN). - Lập bảo tàng Đại tướng để lưu giữ tinh hoa thiên tài quân sự (Infonet).

- Văn tế Đại tướng (Nguyễn Vĩnh). “Thân là bậc công thần khai quốc/ Đôi phen bị làm nhơ nhuốc ô danh’ Những thói đời nhơ bẩn hôi tanh/ Toan khỏa lấp uy danh lừng lẫy...”. - An Hoàng Trung Tướng – Ai là Anh Cả Quân đội Nhânzân Xứ Lừa? (Dân Luận).

- Võ Văn Tạo: Tướng Giáp, Nhạc Phi, Tần Cối (DĐXHDS). Và hình ảnh một số nhân sĩ, trí thức, từng tham gia khởi xướng bản Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị, Diễn đàn Xã hội Dân sự, đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chiều 10/10/2013.

- MIÊN MAN NGHĨ VỀ BÁC GIÁP (Nguyễn Trọng Tạo). – Phỏng vấn ông Đặng Văn Việt: Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những ước nguyện không thành (RFA). - Trận chiến tranh giành di sản chính trị của tướng Giáp (RFI). “Theo giáo sư London, cái chết của tướng Giáp là một thời điểm có tính chất quyết định của lịch sử Việt Nam, mở đường cho một trận chiến mới : Trận chiến tranh giành di sản chính trị của ông.” - THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO KÍNH VIẾNG ĐẠI TƯỚNG (Nguyễn Trọng Tạo).

- Thời gian ‘chịu đựng’ của Tướng Giáp (BBC). - ‘Mâu thuẫn’ trong cách đối xử của Hà Nội với Đại tướng Võ Nguyên Giáp(VOA). Bùi Tín: Niềm cay đắng nuốt vào lòng (Blog VOA). - Sử gia Mỹ và cuộc phỏng vấn Tướng Giáp năm 1990 (VNE). -Thắp 103 ngọn nến sau khi nhà Đại tướng đóng cửa (VNN). - Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Đại tướng họp lần thứ hai(TTXVN). - Võ Nguyên Giáp – Người thầy lớn (NLĐ). - Vào nhà Đại tướng mà đạm bạc như nhà dân (TT). - Trường Chuyên Quảng Bình xin được mang tên Đại tướng (GD&TĐ). – Video: Phim tài liệu: Người anh cả Quân đội (VTV). - Những giờ phút cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (VTC/Tin tức).

- Cận cảnh xe, pháo dành cho lễ an táng Đại tướng (TN).- Bùi Tín: Trận cuối trớ trêu của đại tướng (ĐCV). - Thắng trong chiến tranh, thua trong hoà bình (Nguyễn Tiến Dũng/DĐXHDS). . - Nhật ký mở lại (lần thứ 70): KẺ THÙ NÀO CỤ CŨNG OÁNH TUỐT… NHƯNG CÁC ĐỒNG CHÍ CỦA CỤ OÁNH CỤ, THÌ CỤ….XIN HÀNG! (Tô Hải). Phát hiện thú vị! - Đừng bốc phét nữa (ĐCV).

- Nguyễn Minh Thuyết: Được lòng dân, dân tôn làm thánh (Quê Choa). – Hoàng Minh Tường: Chữ NHẪN hay chữ NHÂN(Quê Choa). - Xin vĩnh biệt một “Dân Oan” vĩ đại! (Đặng Huy Văn). . - HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 120) : “ Đời tuôn nước mắt… trời tuôn mưa…” (!) (Nhật Tuấn). – Hữu Quả: Giá mà được như thế thì tốt biết mấy?! (BoxitVN). - Dân đã thờ ai thì không bao giờ nhầm cả (Nguyễn Duy Xuân).

- Chuyện ‘hóng hớt’ – nhưng NGHĨ MÀ ĐAU ! (Bùi Văn Bồng). - Số đặc biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Diễn Đàn). – Mời xem lại: Kiến nghị của 38 tướng tá phản đối việc đàn áp người tố cáo Nguyễn Chí Vịnh (Diễn Đàn). Thưngày 10.6.2009 của đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Bộ chính trị và Ban bí thư Trung ương.

- Những ý nghĩa của việc tướng Giáp qua đời (Jonathan London). “Chắc chắn rằng sự ra đi của ông đánh dấu sự ra đi của một nhân vật chủ chốt. Một người mà sự ra đi sẽ buộc người Việt Nam phải suy ngẫm về quá khứ đổ vỡ của mình và hướng đến một tương lai chung“.

- ‘Chiến công của Tướng Giáp nhờ chấp nhận thương vong nặng nề’ (VOA). - Tranh cãi về di sản của Tướng Giáp. – Tiến sĩ Edwin Moise (Đại học Clemson, Mỹ): Tướng Giáp: ‘Người trung thành với Đảng’ (BBC). - Người Trung Quốc nhớ gì về Tướng Giáp. – Phỏng vấn GS Phan Huy Lê: Đại tướng đã trải qua không ít gian truân (TVN). - Chữ ‘nhẫn’ giúp Đại tướng vượt sóng gió cuộc đời (VNN). - Tướng Giáp và chiến thắng Quảng Trị (NLĐ). - Truyền hình Pháp làm phim về Tướng Giáp và Điện Biên Phủ (TN). - Nhà nghiên cứu lịch sử Derek Frisby: Tướng Giáp là “bậc thầy” của những điều ngoài tưởng tượng (LĐ).

- VN chuẩn bị Quốc tang Tướng Giáp (BBC). - Tối 10/10, gia đình Đại tướng ngừng đón người vào viếng (VNN). - Phân luồng giao thông của Công An Hà Nội ngày Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp (TTVH). - Chuyến tàu 16 toa chở thiết bị đến Quảng Bình phục vụ tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. - Khẩn trương chuẩn bị nơi an táng (NLĐ). - Cận cảnh nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp (TT).


- Những bại tướng dưới tay Võ Nguyên Giáp (1) (Infonet). - Quân ủy Trung ương Trung Quốc: Tướng Giáp lập công hiển hách (TTXVN/GDVN).

- Tướng Giáp và sự thức tỉnh người đương thời (TVN). - Ký tên ‘Văn’ thì Bác Hồ biết chắc là ai rồi (TVN). - Chuyện bô lão đến nhà Đại tướng thăm ‘con rể của làng’ (VNN). - Con gái kể chuyện Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn nơi an nghỉ cuối cùng (Infonet). - Chuyên cơ chở thi hài Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặc biệt thế nào? (TP). - Mở đường đón Đại tướng về quê (PLTP).


-- Tôi trung (Blog Huỳnh Ngọc Chênh 8-10-13) ◄ Nguyễn Công Khế: Nhân dân sẽ rất công bằng với ông! (MTG 8-10-13) Việt Phương: Người ấy là anh Văn (SGTT 8-10-13) Nguyễn Ngọc Trân: Làm ngược với khoa học, sẽ dẫn đến sa mạc hóa (TT 9-10-13) -- Những ý nghĩa của việc tướng Giáp qua đời(Jonathan London Blog 8-10-13)

 -- Chính thức chọn Vũng Chùa – Đảo Yến để an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp (TN).

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua lăng kính báo Pháp (RFI). - Hàng ngàn người xếp hàng để viếng cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp.


- ĐẠI TƯỚNG (Văn Công Hùng). - TỨ TUYỆT TRĂM NĂM (Bùi Văn Bồng). - Đôi dòng suy nghĩ trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Hà Hiển). - Đàm Vĩnh Hưng Đi Viếng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp? (Triết học đường phố). -ĐẠI TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN (Nguyễn Duy Xuân). – Thơ của Đông Khanh: Anh Văn sống mãi trong lòng nhân dân! (Ba Sàm). - Suy ngẫm về Tướng Giáp (Jonathan London).

- Audio phỏng vấn ông Bùi Tín: ‘Anh em trí thức coi Tướng Giáp là bệ đỡ’ (BBC). - Người dân tại VN thương tiếc Tướng Giáp. - Dân viếng Tướng Giáp tại tư gia. - Tình cảm yêu và ghét với Tướng Giáp. - Chia rẽ quan điểm về Di sản của Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp (VOA). - ‘Tướng Giáp biến Việt Nam thành kiểu mẫu cho các cuộc cách mạng trên thế giới’. - John McCain: Tôi đánh giá cao tình cảm của Tướng Giáp (NLĐ). - Khác biệt Võ Nguyên Giáp: Khép quá khứ, mở tương lai. - Hà Nội sắp có đường Võ Nguyên Giáp (VNN). - “Nhà yêu nước vĩ đại của Việt Nam” (Tin tức).

- Minh Diện: CÓ LỄ CHỈ HAI LẦN… (Bùi Văn Bồng). Facebooker Mạnh Kim: - Tô Nhuận Vỹ: Ai đang lèo lái để có một quyết định khủng khiếp như vậy? (Quê Choa). - LỆ THỦY PHẢI NƠI AN TÁNG ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP (Ngô Minh). – ĐẠI TƯỚNG SẼ ĐƯỢC CHÔN CẤT TRÊN MỘT HÒN ĐẢO NGOÀI BIỂN ? (Tễu).
-- Nguyễn Thế Duyên: Võ Nguyên giáp ! Đôi điều suy nghĩ (Ba Sàm). - Thơ của Lâm Việt Tùng: Trắng đen. - Tướng Giáp là người đặt nền móng cho khoa học VN (TTXVN). - Lính Trường Sa xin hứa trước anh linh Đại tướng (Soha). - Con gái Tướng Giáp nói về quyết định chọn nơi an nghỉ của ba mình (TN). - Lộ trình đưa linh cữu Đại tướng ra sân bay về Quảng Bình (VNN). - Linh cữu Đại tướng được đưa về Quảng Bình bằng máy bay ATR72 (NLĐ). - Buổi hội chẩn cuối cùng qua lời kể êkip phục vụ Đại tướng (TT). – Trưởng đại diện Đài NHK (Nhật) ở Việt Nam: ‘Dòng người đi viếng Tướng Giáp vượt qua sự tưởng tượng của tôi’ (TN).

- Nữ phóng viên Mỹ nhớ lại kỷ niệm với Tướng Giáp (VOA). - Tướng Giáp: Tượng và quảng trường (BBC). – Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain gợi lại một số hồi ức cá nhân về Tướng Giáp (RFI).

- TÔI TRUNG (Huỳnh Ngọc Chênh).

Nguyễn Trung: Kính cẩn vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp (viet-studies 7-10-13)◄

Huyền thoại Võ Nguyên Giáp qua góc nhìn sử học (RFI 6-10-13) -- P/v Dương Trung Quốc -- Vo Nguyen Giap (UK Prospect 4-10-13)Giap: the General Who Defeated the US in Vietnam (Counterpunch 7-10-13)Trong lúc cả nước đau buồn, Đỗ Quý Doãn bảo cán bộ "động viên làm công tác tư tưởng": Nguyên Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn nói về nơi an táng Đại tướng (VTC 7-10-13)

-"Thế hệ vĩ đại nhất" của Viêt Nam: Vietnam’s “Greatest Generation” (CNN 7-10-13) -Nhà thơ Trần Việt Phương: “Sự ra đi ấy cũng là một mùa gieo hạt”! (MTG 8-10-13) -GS Nguyễn Minh Thuyết: "Người như Đại tướng được lòng dân, dân tôn làm thánh" (GD 8-10-13)Vì sao cụ Hồ tặng ông biệt danh Văn? (TVN 8-10-13)- Điếu văn của Bà Đầm xòe tiễn đưa Ông Đại tướng (Bà Đầm Xòe). - Tướng giáp- 5 (hết) (Quê choa). “Rút từ Bên thắng cuộc- Phần 2: Quyền Bính- Chương 15″. – Khánh Trâm: MỘT LẦN ĐẾN VỚI MƯỜNG PHĂNG (Nguyễn Trọng Tạo).- Tô Văn Trường: Suy ngẫm về lẽ đời (Boxitvn). - Võ Dậu: Suy ngẫm trong những ngày quốc tang (Quê Choa).

-- Cải cách thể chế: ‘Trông chờ Hội nghị 8′ (BBC). – Audio phỏng vấn ông Phạm Đình Trọng: ‘Dân còn tin Đảng là vì quá khứ’

- Đào Công Tiến – Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: NÊN TRỞ VỀ VỚI NỀN CỘNG HOÀ DÂN CHỦ… (BVN/ Bùi Văn Bồng).- Về bài báo: Mực chưa kịp khô đã lại nhòe đi vì nước mắt… (VTV).




- Tù nhân lương tâm bị phân biệt đối xử (RFA). - LS Lê Quốc Quân được phép gặp gia đình lần đầu.

- Chị Lê Thị Phương Anh bị bắt cóc (DLB). – Facebooker Đặng Phương Bích- Lúc 0h40′, Facebooker Lê Anh Hùng cho biết: “Xin thông báo với mọi người là chúng vừa thả vợ tôi về xong. Chúng có cả thảy 6 tên, đã đánh đập vợ tôi nhừ tử, chúng định tiêm thuốc độc như mọi lần nhưng vợ tôi vùng vẫy dữ nên chúng không tiêm được. Chúng đã tước sạch mọi tư trang của vợ tôi rồi thả về“.

- Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền 2013 tại Houston (RFA). - Những thiên thần trong bóng tối. - Các giáo hạt trong giáo phận đồng tâm hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên vào sáng Chúa Nhật 06.10.2013 (tiếp tục cập nhật) (GP Vinh).

- Nguyễn Hưng Quốc: Dân chủ từ dưới lên (VOA/DĐXHDS).

-Cái chết bất thường của nữ nghi phạm trong trại tạm giam
Đời Sống & Pháp Luật
(ĐS&PL) - Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên đang xử lý vụ nghi phạm Trần Thị Hải Yến (SN 1982), trú ở thôn Phước Lương, xã An Cư, huyện Tuy An (Phú Yên) bị chết trong nhà tạm giam Công an huyện Tuy An. Lúc 17h30 phút ngày ...
Phú Yên: Nữ nghi phạm chết trong nhà tạm giam

Kêu oan rồi tự vẫn trong trại giam

Một phụ nữ chết ở trại tạm giam



-Một phụ nữ ‘chết bí ẩn’ trong trại giam của công an

Người ViệtTuesday, October 08, 2013 4:19:40 PM


--5 tấm bằng đại học ít sử dụng nhất ở Việt Nam (ĐV Thebox 8-10-13)

Sến: khó lắm (DNSG 8-10-13)

Nhà văn Nguyễn Tuân: Ông vua tùy bút thích “xê dịch” và “ghét” phê bình (VHQN 7-10-13)Học giả Nguyễn Văn Vĩnh: Đời làm báo và những biến cố(ĐĐK 8-10-13) -- 'Tôi đánh giá tốt về chất lượng bản luận án của anh Quế'(NĐT 8-10-13) -- Vấn đề không phải là chất lượng, nhưng ai là tác giả?



-Thu hồi bằng tiến sỹ phó viện trưởng đạo luận văn (ĐV 6-10-13) Bộ Giáo dục 'bỏ qua các minh chứng, nhân chứng về luận án của tôi' (NĐT 6-10-13) -- Ông Hoàng Xuân Quế (đã bị thu hồi bằng tiến sĩ) cố cãi.




Đã đến lúc cần có “cuộc cách mạng” đổi mới tư duy giáo dục(VOV 7-10-13) Ý kiến của Phạm Tất Dong. (Với tốp lãnh đạo hiện nay, và tốp đã được "cơ cấu" tiếp theo đó, thì 100 năm nữa vẫn còn phải nói "đã đến lúc...'")

Truy nguyên “sở thích” ăn cắp vặt của người Việt (KT 7-10-13)

Tâm sự gây shock của một giáo viên mầm non đã bỏ nghề(TTVN 1-10-13)

Triết lý "bảo toàn" của một người tài hoa (Blog Lê Ngọc Sơn 7-10-13) -- P/v nhà sử học Lê Văn Lan

Các “chiêu” lừa visa du học (PLTP 6-10-13)

Trường mới sử dụng hơn 1 năm sập khiến 6 học sinh nhập viện (KT 7-10-13) -- Nhà thầu xây trường đã thành đại gia!

Thủy Tiên thều thào như hết hơi khi phải hát live (TP 7-10-13) -- Ha Ha Ha! Chữ "thều thào" thật là quá hay!

Ở Trung Quốc cũng cần đút lót để vào trường tốt: In China, parents bribe to get students into top schools, despite campaign against corruption (WP 7-10-13)

Những người hay dùng chữ "tôi" là những người kém cỏi: A Tiny Pronoun Says a Lot About You (WSJ 7-10-13) -- Một nghiên cứu cho thấy những người hay dùng chữ "tôi" thường có ít quyền lực và kém tự tin hơn những người ít dùng chữ này.
Chạy trường và tham nhũng trong giáo dục (RFA 4-10-13) -- P/v Trần Hữu Dũng ◄◄

Khi tham nhũng giáo dục trở thành chuẩn mực (ANTĐ 6-10-13)

Tỉ lệ học sinh nói dối tăng dần theo tuổi? (NĐT 6-10-13)

Ba cụ… sinh viên (TP 6-10-13)


Văn chương có cần “kiễng chân” để đạt vạn bản in? (VHQN 5-10-13)

Đai học Mỹ thu hút sinh viên Anh: Students in Britain Are Drawn to U.S. Colleges (NYT 6-10-13)◄Khán giả khó tính: Khán giả Huế phẫn nộ với liveshow Chế Linh (TN 6-10-13) -- "Bên cạnh Kỳ Duyên là một Phan Anh lạ hoắc. Chưa hết, anh chàng Phan Anh này vừa làm MC, vừa lon ton chỉ khu vực ngồi của khán giả, hướng dẫn chỗ đi toilet, hướng dẫn bộ phận ánh sáng tắt, bật ở chỗ nào, hướng dẫn khán giả ngồi ở chỗ nào" Ha Ha Ha!!! (Thông cảm với anh này. Nếu không hướng dân chỗ đi toilet thì lại có người than phiền: MC kiêu kỳ! Tôi bấn quá, muốn đi toilet mà anh ta cũng không chỉ chỗ!)

Tổng số lượt xem trang