-Cuồng Phong và Bất Động
-Trâu bò đang húc nhau
- Chìa khóa 10 tỷ USD cứu ngân sách (RFA). - Liệu có cần nới lỏng chính sách tiền tệ?
- Từ nguyên tắc kinh doanh nghĩ về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (ĐBND).
- Tái cơ cấu ngân hàng nhìn từ chuyển động kinh tế vĩ mô (ĐT). - Ngân hàng sợ cho vay bất động sản? (NLĐ).
- EVN bị quy kết sai phạm trong quản lý (BBC). - EVN lỗ vẫn chơi sang: Giá điện gánh phí trời ơi? (VEF). - EVN giãy giụa với viễn thông và những chi phí lạ (ĐT). - EVN thu xếp vốn khá thuận lợi (TBKTSG). - EVN thiếu trung thực(NLĐ). - Vòng vo giá điện.
EVN vay gần 46.000 tỷ trong 9 tháng
- Hiệp hội vàng: chưa nên đánh thuế TTĐB nữ trang (TBKTSG).
- Thị trường nhà ở: Tăng chất lượng thay vì giảm giá (TTXVN).
- PVN thoái hơn 5.000 tỉ đồng đầu tư ngoài ngành (TBKTSG).
- Bán tàu để trả nợ (TBKTSG).
- Tôm, cá… sẽ bơi xa nhờ VietGAP (NLĐ).
- Sản xuất, xuất khẩu gạo: Cần khuôn khổ pháp lý hơn là liên kết tự nguyện (TQ). - Xây dựng thương hiệu gạo: Phải thay đổi tư duy (CT).
- Tri thức và doanh trí (DĐDN).
- Ngân hàng Thế giới cấm một công ty Việt Nam (VOA).
- Doanh nghiệp Mỹ: ‘Không nên vội hoàn tất đàm phán TPP’ (VOA).
--TPP dành cho Việt Nam sự linh hoạt
Kẻ Nghiện Đa Số Con Quan Lớn
-- Tuyên bố chung của các nước tham gia đàm phán TPP
-U.S. trade official says to seek TPP deal by year-end
--Cải cách thể chế: 'Trông chờ Hội nghị 8' (BBC 8-10-13) -- P/v TS Lê Đăng Doanh
Tái cơ cấu kinh tế: Chính phủ lạc quan, chuyên gia thấy gian nan(VnE 8-10-13)
Một biện pháp "kích cầu" vô cùng hữu hiệu: Kiến nghị in hình các lãnh đạo có công lên tiền Việt Nam (VnE8-10-13) -- THD đề nghị: In hình các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng!!! Vì không ai muốn giữ hình mấy ông này trong túi cả, cầm tờ giấy bạc có hình của họ là phải tiêu ngay để tống khứ! Sức cầu kinh tế sẽ tăng vọt! ◄
GS Võ Tòng Xuân: Đừng đổ cho nông dân làm ăn tự phát (VOV 8-10-13)
Phần lớn cán bộ nghiện đều là con quan chức? (NĐT 8-10-13)
432 loại phí 'đè' doanh nghiệp, người dân (TN 8-10-13)
'Đàn gà đẻ trứng nghìn tỷ' của Thành phố Hồ Chí Minh (TTVN 8-10-13)
Giá điện phải 'cõng' cả xe sang, biệt thự (VnEx 8-10-13)
Những nghi vấn sau chuỗi biến động ở Eximbank (VEF 8-10-13)
Thạc sĩ được ông Bá Thanh hứa xin việc vẫn khắc khoải (ĐV 8-10-13)
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 131008
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"
Showdown và Show: Trận Bão Hoa Kỳ Trong Mắt Bão
* Đôi giày hai mũi đề huề - Mượn hình ảnh quảng cáo để chọc quê nước Mỹ! *
Những ai có nhiệm vụ tường thuật – chưa nói đến bình luận - về chính trị Hoa Kỳ có thể phải đi hỏi bác sĩ. Rằng trong buổi giao thời chập chờn của chế độ bảo hiểm sức khỏe, loại thuốc an thần nào là công hiệu nhất mà không quá đắt....
Cách nay đúng một tháng, Hoa Kỳ bỗng nhớ Lương Ngọc Châu trong "Tiếng Hát Lênh Đênh": nghe ầm vang lên tiếng chiến chinh! Đó là khi Ngoại trưởng John Kerry lên tiếng, khét lẹt.
Là một cựu quân nhân phản chiến, từng dùng thậm từ để mạt sát Quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Kerry lại thủ vai nguyên soái diều hâu để nói về trận cuồng phong và bão lửa sẽ dập lên đầu chế độ hiếu sát Bashar al Assad. Ông đưa ra những chi tiết lạnh mình về lý do: chế độ Assad tung võ khí hóa học lên đầu thường dân, nên mặc nhiên bước qua lằn ranh đỏ do Tổng thống Barack Obama vạch ra rồi vạch lại từ năm ngoái.
Chín tầng gươm báu trao tay! Các chiến hạm Hoa Kỳ đã vây quanh Syria. Khi ấy, mọi người đều tự chuẩn bị cho một cuộc chiến nữa ở Trung Đông, vì một lý do chính đáng là lòng nhân đạo.
Thế rồi lại có khúc hát "Khi Tôi Về". Có người rủ nhân loại đi thăm địa ngục – mà không ai trả lời! Người đó là Tổng thống.
Vì Quốc hội không trả lời nên được ông trao cho lá cờ lệnh, cùng lời trấn an của Kerry vọng về từ Âu Châu, rằng chiến dịch Syria sẽ vo ve tựa mắt muỗi. Cuồng phong bỗng bất động. May là Vladimir Putin kịp tung ra giải pháp ngoại giao. Tuần qua, từ Indonesia, ông Kerry còn ngợi ca chế độ Assad đã chấp hành nghị quyết của Liên hiệp quốc với lời hứa sẽ hủy diệt kho võ khí hóa học. Địch bình yên, quân ta vô sự.
Giữa chuyện "tiền hung hậu cát" về Syria lại chớm nở hy vọng hoà đàm giữa Hoa Kỳ và Iran.
Sau bài diễn văn trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, Tổng thống Mỹ muốn gặp Tổng thống Iran mà không được vì hassan Rouhani mắc bận tiếp xúc với báo chí quốc tế tại New York. Ông bèn với gọi bằng điện thoại để bắc lại nhịp cầu giao lưu với Tehran sau 34 năm gián đoạn. Nhưng hy vọng đang tràn trề thì có tin là lãnh tụ thật sự tối cao của Iran là Giáo chủ Khamenei khiển trách Rouhani việc mau mắn trả lời điện thoại của "Trùm Satan" tại Washington. May quá, tin đó bị khỏa lấp trong một chuỗi nhiễu âm từ trận đánh về ngân sách tại Hoa Kỳ.
Nước Mỹ đang treo miễn chiến bài, quay về giải quyết vụ chính quyền liên bang bị đóng cửa. Mọi lời hùng biện về chuyện chiến hòa đều chỉ là hùng biện. Biện là chính, hùng là phụ.
***
Suốt ba năm liền và qua hai cuộc bầu cử, Hoa Kỳ chưa giải quyết xong việc chi thu của ngân sách liên bang và từ Tháng Ba năm 2011, mỗi sáu tháng lại có một trận đánh giữa Hạ viện Cộng Hoà với Thượng viện và Hành pháp Dân Chủ. Đây là một hình thái "đấu tranh toàn diện".
Trước kỳ hạn Tháng 10, một nhóm thiểu số của đảng Cộng Hoà thiểu số là phong trào Tea Party đã tận dụng mọi võ khí để triệt hạ hay trì hoãn việc khai triển đạo luật cải tổ chế độ bảo dưỡng y tế được gọi theo lối thông tục là "Obamacare". Chuyện ấy không xong vì thóc Obamacare đã thành gạo và đang thổi thành cơm. Cơm giẻo hay sượng thì vài năm nữa mới biết được.
Không lọt qua ải Thượng viện Dân Chủ, Hạ viện Cộng Hoà lui từng bước theo tiếng chiều rơi trong khắc lậu canh tàn của ngày 30 Tháng Chín. Từ triệt hạ là "defund", họ lùi qua trì hoãn là "delay", trong mỗi bước lại tung ra một dự luật du di ngân sách, gọi là "continuing resolution". Vì ngân sách liên bang cho tài khóa mới chưa được chuẩn chi, các dự luật du di này cho phép chính quyền liên bang thanh toán một số mục công chi nhất định để khỏi làm bộ máy công quyền bị tê liệt.
Mấy nước cờ rắc rối đó nằm trong một cuộc cờ lớn mà nhìn từ bên ngoài có khi chúng ta không hiểu nổi.
Ông Obama đang lúng túng vì mất hậu thuẫn Dân Chủ trong trận đấu trí và dọa già Syria, lại bị cánh tả đảng Dân Chủ đánh cho tơi tả về ý định đề cử kinh tế gia Larry Summers làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương. Rơi vào hoàn cảnh "vịt què" lame duck vì không thể đưa ra một sáng kiến để đời nào khác trong nhiệm kỳ hai, Tổng thống Mỹ bỗng được phe Cộng Hoà cứu giá.
Nhờ những đòi hỏi tối đa của Hạ viện Cộng Hoà, ông chiếm lại thế mạnh trên trận tuyến đại đoàn kết của đảng Dân Chủ. Vì vậy, dù phe Cộng Hoà có đề nghị chuyện du di thì đảng Dân Chủ vẫn nhất trí lắc đầu. Kết quả là chính quyền liên bang bị đóng cửa qua tuần thứ hai.
Sự thật lại không hẳn như vậy. Chỉ có một phần không thiết yếu của bộ máy công quyền là tạm ngưng hoạt động. Các đạo luật du di bên Hạ viện Cộng Hoà mở cửa và chi tiền cho nhiều sinh hoạt khác, nhưng trận đánh đã chuyển qua mặt trận ấn tượng.
Đảng Dân Chủ triệt để khai thác ngón võ cào mặt ăn vạ để quần chúng cùng có ấn tượng là đảng Cộng Hoà làm quốc gia tê liệt, trẻ em thiếu sữa, thầy cô mất trường. Những hồi chuông báo động cứ reo vang, trước sự tần ngần của đảng Cộng Hoà. Vốn có tài hùng biện của kẻ ngậm hột thị, phe Cộng Hoà nhường trận tuyến tuyên truyền cho đối phương mà chỉ ấp úng ca bài "Không" của Nguyễn Ánh 9.
Nhưng trong trò tác động vào cảm quan của quần chúng, Chính quyền Obama lại mắc "Hội chứng Cộng Hoà", quá đà rơi xuống hư vô.
Thứ Tư tuần trước, Toà Bạch Cung thông báo việc Tổng thống sẽ không thăm Philippines và Malaysia vào cuối chuyến công du Á Châu tuần này. Lý do là chuyện tiếp vận logistic - có dịch theo người Hà Nội là hậu cần thì mới đúng cách! Vì công quyền đóng cửa nên Phủ Tổng thống thiếu cần vụ chuẩn bị chuyến đi của Tổng thống. Chiều Thứ Năm hôm sau, cả chuyến đi bị hủy, khỏi có Thượng đỉnh APEC, ASEAN hay EAS gì hết.
Từ gần bốn năm nay, đệ nhất siêu cường toàn cầu đã hẹn chuyển trục về Đông Á, nhưng Tổng thống lại lỡ hẹn nhiều lần với các nước Á Châu. Lần trước là vì chuyện nhà mà lỡ hẹn Tháng Ba rồi Tháng Sáu năm 2010 với Indonesia và Úc. Lần này là lỡ hẹn với Malaysia, Philippines, Indonesia và cả 10 nước ASEAN. Hoa Kỳ nhường sân cho Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình thong dong thăm viếng Malaysia và Indonesia và gặp gỡ nguyên thủ các nước với cuốn chi phiếu của trương mục "Phóng tài hóa thu nhân tâm" để phân hóa Hiệp hội ASEAN của 10 nước Đông Nam Á.
Nhìn từ bên ngoài, các nước không thể hiểu được vì sao lãnh đạo Hoa Kỳ lại có thể coi thường thế giới như vậy.
Nhưng đấy cũng chỉ là một phần của sự thật.
Tuần qua, khi truyền thông Mỹ thi đua tường thuật trận đá đèn tới nửa khuya của hai đảng thì Tổng trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đến Nam Hàn và Nhật Bản xúc tiến việc hợp tác quân sự để ứng phó với Bắc Hàn tại Đông Bắc Á. Và trong lúc cả nước nghe lời thở than về vụ chính quyền đóng cửa thì hôm mùng năm biệt kích Mỹ lặng lẽ nhảy vào Libya và Somalia để truy lùng khủng bố. Và từ một thế giới khác, đoạt giải Nobel về y khoa năm nay là ba giáo sư tại các Đại học Hoa Kỳ, một cường quốc vừa chiếm ngôi vô địch về sản xuất năng lượng....
Hoa Kỳ đáng cười hay đáng sợ? Câu trả lời nào cũng đúng, được một nửa.
_________________
Chỉ có tại nước Mỹ
Hệ thống truyền hình NBC vừa hủy một show do tổ chức NRA bảo trợ. NRA là hiệp hội bảo vệ quyền mang súng, và cái show có tên là Under Wild Skies bị hủy sau khi chiếu đoạn phim rất lạ. Người chủ dẫn show này là Tony Makris cho thấy mình vừa bắn hạ một con voi Phi Châu và nổ champagne ăn mừng! Khi bị đả kích thì chàng Tony hiên ngang trả lời, rằng voi cũng như chim và ai phê phán thì cũng tựa... Hitler. NBC phê lời phê của Tony là quá quắt và không chấp nhận được. Chẳng vui bằng truyện Ông Xã Xệ đi săn voi của ta!
Lữ Giang
Hôm 2.10.2013 đài VOA cho phổ biến bài “Khủng hoảng chính trị Mỹ ngày càng sâu sắc” trong đó thông tín viên Jim Malone tường trình rằng ở trung tâm của vụ tranh cãi tại Washington là cuộc xung đột giữa hai đảng chính trị lớn về vai trò của chính quyền trung ương trong đời sống người Mỹ và nguồn gốc của cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Mỹ có từ ít nhất là 2 thập niên trước.
Giáo sư Larry Sabato thuộc Đại học Virginia nhận định: "Chắc chắn sự phân hóa lần đầu tiên tăng lên dưới thời Tổng thống Bush vì cuộc chiến Iraq và cách thức ông ta xử lý trận bão Katrina. Sự phân hóa này tăng nhanh khi Tổng thống Obama đắc cử."
Theo bài báo, sự chia rẽ đảng phái trở nên lớn hơn khi Tổng thống Barack Obama thúc đẩy Quốc Hội thông qua luật cải tổ chăm sóc y tế mang tính bước ngoặt vào năm 2010 mà không có cuộc bỏ phiếu nào của phe Cộng Hòa. Sự kiện này góp phần làm nổi lên những nhóm bảo thủ TEA Party khắp nước, một nhóm bỏ phiếu quan trọng trong nội bộ Đảng Cộng Hòa. Một số sự chống đối của Cộng Hòa cũng bắt nguồn từ sự thù dai đối với Tổng thống Obama. Nhà phân tích Charlie Cook nói: "Có rất nhiều người trong phe Cộng hòa mà hễ Tổng thống Obama cứ lên tiếng là họ phản bác. Họ làm ngược lại hết bất kể là điều gì."
Trước đó, hãng thông tấn CNN đã phổ biến bài “Gặp người đứng đàng sau vụ chính phủ ngưng hoạt động” của Leigh Ann Caldwell nói rằng Dân Biểu Mark Meadows thuộc North Carolina được xem là tác nhân chủ yếu khiến chính phủ Hoa Kỳ phải đóng cửa. Câu chuyện này khá ly kỳ.
Nhưng có một điều quan trọng mà hai bài nhận định nói trên không đề cập đến, đó là Đảng Cộng Hòa còn có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của một số giới đại tư bản đứng đàng sau họ, đó là chống lại việc tăng thuế và chống làm mất các quyền lợi mà giới tư bản này đang được hưởng. Trước khi trình bày những mặt trái đàng sau của vấn đề, chúng tôi thấy cần nói qua về dự luật ngân sách liên bang năm 2014 và gánh nặng mà chính phủ Obama sắp gây ra cho một số giới đại tư bản.
NGÂN SÁCH 2014 VÀ VIỄN TƯỢNG
Ngày 10 tháng 4 năm nay, Tổng thống Barack Obama đã đệ trình Quốc Hội dự luật ngân sách tài khóa 2014 bắt đầu từ 1.10.2013 với tổng số chi là 3.770 tỷ USD và tổng số thu là 3.030 tỷ USD, thâm hụt 744 tỷ USD, tương đương 4,4% GDP và đến năm 2023 sẽ được giảm xuống còn 1,7% GDP.
Thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ năm 2009, năm đầu tiên ông Obama lên cầm quyền là 1.400 tỷ USD, đã giảm xuống còn 1.300 tỷ USD năm 2010, 1.170 tỷ USD năm 2011, 1.101 tỷ USD năm 2012, 901 tỷ USD năm 2013 và 744 tỷ USD năm 2014.
Chính số thâm hụt ngân sách do Tổng Tống Bush để lại đã làm tăng nợ quốc gia của Hoa Kỳ lên đến mức mức hiện tại là 16.700 tỷ USD. Mặc dầu có những khó khăn về kinh tế, chúng ta phải ghi nhận rằng ông Obama đã hạ thấp được số thâm hụt ngân sách xuống mức đáng kể: từ 1.400 USD tỷ USD năm 2009 xuống còn 744 USD tỷ năm tới. Sự giảm sụt này làm nhiều giới vui mừng nhưng các nhà đại tư bản quốc phòng không vui vì họ đang mất đi một số lợi tức lớn do các cuộc đấu thấu quốc phòng.
Cái gánh nặng mà một số giới đại tư bản thấy rằng họ sẽ phải gánh chịu là Tổng Thống Obama dự trù trong 10 năm tới, chính phủ sẽ cắt giảm thêm 1.800 tỷ USD thâm hụt ngân sách nữa. Để đạt mục tiêu này, chính phủ dự trù sẽ giảm chi tiêu 930 tỷ USD và tăng thuế thu nhập khoảng 580 tỷ USD, kết hợp với việc cắt giảm 290 tỷ USD ở một số chương trình phúc lợi.
Tổng thống Obama cũng đã từng đề xuất phương án "Thuế Buffett" lấy tên nhà tỷ phú đầu tưWarren Buffett, người ủng hộ việc tăng thuế thu nhập của những người giàu lên tối thiểu 30% đối với những cá nhân và cặp vợ chồng có thu nhập từ 1 triệu USD/năm trở lên. Với thuế suất mới này sẽ có khoảng 450.000 người giàu nhất nước Mỹ bị ảnh hưởng. Nó sẽ đem lại khoảng 1.500 tỷ USD để bù đắp sự thâm hụt ngân sách. Đảng Cộng Hòa chống lại kế họach này và đưa đạo luật Obamacare ra làm chiêu bài để tác chiến. Nếu phương án này được chấp nhận, ông Obama cũng chỉ lấy lại trên 2000 tỷ USD Tổng Thống Bush đã miễn cho nhà giàu trong 10 năm và sau đó cho thêm hai năm.
CUỘC CHIẾN VỀ NGÂN SÁCH
Ngày 20.9.2013, với 230 phiếu thuận và 189 phiếu chống, Hạ Viện do Đảng Cộng Hòa kiểm soát đã thông qua ngân sách tạm thời 986 tỷ USD cho chính phủ xử dụng đến giữa tháng 12/2013, nhưng trong đó không có khoản ngân sách dành cho chương trình cải tổ y tế của Tổng Thống Obama, thường gọi là ObamaCare. Ðây không phải lần đầu tiên luật ObamaCare bị Hạ Viện thuộc Đảng Cộng Hòa tìm cách đánh hạ. Tính đến nay, các dân biểu Đảng Cộng Hòa đã 42 lần bỏ phiếu hủy bỏ luật này.
Tổng Thống Obama cáo buộc Đảng Cộng Hòa là chơi đòn chính trị với nền kinh tế đất nước. Ông nói: “Điều mà tôi sẽ không làm là tạo ra một thói quen, một khuôn mẫu, trong đó lòng tin và uy tín của Hoa Kỳ cuối cùng trở thành một món hàng mặc cả để đặt ra chính sách. Như vậy là vô trách nhiệm.”
Tổng Thống Obama tuyên bố sẽ phủ quyết dự luật ngân sách mà Hạ Viện vừa biểu quyết.
Hôm 27.9.2013 Thượng viện Mỹ với 54 phiếu thuận, 44 phiếu chống và 2 phiếu trằng, đã thông qua ngân khoảng 986 tỉ USD đủ cho chính phủ Mỹ hoạt động đến ngày 15/11, nhưng phục hồi luật chăm sóc sức khỏe vừa bị Đảng Cộng Hòa loại.
Hôm 28.9.2013, Hạ Viện lại thông qua dự luật ngân sách khác tạm thời cấp kinh phí 986 tỷ USD cho chính phủ liên bang tới ngày 15/12, nhưng trì hoãn một năm chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Tổng thống Obama, đồng thời hủy bỏ khoản thuế mới (2,3%) đánh trên các thiết bị y tế kể từ ngày 1/1/2015.
Ông Harry Reid, thủ lĩnh phe Dân Chủ đa số tại Thượng Viện, nhận định rằng cuộc bỏ phiếu của Hạ viện là vô ích bởi một dự luật như thế sẽ không được Thượng Viện chấp nhận. Ông đưa ra tối hậu thư đối với Hạ viện: “Hoặc là thông qua phiên bản dự luật của Thượng Viện hoặc là để chính phủ rơi vào cảnh ngừng hoạt động.” Không chịu thua, ông John Boehner, Chủ tịch Hạ Viện, lại cho rằng chuyện ngăn được chính phủ đóng cửa hay không hiện tùy thuộc vào Thượng Viện.
Tổng thống Mỹ Obama cảnh báo: “Nếu Quốc hội không thông qua dự luật ngân sách trước thứ hai tới, thời điểm kết thúc năm tài khoá hiện tại, chính phủ sẽ phải đóng cửa, cùng với đó là nhiều dịch vụ thiết yếu mà người dân Mỹ phải phụ thuộc vào nó."
MỘT CON DÊ TẾ THẦN?
Ký giả Leigh Ann Caldwell của hãng thông tấn CNN cho biết rằng vào tháng 8/2013, khi các dân biểu và nghị sĩ chưa họp hành gì, Dân Biểu Meadows đã viết một bức thư cho các lãnh đạo phe Cộng Hòa, đề nghị bãi bỏ luật Obamacare và ghép yêu cầu này vào dự luật ngân sách liên bang năm tới. Bức thư có đoạn nói rằng "quyền lực đối với cái ví có thể được coi là vũ khí tối thượng và hiệu lực để tìm sự đền bù cho những oán giận bấy lâu nay". Meadows đã thuyết phục được 79 dân biểu khác ký tên vào bức thư đó.
Lúc đầu các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Hòa rất ngần ngại về kế hoạch của Meadows. Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner và nhiều dân biểu Cộng hòa cho rằng chiến thuật này có thể khiến chính phủ phải đóng cửa và Thượng Viện do phe Dân Chủ chiếm đa số sẽ không đời nào chấp nhận. Ngoài ra, họ cho rằng nếu làm vậy, phe Cộng hòa sẽ bị buộc tội đóng cửa chính phủ. Đó là một mạo hiểm chính trị mà các lãnh đạo phe Cộng Hòa không hề muốn thử.
Tuy nhiên, Dân Biểu Meadows có mối quan hệ rất chặt chẽ với Đảng TEA PARTY, một đảng rất có ảnh hưởng đối với Đảng Cộng Hòa. Ông đã thúc đẩy đảng này vận động cho đề nghị của ông. Kết quả như chúng ta đã thấy ở trên.
Trong một cuộc phỏng vấn của CNN, Dân Biểu Meadows giải thích cho hành động của nhóm ông như sau: "Mục đích của chúng tôi không bao giờ là đóng cửa chính phủ. Mục đích là ngừng luật chăm sóc sức khỏe".
Ông Meadows nói rằng nhiệm vụ của ông đầu tiên là đảm bảo rằng ông đại diện cho 749.000 người đã bầu ra ông và cử tri ở khu vực của ông muốn ông chống lại Obamacare "bất chấp hậu quả". Khi được hỏi kế hoạch này có thể ảnh hưởng đến mục tiêu lâu dài của đảng Cộng Hòa hay không, ông Meadows khẳng định rằng đó là trách nhiệm của giới lãnh đạo, không phải là lo ngại của ông.
Nhiều người cho rằng Dân Biểu Meadows đang bị biến thành một con dê tế thần khi Đảng Cộng Hòa đang bị lên án ví đóng cửa chính phủ.
AI SẼ THẮNG AI?
Tính từ năm 1977 đến nay, chính phủ đã bị đóng cửa 17 lần. Lần gần đây nhất và lâu nhất xảy ra từ tháng 12 năm 1995 đến tháng 1 năm 1996 dưới thời chính quyền Tổng thống Bill Clinton, kéo dài 21 ngày.
Giới phân tích nói rằng các chính khách Đảng Cộng Hòa có thể mất đi phần nào sự ủng hộ của cử tri nếu tình trạng đóng cửa tiếp tục kéo dài. Bà Rachel van Dongen, chủ biên của Politico, một cơ sở truyền thông chuyên tường trình về các hoạt động của chính phủ Mỹ, nói rằng giới lãnh đạo của Đảng Cộng Hòa, Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner và những người cộng sự của ông, luôn luôn quan tâm tới nguy cơ có thể đánh mất thế đa số tại Hạ Viện vào năm 2014 vì vụ đóng cửa, nhưng họ bị một thiểu số bảo thủ trong Hạ Viện hối thúc họ làm việc đó. Vẫn theo nhà phân tích này, một nhóm gồm từ 30 tới 40 thành viên của phong trào TEA Party mới thực sự là lực đẩy đưa tới việc chính phủ Mỹ đóng cửa hoạt động.
Kết quả một cuộc thăm dò do Đại học Quinnipiac thực hiện cho thấy 72% cử tri Mỹ phản đối việc đóng cửa chính phủ.
Luật Obamacare vẫn còn là một chủ đề phức tạp. Nhưng trước mắt, chúng ta thấy khoảng 30 triệu dân Mỹ không có bảo hiểm y tế đang ghi tên mua bảo hiểm này với giá rẽ. Những người đang được hưởng MSI đều được chuyển qua Medicaid hay Medical. Những người có lợi thức thấp (cá nhân có lợi tức dưới 15.000 USD/năm và vợ chồng dưới 24.000 USD/năm) có thể được cấp Medicaid hay Medical, không cần phải mua bảo hiểm, v.v. Chính phủ Obama đã mở cửa cho họ đi ghi danh kể tứ ngày 1.10.2013 và số đi ghi danh khá đông. Điều này cho thấy những người cần đến luật Obamacare không nhỏ. Ít ra với chương trình Obamcare, tình trạng ý tế của Mỹ có thể được xếp lên ngang hàng với các nước tiên tiến khác như Pháp hay Canada.
Chi phí để đài thọ cho các khoản nói trên được ước tính là 940 tỉ USD trong vòng 10 năm, mỗi năm 94 tỷ. Để đài thọ cho các chi phí này, chính phủ sẽ tăng thuế một số giới và cắt bớt phúc lợi của một số giới khác, trong đó có quyền lợi của những người cao niên, v.v.
Thượng Nghị Sĩ Harry Reid, Thủ Lãnh Khối Ða Số thuộc Đảng Dân Chủ ở Thượng Viện tuyên bố: “Tất cả những dự luật không cấp ngân khoản cho Obamacare đều bị bác bỏ. Chắc chắn sẽ bị bác bỏ” (Any bill that defunds Obamacare is dead. Dead.”
Cuộc chiến đang gay cấn. Chúng tôi sẽ đề cập trong một bài khác.
Ngày 3.10.2013
Lữ Giang
- Chìa khóa 10 tỷ USD cứu ngân sách (RFA). - Liệu có cần nới lỏng chính sách tiền tệ?
- Từ nguyên tắc kinh doanh nghĩ về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (ĐBND).
- Tái cơ cấu ngân hàng nhìn từ chuyển động kinh tế vĩ mô (ĐT). - Ngân hàng sợ cho vay bất động sản? (NLĐ).
- EVN bị quy kết sai phạm trong quản lý (BBC). - EVN lỗ vẫn chơi sang: Giá điện gánh phí trời ơi? (VEF). - EVN giãy giụa với viễn thông và những chi phí lạ (ĐT). - EVN thu xếp vốn khá thuận lợi (TBKTSG). - EVN thiếu trung thực(NLĐ). - Vòng vo giá điện.
EVN vay gần 46.000 tỷ trong 9 tháng
- Hiệp hội vàng: chưa nên đánh thuế TTĐB nữ trang (TBKTSG).
- Thị trường nhà ở: Tăng chất lượng thay vì giảm giá (TTXVN).
- PVN thoái hơn 5.000 tỉ đồng đầu tư ngoài ngành (TBKTSG).
- Bán tàu để trả nợ (TBKTSG).
- Tôm, cá… sẽ bơi xa nhờ VietGAP (NLĐ).
- Sản xuất, xuất khẩu gạo: Cần khuôn khổ pháp lý hơn là liên kết tự nguyện (TQ). - Xây dựng thương hiệu gạo: Phải thay đổi tư duy (CT).
- Tri thức và doanh trí (DĐDN).
- Ngân hàng Thế giới cấm một công ty Việt Nam (VOA).
- Doanh nghiệp Mỹ: ‘Không nên vội hoàn tất đàm phán TPP’ (VOA).
--TPP dành cho Việt Nam sự linh hoạt
Kẻ Nghiện Đa Số Con Quan Lớn
-- Tuyên bố chung của các nước tham gia đàm phán TPP
-U.S. trade official says to seek TPP deal by year-end
--Cải cách thể chế: 'Trông chờ Hội nghị 8' (BBC 8-10-13) -- P/v TS Lê Đăng Doanh
Tái cơ cấu kinh tế: Chính phủ lạc quan, chuyên gia thấy gian nan(VnE 8-10-13)
Một biện pháp "kích cầu" vô cùng hữu hiệu: Kiến nghị in hình các lãnh đạo có công lên tiền Việt Nam (VnE8-10-13) -- THD đề nghị: In hình các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng!!! Vì không ai muốn giữ hình mấy ông này trong túi cả, cầm tờ giấy bạc có hình của họ là phải tiêu ngay để tống khứ! Sức cầu kinh tế sẽ tăng vọt! ◄
GS Võ Tòng Xuân: Đừng đổ cho nông dân làm ăn tự phát (VOV 8-10-13)
Phần lớn cán bộ nghiện đều là con quan chức? (NĐT 8-10-13)
432 loại phí 'đè' doanh nghiệp, người dân (TN 8-10-13)
'Đàn gà đẻ trứng nghìn tỷ' của Thành phố Hồ Chí Minh (TTVN 8-10-13)
Giá điện phải 'cõng' cả xe sang, biệt thự (VnEx 8-10-13)
Những nghi vấn sau chuỗi biến động ở Eximbank (VEF 8-10-13)
Thạc sĩ được ông Bá Thanh hứa xin việc vẫn khắc khoải (ĐV 8-10-13)